Thực trạng và các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Lượng vốn FDI vào Việt Nam liên tục tăng trong những năm qua, nhưng so với một số quốc
gia khác trong cùng khu vực Đông Nam Á như Singapore, Indonesia hay Malaysia thì Việt
Nam vẫn còn thấp hơn rất nhiều. Bài viết vận dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, phân
tích, tổng hợp để xem xét các vấn đề trong môi trường đầu tư của Việt Nam trong tương
quan với một số quốc gia khác cùng khu vực, từ đó đề xuất một số giải pháp để cải thiện
môi trường đầu tư của Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 86 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 60 - 11/2019 THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM SITUATION AND SOLUTIONS TO IMPROVE THE ENVIRONMENT FOR FOREIGN DIRECT INVESTMENT IN VIETNAM NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG Khoa Kinh tế, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam Email liên hệ: huongntt.ktb@vimaru.edu.vn Tóm tắt Lượng vốn FDI vào Việt Nam liên tục tăng trong những năm qua, nhưng so với một số quốc gia khác trong cùng khu vực Đông Nam Á như Singapore, Indonesia hay Malaysia thì Việt Nam vẫn còn thấp hơn rất nhiều. Bài viết vận dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, phân tích, tổng hợp để xem xét các vấn đề trong môi trường đầu tư của Việt Nam trong tương quan với một số quốc gia khác cùng khu vực, từ đó đề xuất một số giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam. Từ khóa: Môi trường đầu tư, Đông Nam Á, FDI. Abstract Althought FDI of Vietnam has continuously increased, it is much lower than some countries in Asian such as Singapore, Indonesia, Malaysia,... The article uses analytical, statistical research methodologies to compare elements in investment environment of Vietnam with other countries in Asian and propose some solutions to improve Vietnam's investment environment. Keywords: Investment environment, ASEAN, FDI. 1. Đặt vấn đề Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI giữ một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm qua. Đây là một nhân tố quan trọng góp phần hình thành nên các khu công nghiệp, khu chế xuất; đa dạng hóa các chủng loại hàng hóa và thị trường trong xuất nhập khẩu; giải quyết vấn đề về việc làm cho nhiều người lao động; giúp quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các quốc gia khác trong và ngoài khu vực được mở rộng, Theo thống kê của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam là một quốc gia có tốc độ thu hút FDI lớn trong khu vực. Trong giai đoạn 2012- 2018, vốn FDI vào Việt Nam tăng trung bình 11,6%/năm. Tuy nhiên, lượng vốn FDI vào Việt Nam chỉ bằng khoảng 1/7 Singapore trong khi diện tích đất đai của Singapore chỉ bằng khoảng 1/470 Việt Nam [4]. Thu hút FDI là một vấn đề đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Tiêu biểu như: nghiên cứu “Các nhân tố quyết định dòng vốn FDI ở các nước châu Á” do Nguyễn Minh Tiến và Nguyễn Văn Bổn hoàn thành vào năm 2014 trên cơ sở số liệu trong giai đoạn 1990-2011 về FDI của 11 quốc gia châu Á đã đưa ra kết luận rằng độ mở thương mại, lao động và quy mô thị trường là các nhân tố quyết định dòng vốn FDI, tuy nhiên chưa nghiên cứu được các yếu tố khác của môi trường đầu tư như vấn đề về môi trường chính trị xã hội hay thủ tục về hành chính; tương tự, nghiên cứu “Đầu tư trực tiếp nước ngoài: một số vấn đề về thực trạng và giải pháp” của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương năm 2017 đã chỉ ra rằng các nhà đầu tư nước ngoài khi ra quyết định đầu tư sẽ xem xét một số yếu tố của môi trường đầu tư như sự ổn định về chính trị và kinh tế vĩ mô, thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, thể chế và bài viết mới chỉ dừng lại ở việc tìm ra các yếu tố này mà chưa nghiên cứu thực trạng các yếu tố này ở Việt Nam như thế nào. Hơn