So sánh ngôn ngữ học biến đổi - Tạo sinh của Chomsky và ngôn ngữ học chức năng của Halliday

Tóm tắt. Noam Chomsky và Michael Halliday là hai trong số những nhà ngôn ngữ học lớn của

thời đại chúng ta. Lý thuyết ngôn ngữ học của hai ông đều có ảnh hưởng sâu rộng trong giới ngôn

ngữ học lý thuyết và ngôn ngữ học ứng dụng, mặc dù đó là hai trường phái lý thuyết khác nhau do

chúng được dựa trên hai cơ sở triết học khác nhau. Chomsky chịu ảnh hưởng của triết học

Descartes cho rằng ý thức và vật chất không có bất cứ mối liên hệ gì với nhau còn Halliday chịu

ảnh hưởng của thuyết tiến hóa của Darwin rằng ngôn ngữ và ý thức tuân theo những quy luật của

mọi vấn đề trong đời sống hiện thực. Bài viết này trình bày những nội dung chính, những luận

điểm quan trọng trong lý thuyết của hai nhà ngôn ngữ học vĩ đại này. Trên cơ sở đó, tác giả đi đến

kết luận rằng lý thuyết của hai ông thực chất không loại trừ nhau mà nằm trên một thể liên tục.

Đồng thời tác giả cũng lập luận rằng cả lý thuyết ngữ pháp tâm lý của Chomsky và ngữ pháp chức

năng-hệ thống của Halliday đều là ngữ pháp tra cứu chứ không thể trở thành ngữ pháp nhà trường được

do chúng quá phức tạp và rối rắm mặc dù mỗi trường phái đều có những ứng dụng riêng. Bài viết cũng

đưa ra một số gợi ý về vấn đề dạy ngữ pháp trong giáo dục ngoại ngữ.

pdf 13 trang yennguyen 8240
Bạn đang xem tài liệu "So sánh ngôn ngữ học biến đổi - Tạo sinh của Chomsky và ngôn ngữ học chức năng của Halliday", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: So sánh ngôn ngữ học biến đổi - Tạo sinh của Chomsky và ngôn ngữ học chức năng của Halliday

