Tháo “nút thắt” xử lý nợ xấu ngành Ngân hàng Việt Nam

Xử lý nợ xấu là một trong các nhiệm vụ trong tâm của Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ

chức tín dụng (TCTD) ban hành kèm theo Quyết định 254/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012

của Thủ tướng Chính phủ. Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và nỗ lực của ngành

Ngân hàng, sau gần 4 năm, đến cuối năm 2015, nợ xấu các TCTD giảm xuống còn 131,8

ngàn tỷ đồng, chiếm 2,55% tổng dư nợ (Biểu 1), vượt mục tiêu Đề án 254/2012/QĐ-TTg

đề ra1. Đây là thành công lớn của nền kinh tế và của ngành Ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả

này chỉ mới là bước đầu và có phần mang tính bề nổi. Giải quyết tận gốc nợ xấu vẫn là

thách thức lớn đối với Chính phủ và ngành Ngân hàng Việt Nam thời gian tới.

pdf 8 trang yennguyen 9220
Bạn đang xem tài liệu "Tháo “nút thắt” xử lý nợ xấu ngành Ngân hàng Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tháo “nút thắt” xử lý nợ xấu ngành Ngân hàng Việt Nam

Tháo “nút thắt” xử lý nợ xấu ngành Ngân hàng Việt Nam
1THAÙNG 6.2016 - SOÁ 169
Tháo “nút thắt” xử lý nợ xấu 
ngành Ngân hàng Việt Nam
 Vấn đề - Sự kiện 
TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG
Xử lý nợ xấu là một trong các nhiệm vụ trong tâm của Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ 
chức tín dụng (TCTD) ban hành kèm theo Quyết định 254/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 
của Thủ tướng Chính phủ. Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và nỗ lực của ngành 
Ngân hàng, sau gần 4 năm, đến cuối năm 2015, nợ xấu các TCTD giảm xuống còn 131,8 
ngàn tỷ đồng, chiếm 2,55% tổng dư nợ (Biểu 1), vượt mục tiêu Đề án 254/2012/QĐ-TTg 
đề ra1. Đây là thành công lớn của nền kinh tế và của ngành Ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả 
này chỉ mới là bước đầu và có phần mang tính bề nổi. Giải quyết tận gốc nợ xấu vẫn là 
thách thức lớn đối với Chính phủ và ngành Ngân hàng Việt Nam thời gian tới.
1 Trước sự bùng phát nhanh về nợ xấu, mặc dù quyết tâm rất cao nhưng Đề án 254 chỉ đưa ra mục tiêu đến cuối năm 
2015 nợ xấu của các NHTM Nhà nước đạt dưới 3%.
2 SOÁ 169 - THAÙNG 6.2016
Từ khóa: Xử lý nợ xấu; khuyến 
nghị xử lý nợ xấu. 
1. Kết quả xử lý nợ xấu giai 
đoạn 2012- 2015
ét về tỷ lệ, nợ xấu các 
TCTD tăng từ 3,06% năm 
2011, đạt đỉnh 4,12% năm 
2012, rồi giảm dần qua 
các năm và về 2,55% năm 2015. 
Nhưng về số tuyệt đối, nợ xấu 
từ 80.626 tỷ đồng năm 2011 
tăng qua các năm và đạt đỉnh là 
145.183 tỷ đồng vào cuối năm 
2014 (Biểu đồ 1). Điều này cho 
thấy, chỉ đến năm 2015 nợ xấu 
mới thực sự giảm đáng kể cả về 
số tuyệt đối và tương đối.
Tuy nhiên, số liệu trên chưa phản 
ánh đúng thực chất nợ xấu của 
ngành Ngân hàng. Trên thực tế, 
nợ xấu của ngành Ngân hàng 
Việt Nam những năm qua diễn 
ra với tính chất phức tạp và qui 
mô lớn hơn số liệu nêu trên. Theo 
báo cáo của các tổ chức tín dụng 
(TCTD), ở thời điểm 31/5/2012, 
nợ xấu của hệ thống là 117.723 
tỷ đồng, chiếm 4,47%. Nhưng 
theo số liệu của Cơ quan Thanh 
tra giám sát ngân hàng thì vào 
tháng 3/2012, tỉ lệ nợ xấu trong 
toàn hệ thống TCTD là 8,6%, 
trong khi theo số liệu của Fitch 
Ratings, tỉ lệ nợ xấu của Việt 
Nam tại cùng thời điểm này là 
15,65%. Đến tháng 9/2012, tỉ lệ 
nợ xấu theo một báo cáo của Thủ 
tướng Chính phủ trước Quốc hội 
lên tới 17%, xấp xỉ tỉ lệ do Fitch 
Ratings đưa ra là 17,26%. Có sự 
chênh lệch lớn giữa nợ xấu do 
các TCTD báo cáo và con số do 
Fitch Ratings đưa ra là do Fitch 
Ratings đã thống kê dư nợ được 
cố định nhóm nợ theo Quyết định 
780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 
của NHNN, mà thực chất các 
khoản nợ này là nợ xấu.
