Thành quả 20 năm hoạt động khoa học và công nghệ của trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển kiểm toán nhà nước

Kiểm toán nhà nước (KTNN) ra đời trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế k hội chủ nghĩa. KTNN là cơ quan được thành lập mới, không có cơ quan tiền thân, do đ KTNN phải tự nghiên cứu và tổng kết, đúc rút những b ế hoạch tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã ài học kinh nghiệm từ các KTNN ó, khu vực và thế giới để xây dựng và từng bước hoàn thiện về cơ cấu tổ chức bộ máy, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ. Chính vì vậy, hoạt động Khoa học và công nghệ (KH&CN) và thông tin khoa học của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán (Trường ĐT) trong những năm vừa qua đã có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng cơ sở lý luận và đúc rút kinh nghiệm thực tiễn góp phần vào quá trình xây dựng và phát triển KTNN. Bài viết sẽ tập trung đánh giá những đóng góp của Trường trong hoạt động KH&CN đối với hoạt động cũng như sự phát triển của KTNN, chỉ ra những tồn tại hạn chế và đề xuất các kiến nghị giải pháp để nâng cao chất lượng KH&CN và thông tin khoa học của Trường trong thời gian tới

pdf 9 trang yennguyen 8220
Bạn đang xem tài liệu "Thành quả 20 năm hoạt động khoa học và công nghệ của trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển kiểm toán nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thành quả 20 năm hoạt động khoa học và công nghệ của trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển kiểm toán nhà nước

Thành quả 20 năm hoạt động khoa học và công nghệ của trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển kiểm toán nhà nước
6TRÖÔØNG ÑAØO TAÏO VAØ BOÀI DÖÔÕNG NGHIEÄP VUÏ KIEÅM TOAÙN – 20 NAÊM XAÂY DÖÏNG VAØ PHAÙT TRIEÅN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 113 - tháng 3/2017
*Phó Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán
THAØNH QUAÛ 20 NAÊM HOAÏT ÑOÄNG
KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ CUÛA TRÖÔØNG
ÑAØO TAÏO VAØ BOÀI DÖÔÕNG NGHIEÄP VUÏ KIEÅM TOAÙN
GAÉN LIEÀN VÔÙI QUAÙ TRÌNH XAÂY DÖÏNG VAØ PHAÙT TRIEÅN
KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC
PGS.TS. NGuyỄN ĐìNH HòA*
Kiểm toán nhà nước (KTNN) ra đời trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. KTNN là cơ quan được thành lập mới, không có cơ quan tiền thân, do đó, KTNN phải tự nghiên cứu và tổng kết, đúc rút những bài học kinh nghiệm từ các KTNN 
khu vực và thế giới để xây dựng và từng bước hoàn thiện về cơ cấu tổ chức bộ máy, phương pháp chuyên 
môn, nghiệp vụ. Chính vì vậy, hoạt động Khoa học và công nghệ (KH&CN) và thông tin khoa học của 
Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán (Trường ĐT) trong những năm vừa qua đã có vai trò 
hết sức quan trọng trong việc xây dựng cơ sở lý luận và đúc rút kinh nghiệm thực tiễn góp phần vào quá 
trình xây dựng và phát triển KTNN. Bài viết sẽ tập trung đánh giá những đóng góp của Trường trong hoạt 
động KH&CN đối với hoạt động cũng như sự phát triển của KTNN, chỉ ra những tồn tại hạn chế và đề 
xuất các kiến nghị giải pháp để nâng cao chất lượng KH&CN và thông tin khoa học của Trường trong thời 
gian tới.
Từ khóa: Hoạt động khoa học & công nghệ của Trường ĐTBDNV kiểm toán; 
Achievement of 20 years of scientific and technological activities of the Audit Training Institute 
(ATI) associated with the process of building and development of the State Audit
The State Audit Office of Vietnam (SAV) was born in the context of the transition from a centrally 
planned economy to a socialist-oriented market economy. The State Audit is a newly established body with no 
precursors, therefore, the State Audit must study and summarize lessons learned from the SAIs in region and 
world in order to build and step by step improve the State Audit Office of Vietnam. Improved organizational 
structure, professional methods. Therefore, the scientific and technological activities and informational 
communication of the ATI in recent years have played a very important role in the construction theoretical 
bases and practical experiences to contruct and develope the SAV. The paper will focus on evaluating the 
contribution of the ATI to the development and operation of the State Audit, identifying shortcomings 
and proposing solutions to improve the quality of scientific and technological activitiesand scientific 
informational communicationof the ATI in the coming time.
Key words: Scientific and technological activities of the Audit Training Institute (ATI)
7NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 113 - tháng 3/2017
1. Những đóng góp của Trường đối với sự phát 
triển của kTNN thông qua hoạt động kH&CN 
và thông tin kH trong 20 năm qua 
1.1. Hoạt động nghiên cứu khoa học
KTNN chính thức được công nhận là đầu mối 
khoa học và công nghệ từ năm 1996 và từ khi thành 
lập năm 1997, Trường ĐT trở thành cơ quan đại 
diện cho KTNN, đảm nhiệm về hoạt động KH & 
CN. Hoạt động KH&CN của Trường ĐT trong 20 
năm qua bao gồm việc tổ chức quản lý và triển khai 
thực hiện nghiên cứu 363 đề tài NCKH các cấp, 
trong đó có 02 đề tài độc lập cấp Nhà nước, 171 đề 
tài NCKH cấp Bộ và 190 đề tài NCKH cấp cơ sở. 
