Vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc đẩy lùi nạn tín dụng đen ở Việt Nam

Bài viết khái quát những lý luận cơ bản về Ngân hàng chính sách xã

hội và tín dụng đen. Trong đó tập trung mô tả tín dụng ngân hàng

đối với các đối tượng chính sách xã hội, nguyên nhân hình thành,

cơ chế hoạt động và khái niệm Ngân hàng Chính sách xã hội. Về tín

dụng đen, tác giả làm rõ khái niệm, đặc điểm hoạt động và rủi ro của

hoạt động tín dụng đen; từ đó suy ra mối quan hệ giữa Ngân hàng

Chính sách xã hội và việc giảm nạn tín dụng đen. Nội dung chính của

nghiên cứu là đi sâu phân tích đặc điểm của ngân hàng chính sách và

vai trò của loại hình ngân hàng này trong việc đẩy lùi nạn tín dụng

đen ở Việt Nam.

pdf 10 trang yennguyen 7680
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc đẩy lùi nạn tín dụng đen ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc đẩy lùi nạn tín dụng đen ở Việt Nam

Vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc đẩy lùi nạn tín dụng đen ở Việt Nam
1
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 206- Tháng 7. 2019
Vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội trong 
việc đẩy lùi nạn tín dụng đen ở Việt Nam
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ 
Nguyễn Vân Hà
Trần Hữu Ý
Ngày nhận: 19/03/2019 Ngày nhận bản sửa: 05/05/2019 Ngày duyệt đăng: 17/05/2019
Bài viết khái quát những lý luận cơ bản về Ngân hàng chính sách xã 
hội và tín dụng đen. Trong đó tập trung mô tả tín dụng ngân hàng 
đối với các đối tượng chính sách xã hội, nguyên nhân hình thành, 
cơ chế hoạt động và khái niệm Ngân hàng Chính sách xã hội. Về tín 
dụng đen, tác giả làm rõ khái niệm, đặc điểm hoạt động và rủi ro của 
hoạt động tín dụng đen; từ đó suy ra mối quan hệ giữa Ngân hàng 
Chính sách xã hội và việc giảm nạn tín dụng đen. Nội dung chính của 
nghiên cứu là đi sâu phân tích đặc điểm của ngân hàng chính sách và 
vai trò của loại hình ngân hàng này trong việc đẩy lùi nạn tín dụng 
đen ở Việt Nam.
Từ khóa: ngân hàng chính sách xã hội, tín dụng đen, tài chính vi mô.
1. Mở đầu
hu cầu đối 
với tài chính 
vi mô ở Việt 
Nam rất cao 
và thị trường 
tài chính vi mô chủ yếu do 
Ngân hàng Chính sách xã hội 
(NHCSXH) là đơn vị cung cấp 
chính. Sự thành công của loại 
hình Ngân hàng này là nhờ 
việc cung cấp các dịch vụ và 
sản phẩm tài chính đa dạng, 
có chất lượng, lãi suất hợp lý, 
thuận tiện đến những khách 
hàng bên lề, không được hoặc 
ít được các ngân hàng thương 
mại (NHTM) ở Việt Nam phục 
vụ; với một cung cách phục 
vụ đơn giản, hiệu quả, luôn ưu 
tiên bảo vệ quyền lợi khách 
hàng và giáo dục tài chính cho 
khách hàng. Đây chính là một 
trong những đối tượng rất dễ 
tiếp cận “tín dụng đen” do ưu 
tiên tính linh hoạt, thủ tục dễ 
dàng mà không lường trước 
được những rủi ro dài hạn. Bài 
viết sẽ giải thích rõ khái niệm 
về NHCSXH, tín dụng đen, 
mối quan hệ tương quan giữa 
hai chủ thể và vai trò của Ngân 
hàng này trong việc giảm nạn 
tín dụng đen.
2. Lý luận cơ bản về Ngân 
hàng Chính sách xã hội và 
tín dụng đen
2.1. Khái quát về Ngân hàng 
Chính sách xã hội
a. Tín dụng ngân hàng đối với 
các đối tượng chính sách xã hội
Ở hầu hết các quốc gia, đặc 
biệt là các nước đang phát 
triển, luôn tồn tại nhóm đối 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
2 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 206- Tháng 7. 2019
tượng có điều kiện sống, mức 
sống, thu nhập thấp hơn so 
với các bộ phận dân cư còn 
lại. Việc một bộ phận dân cư 
không đủ sống, có mức sống 
thấp hơn so với bình quân 
không chỉ là vấn đề cần giải 
quyết về mặt kinh tế, mà còn 
là vấn đề mang tính xã hội, 
chính trị đặt ra đối với bất cứ 
Chính phủ nào. Nhằm tới mục 
tiêu trên, các Chính phủ có 
thể có những chính sách, giải 
pháp và thông qua các hình 
thức khác nhau như: Đầu tư 
xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo 
thêm các công ăn việc làm, 
đầu tư cho y tế, giáo dục, văn 
hóa, cho không hoặc trợ giá 
cho hàng hóa thiết yếu... 
