Truy tìm căn nguyên tăng trưởng (Phần 2)

PHẦN III

CON NGƯỜI HÀNH ĐỘNG VÌ ĐỘNG CƠ

Trong phần II, chúng ta đã biết không có một công thức thần kỳ nào có thể biến

người nghèo trở thành giàu có. Viện trợ, đầu tư, giáo dục, kiểm soát dân số, điều

chỉnh chính sách cho vay hay xóa nợ đều không phải là liều thuốc tiên cho tăng

trưởng. Nguyên nhân là do các công thức nêu trên đã không dựa trên nguyên tắc cơ

bản của kinh tế học: đó là con người hành động vì động cơ. Ở phần III này, chúng ta

sẽ thấy, ngay cả khi chính phủ không cản trở thị trường tự do, người nghèo cũng

không có động cơ để thoát khỏi nghèo khổ. Để vượt qua những điều không may

mắn và thoát nghèo, người nghèo cần nhận được các động cơ trực tiếp do chính phủ

tạo nên. Đôi khi sự thiếu may mắn chứ không phải chính sách tồi tệ mới là nguyên

nhân của tình trạng này. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu các chính phủ đã

ngăn cản thị trường tự do và tạo ra những động cơ triệt tiêu tăng trưởng như thế

nào. Một trong những hoạt động hủy hoại nền kinh tế của chính phủ là tham

nhũng. Tạo ra động cơ chống tham nhũng và khuyến khích thị trường tự do thường

đòi hỏi chính phủ phải có những chính sách cải cách thể chế cơ bản, những chính

sách này sẽ buộc chính phủ chịu trách nhiệm trước luật pháp và trước các công dân

của mình. Ngay cả khi nguyên nhân rắc rối bắt nguồn từ chính sách của chính phủ

hay nạn tham nhũng thì chúng ta cũng chẳng làm được gì nhiều vì các viên chức

chính phủ có động cơ để đưa ra những chính sách hủy hoại nền kinh tế. Sự bất bình

đẳng và phân biệt dân tộc càng làm tăng khả năng chính phủ sử dụng các chính

sách hủy hoại nền kinh tế, bởi vì khi đó chính phủ sẽ hành động vì lợi ích của một

tầng lớp hay nhóm dân tộc nhất định chứ không phải vì lợi ích của cả quốc gia. Để

đảm bảo tăng trưởng kinh tế, chính phủ cần có những nỗ lực có ý thức trong việc

cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Thất bại trong tăng trưởng xảy

ra khi chúng ta, thông qua chính phủ, hoặc đã “làm những gì chúng ta lẽ ra không

nên làm” hoặc là “không làm những gì mà chúng ta nên làm”.

pdf 123 trang yennguyen 4940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Truy tìm căn nguyên tăng trưởng (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Truy tìm căn nguyên tăng trưởng (Phần 2)

