Sự du nhập Nho giáo vào Giao Châu thiên niên kỷ đầu Công nguyên

Tóm tắt: Trong thiên niên kỷ đầu Công nguyên, Nho nguyên thủy và Hán Nho từng bước được du

nhập vào Giao Châu (Việt Nam). Nội dung Nho giáo được du nhập chủ yếu được trình bày trong: Tứ

thư, Ngũ kinh; thể hiện ở tư tưởng “tam cương” và “ngũ thường”; nhằm đạt tới “tu, tề, trị, bình”. Ban

đầu, sự du nhập Nho giáo thời Lưỡng Hán đã vấp phải phản ứng của phong tục tập quán cổ truyền

dân tộc và phong trào đấu tranh chống Hán hóa lan rộng ở Giao Châu. Sau đó, do việc học chữ Hán,

học Nho quy củ hơn (nhờ công lao của Sĩ Nhiếp) nên nhận thức của người Việt đã thay đổi. Việc học

hành, thi cử đã gắn với đào tạo nhân tài, đã gắn với việc làm quan “cứu nước”. Nho giáo cùng với

Đạo giáo và Phật giáo đã tìm được chỗ đứng trong đời sống tinh thần dân tộc Việt.

pdf 11 trang yennguyen 3200
Bạn đang xem tài liệu "Sự du nhập Nho giáo vào Giao Châu thiên niên kỷ đầu Công nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự du nhập Nho giáo vào Giao Châu thiên niên kỷ đầu Công nguyên

Sự du nhập Nho giáo vào Giao Châu thiên niên kỷ đầu Công nguyên
35 
Sự du nhập Nho giáo 
vào Giao Châu thiên niên kỷ đầu Công nguyên 
Vũ Duy Mền1 
1 Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 
Email: vuduymenhn@yahoo.com 
Nhận ngày 20 tháng 9 năm 2018. Chấp nhận đăng ngày 30 tháng 10 năm 2018. 
Tóm tắt: Trong thiên niên kỷ đầu Công nguyên, Nho nguyên thủy và Hán Nho từng bước được du 
nhập vào Giao Châu (Việt Nam). Nội dung Nho giáo được du nhập chủ yếu được trình bày trong: Tứ 
thư, Ngũ kinh; thể hiện ở tư tưởng “tam cương” và “ngũ thường”; nhằm đạt tới “tu, tề, trị, bình”. Ban 
đầu, sự du nhập Nho giáo thời Lưỡng Hán đã vấp phải phản ứng của phong tục tập quán cổ truyền 
dân tộc và phong trào đấu tranh chống Hán hóa lan rộng ở Giao Châu. Sau đó, do việc học chữ Hán, 
học Nho quy củ hơn (nhờ công lao của Sĩ Nhiếp) nên nhận thức của người Việt đã thay đổi. Việc học 
hành, thi cử đã gắn với đào tạo nhân tài, đã gắn với việc làm quan “cứu nước”. Nho giáo cùng với 
Đạo giáo và Phật giáo đã tìm được chỗ đứng trong đời sống tinh thần dân tộc Việt. 
Từ khóa: Giao Châu, Nho giáo, Khổng giáo, Tam giáo đồng nguyên. 
Phân loại ngành: Sử học 
Abstract: In the first millennium BC, under the influence of Chinese culture, original 
Confucianism and Hán Nho (Confucianism of the Han dynasty) were gradually introduced into 
Giao Chau (now Vietnam). The main contents of Confucianism then were presented in the “Four 
Books” and the “Five Classics”, expressed in the “three cardinal guides” and “five constant 
virtues”, for the achievement of “self-betterment, family management, establishment and 
maintenance of order in society and realisation of the nation’s lasting peace”. Initially, the 
introduction of Confucianism in the times of the Two Han Dynasties was faced with the reaction of 
the Vietnamese traditional customs and struggle against Sinicisation in Giao Chau. Later, the study 
of Chinese characters and Confucianism became better arranged thanks to Si Nhiep, and thus 
changed the view of the Vietnamese. Studying and examinations were associated with training of 
talents, becoming a mandarin and “saving the country”. Confucianism, together with Taoism and 
Buddhism, found its place in the spiritual life of the Vietnamese people. 
Key words: Giao Chau (Jiaozhou), Confucianism, three religions in harmony with one another. 
Subject classification: History 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 - 2019 
36 
1. Mở đầu 
Nho giáo (hay còn gọi là đạo Nho, Khổng 
giáo), do Khổng Tử (551 - 479 trước Công 
nguyên (TCN), một nhà tư tưởng lớn của 
Trung Quốc cổ đại, sáng lập. Sau Khổng 
Tử, Mạnh Tử đã phát triển Nho giáo theo 
hướng duy tâm, và Tuân Tử đã phát triển 
theo hướng duy vật. 
Nho giáo từ Khổng Tử đến Tuân Tử gọi 
là Nho Tiên Tần hay Nho nguyên thủy, đặc 
điểm của nó là chưa thần bí hóa, phù hợp với 
xã hội quân chủ phân quyền thời Xuân Thu - 
Chiến Quốc ở Trung Quốc. Đến thời Hán, 
Đổng Trọng Thư, đại biểu tư tưởng của chế 
độ quân chủ trung ương tập quyền chuyên 
chế Hán đã phát triển Nho giáo của Khổng 
Mạnh theo hướng duy tâm thần bí, gọi là 
Hán Nho. 