Đối với các hình thức hỗ trợ 
cho cá nhân, có thể phân vào 
thành các nhóm như “trợ cấp” 
và “trợ giá”. Hai hình thức 
này không có tính loại trừ 
nhau, có thể sử dụng đồng 
thời để bổ sung cho nhau và 
giữa chúng cũng có điểm 
chung, đó là: sự cho không 
(phần trợ cấp, trợ giá) từ Nhà 
nước mà không có bất cứ yêu 
cầu hoàn trả nào từ người thụ 
hưởng. Điều này thường dẫn 
đến các hạn chế như: Tạo tâm 
lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ 
trợ của Chính phủ; phát sinh 
nhu cầu hỗ trợ rất lớn (thậm 
chí nhu cầu giả tạo); không 
bền vững vì người dân luôn 
cần sự hỗ trợ từ Chính phủ; do 
vậy một gánh nặng lớn luôn 
đặt ra đối với ngân sách Nhà 
nước. Thực tế đã chứng minh 
các chương trình trợ giá, trợ 
cấp thường thất bại nếu thực 
hiện trên quy mô lớn và trong 
thời gian dài.
Trên cơ sở mục tiêu hỗ trợ 
hiệu quả, các chương trình tín 
dụng dành cho các đối tượng 
chính sách xã hội đã được các 
Chính phủ của nhiều nước 
trên thế giới sử dụng. Các 
chương trình tín dụng như vậy 
có thể được thực hiện bởi: 
- Một tổ chức tín dụng 
(TCTD) do Chính phủ thành 
lập hoạt động chuyên phục vụ 
đối tượng nhất định như Công 
ty Tài chính Đời sống Quốc 
dân Nhật Bản- National Life 
Finance Company (NLFC);
- Chương trình tín dụng được 
thực hiện bởi một TCTD của 
Chính phủ như: Ngân hàng 
Nhân dân Indonesia- Bank 
Rakyat Indonesia (BRI), 
Ngân hàng Nông nghiệp và 
Hợp tác xã Nông nghiệp Thái 
Lan- Bank for Agriculture 
and Agricultural Cooperatives 
(BAAC), Ngân hàng Nông 
nghiệp Malaysia- Bank 
Pertania Malaysia (BPM), 
hoặc được Chính phủ cho 
phép hoạt động và nhận được 
sự ủng hộ của Chính phủ như 
Grameen Bank ở Bangladesh.
b. Sự hình thành và khái niệm 
Ngân hàng Chính sách xã hội 
Việt Nam
Một vấn đề đặt ra và đã có 
nhiều ý kiến khác nhau về vấn 
đề tín dụng chính sách xã hội 
là: Việc hỗ trợ các đối tượng 
chính sách xã hội thông qua 
tín dụng ngân hàng nên được 
thực hiện bởi một hay nhiều tổ 
chức? Tính chất sở hữu của tổ 
chức này như thế nào? (thuộc 
sở hữu Nhà nước, sở hữu của 
cộng đồng hay của tư nhân).
Xem xét dưới giác độ tính 
chất sở hữu: Xuất phát từ đối 
tượng phục vụ là đối tượng 
chính sách xã hội, so với các 
đối tượng hoạt động thương 
mại khác thì điều dễ thấy là 
các TCTD phục vụ đối tượng 
chính sách gặp phải nhiều bất 
lợi như: Nguy cơ mức độ rủi 
ro cao, chi phí hoạt động lớn 
(do quy mô khoản cho vay 
nhỏ hơn, thông thường địa 
bàn hoạt động ở khu vực có 
điều kiện đi lại khó khăn,). 
Chính vì vậy, phần lớn các tổ 
chức này thuộc sở hữu Nhà 
nước, do Chính phủ trực tiếp 
thành lập. Tuy nhiên cũng có 
số ít trường hợp không hoàn 
toàn thuộc sở hữu của Nhà 
nước, điển hình là Ngân hàng 
Grameen (Bangladesh). 
Xuất phát từ thực tế, đối 
tượng chính sách xã hội bao 
gồm nhiều nhóm đối tượng 
trong từng giai đoạn: Nhóm 
người nghèo, nhóm doanh 
nghiệp vừa và nhỏ, nhóm 
doanh nghiệp nhỏ mới thành 
lập, nhóm đối tượng cần sự hỗ 
trợ trong từng lĩnh vực cụ thể: 
Nông nghiệp, thương mại dịch 
vụ, xuất nhập khẩu Chính vì 
vậy ở thời kỳ ban đầu thường 
có quan điểm: tín dụng ngân 
hàng đối với đối tượng chính 
sách xã hội thường được thực 
hiện bởi nhiều TCTD. Việc 
thực hiện như vậy có ưu điểm: 
Chính phủ tranh thủ và tận 
dụng được mạng lưới và cơ sở 
vật chất của các TCTD hiện 
có, qua đó tiết giảm được chi 
phí so với việc hình thành 
một tổ chức hoàn chỉnh mới. 
Tuy nhiên, theo thời gian hình 
thức trên đã bộc lộ một số 
điểm hạn chế:
- Đối với Chính phủ: Nguồn 
lực của Nhà nước bị phân 
tán, từ đó làm suy giảm hiệu 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
3Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 206- Tháng 7. 2019
quả; xuất hiện sự chồng chéo 
trong hỗ trợ: một đối tượng 
cụ thể có thể hưởng lợi từ 
nhiều chương trình tín dụng 
khác nhau do nhiều tổ chức 
khác nhau thực hiện; hơn nữa 
gây khó khăn trong việc quản 
lý, kiểm tra, giám sát việc sử 
dụng và hiệu quả của nguồn 
lực đã bỏ ra, không tách bạch 
rõ ràng tín dụng thương mại 
và tín dụng chính sách.