Truy tìm căn nguyên tăng trưởng (Phần 2)
PHẦN	III
CON	NGƯỜI	HÀNH	ĐỘNG	VÌ	ĐỘNG	CƠ
Trong	phần	II,	chúng	ta	đã	biết	không	có	một	công	thức	thần	kỳ	nào	có	thể	biến
người	nghèo	trở	thành	giàu	có.	Viện	trợ,	đầu	tư,	giáo	dục,	kiểm	soát	dân	số,	điều
chỉnh	chính	sách	cho	vay	hay	xóa	nợ	đều	không	phải	là	liều	thuốc	tiên	cho	tăng
trưởng.	Nguyên	nhân	là	do	các	công	thức	nêu	trên	đã	không	dựa	trên	nguyên	tắc	cơ
bản	của	kinh	tế	học:	đó	là	con	người	hành	động	vì	động	cơ.	Ở	phần	III	này,	chúng	ta
sẽ	thấy,	ngay	cả	khi	chính	phủ	không	cản	trở	thị	trường	tự	do,	người	nghèo	cũng
không	có	động	cơ	để	thoát	khỏi	nghèo	khổ.	Để	vượt	qua	những	điều	không	may
mắn	và	thoát	nghèo,	người	nghèo	cần	nhận	được	các	động	cơ	trực	tiếp	do	chính	phủ
tạo	nên.	Đôi	khi	sự	thiếu	may	mắn	chứ	không	phải	chính	sách	tồi	tệ	mới	là	nguyên
nhân	của	tình	trạng	này.	Trong	phần	này,	chúng	ta	sẽ	tìm	hiểu	các	chính	phủ	đã
ngăn	cản	thị	trường	tự	do	và	tạo	ra	những	động	cơ	triệt	tiêu	tăng	trưởng	như	thế
nào.	Một	trong	những	hoạt	động	hủy	hoại	nền	kinh	tế	của	chính	phủ	là	tham
nhũng.	Tạo	ra	động	cơ	chống	tham	nhũng	và	khuyến	khích	thị	trường	tự	do	thường
đòi	hỏi	chính	phủ	phải	có	những	chính	sách	cải	cách	thể	chế	cơ	bản,	những	chính
sách	này	sẽ	buộc	chính	phủ	chịu	trách	nhiệm	trước	luật	pháp	và	trước	các	công	dân
của	mình.	Ngay	cả	khi	nguyên	nhân	rắc	rối	bắt	nguồn	từ	chính	sách	của	chính	phủ
hay	nạn	tham	nhũng	thì	chúng	ta	cũng	chẳng	làm	được	gì	nhiều	vì	các	viên	chức
chính	phủ	có	động	cơ	để	đưa	ra	những	chính	sách	hủy	hoại	nền	kinh	tế.	Sự	bất	bình
đẳng	và	phân	biệt	dân	tộc	càng	làm	tăng	khả	năng	chính	phủ	sử	dụng	các	chính
sách	hủy	hoại	nền	kinh	tế,	bởi	vì	khi	đó	chính	phủ	sẽ	hành	động	vì	lợi	ích	của	một
tầng	lớp	hay	nhóm	dân	tộc	nhất	định	chứ	không	phải	vì	lợi	ích	của	cả	quốc	gia.	Để
đảm	bảo	tăng	trưởng	kinh	tế,	chính	phủ	cần	có	những	nỗ	lực	có	ý	thức	trong	việc
cung	cấp	các	dịch	vụ	y	tế,	giáo	dục	và	cơ	sở	hạ	tầng.	Thất	bại	trong	tăng	trưởng	xảy
ra	khi	chúng	ta,	thông	qua	chính	phủ,	hoặc	đã	“làm	những	gì	chúng	ta	lẽ	ra	không
nên	làm”	hoặc	là	“không	làm	những	gì	mà	chúng	ta	nên	làm”.
Tạo	ra	động	cơ	phù	hợp	không	phải	là	một	công	thức	phát	triển	mới,	thần	kỳ,
mà	là	một	nguyên	tắc	được	tiến	hành	từng	bước,	trong	đó	cần	gạt	bỏ	hết	những
động	cơ	sai	lầm	gắn	liền	với	lợi	ích	của	một	nhóm	nào	đó	và	tạo	điều	kiện	để	ngày
càng	nhiều	cá	nhân	có	thể	tiếp	cận	các	động	cơ	đúng	đắn.	Cũng	giống	như	chặt	bỏ
những	bụi	gai	trên	con	đường	đi	tới	phát	triển,	nó	là	một	quá	trình	đấu	tranh	đầy
khó	khăn	để	mở	rộng	thêm	từng	khoảng	trống	phong	quang.	Đôi	khi	chúng	ta	thấy
rất	khó	khăn	và	không	thể	tiến	lên	được.	Sự	chồng	chéo	giữa	các	động	cơ	của	chính
phủ,	nhà	viện	trợ	và	người	dân	khiến	việc	tạo	ra	động	cơ	đúng	đắn	trở	nên	khó
khăn.	Tất	nhiên,	quan	điểm	tăng	trưởng	dựa	trên	động	cơ	có	thể	dẫn	đến	những	sai
lầm	tương	tự	như	các	công	thức	thần	kỳ	từng	thất	bại	trước	đó.	Chỉ	ra	thất	bại	rất	dễ,
nhưng	để	đưa	ra	ý	tưởng	thành	công	thì	lại	không	hề	đơn	giản.	Tuy	nhiên,	giờ	đây
chúng	ta	có	lợi	thế	hơn	những	người	đi	trước	vì:	(i)	chúng	ta	đã	có	40	năm	kinh
nghiệm	để	có	thể	rút	ra	những	thành	công	và	thất	bại;	(ii)	khoa	học	kinh	tế	đã	xây
dựng	thành	công	các	công	cụ	phân	tích,	giúp	đưa	những	hiểu	biết	sâu	sắc	hơn	vào
tăng	trưởng.
Ai	có	sẽ	được	nhận
Kẻ	không	sẽ	mất	đi
Kinh	Thánh	đã	nói	vậy
Và	đến	nay	vẫn	thế.
–	Billie	Holiday,	“Chúa	phù	hộ	đứa	bé”
Tiềm	năng	thu	nhập	tương	lai	là	động	lực	mạnh	mẽ	khiến	người	ta	có	thể	làm
bất	cứ	việc	gì.	Điều	gì	có	thể	tác	động	mạnh	đến	các	động	cơ	dành	cho	người	nghèo?
Nếu	như	công	nghệ	là	yếu	tố	quyết	định	sự	khác	biệt	về	thu	nhập	và	tăng	trưởng
giữa	các	quốc	gia	thì	tại	sao	các	nước	nghèo	lại	không	áp	dụng	các	công	nghệ	tiên
tiến?	Đáp	án	của	tất	cả	những	câu	hỏi	này	là:	hiệu	suất	tăng	dần.	Cụ	thể	là:	sự	lan
truyền	tri	thức,	kết	hợp	giữa	các	kỹ	năng	và	những	cái	bẫy	đói	nghèo.
Câu	chuyện	về	sự	lan	truyền,	kết	hợp	và	những	cái	bẫy	khiến	nhiều	nhà	kinh	tế
học	phải	ngạc	nhiên.	Tại	sao	một	khoản	đầu	tư	nhỏ	của	một	doanh	nhân
Bangladesh	có	tên	là	Noorul	Quader	vào	một	nhà	máy	sản	xuất	áo	sơ-mi	lại	có	thể
đe	dọa	ngành	dệt	may	nước	Mỹ?	Chiếc	vòng	chữ	O	bị	lỗi,	nguyên	nhân	gây	ra	vụ	nổ
tàu	vũ	trụ	Challenger,	và	sự	kém	phát	triển	của	Zambia	liên	quan	với	nhau	như	thế
nào?	Sự	xuất	hiện	các	khu	nhà	ổ	chuột	ở	đô	thị	có	liên	quan	thế	nào	với	tình	trạng
