Vai trò của E-learning đối với sự phát triển giáo dục tại thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Bài viết tập trung giới thiệu về E-learning, mô tả cách thức và ứng dụng của
công nghệ E-learning trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học. Với cấu trúc từ
khái lược lịch sử của công nghệ và ý nghĩa E-learning, mở rộng tiếp cận E-learning theo
hướng đa chiều, tiến hành nghiên cứu ý nghĩa và vai trò của công nghệ E-learning đối
với sự phát triển của các lĩnh vực đời sống kinh tế văn hóa của Thủ đô Hà Nội trong bối
cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như xu thế toàn cầu hóa và những biến
đổi của kiến trúc xã hội.
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của E-learning đối với sự phát triển giáo dục tại thủ đô Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của E-learning đối với sự phát triển giáo dục tại thủ đô Hà Nội
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 85 VAI TRÒ CỦA E-LEARNING ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI Nguyễn Thái Minh; Bùi Vân Nam; Nguyễn Năng Hưng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Bài viết tập trung giới thiệu về E-learning, mô tả cách thức và ứng dụng của công nghệ E-learning trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học. Với cấu trúc từ khái lược lịch sử của công nghệ và ý nghĩa E-learning, mở rộng tiếp cận E-learning theo hướng đa chiều, tiến hành nghiên cứu ý nghĩa và vai trò của công nghệ E-learning đối với sự phát triển của các lĩnh vực đời sống kinh tế văn hóa của Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như xu thế toàn cầu hóa và những biến đổi của kiến trúc xã hội. Từ khóa: E-learning, cách mạng công nghiệp 4.0, Thủ đô Hà Nội, xu thế toàn cầu hóa, kiến trúc xã hội. Nhận bài ngày: 20.4.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày: 15.5.2020 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thái Minh; Email: minhnt@daihocthudo.edu.vn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bước sang thế kỷ XXI, với tiền đề là các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ cũng như sự thay đổi của nền kinh tế tri thức, khoa học và các thành tựu công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể nói những thành tựu của công nghệ thông tin trong giáo dục được sử dụng ở hầu hết các quốc gia tiên tiến trên thế giới trong mọi loại hình giáo dục và đào tạo, từ những nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp cho đến các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Malaysia Hiện nay việc sử dụng E-learning trong giáo dục đã được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên ít ai biết được rằng sự phát triển E-learning lại trở nên bùng nổ, như lời nhận xét của Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG). Có thể nói rằng giai đoạn phát triển lịch sử của E-learning gắn với sự phát triển của công nghệ thông tin với thời kỳ lịch sử cụ thể: Mốc thời gian cho sự ra đời của công nghệ E-learning là vào năm 1984 tại Mỹ, tập đoàn công nghệ Microsoft đã nghiên cứu và triển khai ra đời hệ điều hành Windows 3.1 được sử dụng trên các hệ máy tính được cài đặt hệ điều hành Windows này được tích hợp phần mềm trình diễn Microsof Powerpoint. Đây chính là dấu mốc quan trọng cho sự ra đời của E – learning, đánh dấu sự thay đổi trong học thuyết phương pháp giáo dục chuyển từ 86 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI lấy “người dạy làm trung tâm” sang “người học làm trung tâm”. Sự ra đời của những phần mềm được tích hợp trong công cụ máy tính ở trên là khởi đầu cho kỷ nguyên đa phương tiện trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bước đầu tiên các bài giảng đơn thuần đã có thêm sự minh họa bằng hình ảnh hoặc âm thanh dựa trên công nghệ CBT (Computer Based Trainning). Thời kỳ thứ hai là trong giai