Thực trạng chính sách thương mại nông thôn vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam

Ncông nhằm đưa tăng trưởng quốc gia theo hướng bền vững, phù hợp với xu hướng hội nhập hững năm vừa qua, Chính phủ đang nỗ lực thực hiện các cải cách thể chế và nền hành chính

kinh tế thế giới. Ngày 06/01/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 23/QĐ-TTg phê duyệt Đề

án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Đề án đề cập

đến rất nhiều vấn đề tổng quát, nhằm xây dựng quy trình phát triển đồng bộ, bền vững cho thương mại

nông thôn. Tuy nhiên, hệ thống chính sách phát triển thương mại trong nước hiện tại chưa khai thác và

phát huy hết các yếu tố nguồn lực để thực hiện quyết tâm đó. Để khai thác và nắm bắt được các cơ hội,

đồng thời vượt qua thách thức và hạn chế rủi ro trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với Việt Nam, cần phải

hoàn thiện và đổi mới chính sách phát triển thương mại trong nước nói chung và chính sách thương mại

nông thôn nói riêng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vấn đề này đã và đang thu hút sự quan tâm của

nhiều nhà nghiên cứu.

pdf 15 trang yennguyen 9020
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng chính sách thương mại nông thôn vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng chính sách thương mại nông thôn vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam

Thực trạng chính sách thương mại nông thôn vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
Sè 134/2019 thương mại
khoa học
1
2 
10 
22 
34 
43 
51 
59 
MỤC LỤC 
KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ 
1. Phan Trần Trung Dũng và Ngô Hồ Quang Hiếu - Hiệu ứng động lực trên thị trường chứng khoán 
Việt Nam. Mã số: 134.1FiBa.12 
Motivation Effect on Vietnam Stock Market 
2. Phan Thị Thu Cúc - Thực trạng chính sách thương mại nông thôn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 
Việt Nam. Mã số: 134.1SMET.11 
Rural Trade Policies in Vietnam’s South Central Coastal Areas 
3. Trần Ngọc Mai - Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng thương mại di động tại Việt Nam. Mã 
số: 134.1BMkt.11 
Factors Influencing Intentions to Adopt Mobile Commerce in Vietnam 
QUẢN TRỊ KINH DOANH 
4. Nguyễn Bách Khoa và Nguyễn Bảo Ngọc - Nghiên cứu các yếu tố tác động đến giá trị khách hàng 
cảm nhận của một số chuỗi cửa hàng tiện ích trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Mã số: 134.2BMkt.21 
A Study on Factors Affecting Perceived Customer Value of Several Convenience Store Chains 
in Hà Nội City 
5. Đoàn Thị Hồng Nhung - Ảnh hưởng của thông tin lợi thế thương mại đến tăng trưởng trung bình 
giá trị thị trường của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mã số: 134.2FiBa.21 
Impacts of Goodwill Information on Average Growth Rate of Market Value of Listed 
Companies on Vietnam Stock Exchange 
6. Trương Đông Lộc và Quan Lý Ngôn - Ảnh hưởng của thông tin chia tách cổ phiếu đến sự thay 
đổi giá và thanh khoản của các cổ phiếu: Bằng chứng thực nghiệm từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà 
Nội. Mã số: 134.FiBa.22 
Impacts of Information on Stock Split on Price and Validity of Shares: Experimental Evidence 
from HNX 
Ý KIẾN TRAO ĐỔI 
7. Nguyễn Thùy Dung và Nguyễn Thanh Tùng - Văn hóa kinh doanh các sản phẩm truyền thống tại 
Việt Nam - Nghiên cứu điển hình tại làng nghề Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội. Mã số: 134.3BAdm.32 
Business Culture of Traditional Products in Vietnam – a Case-study of Bat Trang Trade 
Village, Gia Lam, Ha Noi 
ISSN 1859-3666
?1. Cơ sở lý luận về thương mại nông thôn 
1.1. Khái niệm về thương mại nông thôn 
Thương mại nông thôn được hiểu là sự tương tác 
trên thị trường gồm các quan hệ trao đổi, các hoạt 
động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ diễn ra 
trên địa bàn thị trường nông thôn. Trước đây, các gia 
đình ở khu vực nông thôn sản xuất với mục đích 
chính là phục vụ cho nhu cầu của gia đình trước, sau 
đó còn dư ra mới đem bán. Khi nhận thấy lợi ích 
thương mại và kinh tế từ những sản phẩm của mình, 
họ mới dần chuyển sang mục đích sản xuất để phục 
vụ cho thương mại. Bên cạnh đó, khi nhu cầu hàng 
hóa và dịch vụ phi nông nghiệp ngày càng tăng, 
người lao động sẽ đáp lại nhu cầu của thị trường 
bằng cách chuyển dần từ lĩnh vực nông nghiệp sang 
các lĩnh vực phi nông nghiệp, nhu cầu về giáo dục 
và kỹ năng cũng theo đó tăng lên; nền kinh tế khu 
vực nông thôn ngày càng đa dạng hơn và mang tính 
chất đô thị hơn. 