Có thể đánh giá khái quát hoạt động KH&CN 
trong 20 năm qua ở một số khía cạnh sau đây:
Về chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học: 
Về cơ bản, các đề tài nghiên cứu đã hoàn thành 
mục tiêu, nội dung nghiên cứu và được đánh giá 
tương đối tốt, đặc biệt trong giai đoạn 1996 - 2005, 
khoảng 30% đề tài các cấp đạt kết quả xuất sắc, 60% 
đề tài đạt loại khá và 10% đề tài đạt yêu cầu. 
Một trong những điểm nổi bật đáng ghi nhận 
của hoạt động NCKH của KTNN trong 20 năm 
qua là có tính ứng dụng cao; hoạt động KH&CN 
đã tập trung trí tuệ, sức lực và tâm huyết để nghiên 
cứu và giải quyết những vấn đề cơ bản sau đây: 
- Nghiên cứu làm rõ cơ sở khoa học, cơ sở thực 
tiễn khẳng định bản chất, chức năng, nhiệm vụ, 
phạm vi, lợi ích, triết lý hoạt động và thẩm quyền 
của KTNN, là cơ sở khoa học và thực tiễn để 
KTNN kiến nghị Đảng, Nhà nước xây dựng khung 
khổ pháp lý về tổ chức và hoạt động của KTNN( 
hiến định địa vị pháp lý; ban hành Luật KTNN; các 
văn bản quy phạm pháp luật khác...).
- Nghiên cứu hoạch định chiến lược, giải pháp 
xây dựng hoàn thiện tổ chức bộ máy và hoạt động 
của KTNN nhằm góp phần xây dựng nền tài chính 
quốc gia minh bạch, bền vững phục vụ hiệu quả 
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
- Nghiên cứu để làm rõ nhận thức về nội dung và 
kết cấu hệ thống các chuẩn mực, hệ thống phương 
pháp, quy trình kiểm toán gắn với các đối tượng 
kiểm toán chung và các đối tượng kiểm toán đặc 
thù (như NSNN; các doanh nghiệp nhà nước; các 
tổ chức tín dụng; các dự án đầu tư xây dựng như 
các dự án ODA, BOT, BT...; nợ công, các chương 
trình mục tiêu quốc gia; kiểm toán môi trường) 
cũng như phát triển các loại hình kiểm toán (kiểm 
8TRÖÔØNG ÑAØO TAÏO VAØ BOÀI DÖÔÕNG NGHIEÄP VUÏ KIEÅM TOAÙN – 20 NAÊM XAÂY DÖÏNG VAØ PHAÙT TRIEÅN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 113 - tháng 3/2017
toán tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt 
động, kiểm toán lồng ghép chuyên đề hỗn hợp);
- Nghiên cứu để xây dựng, hoàn thiện và ban 
hành Hệ thống hồ sơ, mẫu biểu kiểm toán ngày 
càng tiệm cận tính khoa học, hiệu quả, tiện ích, 
đơn giản và khả thi trong thực tế nhằm nâng cao 
chất lượng, hiệu quả công tác kiểm toán; hiệu lực, 
hiệu quả của việc thực hiện kết luận, kiến nghị 
kiểm toán và công tác quản lý.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn 
của việc hoạch định mục tiêu, chương trình, nội 
dung, phương pháp, phương thức tổ chức quản lý 
công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức 
KTNN; nghiên cứu về chuẩn mực đạo đức nghề 
nghiệp kiểm toán viên, về văn hóa giao tiếp ứng 
xử của KTV nhà nước để ĐTBD xây dựng một đội 
ngũ kiểm toán viên tinh thông nghiệp vụ, có đạo 
đức nghề nghiệp và bản lĩnh với tác phong chuyên 
nghiệp, có khả năng xử lý mọi tình huống nảy sinh 
trong hoạt động kiểm toán,theo phương châm: 
“Công minh, chính trực, nghệ tinh, tâm sáng”.
Bộ chương trình này bao gồm từ đào tạo, bồi 
dưỡng kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp 
của KTV nhà nước theo hướng cơ bản ngày càng 
hiện đại, hội nhập quốc tế và phù hợp với điều kiện 
thực tiễn Việt Nam.
- Nghiên cứu để ứng dụng các phương pháp 
kiểm toán hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin 
cho hoạt động kiểm toán. Kết quả nghiên cứu của 
những đề tài này là cơ sở xây dựng các phần mềm 
ứng dụng tin học vào hoạt động kiểm toán, đặc biệt 
là phục vụ cho việc tổng hợp kết quả kiểm toán, 
xử lý việc lập báo cáo kiểm toán và tiếp cận dần 
việc hình thành các phần mềm kiểm toán chuyên 
biệt cho KTNN, trước hết là cho các lĩnh vực quan 
trọng (như NSNN, đầu tư dự án, nợ công, doanh 
nghiệp nhà nước, các tổ chức tín dụng – ngân 
hàng) và cho tất cả loại hình kiểm toán tài chính, 
kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động.