nghèo	khổ	ở	Ethiopia?	Tại	sao	sự	lan	truyền	kiến	thức	và	kết	hợp	kỹ	năng	lại	đẩy
người	nghèo	rơi	vào	những	cái	bẫy	đói	nghèo?
Trước	tiên,	chúng	ta	hãy	cùng	xem	xét	lại	các	động	cơ	cho	tăng	trưởng.	Tăng
trưởng	là	quá	trình	trở	nên	giàu	có	hơn.	Trở	nên	giàu	có	hơn	là	sự	lựa	chọn	giữa
tiêu	dùng	hiện	tại	và	tiêu	dùng	tương	lai.	Nếu	như	tôi	cắt	giảm	đáng	kể	tiêu	dùng
hiện	tại	và	tiết	kiệm	phần	lớn	thu	nhập	tiền	lương	của	tôi,	thì	sau	một	vài	năm,	tôi
sẽ	giàu	có	hơn	bởi	vì	tôi	sẽ	vừa	có	tiền	lương,	vừa	có	thu	nhập	từ	lãi	trên	khoản	tiết
kiệm	của	mình.	Ngược	lại,	nếu	tôi	tiêu	dùng	toàn	bộ	tiền	lương	hiện	tại,	tôi	sẽ	mãi
mãi	chỉ	có	khoản	thu	nhập	từ	tiền	lương	mà	thôi.
Tuy	nhiên,	theo	quan	điểm	cũ	về	tăng	trưởng	thì	các	khoản	tiết	kiệm	trong	nền
kinh	tế	không	ảnh	hưởng	gì	tới	tăng	trưởng	dài	hạn.	Tăng	trưởng	được	quyết	định
bởi	tốc	độ	tiến	bộ	công	nghệ.	Hiệu	suất	giảm	dần	có	nghĩa	là	các	khoản	tiết	kiệm
trong	nền	kinh	tế	sẽ	đẩy	lãi	suất	xuống	thấp	tới	mức	mà	tại	đó	nền	kinh	tế	có	mức
tiết	kiệm	vừa	đủ	để	theo	kịp	tiến	bộ	công	nghệ.	Do	đó,	tăng	trưởng	dài	hạn	sẽ	xảy	ra
với	tỷ	lệ	ngang	bằng	tốc	độ	tiến	bộ	công	nghệ	và	không	liên	quan	gì	tới	các	động	cơ
tiết	kiệm.
Nhưng	hiện	tượng	hiệu	suất	trên	vốn	giảm	dần	có	thật	sự	xảy	ra?	Các	lý	thuyết
tăng	trưởng	mới	khẳng	định	là	không.	Tại	sao	lại	là	không	khi	việc	có	thêm	máy
móc	cho	một	số	lượng	nhân	công	không	đổi	chắc	chắn	sẽ	dẫn	tới	hiện	tượng	hiệu
suất	giảm	dần	do	máy	móc?	Câu	trả	lời	là	vì	con	người	có	thể	tích	luỹ	vốn	công
nghệ,	hay	nói	cách	khác	tri	thức	về	các	công	nghệ	mới	sẽ	tiết	kiệm	được	lao	động.
Điều	này	rất	giống	với	quan	điểm	cho	rằng	tiến	bộ	công	nghệ	dẫn	đến	tăng
trưởng	trong	mô	hình	Solow.	Điểm	khác	biệt	với	mô	hình	Solow	là	việc	cho	phép
công	nghệ,	cũng	như	tất	cả	những	yếu	tố	khác	làm	tăng	sản	lượng	trong	điều	kiện	số
lượng	lao	động	bị	thúc	đẩy	bởi	động	cơ	không	đổi.
Ý	tưởng	cốt	lõi	ở	đây	khá	đơn	giản.	Hiệu	suất	giảm	dần	đòi	hỏi	một	yếu	tố	sản
xuất	phải	được	giữ	cố	định,	chẳng	hạn	như	lực	lượng	lao	động.	Nhưng	các	chủ
doanh	nghiệp	tìm	kiếm	lợi	nhuận	sẽ	tìm	cách	để	vượt	qua	hạn	chế	này.	Họ	sẽ	tìm
kiếm	các	công	nghệ	mới	để	tiết	kiệm	lao	động.
Ảnh	hưởng	này	của	các	chính	sách	kích	thích	tới	tăng	trưởng	là	điểm	khác	biệt
đáng	kể	so	với	mô	hình	Solow	đi	theo	quan	điểm	lỗi	thời,	tiến	bộ	công	nghệ	xảy	ra
bởi	những	lý	do	phi	kinh	tế	luôn	quyết	định	tăng	trưởng	trong	dài	hạn.	Giờ	đây,	các
thay	đổi	trong	động	cơ	về	thu	nhập	sẽ	thường	xuyên	làm	thay	đổi	tốc	độ	tăng
trưởng	kinh	tế.
Nhưng	công	nghệ	còn	có	một	số	đặc	điểm	khác	thường.	Tri	thức	công	nghệ	có
thể	lan	truyền	từ	người	này	sang	người	khác.	Công	nghệ	sẽ	mang	lại	hiệu	quả	tối	đa
khi	các	lao	động	tay	nghề	cao	kết	hợp	với	nhau.	Và	điều	này	dẫn	đến	nguy	cơ,
những	lao	động	kỹ	năng	thấp	có	thể	bị	đẩy	ra	khỏi	toàn	bộ	tiến	trình	và	vướng	vào
một	cái	bẫy.
Sự	lan	truyền
Một	ngày	tháng	4	năm	1980,	Công	ty	May	Desh	ở	Bangladesh	của	Noorul
Quader	cho	ra	đời	những	chiếc	áo	sơ-mi	đầu	tiên.	Trước	khi	Quader	thành	lập
Desh,	may	mặc	chỉ	là	một	ngành	nhỏ	ở	Bangladesh.	Các	công	nhân	may	mặc	của
Bangladesh	là	một	nhóm	nhỏ	lẻ,	chỉ	khoảng	40	người.
Trong	năm	đầu	tiên	hoạt	động,	nhà	máy	của	Quader	sản	xuất	được	43.000	chiếc
áo	sơ-mi.	Nhưng	một	nhà	máy	sản	xuất	số	lượng	sơ-mi	như	vậy	và	xuất	khẩu	với	giá
thành	1,28	đô-la	mỗi	chiếc,	đạt	tổng	doanh	thu	55.500	đô-la	vẫn	chưa	thấm	vào
đâu	nếu	so	với	tiêu	chuẩn	hiện	thời	của	Bangladesh:	con	số	55.500	đô-la	chưa	bằng
1/10.000	giá	trị	xuất	khẩu	của	Bangladesh	năm	1980.
Điều	ấn	tượng	là	những	gì	xảy	ra	sau	đó,	câu	chuyện	về	sự	lan	truyền,	những	kết
quả	không	ngờ	tới	và	hiệu	suất	tăng	dần.	Là	kết	quả	trực	tiếp	từ	nhà	máy	Desh	của
Noorul	Quader	và	doanh	số	55.500	đô-la	thủa	ban	đầu,	hiện	nay,	giá	trị	các	mặt
hàng	may	mặc	của	Bangladesh	đạt	gần	2	tỷ	đô-la,	chiếm	54%	tổng	giá	trị	xuất	khẩu
của	cả	nước.
Để	hiểu	rõ	tại	sao	55.500	đô-la	của	Quader	lại	có	thể	mang	lại	con	số	2	tỷ	đô-la
hiện	nay,	chúng	ta	phải	quay	trở	lại	thời	điểm	trước	khi	Desh	ra	đời.	Là	một	cựu
quan	chức	chính	phủ	với	mạng	lưới	quan	hệ	rộng	trên	trường	quốc	tế,	Quader	đã
tìm	được	một	đối	tác	cùng	thành	lập	nhà	máy	sản	xuất	áo	sơ-mi	đầu	tiên	ở
Bangladesh.	Đối	tác	này	là	một	nhà	sản	xuất	sản	phẩm	dệt	may	tầm	cỡ	thế	giới	–
công	ty	Daewoo	của	Hàn	Quốc.	Daewoo	lúc	bấy	giờ	đang	tìm	kiếm	một	cơ	sở	sản
xuất	mới	nhằm	tránh	hạn	ngạch	nhập	khẩu	mà	Mỹ	và	châu	Âu	áp	dụng	đối	với	các
