Thực trạng và một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro hệ thống tài chính tại Việt Nam

TÓM TẮT

Tại Việt Nam, trong gần 7 năm qua, các trục trặc của nền kinh tế đi cùng với sự bất ổn và thiếu lành mạnh của hệ thống tài chính đã xuất hiện, đặc biệt là khu vực ngân hàng. Thật khó để chứng minh rằng khu vực nào là nguyên nhân và khu vực nào là hệ quả của các bất ổn kinh tế - tài chính, song có thể nói rằng các khiếm khuyết kinh tế và bất ổn tài chính hiện nay giống như một nút thắt đan xen, níu kéo nhau và cùng kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế thực và sự an toàn, lành mạnh của hệ thống tài chính.

Vì vậy, việc xác định thực trạng và đưa ra được một số giải pháp để giúp cho Việt nam giảm thiểu đến mức

thấp nhất các tác động của rủi ro hệ thống đến sự ổn định của nền tài chính nước nhà trong thời gian tới là điều rất quan trọng.

pdf 11 trang yennguyen 9500
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro hệ thống tài chính tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro hệ thống tài chính tại Việt Nam

Thực trạng và một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro hệ thống tài chính tại Việt Nam
KINH TẾ QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 86 
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO HỆ THỐNG TÀI 
CHÍNH TẠI VIỆT NAM 
TS. Bùi Quang Tín
1
, TS. Ngô Văn Tuấn2, Ths. Hoàng Đình Dũng3 
1,2 Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 
3Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM 
Ngày gửi bài: 15/12/2014 Ngày chấp nhận đăng: 25/12/2014 
 TÓM TẮT 
Tại Việt Nam, trong gần 7 năm qua, các trục trặc của nền kinh tế đi cùng với sự bất ổn và thiếu lành mạnh của 
hệ thống tài chính đã xuất hiện, đặc biệt là khu vực ngân hàng. Thật khó để chứng minh rằng khu vực nào là nguyên 
nhân và khu vực nào là hệ quả của các bất ổn kinh tế - tài chính, song có thể nói rằng các khiếm khuyết kinh tế và 
bất ổn tài chính hiện nay giống như một nút thắt đan xen, níu kéo nhau và cùng kìm hãm sự phát triển của nền kinh 
tế thực và sự an toàn, lành mạnh của hệ thống tài chính. 
Vì vậy, việc xác định thực trạng và đưa ra được một số giải pháp để giúp cho Việt nam giảm thiểu đến mức 
thấp nhất các tác động của rủi ro hệ thống đến sự ổn định của nền tài chính nước nhà trong thời gian tới là điều rất 
quan trọng. 
Từ khóa: Rủi ro hệ thống; tài chính 
REALITY AND SOLUTIONSRESTRICTED TO FINANCIAL RISK SYSTEMS IN VIETNAM 
ABSTRACT 
In Vietnam, in 7 years, glitch of the economy and less of stabilization and healthiness of financial system have 
appeared, especially in the banking area. It is difficult to approve which area is the reason or one is consequence of 
instability in finance and economics; however, it is said that economic hitch and financial instability are interactive 
and held back the development of economy and the safety of financial system. 
So, to specify the reality and solutions in helping Vietnam to minimize the impact of systematic risk to financial 
stability is really important. 
Keywords: Systematic, financial 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Rủi ro hệ thống là rủi ro tác động đến hầu như toàn bộ thị trường. Chính sách tiền tệ, chính 
sách tài khóa, các chính sách pháp luật của nhà nước thay đổi thất thường và bất lợi, sự bấp bênh 
của môi trường kinh tế nói chung như GDP sụt giảm, lãi suất biến động, tốc độ lạm phát thay đổi, 
... là những ví dụ về rủi ro hệ thống và gần như tác động đến cả thị trường và gây bất ổn đến nền 
tài chính của một quốc gia. 
Ổn định thị trường tài chính, từ đó ổn định và lành mạnh hóa hệ thống tài chính là một vấn 
đề rất quan trọng của nền kinh tế. Bởi lẽ, thị trường tài chính là nơi giao dịch các nguồn lực tài 
chính, mà thực chất là nó giao dịch các khối tài sản của nền kinh tế, được thể hiện dưới hình thức 
tiền tệ và các công cụ có giá trị như tiền tệ, thường được gọi là các công cụ tài chính hay hàng 
hóa tài chính. Ở đó, nó bao gồm việc chuyển giao các quyền sử dụng các khoản tài chính (đó là 
các khoản vay nợ: tín dụng, trái phiếu, tín phiếu) hoặc chuyển giao các quyền sở hữu các tài sản 
tài chính (các cổ phiếu, các phần vốn góp vào các công ty,...), và các hợp đồng tài chính phái sinh 
(các quyền chọn, hợp đồng tương lai,). Bất ổn thị trường tài chính không những có thể bào 
mòn thành quả phát triển kinh tế, mà còn là thách thức trong tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, 
chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế của giai đoạn tới. 
