Sổ tay điều trị nhi khoa (Phần 2)

Nhìn chung, việc điều trị những bệnh lý ở trẻ nhiễm HIV cũng tương tự

như ở những trẻ khác (xem Chương 3 – 7). Hầu hết tác nhân nhiễm trùng

ở trẻ có HIV dương tính cũng giống như ở trẻ có HIV âm tính, mặc dù tình

trạng nhiễm trùng thường gặp hơn, nặng nề hơn và tái đi tái lại. Tuy nhiên,

trong một vài trường hợp, nhiễm trùng có thể do những tác nhân không

thường gặp.

Nhiều trẻ có HIV dương tính tử vong do những bệnh lý mắc phải lúc nhỏ,

và nhiều trường hợp tử vong có thể phòng tránh được nếu chẩn đoán

sớm và điều trị đúng hoặc tiêm chủng đầy đủ và cải thiện dinh dưỡng.

Những trẻ này có nguy cơ đặc biệt cao nhiễm tụ cầu, phế cầu và lao. Việc

cứu sống trẻ phụ thuộc vào việc chẩn đoán sớm, điều trị ngay với thuốc

kháng virus và dự phòng co–trimoxazole cho những trẻ nhiễm HIV.

Tất cả trẻ nhũ nhi và trẻ lớn nên được đánh giá tình trạng nhiễm HIV ở lần

đầu tiên tiếp xúc với hệ thống y tế, lý tưởng là vào lúc mới sinh hoặc sớm

nhất sau đó. Để thuận tiện, tất cả các khoa hoặc bệnh viện sản nhi nên đề

nghị xét nghiệm HIV cho các bà mẹ và con của họ.

Chương này chủ yếu đề cập đến việc điều trị trẻ nhiễm HIV/AIDS: chẩn

đoán nhiễm HIV, xét nghiệm và tham vấn, phân giai đoạn trên lâm sàng,

thuốc kháng virus, điều trị bệnh lý có liên quan HIV, điều trị hỗ trợ, bú mẹ, lên

kế hoạch xuất viện, theo dõi và chăm sóc giảm nhẹ cho trẻ ở giai đoạn cuối.

pdf 191 trang yennguyen 5220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sổ tay điều trị nhi khoa (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sổ tay điều trị nhi khoa (Phần 2)

