Vi phạm cấm vận trong hoạt động thương mại và thanh toán quốc tế - Những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu và ngân hàng thương mại Việt Nam

Thương mại và thanh toán quốc tế góp phần tích cực vào sự phát

triển kinh tế quốc gia, tuy nhiên, những hoạt động này tiềm ẩn rủi ro

cao. Bên cạnh việc phải tuân thủ những quy định pháp lí quốc tế, luật

pháp của các quốc gia có liên quan, hoạt động này còn chịu sự giám

sát của các tổ chức quốc tế trong nhiều lĩnh vực quản lí khác nhau.

Vi phạm cấm vận có thể là một quá trình từ khi đàm phán kí kết hợp

đồng, thuê phương tiện vận tải, lên lịch trình chuyên chở hàng hóa

và thanh toán, tuy nhiên về cơ bản vi phạm cấm vận thường được các

tổ chức tham gia giám sát phát hiện và trừng phạt một cách nặng nề

vào giai đoạn thanh toán qua ngân hàng. Hậu quả của việc vi phạm

cấm vận là rất lớn cả về kinh tế, giảm sút uy tín, gây khó khăn trong

hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (XNK)

và ngân hàng thương mại (NHTM). Bài viết tập trung vào nội dung vi

phạm cấm vận, hậu quả của vi phạm cấm vận, biện pháp phòng ngừa

đối với doanh nghiệp và NHTM Việt Nam nhằm tránh sự trừng phạt

từ những tổ chức trực tiếp giám sát chương trình cấm vận quốc tế,

đặc biệt từ Văn phòng kiểm soát tài sản nước ngoài của Mỹ (OFAC),

bởi Việt Nam có nhiều giao dịch là đối tượng giám sát của tổ chức

này

pdf 10 trang yennguyen 8380
Bạn đang xem tài liệu "Vi phạm cấm vận trong hoạt động thương mại và thanh toán quốc tế - Những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu và ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vi phạm cấm vận trong hoạt động thương mại và thanh toán quốc tế - Những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu và ngân hàng thương mại Việt Nam

