Văn hóa thông tin Lào Cai trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)
TÓM TẮT
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), ngành Văn hóa thông tin Lào
Cai đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ miền biên cương của tổ
quốc. Vấn đề Văn hóa thông tin Lào Cai trong kháng chiến chống Pháp đã được một số nhà nghiên
cứu, một số tác giả đề cập đến trong các bài báo, bài viết, luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ.
nhưng còn hết sức sơ lược, chưa có công trình nào cung cấp một cách đầy đủ, chi tiết. Trên cơ sở
phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp thu thập và chọn lọc tài liệu từ nhiều nguồn
tài liệu khác nhau như các báo cáo của ngành, sách tham khảo, các bài báo trên tạp chí, báo
internet, các luận văn và đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan, tác giả đã phát triển, cung cấp
thêm thông tin về sự ra đời của ngành Văn hóa thông tin Lào Cai cũng như vai trò của nó trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). Từ đó góp phần đánh giá những thành tựu
mà ngành Văn hóa thông tin Lào Cai đóng góp cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Đồng thời,
tổng kết thực tế rút ra kinh nghiệm cho ngành Văn hóa thông tin Lào Cai trong công tác tuyên
truyền, vận động quần chúng giai đoạn hiện nay.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Văn hóa thông tin Lào Cai trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)
ISSN: 1859-2171 e-ISSN: 2615-9562 TNU Journal of Science and Technology 225(07): 280 - 289 280 Email: jst@tnu.edu.vn VĂN HÓA THÔNG TIN LÀO CAI TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 – 1954) Nguyễn Đức Thắng1, Vũ Mạnh Trường2* 1Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên 2Trường THPT số 1 huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai TÓM TẮT Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), ngành Văn hóa thông tin Lào Cai đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ miền biên cương của tổ quốc. Vấn đề Văn hóa thông tin Lào Cai trong kháng chiến chống Pháp đã được một số nhà nghiên cứu, một số tác giả đề cập đến trong các bài báo, bài viết, luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ... nhưng còn hết sức sơ lược, chưa có công trình nào cung cấp một cách đầy đủ, chi tiết. Trên cơ sở phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp thu thập và chọn lọc tài liệu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau như các báo cáo của ngành, sách tham khảo, các bài báo trên tạp chí, báo internet, các luận văn và đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan, tác giả đã phát triển, cung cấp thêm thông tin về sự ra đời của ngành Văn hóa thông tin Lào Cai cũng như vai trò của nó trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). Từ đó góp phần đánh giá những thành tựu mà ngành Văn hóa thông tin Lào Cai đóng góp cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Đồng thời, tổng kết thực tế rút ra kinh nghiệm cho ngành Văn hóa thông tin Lào Cai trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Văn hóa; văn hóa thông tin; tỉnh Lào Cai; đấu tranh; kháng chiến chống Pháp. Ngày nhận bài: 19/4/2020; Ngày hoàn thiện: 18/5/2020; Ngày đăng: 01/06/2020 CULTURE OF LAO CAI INFORMATION IN THE WAR AGAINST THE FRENCH COLONIALIST (1946 - 1954) Nguyen Duc Thang 1, Vũ Manh Truong2* 1TNU – University of Education 2High School No. 1 in Bao Thang district, Lao Cai province ABSTRACT During the years of resistance war against the French colonialist (1946-1954), the culture and information field of Lao Cai made a significant contribution to the struggle to protect the border areas of the country. Lao Cai culture and information in the war against the French colonialist has been mentioned by some researchers and authors in articles, articles, Master's dissertations, and doctoral theses ... but also very primitive, no work has provided a complete, detailed. On the basis of historical methods, logical methods, methods