Về áp dụng các tiêu chuẩn xử lý tài liệu ở thư viện đại học hướng tới xây dựng thư viện số

Tóm tắt: Khái quát việc áp dụng các tiêu chuẩn nghiệp vụ trong xử lý tài liệu dạng

truyền thống như AACR2, MARC21, DDC của các thư viện đại học. Bước đầu khảo sát về

áp dụng các tiêu chuẩn trong xử lý tài liệu số tại thư viện đại học, trong mối liên hệ giữa

các tiêu chuẩn, đề xuất giải pháp chuẩn hóa công tác xử lý tài liệu số trong xây dựng thư

viện số.

pdf 7 trang yennguyen 1760
Bạn đang xem tài liệu "Về áp dụng các tiêu chuẩn xử lý tài liệu ở thư viện đại học hướng tới xây dựng thư viện số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Về áp dụng các tiêu chuẩn xử lý tài liệu ở thư viện đại học hướng tới xây dựng thư viện số

Về áp dụng các tiêu chuẩn xử lý tài liệu ở thư viện đại học hướng tới xây dựng thư viện số
NGHIỆP VỤ - KỸ THUẬT
42 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2017
ThS Nguyễn Văn Hành
Tóm tắt: Khái quát việc áp dụng các tiêu chuẩn nghiệp vụ trong xử lý tài liệu dạng 
truyền thống như AACR2, MARC21, DDC của các thư viện đại học. Bước đầu khảo sát về 
áp dụng các tiêu chuẩn trong xử lý tài liệu số tại thư viện đại học, trong mối liên hệ giữa 
các tiêu chuẩn, đề xuất giải pháp chuẩn hóa công tác xử lý tài liệu số trong xây dựng thư 
viện số.
VỀ ÁP DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN XỬ LÝ TÀI LIỆU 
Ở THƯ VIỆN ĐẠI HỌC HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG THƯ VIỆN SỐ
Mở đầu
Hoạt động nghiệp vụ của ngành thông tin-
thư viện (TT-TV) nước ta trong những năm 
gần đây đã dần được chuẩn hoá theo những 
tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Thư viện 
trường đại học (TVĐH) là thư viện khoa học 
chuyên ngành, có một khối lượng nguồn tin 
khoa học và công nghệ khá phong phú và 
chuyên sâu, phục vụ đối tượng người dùng 
tin có trình độ cao. Vì thế, yêu cầu chuẩn 
hoá ở TVĐH lại càng cấp thiết. Các thư viện 
đại học Việt Nam đã nhận thức rõ vấn đề 
chuẩn hóa các tiêu chuẩn nghiệp vụ trong 
hoạt động của mình, để nâng cao chất lượng 
sản phẩm và dịch vụ TT-TV phục vụ cho sự 
nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học của 
trường đại học [Nguyễn Văn Hành, 2010]. 
Mặt khác, muốn sử dụng được tài nguyên 
thông tin của các cơ quan TT-TV thế giới và 
ngược lại muốn chia sẻ tài nguyên thông tin 
của mình, các TVĐH Việt Nam phải bắt buộc 
tiến tới áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế.
Bài này đề cập đến vấn đề áp dụng các 
tiêu chuẩn trong công tác xử lý tài liệu truyền 
thống và bước đầu khảo sát về áp dụng các 
tiêu chuẩn trong xử lý tài liệu số tại TVĐH, 
trong mối liên hệ giữa các tiêu chuẩn.
1. Về áp dụng các tiêu chuẩn nghiệp vụ 
trong xử lý tài liệu truyền thống, tiền đề 
cho xây dựng thư viện số
Trong hoạt động TT-TV các tiêu chuẩn 
nghiệp vụ về xử lý, lưu trữ và phục vụ thông 
tin được ưu tiên hàng đầu, nhất là trong điều 
kiện tự động hóa công tác TT-TV trên nền 
tảng công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ 
như hiện nay [Vũ Dương Thúy Ngà, 2010]. 
Cho đến nay, sau nhiều lựa chọn, các TVĐH 
nước ta đã đi đến đồng thuận áp dụng các 
tiêu chuẩn tiên tiến trên thế giới vào hoạt 
động của mình và đã tạo ra những tiến bộ 
đáng kể về chất trong các sản phẩm và dịch 
vụ TT-TV của mình, được người dùng tin 
đánh giá cao.