So sánh ngôn ngữ học biến đổi - Tạo sinh của Chomsky và ngôn ngữ học chức năng của Halliday
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 27 (2011) 163-175 
163 
So sánh ngôn ngữ học biến đổi - tạo sinh của Chomsky 
và ngôn ngữ học chức năng của Halliday 
Lê Văn Canh* 
Phòng Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, 
Đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 06 tháng 8 năm 2010 
Tóm tắt. Noam Chomsky và Michael Halliday là hai trong số những nhà ngôn ngữ học lớn của 
thời đại chúng ta. Lý thuyết ngôn ngữ học của hai ông đều có ảnh hưởng sâu rộng trong giới ngôn 
ngữ học lý thuyết và ngôn ngữ học ứng dụng, mặc dù đó là hai trường phái lý thuyết khác nhau do 
chúng được dựa trên hai cơ sở triết học khác nhau. Chomsky chịu ảnh hưởng của triết học 
Descartes cho rằng ý thức và vật chất không có bất cứ mối liên hệ gì với nhau còn Halliday chịu 
ảnh hưởng của thuyết tiến hóa của Darwin rằng ngôn ngữ và ý thức tuân theo những quy luật của 
mọi vấn đề trong đời sống hiện thực. Bài viết này trình bày những nội dung chính, những luận 
điểm quan trọng trong lý thuyết của hai nhà ngôn ngữ học vĩ đại này. Trên cơ sở đó, tác giả đi đến 
kết luận rằng lý thuyết của hai ông thực chất không loại trừ nhau mà nằm trên một thể liên tục. 
Đồng thời tác giả cũng lập luận rằng cả lý thuyết ngữ pháp tâm lý của Chomsky và ngữ pháp chức 
năng-hệ thống của Halliday đều là ngữ pháp tra cứu chứ không thể trở thành ngữ pháp nhà trường được 
do chúng quá phức tạp và rối rắm mặc dù mỗi trường phái đều có những ứng dụng riêng. Bài viết cũng 
đưa ra một số gợi ý về vấn đề dạy ngữ pháp trong giáo dục ngoại ngữ. 
Từ khóa: Ngữ pháp biến đổi-tạo sinh, ngữ pháp chức năng-hệ thống, ngữ năng, ngữ hiện, dạy ngữ pháp. 
*Có một sự trùng lặp thú vị là hai trong số 
những nhà ngôn ngữ học lớn của thời đại chúng 
ta - Noam Chomsky và Michael Halliday - đều 
sinh năm 1928 tại hai quốc gia ở hai bờ Đại Tây 
Dương, một người sinh ở Hoa Kỳ, còn người kia 
sinh ở nước Anh. Cả hai đều là những nhà ngữ 
học vĩ đại với hai trường phái lý thuyết ngôn ngữ 
học rất khác nhau. Một người nghiên cứu ngôn 
ngữ theo quan điểm sinh học, còn người kia theo 
quan điểm xã hội học. Vậy đó có phải là hai 
trường phái ngôn ngữ học đối lập nhau? Trên cơ 
sở phân tích sự khác biệt giữa hai trường phái 
ngôn ngữ học mà hai ông là đại diện, bài viết đi 
______ 
* ĐT: 84-913563126. 
 E-mail: levancanhvnu@gmail.com 
đến kết luận là hai trường phái ngôn ngữ học này 
không loại trừ lẫn nhau mà bổ sung cho nhau và 
nằm trong một thể liên tục (continuum). Nhân 
đây, chúng tôi cũng đưa ra một vài gợi ý mang 
tính nguyên tắc cho việc dạy ngữ pháp trong lĩnh 
vực giáo dục ngoại ngữ. 
Noam Chomsky 
Sinh ra ở bang Philadelphia (Hoa Kỳ), 
Chomsky theo học ngành toán, triết học và ngôn 
ngữ tại Đại học Pennsylvania. Sau khi bảo vệ 
luận án tiến sỹ ngành ngôn ngữ học vào năm 
1955, ông tham gia giảng dạy tại Viện Công nghệ 
Massachussetts từ năm 1955 đến nay và được 
L.V. Canh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 27 (2011) 163-175 
164 
phong là Giáo sư của Viện vào năm 1976. 
Sự đóng góp của Chomsky cho ngành ngôn 
ngữ học là hết sức to lớn. Lý thuyết ngôn ngữ của 
ông có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, cả trên 
bình diện lý thuyết lẫn bình diện ứng dụng. Lý 
thuyết ngôn ngữ của Chomsky có sức lôi cuốn to 
lớn đối với nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới 
trong thập kỷ 70 vì lý thuyết này hứa hẹn một 
phương pháp tư duy khoa học. John Lyons [1:iii], 
trong phần giới thiệu cuốn Chomsky xuất bản 
năm 1970 cho rằng cuốn sách này dành cho 
những người không phải là các nhà ngôn ngữ học 
chuyên nghiệp. Trong suốt 10 trang đầu của cuốn 
sách này, Lyons nhiều lần dùng từ “khoa học” để 
giới thiệu về Chomsky nhằm mục đích phân biệt 
lý thuyết của Chomsky với lý thuyết của các nhà 
ngôn ngữ học khác mà Lyons hàm ý cho là 
“không có cơ sở khoa học”. Rutherford (1998) 
[2:2] cũng khẳng định rằng “ngôn ngữ học tạo 
sinh đưa ra cơ sở lý thuyết được nghiên cứu kỹ 
lưỡng nhất cho việc nghiên cứu ngữ pháp”. Tuy 
nhiên, theo chúng tôi thì lý thuyết của Chomsky 
mang tính giả định khoa học nhiều hơn nên 
không thể kiểm chứng được. Là người theo học 
triết học, Chomsky chịu ảnh hưởng nhiều của 
triết học cố điển Hy-La và chủ nghĩa duy lý Pháp, 
