Tăng cường năng lực đào tạo trong bối cảnh hội nhập: Những vấn đề đặt ra đối với trường Đại học Khánh Hòa

TÓM TẮT: Cùng với sự hội nhập ngày một sâu rộng của đất nước với khu vực và quốc tế,

hoạt động giáo dục đại học nói chung và các cơ sở đào tạo đại học nói riêng ở Việt Nam

đang đứng trước nhiều cơ hội song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức.

Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực đào tạo để đảm bảo tính cạnh tranh giữa các cơ sở

đào tạo có cùng chuyên ngành và bậc đào tạo sẽ là một trong những yếu tố quan trọng

quyết định cho sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một cơ sở đào tạo đại học. Nội dung bài

viết đề cập đến những nội dung của cạnh tranh trong hoạt động đào tạo và phân tích thực

trạng hoạt động đào tạo của Trường Đại học Khánh Hòa, đề xuất những giải pháp nhằm

nâng cao năng lực cạnh tranh của trường trước xu hướng hội nhập quốc tế.

pdf 8 trang yennguyen 7500
Bạn đang xem tài liệu "Tăng cường năng lực đào tạo trong bối cảnh hội nhập: Những vấn đề đặt ra đối với trường Đại học Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tăng cường năng lực đào tạo trong bối cảnh hội nhập: Những vấn đề đặt ra đối với trường Đại học Khánh Hòa

