Xác định hệ số quy đổi chỉ tiêu nhân lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sang tương đương toàn thời gian (FTE) bằng phương pháp điều tra sử dụng thời gian

Tóm tắt: Giới thiệu kết quả điều tra sử dụng thời gian và xác định hệ số quy đổi phục vụ tính

toán chỉ tiêu thống kê nhân lực NC&PT theo FTE trên cơ sở quy đổi nhân lực NC&PT tính

theo đầu người của Việt Nam được xác định trong cuộc điều tra NC&PT năm 2012 theo FTE.

Từ khóa: Tương đương toàn thời gian; FTE; nghiên cứu và phát triển.

pdf 7 trang yennguyen 6280
Bạn đang xem tài liệu "Xác định hệ số quy đổi chỉ tiêu nhân lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sang tương đương toàn thời gian (FTE) bằng phương pháp điều tra sử dụng thời gian", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác định hệ số quy đổi chỉ tiêu nhân lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sang tương đương toàn thời gian (FTE) bằng phương pháp điều tra sử dụng thời gian

Xác định hệ số quy đổi chỉ tiêu nhân lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sang tương đương toàn thời gian (FTE) bằng phương pháp điều tra sử dụng thời gian
4 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Tóm tắt: Giới thiệu kết quả điều tra sử dụng thời gian và xác định hệ số quy đổi phục vụ tính 
toán chỉ tiêu thống kê nhân lực NC&PT theo FTE trên cơ sở quy đổi nhân lực NC&PT tính 
theo đầu người của Việt Nam được xác định trong cuộc điều tra NC&PT năm 2012 theo FTE.
 Từ khóa: Tương đương toàn thời gian; FTE; nghiên cứu và phát triển.
Calculating the conversion ratio to measure R&D personnel data in headcount 
into full-time equivalent (FTE) with time-use survey 
 Abstract: Introducing the results of the time-use survey and calculating the conversion ratio 
to measure R&D personnel data in full-time equivalent (FTE) based on the conversion of 
Vietnamese R&D personnel in the 2012 R&D survey in headcount data into FTE data.
 Keywords: Full-time equivalent; FTE; Research and experimental development.
XÁC ĐỊNH HỆ SỐ QUY ĐỔI CHỈ TIÊU NHÂN LỰC NGHIÊN CỨU 
KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SANG TƯƠNG ĐƯƠNG 
TOÀN THỜI GIAN (FTE) BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA 
SỬ DỤNG THỜI GIAN (1)
Trên thế giới, trong thống kê về nguồn nhân lực trong KH&CN nói chung và 
trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát 
triển công nghệ (thường gọi tắt là “Nghiên cứu 
và Phát triển”(2), sau đây viết tắt là NC&PT) nói 
riêng, người ta thường sử dụng hai loại chỉ 
tiêu để tính: theo số người thực tế hay theo 
đầu người (Headcount) và số người quy đổi 
sang tương đương toàn thời gian hay FTE 
(viết tắt từ tiếng Anh Full Time Equivalent) 
[OECD 2002; UNESCO 1984;]. Để tính toán 
được số người làm NC&PT quy đổi sang FTE 
cần thiết phải xác định được mức sử dụng thời 
gian dành cho NC&PT của những người tham 
gia hoạt động NC&PT trong năm thống kê. 
Kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu và 
ứng dụng phương pháp luận của OECD trong 
việc xác định chỉ tiêu nhân lực toàn thời gian 
tương đương (FTE - Full Time Equivalent)” 
cho thấy phương pháp “Điều tra sử dụng thời 
(1)Bài báo là kết quả của đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Nghiên cứu và ứng dụng phương pháp luận của OECD trong việc xác định 
chỉ tiêu nhân lực toàn thời gian tương đương (FTE – Full Time Equivalent)”. Chủ nhiệm đề tài: KS Tào Hương Lan.
(2)Trước đây, một số tác giả sử dụng thuật ngữ “Nghiên cứu và Triển khai”. Tài liệu tiếng Anh sử dụng thuật ngữ “Research 
and Development”, viết tắt là R&D.
gian” (Time Use Survey) bằng phiếu hỏi là phù 
hợp nhất đối với điều kiện hiện nay ở Việt Nam. 