Sổ tay điều trị nhi khoa (Phần 2)
225
Chương 8
TRẺ EM BỊ HIV/AIDS
8.1. Bệnh nhi với tình trạng nghi ngờ hoặc xác định nhiễm HIV
8.1.1. Chẩn đoán lâm sàng
8.1.2 . Tham vấn HIV
8.1.3 . Xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm HIV
8.1.4. Phân giai đoạn trên lâm sàng
8.2. Liệu pháp kháng virus
8.2.1. Thuốc kháng virus
8.2.2. Thời điểm bắt đầu liệu pháp kháng virus
8.2.3. Tác dụng phụ và theo dõi
8.2.4 . Thời điểm thay đổi điều trị
8.3. Điều trị hỗ trợ cho trẻ có HIV dương tính
8.3.1. Vắc xin
8.3.2. Dự phòng bằng co – trimoxazole
8.3.3. Dinh dưỡng
8.4. Điều trị những bệnh lý liên quan HIV
8.4.1. Lao 
8.4.2. Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci
8.4.3. Viêm phổi mô kẽ dạng lympho
8.4.4. Nhiễm nấm
8.4.5. Sarcoma Kaposi
8.5. Phòng ngừa lây truyền HIV từ mẹ sang con và dinh dưỡng ở trẻ 
nhũ nhi 
8.5.1. Phòng ngừa lây truyền HIV từ mẹ sang con
8.5.2. Nuôi ăn ở trẻ nhũ nhi khi nhiễm HIV
8.6. Theo dõi
8.6.1. Xuất viện
8.6.2. Chuyển viện
8.6.3. Theo dõi lâm sàng
8.7. Chăm sóc giảm nhẹ và chăm sóc trong giai đoạn cuối
8.7.1. Giảm đau
8.7.2. Điều trị chán ăn, buồn nôn và nôn
8.7.3. Phòng ngừa và điều trị loét do tì đè 
8.7.4. Chăm sóc miệng
8.7.5. Thông thoáng đường thở
8.7.6. Hỗ trợ tâm lý
8. HIV/AIDS
226
Nhìn chung, việc điều trị những bệnh lý ở trẻ nhiễm HIV cũng tương tự 
như ở những trẻ khác (xem Chương 3 – 7). Hầu hết tác nhân nhiễm trùng 
ở trẻ có HIV dương tính cũng giống như ở trẻ có HIV âm tính, mặc dù tình 
trạng nhiễm trùng thường gặp hơn, nặng nề hơn và tái đi tái lại. Tuy nhiên, 
trong một vài trường hợp, nhiễm trùng có thể do những tác nhân không 
thường gặp.
Nhiều trẻ có HIV dương tính tử vong do những bệnh lý mắc phải lúc nhỏ, 
và nhiều trường hợp tử vong có thể phòng tránh được nếu chẩn đoán 
sớm và điều trị đúng hoặc tiêm chủng đầy đủ và cải thiện dinh dưỡng. 
Những trẻ này có nguy cơ đặc biệt cao nhiễm tụ cầu, phế cầu và lao. Việc 
cứu sống trẻ phụ thuộc vào việc chẩn đoán sớm, điều trị ngay với thuốc 
kháng virus và dự phòng co–trimoxazole cho những trẻ nhiễm HIV.
Tất cả trẻ nhũ nhi và trẻ lớn nên được đánh giá tình trạng nhiễm HIV ở lần 
đầu tiên tiếp xúc với hệ thống y tế, lý tưởng là vào lúc mới sinh hoặc sớm 
nhất sau đó. Để thuận tiện, tất cả các khoa hoặc bệnh viện sản nhi nên đề 
nghị xét nghiệm HIV cho các bà mẹ và con của họ.
Chương này chủ yếu đề cập đến việc điều trị trẻ nhiễm HIV/AIDS: chẩn 
đoán nhiễm HIV, xét nghiệm và tham vấn, phân giai đoạn trên lâm sàng, 
thuốc kháng virus, điều trị bệnh lý có liên quan HIV, điều trị hỗ trợ, bú mẹ, lên 
kế hoạch xuất viện, theo dõi và chăm sóc giảm nhẹ cho trẻ ở giai đoạn cuối.
8.1. Bệnh nhi với tình trạng nghi ngờ hoặc xác định nhiễm HIV
8.1.1. Chẩn đoán lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của nhiễm HIV ở trẻ em rất đa dạng. Nhiều trẻ có 
HIV dương tính biểu hiện triệu chứng nặng trong năm đầu đời, trong khi 
những trẻ khác có thể không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ 
trong khoảng thời gian hơn một năm và có thể sống sót qua nhiều năm.
Kinh nghiệm cho thấy biểu hiện lâm sàng ở trẻ nhiễm HIV trong giai đoạn 
chu sinh không được dùng thuốc kháng virus trước đó có thể rơi vào ba 
nhóm sau đây:
• Nhóm diễn tiến nhanh (25–30%): hầu hết tử vong trước 1 tuổi, do nhiễm 
trùng mắc phải trong tử cung hoặc giai đoạn sớm sau sinh.
• Nhóm xuất hiện triệu chứng sớm, sau đó diễn tiến nặng dần và tử vong 
ở thời điểm 3– 5 tuổi (50–60%).
• Nhóm sống sót đến hơn 8 tuổi (5–25%): thường kèm viêm phổi mô kẽ 
dạng lympho và gây còm với chiều cao và cân nặng thấp hơn so với 
tuổi.
8.
 H
IV
/A
ID
S
BỆNH NHI VỚI TÌNH TRẠNG NGHI NGỜ HOẶC XÁC ĐỊNH NHIỄM HIV
227
Nghi ngờ HIV khi có bất kỳ triệu chứng nào vốn không thường gặp ở trẻ 
HIV âm tính sau đây:
Những triệu chứng cho thấy có thể nhiễm HIV
• Nhiễm trùng tái đi tái lại: ít nhất ba đợt nhiễm trùng nặng (như viêm 
phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm mô tế bào) trong vòng 
12 tháng qua.
• Loét miệng: hồng ban và mảng giả mạc màu trắng be ở vòm họng, 
nướu và niêm mạc má. Sau giai đoạn sơ sinh, loét miệng gợi ý nhiều 
đến nhiễm HIV khi kéo dài trên 30 ngày mặc dù đã điều trị kháng sinh, 
tái đi tái lại, lan rộng đến lưỡi hoặc biểu hiện dưới dạng nhiễm nấm 
candida thực quản.
• Viêm tuyến mang tai mãn tính: sưng tuyến mang tai một bên hoặc hai 