sản	phẩm	may	mặc	của	Hàn	Quốc.	Hạn	ngạch	này	không	áp	dụng	cho	Bangladesh,
do	đó	một	doanh	nghiệp	Bangladesh	sẽ	giúp	Daewoo	đưa	sản	phẩm	áo	sơ-mi	đến
các	thị	trường	đang	khép	lại.
Daewoo	và	Công	ty	May	Desh	của	Quader	đã	ký	một	thỏa	thuận	hợp	tác	vào
năm	1979.	Điểm	cốt	yếu	của	thỏa	thuận	này	là	việc	Daewoo	sẽ	đưa	130	công	nhân
của	Desh	sang	đào	tạo	tại	nhà	máy	Pusan	của	Daewoo	tại	Hàn	Quốc.	Để	đổi	lại,
Desh	sẽ	trả	các	khoản	phí	và	hoa	hồng	bán	hàng	cho	Daewoo,	với	giá	trị	bằng	8%
doanh	số.
Sự	hợp	tác	này	là	một	thành	công	lớn	–	hay	thậm	chí	là	một	thành	công	trên	cả
tuyệt	vời	nếu	đứng	từ	phía	Daewoo.	Các	nhà	quản	lý	và	công	nhân	của	Desh	tiếp
thu	rất	nhanh.	Ngày	30	tháng	6	năm	1981,	chỉ	sau	hơn	một	năm	đi	vào	hoạt	động,
Quader	hủy	bỏ	thỏa	thuận	hợp	tác.	Lúc	này,	số	lượng	sản	phẩm	của	công	ty	đã	tăng
vọt	từ	43.000	chiếc	áo	sơ-mi	năm	1980	lên	2,3	triệu	chiếc	năm	1987.	Mặc	dù
Daewoo	không	bị	thiệt	hại	gì	từ	vụ	hợp	tác	này	nhưng	những	lợi	ích	từ	sự	đầu	tư	ban
đầu	vào	tri	thức	đã	lan	rộng	hơn	dự	tính	của	Daewoo.
Nhưng	ngay	cả	Desh	cũng	không	thể	kiểm	soát	nổi	cơn	sốt	sản	xuất	sơ-mi	đang
lan	truyền	tới	những	đối	tượng	khác.	Trong	suốt	thập	niên	1980,	trong	số	130	công
nhân	của	Desh	được	Daewoo	đào	tạo,	115	người	đã	rời	bỏ	Desh	để	thành	lập	các
công	ty	xuất	khẩu	hàng	may	mặc	của	riêng	họ.	Họ	đa	dạng	hóa	sản	xuất	tới	các	sản
phẩm	găng	tay,	áo	khoác	và	quần.	Chính	sự	bùng	nổ	các	công	ty	may	mặc	do	những
cựu	công	nhân	của	Desh	thành	lập	đã	giúp	Bangladesh	đạt	được	con	số	2	tỷ	đô-la
doanh	thu	xuất	khẩu	từ	hàng	may	mặc	như	ngày	nay.
Sự	bùng	nổ	của	ngành	may	mặc	ở	Bangladesh	cũng	nhanh	chóng	được	thế	giới
biết	đến.	Các	nhà	sản	xuất	hàng	may	mặc	ở	Mỹ	quá	kinh	ngạc	và	đã	vận	động	chính
phủ	bảo	vệ	trước	những	người	Bangladesh.	Dưới	sự	lãnh	đạo	của	Ronald	Reagon,
một	người	tin	tưởng	nhiệt	thành	vào	tự	do	thương	mại,	chính	phủ	Mỹ	đã	áp	đặt	các
hạn	ngạch	nhập	khẩu	hàng	may	mặc	đối	với	Bangladesh.	Rất	bình	tĩnh,	Bangladesh
tiến	hành	mở	rộng	thị	trường	sang	châu	Âu	và	vận	động	nới	lỏng	hạn	ngạch	thành
công	trên	thị	trường	Mỹ.	Mặc	dù	vẫn	dễ	bị	tác	động	trước	các	chính	sách	thương
mại	thế	giới	nhưng	hiện	nay,	ngành	sản	xuất	này	của	Bangladesh	đang	ngày	càng
vững	mạnh.
Tôi	không	có	ý	định	đưa	câu	chuyện	này	ra	như	là	một	bài	học	về	việc	làm	cách
nào	để	một	quốc	gia	thành	công.	Tôi	chỉ	muốn	dùng	câu	chuyện	này	để	minh	họa
cho	hiện	tượng	hiệu	suất	tăng	dần.
Câu	chuyện	về	sự	ra	đời	ngành	may	mặc	của	Bangladesh	cho	thấy	đầu	tư	vào	tri
thức	không	chỉ	đem	lại	lợi	nhuận	cho	những	nhà	đầu	tư	ban	đầu.	Tri	thức	có	tính
lan	truyền.
Đầu	tư	vào	tri	thức
Nhà	kinh	tế	học	Paul	Romer	khẳng	định,	tri	thức	gia	tăng	khi	được	chủ	động
đầu	tư.	Solow	xem	tri	thức	công	nghệ	độc	lập	với	mức	độ	đầu	tư.	Đối	với	Solow,	tri
thức	ra	đời	từ	những	yếu	tố	phi	kinh	tế,	chẳng	hạn	như	khoa	học	cơ	bản.	Nhưng	nếu
như	tri	thức	tạo	ra	được	lợi	ích	kinh	tế	to	lớn,	thì	người	ta	sẽ	đáp	lại	động	cơ	này
bằng	cách	tích	luỹ	tri	thức.
Đầu	tư	vào	tri	thức	hiện	diện	ở	mọi	khía	cạnh	trong	ví	dụ	về	Công	ty	Desh.	Tại
sao	vai	trò	của	Daewoo	lại	có	giá	trị	như	vậy?	Tại	sao	Bangladesh	lại	không	tự	mình
sản	xuất	áo	sơ-mi	trước	khi	Daewoo	giúp	đỡ?	Câu	trả	lời	là	Daewoo	biết	cách	làm
thế	nào	để	sản	xuất	áo	sơ-mi	và	bán	chúng	trên	thị	trường	thế	giới.	Kể	từ	khi	hãng
Daewoo	được	thành	lập	năm	1967,	các	nhà	quản	trị	và	công	nhân	của	hãng	đã	tạo
ra	những	tri	thức	mới	về	sản	xuất	hàng	may	mặc.	Những	tri	thức	đó	sau	này	trở	nên
giá	trị	đối	với	nhiều	người	khác,	như	Noorul	Quader,	và	sẽ	được	truyền	lại	cho	các
công	nhân	công	ty	Desh.	Các	công	nhân	Desh	bắt	đầu	tham	gia	khóa	học	cắt,	may,
hoàn	thiện	và	vận	hành	máy	ở	nhà	máy	của	Daewoo	tại	Pusan,	Hàn	Quốc,	từ	ngày	1
tháng	4	tới	30	tháng	11	năm	1979.	Sự	đầu	tư	của	Daewoo	vào	năm	1967	đã	tạo	ra
những	tri	thức	có	thể	được	bán	lại	cho	Desh	vào	năm	1979.
Tạo	ra	tri	thức	không	có	nghĩa	là	tạo	ra	các	công	nghệ	hoàn	toàn	mới.	Một	số
khía	cạnh	trong	công	nghệ	sản	xuất	hàng	may	mặc	có	thể	có	tuổi	đời	vài	thế	kỷ.	Các
ý	tưởng	công	nghệ	phù	hợp	có	thể	đã	xuất	hiện	đâu	đó	ở	nơi	này	nơi	khác,	nhưng
chỉ	có	những	người	áp	dụng	chúng	mới	có	thể	thật	sự	học	và	dạy	lại	những	tri	thức
này	cho	người	khác.
Trở	lại	trường	hợp	Bangladesh,	tri	thức	tiếp	tục	được	đầu	tư	khi	Daewoo	và	Desh
tùy	biến	các	phương	pháp	của	Daewoo	theo	điều	kiện	địa	phương.	Một	trở	ngại	cần