Nho giáo được du nhập vào Giao Châu 
từ những năm đầu Bắc thuộc và từng là hệ 
tư tưởng chính thống của chế độ quân chủ, 
cho đến giữa thế kỷ XX. Nho giáo đã có vai 
trò đặc biệt trong đời sống tinh thần của 
người dân Việt Nam, trở thành một phần 
quan trọng của nền văn hóa dân tộc. 
Năm 111 TCN, sau khi đã thôn tính 
nước Nam Việt của Triệu Đà, nhà Hán bắt 
đầu quá trình đặt chính quyền cai trị và đô 
hộ Việt Nam. Triều đình phương Bắc muốn 
truyền bá chữ Hán, văn hóa Hán (đặc biệt là 
các tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo) 
vào đất Giao Châu để mở rộng ảnh hưởng 
của Trung Quốc xuống phương Nam, phục 
vụ cho chính sách nô dịch và đồng hóa. Để 
thực hiện được điều này, nhà Hán đã di 
thực mô hình tổ chức chính trị và sinh hoạt 
xã hội của Trung Hoa sang đất Việt, nhằm 
tạo ra trên đất đô hộ một cơ cấu xã hội, thể 
chế chính trị, phương thức sản xuất và 
phong tục tập quán như ở Trung Hoa. 
Trải qua hơn hai thế kỷ, văn hóa Hán dần 
du nhập vào làng xã người Việt (bằng con 
đường di dân, bằng hình thức truyền bá chữ 
Hán). Việc sử dụng chữ Hán vừa nhằm 
phục vụ cho nhu cầu hành chính - chính trị 
của chính quyền đô hộ, vừa làm công cụ để 
đưa Nho học vào Việt Nam. Việc truyền bá 
chữ Hán gắn liền với sự xâm nhập của Nho 
giáo. “Phong kiến Trung Quốc một mặt 
truyền bá chữ Hán sang ta, mặt khác, qua đó, 
truyền bá tư tưởng Nho giáo trong bộ phận 
nhân dân ta, nhằm làm một phương tiện xâm 
lược” [18, tr.368-369]. 
Thời kỳ này, những người theo học chữ 
Hán chủ yếu là con em quan lại, địa chủ Hán 
tộc và con em một số tầng lớp trên của Giao 
Châu. Các sách kinh điển của Khổng giáo 
(như Tứ thư, Ngũ kinh) là những tài liệu đầu 
tiên dùng để giảng dạy. Số người học hành 
đỗ đạt dù chưa nhiều nhưng cũng được 
tuyển lựa vào bộ máy cai trị. Tuy nhiên, 
chính sách giáo dục đô hộ hoàn toàn hạn chế 
việc tuyển chọn nhân tài người Việt. 
Quan lại người Hán đưa Nho giáo vào 
Việt Nam dưới nhiều hình thức như: truyền 
bá điển lễ hôn nhân - gia đình (Thái thú Tích 
Quang, Nhâm Diên); thiết lập pháp chế (Thái 
thú Tô Định, Mã Viện); cổ động tín ngưỡng 
(Thứ sử Đỗ Tuệ Độ, Tiết độ sứ Cao Biền); 
mở trường dạy học (Thái thú Sĩ Nhiếp) [8, tr. 
298]. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về 
vấn đề du nhập của Nho giáo vào Giao Châu 
thiên niên kỷ đầu Công nguyên. Nhưng vấn 
đề này còn nhiều ý kiến khác nhau, bài viết 
góp thêm ý kiến phân tích thêm về vấn đề đó. 
2. Nội dung Nho giáo du nhập ở Giao Châu 
Kinh điển của Nho giáo ở Giao Châu thời kỳ 
Bắc thuộc chủ yếu là Tứ thư và Ngũ kinh. 
Vũ Duy Mền 
37 
Nội dung của Tứ thư và Ngũ kinh là nội 
dung cơ bản của Nho giáo, quy định quan hệ 
gia đình và các quan hệ xã hội. Tứ thư và 
Ngũ kinh, được gọi chung là Kinh truyện. 
“Tứ thư” gồm Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học 
và Trung dung. 
Luận ngữ là sách do các học trò của Khổng 
Tử biên chép lại lời giảng của thầy (về các vấn 
đề chính trị, triết lý, luân lý, học thuật). Bộ 
Luận ngữ lưu hành về sau là bộ sách do Chu 
Tử tập chú, gồm 10 quyển 20 chương. 
Mạnh Tử là sách do Mạnh Tử soạn, bàn về 
đạo đức, nhân nghĩa, nhưng bàn ở phương 
diện lớn (ví dụ như sách đó cho rằng con 
người làm chính trị phải có nhân nghĩa mới 
mong tránh khỏi tai họa, biến loạn và chiến 
tranh, giúp người dân sống an bình thịnh trị). 
Đại học là sách của Tăng Tử diễn lại lời 
của Khổng Tử, nhằm dạy đạo làm người quân 
tử. (Theo sách này, người quân tử phải hiểu 
cái lý của sự vật, cố đạt đến mức chí thiện để 
thành người giúp ích cho xã hội). Nói cách 
khác, Đại học là cái học của đại nhân. 
Trung dung là sách thuật lại ý chí của 
Khổng Tử. Sách dạy những tiêu chuẩn làm 
người quân tử, bàn về trung dung, trung hòa, 
bàn về chí thành. Xuất phát từ vũ trụ bản thể 
luận, Trung dung bàn về tu dưỡng, đạo đức 
[21, tr.54]. 
“Ngũ kinh” (gồm 5 bộ kinh điển của Nho 
gia) là Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh 
Dịch và Kinh Xuân Thu. 
Kinh Thi là sưu tập các bài thơ dân gian 
và cung đình, có ba bộ phận: Phong, Nhã, 
Tụng. Phong là thơ dân gian phản ánh phong 
tục tập quán nhân dân các nước chư hầu. 