Mức độ xử lý nợ xấu thể hiện ở 
khối lượng nợ xấu mà ngân hàng 
đã xử lý qua các năm. Tổng nợ 
xấu toàn ngành Ngân hàng xử lý 
qua 4 năm, từ 2012 đến 2015, là 
493.052 tỷ đồng, với khối lượng 
xử lý năm sau cao hơn nhiều so 
với năm trước (Biểu đồ 2). Khối 
lượng nợ xấu đã xử lý trong năm 
2015 bằng 2,5 lần so với năm 
2012.
2. Những vấn đề đặt ra trong 
xử lý nợ xấu ngành Ngân hàng 
thời gian qua
Trong tổng số nợ xấu đã xử lý 
giai đoạn 2012- 2015 thì nợ bán 
cho Công ty Quản lý tài sản của 
các TCTD Việt Nam (VAMC) 
chiếm tỷ trọng lớn nhất (42,24%), 
tiếp đến là TCTD tự trích lập dự 
phòng rủi ro (26,7%) và khách 
hàng trả nợ (18,6%); các hình 
thức khác chiếm tỷ trọng nhỏ: 
Phát mại tài sản (2,8%), bán nợ 
khác (3,2%), hình thức xử lý khác 
(6,3%). 
Trong ba hình thức xử lý nợ xấu 
chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 
87%), ngoài hình thức khách 
hàng trả nợ đạt tỷ lệ thấp nhất, 
hai hình thức còn lại (bán nợ cho 
VAMC và TCTD tự trích lập 
dự phòng rủi ro) đang nảy sinh 
những vấn đề tồn tại có thể ảnh 
hưởng đến sự phát triển bền vững 
của nền kinh tế nói chung, ngành 
Ngân hàng nói riêng, cụ thể như 
sau:
Một là, đối với hình thức TCTD 
xử lý từ nguồn trích lập dự phòng 
rủi ro
Biểu đồ 1. Tình hình nợ xấu ngành Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011- 2015
Nguồn: NHNN
3THAÙNG 6.2016 - SOÁ 169
Qua 4 năm (2012- 2015), các 
TCTD đã xử lý được 131.519 tỷ 
đồng nợ xấu từ nguồn trích dự 
phòng. Đây là mức trích lập rất 
lớn, tương đương với 31% vốn 
điều lệ bình quân cùng giai đoạn 
của toàn Ngành. Nhiều ngân hàng 
đã “ăn vào” vốn tự có do không 
tạo ra đủ lợi nhuận để trích lập. 
Cùng với gánh nặng trích lập dự 
phòng để xử lý rủi ro các khoản 
nợ xấu đang nắm giữ, các ngân 
hàng cũng đang phải chịu áp lực 
rất lớn trong việc qui định trích 
lập 20%/năm đối với phần nợ 
xấu bán cho VAMC nhưng chưa 
xử lý được tài sản đảm bảo để 
thu nợ. Việc trích lập dự phòng 
quá lớn để xử lý rủi ro sẽ dẫn đến 
nhiều tác động tiêu cực cho cả 
ngân hàng, doanh nghiệp và nền 
kinh tế, như:
Thứ nhất, người gửi tiền, vay tiền 
ngân hàng và nền kinh tế chịu 
tác động tiêu cực khi ngân hàng 
trích lập dự phòng rủi ro để xử 
lý nợ xấu. Để trích lập dự phòng 
rủi ro đúng qui định, ngân hàng 
chỉ tiết giảm chi phí để tăng thu 
nhập là chưa đủ, mà phải điều 
chỉnh chiến lược kinh doanh theo 
hướng giảm lãi suất huy động, 
tăng lãi suất cho vay để gia tăng 
thu nhập. Như vậy, thiệt thòi cuối 
cùng vẫn sẽ là người gửi tiền và 
người vay tiền tại ngân hàng. 
Điều này cũng đồng nghĩa với 
doanh nghiệp vay tiền khó tiếp 
nhận vốn để mở rộng sản xuất, 
kéo theo thu ngân sách bị hạn 
chế và sức cạnh tranh của doanh 
nghiệp nói riêng, của nền kinh tế 
nói chung bị suy giảm. 
Thứ hai, làm suy giảm năng lực 
tài chính và khả năng cạnh tranh 
của ngành Ngân hàng. Việc trích 
lập dự phòng rủi ro tín dụng cao 
làm cho khả năng sinh lời của 
ngân hàng suy giảm nghiêm 
trọng. Tỷ suất sinh lợi trên vốn 
chủ sở hữu của ngành Ngân 
hàng (ROE) bình quân giai đoạn 
2011- 2015 chỉ còn 6,6%/năm so 
với mức 12,1%/năm giai đoạn 
2006- 2010. Năng lực tài chính 
yếu khiến hạn chế khả năng mở 
rộng kinh doanh và tăng năng 
lực cạnh tranh của Ngành. Khả 
năng đóng góp cho ngân sách của 
ngành Ngân hàng theo đó cũng 
suy giảm đáng kể. 
Hai là, đối với hình thức bán nợ 
xấu cho VAMC
Trong tổng số 207.909 tỷ đồng1 
nợ xấu VAMC mua từ các 
TCTD, đến 31/12/2015 chỉ mới 
thu hồi được 22.783 tỷ đồng, 
chiếm 10,9% tổng số nợ đã mua. 