- Đối với TCTD thực hiện: 
Phải dành ra một số nguồn 
lực như con người, cơ sở vật 
chất nhất định để thực hiện 
tín dụng chính sách. Như vậy 
xét trên giác độ thương mại 
thì trong nhiều trường hợp tín 
dụng chính sách đã ảnh hưởng 
đến tín dụng thương mại của 
các tổ chức này, nhất là trong 
điều kiện cạnh tranh giữa các 
TCTD ngày càng mạnh trong 
xu hướng hội nhập và toàn 
cầu hóa nền kinh tế.
- Đối với đối tượng hưởng lợi: 
Đôi khi có những bất lợi nhất 
định như không phải tổ chức 
nào cũng có mạng lưới rộng 
rãi tiếp cận tới người vay vốn, 
có những khó khăn nhất định 
về thông tin trong việc xác 
định TCTD phục vụ đối với 
những đối tượng, nhất là hộ 
nghèo, vùng nghèo,
Bởi vậy, một quan điểm khác 
đã ra đời là tập trung tín dụng 
chính sách xã hội vào một 
đầu mối trên cơ sở thành lập 
một TCTD mới nhằm khắc 
phục các bất cập nêu trên, qua 
đó hình thành TCTD chuyên 
phục vụ các đối tượng chính 
sách xã hội. Thông qua đó, 
nguồn lực của Chính phủ được 
tập trung hơn, thuận tiện hơn 
trong việc thực thi chính sách 
đối với đối tượng chính sách 
xã hội. Đây chính là lý do dẫn 
đến sự ra đời NHCSXH và 
hình thành cơ chế hoạt động 
của tín dụng chính sách xã hội 
ở Việt Nam.
Như vậy, một cách chung 
nhất, ngân hàng chính sách là 
loại hình ngân hàng chuyên 
thực hiện các chương trình tín 
dụng chính sách của Chính 
phủ trong thời kỳ nhất định. 
Đây là các khoản cho vay 
phi lợi nhuận đối với các đối 
tượng ưu tiên của các chính 
sách của Chính phủ khó có thể 
đáp ứng hoặc tiếp cận tới các 
tiêu chí thương mại. Việc thực 
hiện tín dụng chính sách góp 
phần quan trọng đối với phát 
triển kinh tế, ổn định chính trị 
và xã hội.
Tín dụng chính sách thường 
được thực hiện thông qua một 
số loại hình ngân hàng hoặc 
tổ chức tài chính với nhiều tên 
gọi khác nhau như:
- Ngân hàng chính sách hoặc 
tổ chức tài chính phục vụ các 
chính sách phát triển, thường 
gọi là ngân hàng hoặc tổ chức 
tài chính phát triển (ví dụ như: 
Ngân hàng đầu tư phát triển, 
Ngân hàng Tái thiết, Quỹ hỗ 
trợ phát triển);
- Ngân hàng chính sách phục 
vụ một lĩnh vực nhất định (ví 
dụ: Ngân hàng tài trợ xuất 
nhập khẩu, ngân hàng cho vay 
doanh nghiệp vừa và nhỏ);
- Ngân hàng chính sách xã hội 
phục vụ các chính sách xã hội.
Như vậy có thể nói, NHCSXH 
là một TCTD, là một loại 
hình ngân hàng chính sách có 
nhiệm vụ chủ yếu là thực thi 
tín dụng chính sách của Chính 
phủ đối với nhóm đối tượng 
chính sách xã hội.
Ngân hàng chính sách được 
phân loại theo nhiều cách 
khác nhau dựa trên đối tượng 
phục vụ, cụ thể: Ngân hàng 
chính sách phục vụ các chính 
sách phát triển như phát triển 
cơ sở hạ tầng, chính sách hỗ 
trợ ngành công nghiệp,... được 
gọi là Ngân hàng phát triển. 
Ngân hàng chính sách phục vụ 
các chính sách an sinh xã hội 
như chính sách xoá đói giảm 
nghèo, chính sách tạo việc 
làm và nâng cao thu nhập cho 
người dân nghèo... được gọi là 
NHCSXH.
Tuy nhiên, theo thực tiễn 
hoạt động của các ngân hàng 
hoặc tổ chức tài chính thực 
hiện tín dụng chính sách của 
nhiều quốc gia trên thế giới, 
mô hình ngân hàng chính sách 
hiện nay bao gồm hai loại 
chính, đó là: (i) mô hình Ngân 
hàng Chính sách có nguồn 
vốn hoạt động do sự đóng góp 
của người dân và huy động 
vốn dựa trên nguyên tắc thị 
trường (mô hình ngân hàng 
Grameen của Bangladesh); và 
(ii) mô hình ngân hàng chính 
sách có nguồn vốn hoạt động 
do Chính phủ cấp.
