Tài liệu Tâm lý học quản lý - Nguyễn Thị Thúy

BÀI 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ

 Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này ngƣời học có thể:

- Trình bày khái niệm về quản lý

- Phân tích khái niệm và bản chất của hoạt động quản lý

- Mô tả khái niệm lãnh đạo, phân biệt hai khái niệm lãnh đạo và

quản lý

 Nội dung bài học

1. Khái niệm về quản lý

Quản lý là một hiện tƣợng xã hội, là một thuộc tính bất biến, nội tại

của mọi quá trình lao động xã hội, quản lý xuất hiện cùng một lúc với con

ngƣời, biểu hiện trong mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời. Nhà sử

học Daniel A. Wren đã nhận xét rằng: “Quản lý cũng xƣa cũ nhƣ chính con

ngƣời vậy”.

Theo: F.W. Taylor, Henry Fayol, Mary Parker, Follett:

- Quản lý là biết chính xác điều mình muốn ngƣời khác làm và sau đó

thấy đƣợc rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.

- Quản lý là những hoạt động cần thiết đƣợc thực hiện khi những con

ngƣời kết hợp với nhau trong các nhóm, tổ chức nhằm đạt đƣợc những mục

tiêu chung.

- Quản lý là quá trình làm việc cùng và thông qua các cá nhân, các

nhóm cũng nhƣ các nguồn lực khác nhau để hoàn thành mục đích chung của

một nhóm ngƣời, một tổ chức.

Theo Từ điển Tiếng Việt, quản lý có nghĩa là:

+ Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định

+ Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định

Nhƣ trên đã trình bày, có nhiều định nghĩa khác nhau về vấn đề này.

Theo nghĩa chung nhất từ góc độ Tâm lý học, quản lý đƣợc hiểu nhƣ sau:

pdf 111 trang yennguyen 5820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Tâm lý học quản lý - Nguyễn Thị Thúy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Tâm lý học quản lý - Nguyễn Thị Thúy