Hình thức thu nợ của VAMC chủ 
yếu là phối hợp với các TCTD 
bán tài sản bảo đảm tiền vay, bán 
nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ... 
Vì vậy, hiện tại VAMC được 
xem như là chỗ “nhốt nợ xấu” 
của các TCTD. Thực chất khối 
lượng nợ xấu này vẫn là nợ xấu 
của các TCTD. Hàng năm các 
TCTD vẫn phải trích 20% dự 
1 207.909 là số nợ VAMC mua của 
TCTD bằng trái phiếu đặc biệt, tương 
đương với 236.603 tỷ đồng nợ nội 
bảng của TCTD.
Biểu đồ 2. Kết quả xử lý nợ xấu ngành Ngân hàng giai đoạn 2012- 2015
Nguồn: NHNN
4 SOÁ 169 - THAÙNG 6.2016
phòng rủi ro và sau 5 năm sẽ trả 
về cho TCTD nếu trong thời gian 
này không bán được nợ. Tính cả 
khoản nợ xấu bán cho VAMC 
chưa xử lý thu hồi được thì nợ 
xấu của ngành Ngân hàng đến 
cuối năm 2015 vẫn đang ở mức 
trên 6%. 
Như vậy, mặc dù đã hết sức cố 
gắng, nhưng mức độ xử lý nợ xấu 
chưa được như kỳ vọng, tỷ lệ nợ 
xấu thực chất vẫn còn cao.
3. Nguyên nhân của những tồn 
tại trong xử lý nợ xấu
Một là, nợ xấu của Ngành phát 
sinh trên diện rộng với qui mô 
lớn là vấn đề của nền kinh tế vĩ 
mô, vì vậy, muốn giải quyết triệt 
để nợ xấu, cần phải giải quyết 
những vấn đề về kinh tế vĩ mô. 
Một môi trường kinh tế vĩ mô 
phát triển ổn định giúp doanh 
nghiệp có thể tiếp tục mở rộng 
sản xuất kinh doanh, tạo nguồn 
trả nợ ngân hàng. Kinh tế vĩ mô 
của nước ta đang từng bước đi 
vào ổn định từ cuối năm 2014 
đến nay và còn hàm chứa nhiều 
yếu tố nội tại cũng như tác động 
bất lợi từ bên ngoài ảnh hưởng 
đến phát triển bền vững cũng như 
xử lý nợ xấu của ngân hàng.
Hai là, chưa có nhiều các nguồn 
lực tài chính thật sự và hữu hiệu 
ngoài nguồn lực của các chủ 
nợ (TCTD, VAMC) và con nợ 
(doanh nghiệp, hộ gia đình và cá 
nhân vay vốn) 
để hỗ trợ xử lý 
nợ xấu. Trách 
nhiệm xử lý 
nợ xấu, nhất là 
trách nhiệm về 
tài chính vẫn 
đang thuộc về 
các chủ nợ và 
con nợ, trong 
khi họ đang 
sức cùng lực 
kiệt, cần sự trợ giúp từ bên ngoài. 
Những năm qua, Chính phủ và 
các Bộ/ngành có liên quan đã có 
hàng loạt cơ chế chính sách để 
hỗ trợ cho ngân hàng và doanh 
nghiệp xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, 
vấn đề quan trọng nhất là “tiền 
tươi, thóc thật” để xử lý nợ xấu 
thì gần đây mới được ghi nhận. 
Quan điểm về xử lý nợ xấu không 
sử dụng tiền ngân sách sẽ kéo dài 
thời gian xử lý và tạo ra một số 
tiêu cực cho ngân hàng, doanh 
nghiệp và nền kinh tế như đã nêu 
ở trên. Theo Nghị định 53/2013/
NĐ-CP, VAMC có vốn điều lệ 
500 tỷ đồng là quá nhỏ để thực 
hiện nhiệm vụ đầu tư cơ sở vật 
chất và mua nợ các TCTD theo 
Bảng 1. 
Kết quả xử lý nợ xấu ngành Ngân hàng theo các hình thức giai đoạn 2012- 2015
Đơn vị: Tỷ đồng
Hình thức xử lý nợ xấu
Tổng
2012 2013 2014 2015
Khối lượng Tỷ trọng
Khách hàng trả nợ 91.878 18,6% 25.322 15.944 21.610 29.002
Bán phát mại TSBĐ 13.886 2,8% 4.077 2.533 3.374 3.902
TCTD sử dụng quỹ DPRR 131.519 26,7% 35.176 30.387 30.556 35.400
Bán nợ cho VAMC 207.909 42,24% 0 29.578 79.612 98.719
Bán nợ khác 15.829 3,2% 3.743 6.572 3.836 1.678
Hình thức khác 32.039 6,3% 6.358 2.962 4.562 18.157
Tổng cộng 493.052 100% 74.667 87.976 143.550 186.858
Nguồn: NHNN
Biểu đồ 3. ROE ngành Ngân hàng giai đoạn 2006- 2015
Nguồn: NHNN
5THAÙNG 6.2016 - SOÁ 169
giá thị trường. Đến 31/3/2015, 
vốn điều lệ của VAMC được 
nâng lên 2.000 tỷ đồng theo 
Nghị định 34/2015/NĐ-CP của 
Chính phủ. Đây là quyết định cần 
thiết để tăng nhanh khả xử lý nợ 
xấu cho VAMC. Tuy nhiên, so 
với gần 208.000 tỷ đồng nợ mà 
VAMC đã mua về thì chưa thấm 
vào đâu. Theo quan điểm của tác 
giả, mức vốn trên vẫn còn thấp 
so với yêu cầu xử lý nhanh chóng 
và hiệu quả nợ xấu. Cần phải có 
nguồn lực tài chính lớn hơn (cả 
trong và ngoài ngân sách) mới có 
thể giải quyết cơ bản nợ xấu. 
