Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học Phổ thông trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
Abstract: Morality is considered to be the root of man. Therefore, in the school, it is necessary to
focus on education, training both moral and talent. Teaching letters must be combined with
teaching people to train students to become fully developed people. In order to contribute to
improving the quality of moral education for students in the current period, it is necessary to
understand the current status of managing moral education activities for high school students.
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học Phổ thông trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học Phổ thông trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 313-317 313 Email: thienlh.c3qh3@nghean.edu.vn THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN Lê Huy Thiên - Trường Trung học phổ thông Quỳ Hợp 3, Nghệ An Ngày nhận bài: 12/4/2019; ngày chỉnh sửa: 02/5/2019; ngày duyệt đăng: 20/5/2019. Abstract: Morality is considered to be the root of man. Therefore, in the school, it is necessary to focus on education, training both moral and talent. Teaching letters must be combined with teaching people to train students to become fully developed people. In order to contribute to improving the quality of moral education for students in the current period, it is necessary to understand the current status of managing moral education activities for high school students. Keywords: Reality, management, education, ethics, student. 1. Mở đầu Đạo đức được coi là cái gốc của con người. Vì thế, trong nhà trường cần chú trọng giáo dục (GD), rèn luyện cả đức lẫn tài. Dạy chữ phải kết hợp với dạy người nhằm rèn luyện học sinh (HS) trở thành con người phát triển toàn diện. Luật Giáo dục (2005) đã khẳng định: “Mục tiêu GD là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [1; tr 8]. Trong những năm học phổ thông, HS không chỉ được học những kiến thức cơ bản mà còn được rèn dạy về đạo đức. Những giá trị đạo đức căn bản (tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, lòng yêu thương) sẽ giúp cho con người sống tốt đẹp hơn. Nhưng dường như những giá trị này đang bị xuống cấp, thể hiện qua những hành vi bạo lực trong nhà trường, những vụ án nghiêm trọng, nhưng hành vi gian lận ở nhiều cấp độ Vấn đề này đang được xã hội quan tâm, vì vậy, cần có cái nhìn khách quan về việc giáo dục đạo đức (GDĐĐ) trong nhà trường hiện nay. Bài viết đề cập thực trạng quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. 2. Nội dung nghiên cứu Năm 2018, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng đạo đức, GDĐĐ và quản lí GDĐĐ cho HS THPT huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An tại 3 trường (Trường THPT Quỳ Hợp 1, Trường THPT Quỳ Hợp 2, Trường THPT Quỳ Hợp 3) trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An (với số lượng: 11 cán bộ quản lí (CBQL); 248 giáo viên (GV); 1.230 HS; 357 phụ huynh HS thông qua phương pháp khảo sát, thống kê. Kết quả thu được như sau: 2.1. Thực trạng về giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An 2.1.1. Thực trạng nhận thức về đạo đức của học sinh và các lực lượng giáo dục (xem bảng 1) Bảng 1 cho thấy, mục tiêu GDĐĐ cho HS đều được các LLGD và HS đánh giá là rất quan trọng và quan trọng (chiếm tỉ lệ cao). Đặc biệt, những mục tiêu được đánh giá rất quan trọng: GD lối sống cho HS; GD kĩ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử; GD ý thức chấp hành pháp luật; GD ý thức yêu quý lao động. Bảng 1. Nhận thức về đạo đức của HS và các lực lượng giáo dục (LLGD) Mục tiêu GD Mức độ đánh giá (%) Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng HS LLGD HS LLGD HS LLGD HS LLGD GD lối sống lành mạnh cho HS 55,2 29,8 44,5 70,2 0,3 0 0 0 GD kĩ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử 55,6 33,6 42,8 59,4 1,6 7 0 0 GD ý thức yêu quý lao động 49,7 14 49,8 86 0,5 0 0 0 GD ý thức chấp hành pháp luật 54,5 22,7 46,3 77,3 0,3 0 0,3 0 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 313-317 314 Kết quả khảo sát cho thấy, hiện nay, HS THPT vẫn còn tồn tại một khoảng cách khá xa với mục tiêu GD những giá trị nói chung và giá trị đạo đức nói riêng so với yêu cầu GD của thời kì mới - thời kì CNH, HĐH. 2.1.2. Thực trạng thái độ đạo đức của học sinh và các lực lượng giáo dục (xem bảng 2) Nhìn vào kết quả khảo sát, có thể thấy, về cơ bản, các đánh giá đã đồng tình với thái độ của HS THPT, tuy nhiên, tỉ lệ đồng tình chưa cao. Bên cạnh đó vẫn còn những ý kiến không đồng tình. Qua trao đổi trực tiếp với một số đối tượng được khảo sát cụ thể về lí do không đồng tình chúng tôi được biết, thái độ đạo đức của HS vẫn chưa ổn định, có thể lệch chuẩn trong những bối cảnh và tình huống mới xuất hiện. Vì vậy, việc hình thành thái độ đạo đức chỉ là yếu tố bên ngoài, mà quan trọng hơn là cần phải có nền tảng vững chắc trên cơ sở nhận thức đúng đắn của các em. 2.1.3. Thực trạng hành vi, thói quen đạo đức của học sinh và các lực lượng giáo dục (xem bảng 3) Kết quả khảo sát trên cho thấy, các thói quen và hành vi đạo đức phù hợp cơ bản được HS thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, giữa các hành vi và thói quen đó không có sự tương đồng. Cụ thể, với thói quen học tập và lao động đúng quy định vẫn chiếm tỉ lệ thấp nhất, chỉ đạt 48,5% đối với ý kiến giáo viên và 13% ý kiến của các LLGD. Điều này đòi hỏi cần có giải pháp hiệu quả hơn trong việc GD ý thức thói quen học tập, lao động đúng quy định cho các em. 2.2. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An 2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên và phụ huynh về công tác giáo dục đạo đức (xem bảng 4) Bảng 4 cho thấy, nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên và phụ huynh về các nội dung GDĐĐ cần thực hiện là khá tốt. Còn một bộ phận cán bộ quản lí, giáo viên và phụ huynh chưa có nhận thức tốt về phương pháp GDĐĐ, hình thức GDĐĐ, phương tiện GDĐĐ. 2.2.2. Sự tác động của các lực lượng giáo dục đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh (xem bảng 5) Bảng 5 cho thấy, sự đánh giá của các đối tượng được khảo sát về tính hiệu quả của các tác động của các lực lượng GD đối với công tác GDĐĐ là khá đồng đều, trong đó, tác động của nhà trường được đánh giá trội hơn. 2.2.3. Sự phối hợp giữa ba lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội (xem bảng 6) Số liệu bảng trên cho thấy, sự phối hợp giữanhà trường với gia đình trong GDĐĐ được đánh giá là tốt và rất tốt là cao nhất (76,2% CBQL đánh giá rất tốt, 15,1% CBQL đánh giá là tốt). Tương tự, 77,1% GV và 66,6% phụ huynh HS đánh giá rất tốt, 15,1% CBQL, 12,1% GV và 11,7% phụ huynh HS đánh giá tốt. Bảng 2. Thái độ đạo đức của học sinh và các LLGD Thái độ Mức độ đánh giá (%) Rất đồng tình Đồng tình Không đồng tình Thờ ơ HS LLGD HS LLGD HS LLGD HS LLGD 1. Lối sống phù hợp cho HS 58,3 26,9 41,5 73,1 0,2 0 0 0 2. Kĩ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử 59,2 24,7 40,1 75,3 0,4 0 0,3 0 3. Thói quen học tập, lao động 46,5 12,6 53 87,4 0,5 0 0 0 4. Ý thức chấp hành pháp luật 53,7 24,7 45,6 75,3 0,3 0 0,4 0 Bảng 3. Hành vi, thói quen đạo đức của HS và các LLGD Các hành vi, thói quen Mức độ đánh giá (%) Rất thường xuyên Không thường xuyên Đôi khi Không bao giờ HS LLGD HS LLGD HS LLGD HS LLGD 1. Thực hiện lối sống phù hợp với HS 56,2 27,8 43,5 72,2 0,3 0 0 0 2. Thực hiện kĩ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử tốt 55,5 58,6 40,4 40,6 8,1 0,8 0 0 3. Thói quen học tập, lao động đúng quy định 48,5 14,4 51 85,6 0,5 0 0 0 4. Hành vi chấp hành pháp luật 55,5 21,7 44,3 78,3 0,3 0 0,3 0 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 313-317 315 Sự phối hợp nhà trường với xã hội được đánh giá thấp hơn, sự phối hợp giữa gia đình với xã hội được đánh giá thấp hơn. 2.2.4. Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông (xem bảng 7) Bảng trên cho thấy, một điều đáng chú ý là các vấn đề liên quan đến việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS có dấu hiệu chưa tốt. Đặc biệt, vấn đề xây dựng kế hoạch cho từng chủ điểm có và từng tháng, từng tuần chưa tốt chiếm các tỉ lệ khá cao. 2.2.5. Chỉ đạo thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường (xem bảng 8) Số liệu bảng trên cho thấy, thực trạng chỉ đạo thực hiện GDĐĐ cho HS của nhà trường của các đơn vị trong Bảng 4. Nhận thức của CBQL, GV và phụ huynh về công tác GDĐĐ TT Nội dung Mức độ nhận thức (%) Rất tốt Tốt Chưa tốt CBQL GV PH CBQL GV PH CBQL GV PH 1 Về ý nghĩa của GDĐĐ 89,3 79,1 70,4 10,7 14,2 21,8 0 6,7 7,8 2 Về nội dung của GDĐĐ 88,1 82,5 68,6 10 11,6 19,5 1,9 5,9 11,9 3 Về phương pháp GDĐĐ 78,3 76,4 65,7 12,7 12,4 12,2 9 11,2 22,1 4 Về hình thức GDĐĐ 75,4 76,1 65 14,2 12 12 10,4 12 21,9 5 Về phương tiện GDĐĐ 78,3 75,1 64 13,3 15 13 8,4 9,9 23 Bảng 5. Sự tác động của các LLGD đối với công tác GDĐĐ cho HS TT Nội dung Mức độ nhận thức (%) Rất hiệu quả Hiệu quả Ít hiệu quả CBQL GV PH CBQL GV PH CBQL GV PH 1 Tác động của nhà trường 79,5 76,3 65,2 12,7 14,4 12,6 7,8 9,3 22,7 2 Tác động của gia đình 75,2 76,1 64,3 14,5 11,9 12,3 10,3 12 22,4 3 Tác động của xã hội 76,4 77 66 13,3 13 12 9,3 11 22 Bảng 6. Sự phối hợp giữa các LLGD TT Quan hệ phối hợp Mức đánh giá (%) Rất tốt Tốt Chưa tốt CBQL GV PH CBQL GV PH CBQL GV PH 1 Nhà trường với gia đình 76,2 77,1 66,5 15,1 12,1 11,7 8,7 10,8 21,8 2 Nhà trường với xã hội 57,8 57 55,3 22,1 21,2 34,9 30,1 21,8 10,8 3 Gia đình với xã hội 30,1 35,7 33 15 16,2 33 54,9 48,1 34 Bảng 7. Kế hoạch GDĐĐ cho HS THPT TT Xây dựng kế hoạch GDĐĐ của nhà trường Mức đánh giá (%) Rất tốt Tốt Chưa tốt CBQL GV CBQL GV CBQL GV 1 Xác định mục tiêu kế hoạch GDĐĐ 40,5 39,1 43,7 42,7 15,8 18,2 2 Xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho năm học 31,9 39,5 43 40,2 25,1 20,3 3 Xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho từng chủ điểm của năm học 30,6 29,3 42,2 44 27,2 26,7 4 Xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho từng tháng trong chủ điểm 21,5 18,3 53,6 54,8 24,9 26,9 5 Xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho từng tuần trong chủ điểm 22,3 22,5 51,9 52,5 25,8 25 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 313-317 316 nhà trường nói chung là tốt, tuy nhiên vẫn còn một số đánh giá ở mức độ chưa tốt. Cụ thể: 15,1% đối với ban giám hiệu; 19,8% đối với Chi bộ Đảng; 22,7% đối với Đoàn Thanh niên; 25,2% đối với Công đoàn nhà trường và 28% đối với các tổ chuyên môn. 2.2.6. Nguyên nhân của hạn chế trong quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An - Nguyên nhân chủ quan: Sự biến đổi tâm sinh lí lứa tuổi, đó là sự thiếu ý thức, thiếu tự chủ, hay bị cám dỗ, lôi kéo từ các phần tử không tiến bộ. Đa số HS THPT đang ở lứa tuổi vị thành niên, lứa tuổi mới lớn, thích tìm tòi cái mới lạ nên hay bị sa ngã trước ma lực của những tệ nạn xã hội. Hơn nữa có những HS sống trong gia đình thiếu nền GD tốt, tạo cho họ những thói quen không tốt, không tự giác rèn luyện bản thân. - Nguyên nhân khách quan: Tác động tiêu cực của cơ chế thị trường và ảnh hưởng của xã hội; sự bùng nổ của thông tin văn hóa; đời sống hiện nay còn nhiều khó khăn, đã ảnh hưởng đến HS rất nhiều. Thực tế, do sự phát triển của xã hội, do quá trình mở cửa và hội nhập, nên có nhiều luồng văn hóa xâm nhập vào nước ta nói chung và vào huyện Quỳ Hợp nói riêng, với tâm lí HS là thích cái mới, hay đua đòi, vì vậy, một bộ phận HS chạy theo cái mới một cách mù quáng mà không có sự định hướng nhận thức đúng đắn. Với sự phát triển công nghệ thông tin như hiện nay, những luồng văn hóa tiêu cực, không lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến HS một cách dễ dàng. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở chỗ phải GD ý thức tự giác, biết nhận thức vấn đề một cách đúng đắn để hành động chuẩn xác. - Nguyên nhân thuộc về quản lí xã hội và quản lí GD. Trong các trường THPT hiện nay, chất lượng GDĐĐ và quản lí GDĐĐ chưa cao, các bộ phận chức năng trong nhà trường hoạt động chưa đồng đều. Bên cạnh đó, các lực lượng xã hội cũng chưa dành sự quan tâm đúng mức cho hoạt động GDĐĐ cho HS. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Bởi nếu trong môi trường xã hội và trong trường THPT có các giải pháp hữu hiệu thì sẽ có tác động tích cực tới tâm lí của HS, giúp cho các em nhận thức đúng đắn cái đúng, ngăn chặn được những tác động tiêu cực của xã hội, đồng thời phát huy được những mặt tốt, tích cực trong HS. Kết quả khảo sát về thực trạng quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS các trường THPT huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An cho thấy, trong các trường THPT hiện nay nói chung, chất lượng quản lí GDĐĐ chưa cao, các bộ phận chức năng trong nhà trường hoạt động chưa đồng đều, biểu hiện ở một số mặt như: - Nhận thức của một số CBQL, GV và phụ huynh về công tác GDĐĐ chưa tốt, nhất là ở một bộ phận GV và phụ huynh HS; - Sự tác động của LLGD đối với công tác GDĐĐ cho HS chưa đồng đều, kém hiệu quả; - Sự phối hợp giữa ba lực lượng GD: Nhà trường, gia đình và xã hội chưa đồng bộ; - Việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS THPT chưa tốt, nhất là các kế hoạch ngắn hạn các chủ điểm, các tháng. Các trường chủ yếu coi trọng hoạt động bề nổi mà chưa đi vào chiều sâu của GDĐĐ cho HS; - Việc chỉ đạo thực hiện GDĐĐ cho HS của các trường chưa sát sao, chưa có sự liên kết chặt chẽ và thống nhất cao giữa các bộ phận chức năng trong nhà trường; LLGD cũng chưa dành sự quan tâm đúng mức cho hoạt động GDĐĐ cho HS. Đây là các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc kém hiệu quả trong GDĐĐ cho HS THPT của huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. 2.3. Đánh giá chung về thực trạng Đa số HS THPT huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An có nhận thức đúng về chuẩn mực đạo đức, chủ yếu là các chuẩn mực đạo đức truyền thống giữ vai trò nền tảng như lòng nhân ái, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, kính thầy yêu bạn, sẵn sàng giúp đỡ người khác, Các em đã vươn lên tự khẳng định mình trong học tập và trong cuộc sống, có lối sống lành mạnh, có ước mơ, hoài bão cao đẹp. Nhiều HS đã không ngừng rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực để phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ. Ban giám hiệu các trường THPT đã quan tâm và có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng Bảng 8. TT Đơn vị chỉ đạo Mức đánh giá (%) Rất tốt Tốt Chưa tốt 1 Ban Giám hiệu 40,8 44,1 15,1 2 Chi bộ Đảng 35,2 45 19,8 3 Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 33,4 44,9 22,7 4 Công đoàn nhà trường 29,7 45,1 25,2 5 Các tổ chuyên môn 24,8 47,2 28 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 313-317 317 của GDĐĐ cho HS, đã có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS. Tuy nhiên, những năm gần đây, việc quản lí GDĐĐ cho HS THPT huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An chưa thật sự được chú trọng, mặc dù CBQL, GV đều nắm được tầm quan trọng của vấn đề này. Trên thực tế, nhiều GV khi lên lớp chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức, ít quan tâm đến GD, rèn luyện đạo đức cho HS. Ngoài ra, việc xây dựng và triển khai kế hoạch, hoạt động GDĐĐ còn mang tính thụ động. Nhà trường chưa thực sự chủ động đề ra các chương trình, kế hoạch tổ chức GDĐĐ cho HS ở tầm vĩ mô, thường xuyên và liên tục, chỉ khi nào cấp trên phát động mới thực hiện, triển khai. Các trường THPT còn tồn tại các hình thức, giải pháp GDĐĐ đơn điệu, chủ yếu là các bài giáo