bên (chỉ ở phần trước tai) ≥ 14 ngày có hay không kèm đau hoặc sốt.
• Bệnh phì đại hạch lympho toàn thể: phì đại hạch lympho ≥ 2 hạch ngoài 
vùng bẹn mà không rõ nguyên nhân.
• Gan to không rõ nguyên nhân: không có sự hiện diện của tình trạng 
đồng nhiễm virus như cytomegalovirus.
• Sốt kéo dài hoặc tái đi tái lại: sốt > 38oC kéo dài ≥ 7 ngày hoặc sốt trên 
1 lần trong vòng 7 ngày.
• Rối loạn chức năng thần kinh: tổn thương thần kinh tiến triển, tật đầu 
nhỏ, chậm phát triển, tăng trương lực cơ, mê sảng.
• Herpes zoster (bệnh zona): đau chỗ phát ban với những nốt phồng giới 
hạn trên một vùng da ở một bên cơ thể.
• Viêm da HIV: sẩn hồng ban. Ban điển hình gồm nhiễm nấm lan rộng ở 
da, móng và da đầu và u mềm lây lan rộng.
• Bệnh phổi mạn 
Những triệu chứng hoặc bệnh lý đặc hiệu cho trẻ nhiễm HIV
Nghĩ nhiều đến nhiễn HIV nếu có:
• Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (trước đây là carinii) (PCP)
• Nhiễm nấm Candida thực quản
• Viêm phổi mô kẽ lympho
• Sarcoma Kaposi
• Rò trực tràng – âm đạo mắc phải (ở bé gái)
8. HIV/AIDS
CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG
228
Những triệu chứng thường gặp ở trẻ nhiễm HIV nhưng cũng xảy ra 
ở bệnh nhi không nhiễm HIV
• Viêm tai giữa mạn: chảy mủ tai kéo dài ≥ 14 ngày.
• Tiêu chảy kéo dài: tiêu chảy ≥ 14 ngày.
• Suy dinh dưỡng cấp vừa đến nặng: sụt cân hoặc chậm tăng cân so với 
mong đợi theo biểu đồ tăng trưởng. Đặc biệt nghi ngờ HIV ở trẻ đang 
bú mẹ < 6 tháng tuổi mà chậm tăng trưởng.
8.1.2. Tham vấn HIV
Ở những nước có dịch HIV, tất cả trẻ em khi đến với các dịch vụ chăm sóc 
y tế nên được sàng lọc và tham vấn về HIV (tỉ lệ hiện mắc trên 1% ở phụ 
nữ mang thai). Nếu chưa rõ trẻ có nhiễm HIV không, cần tham vấn cho gia 
đình và đề nghị xét nghiệm chẩn đoán HIV.
Vì phần lớn trẻ bị nhiễm là do lây truyền dọc từ mẹ sang nên người mẹ và 
cả người cha cũng có thể đã bị nhiễm nhưng chưa biết. Ngay cả những 
đất nước có tỷ lệ nhiễm HIV cao vẫn còn tình trạng kỳ thị nên cha mẹ có 
thể cảm thấy miễn cưỡng làm xét nghiệm.
Khi tham vấn về HIV, trẻ nên được đối xử như một phần của gia đình bằng 
cách lưu ý đến những tác động tâm lý do nhiễm HIV của trẻ, cha, mẹ và 
những thành viên khác trong gia đình. Người tham vấn phải nhấn mạnh 
rằng, mặc dù không có cách điều trị triệt để nhưng dùng thuốc kháng virus 
sớm và điều trị hỗ trợ có thể cải thiện rất nhiều chất lượng cuộc sống cũng 
như khả năng sống còn của trẻ và cha mẹ.
Việc tham vấn đòi hỏi thời gian và phải được thực hiện bởi những nhân 
viên được huấn luyện. Nếu không có những nhân viên được huấn luyện, 
cần kêu gọi sự giúp đỡ từ những tổ chức hỗ trợ AIDS tại địa phương. Xét 
nghiệm HIV phải được thực hiện với sự tự nguyện, không ép buộc và phải 
có giấy đồng thuận trước khi thực hiện.
Chỉ định tư vấn và xét nghiệm HIV
Tất cả trẻ nhũ nhi và trẻ em ở những nước có dịch HIV mà tình trạng 
nhiễm HIV chưa rõ cần phải được tham vấn và làm xét nghiệm tầm soát. 
Trong hầu hết trường hợp, tình trạng nhiễm HIV của trẻ được xác định 
bằng cách hỏi bà mẹ về xét nghiệm tầm soát HIV trong quá trình mang 
thai, lúc sinh và hậu sản và kiểm tra hồ sơ sức khỏe của trẻ hoặc bà mẹ. 
Nếu tình trạng HIV chưa rõ thì việc tham vấn và làm xét nghiệm tầm soát 
HIV nên được thực hiện trong những trường hợp sau:
• Tất cả trẻ nhũ nhi và trẻ em ở vùng dịch HIV (tỷ lệ hiện mắc > 1% phụ 
nữ mang thai).
8.
 H
IV
/A
ID
S
THAM VẤN HIV
229
• Tất cả trẻ nhũ nhi phơi nhiễm HIV lúc sinh hoặc sớm nhất sau đó.
• Tất cả trẻ nhũ nhi hoặc trẻ em có những triệu chứng hoặc bệnh lý cho 
thấy nhiễm HIV.
• Tất cả phụ nữ mang thai và bạn tình của họ ở vùng dịch HIV.
8.1.3. Xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm HIV
Chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ nhũ nhi và trẻ < 18 tháng có tiếp xúc trong giai 
đoạn chu sinh là khó vì kháng thể HIV từ mẹ truyền sang vẫn còn tồn tại 
trong máu trẻ. Chẩn đoán càng khó hơn nếu trẻ vẫn còn bú mẹ hoặc đã 
từng bú mẹ. Mặc dù nhiều trẻ không còn kháng thể HIV ở giai đoạn 9–18 
tháng tuổi, lúc này xét nghiệm virus là phương pháp duy nhất đáng tin cậy 
để xác định tình trạng nhiễm HIV ở trẻ < 18 tháng tuổi.
Trong trường hợp cả mẹ hoặc trẻ có xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán 
HIV dương tính và trẻ có triệu chứng điển hình gợi ý nhiễm HIV nhưng xét 