Nhã là bài hát phản ánh các chế độ cung 
đình vương triều. Tụng là thơ ca tụng nền 
thịnh trị của vương quốc. Học Kinh Thi có 
thể di dưỡng tính tình và mở rộng tri thức 
của con người, có thể cảm phát ý chí, có thể 
xem xét điều hay dở. Gần trong nhà thì biết 
thờ cha, xa ra ngoài thì biết cách thờ vua 
Kinh Thư viết về lịch sử thượng cổ 
Trung Quốc. Kinh Thư chép những điển, 
mô, huấn, cáo, thệ, mệnh của vua tôi dạy 
bảo khuyên răn nhau từ thời Nghiêu, Thuấn 
cho đến đời Đông Chu. Trong Kinh Thư, có 
4 nội dung chính: Ngu Thư, Hạ Thư, 
Thương Thư, Chu Thư. Bộ Kinh Thư là bộ 
sử thời thượng cổ Trung Quốc, được Nho 
gia coi trọng và hướng dẫn làm tư liệu lịch 
sử minh chứng cho Nho giáo. 
Kinh Lễ viết về tế lễ thời Chu. Có ba bộ 
sách: Nghi lễ, Ký lễ và Chu lễ. Nghi lễ trình 
bày cách bố trí một lễ rất chi tiết về ngày 
giờ, người hành lễ, vị trí các người tham gia 
lễ, các thầy cúng, thầy bói, thần linh Nội 
dung ghi rất đầy đủ để tổ chức một buổi lễ 
hoàn chỉnh. Nghi lễ nói về lễ tiết đối với 
vua, bạn, chào đón tiếp khách, yến tiệc, 
triều kiến, tang lễ, hiến sinh Ký lễ ghi lại 
nhiều tư liệu, trong đó dẫn lời của Khổng 
Tử giảng về các sự kiện về lễ. Chu lễ trình 
bày hệ thống tổ chức quản lý nhà nước các 
cấp trong ngoài triều đình không có lời của 
Khổng Tử. 
Kinh Dịch là sách bói toán xem sự việc 
cát (tốt), hung (xấu). Lúc đầu người ta dùng 
50 cọng cỏ thi, về sau dùng thanh tre nhỏ, 
đồng tiền để bói, xác định quẻ. Trong 
Kinh Dịch, các tư tưởng âm dương ngũ 
hành, thiên mệnh, phương vị học, địa lý 
học, toán học, thiên văn học, sử học cùng 
hội nhập thành Dịch học và mang tư tưởng 
Nho giáo. 
Kinh Xuân Thu viết về lịch sử nước Lỗ 
từ năm Lỗ Ân Công thứ nhất (722 TCN) 
đến năm Lỗ Ai Công thứ 14 (481 TCN). 
Sách Xuân Thu có ba chủ đề chính: chính 
danh tự (phải biết ý nghĩa và vị trí từng 
chữ, ví dụ thiên tử chết phải viết là “băng”, 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 - 2019 
38 
vua chư hầu chết thì viết là “hoăng”); 
định danh phận (người nào có danh phận 
không chính đáng, thì dẫu phẩm chức gì, 
cũng chỉ chép có một tên tục mà thôi); ngụ 
bao biếm (có khi chỉ vì một chữ chê mà 
mang tiếng xấu muôn đời, một chữ khen 
mà được tiếng thơm thiên cổ). 
Tư tưởng cơ bản của Nho giáo thể hiện 
trong Tứ thư và Ngũ Kinh là tư tưởng tam 
cương, ngũ thường và tu, tề, trị, bình. Tam 
cương là ba mối quan hệ của đạo đức 
phong kiến: vua-tôi, cha-con, chồng-vợ 
(theo đó, thần dân đối vua phải trung; con 
đối với cha mẹ phải hiếu nghĩa; vợ đối với 
chồng phải theo đạo tam tòng có tính chất 
tôn ti trật tự). Ngũ thường là các đức tính 
nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; các đức tính đó có 
vai trò duy trì quan hệ xã hội tốt đẹp. Tu, 
tề, bình trị, là đường lối chính trị, theo đó 
trước tiên mỗi người phải tu dưỡng bản 
thân (tu thân), phải xây dựng gia đình tốt 
đẹp (tề gia), rồi mới có thể cai trị đất nước 
(trị quốc) và cuối cùng an định thiên hạ 
(bình thiên hạ). 
3. Quá trình du nhập Nho giáo ở Giao Châu 
3.1. Giai đoạn Bắc thuộc lần thứ nhất (111 
TCN - 40 SCN) 
Cuối đời Tây Hán, Tích Quang cai trị Giao 
Chỉ, Nhâm Diên cai trị Cửu Chân. Họ dựng 
nhà học hiệu, dạy dân noi theo nhân nghĩa 
[19, tr.218]. Đây là hai viên quan người Hán 
đầu tiên tích cực truyền bá chữ Hán và đạo 
Nho vào Việt Nam. Nội dung của Nho giáo 
được Tích Quang và Nhâm Diên truyền dạy 
cho người Việt lúc đó chủ yếu là nghi lễ hôn 
nhân kiểu Hán, phương thức canh tác, sản 
xuất nông nghiệp 
Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: 
Tích Quang là Thái thú Giao Chỉ, người 
quận Hán Trung. Năm Kiến Vũ thứ 5, khi ở 
Giao Chỉ, ông lấy lễ nghĩa dạy dân [11, t.1, 
tr.213], dạy dân làm ruộng bằng trâu bò, 
cày bừa như người Hán. 