Tăng cường năng lực đào tạo trong bối cảnh hội nhập: Những vấn đề đặt ra đối với trường Đại học Khánh Hòa
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Lê Thị Mỹ Bình và tgk 
47 
TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC ĐÀO TẠO 
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP: NHỮNG VẤN ĐỀ 
ĐẶT RA ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHÁNH HÒA 
IMPROVE TRAINING CAPACITY IN THE CONTEXT 
OF INTEGRATION – ISSUES OF KHANH HOA UNIVERSITY 
LÊ THỊ MỸ BÌNH và PHAN THỊ HẢI YẾN 
 TS. Trường Đại Khánh Hòa 
 ThS. Trường Đại học Khánh Hòa, phanthihaiyen@ukh.eu.vn, Mã số: TCKH13-24-2019 
TÓM TẮT: Cùng với sự hội nhập ngày một sâu rộng của đất nước với khu vực và quốc tế, 
hoạt động giáo dục đại học nói chung và các cơ sở đào tạo đại học nói riêng ở Việt Nam 
đang đứng trước nhiều cơ hội song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. 
Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực đào tạo để đảm bảo tính cạnh tranh giữa các cơ sở 
đào tạo có cùng chuyên ngành và bậc đào tạo sẽ là một trong những yếu tố quan trọng 
quyết định cho sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một cơ sở đào tạo đại học. Nội dung bài 
viết đề cập đến những nội dung của cạnh tranh trong hoạt động đào tạo và phân tích thực 
trạng hoạt động đào tạo của Trường Đại học Khánh Hòa, đề xuất những giải pháp nhằm 
nâng cao năng lực cạnh tranh của trường trước xu hướng hội nhập quốc tế. 
Từ khóa: Trường Đại học Khánh Hòa; hội nhập quốc tế; năng lực cạnh tranh. 
ABSTRACTS: Along with the deepening integration of the country with the region and the 
world, higher education activities in general and higher education of universities in 
particular in Vietnam are gaining many opportunities in one side and facing many 
challenges in other side. Therefore, improving training capacity to ensure competitiveness 
between universities having the same majors and training levels will be one of the 
important factors to determine the survival and development of any university. The content 
of this article refers to the content of competition in training activities and analysis of the 
current status of training activities of Khanh Hoa University, proposing solutions to 
improve the competitiveness of Khanh Hoa University in the trend of international integration. 
Key words: Khanh Hoa University; international integration; competing capability. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 13, Tháng 01 - 2019 
48 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hiện nay, ngành giáo dục Việt Nam 
đang tập trung thực hiện kế hoạch của Bộ 
Giáo dục và Đào tạo về cải thiện môi 
trường giáo dục, nâng cao năng lực cạnh 
tranh quốc gia, trong đó lấy nâng cao năng 
lực cạnh tranh trong giáo dục đào tạo làm 
động lực phát triển. Kế hoạch đặt ra mục 
tiêu thực hiện đồng bộ các giải pháp để 
nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chú 
trọng giáo dục đào tạo đại học. Phát triển 
nhanh nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân 
lực chất lượng cao, đổi mới giáo dục theo 
hướng xã hội hoá và hội nhập quốc tế [6]. 
Đứng trước yêu cầu, xu thế của thời 
đại, Trường Đại học Khánh Hòa ra đời 
trong bối cảnh nhiều thay đổi của hệ thống 
giáo dục, và hội nhập khu vực, quốc tế sâu 
rộng. Điều này tạo ra nhiều thách thức 
nhưng cũng mang lại những cơ hội nếu 
trường biết tận dụng mọi tiềm lực và nắm 
bắt được các xu thế phát triển. 
Bài viết là kết quả nghiên cứu thuộc 
đề án nghiên cứu luận cứ khoa học phục 
vụ xây dựng chiến lược của Trường Đại 
học Khánh Hòa sử dụng phương pháp 
nghiên cứu lý luận và phương pháp 
nghiên cứu thực tiễn, kết hợp sử dụng dữ 
