Thực trạng và giải pháp chống chuyển giá

Chuyển giá là vấn đề từ lâu được dư luận xã hội cũng như các cơ quan quản lý quan tâm không chỉ bởi tính chất, mức độ ảnh hưởng của nó tới nguồn thu ngân sách mà quan trọng hơn là tới môi trường đầu tư và môi trường cạnh tranh lành mạnh của thị trường. Bài viết sau đây nhận diện thực trạng chuyển giá và đề xuất một số giải pháp chống chuyển giá không chỉ trong các doanh nghiệp FDI mà còn cả các doanh nghiệp nội địa.

pdf 10 trang yennguyen 4840
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và giải pháp chống chuyển giá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và giải pháp chống chuyển giá

Thực trạng và giải pháp chống chuyển giá
13NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 129 - tháng 7/2018
CHUYEÅN GIAÙ:
THÖÏC TRAÏNG VAØ GIAÛI PHAÙP
CHOÁNG CHUYEÅN GIAÙ
TS. Vũ ĐìNH áNH*
TS. LÊ QUANG HùNG*
*Chuyên gia kinh tế
1. Thực trạng chuyển giá 
Trong quản trị tài chính tại các công ty đa quốc 
gia (MNCs), về nguyên tắc, giá chuyển giao giữa 
các thành viên, các công ty có vị thế kinh tế độc 
lập sẽ hướng đến giá giao dịch độc lập, nghĩa là hai 
bên độc lập thỏa thuận chuyển giao cho nhau dựa 
trên nguyên tắc giá thị trường. Thực tế, việc định 
giá chuyển giao trong các MNCs cơ bản không 
theo giá thị trường mà có thể được tính cao hơn 
hoặc thấp hơn nhằm đạt được mục đích nào đó của 
MNCs, chứ không chỉ nhằm một mục tiêu về thuế.
Giá chuyển giao trong “chuyển giá” có thể được 
định ở mức thấp hoặc cao hơn giá thị trường tùy 
thuộc vào chiến lược kinh doanh của nhóm liên 
kết nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là gia tăng 
lợi ích tổng thể. Bằng cách sử dụng các phương 
pháp để xác định giá chuyển giao trong các giao 
dịch nội bộ giữa các công ty có quan hệ liên kết 
của các MNCs sai lệch với giá thị trường, từ đó các 
MNCs đã chuyển lợi nhuận trước thuế từ một quốc 
gia này sang một quốc gia khác để tối đa hóa tổng 
lợi nhuận sau thuế. Các MNCs điều phối thu nhập, 
làm cho lợi nhuận của các doanh nghiệp thành 
viên tại các quốc gia có thuế suất thuế TNDN cao 
xuống mức thấp nhất và làm tăng tương ứng lợi 
nhuận tại các doanh nghiệp của MNCs ở các quốc 
gia có thuế suất thuế TNDN thấp hơn.
Như vậy, (i) Chủ thể thực hiện hoạt động chuyển 
giá là các tập đoàn, công ty đa quốc gia, hay nhóm 
các công ty có mối quan hệ liên kết; (ii) Chuyển 
giá là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng 
hóa, dịch vụ và tài sản không theo giá thị trường 
(giá giao dịch giữa các bên độc lập); (iii) Chuyển 
giá chủ yếu được thực hiện thông qua các giao 
dịch qua biên giới; (iv) Chuyển giá nhằm mục đích 
chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao (hoặc nơi 
Chuyển giá là vấn đề từ lâu được dư luận xã hội cũng như các cơ quan quản lý quan tâm không chỉ bởi tính chất, mức độ ảnh hưởng của nó tới nguồn thu ngân sách mà quan trọng hơn là tới môi trường đầu tư và môi trường cạnh tranh lành mạnh của thị trường. Bài viết sau đây nhận diện thực trạng chuyển giá và đề xuất một số giải pháp chống chuyển giá 
không chỉ trong các doanh nghiệp FDI mà còn cả các doanh nghiệp nội địa.
Từ khóa: Chuyển giá, thực trạng, giải pháp
Transfer pricing: Current status and solutions against transfer pricing
Transfer pricing is a long-standing issue, not least because of its nature and extent of its influence on the 
state budget, but also on the investment and fair market competition environment. The article identifies the 
status of transfer pricing and proposes several measures against transfer pricing not only in FDI enterprises 
but also in domestic enterprises.
key words: Transfer pricing, current status, solutions
14
QUAÛN LYÙ NHAØ NÖÔÙC VEÀ CHUYEÅN GIAÙ - THÖÏC TRAÏNG, THAÙCH THÖÙC VAØ VAI TROØ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 129 - tháng 7/2018
không được ưu đãi thuế) về nơi có thuế suất thấp 
(hoặc nơi được ưu đãi thuế) nhằm tối thiểu hóa số 
thuế phải nộp của các (MNCs) trên toàn cầu.
Theo quy định của Việt Nam tại Thông tư 
66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010: “Các bên có quan 
hệ liên kết” là cụm từ được sử dụng để chỉ các bên 
có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp: (i) 
Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc 
điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi 
hình thức vào bên kia; (ii) Các bên trực tiếp hay 
gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn 
hoặc đầu tư dưới mọi hình thức của một bên khác; 
(iii) Các bên cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp 
vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư 
dưới mọi hình thức vào một bên khác.
Chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn FDI 
ở Việt Nam thực chất là việc ấn định giá chuyển 
nhượng hàng hóa và dịch vụ giữa các doanh nghiệp 
thành viên có quan hệ liên kết với nhau theo giá 
nội bộ, không theo giá thị trường, nhằm giảm thiểu 
số thuế phải nộp để tối đa hóa lợi nhuận của toàn 
doanh nghiệp. 
Theo VCCI, năm 2012, Tổng cục Thuế đã công 
bố một báo cáo cho biết 57% trong số 5.500 DN có 
vốn FDI được rà soát (chiếm khoảng 60% số DN 
có vốn FDI) đã báo cáo lỗ ròng trong năm 2010 
và 2011. Theo đánh giá của VCCI (2016), “Báo cáo 
thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2015”: Trong 
các loại hình doanh nghiệp nhà nước, DN ngoài 
nhà nước và DN có vốn FDI thì khối DN có vốn 
FDI có tỷ lệ DN thua lỗ cao nhất, có thời điểm lên 
đến 51,2% (năm 2008), 49,8% (năm 2009), 44,2% 
(năm 2010), 45% (năm 2011), từ năm 2012 – 2014 
tăng cao trở lại, xấp xỉ 48%. Theo đánh giá của 
Tổng cục Thống kê (2016), mức độ đóng góp vào 
tổng thu NSNN cho Việt Nam của khối DN có 
vốn FDI giảm suốt trong giai đoạn 2005-2014 (từ 
mức 33,3% năm 2006 xuống còn khoảng 14% năm 
2014, trong khi chiếm khoảng 16,4% GDP nhưng 
chỉ đóng góp 13,9% vào tổng thu NSNN).
Chuyển giá đã và đang trở nên nghiêm trọng và 
phổ biến với nhiều trường hợp điển hình có quy 
mô vi phạm lớn. Chẳng hạn như trường hợp công 
ty P&G Việt Nam (công ty liên doanh giữa Công 
ty Proter & Gamble Far Earst với Công ty Phương 
Đông), được thành lập vào ngày 23/11/1994. Trong 
hai năm 1995 và 1996, P&G đã chi cho quảng cáo 
một số tiền lên đến 65,8 tỷ đồng vượt xa mức cho 
phép của Luật thuế TNDN khi đó (không quá 5% 
trên tổng chi phí) và gấp 7 lần so với chi phí trong 
luận chứng kinh tế ban đầu của liên doanh.
Trường hợp Công ty liên doanh Coca Cola 
Chương Dương (Liên doanh giữa Công ty nước 
giải khát Chương Dương và Công ty Coca Cola 
Indochina PTE.LTD), thành lập tháng 9/1995 với 
tổng vốn đầu tư là 48,7 triệu USD. DN này đã thực 
15NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 129 - tháng 7/2018
hiện chiến lược bán phá giá sản phẩm (giá bán của 
sản phẩm giảm rõ rệt qua từng năm, có thời điểm 
giá bán phá giá từ 25% đến 30% doanh thu), quảng 
bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu thông qua 
quảng cáo và marketing sản phẩm, thực hiện các 
chiến lược khuyến mãi, tài trợ để xây dựng thương 
hiệu. Mặc dù mới xâm nhập vào thị trường Việt 
Nam với một thời gian ngắn nhưng sản phẩm Coca 
Cola đã tràn ngập thị trường và dần dần chiếm thị 
phần của các công ty nội địa, đẩy các công ty nội 
địa phải đóng cửa hoặc phải bỏ thị trường chính 
tại các thành phố lớn hoặc phải chuyển sang kinh 
doanh sản phẩm khác. 
Trường hợp công ty P&G Việt Nam có Tổng 
vốn đầu tư năm 1996 là 367 triệu USD (Việt Nam 
đóng góp 30%, phía đối tác đóng góp 70%), sau 
hai năm hoạt động liên doanh này lỗ đến 311,2 
tỷ đồng, số tiền lỗ này tương đương với ¾ giá trị 
vốn góp. Đứng trước tình thế thua lỗ và để tiếp 
tục kinh doanh thì bên đối tác nước ngoài đề nghị 
tăng vốn thêm 60 triệu USD. Phía Việt Nam cần 
phải tăng theo tỷ lệ vốn góp 30% (18 triệu USD), 
nhưng phía Việt Nam không đủ tiềm lực tài chính 
nên phải bán lại toàn bộ số cổ phần của mình cho 
đối tác nước ngoài. Như vậy, Công ty P&G Việt 
Nam từ công ty liên doanh đã trở thành công ty 
100% vốn nước ngoài. 