nghiệm virus không thực hiện được, trẻ có thể coi như được chẩn đoán là 
nhiễm HIV. Tuy nhiên, xét nghiệm virus HIV phải được thực hiện sớm nhất 
có thể để chẩn đoán xác định.
Tất cả xét nghiệm chẩn đoán HIV của trẻ phải đáng tin cậy, phải có sự 
tham vấn và đồng thuận, từ đó việc xét nghiệm được thực hiện trên cơ sở 
tự nguyện và được thông tin đầy đủ.
Xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể HIV (ELISA hoặc test nhanh)
Test nhanh được sử dụng rộng rãi, độ nhạy cao và đáng tin cậy trong 
chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ > 18 tháng. Đối với trẻ < 18 tháng, test kháng 
thể HIV là xét nghiệm nhạy và đáng tin cậy trong việc phát hiện sơ nhiễm 
và loại trừ nhiễm HIV ở trẻ không bú mẹ.
Test nhanh HIV có thể dùng để loại trừ nhiễm HIV ở trẻ suy dinh dưỡng 
cấp nặng, hoặc nhiễm lao hoặc bất kì bệnh lý nặng nào khác ở vùng dịch 
tễ HIV. Ở trẻ < 18 tháng, những trường hợp có xét nghiệm huyết thanh 
dương tính cần được xác định lại bằng xét nghiệm virus càng sớm càng 
tốt (xem bên dưới). Khi chưa thực hiện được, lặp lại xét nghiệm huyết 
thanh tìm kháng thể ở thời điểm 18 tháng tuổi.
Xét nghiệm virus
Xét nghiệm virus tìm DNA hoặc RNA đặc hiệu của HIV là phương pháp 
đáng tin cậy nhất để chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ < 18 tháng tuổi. Mặc dù 
xét nghiệm virus được thực hiện rộng rãi ở nhiều nước nhưng đòi hỏi phải 
gửi mẫu máu đến phòng xét nghiệm có thể thực hiện được. Những xét 
8. HIV/AIDS
XÉT NGHIỆM VÀ CHẨN ĐOÁN NHIỄM HIV
230
nghiệm này tương đối rẻ tiền, dễ chuẩn hóa và có thể thực hiện trên vệt 
máu khô. Những xét nghiệm sau có thể thực hiện: 
• HIV DNA trên mẫu máu toàn phần hoặc vệt máu khô.
• HIV RNA trên huyết tương hoặc vệt máu khô.
• Phát hiện kháng nguyên p24 cực nhạy trong huyết tương hoặc vệt máu 
khô.
Một xét nghiệm virus dương tính trong vòng 4–8 tuần là đủ để chẩn đoán 
nhiễm HIV ở trẻ nhỏ. Liệu pháp kháng virus phải được bắt đầu ngay mà 
không được chẫm trễ, và cùng lúc đó, một mẫu máu thứ hai được lấy để 
xác định lại kết quả xét nghiệm virus dương tính.
Nếu trẻ sơ sinh vẫn đang bú mẹ mà xét nghiệm virus âm tính, nên lặp lại 
xét nghiệm 6 tuần sau khi ngưng bú mẹ hoàn toàn để xác định trẻ không 
nhiễm HIV.
Kết quả xét nghiệm virus ở trẻ sơ sinh phải được trả về cho bệnh viện, 
cho trẻ, bà mẹ hoặc người chăm sóc sớm nhất có thể và muộn nhất trong 
vòng 4 tuần sau khi lấy máu.
Chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ đang bú mẹ
Trẻ nhũ nhi bú mẹ có nguy cơ nhiễm HIV mắc phải từ bà mẹ bị nhiễm. 
Không nên ngừng bú mẹ nhằm mục đích thực hiện xét nghiệm virus chẩn 
đoán HIV. Kết quả xét nghiệm dương tính cần cân nhắc xem có phản ánh 
tình trạng nhiễm HIV hay không. Tuy nhiên, giải thích kết quả âm tính là 
khó vì cần phải ngưng bú mẹ một giai đoạn 6 tuần thì kết quả xét nghiệm 
virus âm tính mới có thể đáng tin cậy.
8.1.4. Phân giai đoạn trên lâm sàng
Ở trẻ được chẩn đoán hoặc rất nghi ngờ nhiễm HIV, việc phân giai đoạn 
trên lâm sàng sẽ giúp xác định mức độ tổn thương hệ miễn dịch cũng như 
lên kế hoạch chăm sóc và điều trị.
Các giai đoạn lâm sàng thể hiện diễn tiến từ nhẹ đến nặng, giai đoạn 
càng cao thì tiên lượng càng nặng. Khởi đầu dùng thuốc kháng virus với 
sự tuân thủ tốt sẽ giúp cải thiện tiên lượng. Các giai đoạn lâm sàng có thể 
dùng để đánh giá đáp ứng với thuốc kháng virus nếu không thực hiện 
được xét nghiệm tải lượng virus hoặc số lượng CD4.
8.
 H
IV
/A
ID
S
PHÂN GIAI ĐOẠN TRÊN LÂM SÀNG
231
Bảng 23. Các giai đoạn nhiễm HIV trên lâm sàng ở trẻ em theo WHO
Sử dụng cho trẻ < 13 tuổi có bằng chứng xét nghiệm nhiễm HIV (kháng thể HIV 
ở trẻ >18 tháng, xét nghiệm virus ở trẻ <18 tháng)
Giai đoạn 1
- Không triệu chứng
- Hạch toàn thân to kéo dài
Giai đoạn 2
- Gan lách to
- Ban sẩn ngứa
- Viêm da tiết bã
- Nhiễm nấm móng
- Viêm khóe môi
- Lằn đỏ quanh nướu
- Nhiễm human papillomavirus lan tỏa hoặc nhiễm dạng nốt bã trên da (> 
5% diện tích cơ thể)
- Loét miệng tái phát (≥ 2 đợt trong 6 tháng)
- Phì đại tuyến mang tai
- Herpes zoster
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên tái phát hay mạn tính (viêm tai giữa, chảy 
dịch tai, viêm xoang; ≥ 2 đợt trong bất kỳ 6 tháng nào)
Giai đoạn 3
- Suy dinh dưỡng trung bình không rõ nguyên nhân, không đáp ứng với điều 
trị chuẩn