nhất là lý thuyết về tính lưỡng phân giữa trí não 
và cơ thể (mind-body duality) của Descarter và 
quan niệm về các phạm trù ngữ pháp của 
Aristotle. 
Chomsky là người sáng lập ra trường phái 
ngữ pháp biến đối-tạo sinh (transformational-
generative grammar). Sau này, lý thuyết của ông 
được trình bày dưới nhiều tên gọi khác nhau: ngữ 
pháp phổ quát (universal grammar), ngữ pháp 
biến đổi (transformational grammar), ngữ pháp 
tạo sinh (generative grammar), chương trình tối 
giản (minimalist program). Tác phẩm của ông 
“Cấu trúc cú pháp” (Syntactic Structures) xuất 
bản năm 1957 được đánh giá là một trong những 
thành tựu trí tuệ của thế kỷ XX. Trong cuốn sách 
này, Chomsky cho rằng mục đích của lý thuyết 
ngôn ngữ về cơ bản là miêu tả cú pháp, tức là chỉ 
ra cụ thể các quy tắc làm cơ sở cho việc tạo câu. 
Về sau, Chomsky phát triển lý thuyết này trong 
công trình “Những vấn đề lý luận cú pháp” 
(Aspects of the Theory of Syntax) công bố năm 
1965 trong đó ông đặt ra những mục đích tham 
vọng hơn, cụ thể, ông cho rằng mục đích của lý 
thuyết ngôn ngữ là giải thích tất cả các mối quan 
hệ ngôn ngữ giữa hệ thống âm thanh với hệ thống 
nghĩa của ngôn ngữ đó. Tuy nhiên Chomsky đã 
không thực hiện được mục đích này, hay nói cách 
khác lý thuyết của ông không đủ cơ sở để lý giải 
mối quan hệ giữa cấu trúc ngữ pháp với cấu trúc 
ngữ nghĩa và cấu trúc âm vị. Hình như Chomsky 
chấp nhận quan điểm lô-gíc của Aristotle rằng 
ngữ pháp quyết định ngữ nghĩa. 
Tâm điểm trong lập luận của Chomsky là hạt 
nhân cú pháp của bất kỳ ngôn ngữ nào cũng phức 
tạp và cụ thể về hình thái đến mức không một 
đứa trẻ nào có thể học được hạt nhân cú pháp đó 
trừ khi đứa trẻ khi sinh ra đã có sẵn kiến thức ngữ 
pháp, tức là đứa trẻ đã có kiến thức bẩm sinh 
hoàn chỉnh về một hệ thống ngữ pháp phổ quát 
(universal grammar).Với kiến thức thiên bẩm 
(innate) về ngữ pháp phổ quát, đứa trẻ tiếp nhận 
ngữ pháp cá biệt (particular grammar), tức ngữ 
pháp của tiếng mẹ đẻ thông qua kinh nghiệm. 
Lưu Nhuận Thanh (2004) [3:352] sơ đồ hóa quá 
trình chuyển hóa từ ngữ pháp phổ quát sang ngữ 
pháp cá thể (của từng ngôn ngữ cụ thể) dưới tác 
động của kinh nghiệm như sau (xem sơ đồ 1). 
Như vậy, Chomsky là người đầu tiên đưa ra 
giả thuyết rằng mọi đứa trẻ đều có khả năng thiên 
bẩm (innate capacity) để làm chủ ngữ pháp và 
cấu trúc sâu (deep structures) của tiếng mẹ đẻ. 
Giả thuyết này dựa trên cơ sở kết quả quan sát 
thấy rằng trẻ em học ngữ pháp nhanh hơn nhiều 
nhờ khả năng suy luận các quy tắc từ các ví dụ 
ngôn ngữ người lớn cung cấp cho trẻ. Xuất phát 
từ lập luận cho rằng ngôn ngữ (chính xác hơn là 
hệ thống cú pháp của bất kỳ ngôn ngữ nào) là 
một hệ thống phức hợp và trừu tượng gồm các 
quy tắc nên nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu quá 
trình thụ đắc ngôn ngữ là phải miêu tả cho được 
hệ thống quy tắc đó và lý giải cách thức con 
người tiếp nhận hệ thống đó. Theo Chomsky, 
ngữ pháp mang tính lưỡng nghĩa hệ thống 
(systematic ambiguity): «Sử dụng thuật ngữ ngữ 
pháp với tính lưỡng nghĩa hệ thống (thứ nhất nó 
có nghĩa là “lý thuyết ngôn ngữ” thể hiện ở người 
bản ngữ và thứ hai là sự miêu tả lý thuyết đó của 
L.V. Canh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 27 (2011) 163-175 
165 
nhà ngôn ngữ), chúng ta có thể nói rằng trẻ nhỏ 
đã có một hệ thống ngữ pháp phái sinh phát triển 
và được trình hiện bên trong đứa trẻ đó.» 
(Chomsky, 1965) [4]. 
dfh 
Sơ đồ 1k 
Nói cách khác, Chomsky cho rằng ngữ pháp 
vừa là lý thuyết do các nhà ngôn ngữ học xây 
dựng nên để miêu tả năng lực ngôn ngữ của 
người nói ngôn ngữ đó vừa là năng lực ngôn ngữ 
của người nói ngôn ngữ đó. Trên cơ sở đó 
Chomsky đưa ra sự phân biệt giữa “ngữ năng” 
(linguistic competence) và “ngữ hiện” (linguistic 
performance). Theo ông ngữ năng là kiến thức 
của con người về ngôn ngữ mà thực chất là kiến 
thức cú pháp về tiếng mẹ đẻ còn ngữ hiện là hành 
vi ngôn ngữ hay những lời nói con người sản sinh 
ra vào bất cứ lúc nào trong những tình huống cụ 
thể và nó chịu ảnh hưởng của vô số các yếu tố 
khác nhau. Năng lực ngôn ngữ tiềm ẩn bên trong, 
không thể quan sát trực tiếp được mà chỉ có thể 
quan sát được một cách gián tiếp thông qua hành 
vi ngôn ngữ. Do vậy, Chomsky cho rằng đối 
tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học là năng lực 
ngôn ngữ (tức kiến thức về cú pháp) chứ không 
phải hành vi ngôn ngữ. 