nữa, chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu một cách tổng thể về môi trường đầu tư của Việt Nam trong tương quan với các quốc gia khác cùng khu vực. Theo UNCTAD: “môi trường đầu tư bao gồm các yếu tố sau: môi trường chính trị xã hội, môi trường pháp lý và hành chính, môi trường kinh tế, môi trường cơ sở hạ tầng và môi trường lao động”. Bài viết sẽ phân tích các yếu tố trên của môi trường đầu tư của Việt Nam trong tương quan với một số quốc gia khác cùng khu vực, từ đó đề xuất một số giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam. 2. Môi trường đầu tư tại Việt Nam Thứ nhất, môi trường chính trị xã hội Về thể chế nhà nước, Đông Nam Á là một khu vực khá đa dạng về thể chế chính trị giữa các quốc gia. Ví dụ như chế độ xã hội chủ nghĩa tồn tại ở Việt Nam với Đảng cầm quyền và quốc hội là cơ quan lập pháp trong khi đó Singapore lại theo chế độ cộng hòa nghị viện, Malaysia theo chế độ quân chủ lập hiến. Thể chế chính trị là một yếu tố tối quan trọng của mỗi quốc gia, không dễ dàng thay đổi và không chỉ phục vụ cho mục đích kinh tế mà cả chính trị, xã hội, an toàn, an ninh quốc gia. Vì vậy tác giả tạm không nghiên cứu hình thức thể chế nào là phù hợp để phát triển kinh tế, tuy nhiên chúng ta có thể xem xét hiệu quả hoạt động của thể chế chính trị thông qua một chỉ số chung CHÀO MỪNG KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 60 - 11/2019 87 đang được sử dụng trên toàn thế giới do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đưa ra trên cơ sở các số liệu thống kê cũng như các số liệu thu thập được từ việc khảo sát các doanh nghiệp đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới. Dưới đây là xếp hạng thể chế của một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Bảng 1. Xếp hạng thể chế của Việt Nam trong tương quan với một số quốc gia khác cùng khu vực giai đoạn 2013 - 2018 Quốc gia Thứ hạng 2013 (144 nước) 2014 (148 nước) 2015 (144 nước) 2016 (140 nước) 2017 (138 nước) 2018 (137 nước) Việt Nam 88 97 91 84 82 79 Singapore 2 2 3 2 2 2 Malaysia 28 28 19 22 26 27 Indonesia 71 66 52 54 56 47 Philippines 93 78 66 76 91 94 Thái Lan 76 77 83 81 84 78 Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF giai đoạn 2012- 2018 Bảng 1 cho thấy trong suốt giai đoạn nghiên cứu, mặc dù chỉ số môi trường thể chế của Việt Nam đang tiến triển theo hướng tích cực nhưng vẫn ở mức thấp hơn rất nhiều so với một số nước khác trong cùng khu vực Đông Nam Á như Singapore hay Malaysia. Theo Phí Mạnh Hồng (2017), tại Việt Nam sự phát triển các thể chế thị trường theo các nguyên tắc chung của một nền kinh tế đang phát triển hiện đại vẫn chưa hoàn thành. Tại Việt Nam, nhà nước vẫn can thiệp vào việc sử dụng các yếu tố sản xuất và quyết định mức thu nhập cơ bản cho người lao động chứ không để cho thị trường tự điều chỉnh, dẫn đến thị trường bị méo mó. Về mức độ tham nhũng của các quốc gia được Tổ chức minh bạch quốc tế (TI) xếp hạng thông qua chỉ số cảm nhận tham nhũng trong khu vực công (CPI) Bảng 2. Thứ hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam trong tương quan với một số quốc gia khác cùng khu vực giai đoạn 2013-2018 Quốc gia Thứ hạng 2013 (144 nước) 2014 (148 nước) 2015 (144 nước) 2016 (140 nước) 2017 (138 nước) 2018 (137 nước) Việt Nam 122 115 118 111 113 107 Singapore 6 6 5 7 7 6 Malaysia 53 52 51 53 55 62 Indonesia 88 102 85 76 101 96 Philippines 118 114 107 88 90 96 Thái Lan 105 94 85 95 101 111 Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF giai đoạn 2012- 2018 Bảng số liệu trên cho thấy nếu mức độ tham nhũng trong khu vực công là vấn đề mà các chủ đầu tư quan tâm nhiều khi quyết định chọn địa điểm đầu tư thì Việt Nam đang bất lợi hơn so với nhiều quốc gia khác trong cùng khu vực như Singapore, Malaysia hay Thái Lan. Tại Việt Nam, vấn đề tham nhũng hiện hữu tại mọi nơi và không thể loại bỏ triệt để từ những cơ quan hành chính, bệnh viện, trường học, thậm