Ba là, Việt Nam chưa có thị 
trường mua bán nợ xấu hoạt động 
theo đúng nguyên tắc thị trường. 
Mua bán nợ xấu là ngành nghề 
kinh doanh có điều kiện, hiện tại 
chỉ các TCTD, công ty quản lý nợ 
(VAMC, DATC) mới được phép 
thực hiện và chưa hoạt động theo 
đúng nguyên tắc thuận mua vừa 
bán của thị trường. VAMC mua 
nợ từ các TCTD, nhưng chưa có 
thị trường để Công ty này bán nợ 
cho các tổ chức khác. Các khoản 
nợ mà VAMC mua từ các TCTD 
chủ yếu được mua theo giá sổ 
sách (dư nợ gốc), chưa mua bán 
theo giá thị trường2. Mặt khác, 
chưa có nhiều chủ thể tham gia 
thị trường mua nợ. Trong khi có 
hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn 
chủ thể có nhu cầu bán nợ (các 
TCTD và chi nhánh), thì có quá 
ít bên mua nợ (VAMC, DATC và 
có thể là AMC của các TCTD). 
Như vậy, cung thì nhiều, cầu thì 
hạn chế, nên xử lý nợ xấu chậm. 
2 Ngày 12/4/2016 Thống đốc NHNN 
đã ký ban hành Quyết định 618/QĐ-
NHNN về việc xây dựng và triển khai 
Phương án mua nợ xấu theo giá trị thị 
trường của VAMC.
Mặt khác, phần lớn các khoản 
nợ xấu của các TCTD được bảo 
đảm bởi các bất động sản (BĐS), 
nhưng ở nước ta chưa có thị 
trường bất động sản đúng nghĩa, 
đất đai vẫn thuộc sở hữu Nhà 
nước, chưa nói đến việc hoàn 
thành các thủ tục pháp lý đối với 
BĐS là vô cùng phức tạp và khó 
khăn. 
Bốn là, VAMC là đơn vị chủ 
lực mua nợ xấu của các TCTD, 
nhưng với mô hình hiện tại không 
cho phép VAMC đẩy nhanh tiến 
độ xử lý tài sản bảo đảm tiền vay 
để thu hồi nợ xấu đã mua. VAMC 
mua nợ xấu của các TCTD có 
bảo đảm bằng tài sản ở trên tất 
cả các tỉnh/thành phố trực thuộc 
trung ương của cả nước. Nhưng 
hiện tại, VAMC chỉ có một trụ sở 
duy nhất ở Hà Nội, điều này nói 
lên VAMC không đủ nguồn lực 
(mạng lưới, con người) để đồng 
thời thực hiện bán tài sản bảo 
đảm tiền vay để thu hồi nợ trên 
phạm vi cả nước. Thời gian qua 
nợ xấu VAMC thu hồi thông qua 
hình thức bán tài sản bảo đảm 
tiền vay chủ yếu là do TCTD bán 
nợ thực hiện (VAMC ủy quyền). 
Sắp tới, khi VAMC mua nợ theo 
giá thị trường, đòi hỏi Công ty 
này phải mở rộng mạng lưới và 
phát triển mạng lưới đại lý xử lý 
tài sản bảo đảm tiền vay phù hợp 
với các qui định của pháp luật 
mới có thể đẩy nhanh tiến độ xử 
lý tài sản bảo đảm tiền vay thu 
nợ.
Năm là, việc thu giữ, bán, phát 
mại tài sản bảo đảm tiền vay để 
thu hồi nợ xấu còn gặp nhiều 
khó khăn. Thực tế khi VAMC 
tiến hành phát mại các tài sản thế 
chấp, có quá nhiều vướng mắc 
pháp lý và thực tế không dễ vượt 
qua được. Chẳng hạn, khi chuyển 
giao tài sản cho người mua phải 
mất một khoản chi phí lớn hoặc 
thủ tục giải chấp cực kỳ phức 
tạp, nhất là khi chủ sở hữu tài sản 
(bên thế chấp- con nợ, bảo lãnh 
bằng tài sản) bất hợp tác. Tâm lý 
của người mua cũng không yên 
tâm khi mua tài sản phát mại. Họ 
sợ khi mua tài sản này rồi không 
thể nào sử dụng được ngay theo 
ý muốn vì có sự chống đối hoặc 
ngăn cản từ người chủ cũ, hoặc 
do thủ tục xác nhận quyền sở 
hữu đầy đủ kéo dài rất lâu. Đó là 
những rào cản lớn làm kéo dài 
thời gian xử lý nợ xấu.