đoạn từ năm 1994 đến nay đánh dấu sự ra đời và phát triển của E-learning chính là sự ra đời của công nghệ Web, với nền tảng của công nghệ Web được hỗ trợ bằng các ngôn ngữ lập trình Web như HTML hoặc Java đã làm thay đổi cách thức truyền đạt và tương tác giữa người dạy và người học. Có thể nói sự ra đời của công nghệ Web người dạy đã có thể giảng dạy trực tuyến thể hiện bằng các hình ảnh, âm thanh, hoặc những công nghệ hỗ trợ bài giảng. Những sự tiến bộ trong phát triển của các công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã tạo ra một cuộc cách mạng trong giáo dục, đó chính là tiền đề cho sự ra đời của E – learning trong giáo dục, một công nghệ với sự ra đời thú vị gắn liền với sự phát triển của lĩnh vực khoa học và công nghệ, trong đó trụ cột là lĩnh vực công nghệ thông tin và các công nghệ về mô phỏng. Sự ra đời của E-learning chính là một trong những phát hiện thú vụ của lịch sử phát triển của ngành khoa học công nghệ thông tin và khoa học giáo dục, bắt nguồn từ các phần mềm tương đối phổ thông và dễ sử dụng với giá thành và chi phí, đây chính là điểm cạnh tranh của E-learning là tương đối rẻ. Tất cả đã tạo nên những điểm thú vị trong việc nghiên cứu và triển khai (R&D) đối với E-learning trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó trọng tâm là lĩnh vực giáo dục và đào tạo. 2. NỘI DUNG 2.1. E-learning trong lĩnh vực giáo dục giá trị sống tại Thủ đô Hà Nội Trong khuôn khổ của bài viết, tác giả tập trung vào ý nghĩa E-learning trong khuôn khổ hoạt động giáo dục giá trị văn hóa, đạo đức và lối sống trong thực tiễn của thành phố Hà Nội, một đô thị đang chuyển mình với sự đan xen của hệ giá trị truyền thống và hiện đại trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ lần thứ tư cũng như xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Thủ đô Hà Nội với vị trí là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của Việt Nam. Sống trên mảnh đất là nơi tập trung linh khí đất trời, hội tụ các nền văn hóa. Vì vậy đây là vùng đất địa linh nhân kiệt nơi tập trung những giá sống cao đẹp của người Hà Nội. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề giá trị sống văn minh thanh lịch với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội, trong những năm vừa qua hoạt động này luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp Ủy, Chính quyền trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó đối tượng giáo dục tập trung vào tầng lớp thanh, thiếu niên, học sinh đang học tập tại các Nhà trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, việc giáo dục đối tượng này cần có sự tương tác một cách mới mẻ, bên cạnh cách thức truyền đạt theo hướng truyền thống, việc sử dụng công nghệ E-learning trong vấn đề giáo dục giá trị sống cho đội ngũ thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trên địa bàn Thủ đô Hà Nội là hết sức cần thiết. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 87 Trong đó nhiều hoạt động sử dụng và ứng dụng công nghệ E-learning vào giảng dạy đã đem lại hiệu quả sâu sắc, tạo được sự hứng thú, học tập, đem lại hiệu quả giáo dục giá trị sống đối với đội ngũ học sinh, thanh, thiếu niên trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Vai trò của công nghệ E-learning được thể hiển rõ thông qua minh chứng là các phần mềm, tư liệu giảng dạy, trong đó điển hình là “Phần mềm dạy giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh” của trường Tiểu học Tiền Phong, huyện Gia Lâm” (xếp loại xuất sắc trong hội thi đồ dùng dạy học tự làm Thành phố năm học 2011-2012). Bên cạnh đó, trường Tiểu học Tiền Phong, huyện Gia Lâm cũng là một điểm sáng trong việc sử dụng E-learning, Nhà trường có địa chỉ trang Web https://tieuhoctienphong.violet.vn/ đây chính là một nguồn học liệu phục vụ cho hoạt động giảng dạy cũng như tăng cường quá trình trao đổi tương