liệu điều tra xã hội học để đưa ra những 
đánh giá nhìn nhận khách quan từ nhiều 
phía. Các nội dung của bài viết sau đây sẽ 
quan điểm về năng lực cạnh tranh trong 
hoạt động đào tạo đại học, phân tích thực 
trạng của trường nhìn từ góc độ năng lực 
cạnh tranh, từ đó đưa ra các giải pháp cho 
nhà trường. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Hội nhập trong giáo dục đào tạo - 
một số tư duy mới cần đặt ra 
Hội nhập nói chung và hội nhập quốc tế 
nói riêng là lựa chọn chính sách của hầu hết 
các quốc gia trên thế giới để phát triển. Hội 
nhập diễn ra dưới nhiều hình thức, cấp độ và 
trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến 
trình từ thấp đến cao. Hội nhập về giáo dục 
đào tạo đại học ở Việt Nam phải coi “Hội 
nhập quốc tế - con đường tất yếu của giáo 
dục đại học thời đại toàn cầu hoá”. Để giáo 
dục đào tạo đại học có thể hội nhập đầy đủ ở 
quy mô quốc gia, khu vực và quốc tế, một 
số vấn đề chủ yếu cần thiết được đặt ra đối 
với mỗi cơ sở đào tạo đại học bao gồm: 
Thứ nhất, sự cần thiết phải thay đổi tư 
duy đào tạo từ “độc quyền cung cấp kiến 
thức” dựa vào những gì chúng ta nghĩ là 
cần thiết và những gì chúng ta có thể có 
sang “cung cấp và khơi nguồn kiến thức” 
theo những gì mà xã hội cần. 
Thứ hai, cần thiết phải có một chiến 
lược phát triển có “tầm nhìn” phù hợp với 
chức năng và mô hình nhằm đảm bảo sinh 
viên tốt nghiệp không chỉ là những người 
được trang bị tốt về kiến thức, kỹ năng để 
có thể thành đạt trong lĩnh vực được đào 
tạo ở bất cứ môi trường nào mà còn là một 
công dân có trách nhiệm với xã hội. 
Thứ ba, cần nâng cao năng lực nghiên 
cứu và khả năng “khơi nguồn” đổi mới sáng 
tạo và tư duy khởi nghiệp cho sinh viên. 
Đây được xem là vấn đề quan trọng cần 
được quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh hội 
nhập cuộc “Cách mạng công nghiệp 4.0”. 
Bên cạnh đó, hội nhập nghề trong 
ASEAN là một yêu cầu cấp thiết đối với 
hoạt động đào tạo của các cơ sở giáo dục. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Lê Thị Mỹ Bình và tgk 
49 
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đánh 
dấu một bước ngoặc hòa nhập toàn diện các 
nền kinh tế 10 quốc gia Đông Á, với 5 cấu 
phần quan trọng: tự do dịch chuyển hàng 
hóa, tự do cung cấp dịch vụ, tự do đầu tư, 
tự do di chuyển vốn, tự do di chuyển lao 
động có kỹ năng. Trong đó tự do di chuyển 
lao động được đặc biệt quan trọng. Khi đó 
lao động có kỹ năng sẽ được tự do di 
chuyển, làm việc, định cư và được đối xử 
bình đẳng tại các nước thành viên [7]. 
Trước mắt, có 8 ngành nghề lao động 
trong các nước ASEAN được tự do di chuyển 
thông qua các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau 
(MRAs) bao gồm: kế toán, kiến trúc sư, nha 
sỹ, bác sỹ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và du lịch. 
MRAs sẽ mang lại cơ hội cho sinh viên 
và được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc gia, 
khu vực; các các cơ sở giáo dục sẽ tiến hành 
đào tạo bằng phương pháp mới xây dựng kỹ 
năng nghề dựa trên năng lực (kiến thức, kỹ 
năng, thái độ trong công việc) và tạo cơ hội 
dịch chuyển lao động trong ASEAN. 
Cùng với quá trình đổi mới và hội nhập 
quốc tế sâu rộng hiện nay, giáo dục đại học 
Việt Nam cần được đổi mới trên cơ sở vẫn giữ 
được những nét đặc thù của giáo dục đại học 
trong nước, đồng thời tiệm cận được các 
chuẩn chung của khu vực và thế giới. Một 
trong những yếu tố quan trọng trong quá trình 
này chính là nâng cao năng lực cạnh tranh. 
2.2. Năng lực cạnh tranh trong hoạt 
động đào tạo đại học 
Năng lực cạnh tranh trong hoạt động đào 
tạo bao gồm những nội dung chủ yếu sau [5]: 