4. Một số khuyến nghị
Một là, tạo môi trường pháp lý 
thống nhất để hoạt động mua, 
bán và xử lý nợ xấu bảo đảm 
thông suốt
Theo qui định của pháp luật hiện 
hành, các chủ thể tham gia vào 
hoạt động mua, bán nợ khác nhau 
có qui định riêng về hoạt động 
mua, bán nợ. Hoạt động mua, bán 
nợ có sự tham gia của Công ty 
Mua bán nợ Việt Nam (DATC) 
đang được điều chỉnh trực tiếp 
bởi Thông tư số 57/2015/TT-
BTC ngày 24/4/2015 của Bộ Tài 
chính. Hoạt động mua, bán nợ 
có sự tham gia của TCTD đang 
được điều chỉnh trực tiếp bởi 
Thông tư số 09/2015/TT-NHNN 
ngày 17/7/2015 của NHNN. 
Hoạt động mua, bán nợ có sự 
tham gia của VAMC đang được 
điều chỉnh trực tiếp bởi các Nghị 
định: Số 53/2013/NĐ-CP ngày 
18/5/2013, Số 34/2015/NĐ-CP 
ngày 31/3/2015 và Số 18/2016/
NĐ-CP của Chính phủ; Thông 
6 SOÁ 169 - THAÙNG 6.2016
tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 
06/9/2013, Thông tư số 14/2015/
TT-NHNN ngày 28/8/2015 và 
Quyết định số 618/QĐ-NHNN 
ngày 12/4/2016 của NHNN. 
Trong tương lai, khi có sự tham 
gia của các tổ chức trong và 
ngoài nước, nếu lại có thêm các 
qui định riêng về hoạt động mua 
bán nợ cho các tổ chức này, sẽ 
rất khó cho việc triển khai thực 
hiện, cũng như khó có sự thống 
nhất, công bằng và thuận tiện cho 
công tác kiểm tra, giám sát hoạt 
động mua bán nợ. Lưu ý rằng, 
trong quá trình mua bán nợ, một 
con nợ sẽ liên quan đến nhiều 
chủ nợ và ngược lại. Ví dụ, khi 
DATC tham gia mua nợ, tái cấu 
trúc doanh nghiệp nhà nước A, 
thì có thể sẽ liên quan đến nhiều 
TCTD, VAMC và các tổ chức tài 
chính khác là chủ nợ của doanh 
nghiệp A. Lúc đó, nếu các văn 
bản qui phạm pháp luật có liên 
quan không có sự thống nhất với 
nhau, thì rất khó cho quá trình 
xử lý. Vì vậy theo chúng tôi, cần 
nghiên cứu để gom các qui định 
riêng lẻ này thành một văn bản 
qui phạm pháp luật chung về hoạt 
động mua bán nợ.
Cùng với tạo hành lang pháp lý 
cho xử lý nợ, hành lang pháp lý 
để bảo đảm an toàn cho việc tiếp 
tục cho vay mới đối với khách 
hàng có nợ xấu cũng cần được 
sớm nghiên cứu, ban hành để hỗ 
trợ xử lý nợ xấu. Đây cũng là yêu 
cầu cấp thiết, để người ra quyết 
định tín dụng có đủ tự tin rằng, 
cấp tín dụng mới cho khách hàng 
có nợ xấu là rủi ro, nhưng họ 
được pháp luật bảo vệ.
Hai là, tạo điều kiện thuận lợi để 
các tổ chức kinh tế- tài chính có 
năng lực và kinh nghiệm nhanh 
chóng tham gia thị trường mua 
bán nợ xấu
Đề án xử lý nợ xấu các TCTD 
ban hành kèm theo Quyết định 
843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 
xác định nguyên tắc “Huy động 
mọi nguồn lực trong xã hội để 
xử lý nợ xấu các TCTD...”. Cho 
đến nay, nguyên tắc này chưa 
được thực hiện tốt. Với các chủ 
thể tham gia mua bán nợ xấu 
như hiện nay (gồm các TCTD, 
DATC, VAMC và các AMC của 
các TCTD) thì quá trình xử lý 
nợ xấu sẽ không nhanh như kỳ 
vọng. Cần tạo điều kiện pháp lý 
thuận lợi để các tổ chức trong 
và ngoài nước có đủ điều kiện 
hoạt động mua bán nợ, nhất là 
các tổ chức tài chính nước ngoài 
tham gia vào quá trình xử lý nợ 
xấu của các TCTD Việt Nam. 
