Tư tưởng Hồ Chí Minh về mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước

TÓM TẮT

Trong quá trình xây dựng và phát triển chính sách ngoại giao đa phương hoá, đa dạng hoá,

Đảng cộng sản Việt Nam đã tiếp thu và vận dụng hết sức sáng tạo, có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí

Minh về mở rộng quan hệ quốc tế, về tăng cường đoàn kết quốc tế với tất cả các nước trên tinh thần

hòa bình, hữu nghị. Tư tưởng đó của Hồ Chí Minh có một ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động

ngoại giao của Đảng ta trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

pdf 5 trang yennguyen 8100
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng Hồ Chí Minh về mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước

Tư tưởng Hồ Chí Minh về mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước
116
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỞ RỘNG QUAN HỆ HỢP TÁC, HỮU NGHỊ VỚI CÁC NƯỚC
Nguyễn Thị Tường Duy* 
TÓM TẮT
Trong quá trình xây dựng và phát triển chính sách ngoại giao đa phương hoá, đa dạng hoá, 
Đảng cộng sản Việt Nam đã tiếp thu và vận dụng hết sức sáng tạo, có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí 
Minh về mở rộng quan hệ quốc tế, về tĕng cường đoàn kết quốc tế với tất cả các nước trên tinh thần 
hòa bình, hữu nghị. Tư tưởng đó của Hồ Chí Minh có một ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động 
ngoại giao của Đảng ta trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
Từ khoá: Tư tưởng Hồ Chí Minh. quan hệ hợp tác, mở rộng, hữu nghị
HO CHI MINH’ IDEOLOGY OF OPENING AND FRIENDSHIP RELATION 
WITH NATIONS IN THE WORLD 
ABSTRACT 
In beginning and developing process of multilateral and diversiied foreign policy, 
Vietnamese Communist Party studied and applied effectively of Ho Chi Minh’s thought of opening 
international relations with nations in the world by friendship and cooperating attitude. Meaning 
of Ho Chi Minh’s thought is important to activities of Vietnamese Communist Party in integrative 
period nowadays.
Keywords: Ho Chi Minh thought, international relation, opening, cooperation
* GV. Trường Đại học công nghiệp thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh
1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỞ 
RỘNG QUAN HỆ HỢP TÁC VỚI CÁC 
NƯỚC TRÊN TINH THẦN HÒA BÌNH, 
HỮU NGHỊ
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Việt Nam 
rơi vào tình cảnh vô cùng đen tối, nhân dân 
điêu đứng dưới gót giày xâm lược của thực 
dân Pháp. Hàng loạt phong trào đấu tranh của 
quần chúng nhân dân nổi dậy với ước mong 
thoát khỏi xiềng xích gông cùm đều thất bại. 
Lịch sử cũng đã chứng minh một trong những 
nguyên nhân dẫn đến sự thất bại nhanh chóng 
đó chính là lúc bấy giờ Việt Nam đang chiến 
đấu trong trạng thái bị cô lập, hầu như thế 
giới không hề biết có một dân tộc Việt Nam 
đang chiến đấu vì chính nghĩa, không biết đến 
bọn thực dân Pháp hết sức độc ác đang hoành 
hành ở Đông Dương. 
Trước tình đó, có không ít sĩ phu, trí thức 
yêu nước Việt Nam nhận thức được sự biệt 
lập với thế giới là một lỗ hỏng lớn trong công 
cuộc cứu nước, giải phóng giống nòi như 
Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu Các vị 
này cũng đã tìm cách kết nối phong trào đấu 
tranh của nhân dân Việt Nam với thế giới 
bằng hi vọng nhận được sự giúp đỡ từ những 
117
quốc gia bên ngoài như Pháp, Nhật Song 
cách đi, hướng đi và hướng hợp tác đã không 
thành công.
