Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ em dưới 2 tuổi và một số yếu tố liên quan tại tỉnh Hòa Bình

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 450 bà mẹ nhằm mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe

trẻ em dưới 2 tuổi và một số yếu tố liên quan tại tỉnh Hòa Bình năm 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bà

mẹ có xu hướng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhà để khám chữa bệnh khi trẻ mắc bệnh. Tỷ lệ trẻ khám

chữa bệnh tại trạm y tế xã cao nhất (tiêu chảy: 73,9% và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính: 73,3%), bệnh viện

công (tiêu chảy: 20% và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính: 40,4%). Chỉ tìm thấy mối liên quan giữa trình độ học

vấn của bà mẹ tới sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em. Bà mẹ có trình độ học vấn trên cấp 3 sử dụng

dịch vụ chăm sóc sức khỏe chỉ bằng 0,19 lần bà mẹ trình độ dưới cấp 3 khi trẻ bị tiêu chảy và bằng 0,43 lần khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (p <>

pdf 8 trang yennguyen 5900
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ em dưới 2 tuổi và một số yếu tố liên quan tại tỉnh Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ em dưới 2 tuổi và một số yếu tố liên quan tại tỉnh Hòa Bình

Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ em dưới 2 tuổi và một số yếu tố liên quan tại tỉnh Hòa Bình
 TCNCYH 113 (4) - 2018 131 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
Địa chỉ liên hệ: Trần Thị Nga, Viện Đào tạo Y học dự 
phòng và y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội 
Email: tranthinga@hmu.edu.vn 
Ngày nhận: 10/5/2018 
Ngày được chấp thuận: 15/8/2018 
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE 
CỦA TRẺ EM DƯỚI 2 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 
TẠI TỈNH HÒA BÌNH 
Trần Thị Nga, Nguyễn Thị Thu Hà 
1Viện đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 450 bà mẹ nhằm mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe 
trẻ em dưới 2 tuổi và một số yếu tố liên quan tại tỉnh Hòa Bình năm 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bà 
mẹ có xu hướng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhà để khám chữa bệnh khi trẻ mắc bệnh. Tỷ lệ trẻ khám 
chữa bệnh tại trạm y tế xã cao nhất (tiêu chảy: 73,9% và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính: 73,3%), bệnh viện 
công (tiêu chảy: 20% và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính: 40,4%). Chỉ tìm thấy mối liên quan giữa trình độ học 
vấn của bà mẹ tới sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em. Bà mẹ có trình độ học vấn trên cấp 3 sử dụng 
dịch vụ chăm sóc sức khỏe chỉ bằng 0,19 lần bà mẹ trình độ dưới cấp 3 khi trẻ bị tiêu chảy và bằng 0,43 lần khi trẻ bị 
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (p < 0,05). 
Từ khóa: sử dụng dịch vụ, trẻ em dưới 2 tuổi, Hòa Bình 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Dịch vụ y tế là dịch vụ chỉ toàn bộ các hoạt 
động chăm sóc sức khỏe cho người dân mà 
kết quả là tạo ra các sản phẩm hàng hóa 
không tồn tại dưới dạng hình thái vật chất cụ 
thể, nhằm thỏa mãn kịp thời, thuận tiện và có 
hiệu quả hơn các nhu cầu ngày càng tăng của 
người dân về chăm sóc sức khỏe [1]. Việc tìm 
hiểu hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế của người 
dân sẽ giúp cho các cơ sở y tế cung cấp các 
loại hình dịch vụ y tế phù hợp, đáp ứng nhu 
cầu của người dân. 