 Đó là các tiêu chuẩn về biên mục: Khổ 
mẫu MARC 21; Qui tắc biên mục Anh-Mỹ 
AACR2 mà phần mô tả, cơ bản dựa trên tiêu 
chuẩn quốc tế về mô tả thư mục ISBD; Bảng 
phân loại DDC. Đặc biệt các phần mềm quản 
trị thư viện hiện nay mà các thư viện sử dụng 
đều được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn 
quốc tế về công nghệ thông tin (CNTT), cho 
nên việc xử lý tài liệu và tra cứu CSDL bằng 
công nghệ WEB đã trở nên dễ dàng. 
Trong biên mục chủ đề, lập Tiêu đề chủ 
đề (Subject Heading) đã và đang được các 
TVĐH phía Nam áp dụng, trong khi một số 
TVĐH phía Bắc đã nghiên cứu và thí điểm 
áp dụng. Việc thiết lập Tiêu đề là chủ đề là 
rất cần thiết cho bộ máy tra cứu của thư viện 
nói chung và thư viện đại học nói riêng. Tuy 
nhiên, hiện chưa có bộ Tiêu đề chủ đề chính 
thức cho các thư viện nước ta. Bộ Subject 
Heading của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ có 
thể được cộng đồng thư viện thế giới coi như 
một chuẩn cho tiêu đề chủ đề, các thư viện 
Việt Nam cũng sẽ tiến tới áp dụng chuẩn này 
trong biên mục tài liệu [Vũ Văn Sơn, 2009].
NGHIỆP VỤ - KỸ THUẬT
43THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2017
Việc áp dụng các tiêu chuẩn nghiệp vụ 
trên trong xử lý tài liệu và xây dựng cơ sở 
dữ liệu (CSDL) của TVĐH Việt Nam trong 
hàng chục năm qua đã tạo ra những sản 
phẩm và dịch vụ TTTV có chất lượng cho 
bạn đọc- người dùng tin, đồng thời cũng để 
lại những kinh nghiệm quý báu và là tiền đề 
quan trọng cho giai đoạn xây dựng thư viện 
số hiện nay. Đó là, thời gian tiến tới thống 
nhất trong toàn hệ thống thư viện Việt Nam 
nói chung và TVĐH nói riêng các tiêu chuẩn 
biên mục như: khổ mẫu MARC21, quy tắc 
biên mục AACR2, bảng phân loại DDC, kéo 
dài hàng thập kỷ đến tháng 6 năm 2007, các 
tiêu chuẩn này mới chính thức được cơ quan 
quản lý nhà nước về thư viện khuyến cáo 
các thư viện đưa vào áp dụng [Bộ Văn hóa-
Thông tin 2007, Vũ Văn Sơn, 2009]. Việc 
lập Tiêu đề là chủ đề, cũng chưa được nhiều 
TVĐH áp dụng. Một nguyên nhân quan trọng 
là chưa có Bộ Tiêu đề là chủ đề chính thức 
do Việt Nam biên soạn hoặc biên dịch. Hệ 
lụy này làm cho các biểu ghi CSDL tài liệu 
dạng truyền thống của các TVĐH chưa được 
thống nhất, việc chia sẻ khó khăn và cũng 
ảnh hưởng đến chất lượng CSDL tài liệu số 
sau này, khi các TVĐH bắt đầu xây dựng bộ 
sưu tập số cho thư viện số (TVS).
2. Về áp dụng các tiêu chuẩn nghiệp vụ 
trong xây dựng bộ sưu tập số trong thư 
viện số, nghiên cứu một trường hợp
Trong những năm gần đây, nhiều thư viện 
đại học lớn ở nước ta đã tiến hành xây dựng 
bộ sưu tập số - nền tảng của TVS. Ở nhiều 
cấp độ khác nhau, các TVS được xây dựng 
đã bước đầu thể hiện được sự cập nhật công 
nghệ mới của các TVĐH, đã phần nào đáp 
ứng được yêu cầu dùng tin “mọi lúc, mọi nơi” 
của người dùng tin. Tuy nhiên, chúng ta chưa 
có sự thống nhất chung về vấn đề áp dụng 
các tiêu chuẩn cho xây dựng TVS ở các thư 
viện Việt Nam nói chung và TVĐH nói riêng 
[Nguyễn Hoàng Sơn, 2011].