Những đề tài đầu tiên trong lĩnh vực CNTT đã 
góp phần quan trọng cho việc hình thành phòng 
thông tin của Trường, tiền thân của Trung tâm Tin 
học của KTNN khi đề án này do Trường khởi thảo 
và đã được thông qua. 
- Nghiên cứu về phương thức tổ chức thực hiện 
các loại hình kiểm toán, cách thức lập kế hoạch 
kiểm toán trung và dài hạn phân cấp cho các 
KTNN chuyên ngành, khu vực, tránh chồng chéo 
hay bỏ sót đối tượng và khách thể kiểm toán, khai 
thác một cách hiệu quả năng lực, thế mạnh kiểm 
toán của toàn Ngành;
- Nghiên cứu thiết lập và xử lý các quan hệ: giữa 
cơ quan khoa học công nghệ, cơ sở đào tạo của 
KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực và các đơn 
vị trực thuộc KTNN; mối quan hệ phối hợp với các 
cơ quan hữu quan trong bộ máy nhà nước nhằm 
hình thành sự phối hợp chặt chẽ hiệu quả khi triển 
khai hoạt động kiểm toán theo kế hoạch trung hạn 
và dài hạn của KTNN;
- Nghiên cứu các vấn đề về hợp tác quốc tế 
trong hoạt động kiểm toán (bao gồm kinh nghiệm 
xây dựng Luật, chuẩn mực, quy trình kiểm toán; tổ 
chức bộ máy; đào tạo bồi dưỡng cán bộ) nhằm tận 
dụng kinh nghiệm, trí tuệ của KTNN các quốc gia 
tiên tiến qua các dự án ODA, GTZ, JICA
- Nghiên cứu phát triển hệ thống kiểm toán Việt 
Nam và mối quan hệ giữa các phân hệ trong hệ 
thống kiểm toán (bao gồm 3 phân hệ: KTNN, kiểm 
toán độc lập, kiểm toán nội bộ). Đối với những vấn 
đề này đã thu hút thêm lực lượng nghiên cứu và sự 
trợ giúp từ Bộ Tài chính, Ủy ban Thường vụ Quốc 
hội, Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA), các 
công ty kiểm toán độc lập, các trường đại học và cả 
một số tổ chức quốc tế.
Kể từ những năm đầu xây dựng và phát triển, 
Trường ĐT đã chủ động đề xuất và chủ trì nghiên 
cứu Đề tài khoa học cấp nhà nước: “Cơ sở lý luận 
và thực tiễn phát triển hệ thống kiểm toán ở Việt 
Nam”. Đề tài nghiệm thu đạt loại xuất sắc, đã cung 
cấp một cách toàn diện cả về phương diện lý luận 
và thực tiễn để phát triển hệ thống kiểm toán ở 
Việt Nam và mối quan hệ giữa các phân hệ kiểm 
9NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 113 - tháng 3/2017
toán với hoạt động của 
cơ quan KTNN. Không 
chỉ nghiên cứu các vấn 
đề nội tại của KTNN, 
Trường ĐT đã chủ động 
đề xuất và chủ trì nghiên 
cứu đề tài cấp nhà nước: 
“Luận cứ khoa học xây 
dựng Luật kiểm toán độc 
lập ở Việt Nam trong quá 
trình phát triển kinh tế thị 
trường định hướng xã hội 
chủ nghĩa và thực hiện hội 
nhập kinh tế quốc tế”.
- Hoạt động KH&CN đã nghiên cứu chuyên sâu 
về các lĩnh vực kiểm toán mới, nghiên cứu những 
vấn đề phát sinh trong thực tiễn quản lý và sử dụng 
nguồn lực công của nền kinh tế và hoạt động kiểm 
toán, nhằm đáp ứng yêu cầu của Quốc hội, Chính 
phủ và xã hội như: Kiểm toán các Chương trình 
mục tiêu quốc gia; kiểm toán các chuyên đề về 
chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ trong thời 
kỳ khủng hoảng kinh tế; kiểm toán nợ công; kiểm 
toán quá trình tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế; kiểm 
toán việc quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên 
khoáng sản; kiểm toán các dự án BOT, BT, kiểm 
toán môi trường, kiểm toán lồng ghép...
Các đề tài mà Trường ĐT chủ trì nghiên cứu 
hoặc tham gia nghiên cứu luôn bám sát thực tiễn 
hoạt động của KTNN, thực tiễn đời sống kinh tế xã 
hội của đất nước. 