Vi phạm cấm vận trong hoạt động thương mại và thanh toán quốc tế - Những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu và ngân hàng thương mại Việt Nam
44
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 204- Tháng 5. 2019
Vi phạm cấm vận trong hoạt động thương mại 
và thanh toán quốc tế- những vấn đề đặt ra đối 
với doanh nghiệp xuất nhập khẩu và ngân hàng 
thương mại Việt Nam
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
Nguyễn Thị Hồng Hải
Ngày nhận: 10/04/2019 Ngày nhận bản sửa: 13/05/2019 Ngày duyệt đăng: 17/05/2019
Thương mại và thanh toán quốc tế góp phần tích cực vào sự phát 
triển kinh tế quốc gia, tuy nhiên, những hoạt động này tiềm ẩn rủi ro 
cao. Bên cạnh việc phải tuân thủ những quy định pháp lí quốc tế, luật 
pháp của các quốc gia có liên quan, hoạt động này còn chịu sự giám 
sát của các tổ chức quốc tế trong nhiều lĩnh vực quản lí khác nhau. 
Vi phạm cấm vận có thể là một quá trình từ khi đàm phán kí kết hợp 
đồng, thuê phương tiện vận tải, lên lịch trình chuyên chở hàng hóa 
và thanh toán, tuy nhiên về cơ bản vi phạm cấm vận thường được các 
tổ chức tham gia giám sát phát hiện và trừng phạt một cách nặng nề 
vào giai đoạn thanh toán qua ngân hàng. Hậu quả của việc vi phạm 
cấm vận là rất lớn cả về kinh tế, giảm sút uy tín, gây khó khăn trong 
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (XNK) 
và ngân hàng thương mại (NHTM). Bài viết tập trung vào nội dung vi 
phạm cấm vận, hậu quả của vi phạm cấm vận, biện pháp phòng ngừa 
đối với doanh nghiệp và NHTM Việt Nam nhằm tránh sự trừng phạt 
từ những tổ chức trực tiếp giám sát chương trình cấm vận quốc tế, 
đặc biệt từ Văn phòng kiểm soát tài sản nước ngoài của Mỹ (OFAC), 
bởi Việt Nam có nhiều giao dịch là đối tượng giám sát của tổ chức 
này.
Từ khóa: Cấm vận, thanh toán qua ngân hàng, trừng phạt ngân hàng 
vi phạm OFAC
1. Khái quát về cấm vận trong thương mại 
và thanh toán quốc tế
1.1. Khái niệm cấm vận
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
45Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019
ấm vận là các biện pháp trừng 
phạt do một quốc gia hoặc một 
nhóm quốc gia áp dụng đối 
với cá nhân, tổ chức, quốc gia 
khác có nguy cơ đe doạ an ninh 
quốc gia hoặc khu vực hoặc đã vi phạm luật 
pháp quốc tế có liên quan đến những vấn đề về 
vũ khí, tài trợ khủng bố, buôn lậu, rửa tiền, ma 
túy (Decaux E., 2008; Carter, B. E., và cộng sự, 
2012). 
Đối tượng của cấm vận khá đa dạng, có thể là 
một quốc gia; các tổ chức, cá nhân; phương 
tiện vận tải; và những hàng hóa đặc biệt đối với 
từng quốc gia. 
Khi một quốc gia là đối tượng của cấm vận 
thì tất cả các cá nhân, tổ chức và chính phủ tại 
quốc gia đó đều bị cấm vận. Về bản chất đây là 
cấm vận toàn bộ. Đối với trường hợp tổ chức 
và cá nhân ở bất kỳ nơi nào trên thế giới là đối 
tượng của cấm vận thì chỉ những giao dịch có 
liên quan đến họ mới bị cấm. Về bản chất, đây 
là trường hợp cấm vận từng phần. Phương tiện 
vận tải được đề cập ở đây bao gồm tàu, máy 
bay, hoặc bất cứ phương tiện vận tải nào khác 
tham gia vào quá trình chuyên chở hàng hóa 
xuất, nhập khẩu. Đối tượng cuối cùng của cấm 
vận là hàng hóa đặc biệt đối với từng quốc gia 
cụ thể. Về phía mình, Hội đồng Bảo an Liên 
Hợp Quốc (UN), Liên minh Châu Âu (EU) và 
OFAC công bố công khai đâu là những hàng 
hóa bị cấm, thuộc quốc gia nào. Ví dụ, đối với 
thị trường Nga, sẽ cấm đối với một tổ chức, các 
nhân cụ thể trong những giao dịch về vốn, vũ 
khí, chuyển giao công nghệ về dầu khí.
1.2. Chương trình cấm vận quốc tế
Theo Eaton, J. và cộng sự (1992), cấm vận là 
tổng hợp các biện pháp mà một hoặc một số 
bên sử dụng để gây ảnh hưởng đến người khác. 
Các biện pháp trừng phạt, hoặc đe dọa trừng 
phạt, đã được các chính phủ sử dụng để thay 
đổi nhân quyền, thương mại hoặc chính sách 
đối ngoại của một số chính phủ các nước.
Các lệnh trừng phạt có thể được áp dụng bởi 
UN, EU và các quốc gia riêng lẻ, mà điển 
hình là Mỹ, dưới sự giám sát và thực hiện bởi 
OFAC. Chương trình cấm vận của UN được 
quy định trong các Nghị quyết của Hội đồng 
Bảo an Liên Hợp Quốc, theo đó, đưa ra danh 
sách các cá nhân, tổ chức bị cấm vận. Phạm vi 
áp dụng chương trình cấm vận của UN bao gồm 
tất cả các nước thành viên của Hội đồng bảo an 
Liên hợp quốc. Hình thức trừng phạt được UN 
áp dụng là đóng băng tài sản, cấm di chuyển, 
cấm vận vũ khí (Cameron, I., 2003). 