Trong điều kiện ngân sách hạn 
hẹp, việc tạo môi trường pháp lý 
thuân lợi, rõ ràng, minh bạch để 
thu hút các nguồn lực tài chính 
cũng như năng lực, kinh nghiệm 
xử lý nợ xấu của các tổ chức tài 
chính nước ngoài trong thời gian 
tới là hết sức cần thiết. Nếu các tổ 
chức và cá nhân nước ngoài tham 
gia mua bán nợ xấu, giá trị thực 
của các khoản nợ sẽ được đánh 
giá xác thực, tính minh bạch cao, 
điều cần thiết cho việc xác định 
chính xác mặt bằng giá nợ xấu 
của các TCTD. Nhưng quan trọng 
hơn, việc có được “tiền thật” từ 
nước ngoài để đẩy nhanh xử lý 
nợ xấu các TCTD Việt Nam là 
giải pháp hữu hiệu lúc này. Sở dĩ 
họ không vào được là do chưa có 
chính sách hoàn thiện, tính pháp 
lý về quyền chủ nợ, quyền xử lý 
tài sản chưa cao, còn nhiều tranh 
chấp. Thực tế xử lý nợ của các 
TCTD cho thấy, trong trường hợp 
khách hàng không đồng thuận, 
một TCTD phải mất không dưới 
2 năm để xử lý bảo đảm tiền vay 
là BĐS để thu hồi nợ. Nếu tình 
trạng này không được cải thiện, 
thì việc thu hút nguồn lực tài 
chính từ nước ngoài để xử lý nợ 
xấu các TCTD tại Việt Nam là 
điều khó thực hiện. 
Bên cạnh khuyến khích các tổ 
chức tài chính, nhất là tổ chức tài 
chính nước ngoài tham gia hoạt 
động mua bán nợ xấu các TCTD 
Việt Nam, việc có chính sách rõ 
ràng, minh bạch để các doanh 
nghiệp, các tập đoàn kinh tế tham 
gia hoạt động mua bán, sáp nhập 
doanh nghiệp cũng là giải pháp 
hữu hiệu cần chú trọng triển khai. 
Chủ doanh nghiệp mới sau mua 
bán, sáp nhập sẽ thực hiện trả nợ 
cho ngân hàng hoặc cùng ngân 
hàng thống nhất để tái cơ cấu lại 
khoản nợ xấu tại ngân hàng. Lúc 
đó, khoản nợ xấu sẽ trở thành nợ 
tốt hơn do năng lực quản lý và 
tài chính của con nợ cũ đã được 
thay thế bởi con nợ mới tốt hơn. 
Tuy nhiên, cần có tiêu chí lựa 
chọn doanh nghiệp trong nước 
đủ điều kiện tham gia xử lý nợ 
xấu tại các TCTD Việt Nam, nếu 
không sẽ dễ dẫn đến tạo dư địa để 
biến tướng của tín dụng đen phát 
triển. Mặt khác phải hạn chế để 
đi đến triệt tiêu cơ chế xin, cho 
dự án BĐS trên cơ sở phát triển 
thị trường BĐS công khai, minh 
bạch.
Ba là, Ngân sách Nhà nước là 
nguồn tài chính cần thiết để xử 
lý nhanh và hiệu quả nợ xấu của 
các TCTD
Nợ xấu của các TCTD phát sinh 
7THAÙNG 6.2016 - SOÁ 169
trên diện rộng với qui mô lớn là 
vấn đề của nền kinh tế vĩ mô, vì 
vậy, Ngân sách Nhà nước tham 
gia vào xử lý nợ xấu là việc cần 
thiết. Hầu hết quá trình xử lý nợ 
xấu của các nước trên thế giới, 
Ngân sách Nhà nước là nguồn 
tài chính quan trọng để xử lý nợ 
xấu của nền kinh tế. Trong cuộc 
khủng hoảng tài chính châu Á 
giai đoạn 1997- 2000, để xử lý nợ 
xấu các TCTD, các nước sử dụng 
đồng bộ nhiều giải pháp mạnh. 
Trong đó, việc thành lập Công ty 
mua bán nợ xấu quốc gia (AMC) 
là giải pháp trung tâm mà các 
quốc gia lựa chọn. Với mỗi quốc 
gia, do những đặc điểm kinh tế- 
xã hội và lịch sử khác nhau nên 
AMC sẽ có cách thức hoạt động 
riêng, nhưng điểm chung mà 
các nước đều làm là Ngân sách 
Nhà nước tham gia với tư cách 
là nguồn lực quan trọng để thực 
hiện xử lý nợ xấu thông qua cơ 
chế hoạt động của các AMC. Tại 
Nhật Bản giai đoạn 1995- 2000, 
Bộ Tài chính bơm gần 10.000 tỷ 
Yên để xử lý nợ xấu các TCTD, 
Ngân hàng Trung ương Nhật 
(BOJ) bơm thanh khoản mà 
không cần phải thế chấp tài sản. 
Ở Mỹ, để giải quyết nợ xấu và 
hỗ trợ thanh khoản các TCTD 
cho cuộc khủng hoảng 2008- 
2009, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ 
(FED) đã bơm 700 tỷ USD cho 
các TCTD nước này. Ngân hàng 
Trung ương Anh chi 500 tỷ bảng 
để đảm bảo thanh khoản và xử lý 
nợ xấu ngành Ngân hàng nước 
này giai đoạn 2008- 2009 Còn 
ở nước ta thời gian qua, Ngân 
sách Nhà nước rất eo hẹp nên 
chưa tham gia vào xử lý nợ xấu 
của các TCTD. Theo chúng tôi, 
Ngân sách Nhà nước cần tham 
gia để xử lý có hiệu quả nợ xấu 
của nền kinh tế. Nếu các TCTD 
cứ tiếp tục trích lập dự phòng để 
xử lý rủi ro với khối lượng lớn 
như những năm vừa qua thì sẽ 
dẫn đến sức cùng lực kiệt và rất 
có thể dẫn tới đổ vỡ. Do đó, đã 
đến lúc ngân sách có hỗ trợ giúp 
các ngân hàng vượt qua khó khăn 
để tiếp tục đảm trách tốt vai trò 
huyết mạch của nền kinh tế.