Với những ngân hàng chính 
sách hoạt động theo mô hình 
thứ hai thì ngân hàng không 
có chính sách huy động vốn 
đúng nghĩa của một ngân 
hàng; không tự quyết định 
được quy mô vốn huy động vì 
bị phụ thuộc vào quy mô cấp 
bù chênh lệch lãi suất của Nhà 
nước (mô hình của NLFC của 
Nhật Bản, BP của Malaysia, 
BAAC của Thái Lan, Ngân 
hàng Chính sách xã hội 
Việt Nam...).
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
4 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 206- Tháng 7. 2019
2.2. Tín dụng đen
a. Khái niệm về hoạt động tín 
dụng đen
Yuliya Demyanyk (2006) 
trong bài viết “Income 
Inequality: Time for Predatory 
Lending Laws?” cho rằng tín 
dụng đen thường liên quan 
đến khoản vay dành cho 
những người nghèo, những 
người không rõ về quy trình 
cho vay và những người có 
điểm tín dụng thấp.
Andrew D Schmulow (2017) 
trong nghiên cứu “Curbing 
Reckless and Predatory 
Lending: A Statutory Analysis 
of South Africa’s National 
Credit Act” cho rằng tín dụng 
đen bao gồm ít nhất 2 trong số 
các đặc điểm sau: các khoản 
cho vay gây thiệt hại nghiêm 
trọng cho người tiêu dùng; các 
khoản vay liên quan đến gian 
lận và lừa đảo; các trường hợp 
thiếu minh bạch khác; và yêu 
cầu người tiêu dùng phải tự 
nguyện từ bỏ các quyền lợi 
hợp pháp của họ.
Ánh (2016) trong nghiên cứu 
“Phát triển tín dụng vi mô- 
Giải pháp đẩy lùi “tín dụng 
đen” ở Việt Nam” cho rằng tín 
dụng đen là hình thức tín dụng 
phi chính thức, không đăng 
ký kinh doanh, không chịu sự 
giám sát của nhà nước. Tín 
dụng đen tăng trưởng tiềm ẩn 
nhiều rủi ro , ngăn cản hoạt 
động hiệu quả và minh bạch 
của các TCTD chính thức, gia 
tăng rủi ro về đạo đức khi xảy 
ra trường hợp người đi vay 
mất khả năng trả nợ. 
Từ các khái niệm, định nghĩa 
và hiểu biết của những nghiên 
cứu trên, nhóm tác giả cho 
rằng: Tín dụng đen là tổ hợp 
những khoản vay dưới chuẩn, 
trong đó người cho vay thực 
hiện những hành vi phi đạo 
đức và/hoặc trái pháp luật 
nhằm mục đích tư lợi cá nhân 
và thường gây ra hậu quả 
nghiêm trọng tới người đi vay.
b. Đặc điểm hoạt động tín 
dụng đen 
Dan Reynolds (2005) trong 
bài “Predatory Lending in 
Oregon: Does Oregon Need 
an Anti-Predatory Lending 
Law, or Do Current Laws 
and Remedies Suffice?”, cho 
rằng tín dụng đen thuộc về 
tập hợp các khoản cho vay 
dưới chuẩn, và chỉ xảy ra khi 
những người cho vay có hành 
vi lạm dụng những người đi 
vay dễ bị tổn thương. Về mặt 
lý thuyết, tín dụng đen là các 
khoản cho vay mà trong đó, 
chi phí mà người đi vay phải 
bỏ ra không tương xứng với 
chi phí và rủi ro của người 
cho vay. Các khoản vay này 
có các đặc điểm sau:
(1) Lãi suất và lệ phí mà 
khách hàng phải trả cao hơn 
mức yêu cầu để bù đắp rủi ro 
khi cho vay. Lãi suất của các 
TCTD đen lên tới gần 20%/
tháng hay hơn 200%/năm 
trong khi lãi suất của ngân 
hàng chỉ dưới 10%/tháng.
(2) Chứa các điều khoản mang 
tính dụng ý nhằm buộc người 
đi vay phải chịu nợ chồng 
chất. Trên thực tế, trong các 
điều khoản vay luôn đính kèm 
những dụng ý như: phần lãi 
gộp sẽ được tính lãi suất cao 
hơn gấp nhiều lần lãi suất ban 
đầu do không được tính trong 
tài sản đảm bảo. Chính vì thế 
số tiền nợ sẽ tăng lũy tiến theo 
cấp số nhân.
(3) Người cho vay không tính 
đến khả năng trả nợ của người 
đi vay. Các TCTD đen, khi 
cho vay họ không cần kiểm tra 
xem khả năng chi trả của đối 
tượng vay như thế nào, thậm 
chí không quan tâm người vay 
vay tiền để làm mục đích gì? 
vào mục đích hợp pháp hay 
bất hợp pháp, nguồn vốn vay 
được sử dụng như thế nào? 
Đối với họ chỉ cần người vay 
tiền có tài sản thế chấp là có 
thể vay tiền bất kể người đó 
là ai, vay nhằm mục đích gì? 
Thậm chí nhiều TCTD đen có 
máu mặt còn cầm cố những 
tài sản bất hợp pháp như xe ô 
tô, xe máy với giấy tờ không 
chính chủ. Đối với những đối 
tượng đi vay là con cái những 
gia đình có bố mẹ làm quan 
chức, các TCTD đen có thể 
cho vay không cần tài sản cầm 
cố mà chỉ cần giấy viết tay.