vượt	qua	là	hệ	thống	thương	mại	nặng	tính	bảo	hộ	của	Bangladesh.	Các	nhà	sản
xuất	sẽ	khó	lòng	cạnh	tranh	tốt	trên	thị	trường	thế	giới	nếu	họ	phải	trả	một	mức	giá
cao	hơn	nhiều	lần	giá	thế	giới	cho	các	sản	phẩm	sợi	do	thuế	quan	và	hạn	ngạch	của
chính	phủ.	Để	giải	quyết	tình	hình,	chính	phủ	Bangladesh	đã	thực	hiện	một	giải
pháp	có	tên	là	hệ	thống	hàng	lưu	kho	có	ràng	buộc	đặc	biệt	cho	nguyên	liệu	nhập
khẩu	miễn	thuế	đối	với	những	nhà	xuất	khẩu	như	Desh.	Hiểu	rất	tường	tận	hệ	thống
lưu	kho	có	ràng	buộc	đặc	biệt	này,	Daewoo	đã	vừa	hướng	dẫn	Desh	sử	dụng,	vừa	cố
vấn	cho	chính	phủ	Bangladesh	quản	lý	hệ	thống	một	cách	hiệu	quả.
Daewoo	và	Desh	cũng	hướng	dẫn	các	ngân	hàng	địa	phương	của	Bangladesh	mở
thư	tín	dụng	giáp	lưng	(back-to-back	import	letters	of	credit).	Họ	tìm	kiếm	sự	ủng
hộ	của	chính	phủ	thông	qua	hình	thức	này	trong	điều	kiện	ngoại	hối	bị	kiểm	soát
chặt	chẽ.
Công	ty	Tài	chính	Empire	Capital	Group	Inc.	Ở	California	đã	đưa	ra	cách	giải
thích	đơn	giản	sau	đây	về	hình	thức	thư	tín	dụng	nhập	khẩu	giáp	lưng:
“Chúng	tôi	sẽ	mở	thư	tín	dụng	giáp	lưng	khi	bên	trung	gian	mong	muốn	tách
riêng	bên	sản	xuất	và	bên	mua	vì	lý	do	cạnh	tranh	nhưng	đồng	thời	vẫn	bảo	đảm
thanh	toán	cho	các	bên	liên	quan.	Hình	thức	này	hoạt	động	hết	sức	đơn	giản.	Thư
tín	dụng	đến	(incoming	L/C)	được	mở	cho	người	cho	vay	được	chỉ	định	là	người	thụ
hưởng.	Đây	là	hình	thức	thanh	toán	chính	và	thường	là	duy	nhất	đối	với	hoạt	động
nhập	khẩu.	Người	cho	vay	mở	một	thư	tín	dụng	đi	(outgoing	L/C),	tức	thư	tín	dụng
thứ	hai	cho	người	thụ	hưởng	do	các	bạn	chỉ	định.	Các	điều	khoản	và	điều	kiện
thanh	toán	trong	thư	tín	dụng	đi	thường	giống	như	trong	thư	tín	dụng	đến.	Tuy
nhiên,	việc	sử	dụng	thư	tín	dụng	giáp	lưng	cho	phép	tồn	tại	“sự	khác	biệt	trong	các
điều	kiện”	và	giảm	thiểu	rủi	ro	hoạt	động.	Ví	dụ,	thư	tín	dụng	chính	nêu	ra	việc
thanh	toán	cho	các	hàng	nội	thất	đã	được	lắp	ráp.	Nhưng	hiệu	quả	về	chi	phí	đòi
hỏi	phải	chèn	các	sản	phẩm	này	để	vừa	với	công-ten-nơ	chở	hàng.	Giải	pháp	trong
trường	hợp	này	là	sử	dụng	thư	tín	dụng	giáp	lưng.	Theo	quy	định	chung,	người	cho
vay	sẽ	không	chấp	nhận	bất	kỳ	mức	độ	rủi	ro	nào	trong	hoạt	động.	“
Chúng	ta	có	thể	thấy	tại	sao ... –	những	nhà	kinh	tế	học,	những	người	làm	việc	tại	những	nước
nghèo	cũng	cần	phải	bỏ	thói	kiêu	ngạo	trong	quá	khứ	của	mình.	Vấn	đề	biến	một
nước	nghèo	trở	thành	một	nước	giàu	khó	hơn	nhiều	so	với	suy	nghĩ	của	chúng	ta.
Chúng	ta	có	thể	dễ	dàng	mô	tả	những	vấn	đề	còn	tồn	tại	trong	các	nước	nghèo	hơn
là	cung	cấp	những	giải	pháp	thực	tế	để	xóa	đói	giảm	nghèo	cho	họ.	Những	lời
khuyên	mà	tôi	đưa	ra	ở	đây	không	phải	là	thần	dược	–	chúng	đòi	hỏi	các	bệnh	nhân
sự	nỗ	lực	và	tiền	bạc	để	thực	hiện.	Không	có	gì	đáng	buồn	hơn	khi	tất	cả	cùng	từ	bỏ
công	cuộc	tìm	kiếm	chung.
Khi	nhớ	lại	chuyến	tham	quan	đến	trường	phổ	thông	dành	cho	nữ	sinh	tại
Pakistan	tại	một	vùng	quê	tuyệt	đẹp	với	những	cánh	đồng	lúa	mạch	chín	vàng	và
những	con	kênh	mang	nguồn	nước	quý	giá,	tôi	nghĩ	đến	những	nữ	sinh	tung	hoa
chúc	mừng	đang	không	có	sách	học	và	hy	vọng	tương	lai	sẽ	tốt	đẹp	hơn	đối	với	họ.
Hi	vọng	công	cuộc	tìm	kiếm	tăng	trưởng	cho	50	năm	tới	sẽ	thành	công	hơn	50	năm
vừa	qua,	và	hi	vọng	sẽ	ngày	càng	nhiều	những	nước	nghèo	trở	nên	thịnh	vượng.
Nhóm	dịch	giả	nghiên	cứu	sinh	tại	Mỹ
•	Đặng	Hoàng	Hải	Anh	(University	of	Minnesota)
•	Đỗ	Quốc	Anh	(Harvard	University)
•	Lê	Tuấn	Anh	(New	York	University,	Stern	School	of	Business)
•	Phạm	Tuấn	Anh	(Princeton	University,	Woodrow	Wilson	School	of	Public
Policy)
•	Lại	Việt	Anh	(Boston	University)
•	Nguyễn	Đức	Dũng	(Northeastern	University)
•	Bùi	Vi	Dương	(Harvard	University,	School	of	Design)
•	Tô	Văn	Hòa	(Suffolk	University)
•	Vũ	Hoàng	Linh	(University	of	Minnesota)
•	Đỗ	Lê	Thu	Ngọc	(Harvard	University,	Kennedy	School	of	Government)
•	Bùi	Minh	Phương	(University	of	Toulouse	I)
•	Nguyễn	Quang	Thắng	(University	of	Texas	at	Austin)
•	Dương	Xuân	Trường	(University	of	Minnesota,	Carlson	School	of
Management)
ÁC	MỘNG	ĐẠI	KHỦNG	HOẢNG	1929
Cuộc	đại	khủng	hoảng	1929	xuất	phát	từ	nước	Mỹ	đã	làm	sụp
đổ	cả	thị	trường,	kéo	theo	12	năm	khủng	hoảng	trên	phạm	vi	toàn
thế	giới	và	chỉ	kết	thúc	khi	Chiến	tranh	Thế	giới	thứ	hai	bắt	đầu
nổ	ra.	Nó	được	đánh	giá	là	“thảm	họa	tài	chính”	lớn	nhất	trong
lịch	sử	nước	Mỹ.	Và	giờ	đây,	toàn	thế	giới	lại	đang	phải	đối	mặt
với	một	cuộc	khủng	hoảng	mới	mà	nếu	không	ngăn	chặn	kịp	thời