Trên cơ sở triển khai phương án điều tra sử 
dụng thời gian đối với cán bộ nghiên cứu đề 
xuất [Tào Hương Lan và cộng sự, 2015], chúng 
tôi đã tính toán mức độ sử dụng thời gian dành 
cho NC&PT của cán bộ nghiên cứu của Việt 
Nam, làm cơ sở cho tính toán chỉ tiêu thống kê 
nhân lực NC&PT theo FTE. Bài báo này giới 
thiệu kết quả điều tra sử dụng thời gian và xác 
định hệ số quy đổi phục vụ tính toán chỉ tiêu 
thống kê nhân lực NC&PT theo FTE trên cơ sở 
quy đổi nhân lực NC&PT tính theo đầu người 
của Việt Nam được xác định trong cuộc điều 
tra NC&PT năm 2012 theo FTE. 
I. Phương pháp điều tra
Một số điểm chính của phương án điều tra sử 
dụng thời gian cho NC&PT đã được trình bày 
trong bài báo của Tào Hương Lan và cộng sự 
Th s Cao Minh Kiểm 
KS Tào Hương Lan 
TS Lê Xuân Định 
Cục Th ông tin khoa học và công nghệ quốc gia
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2016 | 5
[Tào Hương Lan và cộng sự, 2015]. Mục đích 
của cuộc Điều tra sử dụng thời gian của cán bộ 
nghiên cứu là xác định hệ số quy đổi phục vụ 
tính toán nhân lực NC&PT theo đơn vị FTE. 
Đối tượng điều tra là các cán bộ nghiên cứu 
(nghĩa là những người có trình độ cao đẳng, 
đại học trở lên, có tham gia hoạt động NC&PT) 
thuộc những loại hình tổ chức sau: 
- Các tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức 
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ 
của Nhà nước (thường gọi là các viện hoặc 
trung tâm NC&PT);
- Các đại học, trường đại học, học viện, 
trường cao đẳng; 
- Các cơ quan hành chính về KH&CN, đơn vị 
sự nghiệp khác có tiến hành hoạt động NC&PT;
- Các tổ chức NC&PT phi lợi nhuận (chủ 
yếu là các viện, trung tâm NC&PT thuộc Liên 
hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam 
(VUSTA)); 
- Các doanh nghiệp có hoạt động NC&PT.
Do số lượng cán bộ nghiên cứu (đối tượng điều 
tra) là khá lớn, chúng tôi sử dụng loại Điều tra 
chọn mẫu. Cỡ mẫu hay quy mô mẫu được tính 
dựa trên tổng thể số cán bộ nghiên cứu theo đầu 
người đã được thống kê trong điều tra NC&PT 
năm 2012 theo công thức được nêu trong tài liệu 
“Điều tra chọn mẫu và ứng dụng trong công tác 
thống kê” [Tăng Văn Khiên, 2003] và đã được 
nêu trong bài báo của Tào Hương Lan và cộng 
sự [4]. Trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn 
tham số độ tin cậy 95% (nên có giá trị phân phối 
tương ứng là 1,96) và phạm vi sai số chọn mẫu 
Δx là 5%. Kết quả điều tra NC&PT năm 2012 cho 
thấy tổng thể cán bộ nghiên cứu của Việt Nam 
là 105.230 người [Bộ KH&CN, 2014]. Bằng việc 
áp dụng công thức tính toán cỡ mẫu nói trên và 
số lượng cán bộ nghiên cứu từ kết quả điều tra 
NC&PT 2012, chúng tôi thấy cỡ mẫu tối thiểu 
cho điều tra là 383. 
Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả điều tra có 
độ tin cậy cao hơn, chúng tôi đã tiến hành thu 
nhiều phiếu hơn cỡ mẫu tối thiểu. Đặc biệt, 
chúng tôi tập trung thu thập nhiều hơn phiếu 
điều tra của cán bộ nghiên cứu thuộc hai loại 
hình tổ chức có vai trò quan trọng trong hoạt 
động NC&PT là các tổ chức NC&PT và các 
trường đại học. 
Để đảm bảo phân bố tương đối đồng đều 
mẫu điều tra, chúng tôi đã áp dụng phương 
pháp chọn mẫu nhiều cấp có phân tổ như sau:
- Bước 1: Chia mẫu theo khu vực hoạt động. 
Cụ thể là theo 5 khu vực hoạt động: (1) tổ chức 
NC&PT; (2) trường đại học, học viện, trường cao 
đẳng; (3) đơn vị hành chính, sự nghiệp; (4) tổ 
chức NC&PT phi lợi nhuận và (5) doanh nghiệp. 