KINH TẾ QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 87 
Vì vậy, việc xác định thực trạng và đưa ra được một số giải pháp để giúp cho Việt nam giảm 
thiểu đến mức thấp nhất các tác động của rủi ro hệ thống đến sự ổn định của nền tài chính nước 
nhà trong thời gian tới là điều rất quan trọng. 
2. THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO HỆ THỐNG TẠI VIỆT NAM 
2.1. Giám sát an toàn tài chính vĩ mô 
Tại Việt Nam, có thể nói nguyên nhân trực tiếp và quan trọng của thực trạng bất ổn tài chính 
hiện nay là thiếu vắng sự giám sát an toàn vĩ mô toàn hệ thống tài chính. Trong thực tế, đã hình 
thành không ít các tập đoàn tài chính ngân hàng và tập đoàn tài chính phi ngân hàng hoạt động đa 
ngành, phát sinh nhiều giao dịch rất phức tạp, tiềm ẩn các rủi ro chéo giữa khu vực ngân hàng, 
chứng khoán, bảo hiểm và các rủi ro mang tính hệ thống từ sự bất ổn của môi trường kinh tế vĩ 
mô nhiều biến động cũng như từ các cú sốc bên ngoài. Phương thức giám sát còn nhiều bất cập, 
thiên về giám sát tuân thủ mà chưa chú trọng đúng mức giám sát trên cơ sở rủi ro. Ngoài ra, 
quyền hạn của các cơ quan giám sát còn nhiều hạn chế, nhất là thẩm quyền tiếp cận thông tin và 
chế tài xử lý vi phạm và giám sát an toàn. 
Quy trình giám sát của ngân hàng nhà nước (NHNN) chưa thực sự thống nhất, chưa tạo được 
sự phối hợp giữa công tác giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Các bước trong quy trình vẫn chỉ 
chú trọng đến hoạt động thanh tra tại chỗ và cụ thể đối với các ngân hàng thương mại 
(NHTM) mà chưa xây dựng được các báo cáo tổng thể mang tính cảnh báo trong hoạt động của 
NHTM. Giám sát từ xa còn bất cập trong việc tổng hợp, thu thập và xử lý thông tin, đặc biệt 
trong bối cảnh các chuẩn mực quốc tế về kế toán, kiểm toán chưa được áp dụng rộng rãi, nhất 
quán và thiếu hiệu lực cao. Đến nay, nội dung giám sát của NHNN chưa đầy đủ và toàn diện, 
chưa đề cập đến hoạt động quản trị rủi ro trong nội bộ các ngân hàng cũng như việc đánh giá 
chiến lược quản trị rủi ro của các ngân hàng. Tính chưa toàn diện do các nội dung giám sát chưa 
được tổng hợp và đánh giá tổng thể đối với toàn hệ thống ngân hàng. 
Chức năng giám sát thị trường tài chính được phân nhiệm cho nhiều cơ quan khác nhau, 
nhưng cơ chế phối hợp lại thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Trong đó, Ngân hàng nhà nước 
giám sát các hoạt động tiền tệ - ngân hàng; Cục quản lý và giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) 
giám sát thị trường bảo hiểm, Ủy ban chứng khoán nhà nước giám sát thị trường chứng khoán . 
Vì vậy rất khó giám sát hữu hiệu các rủi ro chéo do thiếu sự phối kết hợp, trao đổi thông tin, chia 
sẻ tình hình giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành trong giám sát thị trường tài chính, do các 
cơ quan này hoạt động độc lập, riêng biệt từng mảng nghiệp vụ khác nhau. 