sẽ	có	nguy	cơ	bùng	phát	thành	một	cuộc	đại	khủng	hoảng.	Do	đó,
lúc	này,	những	bài	học	và	kinh	nghiệm	rút	ra	từ	cuộc	đại	khủng
hoảng	1929	trở	nên	cần	thiết	hơn	bao	giờ	hết.
Cuốn	sách	Ác	mộng	đại	khủng	hoảng	1929	được	xuất	bản	lần
đầu	tiên	năm	1955	và	tái	bản	liên	tiếp	trong	hơn	50	năm	qua,	đã
chứng	tỏ	giá	trị	và	tính	thời	sự	của	nó.
Tác	giả	đi	sâu	nghiên	cứu	quá	trình	từ	khi	thị	trường	còn	“lạc	quan	vô	bờ	bến”
cho	tới	khi	“ảo	ảnh	tan	vỡ”,	cuộc	khủng	hoảng	dần	hình	thành	và	cuối	cùng	nổ	ra,
để	lại	những	hậu	quả	chưa	từng	có.	Nhưng	không	chỉ	có	vậy,	John	còn	đưa	ra
những	kiến	giải	để	giải	thích	căn	nguyên	dẫn	tới	cuộc	đại	khủng	hoảng.	Từ	đó,	độc
giả	có	thể	rút	ra	những	bài	học	kinh	nghiệm	quý	báu	cho	cuộc	khủng	hoảng	đương
thời.	Đây	thật	sự	là	cuốn	sách	cần	thiết	cho	các	nhà	nghiên	cứu,	đầu	tư,	doanh	nhân
và	cả	những	người	đang	quan	tâm	đến	thời	cuộc.
THẾ	GIỚI	HẬU	MỸ
Có	vẻ	như	các	công	dân	trên	toàn	thế	giới	đã	quen	sống	trong
một	thế	giới	đã	được	định	hình	và	thống	trị	bởi	Hợp	chủng	quốc
Hoa	Kỳ.	Thế	nhưng	đã	bao	giờ	bạn	tự	hỏi,	đến	khi	nào	nước	Mỹ
không	còn	là	“số	một”?	Và	thế	giới	thời	kỳ	hậu	Mỹ	sẽ	mang	dáng
dấp	ra	sao?	Sự	chuyển	giao	quyền	lực	trên	phạm	vi	toàn	cầu	sẽ
diễn	biến	như	thế	nào?	Tất	cả	những	câu	trả	lời	đều	nằm	trong
cuốn	sách:	Thế	giới	hậu	Mỹ.
Trong	cuốn	sách	mới	nhất	của	mình,	tác	giả	Fareed	Zakaria	đã
nhận	định	“Nước	Mỹ	vẫn	là	siêu	cường	quốc	tế,	thế	nhưng	vị	trí
độc	tôn	này	đang	bị	lung	lay	bởi	sự	trỗi	dậy	của	các	quốc	gia
phương	Đông	như	Ấn	Độ,	Trung	Quốc”.	Zakaria	biện	luận	rằng,
hiện	giờ	chúng	ta	đang	ở	giữa	cuộc	chuyển	giao	quyền	lực	thứ	ba
trong	vòng	500	năm	trở	lại	đây:	Lần	đầu	là	sự	trỗi	dậy	của	phương	Tây	với	cuộc
cách	mạng	khoa	học	công	nghệ,	lần	thứ	hai	là	sự	trỗi	dậy	của	Hợp	chủng	quốc	Hoa
Kỳ	vào	thế	kỷ	XX,	và	lần	thứ	ba	này	ông	gọi	đó	là	“sự	trỗi	dậy	của	phần	còn	lại”,	với
sự	lớn	mạnh	không	ngờ	của	Trung	Quốc	và	Ấn	Độ.
Thế	giới	hậu	Mỹ	đã	đặt	ra	một	vấn	đề	lớn:	vị	trí	của	nước	Mỹ	trong	bối	cảnh	toàn
cầu	đang	thay	đổi	nhanh	chóng,	và	phác	họa	được	bức	tranh	toàn	cảnh	về	sự	kết
thúc	của	“thế	kỷ	Mỹ”	đầu	tiên	và	sự	khai	mở	của	một	thế	giới	mới,	trong	đó	“phần
còn	lại	trỗi	dậy,	phương	Tây	dần	lụi	tàn”.
1.	Trò	chuyện	(small	talk):	được	hiểu	là	cách	thức	bắt	đầu	câu	chuyện	với	một	người	lạ
(trong	giao	tiếp	hằng	ngày,	trong	công	việc)	và	duy	trì	cuộc	trò	chuyện	đó,	trước	khi	chính
thức	đi	vào	những	vấn	đề	cốt	yếu	của	câu	chuyện	(big	talk).	Khái	niệm	‘small	talk’	là	do
tác	giả	sáng	tạo	ra,	phân	định	rạch	ròi	việc	bắt	chuyện	làm	quen	khi	mới	gặp	gỡ	là‘small
talk’,	còn	khi	trao	đổi	công	việc	mang	tính	trang	trọng,	nghiêm	túc	hơn	là‘big	talk’.	Chúng
tôi	tạm	dịch	small	talk	là	trò	chuyện,	làm	quen,	bắt	chuyện;	còn	big	talk	là	đối	thoại.
2.	Cleveland	là	người	thành	lập	một	trong	những	hãng	quản	lý	thể	thao	đầu	tiên	ở	Mỹ
1.	Calvin	Coolidge	(1872	-	1933)	Tổng	thống	thứ	30	của	Hoa	Kỳ	nhiệm	kỳ	1923	-	1929.
1.	Phim	Triệu	phú	ổ	chuột	kể	câu	chuyện	một	chàng	trai	trẻ	xuất	thân	từ	một	khu	ổ	chuột
và	bỗng	nhiên	trở	thành	triệu	phú	sau	khi	tham	gia	trò	chơi	Ai	là	triệu	phú?	và	trả	lời	được
tất	cả	các	câu	hỏi..
(1)	Một	trò	chơi	gồm	từ	hai	đến	bốn	người,	trong	đó	mục	tiêu	của	trò	chơi	là	bắt	quả	tang
những	người	chơi	gian	lận	nếu	họ	đang	chơi	sai	lá	bài.
1.	Dagwood	Bumstead:	Một	nhân	vật	chính	trong	truyện	tranh	dài	kỳ	Blondie,	được	xuất
bản	lần	đầu	năm	1933.	Dagwood	nổi	tiếng	là	người	thường	xuyên	gặp	vấn	đề	rắc	rối	với
mọi	thứ.
1.	Người	Cro-Magnon	sống	cách	đây	40-50	nghìn	năm,	vào	cuối	thời	kỳ	đồ	đá.
2.	Kế	hoạch	Ponzi:	Một	hoạt	động	đầu	tư	lừa	đảo	hứa	hẹn	mang	lại	lợi	nhuận	cao	với	ít	rủi
ro.	Nó	được	đặt	theo	tên	của	Charles	Ponzi	-	một	kế	toán	tại	Boston,	người	đầu	tiên	đưa	ra
mô	hình	lừa	gạt	này	năm	1919.	Từ	một	kẻ	vô	danh	và	rỗng	túi,	hắn	trở	nên	nổi	tiếng	và
giàu	có	toàn	nước	Mỹ.
3.	Kiwanis	Club:	Một	tổ	chức	tình	nguyện	hải	ngoại	của	Mỹ,	mục	đích	là	tạo	dựng	sự	hợp
tác	lẫn	nhau	giữa	mọi	người	trên	thế	giới.
1.	Một	nhân	vật	hoạt	hình	của	hãng	phim	hoạt	hình	Hanan-Barbera.
2.	Dick	Tracy,	James	Bond:	Các	nhân	vật	trong	phim	hành	động	“Điệp	viên	007”	của	Mỹ.
3.	Dan	Rather:	Người	dẫn	chương	trình	nổi	tiếng	phụ	trách	bản	tin	tối	trên	kênh	CBS	của
Mỹ.
4.	Gamma,	theta,	delta	là	các	hệ	số	của	quyền	chọn.
1.	Bệnh	liên	quan	tới	tuyến	giáp.
2.	WASP:	chỉ	người	thuộc	tầng	lớp	thượng	lưu,	viết	tắt	của	White	Anglo-	Saxon	Protestant