(4) Yêu cầu người đi vay 
phải từ bỏ các quyền lợi pháp 
lý. Đây là một trong những 
mặt trái mà các TCTD đen 
lợi dụng kẽ hở của pháp luật 
để hoạt động. Ví dụ đối với 
các hiệu cầm đồ, nếu chỉ cho 
vay thông thường thì không 
thu được siêu lợi nhuận. Bên 
cạnh việc lấy lãi gấp nhiều lần 
đối với những khoản lãi gộp, 
trước khi cho vay, các hiệu 
cầm đồ thường yêu cầu người 
đi vay phải viết giấy bán tài 
sản (từ bỏ quyền lợi pháp 
lý) trong trường hợp quá hạn 
thanh toán. 
c. Rủi ro của hoạt động tín 
dụng đen
Hoạt động tài chính ngầm, đặc 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
5Tạp chí Khoa ...  chiếm 77,8% tổng 
nguồn vốn. Ngoài ra, các địa 
phương cũng đã quan tâm, ủy 
thác từ ngân sách địa phương 
sang NHCSXH để cho vay 
các đối tượng chính sách trên 
địa bàn với số tiền 12.385 tỷ, 
chiếm 6,3% tổng nguồn vốn 
do NHCSXH quản lý. 
b. Về dư nợ: 
Đến 31/01/2019, tổng dư 
nợ các chương trình tín 
dụng chính sách xã hội do 
NHCSXH quản lý đạt 187.079 
tỷ đồng, với hơn 8,3 triệu món 
vay của gần 6,7 triệu khách 
hàng đang còn dư nợ. Trong 
16 năm qua, kể từ khi thành 
lập đến nay, tổng doanh số 
cho vay đạt 508.521 tỷ đồng, 
đã giúp trên 34 triệu lượt hộ 
nghèo và các đối tượng chính 
sách khác được tiếp cận vốn 
tín dụng chính sách để tạo 
sinh kế, tạo việc làm, đáp ứng 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
7Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 206- Tháng 7. 2019
nhu cầu thiết yếu về đời sống.
- Nhóm các chương trình tín 
dụng phục vụ sản xuất, kinh 
doanh tạo sinh kế, tạo việc 
làm (cho vay hộ nghèo, hộ cận 
nghèo, hộ mới thoát nghèo, giải 
quyết việc làm, đối tượng chính 
sách đi làm việc ở nước ngoài, 
hộ sản xuất kinh doanh vùng 
khó khăn, thương nhân vùng 
khó khăn, hộ dân tộc thiểu số, 
doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ 
gia đình và người nhiễm HIV, 
người sau cai nghiện) 
- Nhóm các chương trình tín 
dụng dành cho tiêu dùng (nhà 
ở hộ nghèo, nhà ở xã hội, học 
sinh sinh viên, nước sạch và 
vệ sinh môi trường nông thôn)
Theo bà Trần Lan Phương- 
Phó Tổng Giám đốc 
NHCSXH, trong 16 năm qua, 
vốn tín dụng chính sách xã hội 
đã góp phần giúp hơn 5 triệu 
hộ vượt qua ngưỡng nghèo; 
thu hút, tạo việc làm cho gần 
3,7 triệu lao động; trên 120 
ngàn lao động thuộc gia đình 
chính sách được vay vốn đi 
làm việc ở nước ngoài; trên 
3,6 triệu lượt học sinh, sinh 
viên có hoàn cảnh khó khăn 
được vay vốn học tập; xây 
dựng trên 11 triệu công trình 
nước sạch và vệ sinh môi 
trường ở nông thôn; gần 105 
ngàn căn nhà cho hộ gia đình 
vượt lũ đồng bằng sông Cửu 
Long, trên 573 ngàn căn nhà 
cho hộ nghèo và trên 13 ngàn 
căn nhà phòng tránh bão, lụt 
khu vực miền Trung, trên 2,8 
ngàn căn nhà ở xã hội
3.3. Vai trò của Ngân hàng 
Chính sách xã hội Việt Nam 
trong việc đẩy lùi nạn tín 
dụng đen
Có hai nguồn tín dụng chính 
mà người dân Việt Nam 
thường tìm tới khi có nhu cầu 
vay vốn. Một là, nguồn vốn 
tín dụng chính thức, đến từ 
các định chế tài chính có đăng 
ký hoạt động kinh doanh, 
chịu sự giám sát của Nhà 
nước, điển hình là các NHTM, 
NHCSXH, Quỹ TDND... Hai 
là, nguồn vốn tín dụng không 
chính thức/ tín dụng ngoài 
ngân hàng/ tín dụng ngầm. Hệ 
thống tín dụng không chính 
thức này hoạt động không 
tuân theo các quy định của 
pháp luật. Là hệ thống tín 
dụng mà các tổ chức/cá nhân 
hoạt động gần giống ngân 
hàng nhưng không phải ngân 
hàng, không có người gửi 
tiền, đồng thời, không thể 
vay mượn ngân hàng trung 
ương trong các trường hợp 
khẩn cấp (Danh, 2014). Tại 
Việt Nam, nguồn vốn tín dụng 
không chính thức đến từ trái 
phiếu doanh nghiệp, bạn bè, 
người thân, vốn góp từ cộng 
đồng những thương nhân nhỏ 
và tín dụng đen (Danh, 2014; 
Nguyễn Thành Nam, 2017; 
Ruddle, 2011). Nếu như các 
nguồn vốn đến từ bạn bè, 
người thân... thường không bị 
tính lãi suất thì ngược lại, tín 
dụng đen áp đặt mức lãi suất 
cao hơn rất nhiều so với ngân 
hàng nên trong một thời gian 
ngắn có thể đẩy người đi vay 
vào tình thế không trả nổi cả 
gốc và lãi. 