Chương trình cấm vận của EU được hình thành 
trên các căn cứ của EU. Những quốc gia trong 
nội bộ lãnh thổ EU, các tổ chức EU, người dân, 
người cư trú EU, hàng hóa, dịch vụ đến hoặc đi 
từ EU thuộc phạm vi áp dụng chương trình cấm 
vận EU. Hình thức trừng phạt của EU ở mức 
thấp hơn so với OFAC, cụ thể là đóng băng tài 
sản và cấm hỗ trợ tài chính cho đối tượng cấm 
vận (Eriksson, M., 2016).
Cấm vận của OFAC là chương trình nghiêm 
khắc nhất. OFAC là Văn phòng kiểm soát tài 
sản nước ngoài được thành lập từ năm 1950, 
có trụ sở tại Washington, Hoa Kỳ. OFAC trực 
thuộc Bộ Tài chính Mỹ, là cơ quan đầu não 
hoạch định các biện pháp trừng phạt kinh tế của 
Mỹ với các nước đối đầu. Chương trình cấm 
vận của OFAC được hình thành căn cứ trên quy 
định của Mỹ. Phạm vi hoạt động của OFAC 
bao gồm: lãnh thổ nước Mỹ; các tổ chức của 
Mỹ hoặc do Mỹ kiểm soát; người dân, người 
cư trú tại Mỹ; hàng hóa, dịch vụ đến Mỹ hoặc 
đi từ Mỹ; và đồng USD. Hình thức trừng phạt 
của OFAC bao gồm đóng băng tài sản, cấm đầu 
tư cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, các nước vi 
phạm quy định cấm vận không được phép thực 
hiện giao dịch liên quan đến Mỹ và trong nhiều 
trường hợp phải nộp phạt rất cao. 
Trong ba tổ chức này, cần đặc biệt quan tâm 
đến OFAC vì những lí do khách quan và chủ 
quan. Về phía khách quan, đây là tổ chức áp 
dụng mức độ xử lí vi phạm rất nặng, khác nhiều 
so với EU và UN. Thông thường, khi tổ chức, 
cá nhân vi phạm quy định của OFAC sẽ phải 
nộp phạt gấp nhiều lần so với giá trị giao dịch 
vi phạm, để lại hậu quả nặng nề cho các chủ 
thể tham gia thương mại và thanh toán quốc tế, 
mà trong đó các NHTM sẽ bị ảnh hưởng nhiều 
nhất. Bên cạnh đó, về yếu tố chủ quan là do 
phần lớn các NHTM Việt Nam có quan hệ đại 
lý và quan hệ tài khoản với các ngân hàng Mỹ 
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
46 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 204- Tháng 5. 2019
và sử dụng chủ yếu đồng USD trong hoạt động 
xuất, nhập khẩu.
1.3. Danh sách các quốc gia bị cấm vận
Danh sách cấm vận của UN, EU và Mỹ hình 
thành trên cơ nghị quyết của Hội đồng Bảo 
an Liên Hợp Quốc, Liên minh Châu và Mỹ 
(Cameron, I., 2003). Số lượng quốc gia bị cấm 
vận hay được dỡ bỏ lệnh trừng phạt sẽ được 
công bố một cách công khai, rõ ràng bởi người 
đứng đầu của UN, EU và Mỹ. Ví dụ, năm 1994, 
cựu Tổng thống Mỹ Bill Cliton đã tuyên bố dỡ 
bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam, 
kể từ đó tất cả mọi hoạt động thương mại giữa 
Việt Nam và Hoa Kỳ không ngừng phát triển.
Về cơ bản, danh sách các quốc gia bị cấm vận 
được chia làm hai loại, đó là cấm vận toàn bộ 
(comprehensive sanction) và cấm vận từng phần 
(selective sanction/ targeted sanction). Cấm 
vận toàn bộ là việc nghiêm cấm mọi hoạt động 
XNK trực tiếp hoặc gián tiếp, môi giới thương 
mại, tài trợ hoặc tạo điều kiện chống lại hầu hết 
hàng hóa, công nghệ và dịch vụ liên quan đến 
quốc gia đó, không phân biệt doanh nghiệp đó 
là ai, hàng hóa gì, đối tác cụ thể thế nào. Ngược 
lại, cấm vận từng phần là việc hạn chế đối với 
những cá nhân, doanh nghiệp, sản phẩm cụ thể 
hoặc dòng tài chính nhất định (Hufbauer, G. C., 
và cộng sự, 2000). 
Xu hướng hiện nay là chuyển dần từ cấm vận 
toàn bộ sang cấm vận từng phần. Đây là tín 
hiệu tốt cho các thực thể trong danh sách cấm 
vận, tuy nhiên lại tạo ra những thách thức cho 
trong việc kiểm tra danh sách cấm vận của các 
nhà kinh doanh XNK và NHTM bởi công việc 
kiểm tra sẽ mất nhiều thời gian và công sức và 
mức độ phức tạp cũng vì thế mà gia tăng. 
Tính đến thời điểm hiện tại, danh sách cấm 
vận toàn bộ của OFAC, theo thống kê của Kho 
bạc Mỹ (tại https://www.treasury.gov) gồm có 
Iran, Sudan, Syria, Bắc Triều Tiên và Crimea, 
trong khi đó, cấm vận từng phần có số lượng 
quốc gia đông đảo, gồm có: Somalia; Libya; 
Iraq; Belarus; Lebanon; Afghanistan; Republic 
of Guinea; South Sudan; Central African 
Republic; Yemen; Eritrea; Republic of Congo; 
Ukraine; Guinea-Bissau; Balkans related 
(Serbia, Albania, Bosnia, Croatia, Macedonia, 
Kosovo); Haiti; Egypt; Russia; Tunisia; 
Venezuela và Cuba.
Một quốc gia có thể là đối tượng đồng thời bị 
cấm vận của cả UN, EU và Mỹ, ngược lại, quốc 
gia đó có thể chỉ thuộc danh sách cấm vận của 
một trong các tổ chức đó mà thôi. Ví dụ, theo 
thống kê tại https://www.bscn.nl, tính đến ngày 