huấn về nội quy của nhà trường, kỉ cương nền nếp, nên kết quả GDĐĐ chưa cao. Một hạn chế nữa là sự kết hợp của ba môi trường giữa gia đình, nhà trường và xã hội thực hiện chưa tốt, thiếu tính đồng bộ. Việc kiểm tra, đánh giá quá trình rèn luyện GDĐĐ chưa thường xuyên, dẫn đến việc chưa khuyến khích được mọi lực lượng xã hội tham gia quản lí GDĐĐ cho HS THPT; đồng thời, kết quả tự GD của HS vẫn còn nhiều hạn chế. 3. Kết luận GDĐĐ và quản lí GDĐĐ cho HS THPT huyện Quỳ Hợp, Nghệ An, bên cạnh những kết quả được xã hội ghi nhận, vẫn còn không ít những bất cập, yếu kém cần có những giải pháp khắc phục. Những phẩm chất cần thiết trong công tác GD và rèn luyện đạo đức cho HS được trường THPT chú trọng nhưng chưa thực sự đầy đủ. Các trường THPT Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An đã có nhiều cố gắng củng cố bộ máy quản lí, cải tiến nội dung tuyên truyền GDĐĐ thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên nhằm phát huy tính độc lập, sáng tạo, tự chủ của HS. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ chuyên trách còn thiếu, chưa được thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nên còn gặp khó khăn và lúng túng trong công việc là điều khó tránh khỏi. Khâu xây dựng và thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS chưa sát thực tế, thiếu mục tiêu, nội dung, phương pháp cụ thể, còn bị động trong khi triển khai và thực hiện; chưa phát huy sự phối kết hợp các LLGD trong và ngoài trường trong việc quản lí GDĐĐ cho HS. Nhiều lực lượng xã hội chưa chủ động, tích cực tham gia cùng nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu GD thế hệ trẻ và yêu cầu GDĐĐ cho HS. Do đó, chưa tạo được sự thống nhất toàn xã hội. Vấn đề đặt ra là cần có một cơ chế phối hợp để có thể khai thác được tiềm năng của xã hội trong việc quản lí GDĐĐ cho HS. Các hình thức, nội dung, giải pháp GDĐĐ cho HS còn mang nặng tính hình thức, nghèo nàn, chưa thu hút được HS, thiếu linh hoạt, các hoạt động chưa đan xen, lồng ghép với nhau. Công tác kiểm tra, đánh giá được tiến hành chưa thường xuyên, thiếu quy định cụ thể. Việc khen thưởng, kỉ luật chưa kịp thời, chưa đầu tư cơ sở vật chất và tài chính thỏa đáng đối với các hoạt động GDĐĐ cho HS, vì thế, chưa đủ mạnh để động viên, khuyến khích các lực lượng tham gia công tác quản lí GDĐĐ. Tóm lại, để nâng cao được chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung và chất lượng GDĐĐ nói riêng, cần phải khắc phục được những hạn chế nói trên. Muốn vậy, nhà trường phải có những giải pháp quản lí GDĐĐ đồng bộ, khoa học và phù hợp để giải quyết thực trạng GDĐĐ của các trường THPT huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An hiện nay. Tài liệu tham khảo [1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [2] Quốc hội (2005). Luật Giáo dục. Luật số 38/2005/QH11 ngày 27/06/2005. [3] Phạm Thị Vui (2017). Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông trong nhà trường hiện nay. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 7, tr 141-144. [4] Nguyễn Văn Hà - Trần Anh Toàn (2016). Quản lí giáo dục đạo đức học sinh tại Trường Trung học phổ thông Quan Lạn, Quảng Ninh. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 11, tr 41-45. [5] Lê Gia Thanh (2011). Vai trò của nhà trường trong việc phối hợp các lực lượng xã hội giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông hiện nay. Tạp chí Giáo dục, số 267, tr 53-54. [6] Lê Gia Thanh (2012). Đổi mới sinh hoạt tập thể đầu tuần để giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông. Tạp chí Giáo dục, số 294, tr 18-19. [7] Trương Thị Phương Thảo (2016). Sự biến đổi giá trị đạo đức truyền thống trước tác động của nền kinh tế thị trường ở nước ta. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 3, tr 158-160; 154.
File đính kèm:
- thuc_trang_quan_li_hoat_dong_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_t.pdf