Hiện Việt Nam vẫn chưa có một cơ quan giám sát tài chính vĩ mô có đủ thẩm quyền để cảnh 
báo, ngăn ngừa và xử lý hữu hiệu các loại rủi ro của hệ thống tài chính quốc gia. Ủy ban giám sát 
tài chính quốc gia (UBGSTCQG) chỉ là cơ quan tham mưu, tư vấn, giúp việc cho Thủ tướng 
Chính phủ, nên không thể ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có tính chất bắt buộc đối với 
các định chế tài chính. Việc giám sát các định chế tài chính ngày càng phức tạp, đòi hỏi các cơ 
quan giám sát phải có tầm nhìn toàn cầu và sự phối hợp chặt chẽ trong quản lý, cũng như tạo điều 
kiện cho thị trường tài chính phát triển. 
Theo Báo cáo đánh giá khu vực tài chính Việt Nam của World Bank (WB) đầu tháng 9 năm 
2014, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng ghi nhận, trong đó tăng trưởng kinh tế đạt trên 
7% và thu nhập đầu người tăng gấp 3 lần so với 1986. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, kinh 
tế tăng trưởng chậm lại đã bộc lộ những dấu hiệu khó khăn về tài chính và doanh nghiệp. Một vài 
KINH TẾ QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 88 
phân khúc của khu vực doanh nghiệp có kết quả kinh doanh nghèo nàn, gặp khó khăn về tài 
chính đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ thống ngân hàng. Một số doanh nghiệp nhà nước 
lớn đã mất khả năng thanh toán nợ và một số khác có biểu hiện vay nợ quá mức. Trong khi đó, 
theo báo cáo điểm lại kinh tế Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 3/12/2014, 
trong hệ thống ngân hàng đã tích tụ một lượng lớn nợ xấu, ước tính lên tới trên 12%/tổng dư nợ 
tại thời điểm cuối năm 2012, cao hơn nhiều số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng và vượt 
ngưỡng an toàn 3%. 
2.2. Khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô 
Các chính sách, khuôn khổ, các công cụ phục vụ cho giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài 
chính nước ta chưa hoàn thiện, khuôn khổ pháp lý cho chính sách an toàn vĩ mô chưa có, hệ 
thống chỉ tiêu giám sát an toàn vĩ mô mới chỉ trong đang trong giai đoạn nghiên cứu triển khai. 
Do đó, việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho chính sách an toàn vĩ mô (bao gồm công cụ và một 
cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan trong mạng lưới an toàn tài chính) phù hợp với thông 
lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt nam là điều hết sức cần thiết. 
3. MỘT VÀI GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO HỆ THỐNG TẠI VIỆT NAM 
 3.1. Tăng cường hoạt động giám sát an toàn hệ thống tài chính Việt Nam và xây dựng mô 
hình MPIs 
Trong thời gian tới, hoạt động giám sát hệ thống tài chính ở nước ta có ý nghĩa ngày càng 
quan trọng trong bảo đảm an toàn, ổn định hệ thống tài chính; phát triển ổn định kinh tế - xã hội 
và cần được tăng cường với các nội dung cần thiết như sau: 
Thứ nhất, tăng cường hiệu lực giám sát tuân thủ để kiểm tra luật pháp và chính sách có được 
thực hiện đúng đắn và phù hợp hay không; đồng thời chuyển dần sang giám sát dựa trên rủi ro, 
giúp dự báo được rủi ro khủng hoảng của từng khu vực tài chính, cũng như toàn bộ nền kinh tế; 
cần nghiên cứu, giao nhiệm vụ giám sát an toàn hệ thống tài chính - tiền tệ cho một cơ quan nhất 
định mang tính độc lập. 
Thứ hai, nâng cao hiệu quả và hiệu lực giám sát chuyên ngành (theo định chế tài chính), 
đồng thời, từng bước áp dụng mô hình giám sát hợp nhất một phần và sau đó là toàn bộ đối với 
hệ thống tài chính; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan giám sát tài chính trong và ngoài nước 
trong hoạt động giám sát toàn bộ hệ thống tài chính, kể cả các tập đoàn tài chính đa năng và giám 
sát đối với tài chính doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, bao gồm cả doanh nghiệp 
mang tính độc quyền). Việc nới lỏng cả chính sách tài khóa và tiền tệ để phục hồi tăng trưởng 
cần được giám sát để bảo đảm sự ổn định của từng lĩnh vực, cũng như sự phối hợp được thực 
hiện hài hòa, tránh chồng chéo, lấn sân hoặc hạn chế, triệt tiêu lẫn nhau giữa 2 nhóm chính sách 
này. 