7/5/2019, Afghanistan thuộc danh sách cấm vận 
của EU, trong khi đó quốc gia này không phải 
chịu cấm vận Mỹ; còn Belarus đều thuộc danh 
sách cấm vận của cả EU và Mỹ (https://www.
treasury.gov). 
Danh sách các quốc gia bị cấm vận chỉ có giá 
trị ở thời điểm hiện tại và được thay đổi tùy 
thuộc vào quyết định của Hội đồng Bảo an UN, 
EU và Mỹ. Vì vậy, cần cập nhật để tránh những 
hệ quả của việc vi phạm. Có hai quốc gia trong 
danh sách trên cần được lưu ý, đó là Iran và 
Cuba. Mặc dù OFAC đã nới lỏng chương trình 
cấm vận với Iran từ 16/01/2016, tuy nhiên các 
định chế tài chính Mỹ vẫn chưa được phép thực 
hiện giao dịch liên quan đến quốc gia này. Hơn 
nữa, các định chế tài chính nước ngoài chưa 
thay đổi chính sách đối với các giao dịch có 
liên quan đến Iran. Trong khi đó, OFAC đã gỡ 
bỏ một phần cấm vận với Cuba, theo đó cho 
phép các ngân hàng (NH) Mỹ thực hiện thanh 
toán bằng đồng USD theo hình thức U-turn, tức 
là những giao dịch chuyển tiền có nguồn gốc 
và chấm dứt bên ngoài nước Mỹ, trong đó cả 
người khởi tạo và người thụ hưởng không phải 
là người chịu sự quản lý của Mỹ. Hiện tại Cuba 
không bị EU áp đặt cấm vận, nên những giao 
dịch bằng đồng EURO vẫn được giao dịch bình 
thường. 
1.4. Nội dung giao dịch thương mại và thanh 
toán quốc tế có yếu tố cấm vận 
Giao dịch thương mại và thanh toán quốc tế có 
yếu tố cấm vận là những giao dịch liên quan 
đến các đối tượng bị cấm vận và thuộc danh 
sách cấm vận của UN, EU và OFAC. Những 
giao dịch này bao gồm: Một trong các bên tham 
gia nằm trong danh sách cấm vận hoặc thuộc 
nước cấm vận; hàng hóa có nguồn gốc từ nước 
cấm vận; cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, cảng 
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
47Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019
chuyển tải, cảng mà con tàu ghé qua nằm tại 
nước cấm vận; giao dịch cơ sở liên quan đến 
nước cấm vận; thuyền trưởng, người chuyên 
chở, đối tác xuất, nhập khẩu, bên thứ ba và tất 
cả các NHTM liên quan. Công việc này thực sự 
là thách thức đối với chủ thể tham gia thương 
mại và thanh toán quốc tế, đặc biệt đối với nhà 
XNK bởi có nhiều hạn chế về nhân lực, kiến 
thức và kinh nghiệm trong công tác kiểm tra 
cấm vận.
Nguy cơ vi phạm cấm vận trong thương mại và 
thanh toán là rất lớn, có thể xuất phát từ khách 
hàng, hoặc từ NHTM hoặc đồng thời do cả hai 
chủ thể này. 
Về phía nhà XNK có thể kí kết và thực hiện 
hợp đồng thương mại mà trong đó các giao 
dịch có liên quan đến cấm vận một cách trực 
tiếp hoặc gián tiếp. Giao dịch có yếu tố cấm 
vận rất đa dạng bởi số lượng các bên liên quan 
tham gia trực tiếp vào hoạt động thương mại rất 
nhiều và có thể ở bất kỳ quốc gia nào mà không 
đơn thuần chỉ có nước người mua và người bán. 
Ví dụ, con tầu chở hàng hóa từ Trung Quốc về 
Việt Nam có ghé qua một cảng của Bắc Triều 
Tiên, sẽ làm cho việc nhập khẩu này vi phạm 
cấm vận của Mỹ nếu lô hàng này được thanh 
toán bằng USD. Cơ sở để có kết luận này là do 
OFAC giám sát tất cả các giao dịch bằng USD 
trên toàn thế giới và Bắc Triều Tiên thuộc danh 
sách cấm vận toàn bộ do Mỹ công bố.
Đối với NHTM, khi thực hiện thanh toán quốc 
tế cho những giao dịch của khách hàng XNK 
có yếu tố cấm vận như trình bày ở trên sẽ bị 
coi là vi phạm cấm vận. Nguy cơ vi phạm cấm 
vận của NHTM là không nhỏ, liên quan đến 
các giao dịch sau đây: Chuyển tiền; phát hành, 
sửa đổi thư tín dụng nhập khẩu (ILC- Import 
Letter of Credit); thông báo bộ chứng từ theo 
thư tín dụng (L/C- Letter of Credit) và nhờ thu 
nhập khẩu; thông báo chấp nhận bộ chứng từ 
trả chậm theo L/C, nhờ thu trả chậm hàng nhập 
(D/A- Documents Against Acceptance); thanh 
toán bộ chứng từ theo L/C; thông báo L/C xuất 
khẩu; gửi bộ chứng từ đi theo LC và nhờ thu 
xuất khẩu. Chính vì vậy, NHTM cần kiểm soát 
tất cả thông tin xuất hiện trên các điện giao dịch 
của mình bao gồm tất cả các chủ thể tham gia 
thương mại và tất cả các ngân hàng để tránh 
vi phạm cấm vận. Chỉ cần một thực thể thuộc 
danh sách cấm vận, ví dụ ngân hàng trung gian 
sẽ làm cho NH chuyển tiền bị vi phạm cấm vận.
Tóm lại, các nhà kinh doanh XNK và NHTM 
cần thận trọng nhằm tránh thực hiện các giao 
dịch có yếu tố cấm vận vì lợi ích của chính bản 
thân mình. 
1.5. Hậu quả của vi phạm cấm vận đối với 
nhà kinh doanh xuất nhập khẩu và ngân hàng 
thương mại
1.5.1. Đối với nhà kinh doanh xuất nhập khẩu