Qua phân tích cho thấy các DN có vốn FDI lỗ 
liên tục trong nhiều năm chủ yếu tập trung ở một số 
các ngành nghề như: Gia công trong các lĩnh vực: 
dệt may, da giày, đồ điện tử...; sản xuất các ngành: 
lắp ráp ôtô, sản phẩm cơ khí, điện tử; sản xuất các 
sản phẩm như gậy đánh bóng chày, cần câu cá...; 
chế biến nước giải khát, kinh doanh dịch vụ khách 
sạn, nhà hàng ăn uống. Sản xuất kinh doanh liên 
tục lỗ nhưng các DN vẫn kinh doanh, doanh thu 
năm sau cao hơn năm trước, vẫn tiếp tục đầu tư mở 
rộng quy mô hoạt động, đặc biệt có một số DN có 
số lỗ vượt quá vốn pháp định của DN nhưng vẫn 
tiếp tục hoạt động, mở rộng đầu tư sản xuất với 
quy mô ngày càng lớn; ngoài ra, có một số DN kê 
khai có lãi nhưng vẫn có các giao dịch liên kết, hoặc 
một số trường hợp xuất, nhập khẩu tại chỗ cũng 
có giao dịch liên kết. Điều đó càng khẳng định rõ 
ràng các DN có vốn FDI này đã thực hiện các thủ 
thuật thông qua hoạt động chuyển giá để chuyển lãi 
thành lỗ, chuyển lãi nhiều thành lãi ít để lách thuế, 
giảm thiểu số thuế TNDN phải nộp tại Việt Nam.
Theo kết quả khảo sát 2017, có 54,7% số cán bộ 
công chức thuế cho rằng các DN có vốn FDI chuyển 
giá nhằm thực hiện tất cả các mục tiêu, từ tối đa 
hóa lợi nhuận sau thuế, tránh thuế TNDN đến cạnh 
tranh với doanh nghiệp khác và thôn tính đối tác 
liên doanh. Chỉ có 23,7% số cán bộ thuế cho rằng 
các DN có vốn FDI chuyển giá chỉ nhằm mục tiêu 
tránh thuế TNDN và 18,9% cho rằng chuyển giá chỉ 
nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sau thuế.
Một số dấu hiệu nghi vấn các DN có vốn FDI có 
hoạt động chuyển giá:
(i) Kê khai hạch toán không chính xác doanh 
thu và chi phí, thể hiện kết quả kinh doanh liên tục 
lỗ nhiều năm và bị mất vốn chủ sở hữu, nhưng DN 
vẫn tiếp tục hoạt động, mở rộng đầu tư sản xuất.
(ii) Giá bán hàng hóa dịch vụ cho các đơn vị có 
quan hệ liên kết thấp hơn giá bán cho các đơn vị 
giao dịch độc lập.
(iii) Giá mua nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ 
của Công ty mẹ ở nước ngoài có hiện tượng cao 
hơn so với việc mua của các đơn vị độc lập khác 
hoặc thị trường khác, dẫn đến chi phí tăng cao.
(iv) Giá bán hàng hóa dịch vụ xuất khẩu cho 
nước ngoài, chủ yếu bao tiêu sản phẩm qua công ty 
mẹ có hiện tượng giá bán, giá gia công thấp hơn giá 
vốn dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh liên tục 
lỗ mất vốn nhiều năm. 
(v) Công ty mẹ phân bổ chi phí cho công ty 
con tại Việt Nam và công ty con tại Việt Nam hạch 
toán vào chi phí tại Việt Nam một số khoản mục về 
quảng cáo, tiếp thị, nghiên cứu, mở rộng thị trường, 
chi phí lãi vay... mà thực chất các khoản chi phí này 
phải do công ty mẹ tại nước ngoài trang trải. 
Bên cạnh đó, một số DN có vốn FDI thường lợi 
dụng sự khác biệt về thuế suất thuế TNDN giữa 
các nước, để xuất chuyển hàng hóa đến quốc gia và 
vùng lãnh thổ có thuế suất thuế TNDN thấp hơn 
Việt Nam. Ngoài ra, công ty mẹ thường dựa vào 
các chính sách ưu đãi giữa các vùng miền trên lãnh 
thổ Việt Nam, để tiến hành các hoạt động sáp nhập, 
16
QUAÛN LYÙ NHAØ NÖÔÙC VEÀ CHUYEÅN GIAÙ - THÖÏC TRAÏNG, THAÙCH THÖÙC VAØ VAI TROØ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 129 - tháng 7/2018
giải thể, điều chuyển các địa điểm sản xuất kinh 
doanh từ vùng này sang vùng khác để tận dụng ưu 
đãi miễn giảm thuế TNDN. 
Các biểu hiện của chuyển giá thể hiện trong Báo 
cáo tài chính của doanh nghiệp có vốn FDI:
(i) Giá vốn hàng bán cao: Giá vốn hàng bán ở 
các DN phát sinh rất cao, chiếm trên 90%, thậm 
chí một số DN có giá vốn cao hơn giá bán (giá vốn 
hàng bán là một phần trong chi phí của DN, ngoài 
giá vốn hàng bán trong cơ cấu chi phí còn các chi 
phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí tài chính). 
(ii) Đưa ngoài gia công: Năng lực sản xuất tại 
các doanh nghiệp hạn chế bởi máy móc thiết bị, 
mặt bằng sản xuất, nhân công... nhưng vẫn ký một 
số lượng lớn hợp đồng với khách hàng nước ngoài 
vượt quá năng lực sản xuất của DN. Với lý do để 
đảm bảo khối lượng hợp đồng đã ký kết, các DN 
này đưa các DN trong nước gia công lại.