Trong cuốn «Những vấn đề lý luận cú pháp» 
[4], Chomsky đưa ra khái niệm mới thay thế cho 
toàn bộ các khái niệm mà ông đã sử dụng từ 
trước như “ngữ pháp biến đổi-tạo sinh”, “ngữ 
pháp phổ quát”, “ngữ năng” và “ngữ hiện”. Khái 
niệm mới này có tên gọi là “Chương trình tối 
giản” (Minimalist Program). Với khái niệm này, 
Chomsky đưa ra sự khác biệt giữa E-language 
(ngôn ngữ ngoại tại) và I-language (ngôn ngữ nội 
tại). E-language “nằm ngoài” người học. Nó 
chính là hình thức ngữ pháp được trình bày trong 
các sách ngữ pháp dùng trong các nhà trường. 
Nói cách khác, ngữ pháp được xem là một chuỗi 
tuyến tính các “mẫu câu” hay các “cấu trúc câu” 
được người học tích lũy dần dần qua thời gian. I-
language hay ngôn ngữ nội tại “nằm trong” người 
học. Đó là ngôn ngữ được lưu trữ trong đầu 
người học. Ngữ pháp chính là kiến thức có sẵn 
trong đầu người học dưới hình thức các quy tắc 
hay các nguyên lý cho phép người học tạo ra vô 
số những phát ngôn mới và đánh giá ngữ pháp 
tính trong các câu người khác tạo ra. 
Hạn chế của lý thuyết ngôn ngữ học mà 
Chomsky đưa ra là ông đã không nhìn thấy sự 
gắn kết cơ bản giữa ngôn ngữ và giao tiếp, giữa 
nghĩa và các hành động lời nói (speech acts) . 
Toàn bộ lý thuyết của Chomsky dựa trên đức tin 
của ông rằng câu là khách thể trừu tượng được 
người ta sản sinh ra và hiểu chúng tách rời với 
vai trò hay chức năng giao tiếp của câu. Hình như 
Chomsky quan niệm rằng câu được người ta sử 
dụng một cách ngẫu nhiên để nói chuyện với 
người khác. Như vậy, vấn đề sử dụng ngôn ngữ 
hay nói theo cách của Chomsky là “khía cạnh 
sáng tạo của ngôn ngữ  khả năng sản sinh ra 
lời nói phù hợp với các tình huống giao tiếp, mặc 
dù đó là những lời nói được sáng tạo ra lần đầu 
và khả năng hiểu được lời nói của những người 
khác ở những con người bình thường” (Chomsky 
1980) [5] không thuộc phạm vi nghiên cứu của lý 
thuyết ngôn ngữ ông đưa ra. Phê phán hạn chế 
này trong lý thuyết của Chomsky, nhà ngôn ngữ 
học xã hội người Mỹ là Dell Hymes (1972) [6:45] 
nói “Có những quy tắc về cách sử dụng mà thiếu 
chúng thì những quy tắc ngữ pháp sẽ là vô dụng.” 
Hạn chế thứ hai trong lý thuyết của Chomsky 
là nó không lý giải được vấn đề ngữ nghĩa vì 
Chomsky không thấy được thực tế là năng lực 
Kinh nghiệm 
Ngữ pháp phổ quát (UG) Ngữ pháp cá thể (PG) 
PG=α.UG 
(α là tham số về nơi sinh hay môi trường ngôn ngữ sẽ quyết định ngôn ngữ cụ thể) 
L.V. Canh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 27 (2011) 163-175 
166 
ngữ nghĩa chính là khả năng biết cách nói chuyện 
như thế nào, tức là biết cách thực hiện các hành 
động lời nói. Nói cách khác, Chomsky quá nhấn 
mạnh vào khía cạnh sinh học và coi nhẹ khía 
cạnh xã hội của ngôn ngữ. Đây chính là sự khác 
biệt giữa Chomsky và Halliday. 
Hạn chế thứ ba trong lý thuyết của Chomsky 
là quan niệm cho rằng tất cả các ngôn ngữ đều có 
các cấu trúc sâu (deep structure) giống nhau - 
một quan niệm chịu ảnh hưởng của Aristotle. Để 
minh họa cho quan điểm của mình, Chomsky lập 
luận rằng tất cả các ngôn ngữ của loài người đều 
có hai từ loại là danh từ và động từ. Đúng là tất 
cả các ngôn ngữ đều có những từ làm chức năng 
gọi tên cho “sự vật” hay “đối tượng” nhưng có lẽ 
không ai có thể phủ nhận được thực tế là những 
người thuộc các nền văn hoá khác nhau tri nhận 
những sự vật hay đối tượng đó theo những cách 
khác nhau và tổ chức chúng trong bộ não của họ 
không theo một cách thống nhất. Gần đây các 
nhà ngôn ngữ học tri nhận đã bác bỏ quan điểm 
này của Chomsky bằng cách khẳng định ngôn 
ngữ mang tính tri nhận (cognitive) mà sự tri nhận 
của con người lại mang tính xã hội và trải nghiệm 
(Robinson & Ellis, 2009) [7]. 
Chomsky cho rằng ngôn ngữ có hai loại cấu 
trúc: cấu trúc bề mặt (surface structures) và cấu 
trúc sâu (deep structure) nhưng ông lại không 
trình bày được mối quan hệ giữa hai loại cấu trúc 
này. Trong hai loại cấu trúc này thì cái nào có 
trước? Chúng ảnh hưởng đến nhau theo quan hệ 
nhân-quả hay cái này tạo ra cái kia? Nếu chúng 
khác nhau thì cái gì tác động đến sự khác nhau đó? 
Còn nếu chúng có quan hệ với nhau thì làm thế 
nào để có thể phân biệt chúng? Ngay cả khi 
chúng ta chấp nhận rằng cấu trúc sâu là yếu tố 
duy nhất quyết định cấu trúc bề mặt hay ngôn 
ngữ thì chúng ta cũng khó có thể chấp nhận việc 
có những “quy tắc” quy định ảnh hướng của cấu 