(tín	đồ	Tin	Lành	người	Mỹ	da	trắng	gốc	Anh).
1.	Chính	sách	giảm	thuế	cho	phép	các	tổ	chức	tiết	kiệm	bán	các	khoản	vay	thế	chấp	của
mình	và	dùng	tiền	mặt	để	xoay	vòng	với	lợi	tức	cao	hơn,	thông	thường	bằng	cách	mua	các
khoản	vay	rẻ	từ	các	tổ	chức	tiết	kiệm	khác	đang	đổ	ra.	Đơn	giản,	các	tổ	chức	tiết	kiệm	trao
đổi	các	danh	mục	khoản	vay.	Họ	bị	lỗ	nặng	trong	việc	bán	tháo	này	(bán	các	khoản	vay
với	giá	65	xu	-	so	với	giá	1	đô-la	mà	họ	cho	vay	lúc	đầu).
2.	Thành	ngữ	này	được	nhiều	người	biết	đến	đặc	biệt	từ	năm	1929,	khi	Đảng	Cộng	hòa
tuyên	bố	rằng	mỗi	công	dân	Hoa	Kỳ	sẽ	có	“a	chicken	in	every	pot”	(đủ	cơm	ăn	áo	mặc
cho	tất	cả	mọi	người)	nếu	Herbert	Hoover	đắc	cử	trong	cuộc	chạy	đua	vào	chiếc	ghế	tổng
thống	năm	đó.
*	Việc	bán	khống	cổ	phiếu	của	Salomon	quả	thực	là	một	vụ	đầu	cơ;	giá	cổ	phiếu	hầu	như
giảm	theo	một	đường	thẳng	từ	59	xuống	32	đô-la	trước	khi	sụp	đổ	vào	tháng	10	năm
1987,	mặc	dầu	phỏng	đoán	của	các	công	ty	môi	giới	khác	–	đáng	chú	ý	là	First	Boston	và
Drexel	Burnham,	cho	rằng	cổ	phần	Salomon	là	một	vụ	đầu	tư	rất	ngon	ăn.	Sau	khi	sụp	đổ,
nó	đã	hạ	xuống	còn	16	đô-la	(TG).
+	Một	trong	những	lời	ca	ngợi	về	thành	công	tài	chính	của	Alexander	có	thể	tìm	thấy
trong	cốt	truyện	Bonfire	of	the	Vanities	(Lửa	phù	hoa)	của	Tom	Wolfe.	Wolfe	mô	tả	nhân
vật	chính	Sherman	McCoy	bị	mắc	vào	tình	trạng	khó	xử	với	các	trái	phiếu	chính	phủ	được
bảo	hiểm	bằng	vàng	của	Pháp	–	gọi	là	trái	phiếu	Giscard.	Chính	Alexander	là	người	phát
hiện	trái	phiếu	này	bị	định	giá	sai	và	anh	đã	kiếm	được	hàng	triệu	đô-la	từ	việc	khai	thác
sự	định	giá	sai	đó	(TG).
1.	Tác	phẩm	binh	pháp	On	War	của	Carl	Von	Clausewitz	(1780-1831),	nhà	lý	luận	quân	sự
người	Phổ,	rất	nổi	tiếng	trong	giới	quân	sự	phương	Tây.
*	Wasserstein	là	cố	vấn	của	Perelman,	làm	việc	cho	đối	thủ	cạnh	tranh	của	chúng	tôi,	First
Boston.	Ngạc	nhiên	là	ở	chỗ,	thỏa	thuân	này	lại	hấp	dẫn	đến	nỗi	anh	ta	phải	nghỉ	việc	ở
First	Boston	để	quản	lý	Salomon	nếu	Perelman	giành	chiến	thắng.	Rõ	ràng	là	Bruce	không
được	hạnh	phúc	lắm	ở	First	Boston.	Anh	ta	từ	chức	vào	tháng	Giêng	năm	sau	đó	để	mở
công	ty	riêng,	Wasserstein,	Perella	&	Co.	Ở	đó,	tôi	có	cơ	hội	để	phỏng	vấn	và	hỏi	trực	tiếp
Wasserstein	về	tin	đồn	này.	Anh	ta	là	loại	người	mạnh	mẽ,	không	bao	giờ	nhìn	xuống	giày
và	ấp	úng	trả	lời.	Nhưng	lần	này,	khi	nghe	câu	hỏi,	anh	sụp	mắt	xuống	và	hạ	giọng:	“Tôi
không	biết	tin	đồn	này	bắt	đầu	như	thế	nào,	nó	có	thể	là	sự	thật	hay	không?	Tôi	đang	ở
Nhật	Bản	khi	việc	đặt	giá	được	thông	báo.”	Hmmm	(TG).
**	Quyền	kiểm	soát	lại	rơi	vào	tay	Gutfreund	vào	năm	1984	nhờ	sự	hậu	thuẫn	của
Salomon	trong	khi	Philbro	gần	như	sụp	đổ,	ông	ta	thuyết	phục	hội	đồng	quản	trị	sa	thải
David	Tendler,	CEO	của	Philbro.	Sau	đó,	Gutfreund	leo	từ	chức	CEO	của	chi	nhánh
Salomon	Brothers	lên	chức	CEO	của	công	ty	mẹ	Philbor	Salomon	–	đổi	tên	lại	thành
Salomon	Inc	(TG).
*	Kẻ	ngồi	lê	đôi	mách	không	bao	giờ	bị	phát	hiện.	Tôi	được	biết	rằng	cho	đến	tháng	10
năm	1988,	cuộc	truy	tìm	vẫn	còn	đang	diễn	ra	(TG).
**	Đó	chắc	chắn	là	sự	thật.	Vào	cuối	năm,	không	nhà	quản	lý	nào	từ	chức.	Tom	Strauss
được	trả	2,24	triệu	đô-la.	Bill	Voute	được	2,16	triệu	đô-la	và	có	lẽ	ngạc	nhiên	nhất	là	Dale
Horowitz,	người	đứng	đầu	một	ban	bị	giải	thể,	chịu	trách	nhiệm	về	sự	dính	líu	của	chúng
tôi	tại	Columbia	Circle,	được	trả	1,6	triệu	đôla.	Tuy	nhiên,	Gutfreund	đã	thôi	không	được
nhận	khoản	tiền	thưởng	của	ông	ta,	chỉ	vẻn	vẹn	300.000	đô-la	tiền	lương	và	800.000	đô-la
đền	bù	trả	chậm.	Thay	vào	tiền	thưởng,	Gutfreund	được	nhận	300.000	cổ	phiếu	quyền
chọn	mà	vào	thời	gian	đó	trị	giá	hơn	3	triệu	đô-la	(TG).
1.	Mỉa	mai	thay,	sau	này	tôi	biết	rằng	Southland	thành	công,	vì	nó	đã	hồi	phục.	Nhưng	mối
hoài	nghi	của	tôi	về	kỹ	năng	trái	phiếu	thứ	cấp	của	Salomon	Brothers	không	thay	đổi.
Khoảng	giữa	năm	1988,	hai	giao	dịch	LBO	đầu	tiên	trị	giá	hàng	tỷ	đô-la,	lớn	nhất	tại	Mỹ
và	được	Phố	Wall	đỡ	đầu	đã	bị	phá	sản.	Chuỗi	cửa	hàng	dược	phẩm	Revco,	được	mua	lại
bởi	ban	quản	trị	bằng	trái	phiếu	thứ	cấp,	đã	nộp	đơn	phá	sản	(TG).
***	Việc	này	không	đem	lại	hiệu	quả.	Như	John	Gutfreund	giải	thích	cho	các	cổ	đông
trong	báo	cáo	thường	niên	vào	năm	1987:	“Bằng	cách	thực	hiện	đúng	cam	kết	của	chúng
tôi	với	khách	hàng	và	tiếp	tục	việc	nắm	cổ	phần	công	ty	BP,	khi	sụp	đổ	xảy	ra	Salomon
Brothers	đã	chịu	khoản	lỗ	79	triệu	đô-la	trước	thuế	(TG).”
1.	Sam	Bowie:	Một	vận	động	viên	bóng	rổ	của	Liên	đoàn	Bóng	rổ	Mỹ,	người	có	lẽ	nổi