Trong mỗi phân tổ này, chúng tôi cố gắng lựa 
chọn đảm bảo sự phân bố các viện, trường phù 
hợp, có thể đại diện cho bộ, ngành;
- Bước 2: Với mỗi loại hình tổ chức (theo khu 
vực hoạt động), chúng tôi chọn mẫu theo 3 khu 
vực địa lý của đất nước gồm: (1) Khu vực miền 
Bắc; (2) khu vực miền Nam và (3) Khu vực 
miền Trung;
- Bước 3: Trong mỗi đơn vị lựa chọn theo loại 
hình tổ chức và khu vực địa lý, chúng tôi chọn 
ngẫu nhiên một số cán bộ nghiên cứu thuộc 
từng tổ chức để điều tra về sử dụng thời gian 
cho NC&PT.
Phương pháp thu thập thông tin là bằng 
phiếu hỏi được thiết kế trong phương án điều 
tra [Tào Hương Lan và cộng sự, 2015]. 
Việc tính toán các giá trị như: Giá trị trung 
bình cộng ( x ), Phương sai không hiệu chỉnh; 
Phương sai hiệu chỉnh (
2σ ); Độ lệch chuẩn 
không hiệu chỉnh; Độ lệch chuẩn hiệu chỉnh 
( σ ); Hệ số biến thiên (v); Sai số chọn mẫu 
(μ); Tỷ lệ sai số chọn mẫu (H) áp dụng theo các 
công thức trong tài liệu “Điều tra chọn mẫu và 
ứng dụng trong công tác thống kê” của Tăng 
Văn Khiên (Tăng Văn Khiên, 2003).
II. Kết quả nghiên cứu
1. Kết quả thu hồi phiếu điều tra
Cuộc điều tra đã thu về 1.412 phiếu điều tra 
được điền dữ liệu. Kết quả thu hồi phiếu điều 
tra theo loại hình tổ chức và trình độ chuyên môn 
của người trả lời phiếu được thể hiện trong Bảng 1.
6 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Loại hình tổ chức của 
người trả lời phiếu Tổng số
Chia theo trình độ chuyên môn Trong đó
Tiến 
sỹ
Th ạc 
sỹ Đại học
Cao 
đẳng Khác
Giáo 
sư
Phó 
giáo sư
I. Số lượng phiếu thu được (đơn vị tính: phiếu) 
 Toàn bộ
Chia theo: 1.412 459 487 451 12 3 36 135
1.Viện, trung tâm 
 nghiên cứu 508 151 193 159 3 2 5 33
2. Trường đại học, 
 cao đẳng, học viện 494 262 174 58 0 0 21 92
3. Cơ quan hành chính, 
 đơn vị sự nghiệp 200 18 61 113 7 1 1 0
4. Tổ chức phi lợi nhuận 50 22 17 11 0 0 9 5
5. Doanh nghiệp 160 6 42 110 2 0 0 5
II. Cơ cấu tỷ lệ phiếu thu được theo loại hình tổ chức và trình độ chuyên môn của người trả lời 
phiếu (đơn vị tính: %)
 Toàn bộ
Trong đó: 100 32,51 34,49 31,94 0,85 0,21 2,55 9,56
1. Viện, trung tâm 
 nghiên cứu 100 29,72 37,99 31,30 0,59 0,39 0,98 6,50
2. Trường đại học, 
 cao đẳng, học viện 100 53,04 35,22 11,74 0,00 0,00 4,25 18,62
3. Cơ quan hành chính, 
 đơn vị sự nghiệp 100 9,00 30,50 56,50 3,50 0,50 0,50 0,00
4. Tổ chức phi lợi nhuận 100 44,00 34,00 22,00 0,00 0,00 18,00 10,00
5. Doanh nghiệp 100 3,75 26,25 68,75 1,25 0,00 0,00 3,13
Phân tích phân bổ phiếu điều tra thu về cho 
thấy người trả lời phiếu điều tra đã bao gồm 
cán bộ nghiên cứu có trình độ chuyên môn 
khác nhau, đảm bảo sự phân bổ hợp lý về trình 
độ của người điền phiếu.
Phân tích tổng số phiếu thu về theo loại hình 
nhiệm vụ của người trả lời phiếu (Bảng 2) cho 
thấy đã thu được phiếu điều tra từ những cán 
bộ nghiên cứu với những loại hình nhiệm vụ 
khác nhau (giảng dạy, nghiên cứu, quản lý, 
hoạt động nhiệm vụ khác và khác). Điều này 
đảm bảo được sự bao quát diện người trả lời 
phiếu theo loại hình nhiệm vụ chính mà họ 
đảm nhận. 