Nhâm Diên làm Thái thú quận Cửu Chân 
năm 25 (sau CN). Ông tự là Trường Tồn, là 
người Uyển, mới 12 tuổi đã thông hiểu 
Kinh Thi, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu, nổi 
tiếng trong trường Thái học, người ta gọi 
ông là Nhâm “thánh đồng” [19, tr.139]. 
Nhâm Diên đã dạy dân Việt làm ruộng, 
dạy dân tổ chức nghi lễ hôn nhân. An Nam 
chí lược chép: “Theo phong tục tập quán thì 
người Cửu Chân chỉ làm nghề đánh cá và 
săn thú, chứ không biết cày cấy. Nhâm 
Diên dạy dân vỡ đất hoang trồng lúa, đất 
mỗi năm mỗi mở rộng thêm, dân được no 
đủ giàu có. Còn hàng ngàn dân nghèo 
không có tiền cưới vợ, thì Nhâm Diên bắt 
quan Trưởng sử trở xuống phải chịu bớt 
lương bổng để giúp dân nghèo. Vì vậy, số 
người cưới vợ trong một lúc tới 2.000 
người. Năm ấy, mưa gió thuận hòa, các 
giống lúa đều được mùa. Nhà nào sinh 
được con cũng đặt tên là Nhâm. Nhâm Diên 
cai trị ở Cửu Chân được 4 năm thì về Trung 
Quốc, người Cửu Chân lập nhà sinh từ để 
thờ” [19, tr.140]. 
Về tính chất, nho học thời kỳ Tích 
Quang và Nhâm Diên du nhập vào Việt 
Nam không phải là đạo Nho nguyên bản 
thời Tiên Tần, mà là thứ đạo Nho pha trộn 
với thần học thời Lưỡng Hán (Tây Hán, 
Đông Hán), đạo Nho này nhằm phục vụ đắc 
lực cho đường lối đối nội, đối ngoại của 
nhà Hán. Về đại thể, nó gồm ba thành tố 
“tam cương, ngũ thường” của Khổng Mạnh 
để đảm bảo kỷ cương, rường mối trong xã 
hội quân chủ; “hình danh” của Hoàng Lão 
Vũ Duy Mền 
39 
nhằm củng cố chính thể trung ương tập 
quyền; “vận mệnh luận” của các nhà Âm 
dương ngũ hành, lấy tư tưởng “tông pháp” 
và “vương quyền thần thụ” làm nòng cốt 
[17, tr.13]. 
Đạo Nho truyền bá những quan điểm 
chính trị, đạo đức, phong tục, nghi lễ rất khác 
với phong tục cổ truyền của người Việt. Vì 
vậy, trong giai đoạn Bắc thuộc lần thứ nhất, 
việc truyền bá chữ Hán và văn hóa Hán ở 
Giao Châu đã gặp những trở lực nhất định. 
Trở lực thứ nhất là sức mạnh của nền 
văn hóa bản địa - nền văn hóa văn minh 
Văn Lang - Âu Lạc (văn hóa Đông Sơn) 
được tạo dựng từ trước khi tiếp xúc với văn 
hóa Hán. Văn hóa bản địa, một mặt, cản trở 
sự ảnh hưởng của văn hóa Hán, mặt khác, 
còn làm Việt hóa những người Hán tới sinh 
cơ lập nghiệp tại đây. Cụ thể như trường 
hợp Triệu Đà. Khi Lục Giả mang ấn đến thì 
thấy Triệu Đà “búi tó, ngồi xổm” mà tiếp 
khách. Đây là những cử chỉ văn hóa sinh 
hoạt của người Việt, hoàn toàn bị mất đi 
tính Hoa Hạ. Chi tiết này cho thấy tuy chữ 
Hán đã du nhập vào đất Lĩnh Nam, nhưng 
đạo Nho, tức là cái lễ nghĩa kiểu Hán trong 
ứng xử vẫn chưa thể được tiếp nhận trên đất 
nước họ Triệu [26, tr. 87]. 
Sách Hán thư chép rằng: “Mã Viện chia 
thành từng điều khoản tâu lên rằng luật 
người Việt và luật người Hán khác nhau hơn 
mười việc” [26, tr. 87]. Đó là sự khác nhau 
trong phong tục người Việt và người Hán 
mà Nho giáo chưa thể đóng vai trò dung hợp 
hay giúp người Việt tiếp nhận những tư 
tưởng mới mà Nho giáo mang tới. 
Trở lực thứ hai đối với việc truyền bá 
chữ Hán và văn hóa Hán là phong trào đấu 
tranh ngày một lan rộng trên đất Giao Châu, 
mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà 
Trưng. Đây cũng là trở lực xuyên suốt thời 
kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất. 
3.2. Giai đoạn Bắc thuộc lần thứ hai (43 
SCN - 544) 
Bắt đầu từ giai đoạn này trở về sau, cách 
nhìn của người Giao Châu với văn hóa Hán 
có sự thay đổi. Sau cuộc khởi nghĩa của Hai 
Bà Trưng thất bại, người Việt đã chuyển 
sang tự lập tự cường, nuôi chí đợi thời. Họ 
dần hiểu ra chữ Hán chỉ là công cụ để ghi 
chép, không nên đánh đồng chữ Hán với kẻ 
đô hộ; rằng có thể dùng chữ Hán, văn hóa 
Hán để học tập, phát triển nhân tài, xây dựng 
nền văn hóa thành văn, phục vụ cho sự 
nghiệp giải phóng đất nước. 