tác giữa người dạy và người học, góp phần đưa bài giảng trở nên sinh động cũng như thúc đẩy tinh thần tự học của học sinh. Hình 1. Chương trình E-learning Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh của trường tiểu học Tiền Phong, huyện Gia Lâm, Hà Nội Những sản phẩm công nghệ giáo dục này là một trong những ví dụ về thực tế đã chứng minh vai trò quan trọng của E-learning trong việc giáo dục giá trị sống cho học sinh và thanh niên Thủ đô Hà Nội, một việc làm tưởng chừng như hết sức khó khăn vì đa phần các giá trị sống đều mang ý nghĩa tích cực, tuy nhiên đây đều là những giá trị được gìn giữ và phát triển qua nhiều năm thường mang tính chất cổ truyền, vì vậy cách thức truyền đạt nếu vẫn sử dụng lối giáo dục truyền thống mà không có sự tham gia và bổ trợ của công nghệ thì rất khó có thể thu hút được sự chú ý của đội ngũ sinh viên và thanh thiếu niên. Đó là cách thức truyền đạt thông qua các video, hình ảnh về những giá trị văn hóa và hình ảnh của Thăng Long – Hà Nội xưa. Tuy nhiên cái hay của công nghệ E-learning đó là khuôn khổ không chỉ gói gọn trong không gian một trường học, mà đó còn là sức lan toản của công nghệ này lớn hơn rất nhiều không chỉ nằm ở trên những trang giấy và với kết nối Internet, E-learning có thể giúp truyền đạt những mục tiêu, ý nghĩa của việc giáo dục giá trị sống cao đẹp của Hà Nội đến đội ngũ học sinh, sinh viên, thanh niên vào mọi lúc và mọi nơi. Chúng ta có thể bắt gặp 88 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI những hình ảnh hoặc những màn hình lớn tại các không gian văn hóa tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội như hồ Hoàn Kiếm, phố Cổ hoặc tại các di tích lịch sử tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội. Đó chính là hình thức tuyên truyền thể hiện một cách trực quan sinh động về giá trị sống cao đẹp của người Thủ đô. E-learning đóng vai trò kết nối những hình ảnh của quá khứ, chúng ta có thể dễ dàng thấy một hình ảnh rất đẹp của Hà Nội xưa được chạy trên màn hình của không gian văn hóa phố đi bộ Hồ Gươm, kèm theo đó là nội dung của Bộ Quy tắc ứng xử Nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, hoặc đó là những video clip về những tấm gương người tốt, những người văn minh lịch sử đang gìn giữ những nét văn hóa giá trị sống cao đẹp của người Hà Nội thể hiện cho câu thơ “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài – Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Việc sử dụng E-learning đem lại những điểm ưu việt hơn so với cách giáo dục đơn thuần nặng về lý thuyết, E-learning vừa đem lại hiệu quả cả về mặt truyền tải và lan tỏa nội dung cho thông điệp giáo dục giá trị sống, ở một khía cạnh xa hơn việc đàu tư và sử dụng công nghệ E-learning trong giáo dục giá trị sống sẽ tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực cho Thành phố Hà Nội trong truyền tải nội dung của chương trình giáo dục. 2.2. E-learning trong lĩnh vực giáo dục lịch sử tại Thủ đô Hà Nội Lịch sử không chỉ là một lĩnh vực khoa học, mà đó còn là các thức lưu giữ truyền thống là dấu gạch nối giữa truyền thống và hiện đại của một quốc gia và dân tộc. Lịch sử có thể là truyền thống, tuy nhiên việc lưu giữ và truyền đạt lịch sử thường được sử dụng các công nghệ hiện đại, đó chính là điểm khác biệt trong cách thức giảng dạy, nghiên cứu, bảo tồn lịch sử, đó chính là dấu ấn của E-learning. Có thể nói rằng E-learning đã xuất hiện rất nhiều trong hoạt động giảng dạy môn học lịch sử, việc sử dụng E-learning có thể là một giải pháp phần nào giải đáp được được hiện tượng xã hội, nhiều học sinh, thanh niên, thiếu niên đang “quay lưng” với môn lịch sử với phương pháp tiếp cận lịch sử mang cách thức truyền thống. Tại Ngày hội Công nghệ và Thông tin lần thứ tư được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội đã giới thiệu 3 phần mềm tiêu