trúc sâu đối với cấu trúc bề mặt. Suy cho cùng, 
“quy tắc” là do con người sáng tạo ra và trong 
ngôn ngữ thì quy tắc đó không đơn thuần chỉ là 
quy luật của tự nhiên. Quan điểm cho rằng có 
những quy luật vật lý trong tự nhiên chi phối các 
hành động ngôn ngữ hay tư duy của con người là 
quan điểm quá ngây thơ. Con người sống trong 
môi trường xã hội và chính trong cái môi trường 
xã hội đấy chúng ta học cách thay đổi các quy tắc 
đó hoặc ít ra cũng điều chỉnh các quy tắc đó dù 
chúng ta tuân theo quy tắc đó một cách chủ ý hay 
không chủ ý. Và một khi chúng ta thay đổi quy 
tắc, chúng ta thay đổi thế giới hay môi trường 
xung quanh. Nếu điều này xảy ra trong các lĩnh 
vực khác của hoạt động của con người thì tại sao 
nó lại không xảy ra với cấu trúc sâu của ngôn ngữ? 
Đấy là những vấn đề chưa rõ trong lý thuyết của 
Chomsky. Ngoài ra lý thuyết của Chomsky cũng 
chưa nói lên được quan hệ giữa cấu trúc sâu với 
các yếu tố ngoài ngôn ngữ ảnh hưởng đến ngôn 
ngữ của cá nhân.Với quan niệm cho rằng ngữ 
năng (linguistic competence) thuần tuý chỉ là 
kiến thức về các quy tắc ngữ pháp, Chomsky đã 
bỏ qua khía cạnh xã hội của ngôn ngữ đồng thời 
đánh đồng giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói. 
Michael Halliday 
Halliday sinh năm 1928 tại thành phố 
Yorkshire, Vương quốc Anh, cùng quê với người 
thầy của ông là J.R. Firth. Với gần 100 bài 
chuyên đề được Công ty phát hành Continuum 
Publishers biên tập và xuất bản thành một bộ 
sách 10 tập vào dịp mừng thọ ông 80 tuổi (2008), 
Halliday là một nhà ngôn ngữ học thiên tài, một 
đại diện kiệt xuất của ngôn ngữ học chức năng-hệ 
thống. Chịu ảnh hưởng nhiều của ông thầy đồng 
hương khi còn đang học tại Đại học Luân-đôn, 
đặc biệt là nguyên tắc “ngôn cảnh tình huống” 
(context of situation) và nguyên tắc “hệ thống” 
(system), Halliday xây dựng lý thuyết ngôn ngữ 
học với tên gọi là lý thuyết ngôn ngữ học chức 
năng-hệ thống (systemic-functional linguistics). 
Mặc dù chịu ảnh hưởng của Firth nhưng Halliday 
đã xác định lại ý nghĩa khái niệm “hệ thống” để 
tạo ra một hệ thống phạm trù hoàn chỉnh, định 
nghĩa chính xác ý nghĩa của thuật ngữ và các mối 
quan hệ của các yếu tố  ... n 
chiếu chức năng của ngôn ngữ và người ta học 
ngữ pháp qua kinh nghiệm thực tế sử dụng ngôn 
ngữ. Chomsky tin rằng ngôn ngữ tồn tại độc lập 
với kinh nghiệm, hay nói chính xác hơn kinh 
nghiệm chỉ có vai trò giúp trẻ em cá biệt hóa ngữ 
pháp phổ quát đã có sẵn trong đầu khi sinh ra, 
còn Halliday tin rằng ngôn ngữ chỉ phát triển qua 
kinh nghiệm tiếp xúc với con người và thế giới 
quanh ta.Chomsky tin rằng có thể nghiên cứu hệ 
thống hình thức (âm vị, cú pháp và hình thái) của 
ngôn ngữ mà không liên hệ đến việc ngôn ngữ 
được sử dụng như thế nào, tức là bỏ qua các vấn 
đề như ngữ nghĩa, dụng học và diễn ngôn, 
Halliday tin rằng chỉ có thể nghiên cứu ngôn ngữ 
trong thực tế ngôn ngữ được sử dụng để hành 
chức về mặt xã hội. Chomsky đề cao năng lực 
ngôn ngữ còn Halliday đề cao năng lực dụng học, 
tức khả năng sử dụng ngôn ngữ phù hợp về mặt 
xã hội để đạt được mục tiêu hay ý định giao tiếp. 
Chomsky là người theo trường phái tối thiểu hóa 
(minimalist) còn Halliday theo trường phái tối đa 
hóa (maximalist). Chomsky chịu ảnh hưởng của 
triết học duy lý của Descarter còn Halliday chịu 
ảnh hưởng của thuyết tiến hóa của Darwin, tức là 
ngôn ngữ và trí não tuân thủ theo những quy luật 
tự nhiên giống như các bình diện khác của hiện 
thực khách quan. Vì vậy, lý thuyết của Chomsky 
mang tính siêu hình, duy lý còn lý thuyết của 
Halliday mang tính thực nghiệm (empirical). 
Dẫu có những khác biệt trên nhưng chúng tôi 
cho rằng hai trường phái lý thuyết ngôn ngữ trên 
không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau. Những 
khác biệt trên đây không mang tính đối kháng mà 
nằm trong một thể liên tục (continuum). Ở đầu 
này của thể liên tục đó là bản chất tâm lý và hệ 
thống các quy tắc cú pháp của ngôn ngữ, còn ở 
đầu kia là bản chất xã hội và hệ thống tiềm nghĩa 
của ngôn ngữ. Quay trở lại câu nói của Dell 
Hymes (1972) [6] trên đây “Có những quy tắc về 
cách sử dụng mà thiếu chúng thì những quy tắc 
ngữ pháp sẽ là vô dụng” (tr.45), chúng ta có thể 
đặt ngược lại vấn đề là “Có những quy tắc ngữ 
pháp mà thiếu chúng thì những quy tắc về cách 
sử dụng sẽ là vô dụng”. Lý thuyết ngôn ngữ của 
Chomsky quan tâm đến khía cạnh hình thức 