Tài liệu Tâm lý học quản lý - Nguyễn Thị Thúy
Phụ lục 5 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH 
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN 
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY 
MÔN TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ 
Giáo viên biên soạn: Nguyễn Thị Thúy 
Trà Vinh, tháng 6 năm 2014 
Lƣu hành nội bộ 
Trường Đại học Trà Vinh 
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý 
2 
MỤC LỤC 
Nội dung Trang 
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ 
TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ ........................................................................... 3 
Bài 1: Khái quát về hoạt động quản lý ................................................ 3 
Bài 2: Khái quát chung về Tâm lý học quản lý ................................... 7 
CHƢƠNG 2: TÂM LÝ HỌC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁ NHÂN 
VÀ TẬP THỂ .............................................................................................. 14 
Bài 1: Tâm lý học trong công tác quản lý cá nhân ............................. 14 
Bài 2: Tâm lý học trong công tác quản lý tập thể .............................. 28 
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ NGƢỜI QUẢN LÝ ......................... 43 
Bài 1: Phẩm chất và Năng lực cần thiết của ngƣời quản lý .............. 55 
Bài 2: Quyền lực và Uy tín của ngƣời quản lý .................................... 63 
Bài 3: Phong cách quản lý ......................................................................... 81 
CHƢƠNG 4 : HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP TRONG CÔNG TÁC QUẢN 
LÝ..................................................................................................................95 
 Bài 1: Khái quát về giao tiếp trong công tác quản lý ......................... 95 
Bài 2. Truyền thông giữa ngƣời quản lý và nhân viên ..................... 101 
Bài 3. Một số hình thức giao tiếp trong quản lý .............................. 104 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 111 
Trường Đại học Trà Vinh 
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý 
3 
 CHƢƠNG 1 
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ 
TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ 
BÀI 1 
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ 
 Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này ngƣời học có thể: 
- Trình bày khái niệm về quản lý 
- Phân tích khái niệm và bản chất của hoạt động quản lý 
- Mô tả khái niệm lãnh đạo, phân biệt hai khái niệm lãnh đạo và 
quản lý 
 Nội dung bài học 
1. Khái niệm về quản lý 
Quản lý là một hiện tƣợng xã hội, là một thuộc tính bất biến, nội tại 
của mọi quá trình lao động xã hội, quản lý xuất hiện cùng một lúc với con 
ngƣời, biểu hiện trong mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời. Nhà sử 
học Daniel A. Wren đã nhận xét rằng: “Quản lý cũng xƣa cũ nhƣ chính con 
ngƣời vậy”. 
Theo: F.W. Taylor, Henry Fayol, Mary Parker, Follett: 
- Quản lý là biết chính xác điều mình muốn ngƣời khác làm và sau đó 
thấy đƣợc rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. 
- Quản lý là những hoạt động cần thiết đƣợc thực hiện khi những con 
ngƣời kết hợp với nhau trong các nhóm, tổ chức nhằm đạt đƣợc những mục 
tiêu chung. 
- Quản lý là quá trình làm việc cùng và thông qua các cá nhân, các 
nhóm cũng nhƣ các nguồn lực khác nhau để hoàn thành mục đích chung của 
một nhóm ngƣời, một tổ chức. 
Theo Từ điển Tiếng Việt, quản lý có nghĩa là: 
+ Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định 
+ Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định 
Nhƣ trên đã trình bày, có nhiều định nghĩa khác nhau về vấn đề này. 
Theo nghĩa chung nhất từ góc độ Tâm lý học, quản lý đƣợc hiểu nhƣ sau: 
Trường Đại học Trà Vinh 
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý 
4 
 Quản lý là sự tác động có định hƣớng, có mục đích, có kế hoạch và 
có hệ thống của chủ thể đến khách thể của nó. 
2. Khái niệm về hoạt động quản lý 
Hoạt động quản lý là tác động có định hƣớng, có chủ đích của chủ thể 
quản lý (ngƣời quản lý) đến khách thể quản lý (ngƣời bị quản lý) trong một 
tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt đƣợc mục đích. 
Hoạt động quản lý có thể tóm tắt trong sơ đồ sau: 
Ngày nay, hoạt động quản lý đƣợc định nghĩa rõ hơn: quản lý là quá 
trình đạt đến mục đích của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức 