biểu về công nghệ E-learning trong hoạt động giảng dạy và tìm hiểu môn lịch sử, mang tên Thư viện số về lịch sử, Phần mềm soạn giáo án, Giáo án điện tử môn lịch sử từ lớp 4 đến lớp 12. Những phần mềm này có điểm giống nhau đó là đã được nghiên cứu và triển khai phục vụ mục đích tra cứu, giảng dạy và học tập cho giáo viên, học sinh và những cá nhân tổ chức, quan tâm trong vấn đề tìm hiểu lịch sử. Nội dung của phần mềm này chính là cung cấp các tư liệu của bài học lịch sử theo các lớp học bậc phổ thông như từ lớp 4 đến lớp 12, phần mềm này còn cung cấp cả các dữ liệu lịch sử mở rộng, chính những thông tin dữ liệu mở rộng này là cách thức thu hút học sinh, sinh viên hứng thú với bộ môn lịch sử. Nội dung của những tư liệu mở rộng này được trình bày dưới dạng những video, hình ảnh, bản đồ-lược đồ, các tư liệu lịch sử theo bài học. Bên cạnh đó, việc sử dụng các phần mề với công nghệ E-learning trong giảng dạy góp phần làm cho giáo viên thiết kế cách thức giảng dạy các hoạt động học tập theo hướng TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 89 phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh, ngoài ra còn có thể mở rộng những tư liệu góp phần làm phong phú nội dung bài giảng, thu hút học sinh nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy kiến thức. Hình 2. Giáo án điện tử môn lịch sử từ lớp 4 đến lớp 12) Gìn giữ những giá trị của lịch sử đó không chỉ là hoạt động giảng dạy học tập trong khuôn khổ Nhà trường, mà đó còn là một hành trình phát triển trong đời sống xã hội, lịch sử phải được lưu giữ và truyền tải từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đặc biệt hiện nay với sự phát triển của nền tảng công nghệ, các thiết bị công nghệ ngày càng đa dạng và tiện dụng như máy tính, laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh, đây chính là những vật mang tin rất giá trị để E-learning có thể tồn tại và phát triển một cách vững chắc, từng bước trở thành phương pháp giáo dục mới trong thời đại phát triển của công nghệ thông tin. Tìm hiểu lịch sử giờ đây chưa bao giờ dễ dàng đến thế nếu chúng ta thực sự quan tâm và mong muốn gìn giữ lịch sử, nhờ nền tảng của công nghệ truyền tải và kết nối tiên tiến bậc nhất đó là Internet, kết hợp với các thiết bị công nghệ thông tin mà giờ đây lịch sử có thể trở thành một khoa học giáo dục mang tính chất đại chúng, ai cũng có thể tìm hiểu, cũng thể biết và cũng có thể trải nghiệm dòng chảy của lịch sử. Nhiều trang Web hỗ trợ việc dạy và học cũng như tìm hiểu lịch sử cũng đã được xây dựng và triển khai đã thu được hiệu quả rõ nét. Vào tháng 1/2019, tại trường Trung học phổ thông FPT, thầy giáo Nguyễn Đăng Tuyến, giáo viên lịch sử đã xây dựng trang Web hỗ trợ việc dạy và học môn lịch sử với tên gọi “Học sử để bất tử”. Trang Web này hiện nay đã trở thành một kênh trao đổi thông tin học liệu, và trở thành một thư viện học liệu quý giá phục vụ cho hoạt động tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử, đặc biệt đó là lịch sử phát triển của văn hóa dân tộc Việt Nam. 90 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 3. Các giải pháp khai thác tiềm năng E-learning trong sự phát triển giáo dục tại Thủ đô Hà Nội Với thế mạnh của E-learning, mọi đối tượng tham gia sử dụng E-learning gọi chung là người học có thể học và tham gia tìm hiểu thông tin vào mọi lúc, mọi nơi mà không làm gián đoạn công việc hiện tại, trong quá trình tham gia hoạt động học tập hoặc tìm hiểu thông tin. Với những nội dung E-learning trong hoạt động đào tạo trực tuyến hoặc đào tạo từ xa, người học có thể tự kiểm tra, đối chiếu kết quả để có thể tự điều chỉnh phương pháp học tập và cách thức tiệp cận và thu thập thông tin của mình. Từ đó hình thành thói quen “tích cực và chủ động” trong hoạt động giáo dục đại chúng. Từ đó cần có những nhóm giải pháp cụ thể để khai thác tiềm