Một khi vi phạm cấm vận, nhà kinh doanh XNK 
phải gánh chịu thiệt hại nặng nề từ các tổ chức 
giám sát cấm vận quốc tế, từ NHTM và từ đối 
tác trong quan hệ thương mại quốc tế.
Trước hết, phải kể đến sự trừng phạt từ OFAC, 
EU, UN, tùy theo mức độ vi phạm và đối tượng 
vi phạm mà sẽ chịu áp dụng mức độ xử lý khác 
nhau từ nhẹ đến nặng, bao gồm các hình phạt 
hình sự và dân sự. OFAC có thể áp dụng hình 
phạt hình sự bao gồm phạt tiền lên tới 1 triệu 
USD và, hoặc tối đa 20 năm tù cho mỗi lần vi 
phạm. Hình phạt dân sự bao gồm phạt tiền lên 
tới 55.000 USD cho mỗi lần vi phạm. Các hình 
phạt khác đối với vi phạm các quy định của 
OFAC bao gồm thu giữ, hoặc tịch thu hàng hóa 
liên quan, tạm dừng hoặc hủy giao dịch; phong 
tỏa, giữ lại khoản tiền giao dịch; và phạt tiền 
(Refinitiv, 2018; Lau, T. J. , 2004). 
Bên cạnh đó, khi nhà kinh doanh XNK vi 
phạm cấm vận còn gặp nhiều khó khăn từ phía 
NHTM, như bị hạ xếp hạng tín dụng, bị từ chối 
thực hiện những giao dịch tiếp theo. Ngoài ra, 
các chủ thể tham gia thương mại phải đối mặt 
với việc bị đánh mất uy tín đối ngoại, mất cơ 
hội kinh doanh từ phía các đối tác đã, đang và 
dự định hợp tác kinh doanh trong tương lai.
Tóm lại, với tất cả những vấn đề nêu trên sẽ 
làm cho doanh nghiệp kinh doanh XNK không 
đủ năng lực tài chính và cơ hội để tiếp tục kinh 
doanh, nghiêm trọng hơn là bị phá sản và có 
thể phải ra hầu tòa do những vi phạm cấm vận 
trong thương mại quốc tế.
1.5.2. Đối với ngân hàng thương mại
Tương tự như các nhà kinh doanh XNK, NHTM 
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
48 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 204- Tháng 5. 2019
cũng bị tạm dừng giao dịch, hủy giao dịch, bị 
phong tỏa, giữ lại khoản tiền giao dịch một khi 
vi phạm những quy định của OFAC, EU và UN 
(Refinitiv, 2018). Bên cạnh đó, NHTM còn bị 
đóng băng tài khoản tại các ngân hàng nước 
ngoài. Ngoài ra, NHTM còn đối diện với vấn 
đề trầm trọng hơn, đó là việc vi phạm quy định 
pháp luật và ngân hàng bị phạt tiền, thậm chí là 
rất nhiều tiền (Lau, T. J, 2004), đặc biệt đối với 
Mỹ- quốc gia có quy định chặt chẽ về gian lận, 
rửa tiền và cấm vận. Một khi đã vi phạm, thì 
số tiền phạt và b ... m soát rửa tiền và cấm vận: Kết quả khảo sát 
được thực hiện bởi Cơ quan dịch vụ tài chính 
của Anh (FSA- Financial Services Authority) 
cho thấy hơn một nửa trong số 27 ngân hàng 
được kiểm tra chưa thực hiện tốt quy định về 
kiểm soát rửa tiền và cấm vận. Hơn nữa, nhiều 
NHTM chỉ tập trung vào việc xác định các giao 
dịch lớn và không xem xét đến những dấu hiệu 
cảnh báo khi đánh giá hoạt động của khách 
hàng (Authority, F. C., 2014). 
Thứ tư, cả khách hàng và ngân hàng có tâm lý 
ỷ lại quá nhiều vào chương trình sàng lọc cấm 
vận đã được trang bị tại các NHTM. Giám sát 
giao dịch là không thể thiếu để xác định các 
giao dịch đáng ngờ. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh 
doanh XNK cho rằng đã có các NHTM kiểm 
soát cấm vận và NH có chương trình lọc cấm 
vận, vì vậy, họ đã không xem xét một cách 
kỹ lưỡng các thực thể trong giao dịch thương 
mại, hoặc không hợp tác với NH để truy xét 
đến cùng những thông tin đáng ngờ. Về phía 
NHTM, không phải mọi thông tin liên quan 
đến cấm vận đều kiểm tra được từ phần mềm 
lọc cấm vận. Thông thường, hệ thống giám sát 
của NHTM chỉ kiểm tra các thông tin xuất hiện 
trên các giao dịch mà NH gửi đi, vì vậy, khó 
kiểm soát được những thông tin chỉ liên quan 
đến giao dịch cơ sở. Ví dụ, thông tin cảng trung 
gian trên vận đơn đường biển. Đối với trường 
hợp này cần kết hợp cả hệ thống giám sát giao 
dịch tự động và thủ công mới đạt được hiệu quả 
của công tác kiểm tra cấm vận
Thứ năm, chưa chú trọng công tác phòng chống 
cấm vận: Do kém hiểu biết hoặc chưa ý thức 
được mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của 
vi phạm cấm vận nên nhiều chủ thể tham gia 
thương mại và thanh toán quốc tế, mà trong đó, 
đặc biệt là các nhà kinh doanh XNK chưa đầu 
tư, quan tâm thích đáng đến công tác phòng 
ngừa rủi ro cấm vận.
3. Một số gợi ý đối với nhà kinh doanh xuất 
nhập khẩu và ngân hàng thương mại Việt 
Nam
3.1. Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất 
nhẩu khẩu
Vi phạm quy định cấm vận và trừng phạt có 
thể bắt nguồn từ việc cố tình hoặc vô tình. Tuy 
nhiên, tác giả chỉ đề cập tới biện pháp làm thế 
nào để các doanh nghiệp có thể ngăn chặn các 