3.3.1. Nguyên nhân hình 
thành tín dụng đen
Tình trạng tín dụng đen bùng 
nổ bắt nguồn từ nhiều nguyên 
nhân, trong đó những nguyên 
nhân cơ bản là: Nhiều cá nhân, 
tổ chức gặp khó khăn về nguồn 
vốn mà không tiếp cận được 
nguồn vốn từ hệ thống tín dụng 
ngân hàng, do đó đến vay vốn 
tại các cơ sở tín dụng đen, các 
điểm cho vay nặng lãi. Cá biệt, 
một bộ phận người dân, nhất 
là giới trẻ, không chịu làm ăn, 
ham mê cá độ, cờ bạc, game 
online, đã vay nặng lãi để sử 
dụng vào mục đích ăn chơi 
không chính đáng của bản thân, 
khi cần thì lãi suất cao cũng 
chấp nhận vay. 
Với những người có nhu cầu 
vay thực sự như đóng tiền 
trọ, chữa bệnh, đóng học phí 
cho con là không thể trì 
hoãn, nhưng do không thể 
vay từ ngân hàng, công ty tài 
chính với những quy định, 
thủ tục chặt chẽ, thời gian ra 
quyết định cho vay kéo dài, 
nên họ tìm đến tín dụng đen, 
dù bản thân không chắc được 
khả năng trả nợ. Thực tế cho 
thấy, những người tìm đến 
tín dụng đen phần nhiều đều 
trong hoàn cảnh bế tắc, công 
việc bấp bênh, đa số không có 
bảo hiểm y tế. Thậm chí, tín 
dụng đen ngày càng nở rộ và 
biến tướng sang hình thức cho 
vay online với mức lãi suất 
lên tới vài trăm phần trăm mỗi 
năm. Đặc biệt, với sự hỗ trợ 
của công nghệ, người vay và 
người cho vay chỉ cần đăng 
nhập vào ứng dụng công nghệ 
là có thể tiến hành giao dịch 
vay mượn. 
3.3.2. Vai trò của Ngân hàng 
Chính sách xã hội Việt Nam 
trong việc đẩy lùi nạn tín 
dụng đen
Nhu cầu về vốn cho sản xuất 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
8 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 206- Tháng 7. 2019
và tiêu dùng tồn tại khách 
quan và không ngừng tăng 
thêm. Vì vậy giải pháp cơ 
bản để khắc phục tình trạng 
tín dụng đen là tăng cường 
hệ thống tín dụng chính thức 
(tín dụng kinh doanh và tín 
dụng chính sách xã hội) cả về 
nguồn vốn vay, mạng lưới cơ 
sở cho vay và đơn giản hóa 
thủ tục hành chính. Ở đây vai 
trò đặc biệt thuộc NHCSXH.
Thứ nhất, nguồn tín dụng từ 
NHCSXH sẽ giải quyết được 
các vấn đề cốt lõi của “tín 
dụng đen”, giải quyết được 
nhu cầu của người cần sử 
dụng. NHCSXH là tổ chức 
được giao nhiệm vụ thực thi 
tín dụng chính sách xã hội 
đã phối hợp chặt chẽ với các 
tổ chức chính trị- xã hội, tập 
trung các nguồn lực đẩy mạnh 
thực hiện các chương trình tín 
dụng chính sách, đáp ứng kịp 
thời nhu cầu vốn của hộ nghèo 
và các đối tượng chính sách. 
Vốn tín dụng chính sách xã 
hội đã giúp giải quyết những 
vấn đề căn bản, thiết yếu 
trong cuộc sống của hộ nghèo 
và các đối tượng chính sách 
khác, giúp cho hộ nghèo và 
các đối tượng chính sách khác 
dần nâng cao chất lượng cuộc 
sống, giảm bệnh tật, thất học 
và các tệ nạn xã hội. Cùng với 
đó, hộ nghèo và các đối tượng 
chính sách khác được tiếp cận 
nguồn vốn của Chính phủ để 
đầu tư làm ăn, tạo việc làm, 
từng bước nâng cao trình độ 
quản lý sản xuất, kinh doanh 
cũng như trình độ quản lý vốn 
để dần vươn lên thoát nghèo, 
làm giàu trên chính quê hương 
mình, góp phần thay đổi cơ 
cấu kinh tế theo hướng sản 
xuất hàng hóa ở nông thôn. 
Đặc biệt, thông qua sử dụng 
vốn tín dụng chính sách xã hội 
đã tác động đến nhận thức, 
giúp hộ nghèo, hộ dân tộc 
thiểu số thêm tự tin, tăng dần 
vị thế trong xã hội. 