Trẻ em dưới 2 tuổi là đối tượng dễ bị tác 
động bởi bệnh tật. Ở giai đoạn này, tử vong ở 
trẻ em 80% liên quan tới viêm phổi và 70% 
liên quan tới tiêu chảy, gây gánh nặng tử vong 
trẻ em lớn đặc biệt ở các nước thu nhập thấp 
và trung bình [2]. Một nghiên cứu tại Trung 
Quốc cho thấy hầu hết những người chăm 
sóc trẻ đã tìm kiếm sự chăm sóc ở bên ngoài 
khi trẻ bị sốt, ho, viêm phổi và tiêu chảy, 
khoảng 2/3 tìm kiếm sự chăm sóc tại các trạm 
y tế xã và các bệnh viện quận/huyện [3]. Một 
nghiên cứu khác ở Zambezia cho thấy có 65% 
trẻ bị sốt được đưa đến một cơ sở y tế [4]. 
Kết quả của một số nghiên cứu tại Việt Nam 
cũng cho thấy trên 70% trẻ em khi ốm đau 
được đưa đến các cơ sở y tế và có xu hướng 
với trẻ em khu vực thành thị tìm kiếm dịch vụ 
chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện hoặc trung 
tâm y tế huyện trong khi trẻ em ở khu vực 
nông thôn lại đa phần khám và điều trị tại trạm 
y tế xã [5 - 7]. 
Hòa Bình là một tỉnh miền núi, tập trung 
nhiều dân tộc sinh sống. Năm 2016, tỷ suất tử 
vong chiếm 5,7/1000 trẻ đẻ sống, dưới 1 tuổi 
13/1000, dưới 5 tuổi 14,5/1000, có tới 90% trẻ 
nhiễm khuẩn đường hô hấp (58.880 trẻ), tiêu 
chảy (5.253 trẻ). Các nguyên nhân trẻ tử vong 
là viêm phổi, dị tật bẩm sinh, sơ sinh non yếu, 
 132 TCNCYH 113 (4) - 2018 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
tai nạn [8]. Vậy việc sử dụng dịch vụ y tế của 
trẻ dưới 2 tuổi ở đây như thế nào? Yếu tố nào 
ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ y tế? Để 
trả lời câu hỏi này nghiên cứu được thực hiện 
với mục tiêu mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ 
chăm sóc sức khỏe của trẻ em dưới 2 tuổi và 
một số yếu tố liên quan tại tỉnh Hòa Bình năm 
2017. 
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
1. Đối tượng: Bà mẹ có con dưới 2 tuổi. 
Tiêu chuẩn: Bà mẹ có con dưới 2 tuổi trên 
địa bàn nghiên cứu, đồng ý tham gia nghiên 
cứu, không bị các rối loạn tâm thần, có khả 
năng cung cấp thông tin, loại trừ những đối 
tượng trong danh sách không có mặt tại hộ 
gia đình trong thời gian nghiên cứu. 
Địa điểm, thời gian nghiên cứu 
Địa điểm: Thành phố Hòa Bình, huyện 
Lương Sơn và huyện Mai Châu, tỉnh Hòa 
Bình. 
Thời gian: từ tháng 9/2016 đến tháng 
4/2017. 
2. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. 
Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu 
cho ước tính một tỷ lệ 
Trong đó: 
n: Cỡ mẫu nghiên cứu cần có. 
Z2(1-α/2): Hệ số tin cậy với α = 0,05 ta có 
Z = 1,96; 
p: là tỷ lệ trẻ em mắc bệnh được đưa đến 
cơ sở y tế của một nghiên cứu trước. 
p = 32,1% [9]; ε: Khoảng sai lệch mong 
muốn giữa tham số mẫu và tham số quần thể. 
Chọn ε = 0,15. Từ công thức trên tính n = 362, 
lấy thêm 20% để đảm bảo cỡ mẫu → Cỡ mẫu 
thực tế là 450 bà mẹ có con dưới 2 tuổi. 
3. Chọn mẫu: Theo 3 bước 
Bước 1: Chọn chủ đích: 1 huyện thành thị 
(Thành phố Hòa Bình), 1 huyện nông thôn 
(huyện Lương Sơn) và 1 huyện miền núi 
(huyện Mai Châu). 