tiếng	nhất	về	chuyện	được	NBA	xếp	trên	Michael	Jordan	trong	Bảng	xếp	hạng	năm	1984.
2.	Abraham	Lincoln	là	chính	trị	gia	Đảng	Cộng	hòa.	Stephen	Douglas	là	chính	trị	gia
Đảng	Dân	chủ.	Trong	cuộc	chạy	đua	vào	Nhà	Trắng	năm	1960,	Lincoln	đã	chiến	thắng
Douglas,	trở	thành	tổng	thống	thứ	16	của	Mỹ.
1.	Chiến	tranh	Yom	Kippur	hay	còn	gọi	là	Chiến	tranh	Ả	Rập-	Israel	1973	là	cuộc	chiến
nổ	ra	từ	ngày	6	đến	26/10/1973	khi	liên	minh	các	quốc	gia	Ả	Rập	do	Ai	Cập	và	Syria	dẫn
đầu	chống	lại	Israel.	Cuộc	chiến	bắt	đầu	khi	quân	Ai	Cập	và	Syria	bất	ngờ	đồng	loạt	tấn
công	Israel	trong	ngày	lễ	Yom	Kippur,	ngày	lễ	Sám	hối	của	người	Do	Thái.
1.	Alexis	de	Tocqueville	(1805-1859):	nhà	tư	tưởng	chính	trị,	học	giả	người	Pháp,	nổi
tiếng	nhất	với	tác	phẩm	Nền	dân	trị	Mỹ.	Trong	tác	phẩm	này,	ông	khẳng	định	rằng	nền
dân	trị	là	hình	thức	xã	hội	duy	nhất	có	thể	trong	thời	hiện	đại.	Ở	Mỹ,	từ	lâu,	tác	phẩm	này
của	ông,	bên	cạnh	bản	Tuyên	ngôn	độc	lậpvà	Hiến	pháp	Mỹ,	được	tôn	thờ	như	một	thứ
tôn	giáo	và	tiên	tri	chính	trị.
2.	Branko	Milanovic:	nhà	kinh	tế	học,	nhân	viên	WB,	chuyên	nghiên	cứu	về	bất	bình	đẳng
thu	nhập	và	toàn	cầu	hóa.
1.	Richard	Nixon	(1913-1994):	Sau	này	trở	thành	Tổng	thống	thứ	37	của	Mỹ,	nhiệm	kỳ
1969	-1974.
2.	Alabama:	cách	nói	hài	hước	của	tác	giả,	Alabama	là	một	tiểu	bang	của	Mỹ.
3.	Hồ	Volta:	xây	dựng	trên	sông	Volta,	là	đập	nhân	tạo	lớn	nhất	thế	giới,	dài	khoảng
400km.
4.	Mô	hình	Harrod-Domar:	Mô	hình	lý	giải	tăng	trưởng	kinh	tế	là	do	lượng	vốn	đưa	vào
sản	xuất	tăng	lên.
5.	Hội	Quốc	liên	(League	of	Nation):	tổ	chức	tiền	thân	của	Liên	hợp	quốc	sau	này.
1.	Jubilee	2000:	Một	phong	trào	quốc	tế	diễn	ra	vào	năm	2000	tại	hơn	40	nước,	kêu	gọi
xóa	nợ	cho	các	nước	thế	giới	thứ	3.
1.	Đường	128	(Route	128):	Là	một	phần	con	đường	vành	đai	bao	quanh	thành	phố	Boston,
bang	Massachuset,	Mỹ.	Do	sự	phát	triển	của	công	nghiệp	công	nghệ	cao	quanh	khu	vực
đường	128,	con	đường	này	được	coi	là	biểu	tượng	của	cộng	đồng	công	nghệ	cao	của
Boston.
1.	Jason	–	dũng	sĩ	trong	thần	thoại	Hy	Lạp,	người	đã	dẫn	đoàn	chiến	binh	Argo	vượt	biển
đi	tìm	bộ	lông	cừu	vàng	để	dâng	lên	các	vị	thần	bảo	hộ	con	người.
1.	“Bearing	up”	là	cách	nói	tiếng	Anh	của	người	Anh,	còn	tiếng	Mỹ	tương	ứng	là	“I’m
managing’	hoặc	“I’m	getting	by”.
1.	Câu	7	còn	có	thể	dùng	các	câu	khác	để	biểu	đạt	ý	tương	tự:	Do	I	claim	parcels	here?	Do
I	get	my	parcels	here?	Is	this	where	I	get	my	parcels?	Are	parcels	claimed	here?	Is	this	the
window	for	claiming	parcels?
1.	Khi	nói	chuyện	điện	thoại	bằng	tiếng	Anh	thì	không	dùng	đại	từ	I	và	You	để	chỉ	mình
và	người	đối	thoại,	mà	phải	dùng	đại	từ	nhân	xưng	ngôi	thứ	ba	là	It	hoặc	đại	từ	chỉ	thị
This,	That.	Ví	dụ	khi	nói:	Tôi	là		thì	dùng	It’s	hoặc	This	is	..;	khi	hỏi	người
đối	thoại	là	ai	thì	dùng	Who’s	that?	hoặc	Who’s	it?
2.	Khi	biểu	thị	việc	gọi	điện	thoại,	người	Mỹ	thường	dùng	“call”,	còn	người	Anh	thì	dùng
“ring”.	Trong	hoạt	động	buôn	bán,	khi	nhận	điện	thoại	thì	trước	tiên	thường	nói	cho	người
đối	thoại	biết	số	của	công	ty.	Khi	gọi	điện	thoại	riêng,	thông	thường	chỉ	cần	nói	số	điện
thoại	của	mình.
Tên	viết	tắt	của	tập	đoàn	máy	tính	INTegrated	Electronics,	do	Gordon	Moore	và	Robert
Noyce	thành	lập	năm	1968.	Ban	đầu	chỉ	là	một	công	ty	sản	xuất	thiết	bị	điện	tử,	nhưng
nhờ	sự	phát	triển	vũ	bão	của	công	nghệ	máy	tính	mà	ngày	nay	Intel	nằm	trong	số	50	công
ty	lớn	nhất	thế	giới	với	doanh	thu	hàng	năm	hơn	35	tỷ	đô	la.
(*)	Wallace	Earle	Stegner	(1909	–1993):	Nhà	sử	học,	nhà	văn	và	nhà	môi	trường	học	nổi
tiếng	người	Mỹ.
Table	of	Contents
Thách	thức
Truy	tìm
PHẦN	I	TẠI	SAO	TĂNG	TRƯỞNG	LẠI	QUAN	TRỌNG?
CHƯƠNG	1	Để	giúp	người	nghèo
PHẦN	II	THẤT	BẠI	CỦA	THẦN	DƯỢC
CHƯƠNG	2	Viện	trợ	cho	đầu	tư
CHƯƠNG	3	Điều	ngạc	nhiên	của	Solow:	Đầu	tư	không	phải	là	chìa	khóa	cho	tăng
trưởng
CHƯƠNG	4	Giáo	dục	nhằm	mục	đích	gì?
CHƯƠNG	5	Trợ	giá	bao	cao	su?
CHƯƠNG	6	Những	khoản	vay	thì	có,	nhưng	tăng	trưởng	thì	không
CHƯƠNG	7	Xóa	nợ
PHẦN	III	CON	NGƯỜI	HÀNH	ĐỘNG	VÌ	ĐỘNG	CƠ
CHƯƠNG	8	Câu	chuyện	về	hiệu	suất	tăng	dần:	Sự	lan	truyền,	kết	hợp	và	những	cái
bẫy
CHƯƠNG	9	Bỏ	cũ	tạo	mới:	quyền	năng	của	công	nghệ
CHƯƠNG	10	Dưới	ngôi	sao	xấu
CHƯƠNG	11	Các	chính	phủ	cũng	có	thể	bóp	chết	tăng	trưởng
CHƯƠNG	12	Tham	nhũng	và	phát	triển
CHƯƠNG	13	Phân	cực	xã	hội
CHƯƠNG	14	Kết	luận:	Cái	nhìn	từ	Lahore

File đính kèm:

  • pdftruy_tim_can_nguyen_tang_truong_phan_2.pdf