năng) lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra. 
Hoạt động quản lý đƣợc thực hiện bởi chủ thể quản lý (ngƣời quản lý). 
Ngƣời quản lý là ngƣời có trách nhiệm phân bổ nhân lực và các nguồn lực 
khác nhau chỉ dẫn sự vận hành của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức hoạt 
động có hiệu quả và đạt đến mục đích. Ngƣời quản lý đƣợc phân loại theo 
nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm: 
- Ngƣời quản lý cấp thấp, hay còn gọi là quản lý tuyến đầu, là ngƣời 
chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả sản xuất hoặc dịch vụ do thành viên của 
bộ phận mà ngƣời đó phụ trách thực hiện. Ngƣời quản lý cấp thấp này có 
nhiệm vụ giám sát và uốn nắn tại chỗ hoạt động các thành viên của tổ chức 
khi họ tiến hành các hoạt động sản xuất hoặc thực hiện dịch vụ. Ngƣời quản 
lý cấp này có vai trò nhƣ một mối dây liên hệ giữa kết quả hoạt động của bộ 
phận do họ phụ trách với các bộ phận khác trong tổ chức. Phân lớn thời gian 
của ngƣời quản lý cấp này là sát cánh cùng với những ngƣời mà họ trực tiếp 
theo dõi, giám sát và đôn đốc. 
- Ngƣời quản lý cấp trung: khi tổ chức phát triển lên, mở rộng hơn, 
ngƣời quản lý phải chăm lo đến việc điều phối hoạt động của nhiều thành 
viên, phải xác định loại hoạt động dịch vụ hay sản phẩm cần cung ứng cho thị 
trƣờng, cho xã hội, khi đó nảy sinh vấn đề cần phải có ngƣời quản lý cấp 
trung gian. Đó là những ngƣời tiếp thu những chủ trƣơng, chiến lƣợc, chính 
sách có tầm rộng lớn và toàn diện từ ngƣời quản lý cấp cao rồi chuyển tải 
Chủ thể QL Khách thể QL 
Phƣơng pháp 
Công cụ 
Mục tiêu 
Trường Đại học Trà Vinh 
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý 
5 
chúng thành những mục tiêu và kế hoạch chuyên biệt hơn, riêng lẻ hơn, cụ 
thể hơn cho ngƣời quản lý cấp thấp để họ thực hiện. Ngƣời quản lý trung gian 
điều hành nhƣ trƣởng phỏng, ban, giám đốc phân xƣởng... họ có trách nhiệm 
chỉ đạo, định hƣớng và điều phối hoạt động của những ngƣời quản lý cấp 
thấp hoặc những ngƣời không giữ nhiệm vụ quản lý nhƣ cán bộ trợ lý, nhân 
viên văn thƣ... 
- Ngƣời quản lý cấp cao, là những ngƣời chịu nhiều trách nhiệm định 
hƣớng, chỉ đạo và vận hành toàn bộ của cả một tổ chức. Họ phải xác định 
mục tiêu, xây dựng chính sách, chiến lƣợc cho toàn bộ tổ chức. Ngƣời quản 
lý cấp cao thƣờng xuyên phải đại diện cho tổ chức trong các hoạt động có 
tính cộng đồng, giao dịch, đàm phán, thƣơng thuyết. Họ dành nhiều thời gian 
để trao đổi, tranh luận với ngƣời quản lý cấp cao khác trong tổ chức hay 
những ngƣời có liên quan ở những tổ chức, đơn vị khác. Chức vụ điển hình 
của họ thƣờng là chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch, Phó chủ tịch điều 
hành, Phó chủ tịch thứ nhất, Giám đốc điều hành,.... 
3. Khái niệm về lãnh đạo và quản lý 
Trong thực tế chúng ta thƣờng gặp một thuật ngữ nữa: “Lãnh đạo”. 
Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi nhiều tài liệu về quản lý coi thuật ngữ “lãnh 
đạo” và “quản lý” đƣợc sử dụng thay thế cho nhau. Tuy nhiên nhiều nhà 
nghiên cứu đã cố gắng phân biệt hai khái niệm này. 
Trong thực tiễn quản lý, một số nhà quản lý thƣờng cho rằng hai khái 
niệm này là rất giống nhau. Tại các nƣớc có sự phát triển mạnh về về lý luận 
quản lý thì cách hiểu cũng rất khác nhau. Ở Mỹ “lãnh đạo” đƣợc ƣa thích hơn 
“quản lý”. Trong khi đó ở Anh thì ngƣợc lại. 
Theo Đại từ điển tiếng Việt ( NXB. Văn hóa thông tin, 1998) 
 - “ Lãnh đạo là dẫn dắt, tổ chức phong trào theo đƣờng lối cụ thể: lãnh 
đạo cuộc đấu tranh. Cơ quan lãnh đạo bao gồm những ngƣời có khả năng tổ 
chức dẫn dắt phong trào, chờ lãnh đạo cho ý kiến.” 
 - “Quản lý là tổ chức điều khiển hoạt động của một đơn vị, một cơ 
quan: quản lý lao động, cán bộ quản lý, quản lý theo công việc.” 
Lãnh đạo là sự định hƣớng chung, thƣờng là chức năng của Đảng. 
Lãnh đạo là dựa trên hoạch định chính sách, định ra phƣơng hƣớng, 
quy hoạch, kế hoạch, phối hợp và kiểm tra để quán triệt thực thi và thực hành 
chỉ đạo quản lý có hiệu quả các đƣờng lối chính sách lớn của Đảng và Nhà 
nƣớc. 
Trường Đại học Trà Vinh 
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý 
6 
Nhƣ vậy, lãnh đạo là đề ra những đƣờng lối chủ trƣơng, nhiệm vụ, 
phƣơng hƣớng mang tính chiến lƣợc, tổ chức thực hiện chúng trong từng giai 
đoạn phù hợp với yêu cầu và điều kiện phát triển của xã hội. 
Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống của chủ thể 
đến khách thể của họ. Quản lý là quá trình sử dụng một cách khoa học các 