Bước 2: Chọn Xã: chọn chủ đích mỗi 
huyện 15 xã → Tổng số điều tra 45 xã. 
Bước 3: Chọn bà mẹ có con dưới 2 tuổi: 
Tại mỗi xã, lập danh sách hộ gia đình có con 
dưới 2 tuổi. Tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên 
đơn để chọn ra 10 bà mẹ có con dưới 2 tuổi/
xã. 
4. Kỹ thuật thu thập số liệu 
Phỏng vấn sử dụng bộ câu hỏi có cấu trúc 
gồm: phần thông tin chung, mắc các bệnh cấp 
tính về nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu chảy của 
trẻ, lựa chọn điều trị của bà mẹ. 
Trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp khi có 
triệu chứng như ho, sốt, khó thở,€ và mắc 
tiêu chảy khi có những triệu chứng như đau 
bụng, đi ngoài ≥ 3 lần/ ngày. 
5. Sai số và hạn chế sai số 
Sai số: sai số nhớ lại của các bà mẹ, sai số 
do kỹ năng của điều tra viên trong quá trình 
thu thập số liệu. 
Cách khắc phục sai số: Thiết kế bộ câu hỏi 
dễ hiểu, thử nghiệm và hoàn chỉnh trước khi 
thu thập số liệu chính thức. Tập huấn kỹ điều 
tra viên và giám sát viên. Trước khi kết thúc 
phỏng vấn điều tra viên phải xem xét lại phiếu 
điều tra để khẳng định các thông tin đã được 
n = Z2(1- α/2) 
(p.(1 - p) 
(p.ε)2 
 TCNCYH 113 (4) - 2018 133 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
khai thác đầy đủ. Điều tra viên kiểm tra phiếu 
phát hiện những thông tin còn thiếu, sai sót và 
hoàn thiện lại phiếu. 
6. Phân tích và xử lý số liệu 
Số liệu được kiểm tra, làm sạch và nhập 
bằng phần mềm Epidata 3.1 sau đó xử lý 
thống kê bằng phần mềm Stata 12.0. Sử dụng 
test thống kê mô tả để tính toán kết quả. 
7. Đạo đức nghiên cứu 
Đề tài được sự chấp thuận và tự nguyện 
tham gia của cộng đồng, sự ủng hộ của 
chính quyền địa phương, lãnh đạo các cơ sở 
y tế trên địa bàn nghiên cứu, mọi thông tin 
được bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích 
nghiên cứu. 
III. KẾT QUẢ 
1. Đặc điểm chung của đối tượng 
nghiên cứu 
Có 450 bà mẹ có con dưới 2 tuổi tham gia 
nghiên cứu. Đa số các bà mẹ là dân tộc 
Mường, Kinh, Thái và không theo tôn giáo, có 
sự khác biệt về điều kiện kinh tế hộ gia đình 
giữa các huyện, Mai Châu có tỷ lệ hộ nghèo 
cao nhất (34%). Phần lớn các bà mẹ có trình 
độ hết cấp 3, ở thành phố Hòa Bình bà mẹ có 
trình độ từ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ cao 
nhất (44%). Về nghề nghiệp, các bà mẹ là 
nông dân chiếm tỷ lệ lớn ở huyện Lương Sơn 
(42,7%) và huyện Mai Châu (52%). 
2. Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm 
sóc sức khỏe trẻ em dưới 2 tuổi 
Biểu đồ 1 Tình hình mắc triệu chứng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và tiêu chảy của trẻ 
trong bốn tuần qua (n = 450) 
* NKHHCT: nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. 
Tỷ lệ trẻ mắc các triệu chứng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (75%) cao hơn so với tiêu chảy 
(34,2%) và đều cao ở cả ba huyện. Ở Mai Châu có tỷ lệ trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 
cao hơn so với thành phố Hòa Bình và huyện Lương Sơn. 