 Qua xem xét giá giao gia công cho các DN trong 
nước cao gần bằng và có trường hợp cao hơn với 
giá ký gia công với nước ngoài. Trong khi đó, trong 
giá gia công, DN còn phải chịu một số chi phí khác 
như chi phí về nguyên vật liệu phụ, chi phí quản lý, 
chi phí bán hàng... Theo giải trình của DN do hợp 
đồng đã ký kết quy định về khối lượng và thời gian 
giao hàng, sợ bị phạt vì vi phạm hợp đồng giao hàng 
nên phải đưa ngoài gia công. Tuy nhiên, qua kiểm 
tra tỉ lệ đưa ngoài gia công rất cao (có DN đưa ngoài 
gia công gần bằng 80% tổng sản lượng) và việc đưa 
ngoài gia công phát sinh trong nhiều năm liền.
(iii) Khách hàng ứng tiền trước rất lớn: Trên 
tài khoản công nợ, một số DN có số dư có (khách 
hàng trả tiền trước) rất lớn. Số tiền ứng trước này 
rất cao, đôi khi không được quy định trong hợp 
đồng và không tuân thủ theo một nguyên tắc nào 
(như căn cứ vào hợp đồng đã ký kết...).
(iv) Vay nước ngoài: Để đảm bảo cân đối vốn 
kinh doanh sau nhiều năm thua lỗ, các DN phát 
sinh các hợp đồng vay vốn với nước ngoài và 
thường do các công ty mẹ hoặc cá nhân là chủ DN 
cho vay, nhiều hợp đồng cho vay không tính lãi vay, 
không xác định thời gian vay. Đây là thủ đoạn của 
nhà đầu tư để tránh nộp thuế nhà thầu đối với hoạt 
động cho vay.
(v) Tăng vốn pháp định: Mặc dù lỗ liên tục 
nhưng các DN này vẫn tăng vốn pháp định. Việc 
tăng vốn pháp định ngoài mục đích mở rộng quy 
mô sản xuất, một số DN sử dụng nguồn vốn tăng 
này để cân đối nguồn vốn trên sổ sách kế toán. 
(vi) Hỗ trợ giá gia công: Để đảm bảo cân đối 
nguồn và đối phó cơ quan quản lý, công ty mẹ 
tại nước ngoài khi thấy số lỗ trong năm quá lớn 
thường không điều chỉnh giá gia công mà sử dụng 
biện pháp hỗ trợ giá gia công để bù đắp một phần 
chi phí cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. 
Một số hình thức chuyển giá tiêu biểu ở Việt 
Nam là: 
Một là, chuyển giá thông qua chuyển giao tài 
sản hữu hình giữa các bên liên kết:
- Chuyển giá thông qua góp vốn đầu tư bằng tài 
sản: Lợi dụng chính sách thông thoáng về thu hút 
đầu tư của Việt Nam theo hướng phát huy lợi thế so 
sánh về tài nguyên, thiên nhiên, đất đai và nguồn 
nhân lực dồi dào, đồng thời nắm bắt được hạn chế 
của Việt Nam về nguồn lực tài chính và khả năng 
thẩm định giá trị tài sản, các MNCs thông qua 
việc góp vốn bằng dây chuyền máy móc, thiết bị, 
nguyên liệu đặc thù được định giá cao hơn nhiều 
so với giá trị thực tế. Việc nâng khống giá trị tài sản 
góp vốn sẽ đem đến một số lợi ích kinh tế cho nhà 
đầu tư nước ngoài như:
▶ Nhà đầu tư nước ngoài có thể chuyển một 
phần lợi ích kinh tế ngược trở lại cho mình thông 
qua việc trích khấu khao TSCĐ, phân chia lợi 
nhuận trên tỷ lệ vốn góp gây thiệt hại cho bên liên 
doanh Việt Nam, làm thất thu NSNN.
▶ Giúp nhà đầu tư nước ngoài nâng tỷ trọng 
vốn góp cao hơn thực tế và cao hơn so với bên liên 
doanh Việt Nam.
Điển hình như, khách sạn liên doanh giữa Tổng 
Công ty Du lịch Sài Gòn và Vina Group: Vina Group 
đã nâng khống giá trị tài sản góp vốn nên tỷ lệ vốn 
cao hơn phía Việt Nam, vì vậy bên đối tác nước ngoài 
nắm quyền kiểm soát và điều hành DN theo mục đích 
của họ để cho tình trạng thua lỗ kéo dài và bên liên 
doanh Việt Nam không đủ tiềm lực tài chính để tiếp 
tục hoạt động đành phải bán lại phần vốn góp và DN 
liên doanh trở thành DN 100% vốn nước ngoài.
17NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 129 - tháng 7/2018
- Chuyển giá thông qua việc mua, bán tài sản 
cố định: Đa số các DN có vốn FDI tại Việt Nam 
thường có phát sinh giao dịch mua tài sản cố định 
(TSCĐ) từ các bên liên kết nước ngoài, do một số 
loại TSCĐ mang tính kỹ thuật cao, Việt Nam chưa 
sản xuất được và khó tìm thấy DN độc lập nào tại 
Việt Nam nhập khẩu loại TSCĐ tương tự, trong khi 
trình độ đánh giá của các thẩm định viên về giá 
tại Việt Nam còn hạn chế, do vậy, rất khó có thể 
định giá được giá trị thực của các loại TSCĐ này 
một cách chính xác. Lợi dụng khó khăn này, một 
số DN đã phối hợp với các bên liên kết để nâng 
khống giá tr ... 
hồng đủ để trang trải chi phí hoạt động. 