Thứ hai, thông qua vốn tín 
dụng chính sách xã hội, người 
nghèo và các đối tượng chính 
sách khác có điều kiện để 
mua sắm tư liệu sản xuất, tạo 
sinh kế, tạo việc làm, góp 
phần nâng cao thu nhập, cải 
thiện đời sống; có kinh phí 
để trang trải các chi phí đáp 
ứng nhu cầu thiết yếu của 
cuộc sống như chi phí học tập 
cho con em, xây nhà ở, công 
trình nước sạch, vệ sinh môi 
trường. Từ đó, góp phần hạn 
chế tình trạng vay nặng lãi, 
hoặc phải mua chịu vật tư, vật 
liệu, phân bón với giá cao, 
bán non các sản phẩm cho tư 
thương với giá thấp; có tác 
dụng trực tiếp đẩy lùi và ngăn 
chặn sự tác động tiêu cực của 
tín dụng đen đến đời sống của 
hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ 
mới thoát nghèo và các đối 
tượng chính sách khác, nhất là 
tại các vùng nông thôn, miền 
núi, vùng sâu, vùng xa.
Thứ ba, việc tích cực tuyên 
truyền, tiếp cận đến vùng sâu, 
vùng xa các chính sách tín 
dụng ưu đãi thông qua các tổ 
chức chính trị- xã hội đã góp 
phần nâng cao nhận thức của 
người dân. Ở các vùng xa xôi 
hẻo lánh, đa phần người dân 
chưa lường trước được những 
rủi ro mà họ sẽ phải đương 
đầu khi tham gia vào các 
đường dây tín dụng phi chính 
thức. Cộng thêm những khó 
khăn/hạn chế khi tiếp cận với 
các tổ chức tài chính chính 
thức, nên khi gặp phải biến 
cố khẩn cấp trong cuộc sống, 
người dân đã không có những 
lựa chọn nào khác ngoài việc 
tìm đến “tín dụng đen”. Tuy 
nhiên việc được phổ biến 
thông tin từ Tổ Tiết kiệm và 
vay vốn do các tổ chức Hội 
đoàn thể quản lý (Hội Phụ 
nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu 
chiến binh, Đoàn Thanh niên), 
với 6.734.682 hội viên tại 
khắp thôn, bản trong cả nước 
(Đặng Công Thức, 2018), 
với hàng trăm ngàn cán bộ 
không biên chế đang sát cánh 
cùng NHCSXH Việt Nam 
trong công cuộc xóa đói giảm 
nghèo, góp phần thực hiện có 
hiệu quả các chính sách tín 
dụng ưu đãi của Nhà nước. 
Hoạt động nhận ủy thác từ 
NHCSXH đã tạo điều kiện 
cho các tổ chức chính trị- xã 
hội tập hợp lực lượng, củng 
cố, nâng cao cả về số lượng, 
chất lượng phong trào hoạt 
động, tăng số lượng hội viên, 
góp phần củng cố hệ thống 
chính trị cơ sở, giúp người 
nghèo có điều kiện được sinh 
hoạt tại các tổ chức chính 
trị- xã hội, qua đó được tiếp 
cận với nhiều hoạt động lồng 
ghép, như hoạt động khuyến 
nông, khuyến lâm, khuyến 
ngư, chuyển giao khoa học 
kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe, 
nâng cao dân trí.
Phát triển các tổ chức tài 
chính vi mô, quỹ tín dụng 
nhân dân, "chân rết" của 
NHCSXH, chi nhánh của 
công ty tài chính và minh 
bạch hóa thị trường tài chính 
là những biện pháp cần sớm 
được thực hiện trong thời gian 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
9Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 206- Tháng 7. 2019
tới. Theo đó, tiếp tục triển 
khai các kế hoạch mở rộng 
mạng lưới điểm giới thiệu 
dịch vụ, bán hàng thông qua 
việc hợp tác với các đối tác 
cung ứng sản phẩm; hoàn tất 
thử nghiệm công nghệ cao 
trên các ứng dụng cho vay 
tự động nhằm tiếp cận nhanh 
chóng và mang đến các trải 
nghiệm vay linh hoạt cho các 
khách hàng tại khu vực nông 
thôn, vùng sâu vùng xa là 
những mục tiêu mà Ngân hàng 
chính sách xã hội cần thiết 
lập nhằm hướng tới việc nâng 
cao hiệu quả hoạt động của 
NHCSXH trong việc đẩy lùi 
tín dụng đen. ■
Tài liệu tham khảo
1. Aleem, I. (1990). Imperfect Information, Screening, and the Costs of Informal Lending: A Study of a Rural Credit Market in 
Pakistan. The World Bank Economic Review, 4(3), 329–349. 
2. Andrew D. Schmulow(2007), Curbing Reckless and Predatory Lending: A Statutory Analysis of South Africa’s National Credit 
Act, Consumer Interests Annual, Volume 63, 2017. 