năng của E-learning trong giáo dục mở dành cho đại chúng. Hình 3. Giao diện trang Web: Học sử để bất tử Thứ nhất với nhóm giải pháp vĩ mô, đối với các cơ quan hoạch định chính sách và các cơ quan quản lý Nhà nước, các Bộ Ban Ngành, Đoàn thể cần xây dựng khung hành lang pháp lý trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về cách thức hoạt động và điều chỉnh của hoạt động E-learning trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây chính là một trong những tiền đề quan trọng để E-learning có thể có cơ sở pháp lý bước vào áp dụng một cách đại trà trong các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như trong các tổ chức, đây chính là một khung hành lang pháp lý để E-learning có thể mở rộng phạm vi hoạt động cũng như lĩnh vực hoạt động và trở thành một công cụ quan trọng góp phần cho sự phát triển của các yếu tố kinh tế - văn hóa - xã hội trong bối cảnh sự thay đổi của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ lần thứ tư với bối cảnh nền kinh tế tri thức. Thứ hai đó là muốn sử dụng toàn bộ tính ưu việt của công nghệ E-learning một cách phù hợp và khai thác hết tiềm năng của công nghệ đó thì yêu tố tiên quyết phải là có một đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính vì vậy ngay từ các bậc học trong trình độ giáo dục phổ thông cho đến những bậc học đào tạo ở trình độ cao như đại học, sau đại học hoặc nghiên cứu sinh vấn đề nâng cao chất lượng sử dụng các yếu tố công nghệ thông tin trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học là hết sức cần thiết. Sử dụng E-learning là TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 91 cách thức nhanh nhất để có thể cung cấp một nguồn nhân lực chất lượng cao trong giáo dục đại chúng. Bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng trở nên bận rộn hơn với những hoạt động của bản thân từ việc tìm kiếm công việc, bố trí thời gian dành cho công việc, bên cạnh đó là tác động của những yếu tố khác, điều này dẫn đến việc những cá nhân thường có rất ít thời gian cho việc nâng cao trình độ trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao. Sử dụng phương thức Blended Learning trong đó có sự kết hợp giữa nhiều hình thức đào tạo khác nhau, trong đó bao gồm cả yếu tố online và offline. Những thông tin, kiến thức mang tính nền tảng, tài liệu thường được chuyển thành dạng số (digital), để người học hoặc những cá nhân có nhu cầu tìm kiếm thông tin có thể sử dụng thông qua các thiết bị công nghệ có kết nối Internet. Bên cạnh đó hoạt động hướng dẫn sử dụng, hỏi đáp tương tác cũng sẽ xuất hiện. Bên cạnh đó để có thể có một nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh xã hội ngày càng trở nên bận rộng, sự ra đời của mô hình E-learning có tên gọi Microlearning. Microlearning là một hình thức giáo dục và đào tạo kĩ năng online chia nhỏ khối kiến thức lớn thành một loạt các thông tin theo từng đợt ngắn và phân phối tuần tự theo thời gian. Với cách thức này, lượng thông tin cho mỗi lần học rất ít, dễ dàng quản lí và được truyền đạt một cách đều đặn theo thời gian. Thứ ba để có thể triển khai E-learning trong hoạt động giáo dục mở hoặc hoạt động giáo dục đại chúng, cần có sự tập trung các nguồn lực trong đó nguồn lực tài chính và nguồn lực về cơ sở vật chất là hai nguồn lực then chốt trong việc có thể triển khai E- learning trong giáo dục đại chúng. Việc đầu tư xây dựng các hạ tầng về công nghệ trong cuộc cách mạng và công nghiệp 4.0, trong đó nổi bật đó là công nghệ Internet kết nối vạn vật (IOT), hoặc dữ liệu đám mây (Big Data) là một cách thức để E-learning xuất hiện mọi lúc, mọi nơi trong giáo dục đại chúng. Để có thể có những nguồn lực tốt phục vụ cho hoạt động giáo đại chúng, vai trò liên kết giữa các đơn vị cung cấp hoạt động giáo dục mở, cùng với các tổ chức như doanh nghiệp, nói cách khác đó là liên kết giữa