Năm 2007 khi có những biểu hiện của gia tăng 
nợ Chính phủ mà gắn với nó có thể là những hệ 
lụy, Trường đã tổ chức nghiên cứu đề tài: “Kiểm 
toán các khoản vay nợ, viện trợ Chính phủ và vai trò 
của Kiểm toán nhà nước”. Khi nền kinh tế có biểu 
hiện của suy thoái, Trường đã tổ chức nghiên cứu 
nhiều đề tài cấp bộ như: “Vai trò của Kiểm toán 
nhà nước trong chính sách tài khóa, chính sách tiền 
tệ trong điều kiện khủng hoảng kinh tế”; đề tài cấp 
Bộ “Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài 
chính công sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 
2008-2009 và khủng hoảng nợ công của một số nước 
tại Châu Âu dưới góc nhìn kiểm toán”; hay đề tài 
“Nâng cao giá trị, lợi ích của hoạt động kiểm toán 
nhà nước trong hoạch định và điều hành chính sách 
kinh tế vĩ mô”...
Những năm gần đây, khi xã hội đã có sự thay 
đổi trong nhận thức về vai trò của KTNN trong 
quản lý tài chính, tài sản công và được hiến định 
trong Hiến pháp năm 2013,Trường luôn chủ động 
đề xuất chủ trì nghiên cứu các đề tài cấp bộ phù 
hợp với chức năng nhiệm vụ của KTNN gắn liền 
với sự phát triển KTNN, hội nhập kinh tế quốc tế 
và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và nhà 
nước pháp quyền XHCN.
Bên cạnh đó công tác NCKH trong thời gian 
qua còn tập trung nghiên cứu xây dựng và hoàn 
thiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho các 
đối tượng theo kế hoạch và chiến lược phát triển 
KTNN; hoàn thiện công tác quản lý đào tạo. Tiêu 
biểu các đề tài cấp Bộ năm 2012 “Giải pháp nâng 
cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, kiểm 
toán viên theo định hướng chiến lược phát triển 
KTNN đến năm 2020”; Đề tài cấp Bộ 2014 “Xây 
dựng chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng hệ 
thống các kỹ năng cho Kiểm toán viên Kiểm toán 
nhà nước”...
Về công tác quản lý khoa học
Là đầu mối quản lý khoa học, thường trực Hội 
đồng khoa học và Văn phòng Hội đồng khoa học 
10
TRÖÔØNG ÑAØO TAÏO VAØ BOÀI DÖÔÕNG NGHIEÄP VUÏ KIEÅM TOAÙN – 20 NAÊM XAÂY DÖÏNG VAØ PHAÙT TRIEÅN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 113 - tháng 3/2017
của KTNN, Trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ 
được giao. Các đề tài khoa học do Trường chủ trì 
đều lựa chọn và ký hợp đồng với các nhà khoa học 
có uy tín để đảm bảo chất lượng nghiên cứu. Kết 
quả nghiên cứu đều được tổ chức đánh giá, thẩm 
định theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công 
nghệ. Hàng năm, Trường luôn chủ động tham 
mưu, đề xuất các chủ đề nghiên cứu, chủ đề hội 
thảo khoa học cấp Bộ để báo cáo Hội đồng khoa 
học xem xét và trình Tổng KTNN quyết định.
Cho đến nay, về cơ bản các đề tài khoa học đều 
được quản lý chặt chẽ theo đúng quy chế và đảm 
bảo tiến độ nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu 
một mặt được ứng dụng trong hoạt động của ngành 
hoặc làm cơ sở cho việc đề xuất các kiến nghị và 
giải pháp đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tài chính 
với Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan nhà nước.
1.2. Hoạt động thông tin khoa học và hợp tác 
quốc tế trong lĩnh vực KH - CN
Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ của 
Trường ĐT gắn liền với công tác NCKH và triển 
khai ứng dụng kết quả nghiên cứu của KTNN.
Hoạt động thông tin khoa học của Trường trong 
những năm qua đã cung cấp những thông tin có giá 
trị cho lãnh đạo KTNN cân nhắc lựa chọn và quyết 
định các định hướng về hoạt động KH & CN phù 
hợp cho từng giai đoạn phát triển của KTNN. Kết 
quả NCKH đã hỗ trợ các đoàn kiểm toán trong việc 
ứng dụng các vấn đề nghiên cứu vào thực tiễn hoạt 
động kiểm toán, giúp các kiểm toán viên tra cứu, 
vận dụng các vấn đề lý luận vào học tập, nghiên 
cứu cũng như hoạt động kiểm toán. Ngoài ra, hoạt 
động thông tin khoa học còn góp phần phổ biến 
cập nhật chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán thông 
qua các cuộc hội thảo khoa học hàng năm của 
KTNN do Trường ĐT chủ trì tổ chức phối hợp với 
các tổ chức trong và ngoài nước như: Ủy ban Tài 
chính - Ngân sách của Quốc hội, Ngân hàng Thế 
giới, Ngân hàng Phát triển Châu á, uSAID, CPA 
Australia, Hiệp hội kế toán công chứng Vương 
quốc Anh - ACCA... Các cuộc hội thảo khoa học là 
diễn đàn để các nhà khoa học, các nhà quản lý, các 
chuyên gia trao đổi, thảo luận một cách cởi mở và 
dân chủ về những vấn đề liên quan đến địa vị pháp 
lý, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, hoạt động 
cũng như những vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ 
kiểm toán của KTNN.Thông qua kết quả của các 
cuộc hội thảo đã từng bước khẳng định được vị trí, 
vai trò và giá trị hoạt động của KTNN đối với các 
vấn đề được Quốc hội và xã hội quan tâm như các 
cuộc hội thảo về các chủ đề kiểm toán nợ công, 
kiểm toán chính sách tài khóa và chính sách tiền 
tệ, kiểm toán việc quản lý và sử dụng tài nguyên, 
khoáng sản, kiểm toán quá tr ... ểm toán hoạt động”, 
hội thảo “Phát triển kiểm toán độc lập ở Việt Nam 
và xác lập mối quan hệ giữa Kiểm toán nhà nước 
và Kiểm toán độc lập”; phối hợp với ACCA tổ chức 
Hội thảo: “Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát chất 
lượng kiểm toán và đảm bảo chất lượng kiểm toán”. 