- Tiêu chảy kéo dài không rõ nguyên nhân (> 14 ngày)
- Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân (từng cơn hoặc liên tục, kéo dài > 1 tháng)
- Nhiễm nấm miệng (ngoài giai đoạn sơ sinh)
- Bạch sản lưỡi
- Lao phổia
- Viêm phổi vi khuẩn tái phát nặng (≥ 2 đợt trong 6 tháng)
- Viêm loét hoại tử nướu hoặc nha chu
- Viêm phổi mô kẽ dạng lympho
- Thiếu máu không rõ nguyên nhân (< 8 g/dl), giảm bạch cầu hạt (< 500/
mm3) hoặc giảm tiểu cầu (< 30.000/mm3) trên 1 tháng
- Bệnh cơ tim liên quan HIV
- Bệnh thận liên quan HIV
Giai đoạn 4
- Sụt cân nặng hoặc suy dinh dưỡng nặng không đáp ứng với điều trị chuẩn
- Viêm phổi do pneumocystis
- Nhiễm trùng tái phát nặng (≥ 2 đợt trong 1 năm, ví dụ: viêm mủ màng phổi, 
viêm mủ cơ, nhiễm trùng xương khớp, viêm màng não, nhưng ngoại trừ 
viêm phổi)
- Nhiễm herpes simplex da hoặc môi miệng mãn tính (kéo dài > 1 tháng)
- Lao hệ thống hoặc lao ngoài phổi
8. HIV/AIDS
PHÂN GIAI ĐOẠN TRÊN LÂM SÀNG
232
- Kaposi sarcoma
- Nhiễm nấm candida thực quản
- Triệu chứng HIV và huyết thanh dương tính ở trẻ < 18 tháng với ≥ 2 bệnh 
lý: loét miệng, viêm phổi nặng, chậm tăng trưởng, nhiễm trùng huyết nặngb
- Viêm võng mạc do Cytomegalovirus
- Nhiễm toxoplasma hệ thần kinh trung ương
- Nhiễm nấm hệ thống, bao gồm viêm màng não do Cryptococcus (như 
nhiễm cryptococcus ngoài phổi, nhiễm histoplasma, nhiễm coccidioides, 
nhiễm penicillium)
- Nhiễm Cryptosporidium hoặc Isosporidium (tiêu chảy kéo dài > 1 tháng)
- Nhiễm Cytomegalovirus (khởi phát >1 tháng tuổi ở một cơ quan ngoài gan, 
lách hoặc hạch)
- Bệnh lý Mycobacterium lan tỏa bên cạnh lao 
- Nấm candida ở khí quản, phế quản hoặc phổi
- Rò trực tràng bàng quang liên quan HIV mắc phải
- Lymphoma não hoặc lymphoma tế bào B non–Hodgkin
- Bệnh não chất trắng đa ổ tiến triển
- Bệnh não HIV
a Lao có thể gặp ở bất kỳ lượng CD4 nào; phần trăm CD4 nên được thực hiện khi có thể
b Chẩn đoán lâm sàng ở giai đoạn 4 trên trẻ < 18 tháng có xét nghiệm huyết thanh dương 
tính cần được xác định bằng xét nghiệm virus HIV hoặc xét nghiệm kháng thể HIV sau 18 
tháng tuổi.
8.2. Liệu pháp kháng virus
Tất cả trẻ nhiễm HIV < 60 tháng tuổi phải bắt đầu dùng liệu pháp kháng 
virus ngay khi có chẩn đoán, bất kể tình trạng lâm sàng hoặc miễn dịch. 
Mặc dù thuốc kháng virus không thể chữa được nhiễm HIV, nhưng thuốc 
làm giảm tử vong và diễn tiến bệnh, cũng như cải thiện chất lượng sống.
Điều trị đầu tay chuẩn trong nhiễm  ... ide 34, 121, 
122, 159, 161, 192
Lamivudine 234, 236, 240, 
361, 366-368
Lao kê, X-quang 79, 85, 116, 
154, 155, 243
Lao 115
 Lao kê 85, 116, 154, 
155,243
Lao đa kháng thuốc 172
Lao màng não 117, 170 
Loét miệng 175, 177, 227, 
231, 252, 253, 307
Lơ mơ 4, 32, 33, 52, 53, 55, 
63, 67, 98, 150, 207, 299
Lòng bàn tay nhợt nhạt 3, 78, 
165
 Nặng 23, 78, 121, 160
Lopinavir/ritonavir 233–4, 236
Loét giác mạc 199, 200, 208, 
217
Lỵ amib 145
M
Magnesium sulfate 99, 205
Mantoux test 154, 324
Mất nước 1-3, 6, 13, 17-19, 
32, 41, 95, 112, 125-129, 
137, 139, 140, 142-146, 
157, 159-162, 175-179, 
181, 186, 197, 199, 201-
204, 206, 265, 266, 282-
285, 304, 308, 374
 tiếp cận 20, 41, 42, 125, 
126, 188, 198
 suy dinh dưỡng nặng 1, 5, 
6, 13, 14, 16, 19, 24, 41, 
75, 112, 116, 120, 121, 
126, 127, 145, 151, 154, 
161, 166, 169, 175, 179, 
204, 206, 231, 272, 293, 
296, 332, 373, 399
 có mất nước 18, 95, 125, 
127, 128, 132, 134, 137, 
142, 145, 161, 203, 284, 
285, 308, 374
 không mấy nước 125, 
127, 128, 134
 mất nước nặng 1-3, 6, 17, 
18, 125-127
Mất tri giác 308
Mebendazole 287, 308, 361
Metoclopramide 252
Metronidazole 63, 139, 145, 
Mở khí quản 35, 36, 104, 106, 
109, 119, 211 177, 219, 
253, 263, 264, 266, 281-
283, 285, 286, 288, 362
Morphine 40, 251, 272, 307, 
362
 ngộ độc 32
Multivitamins 299
N
Naloxone 32
Nấm miệng 110, 231, 246
DA
NH
 M
ỤC
407
Ngạt 2, 25, 33, 48, 50, 52, 53, 
119
Nghiệm pháp Heimlich 8
Nhẹ cân 46, 59-67, 298
Nhiễm Cytomegalo virus 227, 
232, 246
Nhiễm Giardia 161
Nhiễm keton đái tháo đường 
374
Nhiễm khuẩn Borreli 153, 156
Nhiễm khuẩn Brucella, 155
Nhiễm nấm, HIV 225, 227, 
231, 232, 237, 246, 250, 
297
Nhiễm não mô cầu 154
Nhiễm nấm Candida hầu 
họng 227, 232, 246, 297
Nhiễm trùng 13, 19-22, 25, 
33, 41, 45, 46, 51, 53-60, 
62-67, 88, 94, 96, 103, 
105, 107, 110, 115, 121, 
123, 126, 139, 140, 142, 
143, 146, 149-155, 170, 