Có cùng cách nhìn với các bậc tiền bối, 
Hồ Chí Minh cũng thấy rõ cách mạng Việt 
Nam không thể thắng lợi nếu vẫn duy trì trong 
trạng thái biệt lập. Khi phân tích những hạn 
chế của các dân tộc phương Đông, Người 
viết: “Không giống như các dân tộc phương 
Tây, các dân tộc phương Đông không có 
những quan hệ và tiếp xúc giữa các lục địa 
với nhau. Họ hoàn toàn không biết đến những 
việc xảy ra ở các nước láng giềng gần gũi nhất 
của họ, do đó họ thiếu sự tin cậy lẫn nhau, 
sự phối hợp hành động và sự cổ vũ lẫn nhau” 
[5, tr. 207]. Sự biệt lập, cô lập và sự thiếu tin 
cậy lẫn nhau giữa các dân tộc phương Đông, 
theo Bác là nguyên nhân đầu tiên gây ra sự 
suy yếu của các dân tộc phương Đông, đồng 
thời cũng là lực cản lớn đối với đoàn kết quốc 
tế giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. 
Vì vậy, theo Hồ Chí Minh, muốn giành được 
thắng lợi, việc đầu tiên Việt Nam phải làm là 
tiếp xúc với bên ngoài, mở cửa với thế giới, 
phải làm cho thế giới biết đến cuộc chiến 
tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Việt 
Nam không chỉ quan hệ với một, hai nước hay 
một vài lĩnh vực mà phải tạo dựng được mối 
quan hệ rộng rãi với với phong trào đấu tranh 
của công nhân thế giới, với cách mạng vô sản 
toàn thế giới, với tất cả các quốc gia, tổ chức, 
cá nhân có thiện chí và quan hệ rộng rãi trên 
mọi lĩnh vực. Chỉ có như vậy, cách mạng Việt 
Nam mới có được sức mạnh tổng hợp - sức 
mạnh của sự đoàn kết quốc tế. Tư tưởng về 
mở rộng quan hệ quốc tế của Hồ Chí Minh thể 
hiện trước hết trong tác phẩm “Đường Kách 
mệnh” nĕm 1927, Người đã khẳng định: Ai làm 
cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của 
dân An Nam cả. Trong Cương lĩnh đầu tiên 
do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo cũng có nói về 
quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong 
trào cách mạng thế giới: cách mạng Việt Nam 
là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải 
thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và 
giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản 
Pháp. Hồ Chí Minh khẳng định: Mọi người 
yêu nước và tiến bộ đều là bạn của ta. Việt 
Nam muốn làm bạn với tất cả các nước dân 
chủ; sẽ hợp tác với mọi nước vui lòng hợp tác 
thật thà và bình đẳng với Việt Nam. Người 
nhiều lần tuyên bố: “Chính sách ngoại giao 
của chính phủ thì chỉ có một điều tức là thân 
thiện với tất cả các nước dân chủ trên thế giới 
để giữ gìn hòa bình” [9, tr. 30]; “thái độ nước 
Việt Nam đối với những nước Á châu là một 
thái độ anh em, đối với ngũ cường là một thái 
độ bạn bè” [9, tr. 136]. Ngay cả với nước Pháp 
đang tiến hành xâm lược Việt Nam Bác cũng 
tỏ ý “ hoan nghênh như anh em bầu bạn” nếu 
Pháp muốn thành thật cộng tác. Nĕm 1949, 
khi một nhà báo Mỹ hỏi: Sau khi độc lập, 
Việt Nam có hoan nghênh tư bản ngoại quốc 
không? Bác trả lời rất rõ là bất kỳ nước nào 
(gồm cả nước Pháp) thật thà muốn đưa tư bản 
đến kinh doanh ở Việt Nam, với mục đích làm 
lợi cho cả hai bên, thì Việt Nam sẽ rất hoan 
nghênh, còn nếu “ mong đưa tư bản đến để 
ràng buộc, áp chế Việt Nam thì Việt Nam sẽ 
cương quyết cự tuyệt” [10, tr. 7]. Những tuyên 
bố này là sự khởi đầu của chính sách ngoại 
giao rộng mở đa phương và đa dạng hoá quan 
hệ quốc tế mà Đảng và nhà nước ta có thể 
thực hiện được trong điều kiện thực tiễn quan 
hệ chính trị thế giới lúc bấy giờ.