Các hội thảo này đã được dư luận xã hội đánh giá 
cao không những về mặt nội dung mà còn đánh 
giá tốt về công tác tổ chức. Qua việc tổ chức thành 
công các hội thảo này không chỉ giúp KTNN giải 
quyết những vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ, xác 
định mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm toán, hồ 
sơ, mẫu biểu một cách khoa học phù hợp với thực 
tiễn Việt Nam mà còn góp phần nâng cao uy tín và 
truyền thông về vai trò của KTNN trong công tác 
quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công.
 Kết quả NCKH, tóm tắt các đề tài khoa học 
các cấp đã được nghiệm thu được lưu trữ, quản lý 
và phục vụ tốt cho các đối tượng trong và ngoài 
KTNN qua hệ thống Thư viện Khoa học kiểm toán 
(đặt tại Trường ĐT), mạng nội bộ đặc biệt là trang 
Thông tin Điện tử của KTNN. Ngoài ra, còn có tờ 
11NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 113 - tháng 3/2017
“Thông tin khoa học” phát hành nội bộ trong cơ 
quan KTNN, phát hành mỗi quý một số để thông 
báo các kết quả nghiệm thu đề tài NCKH và các lớp 
bồi dưỡng cán bộ kiểm toán trong ngành, các lớp 
đào tạo, tư vấn về kế toán, kiểm toán, kinh nghiệm 
quản lý, tài chính, thông tin về tài chính, kế toán, 
kiểm toán trong và ngoài nước. 
Hoạt động thông tin khoa học đã hỗ trợ việc 
khai thác và thu thập thông tin KH & CN từ các 
nguồn trong và ngoài nước, trong nội bộ ngành, 
từ các hiệp hội nghề nghiệp quốc tế, các công ty 
kiểm toán quốc tế lớn như BigFour; xử lý, lưu trữ 
và quản lý nguồn thông tin KH & CN; phát hành 
các ấn phẩm khoa học làm diễn đàn nghiên cứu, 
trao đổi của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các 
chuyên gia trong và ngoài ngành; cung cấp thông 
tin KH & CN phục vụ hoạt động chuyên môn 
nghiệp vụ và các hoạt động KH & CN khác. Tuy 
vậy, để hoạt động thông tin khoa học đáp ứng được 
nhu cầu thực tiễn của ngành trong thời gian tới cần 
phải tăng cường hơn nữa về chất lượng các thông 
tin khoa học, đảm bảo tính thời sự, tính khoa học 
và hữu dụng của thông tin được cung cấp.
Có thể nói rằng, hoạt động KH & CN của 
Trường trong thời gian qua đã giải quyết căn 
bản những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra cho 
KTNN, góp phần tạo ra một bước chuyển biến 
mạnh mẽ về chất lượng và tăng cường hiệu quả, 
hiệu lực và uy tín hoạt động kiểm toán của KTNN. 
Hai mươi năm qua, cùng với quá trình xây dựng và 
phát triển, Trường luôn tập trung phát triển hoạt 
động KH&CN theo hướng nghiên cứu ứng dụng, 
chuyên sâu theo từng lĩnh vực làm cơ sở phát triển 
các loại hình, phương pháp và công nghệ kiểm toán 
mới, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của ngành theo 
hướng ngày càng chuyên nghiệp và hiện đại.
2. Những tồn tại và hạn chế về kH&CN và 
thông tin kH
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, 
hoạt động KH&CN và thông tin khoa học của 
Trường ĐT trong 20 năm qua cũng còn một số tồn 
tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới để 
KH & CN và thông tin khoa học tiếp tục có những 
đóng góp tích cực hơn nữa trong quá trình triển 
khai thực hiện kế hoạch hành động thực hiện 
Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020. Các 
12
TRÖÔØNG ÑAØO TAÏO VAØ BOÀI DÖÔÕNG NGHIEÄP VUÏ KIEÅM TOAÙN – 20 NAÊM XAÂY DÖÏNG VAØ PHAÙT TRIEÅN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 113 - tháng 3/2017
hạn chế của hoạt động KH&CN được biểu hiện ở 
một số điểm sau đây:
Về chất lượng hoạt động NCKH: Nhìn chung kết 
quả nghiên cứu của các đề tài đạt kết quả tốt vừa có 
tính lý luận vừa có tính ứng dụng cao. Tuy nhiên, 
vẫn còn một số đề tài chất lượng mới chỉ đạt yêu 
cầu, những vấn đề và nội dung nghiên cứu chưa có 
sự đào sâu nghiên cứu, một số vấn đề chưa được 
giải quyết một cách triệt để, các giải pháp đề ra còn 
chung chung, tính ứng dụng chưa cao.