Việc truyền bá Nho giáo trong thời kỳ 
này gắn liền công lao và tên tuổi của Thái 
thú Sĩ Nhiếp. Tuy không phải là người đầu 
tiên truyền bá Nho giáo vào Việt Nam, 
nhưng Sĩ Nhiếp là người đầu tiên tổ chức 
việc học hành - giáo dục theo tư tưởng Nho 
giáo một cách chặt chẽ và có hệ thống. Đây 
là đóng góp đáng kể của ông trong thời gian 
cai trị nước ta. 
Sĩ Nhiếp (137 - 226) tự là Ngạn Uy, 
người huyện Quảng Tín, quận Thương Ngô. 
Tổ tiên ông là người Vấn Dương, nước Lỗ, 
lúc loạn Vương Mãng ở Bắc triều (Trung 
Quốc), tránh sang đất Gi ... ữ Hán và nhà 
sư không chỉ là những người truyền bá tư 
tưởng đạo Phật, mà cũng trở thành người 
truyền bá Nho học. Họ là tầng lớp trí thức 
có vai trò lớn trong bộ máy chính quyền và 
xã hội sau này. 
Vũ Duy Mền 
41 
Sĩ Nhiếp là một trong những người đầu 
tiên thuộc “lớp người Hán-Việt”, tuy là 
người “gốc Hán” nhưng có “chất Việt đậm 
đà”. Vì thế, Sĩ Nhiếp rất am hiểu sinh hoạt 
văn hóa và tín ngưỡng dân gian của người 
Việt. Ông đã dung hòa được tinh thần của 
đạo Nho, đạo Phật với tín ngưỡng bản địa. 
Điều này khiến Sĩ Nhiếp thành công hơn 
những người tiền nhiệm trong việc đưa Nho 
giáo thâm nhập vào đời sống Giao Châu, hạn 
chế được sự chống đối của nhân dân với giai 
cấp thống trị. Có thể thấy, ở Giao Châu thời 
bấy giờ, Nho - Phật - Lão bắt đầu quyện vào 
nhau dưới sự chỉ huy của Thái thú Sĩ Nhiếp, 
người mà các nhà Nho Việt Nam đời sau gọi 
là “Nam Giao học tổ”, tức ông tổ của Nho 
học phương Nam, khác với Nho học phương 
Bắc [17, tr.14]. 
Đánh giá về Sĩ Nhiếp, các sử gia ở từng 
triều đại quân chủ Việt Nam có nhiều cách 
nhìn nhận khác nhau. Sĩ Nhiếp được nhiều 
người coi là một “vị anh hùng” của đất 
nước, được phong là “Đại vương”, được gọi 
là “bậc trí” và cho rằng Việt Nam “là một 
nước văn hiến bắt đầu từ Sĩ Vương”. 
Giai đoạn Bắc thuộc lần thứ hai cũng đã 
diễn ra một số cuộc tranh luận giữa đạo Nho 
và đạo Phật để tranh giành vị thế độc tôn. 
Vào khoảng thế kỷ II - III diễn ra cuộc 
tranh luận về sự phân minh giữa Phật giáo 
và Nho giáo, biểu hiện qua Lý hoặc luận và 
bản thân Mâu Tử. Cũng chính từ đây, xuất 
hiện quan điểm Nho - Phật - Lão hay là 
quan điểm về “Tam giáo đồng nguyên” 
trong văn hóa xã hội cũng như trong lịch sử 
tư tưởng Việt Nam. 
Mâu Tử là người quận Thương Ngô, 
Trung Quốc. Vào những năm 195 - 198, 
Mâu Tử viết sách Lý hoặc luận, nhằm lý 
giải những điều mê lầm của một số người 
không hiểu đạo Phật. Tác phẩm gồm có 37 
câu hỏi và đáp, trong đó chỉ có 5 câu đầu 
nói về Phật và Phật giáo, 7 câu sau cùng nói 
về Lão Tử và Lão giáo, 25 câu còn lại là 
những câu Nho gia hỏi Phật giáo và Mâu 
Tử trả lời. Kết cấu cuốn Lý hoặc luận cho 
thấy rằng thời bấy giờ Phật giáo là đối 
tượng công kích chính của Nho giáo, và 
Nho giáo cũng là đối tượng phản bác chính 
của Phật giáo. Nói chung, cái sai trong thái 
độ phê phán của các nhà Nho đối với Phật 
giáo là ở chỗ, họ bao giờ cũng lấy Nho giáo 
làm chuẩn mực của chân lý, tuy rằng Phật 
giáo không công nhận chuẩn mực đó. Cho 
nên khi trả lời, Mâu Tử đã ví Phật giáo như 
mặt trời ở giữa, Nho giáo như đuốc sáng, 
Phật giáo như núi Thái Sơn, như sông 
Trường Giang, còn Nho giáo thì gò đống, 
như ngòi lạch. 
Sau này, vào đầu thế kỷ V, có thêm cuộc 
tranh luận diễn ra tại Giao Chỉ, dưới hình 
thức trao đổi thư từ giữa hai bên, một bên là 
Sứ quân Lý Miễu (người Trung Quốc) và 
một bên là hai nhà sư Giao - Châu Thích 
Đạo Cao và Thích Pháp Minh. Họ tranh 
luận về việc “thấy hay không thấy chân 
hình của Phật”. Trong 6 lá thư trao đổi, nổi 
lên 3 vấn đề: lý do tồn tại của Phật giáo trên 
đất Hán là gì? Lý thuyết Chu - Khổng 
(Nho) có phải là mẫu mực cho việc giải 
quyết sự việc đời nay hay không. Nói về 
kiếp sau thì lý thuyết của Phật giáo khác gì 
Nho giáo không? 