chí khi tham gia giao thông trên đường bởi từ bản thân người dân cho đến những người cầm quyền vẫn còn tư tưởng dùng tiền để giải quyết công việc cho nhanh và ở Việt Nam đã có chế tài xử phạt, kỷ luật những trường hợp thanh nhũng nhưng chưa thực sự triệt để và theo cách ‘chữa bệnh’. Trái lại, ở Singapore vấn đề về tham nhũng được xác định là cần ‘phòng bệnh’ ngay từ đầu và Singapore cho rằng sự liên chính, uy tín và danh dự là những thứ xây dựng lên cần mất rất nhiều thời gian nhưng khi đã mất đi rồi thì khó mà lấy lại được. Vì vậy, ngay từ khâu tuyển chọn nhân sự làm việc cho bộ máy nhà nước đã được tiến hành rất nghiêm minh và Singapore là một quốc gia rất trọng dụng nhân tài, tiền lương và vị trí công việc được sắp xếp theo năng lực chứ không dựa theo bằng cấp, quan hệ (Dương Nguyễn, 2018). Hay ở Malaysia, có đạo luật bảo vệ người tố cáo, có các website để công khai danh tính của những người phạm tội, có cổng thông tin công bố trực tuyến các hợp đồng mua sắm công của chính phủ, Thứ hai, môi trường pháp lý và hành chính Luật đầu tư năm 2014 của Việt Nam ra đời đã mang đến nhiều điểm sáng cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc giải quyết thủ tục hành chính khi đầu tư vào Việt Nam như thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư đã được rút ngắn. Tuy nhiên, nhìn chung một nhà đầu tư nước ngoài để có CHÀO MỪNG KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 88 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 60 - 11/2019 thể tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam vẫn phải trải qua một quy trình còn rườm rà. Riêng thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ở Việt Nam đã mất tới 15 ngày theo Luật Đầu tư 2014 và mất thêm 15 tới 30 ngày nữa để nhà đầu tư nước ngoài nhận được Giấy chứng nhận đầu tư và đều phải là thủ tục giấy tờ nộp trực tiếp cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt. Trong khi đó ở Singapore thủ tục mở công ty và đăng kí mã số thuế được gộp làm một và được tổ chức đăng kí hoàn toàn là trực tuyến với tổng thời gian tới lúc nhận được Giấy phép đầu tư chỉ khoảng 30 ngày (Bộ Kế hoạc và Đầu tư, 2019). Tương tự, ở Malaysia mọi thủ tục cũng đươc tổ chức thành hệ thống chuẩn hóa và ngày càng tối giản với thủ tực đầu tư vào đất nước này chỉ cần trải qua 2 bước: trước tiên, nhà đầu tư nước ngoài cần đăng ký thành lập doanh nghiệp với ủy ban Doanh nghiệp của Malaysia (CCM); tiếp theo là xin phê duyệt giấy phép sản xuất tại Cơ quan phát triển đầu tư Malaysia (MIDA) (Vũ Quốc Huy, 2019). Nguồn: Luật đầu tư, 2014 Hình 1. Khái quát quy trình đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Thứ ba, môi trường kinh tế Về ổn định kinh tế vĩ mô: Một nền kinh tế ổn định là tiền đề vững chắc để phát triển đầu tư. Theo WEF, chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô là trung bình của 2 chỉ số: lạm phát và nợ công. Chỉ số này của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu được thể hiện ở Hình 2. Hình 2 cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu mặc dù chỉ số xếp hạng của Việt Nam là xấu nhất trong số các nước nghiên cứu nhưng nhìn chung Việt Nam đã có những tiến triển tích cực trong việc cải thiện chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã để lại cho Việt Nam nhiều hệ lụy. Với những nỗ lực không ngừng, Chính phủ Việt Nam thông qua một loạt các chính sách tiền tệ thắt chặt đã kiên trì theo đuổi mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Nhờ đó, chỉ số giá tiêu dùng trong các năm tiếp theo liên tục giảm và lạm phát được kiểm soát. Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF giai đoạn 2012-2018 Hình 2. Xếp hạng ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2013-2018 Về quy mô thị trường: Bảng 4. Xếp hạng quy mô thị trường của Việt Nam và một số nước giai đoạn 2013-2018 Quốc gia Xếp hạng 2013 (144 nước) 2014 (148 nước) 2015 (144 nước) 2016 (140 nước) 2017 (138 nước) 2018 (137 nước) Việt Nam 31 35 33 32 32 31 Singapore 36 33 30 34 37 35 Malaysia 27 25 25 25 24 24 Indonesia 15 14 14 9 10 9 Philippines 34 32 34 31 31 27 Thái Lan 21 21 21 19 18 18 Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF giai đoạn 2012- 2018 Khoảng cách xếp hạng giữa Việt Nam và các quốc gia khác cùng khu vực khi xét về chỉ tiêu ổn định kinh tế vĩ mô là khá lớn, nhưng khoảng cách này được thu hẹp đáng kể khi xét trên yếu tố 0 20 40 60 80 100 120 Việt Nam Singapore Malaysia Indonesia Philippines Thái Lan Nhà đầu tư Chưa có địa điểm Đã có địa điểm Đăng ký giới thiệu địa điểm Thỏa thuận địa điểm Thủ tục đăng ký đầu tư Thủ tục môi trường, xây dựng, quyền sử dụng đất Hoạt động sản xuất, kinh doanh CHÀO MỪNG KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 60 - 11/2019 89 quy mô thị trường, thậm chí trong những năm gần đây Việt Nam còn vượt thứ hạng so với Singapore. Đây là một minh chứng rõ ràng chứng tỏ rằng Việt Nam có sức cạnh tranh tương đối cao về quy mô thị trường. Thứ tư, môi trường cơ sở hạ tầng WEF đã xếp hạng chỉ số về cơ sở hạ tầng của các quốc gia dựa trên chất lượng của cơ sở hạ tầng điện và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Bảng 5. Xếp hạng môi trường cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong tương quan với một số quốc gia khác cùng khu vực giai đoạn 2013-2018 Quốc gia Xếp hạng 2013 (144 nước) 2014 (148 nước) 2015 (144 nước) 2016 (140 nước) 2017 (138 nước) 2018 (137 nước) Việt Nam 94 83 82 75 79 79 Singapore 1 2 1 2 2 2 Malaysia 33 38 24 23 24 22 Indonesia 78 61 56 62 60 52 Philippines 98 96 91 90 95 97 Thái Lan 46 47 48 44 49 43 Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF giai đoạn 2012- 2018 Mặc dù trong những năm trở lại đây, thứ hạng về chỉ số chất lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam so với các quốc gia khác trong cùng khu vực đang được cải thiện nhưng nhìn chung vẫn còn ở thứ hạng sau Singapore, Malaysia và Thái Lan rất nhiều. Theo Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), nguyên nhân dẫn đến kết quả này là: thứ nhất, hệ thống kết cấu hạ tầng tại Việt Nam vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thứ hai, chất lượng cơ sở hạ tầng kém và hay bị quá tải, hiệu quả sử dụng chưa cao; thứ ba, nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội là rất lớn, xong tiềm lực tài chính của đất nước còn nhiều hạn chế. Về môi trường này, Việt Nam khó có thể so sánh với Malaysia, Thái Lan và đặc biệt là Singapore. Đây là những quốc gia dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á về việc có một hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, nước, chất lượng tốt. Có được thành tựu đó trước hết là do những quốc gia này có tiềm lực tài chính và đã đầu tư một lượng lớn ngân sách vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng; thứ hai là các quốc gia này có tầm nhìn xa khi lên kế hoạch xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, có sự kết nối và kịp thời với sự phát triển kinh tế đất nước. Thứ năm, Môi trường lao động Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF giai đoạn 2012-2018 Hình 3. Xếp hạng chỉ số tính hiệu quả của thị trường lao động của Việt Nam trong tương quan với một số quốc gia khác cùng khu vực giai đoạn 2012-2018 Chỉ số về tính hiệu quả của thị trường lao động được WEF tính toán dựa trên 10 chỉ số thành phần, bao gồm: Hợp tác trong quan hệ lao động-người sử dụng lao động, độ linh hoạt trong việc xác định tiền lương, thực hành tuyển dụng và sa thải, chi phí dự phòng tiền lương, hiệu lực của thuế đối với các ưu đãi để làm việc, tiền lương và năng suất lao động, quản lý chuyên nghiệp, khả năng giữ nhân tài của một quốc gia, năng lực thu hút nhân tài, tỷ lệ lao động nữ tham gia vào lực lượng lao động so với nam. Ở Việt Nam, còn nhiều lao động được vào làm việc nhưng không phải