(formal) của ngôn ngữ còn lý thuyết của 
Halliday nhấn mạnh khía cạnh ngữ nghĩa của 
ngôn ngữ trong thực tế sử dụng. Theo cách hiểu 
của tôi, thì Halliday chỉ quan tâm đến chức năng 
của ngôn ngữ mà không chú ý đến vấn đề cú 
pháp (syntax) của ngôn ngữ. Vấn đề đặt ra là liệu 
giữa cú pháp và ngữ nghĩa hay chức năng của 
ngôn ngữ có mối quan hệ nào không và nếu có 
thì mối quan hệ đó nên được miêu tả như thế nào? 
Một trong những vấn đề nan giải của ngôn 
ngữ học là làm thế nào để xử lý mối quan hệ giữa 
hình thái ngôn ngữ (form) và nghĩa (meaning) 
của hình thái đó. Saussure đưa ra một khái niệm 
cơ bản gọi là “ký hiệu ngôn ngữ” (linguistic sign). 
Ông cho rằng mỗi ký hiệu là một thể thống nhất 
của cái biểu thị (signifier) và cái được biểu thị 
(signified). Hai thành tố này thực chất là hình thái 
và nghĩa. Như vậy thì trong ngôn ngữ, hình thái 
và nghĩa quy định lẫn nhau như trong bất kỳ hệ 
thống tín hiệu nào. Về khía cạnh này, ngôn ngữ 
học tri nhận (cognitive linguistics) không tách 
bạch hình thái với nghĩa, cú pháp với chức năng 
mà coi cả hai là một thể thống nhất. Theo lý 
thuyết của ngôn ngữ học tri nhận thì ngữ pháp 
chính là nghĩa được khái quát hóa thành các khái 
niệm dựa trên kinh nghiệm của con người. Do 
vậy, chúng ta dựa vào kinh nghiệm chứ không 
phải dựa vào các nguyên tắc tổ chức của ngôn 
ngữ để hiểu nghĩa. Các nhà ngôn ngữ học tri 
nhận cho rằng hình thái ngôn ngữ (form) mang 
tính tri nhận vì nó xuất phát từ quan niệm hiện 
thực là sản phẩm của sự tri nhận (Robinson & 
Ellis, 2009) [7]. Hình thái ngôn ngữ cũng mang 
tính xã hội bởi lẽ nó là công cụ xã hội được dùng 
để truyền đạt kinh nghiệm từ ngưới này sang 
người khác. Hơn nữa, các thao tác nhận thức 
(nghĩa) được mã hóa bằng hình thái ngôn ngữ 
cũng mang tính xã hội. Vì thế, cùng một nghĩa 
hay nội dung thông báo nhưng các ngôn ngữ 
khác nhau có cách thể hiện khác nhau bằng các 
cấu trúc ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ người Việt 
Nam nói “ Chúng tôi thích ngữ pháp chức năng”. 
Trong câu này, “ngữ pháp chức năng” là khách 
thể hay đối tượng của “thích” còn “chúng tôi” là 
L.V. Canh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 27 (2011) 163-175 
173 
chủ thể hành động. Khái quát thành cấu trúc ta có 
Chủ thể hành động (Chúng tôi) + Biến (thích) + 
Khách thể (ngữ pháp chức năng). Người Anh 
cũng dùng cấu trúc này để diễn đạt nghĩa trên 
nhưng có thể các dân tộc khác lại sử dụng cấu 
trúc khác. Ví dụ người Nhật lại dùng cấu trúc 
Chủ thể hành động (Agent) + Khách thể 
(Object)+Biến (Process). Như vậy, hình thái và 
nghĩa hay cú pháp với chức năng là hai thành 
phần hữu cơ của ngôn ngữ và ngôn ngữ mang 
tính tri nhận còn sự tri nhận mang tính trải 
nghiệm và xã hội. Tomasello (1998) [16:486] nói 
rằng “Ngôn ngữ chỉ là tập hợp các quy ước xã 
hội mà con người sử dụng như một phương tiện 
để trao đổi với nhau về kinh nghiệm của mình.” 
Vấn đề dạy ngữ pháp trong giáo dục ngoại ngữ 
Swan (2011) [17:493] cho rằng “việc dạy 
ngoại ngữ không phụ thuộc nhiều vào những mô 
hình lý thuyết cụ thể cho nên chưa có trường hợp 
nào cho thấy những nỗ lực nhập khẩu các trường 
phái ngữ pháp cụ thể vào trong lớp học mang lại 
kết quả tốt đẹp.” Các nhà ngữ pháp lý thuyết luôn 
tìm cách đưa ra những quy tắc mang tính khái 
quát hóa tương đối trừu tượng để có thể áp dụng 
vào các thứ tiếng khác nhau hay ngôn ngữ theo 
nghĩa chung nhất. Tuy nhiên, đối tượng của việc 
dạy tiếng lại là những người đã có những kiến 
thức phi hiển ngôn (implicit) hay vô thức (sub-
concious) về cơ chế hoạt động của ngôn ngữ nói 
chung. Ví dụ, khi bắt đầu học tiếng Anh như một 
ngoại ngữ, người học, qua kinh nghiệm sử dụng 
tiếng mẹ đẻ của họ, đã ý thức được rằng ngôn 
ngữ được sử dụng để diễn đạt kinh nghiệm của 
con người về thế giới khách quan hay để giao tiếp 
giữa người này với người khác. Do vậy, điều mà 
họ quan tâm không phải là học cách lựa chọn 
giữa câu trần thuật, câu hỏi hay câu mệnh lệnh. 
Điều mà họ quan tâm là làm thế nào để nắm 
vững các hình thức ngôn ngữ (cấu trúc ngữ pháp, 
từ vựng, ngữ điệu) để thực hiện các chức năng 
giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hóa của 
cộng đồng nói thứ tiếng mà họ đang học. 
Một vấn đề đặt ra cho các nhà ngôn ngữ học 
ứng dụng là lựa chọn trường phái ngữ pháp nào 
để dạy cho học sinh trong chương trình dạy ngoại 