nguồn lực, vật lực và thời gian, sử dụng các phƣơng pháp, phƣơng tiện để 
thực hiện mục tiêu đề ra. 
Tóm lại, quản lý là quá trình tổ chức thực hiện những chủ trƣơng 
đƣờng lối, chính sách nhiệm vụ thông qua các phƣơng pháp, cách thức hoạt 
động, làm việc của cá nhân và tập thể nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm 
vụ quản lý phù hợp với yêu cầu và điều kiện của từng đơn vị. 
Trong thực tế xét về mặt thực hiện sự lãnh đạo và quản lý có nội dung 
khác nhau: lãnh đạo là định hƣớng cho đối tƣợng bao gồm xác định mục tiêu 
và bảo đảm không lệch khỏi mục tiêu đã xác định, còn quản lý là trông coi, 
là những tác động tạo ra những điều kiện cần thiết để đối tƣợng vận hành một 
cách bình thƣờng hoặc tốt đẹp theo mục tiêu đã định. 
Theo John Kotter, ngƣời quản lý và ngƣời lãnh đạo về mặt hành vi, họ 
có một số điểm khác nhau: 
Ngƣời lãnh đạo (leader) Ngƣời quản lý ( management) 
1. Ra quyết định 
2. Sắp xếp nhân sự trong tổ 
chức 
3. Thúc đẩy, tạo cảm hứng cho 
ngƣời dƣới quyền 
1. Ngƣời lập kế hoạch, xác định ngân sách 
2. Tổ chức, hiện thực hóa quyết định nhân 
sự của ngƣời lãnh đạo 
3. Ngƣời kiểm tra giải quyết vấn đề 
Lãnh đạo và quản lý tuy khác nhau nhƣng không thể tách rời nhau: 
định hƣớng cho đối tƣợng mà không trông coi, chăm sóc thì nó không thể đi 
đến mục tiêu. Ngƣợc lại, trông coi, chăm sóc mà không theo mục đích nào thì 
chăm sóc chẳng để làm gì và chẳng biết chăm sóc cái gì. 
Thực tế hai khái niệm này không tách bạch; ngƣời chỉ huy, ngƣời cán 
bộ chủ chốt ở một cấp nào đó đều vừa làm nhiệu vụ của ngƣời lãnh đạo lại 
đồng thời làm nhiệm vụ của ngƣời quản lý. 
Tóm lại: lãnh đạo – quản lý là định hƣớng và tác động vào đối tƣợng 
nào đó với tƣ cách là một hệ thống sao cho nó hoạt động một cách bình 
thƣờng và phát triển theo mục đích đã xác định. 
Trường Đại học Trà Vinh 
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý 
7 
 Câu hỏi củng cố: 
1. Trình bày khái niệm và bản chất của hoạt động quản lý? 
2. Hãy lấy một ví dụ về hoạt động quản lý mà bạn biết hoặc đã 
trải nghiệm? 
3. Trình bày khái niệm lãnh đạo? Theo bạn lãnh đạo và quản lý có 
điểm gì giống và khác nhau? 
BÀI 2 
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ 
 Mục tiêu bài học: 
- Xác định đƣợc đối tƣợng nghiên cứu của tâm lý học quản lý 
- Trình bày các nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học quản lý 
- Mô tả vai trò của tâm lý học quản lý 
- Phân tích các phƣơng pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý. 
 Nội dung bài học 
1. Đối tƣợng nghiên cứu của tâm lý học quản lý 
Tâm lý học là một phân ngành của tâm lý học xã hội. Bởi vì nếu tâm lý 
học xã hội nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của nhóm xã hội, đặc biệt là hành 
vi của nhóm xã hội thì tâm lý học quản lý nghiên cứu quá trình tổ chức 
nhóm, đặc biệt là các tổ chức xã hội. Nhƣ vậy, tâm lý học quản lý và tâm lý 
học xã hội đều nghiên cứu về nhóm xã hội, nhƣng phạm vi nghiên cứu của 
tâm lý học quản lý hẹp hơn. 
Đối tƣợng nghiên cứu của tâm lý học quản lý là các đặc điểm tâm lý 
của ngƣời lãnh đạo, quản lý; những ngƣời bị lãnh đạo, quản lý và tổ chức xã 
hội; cũng nhƣ các mối quan hệ giữa ngƣời lãnh đạo, quản lý và ngƣời bị lãnh 
đạo, quản lý trong tổ chức. 
2. Nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học quản lý 
Tâm lý học quản lý nghiên cứu 2 mảng chính, đó là lý luận và ứng 
dụng. 
Ở mảng lý luận tâm lý học quản lý nghiên cứu: Hiện tƣợng tâm lý của 
nhóm, của tập thể sản xuất; Những vấn đề tâm lý của hoạt động ngƣời lãnh 
Trường Đại học Trà Vinh 
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý 
8 
đạo; Tâm lý cá nhân ngƣời lãnh đạo; Những vấn đề lựa chọn, đào tạo cán bộ 
lãnh đạo 
Ở mảng ứng dụng tâm lý học quản lý nghiên cứu: Chọn lựa nhân viên 
công tác có đặc điểm cá nhân phù hợp với yêu cầu công việc; Tác động đến 
tâm lý của các nhân viên thông qua việc động viên họ nhằm đạt năng suất tối 
đa; Phát triển các quan hệ xã hội và hình thành phát triển nhân cách con 
ngƣời mới. 
3. Vai trò của tâm lý học quản lý 
Trong quản lý thì con ngƣời và các nhóm ngƣời là yếu tố trung tâm. 
Do đó, để quản lý có hiệu quả thì phải hiểu biết đƣợc con ngƣời và mối quan 
hệ giữa họ trong mối quan hệ xã hội và các quy luật vận động, phát sinh và 
phát triển trong các mối quan hệ đó. 
- Tâm lý học quản lý cung cấp cho những nhà quản lý về hệ thống lý 
luận về tài liệu con ngƣời trong hệ thống quản lý và tài liệu của nhà quản lý 