of collecting and selecting documents from many different sources such as industry reports, reference books, journal articles, internet newspapers, The dissertation and related scientific research topics, the author has developed, provided more information about the birth of Lao Cai culture and information industry as well as its role in the war against the French colonialist (1946-1954). From there, contributing to assessing the achievements that Lao Cai Culture and Information Industry has contributed to the resistance war and national construction. At the same time, summarizing the reality draws experience for Lao Cai Culture and Information Industry in the propaganda and mass mobilization in the current period. Keywords: Cultural; cultural information; Lao Cai province; fight; resistance against France. Received: 19/4/2020; Revised: 18/5/2020; Published: 01/06/2020 * Corresponding author. Email: truong.gdtxmk@gmail.com Nguyễn Đức Thắng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 280 - 289 Email: jst@tnu.edu.vn 281 1. Vài nét về tỉnh Lào Cai Lào Cai là một vùng đất cổ, diện mạo địa hình được hình thành cách ngày nay 50 đến 60 triệu năm. Hơn một vạn năm trước, con người đã có mặt tại địa bàn Lào Cai. Tổ tiên người bản địa Lào Cai cư trú khá tập trung ở các dải đồi ven sông Hồng, sông Chảy, các cửa Ngòi My, Ngòi Nhù. Các chủ nhân văn hóa Hòa Bình ở Lào Cai đã biết làm nông nghiệp. Thời kỳ dựng nước, các vua Hùng đã chia nước ta thành 15 bộ, địa bàn Lào Cai thuộc bộ Tân Hưng [1, tr. 4]. Thời Âu Lạc thì vùng phía Đông và phía Nam Lào Cai thuộc bộ lạc Tây Vu, còn một phần đất phía Tây và phía Bắc Lào Cai hiện nay thuộc phạm vi của các bộ lạc nhỏ hơn không chịu thuần phục Lạc Việt. Thời Bắc thuộc nhà Đường, vùng đất Lào Cai thuộc châu Đan Đường (Cam Đường) và Chu Quý (Văn Bàn). Đến thời kỳ phong kiến tự chủ, Lào Cai thuộc châu Quy Hóa. Triều Lê thế kỷ XV, đổi lộ làm phủ và đổi trấn làm châu, khi đó lộ Quy Hóa đổi thành phủ Quang Hóa, huyện Văn Bàn, huyện Thủy Vĩ trở thành châu Văn Bàn, châu Thủy Vĩ trực thuộc phủ Quang Hóa, thừa tuyên Hưng Hóa [2, tr. 487-488]. Đến đời nhà Nguyễn, vùng đất Lào Cai chủ yếu thuộc đất của châu Thủy Vĩ, châu Văn Bàn, một phần thuộc châu Chiêu Tấn và một phần nhỏ thuộc châu Lục Yên thuộc phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng Hóa. Từ khi thực dân Pháp đánh chiếm Lào Cai (tháng 3-1886) đến năm trước khi quyết định thành lập tỉnh dân sự Lào Cai, thực dân Pháp coi Lào Cai là một tiểu quân khu thuộc Đạo quan binh IV. Ngày 7-1-1899, đạo quan binh IV được thành lập bao gồm Tiểu quân khu Yên Bái và Tiểu quân khu Lào Cai. Lào Cai là đạo lỵ, thủ phủ của đạo quan binh IV [3]. Vào những năm đầu thế kỷ XX, khu phố Lão Nhai (Phố Cũ) đã được hình thành, tuy diện tích còn nhỏ hẹp nhưng khá sầm uất, có thành lũy bao bọc. Ngày 5-3-1903, người Pháp cho xây dựng chợ Lào Cai, tiếp đó là các kho bãi, quảng trường, bệnh viện, nhà thờ. Đến tháng 5-1904, chính quyền Pháp cho quy hoạch lại và mở rộng trung tâm đô thị Lào Cai ra gấp 15 lần trước đó, phát triển mạnh sang khu vực Cốc Lếu, Vĩ Kim và khu Phố Mới. Ngày 12- 7-1907, sau hơn 20 năm chiếm đóng, chia tách địa phận Lào Cai nhiều lần thành những quân khu, tiểu quân khu và đạo quan binh khác nhau, Toàn quyền Đông Dương Paul Beau ra sắc lệnh bãi bỏ Đạo quan binh IV, chuyển Lào Cai từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị dân sự, thành lập tỉnh dân sự Lao Kay (Lào Cai) và bổ nhiệm Pierre Emmerich làm Công sứ tỉnh trưởng đầu tiên. Đến cuối những năm 1910, đầu những năm 1920, trong thành phần tỉnh Lào Cai mới xuất hiện các đại lý Mường Khương, Pa Kha (Bắc Hà), Bát Xát, Phong Thổ và đặc khu Sa Pa. Năm 1944, thực dân Pháp tiến hành cải cách các đơn vị hành chính ở Lào Cai. Ngày 9-3-1944, Thống sứ Bắc Kỳ ban hành Nghị định bãi bỏ châu Thuỷ Vĩ, châu Bảo Thắng, thành lập phủ Thuỷ Vĩ, phủ Bảo Thắng và 3 châu Bát Xát, Sa Pa, Bắc Hà và khu đô thị Lào Cai. Tỉnh Lào Cai có 1 trung tâm đô thị, 2 phủ, 3 châu, 33 xã. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tình hình chính trị - xã hội ở Lào Cai diễn biến phức tạp. Dưới danh nghĩa quân Đồng minh, quân đội Tưởng Giới Thạch vào miền Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Trong khi chưa giành được chính quyền cách mạng cấp tỉnh thì nhân dân Lào Cai lại phải đối phó ngay với quân đội Tưởng Giới Thạch và bè lũ Việt Nam Quốc dân đảng phản động. Với chủ trương hòa để tiến của Trung ương, trung tuần tháng 10-1945, Xứ ủy Bắc Kỳ và Kỳ bộ Việt Minh Bắc Kỳ cử một đoàn cán bộ lên Lào Cai, với nhiệm vụ tranh thủ lúc Tưởng Giới Thạch chưa lập chính quyền tay sai, xúc tiến nhanh việc tổ chức chính quyền và các đoàn thể quần chúng gây dựng cơ sở cách mạng. Tháng 11-1946, Lào Cai được giải phóng khỏi ách chiếm đóng của bọn phản động Quốc dân đảng, hệ thống chính quyền cách mạng được xây dựng. Toàn bộ hệ thống châu, phủ bị xoá bỏ, bộ máy chính quyền ở tỉnh, huyện, xã được củng cố. Lào Cai có 8 đơn vị hành chính cấp huyện thị xã gồm thị xã Lào Cai và các huyện Bảo Thắng, Bắc Hà, Mường Khương, Bản Lầu, Bát Xát, Sa Pa, Phong Thổ. Lào Cai là một tỉnh thuộc khu 10 (từ năm 1948 là Liên khu 10). Tháng 10-1947, thực dân Pháp tái chiếm Lào Cai làm bàn đạp bao vây căn cứ địa Việt Bắc. Trong khu vực chiếm đóng, thực dân Pháp áp dụng âm mưu “chia để trị”, chia địa bàn Lào Cai làm 2 tỉnh. Tỉnh Phong Thổ thuộc “xứ Thái tự trị” bao gồm vùng đất bên hữu ngạn Nguyễn Đức Thắng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 280 - 289 Email: jst@tnu.edu.vn 282 sông Hồng (Phong Thổ, Sa Pa, Bát Xát, Than Uyên...). Tỉnh Mường Khương gồm vùng đất bên tả ngạn sông Hồng và huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) thuộc “xứ Nùng tự trị”, gồm thị xã Lào Cai, các huyện Bản Lầu, Mường Khương, Bắc Hà và 2 xã Phong Niên, Xuân Quang thuộc huyện Bảo Thắng. Cuối năm 1950, lực lượng kháng chiến giải phóng Lào Cai, phá tan âm mưu “chia để trị” của thực dân Pháp. Địa bàn hành chính cấp huyện ở Lào Cai không thay đổi, nhưng địa bàn cấp xã được phát triển. Ngày 28-1-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 134-SL thành lập khu Tây Bắc. Lào Cai cùng với các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lai Châu ra nhập khu Tây Bắc. Sau hòa bình lập lại, để củng cố vùng Tây Bắc thành vùng tự trị, ngày 19-4- 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 230-SL thành lập khu tự trị Thái - Mèo. Huyện Phong Thổ của Lào Cai được tách khỏi Lào Cai ra nhập khu tự trị Thái Mèo, sau này thuộc tỉnh Lai Châu. Tỉnh Lào Cai thuộc về liên khu Việt Bắc. Sau khi đất nước thống nhất, nhiệm vụ mới đòi hỏi phải sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính và bộ máy lãnh đạo từ Trung ương tới địa phương. Thực hiện Nghị quyết của Trung ương và Quốc hội, ngày 1-1-1976, Lào Cai hợp nhất với tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Thực hiện chủ trương của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và Nghị quyết của kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII, ngày 30-8-1991 Tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn đã ra Nghị quyết số 12/NQ-TU về chỉ đạo việc chia tách tỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Ngày 1-10-1991, tỉnh Lào Cai chính thức tái lập. Vào thời điểm này, tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên 8.044 km2. Đơn vị hành chính của tỉnh gồm 8 huyện (Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên, Mường Khương, Bắc Hà, Sa Pa, Bát Xát, Than Uyên), 2 thị xã (Lào Cai, Cam Đường) với 180 xã, phường, thị trấn, tỉnh lỵ là thị xã Lào Cai. Trước những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và củng cố hệ thống chính trị, theo đề nghị của tỉnh Lào Cai, Trung ương đã ban hành Nghị định số 36/2000/NĐ-CP ngày 18- 8-2000 về việc tách huyện Bắc Hà thành 2 huyện Bắc Hà và Si Ma Cai. Đến tháng 1- 2002 lại sáp nhập thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường thành thị xã Lào Cai. Tháng 1- 2004, Trung ương quyết định chuyển huyện Than Uyên