hành vi vô tình vi phạm quy định của chương 
trình cấm vận của OFAC, EU và UN, cụ thể 
như sau:
Thứ nhất, thực hiện rà soát đặc biệt từng giao 
dịch. Nhà kinh doanh nên rà soát kỹ càng và 
đầy đủ tất cả các giao dịch có khả năng vi phạm 
cấm vận. Lựa chọn biện pháp phù hợp để rà 
soát cho từng giao dịch, tránh áp dụng một cách 
máy móc cho tất cả giao dịch. Cân nhắc biện 
pháp cho phù hợp với từng loại thị trường, hàng 
hóa, người mua, người bán, nhà trung gian, mà 
trong đó đặc biệt lưu ý với những đối tác trong 
danh sách cấm vận toàn bộ, những mặt hàng có 
nguy cơ liên quan như nhựa đường, xăng dầu.
Thứ hai, không ngừng đào tạo, nâng cao kiến 
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
51Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019
thức cho người lao động của doanh nghiệp, 
đặc biệt là những người trực tiếp làm công tác 
XNK. Về cơ bản, doanh nghiệp cần nâng cao 
kiến thức về ngoại thương, kỹ năng phân tích 
và đánh giá rủi ro cho nhân viên. Trong hàng 
loạt kiến thức cần bổ sung, nên dành sự quan 
tâm thích đáng đến việc lựa chọn thị trường, kí 
kết hợp đồng thương mại, lựa chọn điều kiện cơ 
sở giao hàng, điều khoản thanh toán bao gồm 
phương thức, thời gian, chứng từ. Bên cạnh đó, 
chủ thể tham gia liên quan bao gồm tất cả các 
ngân hàng tham gia cũng là nội dung không 
được phép bỏ qua để khẳng định giao dịch 
không bị vi phạm cấm vận. 
Thứ ba, thực hiện tốt công tác lưu giữ hồ sơ: 
Lưu giữ hồ sơ đầy đủ và thường xuyên xem 
lại những giao dịch đã thực hiện nhằm loại trừ 
nguy cơ vi phạm quy định của các chương trình 
cấm vận. 
Thứ tư, lựa chọn ngân hàng có kinh nghiệm 
trong phòng chống rửa tiền, cấm vận. Phòng 
ngừa rủi ro có thể từ chính chất lượng dịch vụ 
của NHTM. Việc lựa chọn những ngân hàng 
nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán 
quốc tế, có chất lượng cao trong việc kiểm tra 
cấm vận và tư vấn tốt sẽ giảm thiếu tối đa rủi 
ro cho khách hàng. Hiện nay nhiều ngân hàng 
lớn như VCB, Vietinbank, BIDV và một số 
NHTM khác đã đầu tư phần mềm chất lượng 
cao, có khả năng kiểm soát tốt, đáp ứng được 
yêu cầu đa dạng hóa thị trường và khách hàng. 
Bên cạnh đó, việc lựa chọn đúng ngân hàng còn 
tạo cơ hội cho nhà kinh doanh XNK tham gia 
hội nghị khách hàng có chất lượng nhằm chia 
sẻ kinh nghiệm trong phòng chống rửa tiền và 
cấm vận.
Thứ năm, hình thành bộ phận chuyên nghiên 
cứu khách hàng có mức độ tiềm ẩn rủi ro cao 
trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh 
nghiệp mình. Ví dụ, đối với hoạt động nhập 
khẩu thiết bị điện tử, thiết bị mạng và viễn 
thông, hiện nay Việt Nam nhập khá nhiều mặt 
hàng này từ Trung Quốc. Tuy nhiên, đây là thị 
trường có độ rủi ro cao, cần có nghiên cứu để 
tránh những trường hợp vi phạm đáng tiếc xảy 
ra bằng việc xây dựng danh sách khách hàng 
cần lưu ý mà Huawei là một ví dụ. Mặc dù hiện 
Huawei chưa bị đưa vào danh sách cấm vận, 
tuy nhiên cần phải lưu ý đến doanh nghiệp này, 
đặc biệt sau khi chính quyền Mỹ bắt giữ giám 
đốc tài chính của tập đoàn, bà Mạnh Văn Chu 
tại Vancouver, Canada vào ngày 01/12/2018. 
3.2. Đối với ngân hàng thương mại Việt Nam
Thứ nhất, đầu tư công nghệ phù hợp nhằm 
quản trị rủi ro. Công nghệ hiện đại đáp ứng 
yêu cầu kiểm soát rủi ro liên quan đến các giao 
dịch cấm vận không chỉ là cơ hội nâng cao chất 
lượng dịch vụ cho khách hàng mà còn tạo điều 
kiện phòng ngừa rủi ro cho chính bản thân ngân 
hàng. Đầu tư thích đáng những phần mềm có 
khả năng lọc thông tin tốt nhất, chính xác nhất 
là sự đầu tư thông minh trong điều kiện công 
nghê 4.0 hiện nay.
Thứ hai, ngân hàng cần tuân thủ việc kiểm tra 
theo từng loại giao dịch, xác định loại chứng từ 
và nội dung phải rà soát để tránh vi phạm cấm 
vận. Những giao dịch cần phải kiểm tra, bao 
gồm: Chuyển tiền, Phát hành và sửa đổi L/C 
nhập khẩu; Thông báo bộ chứng từ theo L/C và 
nhờ thu nhập khẩu; Thông báo chấp nhận bộ 
chứng từ theo L/C trả chậm và D/A; Thanh toán 
bộ chứng từ theo L/C và Nhờ thu nhập khẩu; 
Thông báo LC xuất.
Những chứng từ cần kiểm tra bao gồm điện, 
chứng từ giữa các ngân hàng. Đối với điện, các 
mẫu cần kiểm tra bao gồm: Điện chuyển tiền 
(giao dịch chuyển tiền); MT 103 hoặc MT202 
(trong giao dịch thanh toán bộ chứng từ theo 
L/C và nhờ thu nhập khẩu); MT 700/MT707 
(phát hành và sửa đổi L/C và thông báo L/C 
xuất); MT799 (trong giao dịch thông báo chấp 