Khi nói đến TVS là phải nói đến phần 
mềm. Hiện nay trên thị trường đang có 2 loại 
phần mềm TVS: phần mềm TVS mã nguồn 
mở (ví dụ như GreenStone, Dspace,) và 
phần mềm TVS thương mại (như phần 
mềm thư viện số Libol 6.0 của công ty Tinh 
Vân, phần mềm Ilib-Di của công ty CMC, 
phần mềm quản lý tài nguyên số của tập 
đoàn Exlibris, phần mềm Content ProIRX 
của công ty Innovative Interface) [Nguyễn 
Huy Chương 2017]. Nhìn chung, các phần 
mềm đều được xây dựng trên các tiêu chuẩn 
quốc tế về CNTT và xử lý tài liệu dạng 
số - đối tượng số. Các tiêu chuẩn TVS mà 
các TVĐH nghiên cứu và áp dụng trong 
lựa chọn phần mềm TVS thường tập trung 
vào một số tiêu chuẩn siêu dữ liệu sau: DC 
(Dublin Core), METS (Metadata Encoding 
and Transmission Standard - Chuẩn chuyển 
giao và mã hóa dữ liệu), MODS (Metadata 
Object Description Schema - Sơ đồ mô tả đối 
tượng siêu dữ liệu), EAD (Encoded Archival 
Description - Mô tả lưu trữ mã hóa),[Cao 
Minh Kiểm, 2006].
Trong bài này, Chúng tôi chỉ đề cập đến 
một số vấn đề về áp dụng chuẩn DC- là siêu 
dữ liệu mô tả mà theo Chan, Lois Mai (2014, 
tr.172) “thường được sử dụng rộng rãi nhất 
trên toàn thế giới”. Các TVĐH ở Việt Nam 
cũng sử dụng DC khi biên mục tài liệu số 
trong các phần mềm của TVS và chuẩn này 
cũng liên quan nhiều đến các chuẩn biên 
mục tài liệu truyền thống. 
DC (Dublin Core) là chuẩn siêu dữ liệu 
mô tả được hình thành lần đầu tiên vào năm 
1995 bởi Sáng kiến Yếu tố Siêu dữ liệu 
Dublin Core (Dublin Core Metadata Element 
Initiative). Tháng 9/2001 bộ yếu tố siêu dữ 
liệu Dublin Core được ban hành thành tiêu 
chuẩn Mỹ, gọi là tiêu chuẩn “The Dublin Core 
Metadata Element Set” ANSI/NISO Z39.85-
2001. Ở Việt Nam, năm 2008, Bộ KH&CN 
đã ban hành thành TCVN 7980: 2008 (tương 
đương ISO 15836 : 2003) “Thông tin và tài 
liệu: Bộ phần tử siêu dữ liệu Dublin Core”. 
Năm 2015, tiêu chuẩn này đã được thay thế 
bằng tiêu chuẩn TCVN 7980: 2015) ISO 
15836: 2009).
Tập hợp yếu tố siêu dữ liệu này được gọi 
là “cốt lõi” (core) vì nó được thiết kế đơn giản 
và chỉ bao gồm 15 yếu tố mô tả cốt lõi nhất. 
Dublin Core Metadata bao gồm 15 yếu tố và 
có thể tham chiếu tới MARC21, với các yếu 
tố mô tả được biên mục dựa trên AACR2. 
Bảng dưới đây minh họa cho tham chiếu giữa 
DC và MARC21: 
NGHIỆP VỤ - KỸ THUẬT
44 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2017
Dublin Core Marc 21
Title (Nhan đề) 245 00$aNhan đề chính
Creator (Tác 
giả)
700 1#$a(Tiêu đề bổ sung-Tên cá nhân) | $eTác giả
710 2#$a(Tiêu đề bổ sung-Tên tổ chức | $eTác giả
711 2#$a(Tiêu đề bổ sung-Tên hội nghị | $eTác giả
Subject (Chủ 
đề) 653 ##$a Thuật ngữ chủ đề không kiểm soát650 #7$a Thuật ngữ chủ đề có kiểm soát) | $2Nguồn
Description (Mô 
tả)
520 ##$a: Mô tả tóm tắt nội dung tài liệu
505 0#$a: Phụ chú nội dung được định dạng
Publisher (Nhà 
xuất bản)
260 ##$b (Nhà xuất bản, phát hành, in ấn...)