Biểu đồ 2. Lựa chọn sử dụng dịch vụ y tế khi trẻ có các triệu chứng bệnh 
 134 TCNCYH 113 (4) - 2018 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
*NKHHCT: nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. 
Khi trẻ bị tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, đa số các bà mẹ đều đưa trẻ đi khám/
điều trị, tỷ lệ bà mẹ không đưa trẻ đi khám/điều trị thấp, dưới 20%. 
Bảng 1. Sử dụng dịch vụ y tế của bà mẹ khi trẻ bị tiêu chảy 
Lựa chọn nơi khám 
chữa bệnh 
Thành phố 
Hòa Bình (n = 23) 
Lương Sơn 
(n = 53) 
Mai Châu 
(n = 54) 
Chung 
(n = 130) 
n % n % n % n % 
Trạm y tế xã 11 47,8 40 75,5 45 83,3 96 73,9 
Bệnh viện công 11 47,8 18 33,9 25 46,3 54 41,5 
Phòng khám tư 5 21,7 13 24,5 8 14,8 26 20,0 
Phòng khám đa khoa 
khu vực 
4 17,4 13 24,5 6 11,1 23 17,7 
Bệnh viện tư nhân 1 4,4 2 3,8 0 0,0 3 2,3 
Khác 0 0,0 7 13,2 3 5,6 10 7,7 
Khi trẻ bị tiêu chảy, tỷ lệ bà mẹ đưa trẻ đến trạm y tế xã khám/ điều trị nhiều nhất (73,9%), tỷ 
lệ này ở thành phố Hòa Bình thấp hơn hai huyện Lương Sơn và Mai Châu. Tiếp đến, trẻ được 
đưa đến bệnh viện công là 41,5%; thấp nhất là được đưa đến phòng khám tư (20%). 
Bảng 2. Sử dụng dịch vụ y tế của bà mẹ khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 
Lựa chọn nơi khám 
chữa bệnh 
Thành phố 
Hòa Bình (n = 66) 
Lương Sơn 
(n = 100) 
Mai Châu 
(n = 111) 
Chung 
(n = 277) 
n % n % n % n % 
Trạm y tế xã 29 43,9 72 72,0 102 91,9 203 73,3 
Bệnh viện công 37 56,1 33 33,0 42 37,8 112 40,4 
Phòng khám tư 29 43,9 33 33,0 16 14,4 78 28,2 
Phòng khám đa khoa 
khu vực 
10 15,2 21 21,0 12 10,8 43 15,5 
Bệnh viện tư nhân 5 7,6 1 1,0 3 2,7 9 3,3 
Khác 9 13,6 7 7,0 5 4,5 21 7,6 
Khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, tỷ lệ bà mẹ đưa trẻ đến trạm y tế xã, bệnh viện công 
để khám/điều trị nhiều nhất (73,3% và 40,4%), tiếp đến là phòng khám tư là 28,2%, thấp nhất là 
tỷ lệ đến bệnh viện tư (3,3%). 
 TCNCYH 113 (4) - 2018 135 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em dưới 2 tuổi 
tại tỉnh Hòa Bình năm 2017 
Bảng 3. Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố liên quan tới sử dụng dịch vụ 
chăm sóc sức khỏe trẻ em 
Đặc điểm 
Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi trẻ bị bệnh 
OR 95% CI 
Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi trẻ bị tiêu chảy 
Trình độ học vấn (*Dưới cấp 3) 
Trên cấp 3 
0,19* 0,05 – 0,71 
Nghề nghiệp mẹ (* Nông dân) 
Nghề nghiệp khác 
1,02 0,38 – 2,71 
Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 
Dân tộc (* Mường, Thái, khác) 
Kinh 
0,61 0,33 - 1,15 
Trình độ học vấn (* Dưới cấp 3) 
Trên cấp 3 
0,43* 0,19 - 0,95 
Nghề nghiệp mẹ (* Nông dân) 
Nghề nghiệp khác 
0,63 0,34 - 1,16 
Kinh tế hộ gia đình (* Nghèo) 
Không nghèo 
0,37 0,10 - 1,30 
Có mối liên quan giữa trình độ học vấn của bà mẹ tới sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi 
trẻ mắc bệnh (p < 0,05). Khi trẻ bị tiêu chảy, bà mẹ có trình độ học vấn trên cấp 3 sử dụng dịch 
vụ chăm sóc sức khỏe chỉ bằng 0,19 lần bà mẹ trình độ dưới cấp 3. Khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô 
hấp cấp tính, bà mẹ có trình độ học vấn trên cấp 3 sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe chỉ bằng 
0,43 lần bà mẹ có trình độ học vấn dưới cấp 3. 