nhận bộ chứng từ theo L/C trả chậm và D/A). 
Thư đòi tiền- Covering Letter là chứng từ giữa 
các ngân hàng cần được kiểm tra cấm vận đối 
với giao dịch thông báo bộ chứng từ theo L/C 
và nhờ thu nhập khẩu, giao dịch thông báo 
chấp nhận bộ chứng từ theo L/C trả chậm và 
D/A, giao dịch thanh toán bộ chứng từ theo L/C 
và nhờ thu nhập khẩu. Bên cạnh đó số lượng 
chứng từ cần kiểm tra để tránh vi phạm cấm 
vận xoay quanh những chứng từ sau đây: Hóa 
đơn; Hợp đồng thương mại trong trường hợp 
thông tin trên hóa đơn chưa đủ; B/L (nếu có); 
C/O và một số chứng từ khác tùy thuộc loại 
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
52 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 204- Tháng 5. 2019
giao dịch.
Nội dung cần kiểm tra đối với các giao dịch và 
chứng từ trên gồm có: Người yêu cầu chuyển 
tiền hoặc người trả tiền; Người hưởng; Người 
gửi hàng; Ngân hàng của người hưởng hoặc 
ngân hàng gửi chứng từ; Nhà trung gian; Hãng 
tàu; Tên tàu; Thuyền trưởng và đại lý thuyền 
trưởng (nếu có); Bên được thông báo (Notify 
party); Tên hàng; Nguồn gốc xuất xứ của hàng 
hóa. Ngoài ra, cần kiểm tra thêm thông tin ngân 
hàng phát hành, người thụ hưởng, người yêu 
cầu mở L/C, các bên trung gian (đối với giao 
dịch thông báo L/C xuất) và ngân hàng thu hộ 
trong thanh toán nhờ thu.
Thứ ba, Tăng cường hỗ trợ cho khách hàng: 
NHTM Việt Nam hỗ trợ cho khách hàng nhiều 
hơn nữa bằng việc cung cấp dịch vụ kiểm tra 
cấm vận từ trước khi khách hàng kí hợp đồng 
chính thức. Như đã trình bày ở phần trên, mặc 
dù hiện nay có nhiều doanh nghiệp rất quan 
tâm đến việc có được những thông tin liên quan 
đến cấm vận để phòng ngừa rủi ro.Tuy nhiên, ở 
giai đoạn chưa kí hợp đồng, khách hàng không 
có cơ hội sử dụng dịch vụ chính thức của ngân 
hàng, mà chỉ bằng mối quan hệ cá nhân. Chính 
vì vậy, việc kiểm tra đối với giai đoạn này chỉ 
mang tính chất sơ bộ, không đảm bảo tất cả các 
thông tin liên quan cấm vận được kiểm tra một 
cách đầy đủ.
Thứ tư, tổ chức hội nghị khách hàng thường 
xuyên ở tất cả các chi nhánh. Việc tổ chức hội 
nghị khách hàng cần được thực hiện một cách 
thường xuyên và ở tất cả các chi nhánh của 
NHTM thay vì chỉ tập trung ở một số chi nhánh 
lớn nhằm tạo cơ hội cho khách hàng cập nhật 
thông tin hữu ích liên quan đến cấm vận, trừng 
phạt của các tổ chức quốc tế. 
Thứ năm, NHTM tư vấn cho khách hàng sử 
dụng đa dạng hóa loại ngoại tệ. Hiện nay Việt 
Nam phần lớn đang sử dụng USD làm đồng 
tiền thanh toán, điều này làm tăng nguy cơ rủi 
ro bởi sự giám sát của OFAC. Ngân hàng cần 
tư vấn cho khách hàng lựa chọn các đồng tiền 
khác thay vì việc quá tập trung vào USD. Việc 
không sử dụng USD sẽ giúp tránh những quy 
định nặng nề của OFAC, đặc biệt trong trường 
hợp vi phạm cấm vận xảy ra. NHTM nên áp 
dụng chính sách giảm trừ cho khách hàng nhập 
khẩu một phần phí thanh toán quốc tế khi sử 
dụng ngoại tệ khác ngoài USD trong hoạt động 
nhập khẩu. 
Kết luận
Cấm vận là một vấn đề phức tạp, khó kiểm soát 
bởi sự đa dạng và thường xuyên thay đổi. Vi 
phạm cấm vận xuất phát từ những nguyên nhân 
khách quan chủ quan khác nhau và để lại những 
hậu quả nặng nề cả về uy tín và tài chính cho 
các chủ thể tham gia hoạt động thương mại và 
thanh toán quốc tế. Từ đó, đòi hỏi các nhà kinh 
doanh xuất nhập khẩu và NHTM không ngừng 
cập nhật thông tin về cấm vận, hoàn thiện, tăng 
cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát đối 
với tất cả thực thể có liên quan đến giao dịch 
thương mại và thanh toán quốc tế để không vi 
phạm cấm vận và hướng tới sự phát triển bển 
vững, khẳng định uy tín trên thị trường thế giới 
■
Tài liệu tham khảo
1. Authority, F. C. (2014). H. w small banks manage money laundering and sanctions risk.
2. Carter, B. E., & Farha, R. M. (2012). Overview and operation of us financial sanctions, including the example of Iran. Geo. 
J. Int’l L., 44, 903.
3. Cameron, I. (2003). UN targeted sanctions, legal safeguards and the European Convention on Human Rights. Nordic Journal 
of International Law, 72(2), 159-214.
4. Decaux, E. (2008). The definition of traditional sanctions: their scope and characteristics. International Review of the Red 
Cross, 90(870), 249-257.
5. Eaton, J., & Engers, M. (1992). Sanctions. Journal of Political Economy, 100(5), 899-928
6. Eland, I. (2018). Economic sanctions as tools of foreign policy. In Economic Sanctions (pp. 29-42). Routledge.