Thứ nhất, sự “khác biệt” trong đào tạo 
các ngành đáp ứng nhu cầu xã hội. Nội dung 
này đòi hỏi cơ sở đào tạo cần phải xác định 
được những ngành đào tạo đang là nhu cầu 
“bức thiết” của xã hội ở khu vực có tầm ảnh 
hưởng của trường. Đồng thời xác định được 
cho mình “sản phẩm đào tạo” mang tính 
“khác biệt” mà các cơ sở đào tạo khác 
không có, không thể có. Sản phẩm đó phải 
phù hợp với nhu cầu xã hội, trước mắt cũng 
như lâu dài. Như vậy vấn đề xác định rõ 
ngành đào tạo chính mang tính “khác biệt” 
là định hướng chiến lược quan trọng đối với 
mỗi cơ sở đào tạo đại học đứng từ góc độ 
cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập. 
Thứ hai, năng lực đào tạo của cơ sở đào 
tạo. Năng lực này phụ thuộc vào năng lực 
đội ngũ giảng viên; chương trình đào tạo và 
khả năng đáp ứng yêu cầu đào tạo của hệ 
thống cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà 
trường. Để có được được năng lực đào tạo 
đủ sức cạnh tranh, năng lực của đội ngũ 
giảng viên sẽ đóng vai trò quyết định. Đội 
ngũ giảng viên còn phải có khả năng ngoại 
ngữ, khả năng làm việc theo nhóm và có 
tính chuyên nghiệp cao cũng như khả năng 
xử lý những tình huống nảy sinh trong quá 
trình đào tạo. 
Chương trình đào tạo là yếu tố quan 
trọng để đảm bảo năng lực đào tạo của nhà 
trường. Trong xu thế hội nhập hiện nay, các 
chương trình đào tạo cần có tính “mở” cao 
để dễ dàng điều chỉnh phù hợp với những 
thay đổi về “nhu cầu” việc làm của xã hội, 
hoặc những thay đổi về công nghệ. Tính 
“mở” của các chương trình đào tạo còn 
đảm bảo cho khả năng liên thông giữa các 
bậc đào tạo, giữa đào tạo của cơ sở đào tạo 
trong nước và cơ sở đào tạo ở nước ngoài. 
Yếu tố quan trọng quyết định năng lực 
đào tạo của bất kỳ cơ sở đào tạo nào chính 
là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt 
động đào tạo. Trong nhiều loại hình cơ sở 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 13, Tháng 01 - 2019 
50 
vật chất kỹ thuật đào tạo, cơ sở thực hành 
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây sẽ yếu 
tố đảm bảo sinh viên khi ra trường sẽ tự tin 
và nhanh chóng thích nghi với công việc 
theo ngành nghề được đào tạo. 
Thứ ba, khả năng liên kết trong đào tạo. 
Để có được đội ngũ giảng viên có trình độ 
và khả năng nghiên cứu, rất cần có được sự 
liên kết giữa cơ sở đào tạo với các tổ chức, 
viện nghiên cứu hàng đầu ở những lĩnh 
vực/ngành mà nhà trường có đào tạo. Bên 
cạnh đó, mối liên kết giữa cơ sở đào tạo với 
các doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng 
không chỉ để đảm bảo có sự tham gia của 
các nhà quản lý, các chuyên gia có năng lực 
nghề cao tham gia vào hoạt động đào tạo, 
đảm bảo cho hoạt động thực hành tổ chức 
phù hợp với thực tiễn với chất lượng cao. 
Ngoài ra liên kết quốc tế trong đào tạo sẽ 
tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo đại học 
trong nước tiếp cận công nghệ giáo dục tiên 
tiến ở các nước trên thế giới. Thông qua 
hợp tác, các trường học hỏi xây dựng 
chương trình giảng dạy đạt chuẩn quốc tế; 
tạo ra nhiều cơ hội học tập cho người học. 
Những nội dung chủ yếu trên nếu được 
nhận diện và thực hiện trong chiến lược 
phát triển của nhà trường sẽ góp phần quan 
trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh 
tranh của cơ sở đào tạo đại học trong bối 
cảnh hội nhập hiện nay. 
Hình 1. Sơ đồ các yếu tố hình thành năng lực cạnh tranh trong đào tạo [5] 
Phù hợp với nhu cầu địa phương 
Ngành đào tạo 
Chương trình đào tạo 
Chất lượng 
nguồn nhân lực 
Cơ sở vật chất 
kỹ thuật 
Viện nghiên cứu 
Doanh nghiệp 
Liên kết quốc tế 
Sự khác biệt 
trong đào tạo 
Năng lực 
đào tạo 
Khả năng liên 
kết trong 
đào tạo 
Năng lực cạnh 