Thứ ba, cần thu hẹp cách biệt các chuẩn mực trong nước với quốc tế (hoàn tất Basel II, tiến 
tới Basel III) và xây dựng và áp dụng các chỉ tiêu giám sát và ngưỡng cảnh báo an toàn vĩ mô, 
các mô hình định lượng và các quy chuẩn, chỉ tiêu giám sát các tập đoàn tài chính; giám sát an 
toàn thị trường tài chính vĩ mô và vi mô, hướng tới sự ổn định của toàn bộ thị trường tài chính và 
bảo đảm duy trì sự ổn định của từng định chế tài chính, bảo vệ được người tiêu dùng (nhà đầu tư, 
chuyên và không chuyên) trên thị trường tài chính. Coi trọng áp dụng rộng rãi chuẩn mực quốc tế 
về kế toán, kiểm toán, báo cáo tài chính và hệ thống thống kê; phát triển các tổ chức xếp hạng tín 
KINH TẾ QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 89 
nhiệm trong nước (hiện đã có ba tổ chức) có năng lực, uy tín chuyên môn cao; xây dựng các quy 
chế, quy trình, tiêu chí giám sát chung giữa các cơ quan hữu quan và giữa các cơ quan giám sát 
riêng với nhau; xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quản lý (MIS) để hỗ trợ giám sát và dự 
báo nhanh chóng, kịp thời, chính xác)... 
Ngoài ra, cần xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước 
theo nguyên tắc mỗi vấn đề chỉ do một cơ quan phụ trách và các cơ quan có liên quan cần xác 
định cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin mang tính pháp lý cho nhau. 
Công tác giám sát bảo đảm an toàn, ổn định tài chính - tiền tệ sẽ phát huy tốt hơn trong nền 
kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Việc ban hành các chính sách mang nặng tính hành 
chính, hoặc việc nhà nước can thiệp quá mạnh vào thị trường, khó tiên liệu, không phù hợp với 
quy luật của thị trường sẽ không những có tác dụng ít hoặc không có tác dụng, mà còn làm méo 
mó thị trường, gây khó khăn cho công tác giám sát và từ đó, gây những rủi ro, kém hiệu quả và 
tổn thất về tài chính cho đất nước. Công tác giám sát an toàn tài chính - tiền tệ chỉ có thể làm tốt 
được nếu như có được dựa trên hệ thống dữ liệu thông tin đầy đủ, chính xác và cơ chế công bố 
thông tin công khai, minh bạch. Điểm khác biệt quan trọng lớn nhất giữa giám sát an toàn tài 
chính - tiền tệ với các loại hình giám sát khác là công cụ sử dụng chủ yếu là căn cứ vào thông tin 
và số liệu của các báo cáo. 
Vì vậy, cần sớm có các quy định cụ thể hóa danh mục các thông tin phải được công bố phù 
hợp với thông lệ quốc tế và cơ quan công bố phải chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác và 
kịp thời của những thông tin này; thành lập cơ quan chuyên trách thu thập và công bố số liệu tổng 
hợp về tình hình tài chính - tiền tệ; khuyến khích các ý kiến phản biện, phân tích, đánh giá và trao 
đổi thiện chí và khoa học về tình hình, cũng như các số liệu tài chính – tiền tệ được công bố. 
Nghị định 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 cũng chỉ rõ trong cơ cấu tổ chức của NHNN 
Việt Nam có “Vụ Ổn định tiền tệ, tài chính” nhằm thực hiện nhiệm vụ “ổn định hệ thống tiền tệ, 
tài chính”, trong đó bao gồm việc “đề xuất các biện pháp ngăn ngừa rủi ro có tính hệ thống trong 
lĩnh vực tiền tệ, tài chính” và “xây dựng chính sách, biện pháp ứng phó với khủng hoảng, đảm 
bảo ổn định hệ thống tiền tệ, tài chính”. Tiếp theo, Thống đốc NHNN Việt Nam ra Quyết định số 
333/QĐ-NHNN ngày 27/2/2014 quy định chức năng, nhiệm vụ của Vụ ổn định tiền tệ - tài chính 
là tham mưu, giúp Thống đốc trong hoạt động phân tích, đánh giá, thực thi chính sách an toàn vĩ 
mô của hệ thống tài chính và biện pháp phòng ngừa rủi ro có tính hệ thống của hệ thống tài 
chính. 