Trong lá thư thứ nhất, Lý Miễu đặt câu 
hỏi: tại sao không thấy được hình ảnh thật 
của Phật ở đời? Trong thư trả lời, Thích 
Đạo Cao đã nói: không thấy được hình ảnh 
thật của Phật, cũng như lúc bấy giờ không 
thể không tin. Trong là thư thứ hai, Lý 
Miễu hỏi: việc Phật ngày nay ở đâu? Thích 
Đạo Cao đã trả lời rằng: chỗ nào cũng là 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 - 2019 
42 
việc của Phật, không thể quy hết vào vai trò 
của Nho. 
Việc Đạo Cao, Pháp Minh mượn Phật để 
chống Nho thực ra chỉ là một biểu hiện của 
cuộc đấu tranh gay go, phức tạp, nhiều mặt 
của người Việt Nam nhằm bảo vệ nền văn 
hóa cổ truyền cùng sự sống còn của dân tộc 
trước âm mưu nô dịch và đồng hóa của 
ngoại bang dưới thời Bắc thuộc. 
Các cuộc tranh luận trên cho thấy, cả 
người theo Nho giáo và người theo Phật 
giáo đều ra sức chứng minh tính đúng đắn 
và sự cần thiết của mình trong xã hội. Lẽ 
của mỗi bên, cho thấy Nho giáo không thể 
tự mình giải thích hết cuộc sống, cần phải 
có Phật giáo bổ sung; Phật giáo cũng không 
thể thỏa mãn hết yêu cầu của con người, 
cần có Nho giáo thêm, để giải thích thấu 
đáo mọi đòi hỏi của cuộc sống xã hội. 
3.3. Giai đoạn Bắc thuộc lần thứ ba (603 - 906) 
Trong giai đoạn này, việc truyền bá đạo 
Nho gắn với việc học hành thi cử, đào tạo 
và bồi dưỡng nhân tài cho một thiết chế nhà 
nước quân chủ. Nhiều dấu hiệu chứng tỏ 
rằng, trong tầm ảnh hưởng của nhà Đường, 
trường học đã được đưa đến tận một số thôn 
xã; sách kinh điển của Nho giáo cũng được 
nghiên cứu và thảo luận trong phạm vi rộng 
rãi. Việt điện u linh có nhắc đến chuyện 
Triệu Xương lập hương hiệu (trường làng) 
tại Đường An. Việt Nam tập lược cho biết: 
“Đời Đường, Vương Phúc Thời làm quan 
Lệnh ở Giao Chỉ, rộng mở văn giáo, sĩ dân 
cho là người có đức, đến nay vẫn còn thờ”, 
và việc “viên Đô úy An Nam là Mã Tổng 
giảng dạy Nho học cho người địa phương, 
ai nấy đều phục” [17, tr.123-124]. Tuy 
nhiên, động cơ học Nho học của người 
Giao Chỉ lúc bấy giờ có hai loại, một loại 
để làm quan dưới triều Đường, một loại 
khác là để tiếp thu những tiến bộ của văn 
minh Trung Hoa, từ đó suy tư về vận mệnh 
quốc gia, tìm cách chống lại ách đô hộ. 
Trong một lãnh thổ luôn có sự nổi dậy 
chống lại ách thống trị ngoại bang như Giao 
Chỉ, số người theo học Nho ở đây theo kiểu 
thứ hai không phải là ít. 
Từ đời Đường trở đi, chế độ khoa cử trở 
nên khá phổ biến. Triều Đường theo định 
kỳ đã tổ chức các khoa thi Tiến sĩ ở kinh 
đô. Những người đỗ Tiến sĩ được bổ quan 
chức, tham gia vào bộ máy chính quyền của 
Nhà nước quân chủ. Thời kỳ này, Nho sĩ ở 
Giao Chỉ khá đông đảo. Họ đòi hỏi được 
học tập, được đi thi ngày càng nhiều, và 
những người đỗ đạt, làm quan cũng rất 
đông. Điều này không phải là ý đồ của triều 
đình nhà Đường, nên Thiên triều đã tìm 
cách hạn chế. Thời Đường Vũ Tông, niên 
hiệu Hội Xương thứ 5 (năm 845), quy định: 
“con em của các bậc công khanh và trăm 
quan cùng với kẻ sĩ trong kinh kỳ và sĩ 
nhân ngoài châu phủ mà theo đòi học Minh 
kinh và Tiến sĩ, đã ghi tên vào nhà Giám và 
nhà Quan học, đều phải khảo thí. Con số ở 
các đạo đưa về kinh đô Tiến sĩ không 
được quá 8 người, Minh kinh không được 
quá 10 người” [26, tr.99]. 
Tuy nhiên, nhà Đường cũng muốn lợi 
dụng việc học hành thi cử để nắm lấy kiểm 
soát các Nho sĩ Trung nguyên cũng như ở 
các Đô hộ phủ với tham vọng độc chiếm 
nhân tài trong thiên hạ, phục vụ cho lợi ích 
của vương triều. Vì vậy, có một số con em 
người Việt sang học và thi đỗ ở kinh đô 
Trường An (Trung Quốc) đã bị giữ lại làm 
quan cho chính quyền nhà Đường. Chẳng 
hạn, Phùng Đái Trí (cuối thế kỷ VII đầu thế 
kỷ VIII), từng du học đất Bắc và được 
Đường Cao Tổ ngợi ca tài thơ của ông. 