tranh trong đào tạo 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Lê Thị Mỹ Bình và tgk 
51 
2.3. Thực trạng Trường Đại học Khánh 
Hòa nhìn từ góc độ năng lực cạnh tranh 
trong đào tạo 
Trường Đại học Khánh Hòa thành lập 
trên cơ sở sáp nhập hai trường: Cao đẳng Sư 
phạm Nha Trang và Cao đẳng Văn hóa, Nghệ 
thuật và Du lịch Nha Trang. Định hướng phát 
triển theo mô hình đa ngành, đa cấp, nhiều 
loại hình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho 
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của 
tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh khu vực Duyên 
hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. 
Các ngành đào tạo: Kế thừa 54 ngành 
đào tạo trình độ cao đẳng và trung cấp, trường 
đã mở thêm 8 ngành đại học, với 9 chuyên 
ngành đào tạo và hiện đang làm thủ tục mở 
thêm 02 ngành đại học và 02 ngành cao đẳng. 
Hình 2. Sơ đồ các chuyên ngành đào tạo bậc đại học và cao đẳng của trường 
Nguồn: Tổng hợp của tác giả 
So với các trường đại học ở tỉnh và khu 
vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, Trường Đại 
học Khánh Hòa có những đặc điểm khác biệt 
về ngành nghề đào tạo, thế mạnh của trường là 
các ngành nghề sư phạm, văn hóa, nghệ thuật. 
Bên cạnh lợi thế về sự khác biệt, trường cũng 
gặp nhiều khó khăn, thách thức do nhu cầu 
đào tạo nguồn nhân lực truyền thống đã bão 
hòa, nhu cầu về các ngành nghề thay đổi 
nhanh chóng dẫn đến một số ngành vốn là thế 
mạnh của trường khó khăn tuyển sinh. 
Xây dựng các chương trình đào tạo 
theo hướng tiếp cận với chuẩn ASEAN. 
Chương trình đào tạo các ngành nghề của 
trường xây dựng theo phương pháp tiếp cận 
năng lực với 5 bậc trình độ theo tiêu chuẩn 
nghề ASEAN, kết hợp 3 năng lực cốt lõi là 
kiến thức, kỹ năng và thái độ. Đây là thế 
mạnh của trường so với các cơ sở đào tạo 
trong tỉnh (Hình 4). Khi mới sáp nhập, đội 
ngũ cán bộ, giảng viên của trường có 1 
PGS, 17 TS, 185 Th.S, sau 3 năm hoạt 
động đội ngũ này bao gồm 2 PGS, 21 TS 
và 185 ThS. Có thể thấy trình độ đội ngũ cán 
bộ, giảng viên của trường có sự thay đổi theo 
chiều hướng tăng PGS, TS và giảm trình độ đại 
học; sự thay đổi còn chậm chưa đáp ứng được 
yêu cầu phát triển; xuất hiện tình trạng “chảy 
máu chất xám”. Đây là vấn đề ảnh hưởng đến 
năng lực cạnh tranh trong đào tạo của trường. 
Kế thừa Mở mới Đang mở 
54 ngành đào tạo cao đẳng 
thuộc các lĩnh vực: Khoa 
học Tự nhiên, Khoa học xã 
hội, Sư phạm, Nghệ thuật, 
Du lịch, Ngoại ngữ, Quản 
lý Văn hoá. 
8 ngành đại học 9 chuyên 
ngành đào tạo: Ngôn ngữ 
Anh, Quản trị dịch vụ du lịch 
và lữ hành, Việt Nam học 
(Hướng dẫn du lịch), Việt 
Nam học (Văn hóa du lịch), 
Sư phạm Toán học, Sư phạm 
Ngữ văn, Sư phạm Vật lý, 
Hóa học (Hóa phân tích), 
Sinh học ứng dụng. 
- 2 ngành đại học (Quản trị 
Kinh doanh, Văn học - 
Truyền thông - Báo chí). 
- 2 ngành cao đẳng (thiết kế 
đồ họa, thiết kế nội thất). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 13, Tháng 01 - 2019 
52 
Hình 3. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên Đại học Khánh Hòa 
Nguồn: Số liệu điều tra của đề án 
Hình 4. Sơ đồ chương trình đào tạo trường theo hướng tiếp cận với chuẩn ASEAN 
Nguồn: Tổng hợp của tác giả 
Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của 
trường đồng bộ và cơ bản đáp ứng được 
nhu cầu học tập, nghiên cứu, sinh hoạt của 
sinh viên. Tuy vậy, kết quả điều tra xã hội 
học sinh viên thực hiện năm 2018 cho thấy 
sự chênh lệch khá lớn giữa mức độ quan 
trọng của cơ sở vật chất kỹ thuật đối với 
hoạt động đào tạo và khả năng sử dụng đáp 
ứng yêu cầu thực tế. 
Từ khi được thành lập, mặc dù trường 
luôn nhận được sự quan tâm của UBND 