dựa trên năng lực mà có thể là dựa vào bằng cấp hoặc các mối quan hệ. Điều đó dẫn đến chất lượng lao động không tốt làm năng suất lao động không cao. Hơn nữa, Việt Nam chưa có những chính sách giữ chân nhân tài, những người làm ở vị trí quan trọng nhiều khi là do thâm niên hoặc do quan hệ chứ không thực sự do năng lực, chế độ trả lương nhà nước theo thâm niên nên có nhiều người giỏi chỉ được trả lương thấp, không được trọng dụng dẫn đến tâm lý chán nản và họ tìm đến các cơ hội việc làm ở nước ngoài. Trái lại, ở Singapore lại rất chú trọng và nghiêm ngặt trong việc tuyển dụng nhân sự, các nhân sự được đặt đúng vị trí họ xứng đáng và hưởng lương theo năng lực. 0 50 100 150 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Việt Nam Singapore Malaysia Indonesia CHÀO MỪNG KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 90 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 60 - 11/2019 3. Một số giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam Thứ nhất, về chính trị - xã hội: Cần thực hiện việc phân công nhiệm vụ, chức năng cho các cơ quan hành pháp một cách rõ ràng, minh bạch và thủ tục hành chính cần được công khai, các cấp, các ngành đảm bảo tính thống nhất theo cơ chế một cửa, đặc biệt đối với những thủ tục dễ phát nảy sinh tham nhũng như: thủ tục hải quan, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh, thủ tục xét duyệt cấp phép cho các dự án lớn, Bên cạnh đó, cần thực hiện dân chủ và nghiêm túc, công khai quy trình trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, đánh giá, kỷ luật, luân chuyển, điều động cán bộ để có được những cán bộ phù hợp nhất với từng vị trí cụ thể. Nếu phát hiện có gian lận trong các quá trình trên, những đối tượng liên quan cần được xử phạt công khai, nghiêm minh để làm gương cho các thế hệ sau. Đặc biệt phải bảo vệ và có những biện pháp khuyến khích người đấu tranh và tố cáo những hành vi gian lận, tham nhũng. Ngoài ra, nhà nước cần cân đối nguồn ngân sách để đảm bảo mức lương khá cho cán bộ công nhân viên chức để họ có thể trang trải cuộc sống gia đình bằng lương. Từ đó sẽ góp phần giảm động cơ thực hiện các hành vi tham nhũng. Thứ hai, về pháp lý và hành chính: Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa nhưng vẫn phải đảm bảo tính hợp lý, chặt chẽ, nghiêm minh. Những văn bản hướng dẫn nhà đầu tư nước ngoài về các thủ tục, điều kiện hay quy trình đầu tư cần được trình bày súc tích, dễ hiểu và những thắc mắc của nhà đầu tư cần được giải đáp nhanh chóng. Bên cạnh đó, nhà nước cần xây dựng một cơ chế giám sát có tính liên ngành, đa cấp; xây dựng chế tài xử phạt đủ nặng cả về mặt kinh tế và mặt pháp lý đối với cả người thực thi luật lẫn người vi phạm luật. Thứ ba, về kinh tế: Để kiểm soát lạm phát nhà nước cần thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, điều hành cung tiền và tăng trưởng tín dụng phù hợp, tránh gây sức ép lên lạm phát, giữ ổn định giá trị đồng tiền, điều hành tỉ giá theo tín hiệu thị trường, không để biến động lớn, phù hợp với diễn biến lạm phát. Bên cạnh đó, nhà nước cần thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ để tiết kiệm, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo nền tảng vi mô vững chắc cho ổn định vĩ mô. Để mở rộng quy mô thị trường, nhà nước cần xác định rõ những ngành, lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh chủ đạo để có những chính sách hỗ trợ phát triển phù hợp theo cơ chế thị trường, tận dụng lợi thế của toàn cầu hóa để mở rộng quy mô thị trường. Thứ tư, về cơ sở hạ tầng: Cần tránh đầu tư dàn trải, tập trung đầu tư cho các công trình quan trọng có tính chất đột phá; đẩy mạnh thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để có vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ mới trong đầu tư xây dựng và quản lý vận hành công trình cơ sở hạ tầng nhằm rút ngắn trình độ phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp các ngành trong đầu tư xây dựng nhằm bảo đảm sự đồng bộ của cả hệ thống. Thứ năm, về lực lượng lao động: Tiến hành đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng lao động cả về mặt chuyên môn lẫn tác phong làm việc. Về tác phong làm việc, nhà nước nên đưa vào chương trình học của các trường cao đẳng, đại học, cơ sở dạy nghề các tiết học bắt buộc về tính kỷ luật trong công việc và xây dựng tinh thần trách nhiệm của học viên đối với chính bản thân họ cũng như với công việc được giao bởi ý thức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cần phải được rèn luyện lâu dài mới có thể trở thành nhân cách. Về chuyên môn, các cơ sở giáo dục cần nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường để mở thêm những ngành cần thiết và đội ngũ giáo viên cần liên tục trau dồi, học hỏi, cập nhật kiến thức thực tế để có thể đào tạo được các học viên có thể làm được việc ngay khi tốt nghiệp. 4. Kết luận Mặc dù thời gian qua lượng vốn FDI vào Việt Nam liên tục tăng nhưng chất lượng môi trường đầu tư của Việt Nam chưa thực sự tốt trong tương quan với các quốc gia trong khu vực Thông qua các chỉ số xếp hạng về những thành tố của môi trường đầu tư của Việt Nam, tác giả rút ra kết luận: so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á thì môi trường đầu tư của Việt Nam chỉ ở mức trung bình và những tồn tại có thể thấy rõ trong môi trường đầu tư của Việt Nam đó là: thứ nhất, về môi trường chính trị xã hội: thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn thiện, nạn tham nhũng còn nhiều; thứ hai, về môi trường pháp lý và hành chính: thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp; thứ ba, về môi trường kinh tế: mức độ ổn định kinh tế vĩ mô chưa cao; thứ tư, môi trường cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng còn yếu kém; thứ năm, về môi trường lao động: tính hiệu quả của thị trường lao động chỉ ở mức khá. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt về thu hút FDI giữa các quốc gia như hiện nay, Việt Nam muốn đứng vững trên thị trường thì nhà nước cũng như các doanh nghiệp cần có sự nỗ lực hơn nữa trong việc áp dụng đồng bộ các giải pháp để cải thiện từng yếu tố của môi trường đầu tư để nâng cao chất lượng của môi trường đầu tư nói chung. CHÀO MỪNG KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 60 - 11/2019 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Luật đầu tư, 2014. [2] Nguyễn Minh Tiến và Nguyễn Văn Bổn, Các nhân tố quyết định dòng vốn FDI ở các nước châu Á, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 31, năm 2014; [3] Phí Mạnh Hồng, Đổi mới thể chế kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, Số 10, năm 2017. [4] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Singapore; https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/600/3457/quy-trinh-dang-ky-kinh-doanh-tai- singapore.aspx, ngày truy cập 29/10/2019 [5] Dương Nguyễn, Kinh nghiệm chống tham nhũng của Singapore, 2018; 181803, ngày truy cập 29/10/2019. [6] Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Đầu tư trực tiếp nước ngoài: một số vấn đề về thực trạng và giải pháp, 2018. pdf, ngày truy cập 1/6/2019. [7] Vũ Quốc Huy, Thu hút đầu tư nước ngoài tại Thái Lan, Malaysia và kinh nghiệm cho Việt Nam, 2019. https://dautunuocngoai.gov.vn/tinbai/2850/Thu-hut-dau-tu-nuoc-ngoai-tai-Thai-Lan- Malaysia-va-kinh-nghiem-cho-Viet-Nam, ngày truy cập 29/10/2019. [8] WB, Số liệu về FDI của các quốc gia qua các năm. https://data.worldbank.org/country/vietnam?name_desc=true, ngày truy cập 03/6/2019 [9]WEF, Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu các năm 2012-2013, 2013-2014, 2014-2015, 2015-2016, 2016-2017 và 2017-2018. Ngày nhận bài: 26/9/2019 Ngày nhận bản sửa lần 01: 14/10/2019 Ngày nhận bản sửa lần 02: 30/10/2019 Ngày duyệt đăng: 15/11/2019
File đính kèm:
- thuc_trang_va_cac_giai_phap_cai_thien_moi_truong_dau_tu_truc.pdf