Thậm chí, để mở mang quan hệ quốc tế của 
Việt Nam, làm cho thế giới biết đến Việt Nam, 
Hồ Chí Minh không ngại nguy hiểm sang thĕm 
Pháp theo lời mời của chính phủ Pháp nĕm 
1946 - thời gian mà quan hệ giữa Việt Nam 
Tư tưởng . . .
118
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
và Pháp vô cùng cĕng thẳng và tình hình nước 
nhà vẫn còn nhiều khó khĕn. Trong thời gian 
thĕm nước Pháp, Hồ Chí Minh đã hội đàm với 
thủ tướng Bi-đô, tham dự quốc khánh nước 
Cộng hòa Pháp, thĕm một số địa phương, tiếp 
xúc làm việc với 10 bộ trưởng, 14 tướng lĩnh 
cấp cao của quân đội, hàng chục thủ lĩnh các 
Đảng phái chính trị và đại diện các nước châu 
Phi, châu Mỹ, các đoàn thể dân chủ, hòa bình 
ở một số nước Tây Bắc Âu. Người gặp gỡ với 
báo chí, doanh nghiệp Pháp, thĕm hỏi người 
Việt trên đất Pháp
Trong Lời kêu gọi Liên hợp quốc, nĕm 
1946, Hồ Chí Minh đã nêu rõ chính sách đối 
ngoại của Việt Nam: - Đối với Lào và Miên, 
nước Việt Nam tôn trọng nền độc lập của hai 
nước đó và bày tỏ mong muốn hợp tác trên cơ 
sở bình đẳng tuyệt đối giữa các nước có chủ 
quyền; - Đối với các nước dân chủ, nước Việt 
Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và 
hợp tác trong mọi lĩnh vực. Nĕm 1950, nĕm 
đầu tiên Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao 
với nước ngoài: 10 nước đầu tiên ở cả châu 
Á và châu Âu đã công nhận và đặt quan hệ 
ngoại giao với nước ta, đánh dấu một bước 
ngoặt quan trọng của nền ngoại giao của nước 
Việt Nam mới - nền ngoại giao rộng mở và 
hợp tác toàn diện. Nĕm 1956, khi phóng viên 
người Anh Rốt-xen-xpô hỏi: Chủ tịch có định 
mở rộng quan hệ ngoại giao và nhất là thương 
mại với phương Tây không? Hồ Chí Minh 
khẳng định: “trên nguyên tắc bình đẳng và hai 
bên cùng có lợi, chúng tôi sẵn sàng đặt quan 
hệ ngoại giao và thương mại với tất cả các 
nước” [6, tr. 160].
Không chỉ tĕng cường mở rộng quan hệ 
với nhiều nước, nhiều quốc gia mà Hồ Chí 
Minh còn chủ động kêu gọi hợp tác trên mọi 
lĩnh vực từ kinh tế, chính trị , kỹ thuật đến 
vĕn hóa, xã hội Ngay từ khi nước cộng hòa 
non trẻ của Việt Nam vừa thành lập, còn trong 
vòng vây bốn bề của hệ thống tư bản thế giới, 
chưa được một quốc gia nào công nhận, cuối 
tháng 12-1946, trong Lời kêu gọi Liên Hiệp 
Quốc, Hồ Chí Minh đã chủ động tuyên bố: 
“Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu 
tư của các nhà tư bản, các nhà kỹ thuật nước 
ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình: 
Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay, 
đường sá, giao thông cho buôn bán và quá cảnh 
quốc tế; Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ 
chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo 
của Liên Hiệp Quốc; Việt Nam sẵn sàng ký 
kết, trong khuôn khổ Liên Hiệp Quốc, những 
hiệp định an ninh đặc biệt và những hiệp ước 
có liên quan đến việc sử dụng một vài cĕn cứ 
hải quân và không quân...”[ 9, tr. 235].