Thương mại nông thôn là một đặc điểm rất đặc 
trưng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu, một con 
đường tất yếu để đi từ một xã hội nông nghiệp bán 
tự cung đến một nền kinh tế đa dạng hơn, một mức 
sống cao hơn nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương 
thực. Thương mại hóa nông thôn sẽ kích thích và 
thúc đẩy an ninh lương thực tại những quốc gia phát 
triển. Thương mại nông thôn sẽ chuyển hướng hoạt 
động sản xuất tại khu vực nông thôn sang một mô 
hình sản xuất và một hệ thống tiêu thụ dựa trên thị 
trường. Mặc dù người nông dân đã nhận thức được 
giá trị thương mại của các sản phẩm mà họ sản xuất 
ra, mô hình kinh doanh của họ vẫn còn mang tính 
chất manh mún, nhỏ lẻ, nên dễ bị tác động bởi các 
yếu tố bên ngoài từ môi trường tự nhiên và môi 
trường kinh doanh. Thương mại nông thôn góp phần 
không nhỏ vào việc tăng sản lượng và năng suất sản 
xuất nông nghiệp, thúc đẩy khả năng của thị trường 
và giảm thiểu đói nghèo bền vững tại những nền 
kinh tế có thu nhập thấp và phụ thuộc nhiều vào 
nông nghiệp (Diao và các cộng sự, 2012). Việc phát 
triển thương mại ở khu vực nông thôn là vô cùng 
thiết yếu đối với sự phát triển chung của cả quốc gia. 
Sè 134/201910
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN 
VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VIỆT NAM 
Phan Thị Thu Cúc 
Sở Công thương tỉnh Khánh Hòa 
Email: cucphan1978@gmail.com
Ngày nhận: 20/07/2019 Ngày nhận lại: 14/08/2019 Ngày duyệt đăng: 20/08/2019 
N hững năm vừa qua, Chính phủ đang nỗ lực thực hiện các cải cách thể chế và nền hành chính công nhằm đưa tăng trưởng quốc gia theo hướng bền vững, phù hợp với xu hướng hội nhập 
kinh tế thế giới. Ngày 06/01/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 23/QĐ-TTg phê duyệt Đề 
án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Đề án đề cập 
đến rất nhiều vấn đề tổng quát, nhằm xây dựng quy trình phát triển đồng bộ, bền vững cho thương mại 
nông thôn. Tuy nhiên, hệ thống chính sách phát triển thương mại trong nước hiện tại chưa khai thác và 
phát huy hết các yếu tố nguồn lực để thực hiện quyết tâm đó. Để khai thác và nắm bắt được các cơ hội, 
đồng thời vượt qua thách thức và hạn chế rủi ro trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với Việt Nam, cần phải 
hoàn thiện và đổi mới chính sách phát triển thương mại trong nước nói chung và chính sách thương mại 
nông thôn nói riêng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vấn đề này đã và đang thu hút sự quan tâm của 
nhiều nhà nghiên cứu. 
Từ khóa: Chính sách thương mại, thương mại nông thôn, chính sách phát triển.
Phát triển thương mại ở khu vực nông thôn sẽ giúp 
tạo thêm thu nhập cho người nông dân, giúp họ phát 
triển mô hình sản xuất của mình tại địa phương, từ 
đó giúp xóa đói giảm nghèo. 
1.2. Vai trò của thương mại nông thôn 
Thứ nhất, sản xuất nông nghiệp là nguồn thu 
nhập quan trọng của khu vực nông thôn và sự phát 
triển thương mại nông thôn sẽ góp phần xóa đói 
giảm nghèo. Tuy nhiên, hầu hết các nông trại, khu 
vực trồng trọt vẫn còn ở quy mô nhỏ. Thương mại 
mới chỉ phát triển tập trung ở khu vực các thành phố 
lớn, thương mại nông thôn vẫn còn nhỏ lẻ với chủ 
yếu là các mô hình kinh doanh nhỏ quy mô hộ gia 
đình. Thương mại nông thôn giúp thúc đẩy sản xuất 
tập trung, tăng hiệu quả của nông nghiệp. 
Thứ hai, thương mại nông thôn có tác động rất 
lớn tới sản xuất, cụ thể hơn là sản xuất nông nghiệp 
ở khu vực nông thôn vì thương mại có vai trò kết nối 
giữa sản xuất và tiêu dùng. Thương mại nông thôn 
phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông 
nghiệp. Ngành nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng 
lớn trong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp 20% GDP 
mỗi năm và thu hút 70% dân số tham gia. Thương 
mại nông thôn chính là chất xúc tác giúp thúc đẩy sự 
phát triển của ngành này. 
Thứ ba, thương mại nông thôn giúp tăng khả 
năng tiếp cận thị trường của người nông dân, thương 
mại nông thôn sẽ mở ra những cơ hội sản xuất, trao 
đổi hàng hóa mới, thúc đẩy người nông dân đầu tư 
sản xuất trên quy mô lớn, từ đó tăng năng suất cũng 
như chất lượng sản phẩm. Kéo theo đó, đời sống của 
người nông dân sẽ được cải thiện và tiếp tục gắn bó 
với ngành nông nghiệp. 
Thứ tư, thương mại nông thôn không chỉ giúp 
người nông dân tiếp cận với thị trường mới mà còn 
giúp các nhà sản xuất công nghiệp, dịch vụ tiếp cận 
với thị trường nông thôn, từ đó góp phần thúc đẩy 
ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển. 