về tỉnh Lai Châu. Tháng 11-2004, Chính phủ ra Nghị định công nhận thị xã Lào Cai là thành phố Lào Cai (đô thị loại III). Trải qua quá trình sáp nhập, chia tách, từ tháng 11-2004 đến nay, cơ cấu hành chính của Lào Cai gồm 7 huyện (Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên, Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai), thị xã Sa Pa và thành phố Lào Cai với 152 xã, phường, thị trấn với diện tích tự nhiên là 6.357 km2. Tỉnh Lào Cai có dân số là 674.530 người (số liệu năm 2016) với 25 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống hoà thuận. Mật độ dân số bình quân 106 người/km2. Đặc điểm nổi bật là dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh. Dân tộc Kinh chiếm 35,9%, dân tộc Mông chiếm 22,21%, Tày 15,84%, Dao 14,05%, Giáy 4,7%, Nùng 4,4%, còn lại là các dân tộc đặc biệt ít người như Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí,... Các dân tộc thiểu số phân bố, cư trú trên địa bàn 9/9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh [4]. Lào Cai nhiều thành phần dân tộc nên trở thành tỉnh có sự đa dạng về văn hóa. Đặc điểm này đã tạo nên sự đa dạng văn hóa, đa sắc thái tộc người. Tính đa dạng, phong phú của văn hóa Lào Cai thể hiện cả trong lĩnh vực văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Đây chính là yếu tố đặc thù mà ngành Văn hóa – thông tin Lào Cai ngay từ khi ra đời đã được thừa hưởng và qua quá trình hoạt động đã hình thành những đặc thù riêng của tỉnh Lào Cai. 2. Văn hóa Thông tin Lào Cai trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) 2.1. Sự ra đời của Ty Thông tin và hoạt động văn hóa thông tin trong cuộc đấu tranh giải phóng Lào Cai (1947-1950) Ngày 12-11-1946, lực lượng vũ trang cách mạng đã đánh đuổi bọn phản động Quốc dân Đảng, giải phóng Lào Cai lần thứ nhất. Chính quyền cách mạng được thành lập theo chế độ quân quản. Sau khi Ủy ban hành chính tỉnh được thành lập (4-1947), Ty Thông tin cũng chính thức đi vào hoạt động do đồng chí Tiến Hồng làm Trưởng ty, Lê Minh làm Phó trưởng ty. Trong hoàn cảnh khó khăn phức tạp, lực lượng của Ty còn hết sức mỏng, tổ chức còn sơ sài. Ngoài đồng chí Tiến Hồng và Lê Minh còn có thêm Lê Thế, Nguyễn Trọng Hợp, Mai Xuân San, Bùi Bình Bảo, Phạm Văn Tự, Trọng Kiệm, Nguyễn Đức Thắng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 280 - 289 Email: jst@tnu.edu.vn 283 Ngô Nguyên Dị, Nguyễn Đức Hợp, Nguyễn Văn Thuấn, Vũ Bích. Ngày 28-10-1947, giặc Pháp tái chiếm Lào Cai. Bọn thổ ty tham gia chính quyền các cấp của ta trở mặt hợp tác với Pháp đánh lại ta. Bộ đội và dân quân du kích đã tổ chức chống trả quyết liệt nhưng lực lượng ít nên phải rút dần khỏi Lào Cai cùng với bộ máy chính quyền và số đồng bào trung kiên theo cách mạng về đóng tại huyện Lục Yên (Yên Bái). Một số cán bộ của tỉnh được điều về Trung ương, một số khác lên thay thế. Đồng chí Tiến Hồng và Lê Minh cũng được về xuôi. Liên khu 10 bổ sung đồng chí Nguyễn Đức Hợp lên làm Trưởng ty nhận nhiệm vụ trong khi Ty Thông tin đang trên đường hành quân rút về Lục Yên. Ngay sau đó, đồng chí Lê Thế được điều lên làm Phó trưởng ty. Ty Thông tin thành lập Đội Tuyên truyền văn nghệ phục vụ vùng địch hậu, đội gồm nhiều học sinh, thanh thiếu niên có năng khiếu văn nghệ. Ngay những ngày đầu chuẩn bị kháng chiến, Ty Thông tin đã in và phát hành hàng vạn bản tin, tờ truyền đơn, tranh cổ động cung cấp cho các huyện, thị xã. Đội tuyên Truyền văn nghệ có sự tham gia của các nhạc sĩ Văn Cao, Lương Ngọc Trác, nhà thơ Hoàng Cầmphục vụ ở cửa khẩu và một số điểm dân kháng chiến. Nhiều đội viên tham gia xây dựng lực lượng, làm vườn không nhà trống, hăng hái đi dân công. Nhiều đội viên văn nghệ đã trực tiếp tham gia chiến đấu cùng bộ đội ở mặt trận Bình Lư, Xuân Giao, tham gia hoạt động ở vùng căn cứ địa Cam Đường. Công tác thông tin, tuyên truyền lúc này chiếm vị trí hàng đầu với khẩu hiệu của Hồ Chủ tịch tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ II họp vào tháng 7- 1948 và Hội nghị cán bộ văn hóa lần thứ I vào tháng 