Trung tâm thông tin thư viện UEF phục vụ học tập theo học chế tín chỉ

Hiện nay triết lý giáo dục lấy sinh viên làm trung tâm, phát huy tối đa khả năng tự học, tự nghiên cứu và tính sáng tạo của

họ bắt đầu trở nên phổ biến ở nước ta. Học chế

tín chỉ là một học chế mềm dẻo, linh hoạt, kích

thích, tăng cường tính chủ động, độc lập, sáng tạo

của sinh viên, đảm bảo sự liên thông dễ dàng trong

quá trình học tập, đào tạo ra những con người thích

ứng nhanh với thị trường lao động cạnh tranh. Đào

tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi tính tự giác cao

của sinh viên trong việc tự học, tự nghiên cứu, biết

cách chủ động khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn

tài liệu được lưu giữ trong các thư viện để trở thành

con người tri thức - nguồn lực quan trọng nhất và là

tài nguyên vô tận nhất của mọi quốc gia.

pdf 6 trang yennguyen 6540
Bạn đang xem tài liệu "Trung tâm thông tin thư viện UEF phục vụ học tập theo học chế tín chỉ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trung tâm thông tin thư viện UEF phục vụ học tập theo học chế tín chỉ

Trung tâm thông tin thư viện UEF phục vụ học tập theo học chế tín chỉ
Số 2 - Tháng 12/2009 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 31
Nghiên cứu & Trao đổi
trợ sinh viên phát triển toàn diện, giúp sinh viên 
hình thành thói quen học tập liên tục suốt đời và rèn 
luyện kỹ năng tra cứu tìm kiếm thông tin, mở rộng 
tầm hiểu biết để giải quyết những vấn đề phát sinh 
trong đời sống thực tiễn. Những sinh viên thường 
xuyên sử dụng thư viện, tiếp cận tri thức và thông 
tin bằng con đường tự học, tự nghiên cứu, chắc 
chắn khi ra trường có thể đương đầu với những đòi 
hỏi đa dạng của nghề nghiệp, có thể vươn lên trong 
một thế giới đang thay đổi nhanh chóng.
Sự tương tác diễn ra giữa giảng viên và sinh 
viên, giữa sinh viên - sinh viên trong học chế tín chỉ 
sẽ ngày càng mạnh nếu TTTT-TV có một nguồn tài 
liệu học tập giấy và điện tử đầy đủ, bảo đảm tính 
cập nhật cao, theo sát các chương trình đào tạo, liên 
thông với hệ thống thư viện điện tử trong, ngoài 
nước. 
Để khắc phục những bất cập và hạn chế về cơ 
sở vật chất kỹ thuật và vốn tài liệu giấy, TTTT-TV 
đã cố gắng phát triển nguồn thông tin điện tử bằng 
cách tận dụng, khai thác triệt để nguồn tư liệu miễn 
phí trên mạng và tăng cường mối quan hệ hợp tác 
với các thư viện cùng chuyên ngành đào tạo, các 
trung tâm thông tin. Giải pháp được ưu tiên hàng 
đầu trong việc phát triển nguồn tư liệu là xây dựng 
các CSDL giáo trình, bài giảng, CSDL tài liệu tham 
khảo học tập, CSDL báo-tạp chí, CSDL công trình 
nghiên cứu, CSDL luận văn, luận án, các bộ sưu tập 
 ở dạng sẵn sàng phục vụ.
Sau gần 18 tháng hoạt động, tính đến đầu tháng 
11/2009, khi sử dụng thư viện điện tử của TTTT- 
TV, sinh viên có thể khai thác được toàn văn tài liệu 
điện tử tập hợp từ các nguồn khác nhau với 13.217 
nhan đề (trong đó có 3.100 nhan đề bài trích báo - 
tạp chí tiếng Việt):
Hiện nay triết lý giáo dục lấy sinh viên làm trung tâm, phát huy tối đa khả năng tự học, tự nghiên cứu và tính sáng tạo của 