Thứ năm, thương mại nông thôn cũng gián tiếp 
làm tăng chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp. Khi 
người nông dân hòa nhập được với thị trường 
thương mại chung, họ sẽ có cơ hội học hỏi những kỹ 
thuật mới để đưa vào sản xuất giúp tăng năng suất 
sản phẩm. Ngoài ra, thương mại nông thôn cũng 
tăng tính cạnh tranh trên thị trường, đây vừa là động 
lực, vừa là áp lực đòi hỏi người nông dân phải liên 
tục đổi mới vả cải thiện chất lượng sản phẩm. 
Thứ sáu, thương mại nông thôn tạo điều kiện mở 
rộng thị trường trong nước và quốc tế, từ đó giúp mở 
rộng quy mô sản xuất nông nghiệp đồng thời kéo 
theo sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp chế 
biến, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, phục vụ 
xuất nhập khẩu tạo thêm nhiều công ăn việc làm 
cho người lao động ở khu vực nông thôn, góp phần 
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và 
nông thôn. 
Thứ bảy, thương mại nông thôn phát triển sẽ thu 
hút các doanh nghiệp di chuyển nhà máy sản xuất ra 
khu vực nông thôn do các điều kiện thuận lợi về mặt 
nguyên liệu, lao động, tài nguyên đất và nước 
giúp giảm thiểu gánh nặng cho các khu vực đô thị. 
Đây cũng là cơ hội giúp khu vực nông thôn thu hút 
vốn đầu tư nước ngoài, giúp phát triển kinh tế xã hội 
trong khu vực. 
2. Phân tích thực trạng chính sách thương 
mại nông thôn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 
Việt Nam 
2.1. Mô tả mẫu khảo sát 
Tác giả tiến hành gửi khoảng 400 phiếu bảng hỏi 
điều tra tới các tổ chức - doanh nghiệp tham gia hoạt 
động thương mại nông thôn tại 8 tỉnh DHNTBVN 
và hơn 60 bảng hỏi tới nhà hoạch định và quản lý 
CSTMNT tại một số cơ quan quản lý nhà nước của 
8 tỉnh vùng DHNTBVN. Kết quả sau khi thu loại và 
loại bỏ các bảng hỏi không hợp lệ, tác giả thu về 348 
bảng hỏi hợp lệ từ các tổ chức - doanh nghiệp tham 
gia hoạt động thương mại nông thôn và 51 bảng hỏi 
hợp lệ từ các nhà xây dựng và quản lý CSTMNT tại 
một số cơ quan quản lý nhà nước của 8 tỉnh vùng 
DHNTBVN. 
Sau khi tính phần trăm số câu trả lời cho từng 
đáp án của mỗi câu hỏi, tác giả thu được thông tin 
như sau (Hình 1): 
Tất cả các doanh nghiệp đều có trụ sở chính và 
hoạt động chủ yếu tại các tỉnh khu vực DHNTBVN. 
Trong số các tổ chức - doanh nghiệp tham gia khảo 
sát, chiếm tỷ trọng lớn là các Công ty TNHH tư 
nhân với 23,91%, tiếp sau đó là các hộ kinh doanh 
cá thể (12,46%). Tác giả cũng tiến hành khảo sát 
với 6,73% là doanh nghiệp FDI với 100% vốn đầu 
tư từ nước ngoài. Các doanh nghiệp có nhiều năm 
kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực của mình 
với 33,67% từ 3 đến 5 năm và 24,93% từ 6 đến 10 
năm. Đặc biệt có tới 15,49% doanh nghiệp đã hoạt 
động được từ 10 đến 20 năm. Lĩnh vực kinh doanh 
11
?
Sè 134/2019
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
?chủ yếu là thương mại dịch vụ (45,12%), công 
nghiệp và xây dựng (21,55%) và nông thủy sản 
(24,24%). Các tổ chức doanh nghiệp có quy mô lao 
động ở mức trung bình từ 100 đến 299 lao động 
(40,40%) với doanh số trung bình năm từ 10 - 50 tỷ 
VNĐ chiếm 33,67%. 
Sè 134/201912
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
Nguồn: Kết quả khảo sát được phân tích bằng SPSS 21 
Hình 1: Mẫu điều tra đối với các tổ chức - doanh nghiệp 
Nguồn: Kết quả khảo sát được phân tích bằng SPSS 21 
Hình 2: Mẫu điều tra đối với các nhà xây dựng và quản lý chính sách 
Nhóm đối tượng khảo sát thứ hai là các cán bộ, 
nhân viên tại một số cơ quan quản lý Nhà nước của 
8 tỉnh vùng DHNTBVN. Cán bộ nhân viên chủ yếu 
làm việc tại các cơ quan liên quan trực tiếp tới 
thương mại nông thôn. Cụ thể là sở, ban ngành 
Nông nghiệp nông thôn (13,73%), Ban đầu tư và dự 
án các tỉnh (13,73%), Ban quản lý các cơ sở thương 
mại nông thôn (13,73%), khối UBND (11,76%) và 
bộ phận xúc tiến thương mại nông thôn (11,76%). 