2-1949: Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến, người nghệ sĩ phải tắm mình trong dòng sông chảy xiết của cuộc kháng chiến, tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến, cũng phải biết xung phong trong chiến đấu chống quân thù, dám hy sinh trong cuộc kháng chiến gian lao và anh dũng của dân tộc [5]. Đi đôi với công tác xây dựng lực lượng vũ trang, tỉnh Lào cai đã tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền vận động nhân dân các dân tộc. Đảng bộ tỉnh đã thành lập được các phòng thông tin tại các nơi tập trung đông dân như thị xã Lào Cai, Phố Lu, Bắc Hà, Sa Pa, Mường Khương. Ở Bảo Thắng đã ra được bản tin phổ cập đến các xã, thôn. Đảng bộ đã tổ chức được các đội tuyên truyền xung phong gồm 26 người đi sâu xuống cơ sở, dùng hình thức m ... úng đắn. Với phương châm quân sự với chính trị song song, chính trị là căn bản, quân sự là áp lực, chú trọng cải thiện đời sống nhân dân, đã kết hợp sức mạnh vũ lực của bộ đội chính quy với đấu tranh chính trị mềm dẻo tạo thành sức mạnh tổng hợp giải quyết triệt để vấn đề phỉ. Có được thắng lợi đó, một phần quan trọng là do ta đã làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, phát động được tư tưởng quần chúng từ chỗ chịu ảnh hưởng của địch đến chỗ tin tưởng cách mạng, quyết tâm đấu tranh chống địch. 2.3. Văn hóa thông tin Lào Cai trong lao động sản xuất, xây dựng đời sống mới và phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 Để triệt để thực hiện chính sách ngu dân, thực dân Pháp và hệ thống chính quyền tay sai đã ra sức khuyến khích, tuyên truyền những tệ nạn xã hội phản văn hóa như mại dâm, cờ bạc, rượu cồn, thuốc phiện, bói toánhòng ru ngủ đồng bào, ru ngủ lòng yêu nước của nhân dân ta tại Lào Cai. Diện tích trồng cây thuốc phiện ở Lào Cai tăng nhanh chóng. Năm 1932, Lào Cai trồng 27,54 ha thuốc phiện, năm 1938 trồng 86 ha thuốc phiện, nhưng đến năm 1941 tăng vọt lên 2.755 ha. Năm 1932, sản lượng thuốc phiện được sơ chế là 1.650 tấn [11]. Thông qua hệ thống thông tin, tuyên truyền, sách báo phản động của kẻ thù len lỏi trong nhân dân. Vì vậy, việc đấu tranh chống lại chính sách ngu dân của thực dân và tay sai ở Lào Cai diễn ra khó khăn và phức tạp. Đối với những vùng có thổ ty lớn nắm giữ, công tác tuyên truyền vận động nhân dân gặp nhiều khó khăn do các thổ ty câu kết với Pháp, có thái độ chống đối chính quyền, ngăn cản cán bộ ta hoạt động. Khi đi tuyên truyền, phải báo trước cho thổ ty biết cán bộ định đi đâu, thổ ty cho “dân quân” đi hộ tống, thực chất là giám sát hoạt động. Mặc dù gặp phải sự chống đối ngấm ngầm nhưng cán bộ tuyên truyền đã nhanh chóng đi sâu vào quần chúng, tổ chức được các đoàn thể, động viên Nguyễn Đức Thắng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 280 - 289 Email: jst@tnu.edu.vn 287 nhân dân hưởng ứng và đẩy mạnh phong trào cách mạng ở địa phương, tham gia bình dân học vụ, vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn trật tự an ninh, xây dựng đời sống mới, tổ chức “bù gạo kháng chiến”, góp “quỹ nuôi quân”, mua công phiếu kháng chiến... Về mặt phổ biến khoa học kỹ thuật và cải tạo phong tục tập quán xấu, ngành văn hóa bằng các phương tiện của mình như đèn chiếu, triển lãm, sách báo, các hội múa, thao diễn kỹ thuật, thi cấy thi cày đã liên tục phổ cập kỹ thuật canh tác mới trong nông nghiệp và một phần trong công nghiệp. Đã tiến hành bước đầu việc cải tạo phong tục tập quán có kế hoạch ở hai huyện Bảo Thắng và Bát Xát rồi mở rộng ra các huyện khác. Phong trào làm xe cút kít ở xã Quang Kim (Bát Xát) đã lan ra Bản Qua, về cơ bản đã giải phóng đôi vai. Phong trào làm phân xanh phổ biến rộng rãi ở Bản Lầu (Mường Khương), phong trào cải tiến nông cụ ở Bắc Hà và các phong trào chăn nuôi, canh tác theo kỹ thuật mới xuất hiện ở nhiều nơi. Sau đợt thí điểm ở Nậm Lúc và Hợp Thành, ngành văn hóa đã cung cấp một tập tài liệu về phương pháp và kinh nghiệm cải tạo phong tục tập quán ở cơ sở, từ đó đã mở rộng ra một số nơi. Bát Xát đã tổ chức đám cưới dân tộc theo đời sống