Về tiến độ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu: Phần 
lớn các đề tài được tổ chức nghiên cứu nghiêm 
túc đảm bảo được tiến độ nghiên cứu. Tuy nhiên 
vẫn còn không ít đề tài nghiên cứu chậm về tiến 
độ. Tiến độ nghiên cứu không đảm bảo, trước hết 
đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc ứng dụng kết quả 
nghiên cứu của đề tài vào thực tiễn ngoài ra còn 
ảnh hưởng đến việc tổ chức đánh giá nghiệm thu 
và công tác quyết toán kinh phí.
Về tính tiên phong, định hướng dẫn dắt hoạt 
động thực tiễn: 
Có không ít những vấn đề nảy sinh trong thực 
tiễn, nhưng công tác tổ chức triển khai nghiên cứu 
chậm nên công tác lý luận chưa theo kịp sự phát 
triển của thực tiễn hoạt động kiểm toán; chưa làm 
sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng trong tổ chức triển 
khai hoạt động kiểm toán cũng như để phục vụ 
việc hoạch định chiến lược và triết lý hoạt động, 
chưa có luận cứ khoa học chắc chắn để hướng dẫn 
thực tiễn hoặc cung cấp luận cứ khoa học để phục 
vụ kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong 
quá trình xây dựng và phát triển KTNN; NCKH 
chưa thực sự làm tròn vai chức năng hướng dẫn 
thực tiễn hoạt động kiểm toán; công tác tổng kết 
thực tiễn cũng như việc đánh giá ứng dụng kết quả 
NCKH chưa thường xuyên, chưa kịp thời...
Về đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học: Mặc dù 
đã được Lãnh đạo KTNN quan tâm và Trường có 
nhiều cố gắng trong chính sách tuyển dụng, thu 
hút nhân tài, đào tạo bồi dưỡng tại chỗ, nhưng do 
cơ chế hoạt động, “danh và lợi” chưa đủ sức hấp 
dẫn, thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao, trẻ 
trung từ các đơn vị của KTNN và từ xã hội về làm 
việc tại Trường cho nên hiện nay đội ngũ nghiên 
cứu chuyên trách còn quá mỏng, cơ cấu các chuyên 
ngành nghiên cứu chưa hợp lý, kinh nghiệm thực 
tiễn kiểm toán hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ 
đến chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ 
KH&CN. 
3. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động 
kH&CN và thông tin khoa học
Để nâng cao chất lượng hoạt động KH&CNvà 
thông tin khoa học, đáp ứng mục tiêu đề ra của 
KTNN trong thời gian tới, công tác nghiên cứu và 
thông tin khoa học của Trường ĐT cần chú trọng 
một số giải pháp cụ thể sau đây:
Thứ nhất, phát triển đội ngũ cán bộ NCKH. Lực 
lượng cán bộ NCKH là nhân tố cơ bản quyết định 
đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động KH & 
CN. Vì vậy, để nâng cao chất lượng NCKH trước hết 
phải tăng cường được đội ngũ cán bộ làm công tác 
NCKH chuyên trách cả về số lượng và chất lượng. 
Trước hết, Trường ĐT cần tích cực hơn nữa trong 
việc ĐTBD và phát triển đội ngũ cán bộ NCKH 
mạnh cả về số lượng và chất lượng; xây dựng kế 
hoạch và phương thức đào tạo và đào tạo lại đội 
ngũ cán bộ NCKH hiện có và thu hút từ ngoài 
ngành về; tạo điều kiện cho các cán bộ NCKH đi 
khảo sát, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm ở nước 
ngoài và đẩy mạnh hợp tác về NCKH với các cơ 
quan nghiên cứu trong và ngoài nước, cũng như 
tạo điều kiện để nghiên cứu viên tham gia thực tiễn 
hoạt động kiểm toán tại các KTNN chuyên ngành 
và KTNN khu vực.
Thứ hai, đổi mới cơ chế quản lý, tuyển chọn, 
giao nhiệm vụ NCKH, quản lý và theo dõi tiến độ 
nghiên cứu.
Mặc dù trong thời gian qua hàng năm Trường 
đã xác định rõ định hướng, mục tiêu, yêu cầu về 
hoạt động nghiên cứu để các đơn vị và cá nhân 
chuẩn bị và đăng ký đề tài và sau đó tổ chức xét 
duyệt nhiệm vụ nghiên cứu. Việc làm này đã đem 
13NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 113 - tháng 3/2017
lại những tác dụng nhất định trong nghiên cứu; tuy 
nhiên, thông thường những cá nhân tham gia đều 
đưa ra những hướng nghiên cứu vốn là thế mạnh 
của mình (tất nhiên là phải thuyết phục được Hội 
đồng xét duyệt về tính cấp thiết). Trong khi đó, có 
nhiều vấn đề thực sự cần thiết và mang lại hiệu 
quả, nhưng do khó khăn khi triển khai nên không 
ai đăng ký để thực hiện. Do đó, trong thời gian tới 
cần đổi mới quy trình xét chọn và giao nhiệm vụ 
NCKH theo hướng:
Đối với đề tài có thể áp dụng cơ chế xét tuyển, 
chọn thầu
Đối với loại đề tài này cần áp dụng phương thức 
tuyển chọn theo phương thức xét thầu, bảo đảm 
cho các đơn vị trong và ngoài KTNN đều có thể 
tham gia tuyển chọn. Việc tuyển chọn sẽ do Hội 
đồng Khoa học KTNN quyết định và kết quả tuyển 
chọn phải được thông báo công khai. Theo định 
hướng nghiên cứu đã được thông báo cho các đơn 
vị biết để đề nghị những vấn đề thiết thực có tính 
cấp thiết phải nghiên cứu cho Hội đồng Khoa học 
KTNN tổng hợp, sau đó sẽ tổ chức xét thầu.