7. Eriksson, M. (2016). Targeting peace: understanding UN and EU targeted sanctions. Routledge
8. Hufbauer, G. C., & Oegg, B. (2000). Targeted sanctions: A policy alternative. Law & Pol’y Int’l Bus., 32, 11.
9. John W. Boscariol, J. Patrick Briscoe, Laura El-Sabaawi, Steven C. Emme, Jahna M. Hartwig, Jack R. Hayes, Adam 
Klauder, Carlos Ramos-Mrosovsky, Cari N. Stinebower and Petra A. Vorwig, Export Controls and Economic Sanctions, Vol. 44, 
No. 1, International Legal Developments Year in Review: 2009 (SPRING 2010), pp. 25-44.
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
53Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019
10. Lau, T. J. (2004). Triggering Parent Company Liability Under United States Sanctions Regimes: The Troubling Implications 
of Prohibiting Approval and Facilitation. American Business Law Journal, 41(4), 413-457. 
11. Peter, L. Fitzgerald, (2007), The impact of economic sanctions, Vol. II: Evidence, second reports of session (Paper 96-II), 
12. Refinitiv (2018). Fines for banks that breached U.S. OFACSanctions
13. Raymond, N. (2015). BNP Paribas sentenced in $8.9 billion accord over sanctions violations. Reuters, May, 1.
14. Valentino-DeVries, J., Singer, N., Keller, M. H., & Krolik, A. (2018). Your apps know where you were last night, and they’re 
not keeping it secret. New York Times, 10.
15. https://www.ft.com/content/9fe358f0-c8cf-11e4-8617-00144feab7de Zagaris, B. I. MONEY LAUNDERING AND ECONOMIC 
SANCTIONS Commerzbank AG Admits to Sanctions and Money
16. Quy định số 2112/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động về phòng chống rửa 
tiền và tài trợ khủng bố giai đoạn 2015-2020.
17. https://www.refinitiv.com/content/dam/marketing/en_us/documents/infographics/fines-for-banks-that-breached-us-sanctions-
infographic.pdf
18. https://mdoronin.blogspot.com/2014/12/war-on-terror-finances-of-jihad-how.html?mBreaking the Banks, The Financial 
Consequences of Counterterorism, Tom Keatinge
19. https://www.treasury.gov/resource-center/sanctions/Pages/default.aspx
20. https://www.bscn.nl/sanctions-consulting/sanctions-list-countries; 
21. https://www.treasury.gov/resource-center/sanctions/CivPen/Documents/20170113_td_bank.pdf; 
22. https://www.trumpandtrade.com/2019/04/ofac-settles-with-standard-chartered-bank-over-violations-of-u-s-economic-
sanctions
23. https://www.trumpandtrade.com/2019/04/ofac-settles-with-standard-chartered-bank-over-violations-of-u-s-economic-
sanctions
24. https://sanctionssearch.ofac.treas.gov
Thông tin tác giả
Nguyễn Thị Hồng Hải, Tiến sĩ
Khoa Kinh doanh Quốc tế, Học viện Ngân hàng 
Email: hainth@hvnh.edu.vn
Summary
Sanction Violantions in International Trade and Payments- Critical Issues and Recommendations for 
Vietnamese Exporters, Importers and Commercial Banks
International trade and payment contribute positively to the national economic development, however, these 
activities associate with high risks. In addition to complying with international regulations, the laws of the 
involved countries, these activities are also subject to the supervision of many international organizations 
in various management areas. Sanction violations may happen anytime during the process from contract 
negotiation, signing contracts for carriage, scheduling for transportation and making payment. However, 
sanction violations arebasically often recognized and heavily fined by supervising organizations at the payment 
stage through banks. The consequences of violating sanctions are huge in terms of economic aspects, 
deteriorating reputation and causing difficulties in business activities of import-export enterprises as well as 
commercial banks. The article focuses on contents of sanction violations, consequences of these violations and 
preventive measures for Vietnamese enterprises and commercial banks to avoid punishment from organizations 
which directly supervise the international sanctions, especially from OFAC due to the fact that Vietnam has 
many transactions that are subject to the supervision of this organization.
Key words: Sanction, Bank Remittance, fines for banks that breached OFAC sanction
Hai Thi Hong Nguyen, PhD.
Faculty of International Business, Banking Academy of Vietnam

File đính kèm:

  • pdfvi_pham_cam_van_trong_hoat_dong_thuong_mai_va_thanh_toan_quo.pdf