để nhà quản lý biết đƣợc về bản thân mình, đánh giá đúng trình độ, khả năng 
của bản thân đề ra những nhiệm vụ phù hợp, khắc phục và nâng cao khả năng 
quản lý. 
- Tâm lý học quản lý cung cấp kiến thức về sự nhận biết con ngƣời, 
hiểu đƣợc những đối tƣợng về quản lý nhƣ nhu cầu, năng lực, tình cảm, để tổ 
chức điều khiển hành vi của mọi ngƣời trong quá trình quản lý để xác lập mối 
quan hệ với họ, để tuyển dụng bố trí con ngƣời vào những công việc phù hợp 
và xử lý hài hòa trong các mối quan hệ trong quá trình xử lý 
- Tâm lý học quản lý góp phần cung cấp tri thức để hình thành, phát 
triển, nâng cao nhà quản lý. 
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý 
4.1. Các nguyên tắc phƣơng pháp luận 
- Nguyên tắc quyết định duy vật biện chứng 
Nguyên tắc này khẳng định tâm lý có nguồn gốc là thế giới khách quan 
tác động vào bộ não con ngƣời, thông qua “lăng kính chủ quan” của con 
ngƣời. Tâm lý định hƣớng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động, hành vi của con 
ngƣời tác động trở lại thế giới, trong đó cái quyết định xã hội là quan trọng 
nhất. Do đó khi nghiên cứu tâm lý ngƣời trong công tác quản lý cần thấm 
nhuần nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng. 
- Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với hoạt động 
Trường Đại học Trà Vinh 
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý 
9 
Hoạt động là phƣơng thức hình thành, phát triển và thể hiện tâm lý, ý 
thức, nhân cách. Đồng thời tâm lý, ý thức, nhân cách là cái điều hành hoạt 
động. Vì thế chúng thống nhất với nhau. Nguyên tắc này cũng khẳng định 
tâm lý luôn luôn vận động và phát triển. Cần phải nghiên cứu tâm lý trong sự 
vận động của nó, nghiên cứu tâm lý qua sự diễn biến, cũng nhƣ qua sản phẩm 
của hoạt động. 
- Phải nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong mối liên hệ giữa chúng 
với nhau và trong mối liên hệ giữa chúng với các hiện tượng khác: 
Các hiện tƣợng tâm lý không tồn tại một cách biệt lập mà chúng có quan 
hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chuyển hóa cho nhau, đồng thời 
chúng còn chi phối và chịu sự chi phối của các hiện tƣợng khác. 
- Phải nghiên cứu tâm lý của một con người cụ thể, của một nhóm người 
cụ thể, chứ không nghiên cứu tâm lý một cách chung chung, nghiên cứu tâm 
lý ở con ngƣời trừu tƣợng, một cộng đồng trừu tƣợng. 
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 
4.2.1. Phƣơng pháp thực nghiệm 
Thực nghiệ ... ng Đại học Trà Vinh 
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý 
103 
Thực tế cho thấy, trong không ít tổ chức khi truyền tin, ngƣời lãnh đạo 
thƣờng ít quan tâm đến tình cảm, thái độ, hoàn cảnh, điều kiện để thực hiện 
các thông tin của những ngƣời dƣới quyền. Đây là biểu hiện của phong cách 
làm việc quan liêu, mệnh lệnh đã từng khá phổ biến ở nƣớc ta. 
Đối với các thông tin dƣới dạng các văn bản thì cần đƣợc viết ngắn 
gọn, dễ hiểu, không nên sử dụng các thuật ngữ nƣớc ngoài. Văn bản phải nêu 
rõ mục đích của thông tin cần đạt đƣợc. Đặc biệt văn bản phải phù hợp với 
đối tƣợng nhận tin (từ ngôn từ đến nội dung và cách thức trình bày của văn 
bản). 
2.2. Phần nhận thông tin 
Đối với ngƣời nhận thông tin cần chú ý những yêu cầu sau: 
- Phải biết lắng nghe ngƣời truyền tin trong trƣờng hợp truyền trực 
tiếp, đọc kỹ tài liệu trong trƣờng hợp truyền gián tiếp. 
- Phải hiểu đƣợc mục đích và nội dung của thông tin truyền đến, thông 
tin đó đƣợc truyền từ cấp nào. 
Việc tiếp nhận thông tin chính xác là điều kiện quyết định để thức hiện 
tốt thông tin đó. Đối với ngƣời lãnh đạo khi nhận thông tin của cấp dƣới cần 
biết lắng nghe, ghi nhận, tránh thái độ chỉ trích, ngắt lời. 
2.3. Quan hệ giữa phần truyền và phần nhận thông tin 
Trong tổ chức, những ngƣời lãnh đạo không nên xem việc truyền thông 
tin là hoạt động một chiều, mà phải xem đó là hoạt động hai chiều và hai 
chiều đó có tác động qua lại với nhau. 
Ngƣời lãnh đạo tránh thái độ chỉ quan tâm đến phần truyền tin mà 
không chú ý phần thông tin từ cấp dƣới chuyển lên, đến thái độ, phản ứng 
của cấp dƣới khi nhận tin. Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở là một điều kiện 
quan trọng để những ngƣời lãnh đạo các tổ chức và các địa phƣơng nhận 
đƣợc các thông tin từ phía ngƣời lao động phản ánh lên, qua đó hiểu đƣợc 
những đồng tình, những phản ứng, các nhu cầu và nguyện vọng của những 
ngƣời lao động. 
Dale Carnegie đã đƣa ra 12 quy tắc để thu phục ngƣời khác, để nghe 