Đối với các đề tài thực hiện theo phương thức 
giao trực tiếp
Bên cạnh việc xét thầu đề tài, cần có cơ chế 
“giao” những đề tài mới và phức tạp cho những 
cá nhân/đơn vị có năng lực thực hiện đề tài hoặc 
theo cơ chế đặt hàng. Đối với các đề tài thực hiện 
theo phương thức giao trực tiếp thì việc lựa chọn 
tổ chức, cá nhân có năng lực, phẩm chất, điều kiện 
và chuyên môn phù hợp để trực tiếp giao nhiệm vụ 
NCKH là rất cần thiết và là yếu tố quyết định đến 
tiến độ và chất lượng nghiên cứu đề tài.
Công tác nghiệm thu
Đối với công tác nghiệm thu cần thực hiện cơ 
chế quản lý đề tài theo kết quả, sản phẩm đầu ra theo 
hướng tạo thuận lợi cho các nhà khoa học trong tổ 
chức nghiên cứu và nghiệm thu đề tài theo tinh thần 
của thông tư 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN hướng 
dẫn định mức, phân bổ dự toán đề tài sử dụng kinh 
phí NSNN; bám sát vào thuyết minh và Hợp đồng 
nghiên cứu khoa học đã ký kết để đánh giá đúng 
thực trạng và chất lượng nghiên cứu của đề tài. Sau 
khi nghiệm thu, Thường trực văn phòng Hội đồng 
Khoa học KTNN cần thông báo kịp thời cho lãnh 
đạo KTNN về kết quả nghiên cứu của các đề tài; 
Các buổi nghiệm thu cần thông báo công khai rộng 
rãi và mời thêm những tổ chức và cá nhân khác 
quan tâm, liên quan đến đề tài nghiên cứu như thủ 
trưởng các đơn vị liên quan đến đề tài nghiên cứu 
cùng tham dự các buổi nghiệm thu nhằm giám sát 
hoạt động cũng như chất lượng nghiên cứu .
Chuyển giao kết quả nghiên cứu
Một trong những vấn đề của công tác NCKH mà 
KTNN cần chú trọng trong thời gian tới đó là phải 
xây dựng những quy định về cơ chế chuyển giao 
kết quả nghiên cứu như quy định các chủ nhiệm 
đề tài cần phổ biến kết quả nghiên cứu của đề tài 
trên Website của KTNN, đăng trong các Tạp chí và 
Tờ Thông tin của ngành. Ngoài ra, cần tăng cường 
chất lượng của công tác xã hội hóa, in ấn phát hành 
kết quả nghiên cứu và nâng cao hơn nữa hiệu quả 
của hoạt động và công tác quản lý KH&CN.
Thứ ba, về tổ chức bộ máy nghiên cứu khoa học.
Đối với tổ chức bộ máy NCKH cần có quy 
định cụ thể về trách nhiệm của nghiên cứu viên 
như quy định về định mức nghiên cứu khoa học 
hàng năm đối với nghiên cứu viên. Đối với Hội 
đồng Khoa học KTNN cần nâng cao trách nhiệm 
của các thành viên trong Hội đồng và tăng cường 
chất lượng hoạt động của các thành viên Hội đồng 
và phương thức hoạt động của Hội đồng khoa học 
cũng cần có những đổi mới, hoàn thiện.
Khẩn trương xem xét để xây dựng một tổ chức 
đảm trách về công tác quản lý hoạt động KH&CN 
tương xứng với vai trò, địa vị pháp lý cũng như 
xứng tầm với chức năng nhiệm vụ của KTNN và 
thông lệ chung về cơ cấu tổ chức bộ máy của một 
cơ quan bộ và ngang bộ ở nước ta hiện nay.