họ bắt đầu trở nên phổ biến ở nước ta. Học chế 
tín chỉ là một học chế mềm dẻo, linh hoạt, kích 
thích, tăng cường tính chủ động, độc lập, sáng tạo 
của sinh viên, đảm bảo sự liên thông dễ dàng trong 
quá trình học tập, đào tạo ra những con người thích 
ứng nhanh với thị trường lao động cạnh tranh. Đào 
tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi tính tự giác cao 
của sinh viên trong việc tự học, tự nghiên cứu, biết 
cách chủ động khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn 
tài liệu được lưu giữ trong các thư viện để trở thành 
con người tri thức - nguồn lực quan trọng nhất và là 
tài nguyên vô tận nhất của mọi quốc gia. 
 Một trong những yếu tố quan trọng về cơ sở 
vật chất có ảnh hưởng lớn tới chất lượng đào tạo 
theo học chế tín chỉ tại UEF chính là nguồn tài 
liệu học tập trong Trung tâm Thông tin - thư viện 
(TTTT-TV). Nguồn tài liệu học tập tại TTTT-TV 
được xây dựng thành những bộ sưu tập có hệ thống 
bao gồm những nguồn tin và tài liệu phù hợp với 
các chuyên ngành đào tạo của trường, được phản 
ánh trong bộ máy tra cứu thông tin, được cập nhật 
thường xuyên, được bảo quản lâu dài. 
Nguồn tài liệu học tập thường có sức hút rất lớn 
đối với những sinh viên học tập với thái độ tích 
cực, chủ động tìm kiếm và tham khảo các tài liệu 
phù hợp với từng môn học, từng chuyên đề khác 
nhau. Sự định hướng của giảng viên từng môn học 
chỉ có kết quả thật sự khi đi liền với việc khai thác 
có hiệu quả nguồn tài liệu học tập phong phú trong 
thư viện. 
Ngay từ khi thành lập, TTTT-TV UEF đã chú 
trọng đến việc xây dựng thư viện điện tử. Phát triển 
nguồn tài nguyên thông tin điện tử phục vụ nghiên 
cứu và học tập được coi là một 
khâu cơ bản và trọng yếu trong 
hoạt động của TTTT-TV. Vì vậy, 
mặc dù còn nhiều hạn chế về cơ 
sở vật chất kỹ thuật và vốn tài liệu 
giấy, TTTT-TV UEF đã nhanh 
chóng hòa mình vào dòng chảy 
của thư viện đại học hiện đại, tạo 
nên môi trường tự học lý tưởng cho sinh viên, hỗ 
Nguồn Số lượng
Nguồn Download trên Internet 8.868 nhan đề
Mua CD-Rom 129 CD (205 nhan đề)
Nguồn CD-Rom kèm sách 1.150CD (216 nhan đề)
Nguồn tặng biếu, trao đổi 3.928 nhan đề sách, luận văn
PGS.TSKH. BÙI LOAN THÙY
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 2 - Tháng 12/2009
 Nghiên cứu & Trao đổi
 Nguồn quốc tế Nguồn trong nước
- CSDL sáng chế
- CSDL Điện-Điện tử-Viễn thông
- CSDL công trình nghiên cứu khoa học
- CSDL công trình nghiên cứu công nghệ
- CSDL tiêu chuẩn quốc tế
- CSDL kết quả nghiên cứu Quốc gia
- CSDL nhãn hiệu hàng hóa
- CSDL tiêu chuẩn Việt Nam
- CSDL Luận văn khoa học Mỹ
Tên môn loại tri thức Số lượt Tỷ lệ %
Tin học – Thông tin, tổng loại 92 9.82
Triết học & Tâm lý học 52 5.55
Tôn giáo 2 0.21
Khoa học xã hội (Kinh tế, tài chính, thương mại) 268 28.63
Ngôn ngữ 134 14.31
Khoa học tự nhiên & Toán học 173 18.48
Công nghệ - Khoa học ứng dụng (quản lý, quản trị, 
marketing) 113 12.07
Nghệ thuật & Vui chơi giải trí 1 0.10
Văn học 85 9.08
Lịch sử & Địa lý 16 1.70
Tổng cộng 936 100
Tài liệu in Lượt vào thư viện Lượt đọc tại chỗ Lượt mượn về nhà