176, 177, 179, 180,182, 
184-188, 193, 197, 199, 
200-202,206-208, 215, 
221, 223, 226, 227, 231, 
232, 235, 237-239, 243, 
248, 253, 255, 263-265, 
269, 271, 272, 275, 279, 
281, 282, 285, 287-289, 
304, 305, 309, 312, 321, 
336, 338, 342, 365, 399
Nhiễm trùng da 110, 152, 
207, 336
 sang thương kwashiorkor 
126, 127, 130, 132, 198, 
204
Nhiễm trùng huyết 26, 41, 46, 
54, 55, 88
Nhiễm trùng huyết sơ sinh 
46, 54
Nhiễm trùng khớp 289
Nhiễm trùng rốn 54
Nhiễm trùng tai 182, 199, 265
 cấp 149
 mạn 149, 184
 bấc kèn 184
Nhiễm trùng tiểu 184
Nhiễm virus 150, 154, 227
Nhỏ đường dưới lưỡi 16
Ngộ độc 1, 3, 6, 24, 26, 34, 
235, 238, 357, 349
Ngộc độc 32
 aspirin 26, 31
 carbon monoxide 33
 chất ăn mòn 26-29, 33
 sắt 32
 morphine/opiates 32
 phospho hữu cơ/carba-
mates 30
 paracetamol 31, 37
 chất bay hơi 30
Ngất 108, 123, 145
Ngưng thở 5, 9, 10, 15, 26, 
32,47, 48, 50, 54, 59-63, 
79, 82, 93, 94, 96, 99, 101, 
110-114, 352
Nuôi con bằng sữa mẹ 46, 
58, 60, 68, 242, 248, 249, 
402-405
 lây truyền HIV 247, 248
 Nevirapine 233, 234, 236, 
239, 362, 366, 369
Nystatin 253, 297, 218, 246
O
Oxacillin 83, 88, 356, 362
Oxy liệu pháp 30, 313
Ống thông mũi 313, 314
P 
Paracetamol 1, 15, 26, 58, 
83, 91, 95, 104, 106, 122, 
146, 157, 160, 172, 176
 ngộ độc 31, 37
DANH MỤC
408
PCP (pneumocystis jiroveci
 pneumonia) 81, 87, 227, 237, 
241, 244, 247
Phản ứng tiêm truyền 336
Phản vệ 35, 36, 75, 103, 
105,108, 109, 312, 351
Phẩy khuẩn 129
Phenobarbital 15, 52-56, 160, 
357, 363
Phenytoin 15, 173
Plasmodium falciparum 156
Penicillin, benzathine
 Benzylpenicillin 68, 82, 95, 
105, 124, 169, 177, 195, 
207, 253, 267, 363
 Procaine 67, 105, 363
Pentamidine 245
Prednisolone 100, 103, 195, 
245, 246, 364
Primaquine 165
Pyrazinamide 117, 172
Q
Quá tải dịch 19, 83, 95, 120, 
159, 162, 173, 189, 192, 
304, 308, 312
Quinine 158, 364, 365
R
Rắn cắn 34
Rửa dạ dày 28, 31-33
Rifampicin 117, 172, 233, 
236, 239, 365
Rotavirus vaccin (rotarix) 326
Rối loạn điện giải 33, 133, 
197, 201, 206
Rubella vắc-xin 326
S
Salbutamol 92, 97-101, 369
Salmonella 153-155, 179, 
181, 187, 288
Sa trực tràng 144, 287
Sang chấn sản khoa 25
Sặc ở trẻ em và nhũ nhi 12, 
21, 27, 28, 30, 60, 113, 
119, 157, 159, 162, 173, 
299
Shigella 139, 142, 14
Silver sulfadiazine 271
Sốc nhiễm trùng 304, 309, 
312
Sốc tim 22
Sốc 21, 22
Sốt 58, 83, 149
 dưới 7 ngày 149, 150
 trên 7 ngày 149, 151, 153, 
155
 xử trí 1, 3, 5, 6, 17, 19, 
20, 26, 27, 29, 38, 39, 41, 
45, 53, 55, 56, 59, 84, 87, 
107, 113, 120, 157, 192, 
200, 256, 311, 312, 321, 
399
 có dấu hiệu khu trú 152
 có ban da 153, 154
 không có dấu hiệu khu trú 
151
 sốt tái diễn 23, 110
Sốt do thấp khớp 193
Sốt rét 150, 151, 153, 154, 
156-166, 170, 179, 180, 
187, 207, 241, 263, 308, 
353
 Thể não 24, 159
 Không biến chứng 163, 
165
 Nặng 156-158, 163, 170
 Điều trị 157, 158, 163, 
165, 166, 207
Sốt thuơng hàn 180
 điều trị 181
Sốt ve mò 153, 181
Spectinomycin 365
Stavudine 236, 367
Steroids 99
DA
NH
 M
ỤC
409
Streptomycin 117, 172, 366
Sự hấp thu
Suy dinh dưỡng, xử trí cấp 
cứu
 suy dinh dưỡng cấp nặng 
13, 14, 16, 19, 24
 điều trị ngoại trú 66, 86, 
91, 136, 142, 166, 178, 
183-185, 197, 198, 200, 
219, 220, 221, 269
Suy hô hấp 
 toan chuyển hóa 162
 nặng 2, 5, 28
 ở trẻ sơ sinh
Suy tim 14, 19, 28, 37, 75, 78, 
107, 120-122, 155, 160, 
181, 192-95, 204, 214, 
218, 221, 245, 304, 305, 
308, 309, 359
Suyễn 20, 21, 78, 91-93, 96, 
97, 101, 110, 111, 313
Sứt môi, chẻ vòm 67, 255, 
264, 265
T
TAC (Tetracaine, adrenaline, 
cocaine) 252
Tán huyết ở trẻ sơ sinh 25, 
64, 65, 143, 146, 311, 312
Tắc nghẽn hô hấp 1, 8
Tắc ruột 67, 114, 247, 255, 
265, 283,284, 286
Tăng trưởng bắt kịp
Tật bàn chân vẹo 268
Tenofovir 234, 368
Tetracycline 66, 144, 365
 Thuốc mỡ tra mắt 50, 66, 
176, 178
Than hoạt tính 27, 28, 32
Thẻ theo dõi của mẹ 135
Theo dõi 13, 19, 26, 28, 30, 32, 
33, 35, 36, 40, 42, 45-47, 
50, 53, 54, 57-59, 61, 63, 
64, 82, 83, 86, 87, 91, 95, 
96, 102, 104-107, 113, 117, 
118, 122, 123, 128-133, 
135, 137, 138, 140-144, 
158-163, 166, 172-174, 
177, 178, 180-182, 184, 
186, 188, 190, 191, 193, 
195, 200, 202-204, 208, 
210, 214, 215, 218, 221, 
222, 226, 233, 235, 237, 
238, 241, 242, 249-251, 
260-263, 265, 269, 271, 
278, 282-285, 293, 296, 
304, 305, 307, 309, 311, 
314, 319, 320, 322, 324, 
326, 327, 331, 338, 399
 biểu đồ 320, 399