700 1#$a (Tiêu đề bổ sung - Tên cá nhân) | $eNhà xuất bản
710 2#$a (Tiêu đề bổ sung - Tên tổ chức) | $eNhà xuất bản
711 2#$a (Tiêu đề bổ sung - Tên hội nghị) | $eNhà xuất bản
Contributor (Tác 
giả phụ)
700 1#$a(Tiêu đề bổ sung - Tên cá nhân) | $eĐồng trách nhiệm
710 2#$a(Tiêu đề bổ sung - Tên tổ chức) | $eĐồng trách nhiệm
711 2#$a (Tiêu đề bổ sung - Tên hội thảo, hội nghị) | $eĐồng trách nhiệm
Date (Ngày 
tháng) 260 ##$g (Ngày in, ngày sản xuất)
Type (Loại tài 
liệu) 655 #7(Thuật ngữ chủ đề - Thể loại/hình thức | $2Nguồn của thuật ngữ
Format
(Mô tả vật lý)
856 ##$qVị trí và kiểu truy cập
300 ##$a Mô tả vật lý
Identifier
(Định danh)
024 8#$a(Các số/mã nhận dạng chuẩn khác)
856 40$u(Định danh tài nguyên thống nhất): URI (Uniform Resource 
Identifier)
020 ##$a (ISBN: International Standard Book Number)
022 ##$a (ISSN: International Standard Serial Number)
Source
(Nguồn)
786 0#$o (Nguồn dữ liệu/Phụ chú)
URI: 786 0#$o (Nguồn dữ liệu/Chỉ số nhận dạng khác)
Language
(Ngôn ngữ)
546 ##$a (Phụ chú ngôn ngữ)
041$4 (Mã ngôn ngữ: ISO 639-2)
Relation
(Liên kết)
787 0#$n (Quan hệ không đặc thù/ Phụ chú)
URI: 787 0#$o (Quan hệ không đặc thù/ chỉ số nhận dạng khác)
776 0#$n (Hình thức vật lý bổ sung/ Phụ chú)
776 0#$o (Hình thức vật lý bổ sung/ Chỉ số nhận dạng khác)
Coverage
(Diện bao quát)
500$a (Phụ chú chung)
522##$aKhông gian (Phụ chú diện bao quát về địa lý)
513##$bThời gian (Phụ chú dạng báo cáo và thời kỳ được nói tới)
Rights
(Các quyền)
540 ##$a (Phụ chú điều kiện sử dụng và tái bản)
URL: 856 42$u (Địa chỉ điện tử và truy cập/Vị trí tài nguyên thống nhất) 
| $3Đặc tả tài liệu
 (Nguồn:  và http://
www.loc.gov/marc/dccross_199911.html )
NGHIỆP VỤ - KỸ THUẬT
45THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2017
Mặc dù hầu hết các phần mềm TVS đều 
sử dụng Dublin Core để biên mục tài liệu 
số, tuy nhiên có những cách hiểu khác nhau 
khi mở rộng các yếu tố siêu dữ liệu của DC, 
hoặc vận dụng không hết các yếu tố mở rộng 
của DC nên việc tổ chức bộ sưu tập số chưa 
thật khoa học, chưa thuận lợi cho người dùng 
tin. Những tài liệu tham chiếu như trên rất có 
ích cho người biên mục khi biên mục tài liệu 
số theo DC.
Có thể thấy sự giống nhau giữa các yếu 
tố của dữ liệu biên mục được nhập vào các 
trường của DC và MARC21. MARC21 và 
Dublin Core đều là khổ mẫu siêu dữ liệu (dữ 
liệu của dữ liệu) dùng để mô tả tài liệu, có 
mục đích trao đổi dữ liệu giữa các thư viện 
với nhau. Khi biên mục cũng các yếu tố mô 
tả thư mục như: tác giả, nhan đề, nhà xuất 
bản, thời gian,  đều được xử lý theo Quy 
tắc biên mục AACR2; phần biên mục về nội 
dung tài liệu như định tiêu đề chủ đề, phân 
loại tài liệu về cơ bản cũng sử dụng các công 
cụ biên mục tài liệu in như LCSH, DDC,
Có thể thấy, so với MARC21, biên mục 
theo Dublin Core dễ dàng hơn. Khổ mẫu 
Dublin Core có ít trường (15 trường), không 
có trường con và chỉ thị trường, trong khi 
MARC21 có rất nhiều trường (hơn 200 trường 
và rất nhiều trường con) với cấu trúc phức tạp. 