Số lượng 6.839 936 2180
Ngoài ra, kể từ tháng 10/2009, UEF hợp đồng với Trung tâm Thông tin KH&CN TP Hồ Chí 
Minh để giảng viên, sinh viên được quyền truy cập các CSDL ngoại văn và tiếng Việt của CESTI, 
sử dụng các dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến, dịch vụ cung cấp thông tin trọn gói theo chủ đề. 
Các CSDL ngoại văn và tiếng Việt được quyền truy cập miễn phí gồm:
- CSDL toàn văn Wilson 
- CSDL thư mục Engineering Village 2
- Các CSDL tóm tắt: 
Riêng đối với CSDL toàn văn ProQuest, giảng viên, sinh viên chỉ được phép truy cập khi nộp 
phí 200.000 đ/1năm.
Ngay từ khi bắt đầu phục vụ, TTTT-TV đã theo dõi thường xuyên thực trạng tự học của sinh 
viên. Các số liệu thu thập được từ 06/2008 đến 25/10/2009 thể hiện trong các bảng dưới đây:
Lượt đọc tài liệu tại chỗ: 
32
Số 2 - Tháng 12/2009 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 33
Nghiên cứu & Trao đổi
Tên môn loại tri thức Số lượt Tỷ lệ %
Tin học - Thông tin, tổng loại 329 22.47
Triết học & Tâm lý học 15 1.02
Khoa học xã hội (Kinh tế, tài chính, thương mại) 705 48.16
Ngôn ngữ 33 2.25
Khoa học tự nhiên & Toán học 10 0.68
Công nghệ - Khoa học ứng dụng (quản lý, quản trị, marketing) 352 24.04
Văn học 15 1.02
Lịch sử & Địa lý 5 0.34
Tổng 1.464 lượt 100
Môn loại
Khoa
Tổng Tỷ lệ %TCNH I TCNH II QTKD KT CNTT
Tin học - Thông tin, 
tổng quát 42 62 27 29 46 206 9.49
Triết học & Tâm lý 
học 16 59 43 10 9 137 6.28
Tôn giáo 0 0 0 0 0 0 0
Khoa học xã hội 
(Kinh tế, tài chính, 
thương mại) 236 419 150 82 13 900 41.28
Ngôn ngữ 51 80 49 28 1 209 9.58
Khoa học tự nhiên & 
Toán học 46 114 61 34 1 256 11.74
Công nghệ - Khoa 
học ứng dụng (quản 
lý, quản trị, marke-
ting) 110 106 84 31 3 334 15.32
Nghệ thuật & Vui 
chơi giải trí 0 1 1 0 0 2 0.09
Văn học 21 63 13 8 10 115 5.27
Lịch sử & Địa lý 0 17 3 1 0 21 0.96
 Tổng số lượt mượn 2180 100
Từ 06/2008- 04/2009 05/2009 06/2009 07/2009 08/2009 09/2009 10/2009
281 185 132 207 69 282 308
Lượt mượn tài liệu về nhà: 
Tổng lượt truy cập tài liệu điện tử:1.464 , trong đó: 
Nội dung lĩnh vực tri thức được sinh viên truy cập thể hiện như 
sau:
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 2 - Tháng 12/200934
 Nghiên cứu & Trao đổi
Các số liệu đọc tại chỗ, mượn sách in, truy cập 
tài liệu điện tử ở trên cho thấy sinh viên quan tâm 
nhiều đến tài liệu thuộc các chuyên ngành đang 
theo học và chủ yếu là sử dụng các tài liệu do giảng 
viên giới thiệu. Sinh viên học chủ yếu theo giáo 
trình do UEF biên soạn, nhu cầu tham khảo thêm 
các loại hình tài liệu khác trong thư viện còn khá 
thấp. Số lượng sinh viên sử dụng thư viện điện tử 
tuy tăng dần nhưng cũng còn rất hạn chế.
Việc sử dụng, khai thác nguồn tài liệu điện tử 
của thư viện chưa hiệu quả do nhiều nguyên nhân:
- Thói quen sử dụng tài liệu điện tử chỉ mới hình 
thành, tập trung vào một số ít sinh viên.
- Khi sử dụng tài liệu điện tử, sinh viên muốn 
tải toàn bộ nội dung về máy tính cá nhân, nhưng 
việc phục vụ tại thư viện phải tuân theo quy định 
của Luật bản quyền, Luật Sở hữu trí tuệ. Có những 