 dịch nhập 177, 186, 188, 193
 thủ thuật 39
Thiếu máu 3, 13, 19, 24, 53, 
67, 78, 120-122, 151, 154-
158, 161-163, 181, 197, 
200, 208, 218, 212, 236, 
256, 260, 263, 271, 279, 
284, 307-309
Thoát vị 67, 90, 114, 266, 
267, 283, 285-287
Thoát vị màng não tủy 67
Thở co lõm ngực 58, 62, 162, 
320
Thở rít 101-103, 105, 107, 
109, 110, 119, 175
Thông đường thở 3, 5, 6, 8, 
10, 48, 53, 108, 120
Thông tiểu 185, 262, 263, 371
Thủ thuật 8, 39, 51, 65, 103, 
106, 113, 124, 192, 252, 
256-258, 272, 307, 329, 
330, 343, 345, 357, 361, 
365, 373
 tiêm thuốc 332
 truyền dịch 332
 đặt đường truyền ngoại vi 
DANH MỤC
410
332
 tiêm tủy xương 336
 chọc dò tủy sống 342
 đo đường huyết 346
 đặt thông tiểu 263
 đặt catheter tĩnh mạch rốn 
339
 bộc lộ tĩnh mạch 339
Thủy tinh mạc 285, 286
Thuốc giãn phế quản tác 
dụng nhanh 21, 29, 78, 
83, 92-94, 97-101
Thuốc kháng lao 116, 172, 
353, 366
Thuốc tím 246, 297, 360
Tiêm chủng 240
Tiêm thuốc 332
Tiêm tủy xương 173, 336
Tình trạng tiêm chủng 177, 
321
Tiêu chảy 21, 22, 30, 32, 41, 
42, 108, 116, 125-127, 
133-144, 169, 175, 176, 
181, 199, 219, 228, 236, 
243, 281, 287, 322, 325, 
327
 mất nước cấp 2, 3, 6, 13, 
17, 18, 125, 127, 130, 
132-134, 136
 kéo dài 110, 125, 127, 
138-140, 142, 197, 206, 
209, 212, 219, 228, 231, 
232, 247, 249
 ở trẻ suy dinh dưỡng 
nặng 125
Tiêu chảy kéo dài 125, 137, 
139, 140, 176, 206, 209, 
219, 231, 232, 249
Tiêu chuẩn Jones 193, 194
Tim bẩm sinh 21, 78, 120, 
121, 155, 257, 296, 315
Tím tái 4, 28, 29, 43, 62, 90, 
150, 162, 173, 180, 192, 
199, 200, 274
Tím, tim bẩm sinh 78, 315
Toan chuyển hóa 32, 162
Tràn khí màng phổi 77, 90, 95, 
101, 273, 274
Tràn máu màng phổi 274
Trạng thái động kinh 15
Trimethoprim-sulfamethox-
azole 165, 183, 185, 242, 
356, 357
Truyền máu 13, 14, 36, 39, 
40, 63, 108, 122, 160-
162, 180, 191, 195, 208, 
257, 260, 271, 274, 293, 
308-312
Tư vấn 52, 118, 125, 135, 
138, 140, 166, 174, 178, 
188, 228, 249, 250, 253, 
294, 323, 326, 327
Tư vấn xét nghiệm HIV 228, 
250, 253
Tỷ lệ tử vong 166, 174, 182, 
269, 320
V
Vaccin bại liệt uống 50, 325
Vaccin ngừa phế cầu 241
Vàng da sơ sinh 23-25, 45, 
54, 64, 65, 67
Vấn đề thường gặp ở sơ 
sinh 64
Vấn đề về mắt 19
Vệt Bitot’s
Vết thương 38, 279 
Viêm cơ tim 101
Viêm cầu thận cấp 25, 121
Viêm gan 50, 189, 309, 326
Viêm màng não 22-26, 41, 45, 
55, 56, 88, 115, 116, 149, 
151-154, 157, 160, 167-
169, 170-173, 176, 181, 
182, 207, 227, 231, 232, 
243, 246, 299, 305, 342, 
DA
NH
 M
ỤC
411
354, 355, 357, 359, 363
 vi trùng 80, 88-90, 114-
116, 186
 cryptococcus 172, 232, 
246
 kiểm soát dịch 57
 não mô cầu 153, 170
 lao 167, 170
Vitamin K 25, 32, 50, 53
Viêm mủ cơ 231, 291
Viêm nội tâm mạc 88, 120-
124, 155, 257
Viêm khớp nhiễm trùng 255, 
289
Viêm kết mạc sơ sinh 45, 66, 
108, 186 
 Viêm kết mạc do sởi 176, 
178
Viêm màng ngoài tim 120
Viêm thanh khí phế quản 21, 
75, 79, 101-103, 175, 176
 trong bệnh sởi 175, 176
 nặng do virus
Viêm màng não do Cryptoco-
cus 149, 172, 232, 246
Viêm phổi 21, 29, 30, 41, 42, 
54, 62, 75, 76, 77, 79-96, 
100, 110, 112, 114, 116, 
119, 120, 126, 139, 142, 
150, 152, 154, 162, 173, 
175, 176, 179, 181, 199, 
207, 226, 227, 231, 232, 
237, 243-246, 263, 304, 
305, 313, 315, 352
 hít 4, 12, 20, 21, 27-30, 
33, 76, 77, 79, 80, 83, 88, 
89, 97, 99, 100-103, 109-
114, 119, 157, 159, 162, 
173, 264, 269, 271, 304, 
314, 365
 biến chứng 87
 viêm phổi thùy 90, 110, 
119
 viêm phổi do pneumocys-
tis (pcp) 231, 237, 244 
 nặng 232, 299, 305, 
313,315
 do tụ cầu 82, 83, 85
Viêm phúc mạc 34, 215, 
281-283
Viêm tai giữa 176
 cấp 183
 mạn 184, 288
Viêm thanh khí phế quản do 
virus 102
Viêm tiểu phế quản 71, 78, 
93, 94
Viêm ruột hoại tử 62
Viêm ruột thừa 255, 282
Viêm tủy xương 181, 276, 
289
Viêm tuyến mang tai, mạn 
tính 110, 227
Viêm xoang 152, 231
Vitamin A 174-178, 199, 208, 
217
Vitamin D 61
X
X-quang ngực 44, 62, 77, 79, 
82, 83, 88, 89, 95, 101, 
116, 121, 123, 154, 174, 
179, 193, 219, 223, 244
Xoắn tinh hoàn 286
Xuất huyết dưới kết mạc 112, 
114
Xuất huyết trong sốc 21, 22 
 dengue 21, 22, 23
 vết thương 279
Z
Zidovudine (zdv) 234
Ziehl-Neelsen 115
DANH MỤC
412
413
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Quyển sổ tay này được cập nhật dựa trên các khuyến cáo và hướng dẫn 
xử trí mới của Ủy ban đánh giá hướng dẫn xử trí (Guidelines Review Com-