Để thực hiện tốt nhiệm vụ nói trên, đòi hỏi NHNN phải có công cụ để đánh giá chính xác 
thực trạng sức khỏe của hệ thống tài chính. Vì vậy, việc xây dựng bộ chỉ số (MPIs) để đánh giá 
được sức khỏe tổng thể của hệ thống tài chính cũng như các yếu tố tác động qua lại từ nền kinh tế 
vĩ mô là cần thiết. 
Việc xây dựng bộ chỉ số MPIs phải căn cứ vào đặc thù của hệ thống tài chính Việt Nam. 
Theo ước tính của WB và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tổng tài sản của hệ thống tài chính Việt 
Nam tương đương 220% GDP vào năm 2011. Khu vực ngân hàng chi phối hệ thống tài chính, 
với tổng tài sản tương đương 200 % GDP và trên 90% tài sản của các tổ chức tài chính. Các công 
ty tài chính là nhóm tổ chức tài chính lón thứ hai, với tài sản tương khoảng 6% GDP và 3% tổng 
tài sản của các tổ chức tài chính. Các định chế tài chính phi ngân hàng và các tổ chức trung gian 
đã phát triển trong 5 năm qua nhưng quy mô vẫn nhỏ”. Xuất phát từ đặc thù nói trên, việc xây 
KINH TẾ QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 90 
dựng bộ chỉ số (MPIs) của Việt Nam, sức khỏe của hệ thống ngân hàng cần được đánh giá một 
cách đầy đủ và toàn diện. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như tiền tệ, tín dụng, chứng khoán và các 
biến số kinh tế vĩ mô khác cũng phải cân nhắc để đưa vào bộ chỉ số. 
Căn cứ vào đặc thù của Việt Nam, kinh nghiệm xây dựng bộ chỉ số MPIs của Ngân hàng 
Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), cũng như gợi ý về bộ chỉ 
số MPIs của IMF, nhóm tác giả đề xuất bộ chỉ số (MPIs) của Việt Nam cần được lựa chọn theo 
các tiêu chí như sau: (i) Mức độ quan trọng, (ii) Sự sẵn có của số liệu, và (iii) Tính toàn diện của 
bộ chỉ tiêu đánh giá (về hệ thống tài chính, về kinh tế vĩ mô, ...). 
Căn cứ theo những tiêu chí này, bộ chỉ số MPIs cho Việt Nam mà nhóm tác giả đề xuất bao 
gồm 68 chỉ số, được chia thành các lĩnh vực như sau: (i) Ngân hàng (9 nhóm - 42 chỉ số), (ii) 
Tiền tệ và tín dụng (10 chỉ số), (iii) Chứng khoán (4 chỉ số), và (iv) Các biến số vĩ mô khác (12 
chỉ số). Bảng tổng hợp và phần giải thích cho các chỉ số này được thể hiện như sau: 
Bảng 1: Bộ chỉ số MPIs cho hệ thống tài chính Việt Nam 
 Lĩnh vực Chỉ số Căn cứ đề xuất 
A1 Ngân 
hàng 
Nhóm chỉ số liên quan đến tài sản (6) 
1 Tổng tài sản phù hợp với VN 
2 Tài sản có khác/tổng tài sản phù hợp với VN 
3 Tài sản sinh lời/tổng tài sản phù hợp với VN 
4 Tài sản thanh khoản/tổng tài sản phù hợp với VN 
5 Tài sản thanh khoản/tổng tiền gửi phù hợp với VN 
6 Tài sản rủi ro/tổng tài sản IMF 
A2 Ngân 
hàng 
Nhóm chỉ số liên quan đến cho vay (7) 
7 Cho vay theo ngành, theo thời hạn, đối 
tượng, loại tiền 
ECB, ACB 
8 Cho vay trên liên ngân hàng phù hợp với VN 
9 Lãi suất cho vay bình quân TT1 và TT2 IMF 