Các cán bộ, nhân viên chủ yếu có thâm niên từ 1 đến 
5 năm, trong đó từ 1 đến 3 năm chiếm 39,22%, từ 3 
đến 5 năm chiếm 27,45%. Đặc biệt cũng có tới 9,8% 
cán bộ đã làm trong lĩnh vực quản lý thương mại 
nông thôn trên 10 năm. Các cán bộ, nhân viên đều 
là người có kiến thức, chuyên môn và đánh giá 
khách quan về thực trạng CSTMNT hiện nay tại 
Việt Nam cũng như 8 tỉnh vùng DHNTBVN. 
2.2. Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha và 
Bartlett’s Test 
Kết quả phân tích Kiểm định hệ số 
Cronbach’s Alpha và Bartlett’s Test được thể 
hiện trong bảng sau: 
13
?
Sè 134/2019
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
Bảng 1: Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha và Bartlett’s Test 
Nguồn: Kết quả khảo sát được phân tích bằng SPSS 21 
STT Ký hiӋu biӃn ChӍ tiêu 
HӋ sӕ 
&URQEDFK¶V
Alpha 
KMO %DUWOHWW¶VTest 
I Nӝi dung chính sách 
1 CS Hҥ tҫng TMNT Chính sách phát triӇn hҥ 
tҫQJWKѭѫQJPҥi nông thôn 
0,918 0,872 P < 0,00 
2 &67KѭѫQJQKkQ &KtQKViFKWKѭѫQJQKkQ 0,883 0,721 P < 0,00 
3 CS Quҧn lý chҩWOѭӧng Chính sách quҧn lý chҩt 
Oѭӧng hàng hóa 
0,844 0,718 P < 0,00 
4 CS Bҧo vӋ QJѭӡi tiêu dùng Chính sách bҧo vӋ quyӅn lӧi 
QJѭӡi tiêu dùng 
0,818 0,719 P < 0,00 
5 CS KhuyӃn khích tiêu thө 
nông sҧn 
Chính sách khuyӃn khích tiêu 
thө nông sҧn hàng hóa 
0,923 0,797 P < 0,00 
6 CS KhuyӃn khích tә chӭc 
WKѭѫQJPҥi 
Chính sách khuyӃn khích 
hoҥW ÿӝng cӫa các tә chӭc 
WKѭѫQJPҥi 
0,933 0,725 P < 0,00 
II ViӋc thӵc thi và triӇn khai CSTMNT 
1 37 0{ KuQK WKѭѫQJ Pҥi 
nông thôn 
Phát triӇn các mô hình 
WKѭѫQJPҥi nông thôn 
0,807 0,707 P < 0,00 
2 PT Loҥi hình kinh doanh 
WKѭѫQJPҥi 
Phát triӇn các loҥi hình kinh 
GRDQKWKѭѫQJPҥi 
0,925 0,754 P < 0,00 
3 PT Chӧ nông thôn Phát triӇn chӧ ÿӃQ ÿӏa bàn 
nông thôn 
0,880 0,707 P < 0,00 
4 QuҧQ Oê WKѭѫQJ Pҥi nông 
thôn 
QuҧQ Oê WKѭѫQJPҥL WUrQÿӏa 
bàn nông thôn 
0,956 0,783 P < 0,00 
III Các yӃu tӕ WiFÿӝQJÿӃQ&67017 
1 YӃu tӕ ÿһc thù nông thôn YӃu tӕ ÿһc thù nông thôn 
vùng lãnh thә 
0,871 0,797 P < 0,00 
2 YӃu tӕ YƭP{TXӕc gia YӃu tӕ YƭP{TXӕc gia 0,849 0,759 P < 0,00 
3 YӃu tӕ quӕc tӃ YӃu tӕ quӕc tӃ 0,919 0,826 P < 0,00 
?Kết quả phân tích độ tin cậy đã chỉ ra rằng 
Cronbach’s Alpha của tất cả các thang đo đều lớn 
hơn 0,8, điều này chứng tỏ theo quy luật và tiêu 
chuẩn thống kê nên có thể chấp nhận được. Bên 
cạnh đó, khi xét trường hợp loại bỏ biến quan sát 
của từng thang đo cho thấy, không có biến nào khi 
bị loại bỏ có thể làm cho Cronbach’s Alpha sau loại 
bỏ lớn hơn Cronbach’s Alpha của thang đo đó. Vì 
vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và 
sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo. 
2.3. Kiểm định qua EFA 
Kết quả phân tích thông qua hệ số kiểm định 
Cronbach’s Alpha, tất cả 53 item của Nội dung các 
chính sách, Việc thực thi và triển khai CSTMNT và 
Các nhân tố tác động tới CSTMNT vùng DHNTB-
VN đều có độ tin cậy cho phép và đều có ý nghĩa 
thống kê, là cơ sở tiến hành phân tích nhân tố (EFA). 
Kết quả phân tích EFA (xem chi tiết phụ lục) chỉ 
ra có 15 biến (nhân tố) với tổng phương sai trích = 
89,41%, cho thấy có sự thích hợp của việc phân tích 
các nhân tố. Hệ số KMO = 0,817, cho thấy có sự 
thích hợp của việc phân tích các nhân tố. Với kết 
quả kiểm định Bartlett (Sig. < 0,00), cho thấy các 
biến có sự tương quan trong tổng thể. Kết quả này 
cho phép chuyển sang bước tiếp theo là tiến hành 
kiểm định CFA với từng biến. Kết quả phân tích 
nhân tố (factor analysis) được sử dụng trong nghiên 
cứu này nhằm rút gọn và gom các yếu tố biến quan 
sát đó lại thành một nhân tố có ý nghĩa hơn đối với 
hoạt động phân tích hồi quy ở phần tiếp theo. 