Để sử dụng tốt MARC21, người sử dụng cần 
được đào tạo chính quy. MARC21 thường sử 
dụng cho biên mục tài liệu in ấn. Với ưu điểm 
nổi bật là tính linh hoạt, thân thiện với người 
biên mục, Dubin Core cho phép người biên 
mục có thể mở rộng các yếu tố của chuẩn 
Dublin Core. Yếu tố chủ đề của DC cũng có 
thể mở rộng để có thể đảm bảo được đầy đủ 
các kết quả của biên mục theo nội dung tài 
liệu đó là Phân loại tài liệu và Định tiêu đề là 
chủ đề tài liệu. Việc này có lợi cho việc tìm tin 
theo nội dung tài liệu và việc tổ chức kho tài 
liệu số của cán bộ TT-TV, nhất là khi số lượng 
biểu ghi lớn. 
Để minh họa điều trên, Chúng tôi sử dụng 
biên mục theo DC trong bộ sưu tập số của 
một vài TVĐH, thể hiện rõ mối liên hệ của 
các chuẩn biên mục tài liệu truyền thống. 
Phần mô tả các yếu tố thư mục như tên 
tác giả, nhan đề, xuất bản, về cơ bản kỹ 
thuật biên mục giống như biên mục tài liệu 
in ấn truyền thống. Trong các biểu ghi này, 
Yếu tố siêu dữ liệu dc.contributor.author 
được xử lý như trường 700 Tiêu đề bổ 
sung - tác giả cá nhân trong MARC21 và 
áp dụng theo qui tắc lập tiêu đề của AACR2, 
tuy nhiên không phải xử lý chỉ thị trường như 
áp dụng MARC21.
Thí dụ: Biểu ghi 1
 Trường DC Giá trị Ngôn ngữ
dc.contributor.author Trần, Đình Quế -
dc.date.accessioned 2014-08-18T10:18:23Z -
dc.date.available 2014-08-18T10:18:23Z -
dc.date.issued 2013 -
dc.identifier.uri  -
dc.language.iso vi vi
dc.publisher Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông vi
dc.subject Phân tích vi
dc.subject Thiết kế vi
dc.subject Hệ thống thông tin vi
dc.subject Công nghệ phần mềm vi
dc.title Giáo trình phân tích và thiết kế hệ thống thông tin vi
dc.type Book vi
Bộ sưu tập: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
(Nguồn: 
NGHIỆP VỤ - KỸ THUẬT
46 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2017
Phần biên mục theo chủ đề, ở cả hai biểu 
ghi (1&2) này, yếu tố siêu dữ liệu dc.subject 
đều dùng từ khóa tự do hoặc từ khóa kiểm 
soát (có tham khảo Bộ từ khóa của Trung 
tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (nay là Cục 
Thông tin KH&CN quốc gia) và Bộ từ khóa 
của Thư viện Quốc gia Việt Nam), do chưa 
có Bộ tiêu đề chủ đề (SH) chính thức được 
áp dụng ở các TVĐH nước ta.
Biểu ghi 2
DC Field Value
dc.contributor.author Nguyễn, Thị Thu Hà
dc.date.accessioned 2016-03-29T04:12:48Z
dc.date.available 2016-03-29T04:12:48Z
dc.date.issued 2015
dc.identifier.citation 89 tr.
dc.identifier.uri 
dc.language.iso other
dc.publisher Đại học Quốc gia Hà Nội
dc.subject Quản lý đất đai
dc.subject Đất đai
dc.subject Giá đất
dc.subject Biến động giá đất
dc.subject Huyện Thanh Oai
dc.title
Nghiên cứu biến động giá đất ở tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
trước và sau khi sáp nhập địa giới hành chính.
dc.title.alternative
Research fluctuations in the price of land in Thanh Oai district, Ha Noi
city before and after the merger of the administrative boundary.
dc.type Thesis
Appears in Collections: Theses and Dissertations (LIC)
Nguồn: 
NGHIỆP VỤ - KỸ THUẬT
47THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2017
So sánh với biểu ghi của Thư viện Học viện 
Công nghệ Massachusetts (Massachusetts 
Institute of Technology- MIT) Hoa Kỳ, được 
biên mục theo Dublin Core trên phần mềm 
Dspace cho thấy các kết quả biên mục theo 
nội dung được sử dụng triệt để: bảng phân 
loại DDC, bảng phân loại của Thư viện Quốc 
hội Hoa Kỳ LCC, Bộ Tiêu đề chủ đề của Thư 
viện Quốc hội Hoa Kỳ LCSH, thể hiện qua 
Yếu tố siêu dữ liệu dc.subject được mở rộng. 