10 Tỷ lệ vốn ngắn hạn dung để cho vay dài 
hạn 
phù hợp với VN 
11 Tỷ lệ cho vay/tổng tài sản ECB 
KINH TẾ QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 91 
12 Tỷ lệ cho vay/huy động IMF, ADB 
13 Tỷ lệ cho vay/tài sản đảm bảo phù hợp với VN 
A3 Ngân 
hàng 
Nhóm chỉ số liên quan đến nguồn vốn (5) 
14 Vốn điều lệ phù hợp với VN 
15 Vốn chủ sở hữu phù hợp với VN 
16 Vốn chủ sơ hữu/Tổng tài sản ECB 
17 Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu ECB, IMF 
18 Hệ số an toàn vốn CAR IMF, ECB, ADB 
A4 Ngân 
hàng 
Nhóm chỉ số liên quan đến huy động vốn (4) 
19 Tiền gửi khách hàng theo ngành, theo 
thời hạn, đối tượng, loại tiền (kèm tỷ 
trọng) 
phù hợp với VN 
20 Huy động trên liên ngân hàng phù hợp với VN 
21 Lãi suất huy động bình quân thị trường 1 
và thị trường 2 
IMF 
22 Tiền gửi khách hàng/tổng nguồn vốn huy 
động 
phù hợp với VN 
A5 Ngân 
hàng 
Nhóm chỉ số liên quan đến hoạt động đầu tư (3) 
23 Chứng khoán kinh doanh ECB, phù hợp với 
VN 
24 Chứng khoán đầu tư ECB, phù hợp với 
VN 
25 Góp vốn đầu tư dài hạn ECB, phù hợp với 
VN 
A6 Ngân 
hàng 
Nhóm chỉ số liên quan đến chất lượng tài sản (4) 
KINH TẾ QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 92 
26 Nợ xấu (NPL) IMF 
27 NPL/tổng dư nợ cho vay ECB, ADB 
28 NPL/tổng tài sản phù hợp với VN 
29 Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (NPL coverage 
ratio) 
ECB, ADB 
A7 Ngân 
hàng 
Nhóm chỉ số liên quan đến kết quả hoạt động (2) 
30 Tỷ lệ chi phí/thu nhập IMF, ECB 
31 Lợi nhuận/1 nhân viên IMF 
A8 Ngân 
hàng 
Nhóm chỉ số liên quan đến khả năng sinh lời (5) 
32 Lợi nhuận trước thuế và trích lập dự 
phòng 
ECB 
33 Thu nhập lãi thuần/tổng lợi nhuận trước 
thuế 
ECB 
34 ROA IMF, ECB 
35 ROE IMF, ECB 
36 NIM ECB, phù họp với 
VN 
A9 Ngân 
hàng 
Nhóm chỉ số về tỷ trọng của các ngân hàng (6) 
37 Tỷ trọng tài sản của 4 ngân hàng lớn 
nhất/toàn hệ thống 
phù hợp với VN 
38 Tỷ trọng vốn điều lệ của 4 ngân hàng lớn 
nhất/toàn hệ thống 
phù hợp với VN 
39 Tỷ trọng huy động vốn của 4 ngân hàng 
lớn nhất/toàn hệ thống 
phù hợp với VN 
40 Tỷ trọng cho vay của 4 ngân hàng lớn 
nhất/toàn hệ thống 
phù hợp với VN 
KINH TẾ QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 93 
41 Tỷ trọng lợi nhuận của 4 ngân hàng lớn 
nhất/toàn hệ thống 
phù hợp với VN 
42 Tỷ lệ NPL của 4 ngân hàng lớn nhất/toàn 
hệ thống 
phù hợp với VN 
B Tiền tệ và 
tín dụng 
(10 chỉ số) 
43 Tăng trưởng MI và M2 ECB, ADB 
44 Tỷ trọng M2/GDP ECB, ADB 
45 Tỷ lệ tín dụng/GDP phù hợp với VN 
46 Tín dụng đối với DNNN (tăng trưởng, tỷ 
trọng) 
ECB, ADB 
47 Tín dụng đối với khu vực tư nhân (tăng 
trưởng, tỷ trọng) 
ECB, ADB 
48 Lãi suất cơ bản IMF, ADB, phù 
hợp với VN 
49 Lãi suất tái cấp vốn phù hợp với VN 
50 Lãi suất tái chiết khấu phù họp với VN 
51 Lãi suất liên ngân hàng (O/N, 1 tuần, 1 
tháng...) 