IV. BÀN LUẬN 
Hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế là sự lựa 
chọn ưu tiên các loại dịch vụ y tế của người 
dân khi cần chăm sóc sức khỏe theo từng 
mức độ khác nhau. Người dân có thể tìm đến 
sử dụng bất cứ hình thức cung cấp dịch vụ y 
tế nào do các cơ sở y tế công lập hay tư nhân 
cung cấp. Trong nghiên cứu, hầu hết bà mẹ 
đều đưa trẻ đi khám khi trẻ bị bệnh, tỷ lệ bà 
mẹ không điều trị gì cho trẻ rất thấp (< 20%). 
Điều này cho thấy, đa số các bà mẹ đều lo 
lắng khi trẻ mắc bệnh, nhận thức được việc 
đưa trẻ đi khám/điều trị để nhanh chóng xác 
định được tình trạng cũng như chữa khỏi 
bệnh cho trẻ. Kết quả cũng tương đồng với 
nghiên cứu tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng 
Trị năm 2010 cho thấy: Đa số các bà mẹ đưa 
 136 TCNCYH 113 (4) - 2018 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
con đến cơ sở y tế khi trẻ bị tiêu chảy hoặc 
ho, sốt (75% và 82,6%) [6]. Trong số những 
bà mẹ lựa chọn nơi khám điều trị khi con bị 
bệnh, đa số các bà mẹ lựa chọn y tế công, 
nhiều nhất là tỷ lệ bà mẹ đưa trẻ đến trạm y tế 
xã và bệnh viện công (bảng 1 và bảng 2), điều 
này cho thấy các bà mẹ tin tưởng vào chất 
lượng dịch vụ ở các cơ sở y tế công. Tỉnh 
Hòa Bình là một tỉnh nằm trong Dự án “Tăng 
cường năng lực hệ thống y tế tuyến cơ sở”, 
các trạm y tế xã được hỗ trợ, bổ sung trang 
thiết bị, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện chất 
lượng dịch vụ đã đáp ứng được tốt hơn nhu 
cầu chăm sóc sức khỏe người dân. Cũng theo 
kết quả nghiên cứu, tỷ lệ bà mẹ đưa trẻ đến 
trạm y tế xã khám/ điều trị ở thành phố Hòa 
Bình thấp hơn và đến y tế tư nhân cao hơn so 
với hai huyện còn lại. Điều này có thể là do ở 
thành phố là địa điểm thuận lợi đi lại, tập trung 
nhiều bệnh viện, phòng khám tư, người dân 
có thể lựa chọn đa dạng các loại hình dịch vụ 
phù hợp với nhu cầu hơn. Đây là thông tin 
hữu ích cho các nhà hoạch định xem xét đưa 
ra những chính sách tăng cường phát triển 
tuyến y tế cơ sở phù hợp, đặc biệt là đối với 
những nơi khó khăn. 
Trẻ dưới 2 tuổi là nhóm trẻ đặc biệt, ở 
nhóm tuổi này việc quyết định khám chữa 
bệnh là do người chăm sóc trẻ, chủ yếu là từ 
phía bà mẹ, người nuôi dưỡng chính của trẻ. 