mới, Bắc Hà mở rộng được hợp tác đoàn kết giữa các gia đình trong việc bán lợn, mổ lợn thịt ăn tết. Những hủ tục có hại cho sản xuất và đời sống tiếp tục được giảm bớt hoặc loại bỏ. Nạn nghiện hút thuốc phiện căn bản đã được giải quyết. Một số nơi hiện tượng nghiện hút có quay lại ở một số người nhưng đã được tích cực giải quyết. Nếp sống mới tiến bộ và văn minh, con người mới ngày càng phát triển tốt đẹp trong nhân dân các dân tộc chứng tỏ đồng bào các dân tộc miền núi luôn sẵn lòng tin theo Đảng, vất bỏ cái cũ, lạc hậu, tiếp thu cái mới, tiến bộ. Đồng thời với công tác tiễu phỉ, vận động lao động sản xuất và xây dựng đời sống văn hóa mới, ngành Văn hóa thông tin Lào Cai đã phát động quần chúng cách mạng đi dân công phục vụ bộ đội, đi dân công phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Các hình thức tuyên truyền văn nghệ như kẻ khẩu hiệu trên áo, trên mũ, trên súng, tổ chức văn nghệ trong các giờ nghỉ làm cho khí thế đi dân công lên rất cao. Trong hoàn cảnh Lào Cai còn rất nhiều khó khăn nhưng năm 1952 đã đóng góp trên 20 vạn ngày công làm đường, 8.871 công người và 10.930 công ngựa phục vụ tiễu phỉ ở Lào Cai; 89.215 công người, 259.311 công ngựa thồ, 2.700 công thuyền, 511 xe trâu kéo, 615 xe đạp thồ, sữa chữa 38 km đường Lào Cai đi Sa Pa với 16 cây cầu để phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau thắng lợi, Bác Hồ đã gửi thư khen ngợi bộ đội, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào Tây Bắc trong đó có nhân dân Lào Cai “...Bác và Chính phủ thân ái gửi lời khen ngợi cán bộ, chiến sĩ, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào địa phương đã làm tròn nhiệm vụ một cách vẻ vang” [12, tr. 466]. 2.4. Bài học về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng trong giai đoạn hiện nay Những kết quả đạt được của ngành Văn hóa thông tin Lào Cai trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp không những góp phần làm nên lịch sử vẻ vang của tỉnh nhà mà còn để lại những bài học kinh nghiệm, những cách làm hay trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng của tỉnh trong giai đoạn hiện nay. Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu ngành Văn hóa thông tin trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng. Những năm kháng chiến chống Pháp, thế hệ những người lãnh đạo Ngành đã nhanh chóng, kịp thời nắm bắt những chủ trương, chỉ đạo từ cấp trên, vượt qua mọi gian khó, hiểm huy để vào tận vùng hậu địch, vùng chiến sự để trực tiếp tuyên truyền, động viên bộ đội, động viên bà con nhân dân. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, các cán bộ của ngành văn hóa thông tin từ tỉnh đến thôn, bản phải thường xuyên quán triệt đầy đủ quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Công tác tuyên truyền, vận động cần huy động sức mạnh toàn dân, đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng, mọi thành phần dưới ngọn cờ của Đảng và Chính phủ. Hai là, phát huy vai trò của cán bộ cơ sở. Với tư cách là người đại diện cho cả hệ thống chính trị, trực tiếp làm việc với người dân nên năng lực của đội ngũ này sẽ quyết định sự thành bại của công tác vận động và tuyên truyền quần chúng. Do phải công tác trên địa bàn còn nhiều khó khăn, trở ngại về địa hình, điều kiện vật chất và tinh thần nên đòi hỏi Nguyễn Đức Thắng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 280 - 289 Email: jst@tnu.edu.vn 288 mỗi cán bộ tuyên truyền luôn phát huy tinh thần vượt khó, vượt khổ, thường xuyên bám sát cơ sở. Không những vậy, với đặc thù là tỉnh miền núi – nơi tập trung của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì việc biết tiếng dân tộc (ở mức độ giao tiếp được) trở nên hết sức cần thiết đối với mỗi cán bộ văn hóa. Bởi có như thế, chúng ta mới có thể dễ dàng thâm nhập được vào đời sống của người dân nơi đây, từ đó nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của họ một cách đầy đủ. Muốn thế, việc tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nắm chắc các chủ trương, đường