ADB, phù hợp với 
VN 
52 Lãi suất trái phiếu chính phủ (1 năm, 5 
năm) 
ADB, phù hợp với 
VN 
C Chứng 
khoán 
(4 chỉ số) 
53 VNIndex; VN30-Index phù hợp với VN 
54 HNX-Index; HNX30-Index phù hợp với VN 
55 Vốn hóa thị trường phù hợp với VN 
56 Chỉ số P/E phù hợp với VN 
D Các biến 
số vĩ mô 
 (12 chỉ số) 
KINH TẾ QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 94 
khác 
57 Tốc độ tăng trưởng GDP IMF, ECB 
58 Tăng trưởng xuất khẩu ADB 
59 Tăng trưởng nhập khẩu ADB 
60 Cán cân tài khoản vãng lai IMF, ADB 
61 Cán cân tài khoản vốn ADB 
62 Tỷ giá USD/VND IMF, ADB 
63 Dự trữ ngoại hối IMF, ADB 
64 Hàng tồn kho ADB 
65 Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ADB 
66 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) IMF 
67 Chỉ số giá tài sản (bao gồm cả bất động 
sản) 
IMF, ADB 
68 Tỷ lệ nợ của hộ gia đình/GDP IMF 
Nguồn: nghiên cứu và tổng hợp của nhóm tác giả 
3.2. Thiết lập khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô 
Để thiết lập một khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô nhằm đảm bảo ổn định tài chính, căn 
cứ vào thực trạng hệ thống tài chính và yêu cầu đối với việc giám sát an toàn vĩ mô, đòi hỏi Việt 
Nam cần thực hiện những yếu tố sau: 
3.2.1 Khuôn khổ pháp lý, Quy trình ra quyết định và Trách nhiệm giải trình 
Đây là các yếu tố đảm bảo sự vận hành thành công và có hiệu quả của chính sách an toàn 
vĩ mô. 
Khuôn khổ pháp lý bao gồm việc thành lập cơ quan chuyên trách đối với việc giám sát an 
toàn vĩ mô với đầy đủ chức năng quản lý nhà nước. Thực tế cho thấy, lĩnh vực ngân hàng chiếm 
tỷ trọng lớn trong hệ thống tài chính của các nước và các công cụ của chính sách an toàn vĩ mô 
có mối liên hệ rất mật thiết với chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vi mô do NHNN thực 
hiện. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách an toàn vĩ mô và hai chính sách nói trên là rất cần 
thiết đối với sự ổn định hệ thống tài chính nói chung trong giai đoạn hiện nay. Để đảm bảo sự 
phối hợp nhịp nhàng này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 156/2013/NĐ-CP trong 
đó quy định NHNN Việt Nam có nhiệm vụ “ổn định hệ thống tiền tệ, tài chính”, trong đó việc 
“đề xuất các biện pháp ngăn ngừa rủi ro có tính hệ thống trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính” và “xây 
KINH TẾ QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 95 
dựng chính sách, biện pháp ứng phó với khủng hoảng, đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ, tài 
chính”. Vụ Ổn định Tiền tệ - Tài chính thuộc NHNN (theo Quyết định số 333/QĐ-NHNN của 
Thống đốc NHNN) sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện nhiệm vụ thực thi chính sách 
an toàn vĩ mô đối với hệ thống tài chính Việt Nam. 
Việc NHNN được Chính phủ giao trách nhiệm thực thi chính sách an toàn vĩ mô sẽ giúp việc 
thực thi có hiệu quả hơn và việc này cần được thực hiện trên thực tế như: (i) đảm bảo rằng chính 
sách an toàn vĩ mô có sự tham gia của các chuyên gia tài chính và kinh tế vĩ mô, nhà tạo lập 
chính sách của NHNN; (ii) các số liệu và phân tích phục vụ cho việc hoạch định chính sách an 
toàn vĩ mô, cũng được chia sẻ cho việc hoạch định CSTT; và (iii) có sự phối họp, chia sẻ thông 
tin tốt hơn và bổ sung hiệu quả cho chính sách an toàn vi mô và chính sách tiền tệ.3 
Ngoài ra, quy trình ra quyết định đối với chính sách an toàn vĩ mô cần phải rõ ràng, minh 
bạch và có căn cứ cụ thể (những căn cứ này cần nêu một cách công khai). Bên cạnh đó, chức 
năng giải trình cho các quyết định, văn bản pháp luật được ban hành của cơ quan chịu trách 
nhiệm cũng cần phải được thực thi nhằm nâng cao trách nhiệm và cẩn trọng khi ban hành các 
quyết định, văn bản pháp luật. 
3.2.2 Các công cụ 
Việc xây dựng khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô đỏi hỏi phải xác định và thiết lập một bộ 
công cụ chính sách cũng như các hướng dẫn cụ thể đối với từng công cụ (cách sử dụng, cách 
tính...), về cơ bản, bộ công cụ của chính sách an toàn vĩ mô của Việt Nam sẽ dựa trên các công cụ 
được đề xuất trong các nghiên cứu của IMF và WB cộng thêm một số công cụ khác phù hợp với 
đặc điểm của hệ thống tài chính Việt Nam. 