tỉnh hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị 
đào tạo, tuy nhiên trước yêu cầu đổi mới 
giáo dục đại học, cùng với sự phát triển 
mạnh mẽ của công cuộc công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa đất nước, yêu cầu hội nhập và 
Cách mạng công nghiệp 4.0, cơ sở vật chất, 
trang thiết bị đào tạo của trường trở nên lạc 
0
50
100
150
200
PGS TS Th.S ĐH
1
17
185
122
1
14
190
110
2
21
185
94
2015-2016 2016-2017 2017-2018
Năng lực 
cốt lõi 
Năng lực 
chức năng 
Năng lực 
chung 
- Đơn vị năng lực chuyên ngành. 
- Đơn vị năng lực cơ bản. 
- Đơn vị năng lực chung. 
- Đơn vị năng lực quản lý. 
- Đơn vị năng lực du lịch có trách nhiệm 
Kiến thức 
Thái độ 
Kỹ năng 
Bậc 1: Trình độ cơ bản 
Bậc 2: Trình độ bán kỹ 
năng/ nhân viên 
Bậc 3: Trình độ kỹ 
thuật/ giám sát 
Bậc 4: Trình độ quản 
lý trực tiếp 
Bậc 5: Trình độ quản 
lý tầm trung 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Lê Thị Mỹ Bình và tgk 
53 
hậu, đáp ứng được một phần yêu cầu đào 
tạo [4]. Như vậy có thể thấy đây là vấn đề 
cần được quan tâm để nâng cao năng lực 
cạnh tranh đào tạo của trường. 
Hình 5. Biểu đồ kết quả điều tra xã hội học 2018 
Nguồn: Số liệu điều tra của đề án 
Trong 3 năm qua, hoạt động khoa học 
và công nghệ của trường đã đạt những kết 
quả quan trọng với nhiều đề tài dự án các 
cấp được triển khai thực hiện. Nhiều bài 
báo của cán bộ, giảng viên nhà trường được 
công bố tại các hội nghị, hội thảo khoa học 
các cấp, các bài báo được công bố trên các 
tạp chí, kể cả các tạp chí quốc tế có chất 
lượng tốt. Đây được xem là thành quả đáng 
khích lệ, đặc biệt trong bối cảnh một trường 
đại học mới thành lập được 3 năm. 
Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ, giảng viên chủ 
trì và tham gia các đề tài nghiên cứu khoa 
học chưa cao, số lượng cán bộ, giảng viên 
thực hiện và tham gia đề tài các cấp ước đạt 
15% so với tổng số cán bộ, giảng viên 
trong trường; tham gia hội nghị, hội thảo 
khoa học các cấp vẫn chưa nhiều so với 
tiềm năng của giảng viên. Kinh phí đầu tư 
cho các hoạt động khoa học và công nghệ, 
tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất phục vụ 
đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà 
trường còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu phát 
triển khoa học và công nghệ của nhà trường. 
Quan hệ hợp tác về đào tạo với các cơ 
sở đào tạo trong nước và quốc tế được quan 
tâm. Hiện nay trường đã thiết lập được 
quan hệ về đào tạo với một số trường ở các 
nước: Pháp, Canada, Hàn Quốc, Trung 
Quốc, Nhật, tuy nhiên hiệu quả chưa cao 
so với yêu cầu phát triển và hội nhập nhà 
trường trong bối cảnh mới. 
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG 
ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI 
HỌC KHÁNH HÒA 
Chủ động chuyển đổi ngành nghề đào 
tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội 
Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động 
mạnh mẽ đến hoạt động đào tạo đại học. 
Có những ngành nghề nếu tiếp tục đào tạo 
có nguy cơ sẽ mất đi và ngược lại, cần mở 
rộng để đón đầu và đáp ứng nhu cầu xã hội. 
Do đó, cần thiết kế chương trình đào tạo 
của trường theo hướng mở và liên ngành. 
Chương trình đào tạo cũng hướng đến mục 
tiêu hình thành ở sinh viên năng lực vận 
dụng tổng hợp các kiến thức đã học để giải 
quyết vấn đề thực tiễn đặt ra. 
Nâng cao chất lượng đào tạo với vai 
trò cốt lõi là giảng viên 
Xác định công tác chuẩn hóa và nâng cao 
chất lượng, trình độ cho giảng viên là khâu 
trọng tâm trong đề án xây dựng chiến lược dài 
hạn cho nhà trường. Muốn vậy, cần phải xây 
dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công 
tác phát triển nhân sự theo từng năm học, phân 