Biểu ghi 3
dc.contributor Kowalik, Janusz S. en
dc.date.accessioned 2002-10-03T20:52:49Z
dc.date.available 2002-10-03T20:52:49Z
dc.date.copyright 1985 en
dc.date.issued 1985 en
dc.identifier.isbn 0262111012 en
dc.identifier.uri 
dc.description Includes bibliographies and index. en
dc.description.statementofresponsibility edited by J.S. Kowalik. en
dc.format.extent 411 p. en
dc.format.extent 41003543 bytes
dc.format.mimetype application/pdf
dc.language.iso en_US
dc.language.iso eng en
dc.publisher MIT Press en
dc.relation.ispartofseries The MIT Press series in scientific computation en
dc.subject.ddc 001.64 en
dc.subject.lcc QA76.8.D436 en
dc.subject.lcsh Denelcor HEP (Computer) en
dc.subject.lcsh Parallel processing (Electronic computers) en
dc.title Parallel MIMD computation : the HEP supercomputer and its applications en
 (Nguồn: 
Biểu ghi (3) của thư viện MIT có đầy đủ 
các yếu tố biên mục theo nội dung (phân loại, 
định tiêu đề chủ đề) hơn các biểu ghi (1&2) 
của 2 TVĐH Việt Nam được lấy làm ví dụ. Bởi 
vì các tiêu chuẩn về biên mục theo nội dung 
tài liệu của các thư viện Mỹ được coi trọng và 
áp dụng triệt để, cả trong biên mục tài liệu 
dạng truyền thống và cả tài liệu số.
Như vậy, việc biên mục tài liệu số theo DC 
là dễ dàng hơn so với biên mục tài liệu truyền 
NGHIỆP VỤ - KỸ THUẬT
48 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2017
thống theo MARC21. Tuy nhiên, người biên 
mục vẫn phải nắm vững kiến thức về biên 
mục và các tiêu chuẩn, quy tắc biên mục tài 
liệu truyền thống. Do DC chỉ có 15 yếu tố, 
nên đôi khi người biên mục lúng túng khi xác 
định phạm vi mở rộng của từng yếu tố, để 
đảm bảo độ chính xác của dữ liệu, cần thiết 
phải xây dựng các tài liệu hướng dẫn biên 
mục theo DC trên cơ sở tham chiếu các tiêu 
chuẩn biên mục tài liệu truyền thống, như 
AACR2, MARC21. Trên phạm vi rộng hơn, 
cần biên soạn bộ tiêu đề chủ đề (SH) cho 
các thư viện Việt Nam, để có đầy đủ bộ công 
cụ làm chuẩn trong biên mục theo chủ đề, 
giúp cho việc biên mục tài liệu được hoàn 
thiện.
Trước đây, trong khi áp dụng các tiêu 
chuẩn vào biên mục tài liệu truyền thống, 
nhiều TVĐH hoặc nhóm TVĐH đã tự xây 
dựng hướng dẫn áp dụng chi tiết các tiêu 
chuẩn mới áp dụng, dẫn đến sự không thống 
nhất trong các CSDL thư mục được tạo lập, 
ảnh hưởng đến việc kiểm soát tính thống nhất 
trong biên mục trên bình diện cả hệ thống 
TVĐH. Nên chăng, cần có sự chỉ đạo tập 
trung cho việc xây dựng các tài liệu hướng 
dẫn chung cho việc áp dụng các tiêu chuẩn 
trong biên mục tài liệu số trong cả hệ thống 
TVĐH và mức độ rộng hơn cho các thư viện 
Việt Nam. 