ngƣời khác trong giao tiếp. Đó là các quy tắc: 
- Chỉ có một cách trong tranh luận là tránh nó đi. 
Trường Đại học Trà Vinh 
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý 
104 
- Tôn trọng ý kiến của ngƣời khác, đừng bao giờ cho họ là sai lầm. 
- Nếu bạn có khuyết điểm thì vui vẻ và sẵn sàng nhận nó. 
- Nên ôn tồn, ngọt ngào, không nên nặng lời. 
- Nên đặt các câu hỏi làm sao cho tự nhiên và ngƣời nghe dễ chịu. 
- Nên để ngƣời giao tiếp đƣợc trình bày hết các ý kiến của mình. 
- Nên làm cho đối tƣợng giao tiếp hiểu là ngƣời nêu ra ý kiến. 
- Nên mang cho ngƣời khác tình cảm quý mến và sự hiểu biết. 
- Gợi nên tình cảm cao thƣợng của con ngƣời. 
- Kích thích tri giác và óc tƣởng tƣợng của ngƣời khác. 
- Khơi gợi lòng nhiệt tình, tâm huyết của ngƣời khác. 
Đây là những quy tắc ứng xử rất cần thiết trong giao tiếp ngƣời ngƣời, 
đặc biệt là giao tiếp giữa ngƣời lãnh đạo và ngƣời bị lãnh đạo. Khi ngƣời lãnh 
đạo làm đƣợc điều này sẽ thuận lợi trong thuyết phục và tập hợp đƣợc những 
ngƣời dƣới quyền thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đề ra. 
 Câu hỏi củng cố: 
1. 1. Trình bày khái niệm truyền thông? 
2. 2. Phân tích cấu trúc của khái niệm truyền thông trong tổ chức? 
3. 3. Thực hành: Mỗi thành viên trong lớp chuẩn bị một thông tin và thực 
hành truyền tin cho cả lớp. 
BÀI 3 
MỘT SỐ HÌNH THỨC GIAO TIẾP TRONG QUẢN LÝ 
 Mục tiêu bài học: 
- Trình bày những nguyên tắc họp hành đạt hiệu quả 
- Mô tả quá trình tọa đàm với nhân viên 
- Mô tả quá trình tổ chức mít tinh và các buổi lễ quan trọng 
Trường Đại học Trà Vinh 
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý 
105 
Nội dung bài học 
1. Họp hành là hình thức giao tiếp chính trong hoạt động quản lý 
Trong hoạt động quản lý, họp hành đóng một vai trò hết sức quan 
trọng. Qua họp hành, nhà quản trị có thể thu thập đƣợc nhiều thông tin cần 
thiết, hiểu biết, tiếp xúc để đánh giá đƣợc thái độ, việc làm của cấp dƣới, 
truyền đạt đƣợc các yêu cầu của mình cho những ngƣời thừa hành. Đối với 
nhân viên dƣới quyền, họp hành cũng rất cần thiết, qua đó mới nắm đƣợc chủ 
trƣơng, chính sách, mục đích của công ty, hiểu rõ những nhiệm vụ của mình. 
Đồng thời qua họp hành nhân viên có thể đề đạt những ý nghĩ, nguyện vọng, 
sáng kiến của mình góp phần vào việc ra quyết định quản trị có hiệu quả. 
Tính ra, họp hành chiếm một tỷ lệ khá lớn về thời gian cũng nhƣ chi phí tiền 
bạc. Thí dụ, ở Mỹ ngƣời ta đã tổng kết thấy rằng hàng ngày có tới hai triệu 
cuộc họp lớn nhỏ khác nhau, mỗi ngƣời công dân Mỹ có trung bình 4 giờ họp 
trong một tuần hoặc 9000 giờ họp trong cả cuộc đời. Số thời gian họp sẽ tăng 
lên tỷ lệ thuận với nấc thang địa vị xã hội. Chẳng hạn, mỗi ngƣời quản lý 
trong một công ty thƣờng họp mất khoảng 35% thời gian làm việc trong 
tuần, cấp cao hơn, chiếm tới 50% thời gian làm việc. Nhƣ ta thấy, họp hành 
là quan trọng, là không thể thiếu đƣợc, nhƣng họp nhƣ thế nào cho có hiệu 
quả?. 
Về vấn đề này, hai nhà bác học ngƣời Mỹ là Doyle và Strans đã tiến 
hành nghiên cứu thí nghiệm trong hàng nghìn cuộc họp với số lƣợng ngƣời 
tham dự từ 3 đến 30 ngƣời theo phƣơng pháp mới có tên gọi là “Họp tích 
cực” hay là “Họp công khai”. Đây là phƣơng pháp họp mới, phát huy đƣợc 
tính tự do tƣ tƣởng, mọi ngƣời đƣợc tự do phát biểu, bàn bạc một cách thoải 
mái. Sau nhiều năm nghiên cứu, hai ông đã rút ra đƣợc 6 nguyên tắc họp có 
kết quả: 
1) Khéo léo điều khiển cuộc họp với một chủ đề chung. 
2) Vạch ra một chủ đề họp chung, thống nhất và có kế hoạch tỷ mỉ. 
3) Phải có một ngƣời chịu trách nhiệm duy trì cuộc họp sao cho ý kiến 
phát biểu công khai và cân bằng. 
4) Bảo vệ những ngƣời tham gia ý kiến, ngăn chặn sự tấn công cá nhân 
(không công kích, phê phán lẫn nhau). 
Trường Đại học Trà Vinh 
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý 
106 
5) Mỗi ngƣời tham gia cuộc họp cần phải hiểu rõ mục đích cuộc họp và 
trách nhiệm của họ trong cuộc họp. 
6) Chủ tọa cuộc họp không nên là thủ trƣởng hay thủ phó đơn vị để 
tránh hiện tƣợng áp đặt ý kiến bằng phƣơng pháp ám thị, áp chế. 
Phƣơng pháp tác động tƣơng hỗ này do hai ông đề ra dựa trên sự hợp 
tác của 4 “nhân vật” chính trong cuộc họp: Chủ tọa cuộc họp (do hội nghị 
bầu ra), thƣ ký ghi chép biên bản và toàn bộ ý kiến thủ trƣởng và những 
ngƣời tham gia khác. Tất cả mọi nhân vật trên đều có vị trí quan trọng nhƣ 
nhau. Mỗi ngƣời phải có trách nhiệm hoàn thành tốt chức năng của mình: 
- Chủ tọa: chủ tọa cuộc họp bao giờ cũng phải giữ vai trò trung lập. 