2.4. Kiểm định qua CFA và mô hình hồi quy bội 
Theo các kết quả trên, cho phép chuyển sang 
bước tiếp theo là tiến hành phân tích nhân tố khẳng 
định CFA và phân tích hồi quy tuyến tính theo mô 
hình nghiên cứu đã đề xuất với biến phụ thuộc là 
hiệu quả CSTMNT vùng DHNTBVN. Kết quả CFA 
trọng số các biến quan sát đều đạt chuẩn cho phép 
(>= 0,5) và có ý nghĩa thống kê các giá trị p ... còn chưa có. Những chợ tự phát đều không 
có ban quản lý chợ, trong số 160 chợ trên địa bàn 
tỉnh chỉ có 17 Ban quản lý. Đặc biệt là các chợ ở một 
số huyện miền núi chỉ xếp hạng III, chưa có chợ 
trung tâm xã để phục vụ dân sinh. Hiện nay, mặc dù 
các huyện miền núi của Quảng Nam có diện tích lớn 
nhưng mới chỉ có 1-2 chợ/huyện, không đáp ứng 
được nhu cầu của người dân. 
Tại Khánh Hòa, theo báo cáo của Sở Công 
thương tỉnh Khánh Hòa; hiện nay, có 125 chợ, trong 
đó có 01 chợ đầu mối, 03 chợ hạng I, 09 chợ hạng 
II, 112 chợ hạng III. Việc quản lý, kinh doanh chợ 
tại Khánh Hòa dần dần được xã hội hóa. Sau 10 năm 
thực hiện Quyết định số 45/2008/QĐ-UBND ngày 
15/7/2008 và Quyết định số 38/2011/QĐ-UBND 
ngày 02/12/2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa ban 
hành Quy chế về đấu thầu kinh doanh, khai thác và 
quản lý chợ. Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 22 chợ 
đã chuyển đổi mô hình quản lý từ Nhà nước sang 
doanh nghiệp/Hợp tác xã quản lý và hoạt động hiệu 
quả hơn. Trong những năm qua, tỉnh Khánh Hòa đã 
có nhiều quan tâm đến công tác quy hoạch, cải tạo, 
mở rộng, nâng cấp đầu tư xây dựng mạng lưới chợ; 
tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới 
chợ trên địa bàn tỉnh, nhất là ở khu vực nông thôn. 
Cơ sở vật chất của chợ tăng lên rõ rệt, nhiều chợ 
được đầu tư nâng cấp sửa chữa đã được duy trì và 
đảm bảo hạng chợ theo quy định; thu hút các thương 
nhân và nhân dân tập trung trao đổi mua bán hàng 
hóa. Tuy nhiên, vẫn còn một số chợ được xây dựng 
trước đây, thiết kế quy hoạch mặt bằng chợ thiếu 
hợp lý ngay từ đầu hoặc không tiên lượng được tốc 
độ phát triển và mức độ tập trung dân cư, thiết kế cũ 
Sè 134/201918
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
Bảng 5: Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động phát triển chợ trên địa bàn nông thôn 
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam 
Nguồn: Kết quả khảo sát được phân tích bằng SPSS 21 
Nӝi dung hay câu hӓi 
Chuyên gia & 
nhà quҧn lý 
chính sách 
Doanh nghiӋp Toàn mүu 
ĈLӇm/ 
ÿLӇm 
Ĉӝ lӋch 
chuҭn 
ĈLӇm/ 
ÿLӇm 
Ĉӝ lӋch 
chuҭn 
ĈLӇm/ 
ÿLӇm 
Ĉӝ lӋch 
chuҭn 
3KiWWULӇQFKӧÿӃQÿӏDEjQQ{QJWK{Q
ÿӗQJEҵQJ 2,75 0,84 2,79 1,00 2,79 0,98 
3KiWWULӇQFKӧÿӃQÿӏDEjQQ{QJWK{Q
WUXQJGXPLӅQQ~L 2,63 1,04 2,66 1,14 2,66 1,13 
7ăQJFѭӡQJFiFKRҥWÿӝQJ[~FWLӃQ
WKѭѫQJPҥLWuPNLӃPWKӏWUѭӡQJÿѭD
KjQJKyDYӅQ{QJWK{Q 
2,92 0,87 3,10 0,85 3,08 0,86 
đã không còn phù hợp, cơ sở vật chất kỹ thuật chợ 
cũng đã xuống cấp, bố trí không gian kiến trúc, yêu 
cầu diện tích mặt bằng của chợ chưa đảm bảo sự 
thống nhất hoá, tiêu chuẩn hoá. Hầu hết các khu vực 
bán hàng tươi sống, ăn uống của các chợ qua khảo 
sát đều rất bẩn, nhất là khu vực hàng cá tươi, rác 
chưa được người dân buôn bán bỏ vào thùng gây ô 
nhiễm. Chợ loại 3 nông thôn hầu như không có nhà 
vệ sinh, nếu có rất bẩn hoặc không sử dụng được. 