lối, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc miền núi là điều hết sức cần thiết đối với mỗi cán bộ văn hóa. Bên cạnh đó, cần thường xuyên giao lưu, trao đổi chuyên môn với bạn bè đồng nghiệp, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, tích cực cập nhật các kiến thức mới. Ba là, cần linh hoạt sử dụng các hình thức, biện pháp tiến hành công tác tuyên truyền. Lào Cai là địa bàn sinh sống của cộng đồng 25 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 66,2%, cư trú chủ yếu ở vùng đồi núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Vì vậy, trong công tác tuyên truyền, vận động, người cán bộ cần phải sử dụng linh hoạt các hình thức, phù hợp với đặc trưng từng vùng, từng miền. Đối với nhân dân ở vùng thấp như thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng, có thể sử dụng hình thức như tuyên truyền trực tiếp hoặc thông qua hội họp, qua sóng truyền thanh, truyền hình, qua các dụng cụ trực quan như panô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu... Đối với đồng bào ở vùng cao điều kiện kinh tế - xã hội, giao thông đi lại còn khó khăn như Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương... cần phải sử dụng linh hoạt các hình thức khác cho phù hợp. Bên cạnh những phương pháp, hình thức như vùng thấp, do điều kiện đặc thù nên có thể tuyên truyền thông qua những người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số (già làng, trưởng bản...), hoặc thông qua hệ thống phát thanh – truyền hình bằng tiếng dân tộc, xuất bản sách báo bằng tiếng dân tộc... Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, lấy được niềm tin rất quan trọng nên lời nói phải gắn với việc làm, chủ trương phải gắn với việc giải thích, hướng dẫn cụ thể. Mỗi đối tượng tiếp cận, phương thức tuyên truyền phải thích hợp, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo, đặc biệt là đối với địa bàn vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số H’mông, Dao, Tày, Nùng... sinh sống như Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Văn Bàn, Sa Pa. Trong bối cảnh Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đang phải gồng mình chống lại dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút corona (2019-nCoV) gây ra, những bài học kinh nghiệm mà ngành Văn hóa thông tin Lào Cai thực hiện trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp vẫn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác vận động quần chúng của ngành Văn hóa thông tin nói riêng, tỉnh Lào Cai nói chung. 3. Kết luận Ngành Văn hóa thông tin Lào Cai ra đời cùng với sự thành lập chính quyền cánh mạng của tỉnh Lào Cai, ngay từ khi mới ra đời đã bắt tay ngay vào sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp. Mặc dù thời kỳ này tổ chức và bộ máy còn nhỏ bé nhưng với nhiệt tình cách mạng, tinh thần chịu đựng gian khổ và khí thế hăng say công tác, những thế hệ đầu tiên của ngành đã có đóng góp quan trọng, to lớn vào công cuộc kháng chiến kiến quốc, không chỉ ở địa phương mà còn cho chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ. Vai trò đó được thể hiện rõ nét qua các vấn đề lớn như sau: Thứ nhất, đóng góp vào công tác tuyên truyền đường lối của Đảng, Chính phủ. Mỗi ngành Văn hóa – thông tin của từng tỉnh là “cánh tay nối dài”, là đại diện cho tiếng nói của Đảng, Chính phủ ở địa phương. Ngành Văn hóa – thông tin có vai trò càng quan trọng hơn đối với các tỉnh ở biên giới hải đảo. Với Lào Cai, ngành Văn hóa – thông tin đã thể hiện vai trò hết sức tích cực trong việc đem tiếng nói của Đảng, Chính phủ đến với đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh giải phóng tỉnh, công cuộc tiễu phỉ, xây dựng quê hương, ủng hộ cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. Thứ hai, động viên nhân dân các dân tộc ở Lào Cai tin tưởng theo Đảng, theo cách mạng, hết lòng lao động, chiến đấu, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Cuộc vận động của Đảng, Chính phủ xây dựng hậu phương kháng chiến đối với các tỉnh biên giới như Lào Cai vô cùng gian nan và thử