Thông qua hoạt động của trung tâm tái tạo hóa 
đơn, các MNCs sẽ chủ động hơn trong việc xác 
định giá bán của hàng hóa, sản phẩm, chuyển bớt 
một phần lợi nhuận để tránh thuế TNDN phải nộp 
ở nước có thuế suất thuế TNDN cao, chủ động xác 
định tỷ giá ngoại tệ khi thanh toán, chủ động điều 
tiền dòng tiền cho các DN thành viên của MNCs.
- Sáu là, chuyển giá thông qua sự chênh lệch 
thuế suất giữa các quốc gia: Thông qua việc điều 
tiết giá mua, bán hàng hóa, thành phẩm, bán thành 
phẩm và các nguyên liệu, vật liệu. Nếu thuế nhập 
khẩu ở quốc gia có công ty nhập khẩu của MNCs 
cao thì giá các hàng hóa và thành phẩm sẽ được 
công ty mẹ bán với giá thấp để giảm thuế nhập 
khẩu phải nộp cho công ty con, đồng thời bù đắp 
việc bán với giá thấp bằng cách tính giá cao hơn với 
các hoạt động khác. Giữa 2 công ty của MNCs có 
quan hệ với nhau theo cách sản phẩm đầu ra của 
công ty này là đầu vào của công ty kia, nếu thuế 
suất thuế TNDN của công ty đầu ra cao hơn công 
ty đầu vào thì công ty đầu ra sẽ bán cho công ty đầu 
vào với giá thấp, còn nếu thuế ở công ty đầu ra thấp 
hơn công ty đầu vào thì công ty đầu ra sẽ bán với 
giá cao hơn qua đó MNCs có thể giảm được thuế 
TNDN phải nộp. Các MNCs thường áp dụng chiêu 
thức này tại các nước có mức thuế suất thuế TNDN 
cao như Việt Nam, Trung Quốc thông qua việc bán 
hàng hóa sang các nước có thể là thiên đường thuế 
(tại đó, tất cả các loại thu nhập đều được miễn 
thuế) như: British Virgin Islands, Cayman Islands 
hay Netherlands Antilles. Điển hình như Công ty 
Coca - Cola Việt Nam tránh thuế TNDN, công ty 
Foster’s Việt Nam đã né tránh thuế tiêu thụ đặc 
biệt, thuế GTGT. 
- Bảy là, Chuyển giá thông qua ưu thế tự kê khai 
giá: Các doanh nghiệp có vốn FDI thông qua việc tự 
kê khai đã kê khai giá trị hàng hóa nhập khẩu thấp 
hơn giá sản xuất tại nước ngoài để tránh thuế nhập 
khẩu, thuế TTĐB và thuế GTGT hàng nhập khẩu, 
kê khai giá bán thấp hơn giá thị trường nhằm mục 
đích tránh thuế GTGT, thuế TNDN. Điển hình là 
việc tự kê khai giá đối với xe ôtô nhập khẩu, hiện 
19NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 129 - tháng 7/2018
nay các doanh nghiệp nhập khẩu đã cố tình làm giá 
trên hoá đơn thấp hơn nhiều so với giá mua thực 
tế cũng như giá bán cho khách hàng để giảm tiền 
thuế phải nộp, hoặc đối với các công ty liên doanh 
lắp ráp xe ôtô đã thực hiện việc chuyển giá thông 
qua ưu thế tự kê khai giá các linh kiện nhập khẩu 
để mang về một khoản lợi nhuận cho công ty mẹ.
Theo nhận thức của 72,6% cán bộ công chức 
thuế trong cuộc khảo sát 2017, các DN có vốn FDI 
thực hiện chuyển giá không đơn thuần là chỉ khai 
tăng hoặc chỉ khai giảm giá mà lúc khai tăng giá, 
lúc khai giảm giá tùy theo mục tiêu của DN có vốn 
FDI trong từng thời kỳ nhất định.
Qua kết quả thanh tra giá chuyển nhượng đối 
với các DN có vốn FDI giai đoạn từ năm 2010 - 
2016, ngành thuế đã thực hiện điều chỉnh xác định 
giá thị trường đối với 130 DN, điều chỉnh giảm lỗ 
2.962 tỷ đồng, điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 
3.430 tỷ đồng, truy thu 724 tỷ đồng.
2. Giải pháp chống chuyển giá
Ngày 20/12/2013, Bộ Tài chính ban hành Thông 
tư 201/2013/TT-BTC, về việc hướng dẫn việc áp 
dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định 
giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế. Thông tư 
đã xác định phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng, 
thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính 
thuế (APA); trình tự thủ tục và nội dung của APA... 
Thỏa thuận APA đem lại nhiều lợi ích cho cả cơ 
quan thuế và người nộp thuế, song việc đàm phán 
APA rất phức tạp và mất nhiều thời gian, APA 
chỉ được xem là lý tưởng khi người nộp thuế phải 
đối mặt với nhiều tranh chấp hoặc các điều chỉnh 
liên quan đến xác định giá thị trường; quy mô và 
mức độ phức tạp của các giao dịch quốc tế rất lớn; 
phương thức tiếp cận, định giá đang áp dụng có thể 
bị cơ quan thuế chất vấn và lợi ích của việc áp dụng 
APA là vượt trội so với các kênh giải quyết tranh 
chấp khác.