Kết luận
Việc chuẩn hoá các tiêu chuẩn nghiệp vụ 
của các TVĐH nước ta tuy đã được tiến hành 
với công cụ chuẩn như: AACR2, MARC21, 
Dubin Core, nhưng để đạt được sự thống 
nhất phải có cách làm mới. Đó là thống nhất 
trong các TVĐH một hệ thống các tiêu chuẩn 
cho xử lý tài liệu cả dạng truyền thống và 
dạng số và thống nhất trong cả xây dựng các 
tài liệu hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn 
trong xử lý tài liệu; phối hợp và chia sẻ sản 
phẩm của quá trình xử lý tài liệu, xây dựng 
bộ sưu tập số.
Để chuẩn hoá các tiêu chuẩn nghiệp vụ 
xử lý tài liệu ở TVĐH trong giai đoạn hiện 
nay phải thực sự có cơ chế hợp tác và chia 
sẻ toàn diện mới có thể tạo ra các sản phẩm 
và dịch vụ TT-TV của các TVĐH Việt Nam có 
chất lượng cao, đặc biệt là các sản phẩm và 
dịch vụ của thư viện số. 
__________________________________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Văn hóa Thông tin (2007). Công văn 1597/
BVHTH-TV về việc “ Áp dụng các chuẩn nghiệp 
vụ trong các thư viện Việt Nam” ban hành ngày 
07/05/2007. 
2. Cao Minh Kiểm (2006). Tìm hiểu một số vấn 
đề về chuẩn khổ mẫu dữ liệu cho thư viện điện tử. 
Kỷ yếu hội thảo “Tăng cường công tác tiêu chuẩn 
hóa trong hoạt động thông tin tư- liệu. Hà Nội, ngày 
16-17 tháng 11 năm 2006, tr.27-39.
3. Chan, Lois Mai (2014). Phân loại và biên mục 
: Cataloging and Classification . Hà Nội : Thế giới, 
2014, 780 tr.
4. Đoàn Phan Tân (2015). Dspace, giải pháp 
phần mềm cho thư viện điện tử quản lý và khai thác 
nguồn thông tin nội sinh ở các trường đại học hiện 
nay, Tạp chí Thư viện Việt Nam, 1 (51), tr. 23-28.
5. Liên hiệp TVĐH khu vực phía Bắc (2009). Kỷ 
yếu hội thảo khoa học phát triển và chia sẻ nguồn 
tài nguyên số trong các Thư viện Đại học và nghiên 
cứu. Hà Nội, 128 tr.
6. Nguyễn Hoàng Sơn (2011). “Thư viện số hai 
thập kỷ phát triển trên thế giới : Bài học kinh nghiệm 
và định hướng phát triển cho Việt Nam”, Tạp chí 
Thông tin và Tư liệu, số 2, tr. 2-20.
7. Nguyễn Huy Chương (2017). “Sử dụng phần 
mềm mã nguồn mở - giải pháp tối ưu cho thư viện 
quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam”, Tạp chí Thông tin 
và Tư liệu, số 1, tr. 27-34.
8. Nguyễn Minh Hiệp (2005). MARC hay Dublin 
Core?: việc chuyển đổi MARC - Dublin Core và 
Dublin Core - MARC, Bản tin Thư viện- Công nghệ 
thông tin, số 3, tr. 2-7.
9. Nguyễn Văn Hành (2010). “Về chuẩn hóa 
công tác thư viện đại học ở Việt Nam”, Tạp chí Thư 
viện Việt Nam, số 4, tr. 10-14.
10. Vũ Dương Thúy Ngà (2010). “Quan niệm 
chuẩn hoá trong xử lý tài liệu và những biện pháp 
đảm bảo chuẩn hoá trong xử lý tài liệu ở Việt Nam 
hiện nay”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 4(24), 
tr.15-18.
11. Vũ Văn Sơn (2009). “Tiến tới xây dựng bộ 
tiêu đề chủ đề cho các thư viện Việt Nam”, Tạp chí 
Thông tin và Tư liệu, số 2, tr. 21- 27.
 12. Library of Congress (1999), Dublin Core/
MARC/GILS Crosswalk. Truy cập từ 
gov/marc/dccross_199911.html (5.12.2016).
 13. TVQG Việt Nam (2000). XML, Metadata và 
Dublin Core Metadata. Truy cập từ 
vn/tai-lieu-nghiep-vu/xml-metadata-va-dublin-core-
metadata.html (30.11.2016)
14. 

File đính kèm:

  • pdfve_ap_dung_cac_tieu_chuan_xu_ly_tai_lieu_o_thu_vien_dai_hoc.pdf