ngữ. Nắm vững các quy tắc ngữ pháp là rất quan 
trọng đối với người học nhưng quy tắc ngữ pháp 
là những gì mang tính khái quát hóa và không thể 
lý giải cho mọi trường hợp ngôn ngữ được sử 
dụng. Tại sao các quy tắc ngữ pháp lại mang tính 
co giãn như vậy? Tại sao rất nhiều các đơn vị từ 
vựng khi kết hợp với nhau lại từ chối mọi cố 
gắng của các nhà từ điển học đưa ra những định 
nghĩa về ngữ nghĩa một cách tường minh? Tại 
sao bối cảnh văn hóa-xã hội hiện tại lại có những 
ảnh hưởng to lớn đến ngữ nghĩa của từ vựng 
trong tương lai? Câu trả lời cho các câu hỏi trên 
đây nằm ở bản chất động của chính ngôn ngữ và 
trong hệ thống phức tạp của các mô thức luôn 
biến đổi không ngừng được mở rộng và biến đổi 
qua quá trình giao tiếp, trao đi đổi lại và phản hồi 
liên tục. Vì vậy, thách thức đặt ra cho những 
người dạy ngoại ngữ là phải lựa chọn một trường 
phái ngữ pháp tiện ích phục vụ cho việc sử dụng 
ngôn ngữ và mục đích giao tiếp chứ không phải 
ngữ pháp lý thuyết như cả hai trường phái ngữ 
pháp của Chomsky và Halliday. Nói chung, học 
sinh và giáo viên thích những những lý giải thực 
tế cho các vấn đề của ngôn ngữ dưới dạng những 
giải thích dễ hiểu và các phạm trù ngữ pháp rõ 
ràng được khái quát hóa thành các cấu trúc và 
phát ngôn tiện cho việc sử dụng. Tuy nhiên giáo 
viên cần lưu ý rằng quá coi trọng ngữ pháp trong 
lớp học có thể làm cho người học không ý thức 
được sự thay đổi liên tục của khẩu ngữ. Trong 
thực tế sử dụng ngôn ngữ có những lúc chúng ta 
cần phải có một cách nhìn bao quát hơn về ngữ 
pháp bằng cách lưu ý xem xét ngôn ngữ được sử 
dụng trong thực tế như thế nào. Với cách nhìn 
như vậy chúng ta mới có thể lý giải được tại sao 
người bản ngữ lại nói những câu tiếng Anh mà 
ngữ pháp truyền thống không chấp nhận như: 
Does my broadband look big in this? hoặc I”m 
lovin” it. Ngôn ngữ của con người thay đổi 
không ngừng. Những yếu tố tưởng như không có 
ý nghĩa gì khi kết hợp lại với nhau lại tạo ra mối 
quan hệ nhân quả mà kết quả của mối quan hệ đó 
có khi lại không hề mang dấu ấn của nguyên 
nhân tạo ra nó. Trong vài thập kỷ gần đây, giới 
ngôn ngữ học gọi đây là “hiệu quả con bướm của 
L.V. Canh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 27 (2011) 163-175 
174 
lý thuyết hỗn độn” (butterfly effect of chaos 
theory) (xem thêm Hodge, 2003 [18]; Larsen-
Freeman, 1997 [19]; Larsen-Freeman & 
Cameron, 2007 [20]. 
Vì vậy, ngôn ngữ không tự cho phép nó gắn 
với những sự phân tích cứng nhắc. Ngôn ngữ 
chịu sự chi phối của các quy tắc giản đơn nhưng 
nó lại phát triển trong qúa trình được sử dụng. 
Nói cách khác ngôn ngữ tuân theo những “luật 
chơi” riêng của nó nhưng những luật chơi đó 
mang tính phức hợp về bản chất nên mọi dự đoán 
đều không có kết quả. Vậy thì việc dạy ngữ pháp 
trong ngoại ngữ phải đặt trọng tâm vào khả năng 
sử dụng ngoại ngữ một cách sáng tạo của người 
học chứ không phải chỉ chú trọng vào việc thuộc 
lòng các quy tắc ngữ pháp. Larsen-Freeman 
(2003) [21] gọi ngữ pháp là kỹ năng thứ năm 
ngoài các kỹ năng ngôn ngữ khác như nói, nghe, 
đọc, viết. Kỹ năng thứ năm này là khả năng sử 
dụng các cấu trúc ngữ pháp chính xác, có chức 
năng giao tiếp và phù hợp với hoàn cảnh giao 
tiếp. Như vậy ngữ pháp không chỉ là kiến thức về 
cú pháp và hình thái học mà quan trọng hơn là 
khả năng biết sử dụng ngôn ngữ hiệu quả. Dạy 
ngữ pháp theo đường hướng đó đòi hỏi giáo viên 
phải có kiến thức về các trường phái ngữ pháp 
khác nhau để nhận thấy rằng sở dĩ có sự khác 
nhau đó là do ngôn ngữ được nhìn nhận từ các cơ 
sở triết học khác nhau. 
Kết luận 
Nếu lý thuyết ngữ pháp biến đổi-tạo sinh của 
Chomsky tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng trong 
ngành ngôn ngữ học lý thuyết, thì lý thuyết ngữ 
pháp chức năng-hệ thống của Halliday lại gây ra 
những tiếng vang lớn trong các ngành ngôn ngữ 
học ứng dụng. Tuy có những khác biệt về cơ sở 
triết học và cơ sở lý thuyết nhưng tôi cho rằng cả 
hai trường phái trên đều nằm trên một thể liên tục 
(continuum) đầu này là ngữ pháp biến đổi-tạo 
sinh (cấu trúc cú pháp) còn đầu kia là ngữ pháp 
chức năng (nghĩa). Với quan điểm hiện nay về 
vai trò của ngữ pháp trong lĩnh vực dạy ngoại 
ngữ, ngữ pháp được coi như một kỹ năng 
(grammaring) thì sự phân biệt giữa cấu trúc và 
chức năng trở nên không cần thiết. Quan niệm 
ngữ pháp là một kỹ năng yêu cầu người học phải 