mittee). Các khuyến cáo và hướng dẫn xử trí này có thể truy cập trên trang 
Web của Tổ chức Y tế Thế giới: 
olescent/en/. Ấn bản lần thứ hai của quyển sổ tay này đã được chỉnh sửa 
nội dung phù hợp với các khuyến cáo và hướng dẫn xử trí mới của Tổ 
chức Y tế Thế giới - tháng 6/2012.
WHO (2012). Recommendations for management of common childhood 
conditions: Evidence for technical update of pocket book recommenda-
tions.
Geneva. ISBN: 978 92 4 150282 5.
management_childhood_conditions/en/index.html.
WHO (2012). Guidelines on basic newborn resuscitation. Geneva.
newborn_resuscitation/en/index.html.
WHO (2012). Technical note: Supplementary foods for the management of
moderate acute malnutrition in infants and children 6–59 months of age.
Geneva.
malnutrition/9789241504423/en/index.html.
WHO (2012). WHO guidelines on the pharmacological treatment of per-
sisting pain in children with medical illnesses. Geneva.
perspainchild/en/index.html.
WHO (2012). Care for child development: improving the care for young
children. Geneva.
child_development/en/index.html.
WHO (2012). HIV and infant feeding 2010: an updated framework for pri-
ority action. Geneva.
9241590777/en/index.html.
WHO (2012). Integrated Management for Emergency and Essential Surgi-
cal Care (IMEESC) tool kit. Geneva.
WHO (2011). Manual on paediatric HIV care and treatment for district
hospitals. Geneva.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
414
documents/9789241501026/en/index.html.
WHO (2011). mhGAP intervention guide for mental, neurological and
substance use disorders in non-specialized health settings. Geneva.
tion_guide/en/index.html.
WHO (2011). Guidelines on optimal feeding of low birth-weight infants in 
lowand middle-income countries. Geneva.
feeding_low_bw/en/index.html.
WHO (2011). Priority medicines for mothers and children 2011. Geneva
(WHO/EMP/MAR/2011.1).
dex.html.
WHO (2011). Third model list of essential medicines for children. Geneva.
WHO (2010). Guidelines on HIV and infant feeding 2010. Principles and
recommendations for infant feeding in the context of HIV and a summary of
evidence. Geneva.
documents/9789241599535/en/index.html.
WHO (2010). Antiretroviral therapy for HIV infection in infants and children:
Towards universal access. Geneva.
WHO (2010). WHO recommendations on the management of diarrhoea 
and pneumonia in HIV-infected infants and children. Geneva.
documents/9789241548083/en/index.html.
WHO (2010). Guidelines for the treatment of malaria, 2nd ed. Geneva.
index.html.
WHO (2010). Rapid advice: treatment of tuberculosis in children. Geneva.
pdf.
WHO (2010). Guidelines for treatment of tuberculosis, 4th ed. Geneva.
WHO (2010). Essential newborn care course. Geneva.
newborncare_course/en/index.html.
TÀ
I L
IỆU
 TH
AM
 K
HẢ
O
415
TÀI LIỆU THAM KHẢO
WHO (2009). Training course on the management of severe malnutrition,
update 2009. Geneva.
ing_inpatient_MSM/en/index.html.
WHO (2009). WHO child growth standards and the identifi cation of severe
acute malnutrition in infants and children. Geneva.
documents/9789241598163/en/index.html.
WHO Multicentre Growth Reference Study Group (2009). WHO child 
growth standards: growth velocity based on weight, length and head cir-
cumference: methods and development. Geneva.
WHO, World Food Programme and UNICEF (2007). Community-based
management of severe acute malnutrition. A joint statement by the World
Health Organization, the World Food Programme, the United Nations Sys-
tem Standing Committee on Nutrition and the United Nations Children’s 
Fund. Geneva.
severemalnutrition/9789280641479/en/index.html.
WHO (2007). Report of the WHO Expert Committee on the Selection and 
Use of Essential Medicines. Geneva.
essentialmedicines/15_MAY_TRSreport.pdf.
WHO (2005). The treatment of diarrhoea: A manual for physicians and oth-
er senior health workers. Geneva.
9241593180/en/index.html.
WHO (2003). Managing newborn problems: a guide for doctors, nurses 
and midwives. Geneva.
perinatal_health/9241546220/en/index.html.
WHO (2003). Surgical care at the district hospital. Geneva.
WHO (2003). Rheumatic fever and rheumatic heart disease: report of a 
WHO expert consultation. Geneva.
WHO (2001). Clinical use of blood. Geneva.

File đính kèm:

  • pdfso_tay_dieu_tri_nhi_khoa_phan_2.pdf