Theo Điều tra y tế quốc gia năm 2001 - 2002, 
trình độ giáo dục có mối liên hệ với việc khám 
chữa bệnh khi ốm đau, những người có trình 
độ học vấn cao hơn có xu hướng tiếp cận dịch 
vụ nhiều hơn, đặc biệt đối với dịch vụ chăm 
sóc sức khỏe trẻ em [7; 10]. Tuy nhiên, trong 
nghiên cứu, phân tích hồi quy đa biến cho 
thấy bà mẹ có trình độ học vấn trên cấp ba có 
tỷ lệ sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe chỉ 
bằng 0,19 lần bà mẹ trình độ dưới cấp 3 khi 
trẻ bị tiêu chảy và 0,43 lần bà mẹ có trình độ 
học vấn dưới cấp ba khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô 
hấp cấp tính. Điều này có thể giải thích là do 
những đối tượng có trình độ học vấn cao có 
kiến thức về phòng và xử trí bệnh tốt hơn, họ 
nhận thức được việc khi nào cần đưa trẻ đi 
khám, khi nào cần sử dụng dịch vụ y tế, mà 
không sử dụng dịch vụ một cách tràn lan, lãng 
phí thời gian, tiền bạc khi không cần thiết. 
Các yếu tố khác như dân tộc, nghề nghiệp, 
kinh tế hộ gia đình, nghiên cứu của chúng tôi 
chưa tìm thấy mối liên quan tới việc sử dụng 
dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bà mẹ khi trẻ 
bị bệnh. Có thể cần phải có những nghiên cứu 
sâu hơn trên quy mô rộng hơn để làm rõ được 
vấn đề này. Tuy nhiên những kết quả chúng 
tôi đưa ra phần nào cung cấp được những 
thông tin giúp ích cho y tế địa phương thấy 
được tình hình sức khỏe, nhu cầu chăm sóc 
sức khỏe và hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế của 
người dân khi mắc bệnh, từ đó cung cấp các 
loại hình dịch vụ y tế kịp thời và tốt nhất đáp 
ứng được nhu cầu góp phần nâng cao sức 
khỏe cho trẻ em và người dân địa phương. 
V. KẾT LUẬN 
Khi trẻ có các triệu chứng bệnh, bà mẹ 
đưa trẻ đến khám chữa bệnh tại y tế công cao 
hơn y tế tư, cao nhất đến trạm y tế xã (tiêu 
chảy: 73,9% và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính: 
73,3%), tiếp đến là bệnh viện công (41,5% và 
40,4%), thấp nhất là bệnh viện tư (2,3% và 
3,3%). Bà mẹ đưa trẻ đến khám chữa bệnh tại 
y tế công ở thành phố thấp hơn so với hai 
huyện nông thôn và miền núi. 
Chỉ tìm thấy mối liên quan giữa trình độ 
học vấn của bà mẹ và việc sử dụng dịch vụ 
chăm sóc sức khỏe khi trẻ bị bệnh. Bà mẹ có 
trình độ học vấn trên cấp 3 có tỷ lệ sử dụng 
 TCNCYH 113 (4) - 2018 137 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
dịch vụ chăm sóc sức khỏe chỉ bằng 0,19 lần 
bà mẹ trình độ dưới cấp 3 khi trẻ bị tiêu chảy 
và 0,43 lần bà mẹ có trình độ học vấn dưới 
cấp ba khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, 
p < 0,05. 
Lời cảm ơn 
Chúng tôi xin trân trọng cám ơn sự giúp đỡ 
của các đơn vị y tế tỉnh Hòa Bình và những bà 
mẹ đã tham gia phỏng vấn tại 3 huyện Lương 
Sơn, thành phố Hòa Bình và huyện Mai Châu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Jun A Liu, Qi Wang và Zu X Lu (2010). 