Bốn là, tiếp tục hoàn thiện mô 
hình và cơ chế xử lý nợ xấu cho 
VAMC, nhất là cơ chế xử lý tài 
sản bảo đảm tiền vay
VAMC vẫn là đơn vị chủ lực để 
xử lý nợ xấu của các TCTD Việt 
Nam thời gian tới. Nhưng phải 
chuyển từ “nhốt nợ” sang “tiêu 
thụ nợ”. Muốn vậy, phải hoàn 
thiện mô hình và cơ chế xử lý nợ 
xấu cho VAMC.
Về mô hình, nên khẩn trương 
mở các chi nhánh của VAMC 
ở khu vực miền Trung và miền 
Nam. Các chi nhánh này nên 
hình thành tại các trung tâm lớn 
như thành phố Hồ Chí Minh, Đà 
Nẵng. Đồng thời, cần mở một số 
văn phòng đại diện tại các khu 
vực trọng điểm như Tây Bắc, Tây 
Nguyên, Tây Nam Bộ. Các chi 
nhánh, văn phòng đại diện phải 
bảo đảm tinh gọn, năng động, 
hiệu quả. Muốn vậy, phải đặc biệt 
chú trọng khâu tuyển chọn và đào 
tạo nguồn nhân lực chất lượng 
cao.
Về cơ chế, tiếp tục tháo gỡ những 
khó khăn vướng mắc trong hoạt 
động mua, bán nợ xấu, xử lý tài 
sản bảo đảm tiền vay thu hồi nợ 
xấu của VAMC. Sau 4 năm ra 
đời và hoạt động, với sự cố gắng 
của Chính phủ, NHNN và các 
Bộ/ngành có liên quan, đến nay, 
đã có một hệ thống văn bản qui 
phạm pháp luật khá đầy đủ để 
VAMC hoạt động. Tuy nhiên, với 
mô hình xử lý nợ xấu không dùng 
vốn ngân sách mang tính đặc 
thù chưa hề có trên thế giới, do 
vậy nhiệm vụ của các nhà hoạch 
định chính sách, pháp luật và của 
VAMC là “vừa khai phá, vừa 
thiết kế, vừa thi công”3. Vì vậy, 
yêu cầu về sửa đổi, bổ sung, hoàn 
thiện các qui định của pháp luật 
về cơ chế chính sách để VAMC 
hoạt động thông suốt, có hiệu quả 
là một tất yếu khách quan. Đặc 
biệt là các qui định về mô hình, 
cơ chế tài chính, xử lý tài sản và 
trách nhiệm phối hợp thực hiện 
của cơ quan hành pháp trong xử 
lý thu hồi nợ xấu. Hiện vẫn còn 
nhiều bất cập về các qui định của 
pháp luật và khó khăn trong thực 
tế triển khai xử xý thu hồi nợ xấu 
của VAMC và của các TCTD. 
Vấn đề này chúng tôi xin sẽ đề 
cập ở một nghiên cứu chuyên sâu 
khác.
Năm là, xây dây là, tây là, y 
chúng t đy là, y chúng tôi xin sẽ 
đề cập ở một nghiên cứu chuyên 
sâu khác. và của các TCTD. Vhối 
hợp thực hiện của c
Tiến hành tổng kết, đánh giá xác 
thực kết quả thực hiện Đề án 254 
về cơ cấu lại hệ thống TCTD giai 
đoạn 2011-2015 và tiếp tục xây 
dựng và tổ chức thực hiện Đề án 
cơ cấu lại hệ thống các TCTD 
giai đoạn 2016- 2020. Xem đây là 
3 Nguyễn Quốc Hùng (2014). Đánh 
giá sự phù hợp trong lộ trình, 
cách thức và hoàn thiện cơ cấu 
cho VAMC. <
vn/hoat-dong-cua-vamc/danh-gia-
su-phu-hop-trong-lo-trinh--cach-
thuc-va-hoan-thien-co-cau-cho-
vamc/37462/026002001.html>, xem 
1/4/2016
8 SOÁ 169 - THAÙNG 6.2016
giải pháp quan trọng, không chỉ 
là trước mắt, mà còn là giải pháp 
dài để hạn chế, phòng ngừa nợ 
xấu phát sinh. Trong đó, cần tập 
trung giải quyết tốt các vấn đề:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh quá 
trình mua bán, sáp nhập (M&A) 
các TCTD. Ưu tiên bán, sáp nhập 
các TCTD yếu kém vào TCTD 
tốt để bảo đảm có đủ năng lực tài 
chính xử lý nợ xấu. Vì với những 
ngân hàng yếu kém, năng lực 
tài chính đã suy kiệt, thì càng để 
lâu, nợ xấu càng trầm trọng. Hơn 
nữa, với năng lực quản trị rủi ro 
của những TCTD yếu kém, nếu 
không được M&A vào TCTD 
tốt, thì có được trợ giúp xử lý nợ 
xấu, nguy cơ tái lập nợ xấu mới 
là hiện hữu. 