biết vận dụng ngữ pháp vào các bối cảnh sử dụng 
khác nhau. Đó là khả năng khai thác nguồn kiến 
thức ngữ pháp để tạo nghĩa trong giao tiếp. Với 
quan niệm như vậy thì ranh giới giữa cấu trúc (cú 
pháp) và chức năng (nghĩa) sẽ trở nên lu mờ. Quan 
niệm này gần với quan điểm của ngôn ngữ học tri 
nhận, một lĩnh vực đang được giới ngôn ngữ học 
Việt Nam quan tâm trong những năm gần đây. 
Tài liệu tham khảo 
[1] J. Lyons, Chomsky, London: Collins, 1970. 
[2] W. Rutherford, A workbook in the structure of 
English.,Blackwell, Malden, MA & Oxford, 1998. 
[3] Lưu Nhuận Thanh, Các trường phái ngôn ngữ học 
phương Tây, 1998, Bản dịch tiếng Việt của Đào Hà 
Ninh, NXB Lao động, Trường Đại học Ngoại ngữ Hà 
Nội, Hà Nội, 2004. 
[4] N. Chomsky, Aspects of the theory of syntax, The 
MIT Press, Cambridge, MA, 1965. 
[5] N. Chomsky, Rules and representations, Columbia 
University Press, New York, 1980. 
[6] D. Hymes, On communicative competence, In J. 
Pride and J. Holmes (eds.), Sociolinguistics, 
Penguin., Harmondsworth, 1972. 
[7] P. Robinson & N. C. Ellis, (Eds.), Handbook of 
cognitive linguistics and second language 
acquisition, Routledge, New York, 2009. 
[8] B. Bernstein, Pedagogy, symbolic control and 
identity: Theory, research, critique (Revised Ed.), 
Littlefield Publishers, Inc.Maryland, 2000. 
[9] N.Chomsky, Syntactic structures, The Hague, 
Mouton, 1957. 
[10] M.A.K. Halliday, Categories of the theory of 
grammar, Word, 17(3) (1961) 241. 
[11] M.A..K. Halliday & C.M.I.M. Matthiessen, 
Construing experience through meaning: A 
language-based approach to cognition, Cassell, 
London & New York, 1999. 
[12] M..A.K. Halliday, Learning how to mean, Edward 
Arnold, London, 1975. 
[13] M.A.K. Halliday, Explorations in the functions of 
language, Edward Arnold, London, 1973. 
[14] M.A.K. Halliday, Language as social semiotic: The 
social interpretation of language and meaning, 
Edward Arnold, Baltimore, MD, 1978. 
[15] M.A.K. Halliday, An introduction to functional 
grammar, Arnold, London, 1994. 
L.V. Canh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 27 (2011) 163-175 
175 
[16] M. Tomasello, Constructing a language: A usage-
based theory of language acquisition, Harvard 
University Press, Cambridge, MA, 2003. 
[17] M. Swan, Exploring English grammar: From formal 
to functional, ELT Journal, 65(4), 491-495 
[18] D. Larsen-Freeman, Chaos/complexity science and 
second language acquisition, Applied Linguitsics, 
18(2) (1997) 141. 
[19] D. Larsen-Freeman, L. Cameron, Complex systems 
and applied linguistics,Oxford University Press, 
Oxford, 2007. 
[20] R. Hodge, Chaos theory: An introduction for TESOL 
practitioners, English Australia (EA) Journal, 21(1) 
(2003) 8. 
[21] D. Larsen-Freeman, Teaching language: From 
grammar to grammaring, Heinle, New York, 2003. 
A comparative study on Chomskyan transformational - 
generative grammar and Hallidayan systemic - 
 functional grammar 
Le Van Canh 
International Co-operation Office, VNU University of Languages and International Studies, 
Pham Van Dong street, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 
Noam Chomsky and Michael Halliday are the two great linguists of our time. Both developed 
influential, but different, theories of language. The differences in their theory are rooted in the two 
different philosophies. Chomsky’s theory is Cartesian, that is mind exists separately from matter while 
Halliday’s ideas are Darwian, that is language and the mind obey the same laws as all other aspects of 
reality. This paper discusses the central points in the theories of these two great linguists and concludes 
that their theories are not exclusive, but of the same continuum. My concluding remark is that both 
mentalist and systemic-functional grammars, which are developed respectively by Chomsky and Halliday, 
are just reference grammars, rather than pedagogical grammar because of their respective messiness and 
complexity albeit their specific applicability.The paper also presents, from the author’s perspective, some 
suggestions on how grammar should be taught. 
Key Words: Transformational-generative grammar, systemic-functional grammar, linguistic 
competence, linguistic performance, grammar teaching. 

File đính kèm:

  • pdfso_sanh_ngon_ngu_hoc_bien_doi_tao_sinh_cua_chomsky_va_ngon_n.pdf