cơ sở giáo dục đào tạo và doanh nghiệp cần phải được đẩy mạnh. Trong đó doanh nghiệp cung cấp nguồn lực về tài chính (hoạt động xã hội hóa) cho các cơ sở giáo dục và đào tạo nhằm mục tiêu sử dụng một hình thức đào tạo trực tuyến, theo hướng tiện lợi (E-learning) cho người lao động của doanh nghiệp, bên cạnh đó cơ sở giáo dục có trách nhiệm tiếp nhận và sử dụng hiệu quả nguồn lực này để có thể xây dựng được một hạ tầng công nghệ thông tin cơ bản trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục đại chúng theo hướng mở có áp dụng công nghệ tiên tiến mang bản chất của hoạt động giáo dục E-learning. Thứ tư đó là từng bước thay đổi nhận thức trong hoạt động giáo dục mở và giáo dục đại chúng theo hướng phát huy tối đa ưu điểm của E-learning đó là “nhanh gọn, dễ hiểu và tiết kiệm chi phí”. Có thể nói mọi vấn đề đặt ra đối với mọi tổ chức có nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chính là cách thức đào tạo theo hình thức tập trung theo hướng lớp học cơ hữu truyền thống đòi hỏi phải có một chi phí nguồn lực rất lớn. Ngoài ra còn là những chi phí phát sinh khác cho các đối tượng trong quá trình tham gia học tập như chi phí ăn ở, đi 92 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI lại của học viên, đặc biệt đó là nếu tham gia hoạt động giáo dục đại chúng theo phương pháp cũ sẽ dẫn đến tình trạng học viên chắc chắn ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến công việc hiện tại. Từ đó nếu hoạt động truyền thông có thể phát huy tối đa ưu điểm của E-learning đó là hiệu quả cho nhu cầu đào tạo theo hướng đại trà, giải quyết bài toán chi phí, đồng thời giải quyết được mối quan hệ giữa hiệu quả đào tạo, chi phí hoạt động đào tạo đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu của giáo dục đại chúng và không làm xáo trộn công việc của người học trong quá trình đào tạo. 3. KẾT LUẬN Việc sử dụng công nghệ E-learning trong hoạt động giáo dục tại Thủ đô Hà Nội với hướng tiếp cận gợi mở trong các lĩnh vực của đời sống văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo. Việc nghiên cứu dựa trên các mặt ứng dụng của công nghệ E-learning dựa trên thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với các điều kiện nguồn lực của Thủ đô Hà Nội Những giải pháp trong việc nghiên cứu và triển khai E-learning sử dụng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo với mục tiêu góp phần vào sự phát triển của Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đắc Hưng (2017), “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và vấn đề đặt ra với giáo dục Việt Nam”, Nxb. Quân đội Nhân dân. 2. Nguyễn Thị Lương (2012), Nghiên cứu E-learning và ứng dụng thiết kế bài giảng điện tử E-learning, Luận Văn Thạc sĩ, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông Hà Nội. 3. Trần Văn Lăng, Đào Văn Tuyết (2010), Elearning Hệ thống Đào tạo từ xa, Nxb. Thống kê. 4. Lê Trung Thành (2015), Giáo trình Nhập môn Internet và E-learning, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân. 5. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 89/QĐ-TTg, ngày 9/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy”. THE ROLE OF E-ELEARNING IN EDUCATIONAL DEVELOPMENT IN HANOI Abstract: The article is an overview of E-learning that primarily focuses on its principles and applications in researching and educational training. Based on the history of technology and the meaning of E-learning, our goal is approaching E-learning from different perspectives, researching its role and impact for the culture and socio- economic development of Hanoi in the context of the Industry 4.0, globalisation and some changes regarding social architecture. Keywords: E-learning, the Industry 4.0, Hanoi, globalisation, social architecture.
File đính kèm:
- vai_tro_cua_e_learning_doi_voi_su_phat_trien_giao_duc_tai_th.pdf