bố chỉ tiêu và giám sát việc thực hiện chỉ tiêu 
của các đơn vị, thay đổi cơ cấu giảng viên 
theo hướng tăng nhanh tỷ lệ tiến sĩ, thạc sĩ; 
Chú trọng phát triển nhanh đội ngũ 
giảng viên có trình độ sau đại học; tạo điều 
kiện cho các giảng viên có trình độ thạc sĩ 
trở lên có cơ hội được đào tạo ở nước ngoài 
bằng sự hỗ trợ của ngân sách và thông qua 
hoạt động hợp tác quốc tế; 
0
2
4
6
Tầm quan trọng Mức độ sử dụng
4.87
2.82
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 13, Tháng 01 - 2019 
54 
Khuyến khích và tạo điều kiện để các 
cán bộ, giảng viên tham gia nghiên cứu khoa 
học, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào 
công tác đào tạo, “khơi nguồn” đổi mới sáng 
tạo và tư duy khởi nghiệp cho sinh viên. 
Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất kỹ 
thuật đáp ứng yêu cầu đổi mới 
Với chiến lược tạo ra một môi trường 
đào tạo cạnh tranh và hấp dẫn để mang đến 
niềm hứng khởi học tập và sáng tạo trong 
sinh viên, nhà trường cần đẩy mạnh đầu tư 
phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật 
đồng bộ và hiện đại ở vùng Duyên hải Nam 
Trung Bộ. Trong đó, ưu tiên điều kiện học 
tập, chỗ ở cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu 
đổi mới đào tạo theo hướng phát triển năng 
lực, phẩm chất người học. Bên cạnh đẩy 
mạnh đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trường 
cần tập trung vào các giải pháp về tổ chức, 
quản lý và sử dụng hiệu quả trang thiết bị 
và các công trình đào tạo chung cho toàn 
trường, không sử dụng riêng cho khoa hay 
bộ môn cụ thể nào. Đây là quan điểm 
xuyên suốt cần thực hiện để khai thác tốt 
nhất các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, 
triển khai, ứng dụng khoa học và chuyển 
giao công nghệ cho đội ngũ cán bộ, giảng 
viên và sinh viên của trường. Cần hướng 
đến không gian đa chức năng, linh hoạt 
trong trường học và đảm bảo tính liên 
thông, liên kết và hữu dụng của từng công 
trình. Những giải pháp trên đây nếu được 
triển khai đồng bộ sẽ góp phần nâng cao 
được năng lực cạnh tranh đào tạo của nhà 
trường trong bối cảnh hội nhập đang diễn 
ra mạnh mẽ như hiện nay để xứng đáng với 
kỳ vọng của chính quyền địa phương tỉnh 
Khánh Hoà và của xã hội. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Báo cáo tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017-2018. 
[2] Kế hoạch phát triển đào tạo trường đại học Khánh Hòa 2017 - 2020. 
[3] Kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ Trường Đại học Khánh Hòa 2017 - 2020. 
[4] Chu Đình Lộc (2018), Báo cáo kết quả quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật Trường Đại học 
Khánh Hòa 2015-2017. 
[5] Phạm Trung Lương (2018), Tăng cường năng lực cạnh tranh trong hoạt động đào tạo: 
định hướng chiến lược phát triển cơ sở đào tạo đại học trong bối cảnh hội nhập, Kỷ yếu 
hội thảo Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược phát triển cơ sở đào tạo bậc đại 
học, Trường Đại học Khánh Hoà. 
[6] Quyết định số 2448/QĐ-TTg ngày 16/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề 
án “Hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề đến năm 2020”. 
[7] Trung tâm WTO và hội nhập (2015), Cẩm nang tóm lược Cộng đồng kinh tế ASEAN, 
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. 
[8] Phan Thị Hải Yến (2016), Trường Đại học Khánh Hoà đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao 
cho ngành du lịch trong tỉnh và các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung bộ, Báo Khánh Hòa. 
Ngày nhận bài: 09-01-2019. Ngày biên tập xong: 10-01-2019. Duyệt đăng: 21-01-2019 

File đính kèm:

  • pdftang_cuong_nang_luc_dao_tao_trong_boi_canh_hoi_nhap_nhung_va.pdf