tài liệu điện tử thư viện chỉ phục vụ đọc, không cho 
phép download. 
- Các tài liệu cho phép sinh viên download toàn 
văn bằng tiếng Anh khá nhiều nhưng số lượng sinh 
viên muốn tải về lại không nhiều. 
- Tiến độ thiết kế website, cổng thông tin của 
thư viện quá chậm nên thư viện gặp khó khăn trong 
hoạt động marketing về nguồn tài liệu điện tử. 
- Việc hướng dẫn sinh viên khai thác nguồn tài 
liệu điện tử hiệu quả thấp do sinh viên coi đây là 
sinh hoạt ngoại khóa nên tham gia không đầy đủ, 
hoặc do thiếu máy tính để hướng dẫn, hoặc nếu số 
lượng sinh viên quá đông vào mỗi đợt hướng dẫn 
thì các chuyên viên thư viện không thể kiểm soát 
được hết sinh viên, hoặc sinh viên chưa nhận thức 
được tầm quan trọng của nguồn tài liệu điện tử 
tham khảo, chỉ muốn học theo tên giáo trình chính 
của môn học v.v.
Theo kết quả khảo sát đầu năm học 2009-2010 
của phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng, tỷ lệ 
sinh viên đồng ý với câu hỏi “Thư viện có các tài 
liệu mà bạn cần để hỗ trợ cho việc học tập các môn 
học” chiếm 64.3%. Con số này cho thấy nhu cầu 
sử dụng thư viện của sinh viên UEF còn thấp vì tỷ 
lệ không đồng ý chỉ chiếm 35,7%, nghĩa là chỉ có 
xấp xỉ 1/3 sinh viên cho rằng thư viện còn thiếu 
các tài liệu hỗ trợ cho việc học tập. Thực tế TTTT-
TV UEF còn thiếu rất nhiều tài liệu, đặc biệt trong 
trường hợp so sánh với các thư viện đại học cùng 
chuyên ngành đào tạo như đại học kinh tế quốc dân 
Hà Nội, đại học kinh tế TPHCM thì vốn tài liệu in 
của TTTT-TV UEF còn rất khiêm tốn, số lượng tài 
liệu điện tử được sinh viên khai thác sử dụng còn 
rất hạn chế. 
Ngoài ra, trong thời gian gần đây có hiện tượng 
sinh viên vào thư viện khá đông, nhưng lại là để 
học nhóm hoặc nghỉ ngơi sau giờ học trên lớp, việc 
sử dụng tài liệu chưa tăng lên đột biến mặc dù sinh 
viên khóa 3 đã nhập học. 
Chính vì vậy, việc sinh viên phản ánh “Hệ 
thống sách thư viện còn ít, nhất là các sách chuyên 
khảo, thiếu tài liệu ngoại ngữ, các tài liệu luyện thi 
IELTS” là chính xác. Nguyên nhân chính là do thư 
viện mới thành lập từ 6/2008 nên số lượng sách 
chuyên khảo mà các giảng viên yêu cầu sinh viên 
cần tham khảo chưa thể bổ sung hồi cố đầy đủ vì bị 
phụ thuộc vào thị trường xuất bản (có những cuốn 
không còn trên thị trường).
Việc phát triển nguồn tài liệu học tập phục vụ 
đào tạo theo tín chỉ hiện nay là cấp thiết. Học chế 
tín chỉ đòi hỏi TTTT-TV phải đáp ứng được đầy đủ 
yêu cầu đọc, mượn tài liệu bắt buộc và nhu cầu tài 
liệu tham khảo của sinh viên. Vì vậy TTTT-TV đang 
tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau:
1. Xây dựng chính sách bổ sung theo hướng sát 
hợp với các đề cương môn học theo tín chỉ đã được 
Hội đồng khoa học của các khoa, bộ môn thông 
qua và được nhà trường phê duyệt. Trong kế hoạch 
bổ sung của thư viện đặc biệt chú ý đến các môn 
học của từng ngành đào tạo. Thư viện tiến hành cập 
nhật danh mục tài liệu bắt buộc và danh mục tài 
liệu tham khảo từng môn học của tất cả môn học 
chung và các môn học chuyên ngành của các khoa, 
bộ môn. 
Do từng giảng viên có thể có những điều chỉnh, 