3.2.3. Xây dựmg cở sở dữ liệu và chia sẻ thông tin 
Để thực hiện tốt chính sách an toàn vĩ mô, đặc biệt là khi ra các quyết định liên quan đến 
chính sách an toàn vĩ mô, cần phải có cơ sở dữ liệu đủ đa dạng và cập nhật. Do đó, việc xây dựng 
các chỉ tiêu trong cơ sở dữ liệu, chế độ báo cáo cũng như việc chia sẻ thông tin trong nội bộ 
NHNN và giữa các Bộ/ngành có liên quan là cần thiết. 
3.2.4 Cơ chế phối hợp và trách nhiệm giữa các cơ quan 
Một điều tất yếu là với mục tiêu ổn định tài chính, chính sách an toàn vĩ mô sẽ có mối tương 
tác với rất nhiều chính sách khác đang được thực thi bởi NHNN (chính sách an toàn vi mô, chính 
sách tiền tệ) cũng như các Bộ/ngành khác (chính sách tài khóa, chính sách cạnh tranh, chính sách 
kinh tế vĩ mô). Như vậy, bên cạnh việc xác định rõ ràng phạm vi, công cụ, trách nhiệm của từng 
chính sách, cần có cơ chế phối hợp có hiệu quả và đồng bộ giữa các chính sách nói trên. 
Khi thực hiện tốt cơ chế phối hợp, chính sách an toàn vĩ mô cùng với các chính sách khác sẽ 
có tác động bổ sung lẫn nhau nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là ổn định tài chính. 
4. KẾT LUẬN 
Trong bài viết này, nhóm tác giả đã đưa ra một số thực trạng đã tạo ra rủi ro hệ thống tại Việt 
nam trong thời gian vừa qua. Đồng thời, để giải quyết cho các thực trạng đó, nhóm tác giả có đề 
3
 Khảo sát của Nier và cộng sự (2011) về các mô hình thể chế thực hiện chính sách an toàn vĩ mô cho thấy mô hình hợp nhất một 
phần được thực hiện bởi ủy ban liên quan đến NHTW hoặc một ủy ban độc lập đang được áp dụng phổ biến nhất trên thế giới 
KINH TẾ QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 96 
cập đến hai giải pháp được xem là rất quan trọng trong việc hạn chế rủi ro của hệ thống tài chính 
Việt nam. Hai giải pháp này bao gồm: tăng cường hoạt động giám sát an toàn tài chính Việt nam, 
xây dựng mô hình MPIs và thiết lập khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. ThS. Đỗ Việt Hùng và cộng sự (2014), “Tổng quan về khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô 
hiệu quả”,Tạp chí Ngân hàng ISSN-0866-7462 ( số 6), trang 2-8. 
2. ThS. Phạm Tiên Phong (2013), “Xây dựng khuôn khố chính sách an toàn vĩ mô cho hệ thống tài 
chính Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng ISSN-0866-7462 (số 23), trang 10-12. 
3. Agresti và cộng sự (2008), “The ECB and IMF Indicators for The Macro- Prudential Analysis 
Of The Banking Sector - A Comparison of The Two Approaches”, ECB Occasional Paper Series 
(No. 99),November 2008. 
4. BCBS (2012), “Models and Tools for Macroprudential Analysis”, BIS Publication,May 2012. 
5. Bhattacharyay (2003), “Towards a Macro- Prudential Leading Indicators Framework for 
Monitoring Financial Vulnerability”, CESinfo Working Paper (No. 1015), August 2003. 
6. CGFS (2000), "Các công cụ và khuôn khổ an toàn vĩ mô - các vấn đề và kinh nghiệm” - Báo 
cáo số 38 của Ủy ban Hệ thống tài chính toàn cầu (Committee on the Global Financial System). 
7. Clement (2010), “The term "macroprudential”: origins and evolution”,BIS Quarterly Review. 
8. Evans và cộng sự (2000), “Macroprudential Indicators of Financial System Soundness”,IMF 
Occasional Paper (No. 192). 
9. FSB, IMF, BIS (2011), “Macroprudential Policy Tools and Frameworks”, Progress Report to 
G20, October 2011 
10. IMF (1998), “Toward a framework for a sound financial system”, IMF Publication, January 
1998 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_mot_so_giai_phap_nham_han_che_rui_ro_he_thong.pdf