Có thể nói, trong tư duy ngoại giao của Hồ 
Chí Minh, không có vị trí nào cho sự biệt lập, 
bè phái, cục bộ . Người luôn chú ý đến việc 
mở rộng quan hệ quốc tế, tĕng cường đoàn kết 
quốc tế, gắn cách mạng Việt Nam với cách 
mạng thế giới, đặt sự phát triển của cách mạng 
Việt Nam trong xu thế phát triển của thời đại 
nhằm tranh thủ sự hợp tác quốc tế, tập hợp lực 
lượng bên ngoài, tranh thủ sự đồng tình, ủng 
hộ, giúp đỡ của quốc tế.
2. SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG 
SẢN VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP
Ngày nay, xu thế hội nhập và toàn cầu hoá 
đang chi phối các hoạt động quốc tế, những 
vấn đề mang tính nhân loại ngày càng đặt 
ra cấp bách như chiến tranh, khủng bố, dịch 
bệnh và môi trường Đây là những vấn đề 
mà không có quốc gia nào chỉ một mình mà 
có thể đứng ra giải quyết được. Các quan 
hệ quốc tế không chỉ đơn thuần là quan hệ 
song phương mà nó ngày càng phát triển theo 
hướng đa phương, đa dạng, phức tạp chi 
phối lẫn nhau. Trước bối cảnh đó, Đảng 
119
Cộng sản Việt Nam đã tiếp thu sáng tạo và 
vận dụng có hiệu quả tư tưởng ngoại giao 
rộng mở của Hồ Chí Minh trong việc gắn 
kết cách mạng Việt Nam với dòng chảy của 
thời đại, trong việc xây dựng và hoàn thiện 
chính sách, đường lối đối ngoại của mình 
trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Tiếp thu tư tưởng mở rộng quan hệ với các 
nước của Hồ Chí Minh, Đảng ta đã điều chỉnh 
chính sách đối ngoại theo chiều hướng mở 
cửa và hội nhập. Trong Đại hội VI, Đảng ta 
khẳng định chính sách ngoại giao “thêm bạn 
bớt thù”, ra sức phấn đấu tạo dựng môi trường 
quốc tế lành mạnh, hòa bình, ổn định và sẵn 
sàng mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên 
cơ sở tôn trọng độc lập, tự chủ, chủ quyền và 
toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Đến Đại hội VII, 
Đảng tiếp tục khẳng định chính sách ngoại 
giao rộng mở: “Việt Nam muốn là bạn với tất 
cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn 
đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Với 
quan điểm này chúng ta chủ trương hợp tác 
bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, 
không phân biệt chế độ chính trị - xã hội 
trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà 
bình. Đại hội VII còn chủ động mở rộng quy 
mô quan hệ đối ngoại, Đảng tuyên bố: “sẵn 
sàng thiết lập và mở rộng quan hệ với các 
Đảng xã hội - dân chủ, các phong trào dân 
chủ và tiến bộ trên thế giới” [2, tr. 125]. Đây 
là những tín hiệu đầu tiên đưa đất nước gia 
nhập vào các tổ chức quốc tế.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX 
(4-2001), Đảng nhấn mạnh chủ trương chủ 
động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực 
theo tinh thần phát huy tối đa nội lực. Lần đầu 
tiên, Đảng nêu rõ quan điểm về xây dựng nền 
kinh tế độc lập tự chủ: Xây dựng nền kinh tế 
độc lập tự chủ, trước hết là độc lập tự chủ về 
đường lối, chính sách, đồng thời có tiềm lực 
kinh tế đủ mạnh. Xây dựng nền kinh tế độc 
lập tự chủ phải đi đôi với chủ động hội nhập 
kinh tế quốc tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả 
kinh tế đối ngoại, kết hợp nội lực với ngoại 
lực thành nguồn lực tổng hợp phát triển đất 
nước. Cảm nhận đầy đủ “lực” và “thế” của đất 
nước sau 15 nĕm đổi mới, Đại hội IX đã phát 
triển phương châm của Đại hội VII là: Việt 
Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của 
các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu 
vì hoà bình, độc lập và phát triển. Đến Đại hội 
đại biểu toàn quốc lần thứ X (4-2006), Đảng 
nhấn mạnh quan điểm: thực hiện nhất quán 
đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, 
hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại 
rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các 
quan hệ quốc tế. Đồng thời đề ra chủ trương 
chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Tiếp theo, tại Đại hội đại biểu Đảng toàn 
quốc lần thứ XI, trên lĩnh vực đối ngoại, một 
trong những phát triển quan trọng về đường 
lối của Đại hội XI chính là việc Đảng ta đã 
xác định chuyển từ chủ trương “chủ động, tích 
cực hội nhập kinh tế quốc tế” sang “chủ động, 
tích cực hội nhập quốc tế”. Với chủ trương 
này, công tác hội nhập quốc tế sẽ được chủ 
động triển khai mạnh mẽ trên lĩnh vực kinh 
tế, đồng thời từng bước mở rộng trên các lĩnh 
vực khác, tĕng cường hợp tác quốc tế về quốc 
phòng, an ninh..., ở các cấp độ song phương 
và đa phương, khu vực và toàn cầu. Đồng 
thời, Đại hội XI cũng phát triển phương châm 
đối ngoại Việt Nam “là bạn, đối tác tin cậy” 
lên tầm cao hơn là “Việt Nam là thành viên có 
trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”’. Đại 
hội XI cũng tiếp tục nhấn mạnh chủ trương 
triển khai “đồng bộ, toàn diện” các hoạt động 
đối ngoại.
Như vậy, đường lối đối ngoại độc lập tự 
chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá 
Tư tưởng . . .
120
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
quan hệ quốc tế của Đảng ta được xác lập 
trong mười nĕm đầu của thời kỳ đổi mới 
(1986-1996), đã được Đại hội XI (2011) bổ 
sung, phát triển theo phương châm chủ động, 
tích cực hội nhập kinh tế quốc tế hình thành 
đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, 
hợp tác và phát triển, định hình chính sách đối 
ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá 
quan hệ quốc tế.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về mở 
rộng quan hệ hợp tác quốc tế là cơ sở lý luận 
để Đảng ta xây dựng đường lối đối ngoại đa 
phương hoá, đa dạng hoá trong thời kỳ hội 
nhập. Trong mỗi kỳ đại hội, Đảng ta đều 
nghiên cứu, vận dụng những nguyên tắc, tư 
tưởng về quan hệ quốc tế rộng mở của Người. 
Thực tiễn gần ba mươi nĕm đổi mới, Việt 
Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến 
đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát 
triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, có 
quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng 
quan trọng trong khu vực và trên thế giới đã 
chứng minh việc Đảng ta tiếp thu và vận dụng 
tư tưởng về quan hệ quốc tế rộng mở của Hồ 
Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phạm Hồng Chương (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề cơ bản của cách mạng Việt 
Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Vĕn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Chính trị 
Quốc gia, Hà Nội.
[3]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Vĕn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Chính trị 
Quốc gia, Hà Nội. 
[4]. Đỗ Đức Hinh (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại một số nội dung cơ bản, Nxb. Chính trị 
Quốc gia, Hà Nội.
[5]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 1, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[6]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[7]. Hồ Chí Minh ( 2000), Toàn tập, Tập 8, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[8]. Nguyễn Dy Niên (2002), Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[9]. Song Thành (2005), Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[10]. Trần Minh Trưởng (2005), Hoạt động ngoại giao của chủ tịch Hồ Chí Minh từ nĕm 1954 đến 
1969, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_ho_chi_minh_ve_mo_rong_quan_he_hop_tac_huu_nghi_voi.pdf