Vũ Duy Mền 
43 
Khương Công Phụ (thế kỷ VIII), người 
huyện Cửu Chân, đất Ái Châu (nay thuộc xã 
Định Thành, huyện Yên Định, tỉnh Thanh 
Hóa), và cha của ông (là Đĩnh) từng làm 
chức Huyện lệnh. Do học giỏi và nhờ gia 
đình có quyền thế, nên Khương Công Phụ 
được sang Trường An thi Tiến sĩ và đỗ đầu, 
dưới đời Đường Đức Tông (780 - 804). Sau 
đó ông được bổ làm quan trong triều đình 
phương Bắc tới chức Gián nghị đại phu, 
được vua Đường rất quý trọng. Khương 
Công Phục, là em của Khương Công Phụ, 
thi đỗ Tiến sĩ và cũng được giữ lại làm quan 
ở Trung Quốc, chức Tỷ bộ lang trung. Liêu 
Hữu Phương (cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ 
IX), người Giao Châu, năm 815 sang Trung 
Quốc thi Tiến sĩ, nhưng không đỗ; sau đó thi 
lại và đỗ, đổi tên là Du Khanh, được bổ chức 
Hiệu thư lang. Ông rất nổi tiếng về thơ văn, 
từng được Liễu Tông Nguyên (773- 819) 
ngợi khen [16, tr.135]. 
4. Kết luận 
Cũng như Phật giáo, Nho giáo được du 
nhập vào Giao Châu từ thời Bắc thuộc, 
khoảng những thế kỷ đầu Công nguyên. 
Vào thời kỳ này, Nho giáo chỉ mới được 
tiếp nhận trong một bộ phận của tầng lớp 
cầm quyền, còn phần lớn người Việt vẫn 
sống theo phong tục tập quán truyền thống 
có từ trước. 
Quá trình du nhập Nho giáo vào Giao 
Châu đi từ thụ động đến chủ động. Từ chỗ 
xa lạ, người Giao Châu đã dần làm quen với 
Nho giáo, rồi có sự thay đổi trong nhận 
thức, trong thái độ từ phản ứng chống đối 
đến tiếp thu, từ công cụ đồng hóa của kẻ cai 
trị trở thành công cụ giáo dục của nhân dân. 
Khi ý thức dân tộc được nâng cao, tầng lớp 
trí thức Nho - Phật đã phát triển hơn cả về 
số lượng và chất lượng, tự họ nhận thấy tiếp 
thu Nho học là một nhu cầu tất yếu để 
giành độc lập, tự chủ. Vì thế, họ đã chủ 
động học và phát triển mở rộng tới các tầng 
lớp trong xã hội. Hiện tượng này ở cuối thời 
kỳ Bắc thuộc đã biểu hiện rõ rệt. 
Đạo Nho bên cạnh đạo Phật, đạo Lão 
hình thành nên hiện tượng “Tam giáo đồng 
nguyên”, tồn tại trong đời sống tinh thần, tư 
tưởng ở Giao Châu suốt thời kỳ Bắc thuộc. 
Giữa ba dòng tư tưởng này đã diễn ra cuộc 
đấu tranh tôn giáo âm thầm, sâu sắc, để tạo 
nên sự cân bằng trong đời sống tinh thần 
của người Việt trong suốt thiên niên kỷ đầu 
Công nguyên. Các tôn giáo dung hòa và bổ 
sung lẫn nhau, thỏa mãn các yêu cầu của 
đời sống xã hội. Nho giáo chi phối con người 
về mặt lý tính và nghĩa vụ xã hội; Phật giáo chi 
phối con người về mặt tình cảm, tư tưởng và 
ước mơ nhân đạo; Đạo giáo chi phối con 
người về mặt ý chí khắc phục khó khăn trần 
thế bằng phương thuật bí ẩn. 
Quá trình tiếp nhận chữ Hán và Nho giáo 
bước đầu hình thành một nền giáo dục mới 
được tổ chức chặt chẽ và có hệ thống: nền 
giáo dục Nho học. Đặc biệt từ đời Đường trở 
đi, việc truyền bá Nho giáo ở An Nam gắn 
liền với việc học hành, thi cử Có người 
Việt đã đỗ đạt cao tại những cuộc thi ở 
Trường An (kinh đô nhà Đường), được giữ 
lại làm quan trong bộ máy chính quyền nhà 
Đường. Ngoài việc học tập quan phương, 
việc học hành bình dân vẫn tiếp tục phát 
triển tại ở một số chùa chiền; ở đó, các nhà 
sư đồng thời là thày dạy học và các học trò 
được học cả về Phật học và Nho học. Tuy 
vậy, đại bộ phận nhân dân, tầng lớp chưa 
được tiếp cận với hệ thống giáo dục của triều 
đình, vẫn lưu giữ nền giáo dục dân gian từ 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 - 2019 
44 
bao đời, phát triển song song bên cạnh xu 
hướng giáo dục mới hình thành. 
Sự du nhập của Nho giáo ở Giao Châu 
thời Bắc thuộc góp phần hình thành một 
tầng lớp trí thức mới: trí thức Nho giáo và 
trí thức Nho - Phật. Đặc biệt, tầng lớp trí 
thức Nho - Phật sau này có vai trò rất lớn 
trong công cuộc khôi phục và phát triển đất 
nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý- Trần. 
Trí thức Giao Châu thời Bắc thuộc là 
những người được đào tạo qua sách vở 
bằng chữ Hán. Ngoài giới Nho sĩ giỏi về 
Hán học, một lớp thiền sư nhà chùa cũng 
rất am tường chữ Hán, vì đây đã là thứ chữ 
của người Việt dùng để thâu hóa và phiên 
dịch văn học Ấn Độ, nhất là về tôn giáo 
như Bà La Môn và Phật giáo. Nhờ giỏi chữ 
Hán mà trí thức Phật giáo đã đi sâu tìm hiểu 
giáo lý nhà Phật; đọc được kinh, kệ, dịch ra 
Hán văn; và qua chữ Hán, họ học chữ Phạn 
để hiểu được Phật giáo từ gốc rễ của nó. Từ 
thế kỷ VII, đã xuất hiện một số cao tăng 
người Việt tinh thông chữ Phạn, chữ Hán. 