Bên cạnh đó, kể từ năm 2012, Cơ quan Thuế đã 
có thêm công cụ pháp lý trong đấu tranh với hành 
vi chuyển giá không chỉ tại các DN có vốn FDI mà 
đối với cả các DN trong nước thông qua việc Bộ 
Tài chính đã phê duyệt kế hoạch hành động quốc 
gia nhằm quản lý chính sách chống chuyển giá 
của các DN có vốn FDI giai đoạn 2012-2015, cùng 
với chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 
2011-2020 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết 
định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011.
Ngày 24/2/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị 
định số 20/2017/2017/NĐ-CP quy định về quản 
lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. 
Nghị định đã có những nội dung đổi mới so với 
Thông tư 66/2010/TT-BTC. 
Các giải pháp chống chuyển giá dựa trên những 
quan điểm cơ bản sau:
(i) Chống chuyển giá phải đảm bảo hài hòa về 
lợi ích giữa doanh nghiệp và Nhà nước nhằm thu 
hút vốn đầu tư để phát triển nền kinh tế quốc gia.
(ii) Chống chuyển giá phải công bằng với mọi 
doanh nghiệp và công khai, minh bạch, lấy xây 
dựng làm chính, tạo cạnh tranh bình đẳng.
(iii) Chống chuyển giá phải phù hợp với điều 
kiện thực tế Việt Nam đang trong quá trình cải cách 
hành chính và từng bước hiện đại hóa ngành thuế.
(iv) Chống chuyển giá phải đặt trong mối quan 
hệ phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia trên thế giới 
và giữa các Bộ ngành, giữa các lực lượng Thuế, Hải 
quan, Biên phòng, Quản lý thị trường. 
(v) Đặt cán bộ công chức thuế là lực lượng 
trung tâm, có tính quyết định trong thực hiện các 
biện pháp chống chuyển giá.
Căn cứ vào các quan điểm nêu trên, các giải 
pháp chủ yếu chống chuyển giá là:
Thứ nhất, Hoàn thiện thể chế pháp luật về chống 
chuyển giá.
Qua hơn 6 năm triển khai thực hiện Thông tư 
66/2010/TT-BTC đã phần nào thu được nhiều kết 
quả nhất định, song bên cạnh đó cũng còn nhiều 
bất cập về mặt quản lý thuế cần thiết phải khắc 
phục để công tác quản lý thuế có hiệu quả tốt hơn. 
Kết quả khảo sát 2017 về các biện pháp chống 
chuyển giá cho thấy những biện pháp thanh tra 
được đa số cán bộ công chức thuế đánh giá là có 
hiệu quả, song biện pháp được hơn 10% tổng số cán 
bộ thuế đánh giá rất hiệu quả trong chống chuyển 
giá lại là APA và phạt nặng hành vi chuyển giá.
20
QUAÛN LYÙ NHAØ NÖÔÙC VEÀ CHUYEÅN GIAÙ - THÖÏC TRAÏNG, THAÙCH THÖÙC VAØ VAI TROØ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 129 - tháng 7/2018
Các biện pháp chống chuyển giá là không hiệu quả
Hiệu quả 
thấp Hiệu quả
Hiệu quả 
cao
Rất hiệu 
quả
Thanh tra chống chuyển giá 1.6 7.9 50.5 26.3 4.2
Thanh tra thuế 2.1 25.8 48.9 10.5 1.1
Thanh tra tài chính 4.7 24.2 50.5 7.4 1.1
Thỏa thuận trước về giá (APA) 2.6 12.1 50 14.7 11.1
Phạt nặng hành vi chuyển giá 1.6 14.7 44.2 17.4 11.1
Quy chuyển giá là tội trốn thuế 10 10.5 43.2 17.9 7.9
Vận động tẩy chay DN chuyển giá 17.9 24.2 30 11.1 3.7
Tất cả các biện pháp trên 2.1 5.8 38.9 21.1 22.9
Điều kiện tăng khả năng quản lý 
chống chuyển giá là:
không 
quan trọng
Ít quan 
trọng
Quan 
trọng
Rất quan 
trọng
Có ý nghĩa 
quyết định
Giảm thuế suất thuế TNDN 4.7 31.1 44.2 13.2 3.7
Tăng thuế suất hàng hóa NK 14.7 36.3 30.5 4.7 o
áp dụng phụ thu chống chuyển giá 4.7 35.8 37.9 5.8 2.6
Ổn định kinh tế vĩ mô, cụ thể: 1.6 9.5 47.9 8.9 2.1
Ổn định lãi suất 2.1 18.4 53.2 8.4 1.6
Ổn định tỷ giá hối đoái 1.6 21.1 50.5 8.9 1.6
Ổn định lạm phát 1.6 21.1 48.9 10.5 2.1
Phát triển thị trường: 1.6 14.2 46.3 11.1 1.6
Thị trường vốn 1.6 19.5 52.1 11.1 1.1
Thị trường hàng hóa, dịch vụ 1.1 19.5 49.5 13.2 1.1
Thị trường ngoại tệ 1.6 18.9 48.9 13.7 1.1
Thị trường khoa học công nghệ 1.6 20 49.5 12.6 1.1
Thị trường lao động, tiền lương 1.6 20 48.4 14.7 1.6
Khảo sát 2017 về điều kiện tăng khả năng quản 
lý chống chuyển giá, các ý kiến của cán bộ công 
chức thuế đều nêu bật các điều kiện quan trọng 
hàng đầu là tăng quyền hạn và trách nhiệm của 
cơ quan quản lý chống chuyển giá, Ban hành Luật 
chống chuyển giá, có cơ chế phối hợp giữa các cơ 
quan trong chống chuyển giá, tăng cường phối hợp 
quốc tế trong chống chuyển giá, tuyên truyền vận 
động toàn xã hội chống chuyển giá, quản lý chặt ưu 
đãi miễn giảm thuế... cũng như ổn định kinh tế vĩ 
mô và phát triển thị trường trong nước.
21NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 129 - tháng 7/2018
Thứ hai, Hoàn thiện tổ chức bộ máy và đội ngũ 
cán bộ chống chuyển giá.
Trước mắt cũng như lâu dài, Bộ Tài chính, 
ngành Thuế phải có kế hoạch củng cố, kiện toàn cơ 
cấu tổ chức quản lý của ngành thuế để đáp ứng cho 
công tác quản lý thuế quốc tế, đặc biệt quan tâm 
đến yếu tố con người thực thi nhiệm vụ quản lý 
các DN có vốn FDI và thanh tra chống chuyển giá.
Hiện nay, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đã 
thành lập 05 phòng thanh tra giá chuyển nhượng 
tại Tổng cục Thuế và tại 04 Cục Thuế lớn, nơi tập 
trung nhiều DN có vốn FDI, tiểm ẩn nhiều rủi ro 
có phát sinh vấn đề chuyển giá, các Cục Thuế còn 
lại, giao cho một phòng thanh tra hoặc kiểm tra 
làm đầu mối theo dõi chung đối với hoạt động quản 
lý thuế trong lĩnh vực này. Sự ra đời của bộ phận 
chuyên trách này nhằm chuyên môn hóa, chuyên 
nghiệp hóa công tác thanh tra giá chuyển nhượng 
nói riêng và công tác quản lý giá chuyển nhượng 
nói chung để đảm bảo tính chuyên sâu, chuyên 
nghiệp và hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình 
triển khai thực hiện cho thấy cán bộ làm thanh tra 
không chỉ phải đấu tranh với DN mà còn đấu tranh 
với đội ngũ tư vấn, luật sư dày dặn kinh nghiệm, 
số lượng công văn, báo cáo phải thực hiện khá lớn, 
khối lượng công việc nhiều, số lượng DN vi phạm 
về chuyển giá ngày càng tăng, mức độ vi phạm lớn 
hơn. Chính vì vậy, về lâu dài Bộ Tài chính, Tổng 
cục Thuế cần thiết nghiên cứu thành lập Cục thanh 
tra thuế hoạt động độc lập với công tác quản lý thuế 
đối với DN, có bộ phận tình báo thuế để tiếp cận 
các thông tin về giá tại các quốc gia và nội tại các 
DN có vốn FDI, bổ sung đủ lực lượng cán bộ có 
bề dày kinh nghiệm, tạm thời chưa thực hiện công 
tác luân chuyển vị trí làm việc đối với số cán bộ 
làm công tác chống chuyển giá sang làm việc tại bộ 
phận khác. Việc thanh tra giá chuyển nhượng được 
thực hiện ở cả cấp Bộ Tài chính và cơ quan Thuế 
cấp vùng theo quy mô và độ phức tạp của vụ việc 
vi phạm.
Bộ Tài chính, ngành Thuế cần có kế hoạch đào 
tạo và bổ sung đội ngũ cán bộ công chức thuế đủ 
về số lượng, có kỹ năng quản lý thuế quốc tế, quản 
lý giá chuyển nhượng và có năng lực về chuyên 
môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học làm công tác 
quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá tại tất 
cả các cấp. 