Thứ hai, từng TCTD xây dựng 
phương án, mục tiêu, lộ trình và 
giải pháp xử lý nợ đối với từng 
khách hàng thuộc nhóm “khách 
hàng nhạy cảm”. Nhóm khách 
hàng nhạy cảm ở đây bao gồm 
khách hàng là sân sau của các 
ông chủ, lãnh đạo các TCTD, các 
chủ sở hữu chéo ngân hàng, các 
tập đoàn, tổng công ty. Với nhóm 
khách hàng này, nếu để ung nhọt 
nợ xấu phát tán, nguy cơ dẫn đến 
đỗ bể các NHTM chủ nợ là rất 
lớn. Vì thế, cần phải xây dựng 
các kịch bản xử lý nợ cho từng 
khách hàng riêng biệt. Đây là vấn 
đề hết sức lớn và phức tạp, phải 
đặc biệt lưu tâm lựa chọn phương 
án tối ưu, không chủ quan nóng 
vội, nhưng phải cương quyết, 
đúng lộ trình.
Thứ ba, các TCTD, nhất là TCTD 
có nợ xấu cao thường xuyên phân 
tích nợ xấu, phân loại khách hàng 
nợ xấu để lựa chọn phương án xử 
lý tối ưu. Thực tế chỉ TCTD mới 
biết và lựa chọn phương án xử 
lý nợ xấu phù hợp đối với từng 
khách hàng. Với những khách 
hàng có triển vọng, cần tạo điều 
kiện để họ vay mới với lãi suất 
hợp lý để tiếp tục sản xuất kinh 
doanh, tạo nguồn trả nợ. Đồng 
thời, xem xét miễn, giảm lãi nợ 
cũ để cùng nhau vượt khó, hướng 
nhanh đến mục tiêu giảm nợ 
xấu, thúc đẩy tăng trưởng kinh 
tế. Với những khách hàng không 
còn khả năng phát triển, cần sử 
dụng đồng bộ nhiều giải pháp 
như bán nợ cho VAMC, xử lý tài 
sản bảo đảm tiền vay, xử lý nợ từ 
quỹ trích lập dự phòng rủi ro tín 
dụng. TCTD cũng cần chú trọng 
đến việc tiết giảm chi phi hoạt 
động, tăng trích lập dự phòng rủi 
ro, tăng trưởng tín dụng, hạ lãi 
suất cho vay, gắn tăng trưởng tín 
dụng với nâng cao chất lượng 
thẩm định và phòng ngừa rủi ro 
tín dung... xem đây là những giải 
pháp căn cơ, lâu dài để giảm tỷ lệ 
nợ xấu. ■
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các Nghị định số: 163/2006/NĐ-CP, 53/2013/NĐ-CP, 34/2015/NĐ-CP và 18/2016/NĐ-CP 
2. Các Quyết định số: 59/2006/QĐ- NHNN, 618/QĐ-NHNN và 254/2012/QĐ- TTg.
3. Các Thông tư số: 19/2013/TT-NHNN, 14/2015/TT-NHNN, 09/2015/TT-NHNN và 57/2015/TT-BTC
4. CafeF, Vnexpress, Vneconomy
5. IMF, financial soundness indicators, http:/blooberg.com.
6. Nguyễn Quốc Hùng (2014). Đánh giá sự phù hợp trong lộ trình, cách thức và hoàn thiện cơ cấu cho VAMC.
7. Tổng cục Thống kê, Niên giám thông kê và website. 
8. Tổng hợp từ các bản tin tài chính APT,  
SUMMARY
Recommendation for NPL resolution in Vietnam
NPL resolution is one of the core missions of Credit Institutions (CI) Restructuring Plan issued along with Decision 
254/2012/QD-TTg on 01/3/2012 by the Prime Minister. With high commitments from the political system and extreme 
effort from the banking sector, after 4 years, at the end of 2015, the NPL was reduced to 131,1 thousand billions VND, 
or 2,55% of total loan outstanding (Graph 1), surpassed the goals set out in Plan 254/2012/QD-TTg [1]. This is a great 
achivement of the economy as well as the banking sector. However, this is only the first steps. Thorough NPL resolution 
is still a great challenge for the Government and the banking sector in the next years.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Nguyễn Mạnh Hùng, Tiến sỹ
Đơn vị công tác: Viện Chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Lĩnh vực nghiên cứu chính: Tín dụng, quản trị NHTM, chính sách tiền tệ, tín dụng ngân hàng
Tạp chí tiêu biểu đã có bài viết đăng tải: Ngân hàng, Khoa học và Đào tạo ngân hàng, Công nghệ ngân hàng, Thị trường 
tài chính
Email: manhhungvba@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfthao_nut_that_xu_ly_no_xau_nganh_ngan_hang_viet_nam.pdf