Hệ thống nước thải ở một số chợ cao hơn mặt bằng, 
gây ứ đọng cục bộ, lượng rác, nước thải vượt quá 
làm hệ thống rút không kịp gây ứ đọng. Một số chợ 
việc thu phí không đủ bù đắp các khoản chi phí như 
phục vụ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp chợ, nhất là chợ 
hạng 3 ở nông thôn. Nhằm khuyến khích đầu tư, 
phát triển chợ, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách về 
đất đai, thuế, tín dụng Tuy nhiên, các nguồn vốn 
đầu tư ngoài ngân sách chủ yếu vẫn tập trung vào 
các chợ lớn, chợ trung tâm. Chính sách hỗ trợ vốn 
đầu tư chợ từ ngân sách Trung ương trên địa bàn 
tỉnh đã góp phần quan trọng trong công tác phát 
triển chợ của Khánh Hòa, nhưng mức đầu tư còn 
hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng của địa 
phương. Từ năm 2006 - 2018, tổng số vốn đầu tư 
xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các chợ đã hoàn 
thành: 725,060 tỷ đồng, bao gồm các nguồn vốn từ 
ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn 
do Nhà nước ứng trước ngân sách để đầu tư, nhân 
dân đóng góp trả lại sau bằng hình thức trả tiền thuê 
lô, sạp, ki ốt tại chợ, vốn doanh nghiệp và các nguồn 
vốn khác theo quy định. 
Tương tự, vùng nông thôn tỉnh Bình Định cũng 
được các cấp chính quyền đầu tư xây dựng, nâng 
cấp chợ để đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân 
nhưng ở một số xã chợ vẫn chưa có tác dụng phục 
vụ phát triển thương mại ở địa phương. Chẳng hạn 
như chợ Chánh Oai (xã Cát Hải, huyện Phù Cát) 
được đầu tư xây dựng năm 2001 nhưng bị bỏ hoang 
từ đó đến nay vì hoạt động trao đổi, buôn bán hàng 
hóa của người dân lâu nay vẫn quen tập trung ở khu 
dân cư các thôn. Hay chợ Mỹ Quang (xã Mỹ Quang, 
huyện Phù Mỹ) được đầu tư xây dựng 1,4 tỷ đồng 
năm 2013 nhưng cũng chỉ hoạt động được vài tháng 
vì xã Mỹ Quang gần chợ thị trấn Phù Mỹ, chợ Mỹ 
Chánh Tây nên người dân tập trung về đó buôn bán, 
trao đổi hàng hóa. 
Như vậy, có thể thấy hoạt động phát triển chợ 
đến địa bàn nông thôn chưa phát huy được hiệu quả 
do việc quy hoạch, xây dựng chợ ở một số địa 
phương không phù hợp với thói quen tiêu dùng theo 
điều kiện thực tế tại địa phương, cộng với công tác 
quản lý hoạt động chợ còn nhiều bất cập. 
Bên cạnh đó, các hoạt động xúc tiến thương mại, 
tìm kiếm thị trường, đưa hàng hóa về nông thôn 
cũng được chính quyền địa phương các tỉnh DHNT-
BVN triển khai quyết liệt. Sở Công Thương của các 
tỉnh này đã tổ chức nhiều hội chợ, triển lãm hàng 
nông sản để đưa hàng hóa tiêu dùng có chất lượng 
đến bà con nông dân. Chẳng hạn như các Phiên 
chợ/Hội chợ hàng Việt nhằm mục đích giới thiệu sản 
phẩm, thu hút các đại lý tại địa phương đã được tổ 
chức thường xuyên; Phối hợp với các tổ chức, doanh 
nghiệp trong nước tổ chức các chuyến bán hàng lưu 
động trong các dịp lễ tết (Tết Nguyên đán, Trung 
thu,...) với mẫu mã đa dạng, giá thành hợp lý và 
nhiều chương trình khuyến mại, Từ đó dần dần 
thay đổi thói quen tiêu dùng của nông dân, khuyến 
khích các doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với thị 
trường trong nước. 
Đại diện các doanh nghiệp cho biết, mặc dù thị 
trường nông thôn được đánh giá là tiềm năng với 
70% dân số sinh sống nhưng thực tế lại chưa thu hút 
được các doanh nghiệp đưa hàng về. Lý do là vì thị 
trường nông thôn phân tán, sức mua thấp, tốn nhiều 
chi phí vận chuyển và xây dựng mạng lưới. Ngoài 
ra, kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng kỹ thuật 
thương mại nói riêng ở các vùng nông thôn, trung du 
và miền núi còn thiếu và yếu, chủ yếu là các cửa 
hàng nhỏ, tập quán mua bán còn manh mún, chưa 
mang tính tập trung; và trình độ của các nhà quản lý 
thương mại tại vùng nông thôn, trung du miền núi 
còn thiếu chuyên nghiệp. Chính vì thế, sau một thời 
gian triển khai các chính sách xúc tiến thương mại 
đưa hàng về nông thôn nhưng ở các tỉnh Duyên hải 
Nam Trung Bộ mới chỉ có khoảng 10 - 15 công ty 
sản xuất hàng tiêu dùng có hàng hóa khá phổ biến 
tại thị trường này, chẳng hạn như P&G, Pepsi, 
Nestle, Vinamilk, Mỹ Hảo, Kinh Đô,... 