Thứ ba, Xây dựng và quản lý sử dụng cơ sở dữ 
liệu chống chuyển giá
Xây dựng được hệ thống thông tin CSDL về 
người nộp thuế, đặc biệt CSDL về các DN có vốn 
FDI, CSDL các DN không phát sinh quan hệ liên 
kết (doanh nghiệp độc lập) để phục vụ công tác 
thanh tra giá chuyển nhượng đối với các ngành 
nghề có rủi ro cao về chuyển giá, tránh thuế TNDN 
như ngành: May mặc, da giày, sản xuất đồ uống, 
Tăng quyền hạn và trách nhiệm của 
cơ quan quản lý chống chuyển giá 1.1 3.7 41.6 43.2 3.2
Ban hành Luật chống chuyển giá 0.5 2.6 41.1 32.1 15.3
Quản lý chặt ưu đãi miễn giảm thuế 0.5 5.8 52.1 24.7 8.4
Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan 
trong chống chuyển giá 1.1 1.1 46.8 36.3 11.1
Tăng cường phối hợp quốc tế trong 
chống chuyển giá 0.5 3.7 38.4 44.2 8.9
Tuyên truyền vận động toàn xã hội 
chống chuyển giá 0.5 9.5 47.4 28.4 6.3
22
QUAÛN LYÙ NHAØ NÖÔÙC VEÀ CHUYEÅN GIAÙ - THÖÏC TRAÏNG, THAÙCH THÖÙC VAØ VAI TROØ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 129 - tháng 7/2018
sản xuất thức ăn thủy sản, sản xuất linh kiện điện 
tử... tích hợp đầy đủ các thông tin về đăng ký thuế 
như: Tên người nộp thuế, mã số thuế, địa chỉ, 
ngành nghề sản xuất kinh doanh, vốn, lao động, 
trạng thái hoạt động... thông tin về báo cáo kết quả 
sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán; thông 
tin về tình hình thanh tra, kiểm tra; tình hình thực 
hiện kê khai, nộp thuế của người nộp thuế. Phát 
triển công nghệ thông tin của ngành thuế, đảm bảo 
triển khai hạ tầng kỹ thuật và đầu tư phát triển ứng 
dụng công nghệ thông tin phục vụ cải cách hiện 
đại hoá của ngành thuế cũng như cắt giảm thủ tục 
hành chính theo yêu cầu của Chính phủ; đảm bảo 
hệ thống đường truyền ổn định, hệ thống bảo mật 
thông tin, cũng như việc hỗ trợ kịp thời các tiến bộ 
kỹ thuật về công nghệ thông tin phục vụ cho công 
tác quản lý thuế, đáp ứng yêu cầu công tác thanh 
tra giá chuyển nhượng. 
Thứ tư, Xây dựng cơ chế phối hợp trong đấu 
tranh chống chuyển giá
Khảo sát 2017 cho thấy, có 64,2% số cán bộ công 
chức thuế cho rằng chống chuyển giá là nhiệm vụ 
quan trọng hàng đầu của ngành Thuế và Hải quan 
nói riêng, ngành Tài chính nói chung. Tuy nhiên, 
chống chuyển giá chỉ thực sự có hiệu quả khi và 
chỉ khi có sự phối hợp đồng bộ của các Bộ ngành 
từ Trung ương đến địa phương. Để kiểm soát được 
hoạt động chuyển giá thì ngoài sự nỗ lực của Bộ 
Tài chính và ngành Thuế thì cũng rất cần sự vào 
cuộc của các Bộ, Ban, Ngành để phối hợp trong đấu 
tranh chống chuyển giá. 
Tóm lại, chống chuyển giá cần chú trọng đến 
công tác phát triển nguồn nhân lực, coi công tác 
cán bộ là khâu then chốt để quyết định sự thành 
công, xây dựng và hoàn chỉnh pháp luật về kinh 
tế, đặc biệt việc hoàn chỉnh các luật thuế, luật 
quản lý thuế, cần thiết có sự chỉ đạo quyết liệt của 
Quốc hội, Chính phủ, sự vào cuộc của các Bộ, Ban, 
ngành, các cấp chính quyền từ trung ương đến 
địa phương phối hợp có hiệu quả trong hoạt động 
chống chuyển giá.
Ngày nhận bài: 2/7/2018
Ngày duyệt đăng: 13/7/2018
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2010), Thông tư 66/2010/
TT-BTC, ngày 22/4/2010, “Hướng dẫn 
thực hiện việc xác định giá thị trường trong 
giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan 
hệ liên kết”.
2. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 201/2013/
TT-BTC, ngày 20/12/2013, “Hướng dẫn 
việc áp dụng thỏa thuận trước về phương 
pháp xác định giá tính thuế (APA) trong 
quản lý thuế”.
3. Chính phủ Việt Nam (2017), Nghị định 
20/2017/NĐ-CP, ngày 24/2/2017 “Quy 
định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp 
có giao dịch liên kết”.
4. TS. Nguyễn Thị Thu Hoài, Dương Văn 
An (2015), “Chuyển giá trong các doanh 
nghiệp FDI: Thực trạng và giải pháp khắc 
phục”, Tạp chí Tài chính, số 619-10/2015, 
tr. 44-46.
5. TS. Nguyễn Văn Hùng (2013), đề tài: 
“Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia”, 
Tổng cục Thuế. 
6. Kỷ yếu hội thảo Khoa học (2012), “Hoạt 
động chuyển giá- Những vấn đề lý luận, 
thực tiễn và biện pháp hạn chế” Nxb. 
Tài chính. 
7. Liên hợp quốc (2013), “Sổ tay quản lý thuế 
đối với hoạt động định giá chuyển nhượng 
dành cho các nước đang phát triển” (Bản 
dịch tiếng Việt của Tổng cục Thuế).
8. PGS.TS. Mai Thị Hoàng Minh (2013), 
“Hoạt động chuyển giá và 4 cách xác định 
giá chuyển giao”, Đại học Kinh tế TP Hồ 
Chí Minh.
9. TS. Nguyễn Văn Phụng (2011) “Chống 
chuyển giá: Thực trạng và những vấn đề đặt 
ra”, Tạp chí Tài chính, số 5/2011, tr. 6-8
10. GS.TS. Võ Thanh Thu và Ths. Nguyễn Văn 
Cương, “Chuyển giá và kiểm soát chuyển 
giá ở các doanh nghiệp FDI trên địa bàn 
TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Phát triển và 
hội nhập, số 13 (23) – tháng 11-12/2013, 
tr.51-56.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_chong_chuyen_gia.pdf