Nhiệm vụ chính của chủ tọa là lôi kéo, giúp đỡ mọi ngƣời tập trung phát biểu 
ý kiến vào mục đích của cuộc họp. Để làm tốt điều đó, chủ tọa cần áp dụng 
một số thủ thuật nhƣ: 
+ Gợi ý để mọi ngƣời phát biểu ý kiến, mời mọc bằng thái độ khuyến 
khích và đảm bảo sự an toàn cho ngƣời rụt rè (làm sao cho họ không bị chê 
cƣời, bị phản ứng mạnh). 
+ Khơi mào bằng cách chính mình hay nhờ một nhân viên nêu vấn đề 
vừa đủ kích thích sự suy nghĩ, đặt nhiều câu hỏi. 
+ Khéo léo ngăn chặn bớt những ngƣời nói nhiều, có khuynh hƣớng 
lấn áp ngƣời khác. Quan tâm đến việc thông đạt của ngƣời khác (để tránh 
“ông nói gà bà nói vịt”). 
+ Hỏi lại, làm sáng tỏ các phát biểu cho rõ ràng, đảm bảo tất cả đều 
hiểu rõ một nội dung giống nhau. Thỉnh thoảng lập lại, tóm lƣợc để làm rõ. 
Nối kết các ý kiến rời rạc thành hệ thống. 
+ Phải chú ý lắng nghe, không cúi viết hoài, mà theo dõi quan sát phản 
ứng của từng ngƣời, ngăn chặn kịp thời những ý kiến có tính chất công kích, 
phê phán cá nhân để tránh gây ra bầu không khí căng thẳng, mất đoàn kết. 
Với những ngƣời cá biệt nhƣ nóng nảy, thâm thúy hoặc thờ ơ, chủ tọa nên 
ngọt ngào, nhẹ nhàng khéo léo để họ tham gia ý kiến cho đúng mức. 
- Thư ký: là ngƣời đƣợc giao trọng trách ghi chép toàn bộ những ý kiến 
của cuộc họp. Thƣ ký cần phải ghi hết những ý kiến một cách trung thành, 
chính xác, không sai sót, không lệch lạc. Thƣ ký cũng phải giữ vai trò trung 
lập, viết trƣớc mặt mọi ngƣời, không can thiệp một cách công khai vào công 
Trường Đại học Trà Vinh 
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý 
107 
việc của chủ tọa, không ghi lời nhận xét hay bình luận theo quan điểm chủ 
quan của mình, nếu nhƣ không biểu trƣớc cuộc họp. Cuối buổi họp phải đọc 
lại biên bản cho mọi ngƣời nghe và kiểm tra. Việc thƣ ký chú ý ghi chép tốt 
sẽ tạo cho mọi ngƣời tích cực tham gia ý kiến, có sự tin tƣởng lẫn nhau, giúp 
cho chủ tọa tổng kết cuộc họp không sai sót hoặc thiên vị. 
- Thủ trưởng và các cấp lãnh đạo cấp trên cần phải: 
+ Luôn tôn trọng mọi thành viên trong cuộc họp, tôn trọng ý kiến của 
họ. 
+ Bình tĩnh trƣớc những ý kiến trái ngƣợc với những quan điểm của 
bản thân. 
+ Không bao giờ đƣợc can thiệp trực tiếp, công khai vào sự điều khiển 
của chủ tọa, thƣ ký. Mà nên có sự hội ý trƣớc, kín đáo và phải dự kiến trƣớc 
những khả năng xảy ra trong cuộc họp. 
- Những ngƣời tham gia khác: Trách nhiệm của họ là: Trong cuộc họp 
phải tham gia đóng góp vào việc ra quyết định, sau cuộc họp có trách nhiệm 
thực thi chính những quyết định đã đƣợc thông qua trong cuộc đó. Muốn vậy, 
những ngƣời dự họp cần thực hiện những fnguyên tắc sau đây: 
- Nói ngắn gọn với giọng ôn tồn, lịch sự. 
- Trƣớc khi nói, phải có sự suy nghĩ kỹ càng, nên có sự chuẩn bị, ghi 
tóm tắt gạch đầu dòng những gì cần nói 
- Muốn phát biểu phải giơ tay, tuyệt đói không chen ngang ngƣời khác, 
đả kích phê phán cá nhân, luôn có ý thức xây dựng. 
- Đi họp đúng giờ, theo dõi cuộc họp từ đầu đến cuối, theo dõi cả việc 
ghi chép của thƣ ký. Hãy chăm chú nghe mọi ý kiến rồi mới phát biểu tranh 
luận với giọng êm dịu, tƣ duy, khúc chiết, logic. 
- Sáng suốt, dũng cảm bảo vệ ý kiến của mình nếu tự tin là đúng đắn, 
không nên lung lay trƣớc sự phê phán của mọi ngƣời. Nhƣng khi thấy ý kiến 
của mình sai thì nên dũng cảm xin rút lui ý kiến, chớ nên bảo thủ, hậm hực. 
Để cuộc họp thành công tốt đẹp, chúng ta cần chú ý tạo bầu không khí thuận 
lợi: đó là không khí thoải mái, thân tình, cởi mở; tránh bầu không khí gƣợng 
gạo do hình thức long trọng của hội nghị, những lời lẽ vào đầu văn hoa, bóng 
bảy, khách sáo; có sự bình đẳng và chấp nhận lẫn nhau của những ngƣời 
tham gia. 
Trường Đại học Trà Vinh 
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý 
108 
Tổ chức cuộc họp cũng cần chú ý tới địa điểm và thời gian kéo dài 
cuộc họp: Nơi họp cần phải thoáng đãng, rộng vừa phải theo số ngƣời họp, có 
đủ ánh sáng; có đầy đủ tiện nghi nhƣ quạt máy, hoặc máy điều hòa nhiệt độ, 
micrô để nói đủ nghe; bàn ghế nên kê theo kiểu vòng tròn, để không ai có vị 
trí trung tâm; phòng họp nên sắp xếp trang nghiêm, nhƣng không nên quá lòe 
loẹt; thời gian họp vừa phải, không nên kéo quá dài gây trạng thái mệt mỏi, 
chán nản ở mọi ngƣời. 
2. Nhà quản trị tọa đàm với nhân viên 
Ngoài những cuộc họp ra, nhà quản trị còn phải tiếp xúc với nhân viên 
nhằm: 
- Kiểm tra sự thực hiện quyết định quản trị 
- Đánh giá tiến độ công việc trong đơn vị để kịp thời uốn nắn những sai 