3.4. Về quản lý thương mại trên địa bàn nông thôn 
Hoạt động quản lý thương mại trên địa bàn nông 
thôn vùng DHNTBVN bao gồm các hoạt động như 
cải cách hành chính; sắp xếp, bố trí nhân lực, vật lực 
hợp lý; bảo vệ môi trường; và kiểm tra, kiểm soát thị 
trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng 
giả. Trong đó, hoạt động cải cách hành chính và bảo 
vệ môi trường đang được các nhà xây dựng, hoạch 
19
?
Sè 134/2019
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
?định chính sách và doanh nghiệp đánh giá khá tốt 
(lần lượt đạt 3,63/5 và 3,14/5 điểm), các hoạt động 
khác phần lớn được đánh giá ở mức trung bình 
nhưng đã có nhiều bước tiến đáng kể so với thời 
gian qua. Số điểm đánh giá từ các chuyên gia và 
doanh nghiệp về tiêu chí bảo vệ môi trường cũng 
chưa được cao như kỳ vọng. Cụ thể, các doanh 
nghiệp cho hoạt động này đạt 3,15/5 điểm và các 
chuyên gia cho 3,10/5 điểm, tính trung bình đạt 
3,14/5 điểm. 
Về hoạt động cải cách hành chính, các tỉnh 
Duyên hải Nam Trung Bộ đã đạt được nhiều kết quả 
khả quan trong vấn đề này, tỷ lệ giải quyết hồ sơ 
đúng hạn đều đạt trên 90% (tỉnh Quảng Nam đạt 
95%, tỉnh Quảng Ngãi đạt 90%, Đà Nẵng đạt 
96%,). Các tỉnh đều đang tiếp tục duy trì và nâng 
cao chất lượng các cuộc tiếp xúc định kỳ với doanh 
nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có khó khăn 
vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho 
thể gọi điện trực tiếp đến số điện thoại của phòng Hỗ 
trợ doanh nghiệp. 
Điển hình tại tỉnh Quảng Ngãi, mỗi năm gần 
10.000 hồ sơ liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp 
được giải quyết nhanh chóng theo nguyện vọng của 
người dân. Không những thế, hiện nay tại Quảng 
Ngãi, 80% số huyện và thành phố thực hiện mô hình 
“một cửa” thông qua điều chỉnh một số cơ chế, 
chính sách, cải cách hành chính, ứng dụng công 
nghệ thông tin, xây dựng quy trình giải quyết công 
việc nhanh gọn thuận tiện, tạo môi trường thông 
thoáng cho người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là 
trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, thuế, thủ tục hành 
chính liên quan đến chính sách thu hút đầu tư nông 
nghiệp. Tỉnh cũng đang tập trung rà soát, bổ sung 
quy hoạch, cơ chế chính sách về quy hoạch vùng, 
xây dựng nông thôn mới (trong đó ưu tiên 6 huyện 
miền núi), các cơ chế chính sách nhằm huy động 
mọi nguồn lực xã hội để thu hút đầu tư vào những 
lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế. Đặc biệt thời gian qua, 
Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh Quảng 
Ngãi, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông 
thôn - Chi nhánh Quảng Ngãi đã không những cải 
cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các hồ sơ cho 
vay để các đối tượng nghèo, nông dân tiếp cận được 
nguồn vốn phát triển sản xuất nông nghiệp. 
Liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường nông 
thôn, rất nhiều thôn xã tại các tỉnh DHNTBVN đang 
tích cực triển khai hoạt động này. Các thôn, xã đã 
hình thành thói quen bảo vệ môi trường trong sinh 
hoạt và sản xuất. Hàng tuần, hàng tháng bà con nông 
dân đều tham gia dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm 
và các khu vực công cộng; hình thành các điểm thu 
gom rác trên khu vực đồng ruộng, Bên cạnh đó 
còn rất nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa khác. 
Chẳng hạn như hội Nông dân tỉnh Khánh Hòa đang 
tích cực triển khai công tác tuyên truyền nhằm thay 
đổi thói quen, nâng cao nhận thức cho người dân 
khu vực nông thôn về bảo vệ môi trường. 