Thứ tư, đổi mới việc phân bổ kinh phí cho hoạt 
động nghiên cứu khoa học. Đổi mới cơ chế tài chính 
cần chú trọng đầu tư có trọng điểm cho các đề tài 
14
TRÖÔØNG ÑAØO TAÏO VAØ BOÀI DÖÔÕNG NGHIEÄP VUÏ KIEÅM TOAÙN – 20 NAÊM XAÂY DÖÏNG VAØ PHAÙT TRIEÅN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 113 - tháng 3/2017
NCKH có ý nghĩa đối với sự phát triển của KTNN, 
không nên phân bổ bình quân, cào bằng như 
hiện nay; cần nâng cao quyền tự chủ về tài chính 
và nghiên cứu; và cần có cơ chế khuyến khích tài 
chính đối với các đề tài nghiên cứu. Đối với những 
đề tài trọng điểm, quan trọng và phức tạp cần thiết 
phải tăng cường thêm kinh phí phù hợp để có khả 
năng tổ chức thực hiện. Có như vậy mới khuyến 
khích được những người tổ chức thực hiện nghiên 
cứu đề tài, nhưng bên cạnh đó, cũng lựa chọn được 
các chủ nhiệm đề tài có “tâm” và đủ “tầm”, có trách 
nhiệm, niềm đam mê trong nghiên cứu.
Thứ năm, tăng cường hợp tác đối ngoại trong 
nghiên cứu khoa học. Giải pháp này bao gồm việc 
đẩy mạnh HTQT, mở rộng cơ chế chủ động hợp tác 
đối với các đơn vị, cá nhân và cho phép các đơn vị, 
cá nhân tham gia các khóa học, các hiệp hội khoa 
học hoặc tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học 
của các tổ chức; đồng thời triển khai các nhiệm vụ 
NCKH theo nội dung Nghị đinh thư ký kết giữa 
KTNN Việt Nam và các SAI trên thế giới và khu 
vực nhằm tận dụng kiến thức và kinh nghiệm của 
họ trong các hoạt động kiểm toán Chính phủ mà 
chúng ta còn thiếu và hạn chế.
Thứ sáu, các giải pháp khác. Ngoài các giải pháp 
trên, để nâng cao chất lượng hoạt động KH&CN 
và thông tin khoa học của KTNN trong thời gian 
tới cần phải chú trọng các giải pháp như cơ chế 
khuyến khích tài chính đối với các sáng tạo trong 
NCKH; xây dựng chế độ đãi ngộ, khen thưởng 
đúng người, đúng việc và kịp thời đối với cá nhân 
có nhiều thành tích nghiên cứu đóng góp cho sự 
phát triển của KTNN và những công trình NCKH 
đặc biệt xuất sắc có tính ứng dụng cao mang lại 
hiệu quả thiết thực
Thứ bảy, cần thiết phải bổ sung các định hướng 
nghiên cứu. Theo chúng tôi các đề tài nghiên cứu 
một mặt vẫn tiếp tục nghiên cứu những vấn đề liên 
quan đến hoàn thiện tổ chức, bộ máy, nâng cao 
năng lực của KTV; chuyên môn nghiệp vụ kiểm 
toán, phương pháp kiểm toán mới đối với kiểm 
toán hoạt động, hồ sơ mẫu biểu; nghiên cứu xây 
dựng các phần mềm kiểm toán với các phương 
pháp, kỹ thuật kiểm toán tiên tiến tương tự cơ 
quan kiểm toán tối cao của các nước trên thế giới 
để nâng cao chất lượng và hiệu quả kiểm toán; cần 
phải tăng cường hướng nghiên cứu những vấn đề 
vĩ mô để tư vấn những vấn đề hoạch định và điều 
hành chính sách kinh tế vĩ mô và quản trị quốc gia 
qua đó nâng cao vị thế và uy tín của KTNN.
 Hoạt động KH&CN và thông tin khoa học của 
Trường trong 20 năm qua không những đóng góp 
quan trọng vào quá trình xây dựng và phát triển 
KTNN trong việc xác lập địa vị và khuôn khổ pháp 
lý, xây dựng, hoàn thiện tổ chức, bộ máy và hoàn 
thiện phương pháp chuyên môn nghiệp vụ, nâng 
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm toán mà 
còn góp phần truyền thông qua đó nâng cao vị 
thế, uy tín, giá trị, và lợi ích hoạt động của KTNN 
đối với Chính phủ, Quốc hội và xã hội. Hiện nay 
Trường Đào tạo đang đứng trước những cơ hội lớn 
để phát triển, song cũng gặp không ít khó khăn và 
thách thức mới. Để tận dụng được những cơ hội và 
vượt qua được những thách thức, Trường cần tiếp 
tục phát huy hơn nữa vai trò của mình góp phần 
quan trọng vào việc thực hiện thành công Kế hoạch 
chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 và tầm 
nhìn đến năm 2030, xứng đáng với kỳ vọng của 
Đảng, Chính phủ, Quốc hội và lãnh đạo KTNN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật khoa học và công nghệ số 29/2013/
QH13 
2. Nghị định số 08/2014/NĐ-CP của Chính 
phủ: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi 
hành một số điều của Luật khoa học và 
công nghệ 2013.
3. Quy chế tổ chức và quản lý hoạt động khoa 
học của KTNN ban hành theo quyết định 
số 1714/QĐ-KTNN ngày 29/10/2012 của 
Tổng KTNNN.
4. Các Báo cáo tổng kết hoạt động khoa học 
và công nghệ của KTNN và của Trung tâm 
KH & BDCB.

File đính kèm:

  • pdfthanh_qua_20_nam_hoat_dong_khoa_hoc_va_cong_nghe_cua_truong.pdf