thách. Để đối phó với những hoạt động tuyên truyền, Nguyễn Đức Thắng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 280 - 289 Email: jst@tnu.edu.vn 289 xuyên tạc chính sách của Đảng, Chính phủ ta thì ngành Văn hóa – thông tin đã thể hiện rõ bản lĩnh, quyết tâm và vai trò to lớn trong công tác dân vận. Nhiều tấm gương sáng đã xuất hiện và có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng động viên nhân dân hết lòng tin, yêu, lao động, chiến đấu, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Thứ ba, tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực trong lao động sản xuất, lập hũ gạo nuôi quân, ủng hộ bộ đội; bài trừ tệ nạn nghiện hút, bỏ cây thuốc phiện, các hủ tục lạc hậu, góp phần xây dựng đời sống văn hóa mới văn minh, tiến bộ. Tuyên truyền cho đồng bào các dân tộc thiểu số tin tưởng vào chính sách của Đảng, Chính phủ đã khó nhưng nói sao cho họ tin tưởng từ bỏ những hủ tục đã lâu đời còn khó hơn. Cuộc chiến chống lại những hủ tục, bài trừ thuốc phiện, xây dựng đời sống văn hóa mới nhờ các cán bộ “ba cùng” sâu sát với dân, am hiểu ngôn ngữ, phong tục tập quán đã thu được thắng lợi to lớn. Tuy nhiên, cuộc chiến ấy mới chỉ thắng lợi theo giai đoạn mà còn phải đấu tranh lâu dài tới ngày nay. Những thành tích đó đã góp phần tô thắm thêm truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường của nhân dân các dân tộc Lào Cai. Nguyên nhân dẫn đến thành công, thắng lợi của ngành Văn hóa thông tin Lào Cai những năm 1946 - 1954 là: Quan điểm, đường lối chỉ đạo đúng đắn của Đảng trong từng quyết định là kim chỉ nam cho hoạt động của ngành; sự vận dụng sáng tạo của cấp ủy Đảng, của các đồng chí lãnh đạo Văn hóa thông tin Lào Cai qua các thời kỳ; sự dũng cảm, hết lòng trong công tác trên địa bàn miền núi đầy khó khăn, tài năng và tâm huyết của các cán bộ ngành Văn hóa thông tin Lào Cai góp phần vào thắng lợi chung của tỉnh. Những bài học kinh nghiệm tốt vẫn được vận dụng cho ngành Văn hóa thông tin Lào Cai trong giai đoạn hiện nay với những cơ hội và thách thức mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1]. National History of the Nguyen Dynasty, Kham Dinh Viet Su Thong Giam Cuong Muc- Tien Bien, Book I, translation of History Institute. Education Publishing House, Hanoi, 1998. [2]. National History of the Nguyen Dynasty, Kham Dinh Viet Su Thong Giam Cuong Muc- Chinh Bien, Book XX, translation of History Institute. Education Publishing House, Hanoi, 1998. [3]. D. D. Nguyen, “Mining activities in Lao Cai under the reign of King Gia Long and Minh Menh,” TNU - Journal of Science and Technology, vol. 167, no. 03, pp. 3-8, 2017. [4]. Ethnic and Mountainous Photo Newspaper, “Lao Cai a few overview,” April 03, 2017. [Online]. Available: https://dantocmiennui.vn /xa-hoi/lao-cai-vai-net-tong-quan/171849.html. [Accessed March 10, 2020]. [5]. T. L. T. Nguyen, “Ho Chi Minh Thought about the culture of serving people,” TNU - Journal of Science and Technology, vol. 163, no. 03/1, pp. 223-228, 2017. [6]. Lao Cai Provincial Party Executive Committee, Lao Cai Provincial Party History (1947 - 2007). National Political Publishing House, Hanoi, 2010. [7]. Lao Cai Administrative Resistance Committee, Report on the three-year achievements in 1947- 1949 of the Lao Cai Provincial Resistance and Administration Committee, 1950. [8]. Ho Chi Minh - Complete volume, volume 7. National Political Publishing House - Truth, 2011. [9]. Lao Cai Provincial Administration Committee, 1954 Report, No. 27 / BC-LC, National Archives Center Document III, 1954. [10]. Military Command of Lao Cai Province, Summary of criminal work in Lao Cai province 1950-1970. People's Army Publishing House, Hanoi, 1999. [11]. Government Archives Department, Report of Lao Cai Ambassador 1932, 1938, 1941, symbols RCT 57052, RST 74420 and 74423, 1941. [12]. Ho Chi Minh - Complete volume, volume 8. National Political Publishing House - Truth, 2011.
File đính kèm:
- van_hoa_thong_tin_lao_cai_trong_cuoc_khang_chien_chong_thuc.pdf