Bên cạnh đó, hoạt động bảo vệ môi trường tại 
khu vực nông thôn cũng đang phải đối mặt với 
không ít khó khăn khi đội ngũ tuyên truyền vẫn còn 
thiếu, phương tiện thu gom rác còn hạn chế và kinh 
phí dành cho các hoạt động bảo vệ môi trường rất eo 
hẹp. Hiện nay, lượng rác thải ở khu vực nông thôn 
Sè 134/201920
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
Bảng 6: Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động quản lý thương mại trên địa bàn nông thôn 
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam 
Nguồn: Kết quả khảo sát được phân tích bằng SPSS 21 
Nӝi dung hay câu hӓi 
Chuyên gia & nhà 
quҧn lý chính sách Doanh nghiӋp Toàn mүu 
ĈLӇm/ 
ÿLӇm 
Ĉӝ lӋch 
chuҭn 
ĈLӇm/ 
ÿLӇm 
Ĉӝ lӋch 
chuҭn 
ĈLӇm/ 
ÿLӇm 
Ĉӝ lӋch 
chuҭn 
&ҧLFiFKKjQKFKtQK 3,63 1,08 3,63 1,01 3,63 1,02 
6ҳS[ӃSEӕWUtQKkQOӵFYұWOӵFKӧSOê 2,86 1,13 2,93 1,17 2,92 1,16 
%ҧRYӋP{LWUѭӡQJ 3,10 0,96 3,15 0,99 3,14 0,99 
.LӇPWUDNLӇPVRiWWKӏWUѭӡQJFKӕQJ
EX{QOұXJLDQOұQWKѭѫQJPҥLKjQJJLҧ 2,27 1,11 2,43 1,17 2,41 1,16 
ngày càng nhiều, trung bình khoảng 0,6 - 0,7 kg 
rác/ngày và đang được xử lý bằng cách tự đào hố 
chôn, đốt hoặc đổ ra sông, ao, hồ. Các địa phương 
đang tìm mọi biện pháp để khắc phục tình trạng này, 
nâng cao ý thức của người dân, xử phạt các đối 
tượng vi phạm, xây dựng đồng bộ hệ thống kênh 
mương, xử lý rác thải phù hợp với điều kiện kinh tế, 
trình độ quản lý và tập quán của từng vùng để giảm 
thiểu chất thải tại nguồn, tăng cường tái chế chất 
thải trong nông nghiệp, hướng đến sản xuất sạch. 
Kết luận 
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều CSTM-
NT để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất 
nước khi nhu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cấp 
thiết. Có thể thấy tất cả các chính sách liên quan đến 
nông thôn nói chung và thương mại nông thôn nói 
riêng đều vì mục tiêu phát triển, hướng đến nền kinh 
tế thị trường. Tuy nhiên, quy hoạch hạ tầng thương 
mại còn thiếu linh hoạt, chưa sát với thực tế hoạt 
động thương mại trên địa bàn. Điều này dẫn đến 
nhiều cơ sở thương mại được đầu tư kinh phí lớn 
nhưng hiệu quả hoạt động không tương xứng. Ngoài 
ra, tình trạng thiếu đồng bộ giữa các quy hoạch về 
hạ tầng thương mại với các quy hoạch khác về giao 
thông, môi trường và kiến trúc hạ tầng khác vẫn 
đang tồn tại.u 
Tài liệu tham khảo: 
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 
Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 
năm 2009 Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia 
về nông thôn mới. 
2. Đỗ Kim Chung (2008), Học thuyết kinh tế đối 
ngẫu trong phát triên nông thôn: Bài học kinh 
nghiệm của Trung Quốc cho Việt Nam, Tạp chí 
Nghiên cứu kinh tế, số 371, tr.46 - 50. 
3. Trịnh Thị Thanh Thủy, Vũ Thúy Vinh (2016), 
Chính sách thương mại nội địa trong thời kỳ hội 
nhập, Hội thảo Phát triển thương mại Việt Nam 
giai đoạn 2016 - 2025, ngày 14 tháng 12 năm 2016, 
tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ 
Công Thương. 
4. Coglianese, Cary (2012), Measuring 
Regulatory Performance: Evaluating the Impact of 
Regulation and Regulatory Policy (Expert Paper 
No. 1), Organization of Economic Cooperation and 
Development. 
5. Chengwei H. (2008), Pro-poor development 
policies in rural China, Paris, Poverty reduction 
centre of China. 
6. Fredericks L.J. (2012), Exploring the Spatial 
Dimensions of Rural Development Models in 
Malaysia 1957-2007, Institutions and Economies, 
Vol. 4, No. 1, April 2012, pp. 47-62. 
7. Goss J., Burch D. (2001), From agricultural 
modernisation to agri-food globalisation: the wan-
ing of national development in Thailand, Third 
World Quarterly, vol. 22, no 6, p. 969-986. 
8. Hart L. Gary, Larson Eric H, Lishner Denise 
M. (2005), Rural Definitions for Health Policy and 
Research, American Journal of Public Health, 
95:1149-1155. 
9. Kovak Brian K.(2013), Regional Effects of 
Trade Reform: What Is the Correct Measure of 
Liberalization?, American Economic Review, Vol. 
103, NO. 5, pp. 1960-76. 
10. Krugman P. (1986), Strategic Trade Policy 
and the New International Economics, Cambridge: 
MIT Press. 
Summary 
In recent years, the Government has tried to 
carry out many reforms in institution and public 
administrative systems to drive national economic 
growth towards sustainability and international eco-
nomic integration. On 6th January 2010, the Prime 
Minister issued Decision No.23/QĐ-TTg approving 
Rural Trade Development Project in the 2010 – 
2015 period and orientations by 2020. The project 
covers lots of issues to establish a comprehensive 
and sustainable development process for rural trade. 
However, the current trade development policies in 
Vietnam have failed to exploit and utilize all 
resources to realize these determinations. To catch 
opportunities, overcome challenges and minimize 
risks, it is necessary for Vietnam to complete and 
renew trade policies in general and rural trade poli-
cies in particular rapidly and effectively. This sub-
ject has drawn attention of numerous researchers 
and scholars.
21Sè 134/2019
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_chinh_sach_thuong_mai_nong_thon_vung_duyen_hai_na.pdf