Job satisfaction and its modeling among town-
ship health center employees: a quantitative 
study in poor rural China. BMC Health Ser-
vices Research, 10, 115. 
2. United Nations Children’s Fund 
(UNICEF) (2016). One is too many. Ending 
child deaths from pneumonia and diarrhoea. 
3. Qiong Wu, Yanfeng Zhang (2013). 
Care-seeking and quality of care for outpatient 
sick children in rural Hebei, China: a cross-
sectional study. Diseases in low and middle 
income countries, 54, 541 - 549. 
4. M. Bayham, M. Blevins, M. Lopez et al 
(2017). Predictors of Health-Care Utilization 
Among Children 6-59 Months of Age in Zam-
bezia Province, Mozambique. Am J Trop Med 
Hyg, 96(2), 493 - 500. 
5. Nguyễn Anh Vũ, Lê Thị Hương (2011). 
Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên 
quan của trẻ em dưới 5 tuổi vùng dân tộc 
Mường tại huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình, 
Tạp chí Y học thực hành, 6(768), 27 - 30. 
6. Lê Thị Hương, Vũ Phương Hà (2010). 
Kiến thức, thực hành nuôi con của các bà mẹ 
và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 
tuổi vùng dân tộc thiểu số tại huyện Hướng 
Hóa, tỉnh quảng trị năm 2010, Tạp chí Nghiên 
cứu y học Phụ trương, 70(5), 16 - 21. 
7. Vương Lan Mai, Trần Thị Mai Oanh, 
Nguyễn Hoàng Long (2013). Thực trạng sử 
dụng dịch vụ y tế của một số nhóm dân cư và 
các rào cản trong tiếp cận dịch vụ y tế. Tạp 
chí Y học thực hành, 7(876), 14 - 15. 
8. Việt Lâm (2017). Childfund Việt Nam hỗ 
trợ Hòa Bình triển khai mô hình xử lý lồng 
ghép chăm sóc trẻ bệnh và Sổ theo dõi sức 
khỏe bà mẹ và trẻ em, truy cập ngày 20-3-
2018 tại trang web  com/ 
2017/03/19/childfund-viet-nam-ho-tro-hoa-binh
-trien-khai-mo-hinh-xu-ly-long-ghep-cham-soc-
tre-benh-va-so-theo-doi-suc-khoe-ba-me-va-
tre-em/. 
9. Trần Lệ Thu (2012). Tình trạng dinh 
dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ dưới 
24 tháng tuổi tại 2 xã thuộc huyện Gò Quao, 
tỉnh Kiên Giang năm 2011. Luận văn BSCK II, 
Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 
10. Bộ Y tế và Tổng cục thống kê 
(2003). Báo cáo kết quả điều Y tế quốc gia 
2001 - 2002. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 
Summary 
USE OF HEALTH CARE SERVICES OF CHILDREN UNDER 2 YEARS 
AND SOME RELATED FACTORS IN HOA BINH PROVINCE 
A cross-sectional study was conducted on 450 mothers with children under the age of 2 years 
to determine the current state of health care needs in children under 2 years of age and some 
related factors of Hoa Binh province in 2017. The results show that mothers use nearby 
 138 TCNCYH 113 (4) - 2018 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
community health centers when their children require medical attention. Children are most 
commonly treated for diarrhea and respiratory infection at 73.9% and 73.3% respectively; 
Hospitalization following diarrhea occurred at a rate of 20% and acute respiratory infections at 
40.4%. A correlation between maternal education and health care utilization was found. Mothers 
with a grade 3 education used health care services at a rate that was 0.19 times higher than 
mothers with lower education level for treatment of diarrhea and 0.43 times higher for treatment of 
acute respiratory infections (p < 0.05). 
Keywords: use service, children under 2 years, Hoa Binh 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_su_dung_dich_vu_cham_soc_suc_khoe_cua_tre_em_duoi.pdf