3. Ánh, B. D. (2016). Phát triển tín dụng vi mô - Giải pháp đẩy lùi “tín dụng đen” ở Việt Nam, m. Tài Chính. Retrieved from http://
www.vjol.info/index.php/TC/article/viewFile/24422/20867
4. Bond, P., Musto, D. K., & Yilmaz, B. (2009),. Predatory mortgage lending, . Journal of Financial Economics, 94(3), 412–427. 
https://doi.org/10.1016/j.jfineco.2008.09.011
5. Dan Reynolds, Predatory Lending in Oregon: Does Oregon Need an Anti-Predatory Lending Law, or Do Current Laws and 
Remedies Suffice?,Comment (2004) 83 Or. L. Rev. 1081 at 1091.
6. Danh, H. C. (2014), Những thách thức hoạt động tín dụng ngoài ngân hàng ở Trung Quốc, Tạp Chí Đại Học Thủ Dầu 1, S15, 1.
7. Đặng Công Thức (2018), Vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội 
theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Tạp chí Ngân hàng
8. ECB (2012), Commission’s green paper on shadow banking the Eurosystem’s reply.
9. Nguyễn Thị Xuân Hương, Dương Thị Bích Diệu (2018), Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tín dụng cho hộ nghèo 
từ Ngân hàng chính sách xã hội quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học và Công nghiệp số 3-2018.
10. Nguyễn Vân Hà (2018) đề tài cấp cơ sở “Thực trạng tín dụng đen tại Việt Nam và một số kiến nghị” mã số: DTHV.18 /2017.
11. Phan Cử Nhân (2017), Ngân hàng chính sách xã hội đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam, 
Tạp chí Ngân hàng. 
12. Ruddle, K. (2011), Informal” Credit Systems in Fishing Communities: Issues and Examples from Vietna, Human Organization, 
70, 224–232.
13. Trần Hữu Ý (2018), Vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội trong thúc đẩy tài chính toàn diện, góp phần giảm nghèo bền 
vững, Tạp chí Ngân hàng.
14. Yuliya Demyanyk (2006), Income inequality: time for predatory lending laws?, The Regional Economist, 2006, issue Oct, 10-11.
Thông tin tác giả
Nguyễn Vân Hà, Tiến sĩ
Học viện Ngân hàng 
Email: hanv@hvnh.edu.vn
Trần Hữu Ý, Tiến sĩ
Ngân hàng Chính sách Xã hội
Summary
The role of Bank for Social Policies in repelling predatory in Vietnam
Research has provided theoretical background about Bank for Social Policies and predatory. The main content 
includes predatory for social policy people, root causes and operation of Bank for Social Policies. Regarding 
to predatory, author clarifies concept, operational characteristics and risks of predatory activities; therefore, 
deduces relationship between Bank for Social Policies and the decrease of predatory. Finally, the author focuses 
on analyzing bank policy features and its role in repelling predatory in Vietnam.
Keywords: Bank for Social Policies, predatory, microfinance.
Ha Van Nguyen, PhD.
Banking Academy of Vietnam
Y Huu Tran, PhD.
Social Policy Banking of Vietnam
10
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 206- Tháng 7. 2019
Khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của 
doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam khi có sự 
gia nhập của các ngân hàng nước ngoài
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ 
Đặng Thị Thu Hằng
Vũ Thị Kim Oanh
Ngày nhận: 09/05/2019 Ngày nhận bản sửa: 10/06/2019 Ngày duyệt đăng: 17/06/2019
Kể từ khi thực hiện mở cửa khu vực tài chính, số lượng các ngân hàng 
nước ngoài (NHNNg) gia nhập thị trường Việt Nam ngày càng tăng. 
Sự gia nhập của các NHNNg có tác động không nhỏ đến hoạt động 
của các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước và tới khách 
hàng của ngân hàng, trong đó sẽ tạo cơ hội tiếp cận tín dụng cho các 
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Tuy nhiên các DNNVV hiện vẫn 
đang gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận các nguồn tín dụng. Bài 
viết phân tích thực trạng tác động của sự gia nhập các NHNNg đến 
khả năng tiếp cận tín dụng của các DNNVV ở Việt Nam bằng nguồn 
số liệu thứ cấp thu thập và tổng hợp từ các cuộc điều tra của CIEM 
và từ báo cáo của NHNN. Các tác giả đã chỉ ra rằng, sự hiện diện 
của các NHNNg đã làm gia tăng đáng kể số lượng đối thủ cạnh tranh 
hiện tại, thay đổi cấu trúc sở hữu và nâng cấp danh mục sản phẩm 
của các NHTM trong nước. Tuy nhiên, cho dù Chính phủ đã đưa ra 
rất nhiều các chính sách hỗ trợ tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho 
các DNNVV, các NHTM cũng đã có những thay đổi trong chính sách 
tín dụng nhưng sự gia nhập các NHNNg chưa cải thiện đáng kể khả 
năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV. Qua đó, bài viết 
đưa ra những khuyến nghị đối với các NHTM, các DNNVV và Chính 
phủ nhằm gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng của các DNNVV, tạo 
điều kiện cho các doanh nghiệp này phát triển và đóng góp vào quá 
trình phát triển đất nước.
Từ khóa: sự gia nhập các ngân hàng nước ngoài, khả năng tiếp cận 
tín dụng, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
(Tiếp theo kỳ trước)

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_ngan_hang_chinh_sach_xa_hoi_trong_viec_day_lui_n.pdf