thay đổi hoặc bổ sung mới theo từng năm học, hoặc 
cùng một môn học có thể do các giảng viên khác 
nhau đảm nhiệm, họ có thể đòi hỏi sinh viên đọc 
những tài liệu khác nhau, nên việc cập nhật các 
danh mục tài liệu bắt buộc và danh mục tài liệu 
tham khảo của từng môn học hết sức quan trọng. 
Việc cập nhật này chỉ có thể làm tốt nếu có sự hỗ 
trợ nhiệt tình của phòng đào tạo và các khoa, bộ 
môn để thư viện có thể nắm bắt kịp thời các thay 
đổi về chương trình, thay đổi trong danh mục tài 
liệu các giảng viên cung cấp cho sinh viên theo 
từng học kỳ, kể cả học kỳ hè.
Số 2 - Tháng 12/2009 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
Nghiên cứu & Trao đổi
35
2. Điều chỉnh kịp thời chính sách bổ sung trên cơ 
sở quan hệ chặt chẽ với phòng đào tạo để nắm vững 
sự biến động hàng năm về số lượng chuyên ngành 
đào tạo các bậc học, các loại hình đào tạo chính 
quy, ngắn hạn, liên kết đào tạo với nước ngoài; số 
lượng sinh viên đang học tập tại trường; Nắm bắt 
kịp thời chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, 
học tập các chuyên ngành đào tạo của trường, các 
chương trình hợp tác nghiên cứu, chương trình liên 
kết đào tạo với cơ sở đào tạo quốc tế.... 
3. Nắm danh sách giảng viên theo các môn học 
chung và chuyên ngành của các khoa, bộ môn, 
trình độ, học vị, học hàm, chức danh, số điện thoại 
của họ để khi cần thiết có thể liên hệ trực tiếp với 
giảng viên, đề nghị họ cho mượn các tài liệu đã giới 
thiệu với sinh viên trên lớp mà thư viện không thể 
bổ sung được. Khi đã được giảng viên cho mượn, 
thư viện phải nhanh chóng số hóa các tài liệu này 
để phục vụ kịp thời cho sinh viên và hoàn trả đúng 
hạn theo thỏa thuận với giảng viên. 
Đội ngũ giảng viên thường có nguồn tư liệu 
riêng từ các chuyến đi công tác, học tập ở trong 
nước và nước ngoài, dự các hội nghị, hội thảo khoa 
học. Vì vậy thư viện phải thiết lập mối quan hệ 
tốt với các giảng viên để bổ sung những tài liệu 
ít gặp trên thị trường xuất bản. Phải thiết lập mối 
quan hệ thân thiện với các GS, Phó GS, tiến sĩ 
thường xuyên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa 
học cấp Bộ, ngành, đề tài nhánh cấp nhà nước, cấp 
trường, các giảng viên viết giáo trình, sách chuyên 
khảo, tài liệu tham khảo, bài báo khoa học để họ tư 
vấn về nguồn tài liệu chính thống và nguồn tài liệu 
xám cần bổ sung.
 4. Tăng cường khả năng thích ứng của 
nguồn tài liệu học tập thông qua các sản phẩm và 
dịch vụ thông tin-thư viện. Hoàn thiện bộ máy tra 
cứu tìm tin hiện đại, chỉ dẫn một cách rõ ràng quyền 
và mức được phép khai thác các tài liệu, các nguồn 
tin, các bộ sưu tập. Chủ động cung cấp các điều 
kiện thuận lợi cho người sử dụng khai thác, truy 
cập một cách hợp pháp qua cổng thông tin với giao 
diện trên nền Web, với ngôn ngữ giao diện bằng 
tiếng Việt, tiếng Anh đến các cơ sở dữ liệu, ngân 
hàng dữ liệu, các nguồn tin theo yêu cầu của người 
dạy-người học. 
 5. Phát triển mạnh kho học liệu cả dạng 
giấy và điện tử, phấn đấu đạt đầy đủ số đầu sách, 
giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng 
nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của người 
dạy-người học. Nâng cao tổng số đầu sách gắn với 
các ngành/chuyên ngành đào tạo có cấp bằng của 
trường. 
6. Tập trung nhân lực để xây dựng hoàn chỉnh 
các loại cơ sở dữ liệu toàn văn đặc biệt quan trọng 
đối với học chế tín chỉ như CSDL toàn văn giáo 
trình, bài giảng, đề cương chi tiết các môn học; 
CSDL toàn văn đề tài nghiên cứu khoa học; CSDL 
toàn văn luận văn, luận án, CSDL toàn văn môn 
học.
7. Thiết kế các trang web tìm kiếm và chia sẻ 
thông tin về các hệ thống quản lý giáo trình và các 
sản phẩm thông tin trong môi trường điện tử.
8. Thực hiện việc hợp tác, chia sẻ nguồn lực 
thông tin giữa các thư viện đại học cùng hệ thống 
và ngoài hệ thống trong môi trường mạng.
9. Nâng cao chất lượng các buổi hướng dẫn sử 
dụng thư viện, cách thức tra cứu tìm tin, sử dụng 
thiết bị đa phương tiện cho sinh viên. Tổ chức các 
lớp đào tạo, huấn luyện người dùng tin về kiến thức 
thông tin, tuyên truyền phổ biến rộng rãi các quy 
định về quyền tác giả, sở hữu trí tuệ.
10. Chuyên viên thư viện tư vấn cho sinh viên 
xác định nhu cầu về nguồn tài liệu học tập của mình, 
lập danh sách từ khóa, xác định các nguồn tin liên 
quan đến môn học, hướng dẫn nguồn tin cần truy 
cập để thu thập thông tin cần thiết (cả truyền thống 
và điện tử), xây dựng các chiến lược tìm tin đơn 
giản sử dụng toán tử AND, áp dụng các chiến lược 
tìm tin này vào việc tìm kiếm thông tin trong OPAC 
và các loại CSDL, các trang Web, báo-tạp chí. 
Chuyên viên thư viện tư vấn cho sinh viên cách 
thức phân tích, tổng hợp thông tin, nhận xét đánh 
giá một cách có phê phán về chất lượng, tầm quan 
trọng của thông tin và sự phù hợp với nhu cầu/chủ 
đề đang theo học, suy nghĩ một cách có phê phán 
các thông tin thu thập được trong các tình huống 
khác nhau. Chuyên viên thư viện hướng dẫn sinh 
viên rèn luyện các kỹ năng cần có khi tự học, tự 
nghiên cứu như kỹ năng thu thập thông tin, kỹ năng 
lọc tin phù hợp với nhu cầu trên cơ sở đánh giá sự 
phù hợp, kỹ năng suy xét có phê phán.
11. Tổ chức Cơ sở dữ liệu môn học, nhanh 
chóng hoàn thiện Cơ sở dữ liệu này để tạo điều 
kiện thuận lợi cho sinh viên khai thác có hiệu quả 
CSDL MONHOC theo mô hình sau:
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 2 - Tháng 12/200936
 Nghiên cứu & Trao đổi
Thực hiện tốt các biện pháp kể trên chắc chắn 
TTTT-TV sẽ góp phần đào tạo ra những con người 
có khả năng suy nghĩ độc lập, tự tin, tự định hướng, 
tự kiểm soát tốt hơn quá trình học tập của mình, 
tạo thói quen sử dụng nguồn tài liệu học tập để tiếp 
thu kiến thức một cách chủ động và trau dồi khả 
năng nghiên cứu, biết cách xác định và sử dụng các 
nguồn tin một cách có hiệu quả.l 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 
của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Quy chế Đào tạo đại 
học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.
2. Các số liệu thu thập từ thực tiễn phục vụ của TTTT-
TV UEF.

File đính kèm:

  • pdftrung_tam_thong_tin_thu_vien_uef_phuc_vu_hoc_tap_theo_hoc_ch.pdf