Họ tiêu biểu cho một tầng lớp trí thức Phật 
giáo bắt đầu hình thành. Từ đó về sau, tầng 
lớp trí thức Phật giáo này chuyển dần sang 
tầng lớp trí thức dân tộc tham gia giành độc 
lập. Những hoạt động của các Thiền sư 
Định Không, Khuông Việt, Pháp Thuận 
đã minh chứng cho vị trí xã hội của các trí 
thức Phật giáo Đại Việt. 
Trải qua thiên niên kỷ đầu Công nguyên, 
với nhiều bước thăng trầm, sự du nhập của 
Nho giáo đã có những ảnh hưởng nhất định 
trong đời sống xã hội Giao Châu. Tuy 
nhiên, sự kết hợp kỳ diệu của hiện tượng 
“Tam giáo đồng nguyên” (Nho-Phật-Đạo) 
cùng với tín ngưỡng dân gian của người 
Việt đã khiến Nho giáo ngày một khẳng 
định vững chắc hơn vị thế trong xã hội. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Phan Đại Doãn (1999), Một số vấn đề Nho giáo 
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[2] Phan Đại Doãn (1999), Nho giáo và sự phát triển 
ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[3] Lê Anh Dũng (1994), Con đường tam giáo ở 
Việt Nam từ khởi nghiệp đến thế kỷ XIX, Nxb 
Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh. 
[4] Quang Đạm (1994), Nho giáo Xưa và Nay, 
Nxb Văn hóa, Hà Nội. 
[5] Ngô Vũ Hải Hằng (2003), “Vai trò của Sĩ Nhiếp 
trong việc xây dựng nền móng Nho học ở Luy 
Lâu”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 5 (330). 
[6] Nguyễn Hùng Hậu (2003), Đại cương triết học 
Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[7] Vũ Khiêu (Chủ biên) (1990), Nho giáo Xưa và 
Nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[8] Lê Văn Lan (1994), “Nền văn minh sông 
Hồng và số phận của sự xâm nhập Nho giáo 
vào cấu trúc cổ truyền của nó”, Nho giáo tại 
Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[9] Nguyễn Lang (2008), Việt Nam Phật giáo sử 
luận, t.1, t.2, t.3, Nxb Văn học, Hà Nội. 
[10] Phan Ngọc Liên (2006), Giáo dục và thi cử 
Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám 1945, 
Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 
[11] Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê (1967), 
Đại Việt sử ký toàn thư, t.1, t.2, Nxb Khoa học 
xã hội, Hà Nội. 
[12] Nhà sử học Trần Văn Giáp, Nxb Khoa học xã 
hội, Hà Nội, 1996. 
[13] Nho giáo ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, 
Hà Nội, 2006. 
[14] Trần Nghĩa (1991), “Lý hoặc luận, bông hoa 
đầu mùa của Phật giáo Luy Lâu”, Tạp chí Hán 
Nôm, số 1 (10). 
[15] Trần Nghĩa (1995), “Sáu bức thư hay cuộc tranh 
luận sôi nổi giữa Đạo Cao, Pháp Minh với Lý 
Vũ Duy Mền 
45 
Miễu về việc không thấy chân hình của Phật”, 
Tạp chí Hán Nôm, số 2 (35). 
[16] Trần Nghĩa (2000), Sưu tầm và khảo luận tác 
phẩm chữ Hán của người Việt trước thế kỷ X, 
Nxb Thế giới, Hà Nội. 
[17] Trần Nghĩa (2005), “Thử bàn về thời điểm du 
nhập cùng tính chất, vai trò của Nho học Việt Nam 
thời Bắc thuộc”, Tạp chí Hán Nôm, số 1 (68). 
[18] Bùi Văn Nguyên (1994), “Vài nét về tinh thần 
chống ý thức hệ Nho giáo trong văn học dân 
gian Việt Nam”, Nho giáo tại Việt Nam, Nxb 
Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[19] Lê Tắc (1961), An Nam chí lược, Viện Đại học 
Huế, Huế. 
[20] Hà Văn Tấn (Chủ biên) (2002), Khảo cổ học 
Việt Nam: Khảo cổ học lịch sử Việt Nam, t.3, 
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[21] Đinh Khắc Thuân (2009), Giáo dục và khoa cử 
Nho học thời Lê ở Việt Nam qua tài liệu Hán 
Nôm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[22] Nguyễn Đăng Thục (1967), Lịch sử tư tưởng 
Việt Nam, t.1, Bộ Văn hóa, Sài Gòn. 
[23] Nguyễn Tài Thư (1997), Nho học và Nho học 
ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực 
tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[24] Thích Thanh Từ (1973), Thiền sư Việt Nam, 
Tu viện Chơn Không, Sài Gòn. 
[25] Viện Nghiên cứu Hán Nôm (1992), Văn khắc 
Hán Nôm Việt Nam: Tuyển chọn và lược thuật, 
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[26] Viện Triết học (1994), Nho giáo tại Việt Nam, 
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[27] Viện Triết học (2002), Lịch sử tư tưởng Việt 
Nam - Văn tuyển: tư tưởng Việt Nam từ đầu 
Công nguyên đến cuối thời Lý, Nxb Chính trị 
quốc gia, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfsu_du_nhap_nho_giao_vao_giao_chau_thien_nien_ky_dau_cong_ngu.pdf