sót và động viên kịp thời những ngƣời tốt, việc tốt. 
- Đánh giá các cán bộ cấp dƣới về năng lực làm việc, phẩm chất đạo 
đức, năng lực chuyên môn, khả năng tổ chức công việc. 
- Nắm bắt tâm tƣ, nguyện vọng của từng ngƣời để có biện pháp giáo 
dục, nâng đỡ họ. 
Để đạt đƣợc các mục đích đó, nhà quản trị cần có nghệ thuật tiếp xúc 
với con ngƣời, tạo ra bầu không khí thân tình, tin tƣởng ở nhân viên, chú ý 
xây dựng mối quan hệ tốt, đúng mực, cƣ xử lịch thiệp, tế nhị, tôn trọng nhân 
viên, phải biết chú ý lắng nghe ý kiến của họ, không nên ép buộc họ bằng 
cƣờng quyền, uy lực, uy vũ hay uy danh mà bằng uy tín thật sự. 
Thông thƣờng, cuộc tọa đàm với cấp dƣới đƣợc tiến hành nhƣ sau: 
Khởi đầu là giao tiếp xã giao. Ngay từ phút ban đầu, nhà quản trị phải 
gây đƣợc thiện cảm thân mật bằng cách chào hỏi lịch thiệp, nhã nhặn, lịch sự, 
mời ngồi, trà nƣớc. Có thể đƣa ra vài ba câu hỏi thăm sức khỏe, tình hình gia 
đình, những hứng thú của họ. Sau đó khéo léo chuyển sang nội dung chỉnh, 
nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. Trong quá trình giao tiếp, nhà quản trị nên 
khuyến khích nhân viên nói lên những ý kiến của mình và tập trung chú ý 
lắng nghe, không nên cắt lời họ. Nếu đối tƣợng đi ra xa nội dung thì cần khéo 
léo lái câu chuyện đi đúng trọng tâm. 
4. Mit tinh và các buối lễ quan trọng 
Trường Đại học Trà Vinh 
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý 
109 
 Đây là hình thức họp độc thoại lớn, có nhiều ngƣời tham dự với mục 
đích chính là để động viên tình thần mọi ngƣời đƣợc vui tƣơi, phấn khởi, tin 
tƣởng, hăng hái làm việc. Vì vậy, buổi mit tinh hay lễ phải long trọng, vui, 
gọn. Yêu cầu: 
- Địa điểm cần trang trí đẹp thuận tiện cho cả phần lễ nghi lẫn liên 
hoan 
- Các bài phát biểu ngắn gọn ( 5 – 10 phút), báo cáo chính chỉ nên dài 
tối đa 30 phút, trong đó cần biểu dƣơng thành tích của cá nhân, đơn vị. Ngƣời 
đọc phải hào hùng, có khả năng diễn thuyết. 
- Ngƣời điều khiển chƣơng trình phải là ngƣời có kinh nghiệm vì là 
ngƣời giữ vai trò quan trọng bậc nhất quyết định sự thành công hay thất bại 
của buổi lễ. Nếu cần nên luyện tập trƣớc tránh lúng túng, nhầm lẫn, gián 
đoạn. 
- Phần giới thiệu khách cần rõ ràng, đầy đủ ( họ tên, chức danh, chức 
vụ,...) 
- Nếu phát phần thƣởng cần có sự bố trí trƣớc: ai nhận, ai phát, ai trao 
cho ai,.. 
- Nên có nhạc đệm trong quá trình lễ hội 
 Câu hỏi củng cố: 
1. Trình bày những nguyên tắc họp hành đạt hiệu quả 
2. Mô tả quá trình tọa đàm với nhân viên 
3. Mô tả quá trình tổ chức mít tinh và các buổi lễ quan trọng 
4. Thực hành theo nhóm về các chủ đề 
- Mô tả một buổi họp và thực hành một buổi họp do bạn tổ chức 
(các thành viên trong nhóm cần cử ngƣời phân vai cho phù hợp) 
- Mô tả một buổi Meeting mà bạn đã hoặc sẽ tổ chức và thực hành 
tổ chức một buổi Meeting (các thành viên trong nhóm cần cử ngƣời 
phân vai cho phù hợp) 
- Mô tả một buổi tọa đàm và thực hành tổ chức buổi tọa đàm đó 
(các thành viên trong nhóm cần cử ngƣời phân vai cho phù hợp) 
5. Vào phút chót ngày hôm trƣớc, trƣởng phòng nhân sự của một cô ty 
Trường Đại học Trà Vinh 
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý 
110 
kinh doanh điện tử nói với nhân viên văn phòng mới tuyển dụng nhƣ 
sau: “Tóm lại khi làm việc tại công ty bạn phải ăn mặc nghiêm túc” 
Hôm sau nhân viên đi làm với trang phục quần Jean, áo thun, giầy 
Nike. Trƣởng phòng nhìn cô với vẻ mặt không hài lòng và hỏi cô đi làm 
hay đi chơi thể thao vậy. 
Bạn nhận xét gì về câu nói trên câu của trƣởng phòng. 
Trường Đại học Trà Vinh 
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học Quản lý 
111 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
A. Tài liệu biên tham khảo biên soạn tài liệu 
1. Vũ Dũng (2006). Giáo trình Tâm lý học quản lí. Nhà xuất bản Đại học 
Sƣ phạm. Hà Nội. 
2. Trần Thị Minh Hằng ( 2011). Giáo trình tâm lý học quản lý. Nhà xuất 
bản Giáo dục Việt Nam 
3. Lê Thị Hoa (2009). Tâm lý học quản lý. NXB Đại học Quốc gia Tp. 
Hồ Chí Minh. 
B. Tài liệu giới thiệu thêm cho sinh viên 
1. Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Ngọc Uyển (1998). Tâm lý học quản lý. 
NXB Giáo dục. 
2. Võ Thành Khối (2005). Tâm lý học lãnh đạo, quản lý, NXB Chính trị 
Quốc Gia Hà Nội. 
3. Nguyễn Bá Dƣơng (2002). Tâm lý học quản lý dành cho ngƣời lãnh 
đạo, NXB chính trị quốc gia 
4. Nguyễn Phúc An (2007), Tâm lí học quản lí, NXB Thống kê 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tam_ly_hoc_quan_ly_nguyen_thi_thuy.pdf