Bảng 1.Tình hình phiếu điều tra theo loại hình tổ chức và trình độ chuyên môn của người trả lời phiếu
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2016 | 7
Bảng 2. Loại hình nhiệm vụ chính của người trả lời phiếu
Loại hình tổ chức của 
người trả lời phiếu
 Tổng 
số
Chia theo loại nhiệm vụ chính
Nghiên 
cứu
Giảng 
dạy
Quản 
lý/Hành 
chính
Hoạt 
động 
nhiệm 
vụ khác
Khác 
I. Số lượng phiếu thu được (đơn vị tính: phiếu)
 Toàn bộ
 Chia theo: 1.412 591 390 255 171 5
Viện, trung tâm nghiên cứu 508 394 8 86 17 3
Trường đại học, cao đẳng, học viện 494 26 372 81 15 0
Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp 200 28 1 77 92 2
Tổ chức phi lợi nhuận 50 28 9 8 5 0
Doanh nghiệp 160 115 0 3 42 0
II. Cơ cấu tỷ lệ phiếu thu được theo nhiệm vụ chính của người trả lời phiếu (đơn vị tính: %)
 Toàn bộ
 Chia theo: 100 41,86 27,62 18,06 12,11 0,35
1. Viện, trung tâm nghiên cứu 100 77,56 1,57 16,93 3,35 0,59
2. Trường đại học, cao đẳng, học viện 100 5,26 75,30 16,40 3,04 0,00
3. Cơ quan hành chính, đơn vị 
 sự nghiệp 100 14,00 0,50 38,50 46,00 1,00
4. Tổ chức phi lợi nhuận 100 56,00 18,00 16,00 10,00 0,00
5. Doanh nghiệp 100 71,88 0,00 1,88 26,25 0,00
2. Tính toán tỷ lệ thời gian dành cho 
NC&PT trên toàn bộ mẫu điều tra
Trên cơ sở tổng số phiếu thu về (1.412 
phiếu), chúng tôi tính toán được trung bình 
1 cán bộ nghiên cứu dành khoảng 46,79% 
thời gian làm việc của mình trong năm cho 
hoạt động NC&PT. Kết quả tính toán được 
trình bày trong Bảng 3.
8 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
STT Nội dung tính toán Kết quả
1 Số đơn vị tổng thể chung (N) 105.230*
2 Số đơn vị tổng thể mẫu (n) 1.412
3 Giá trị trung bình cộng ( x ) 46,79
4 Phương sai không hiệu chỉnh 833,71
5 Phương sai hiệu chỉnh( 2σ ) 834,31
6 Độ lệch chuẩn không hiệu chỉnh 28,87
7 Độ lệch chuẩn hiệu chỉnh (σ ) 28,88
8 Hệ số biến thiên (v) 61,71%
9 Sai số chọn mẫu (μ) 0,76
10 Tỷ lệ sai số chọn mẫu (H) 1,53%
Kết quả cho thấy, nếu tính trên toàn bộ mẫu 
thì một cán bộ nghiên cứu dành trung bình 
(giá trị trung bình cộng x ) khoảng 46,79% 
thời gian làm việc trong năm của mình cho 
hoạt động NC&PT.
Tuy nhiên, kết quả phân tích số liệu cho thấy 
phương sai không hiệu chỉnh (σ2 ) cũng như 
phương sai hiệu chỉnh của mẫu điều tra khá 
cao (tương ứng là 833,71 và 834,31). Điều này 
cho thấy độ phân tán của mẫu điều tra là rất 
cao. Sự phân tán thể hiện ở hệ số biến thiên (v) 
so với giá trị trung bình cộng là khá cao (61%), 
độ lệch chuẩn khá lớn (28,8). 
Từ kết quả tính toán và phân tích trên, chúng 
tôi cho rằng, việc sử dụng tỷ lệ sử dụng thời 
gian (giá trị trung bình cộng x ) tính từ toàn 
bộ phiếu điều tra thu được để tính toán FTE 
là không phù hợp. Ngoài ra, hệ số quy đổi này 
(46,79%) chỉ áp dụng được cho việc quy đổi 
sang FTE toàn bộ số cán bộ nghiên cứu nói 
chung mà không thể áp dụng cho việc tính toán 
nhân lực theo FTE trong từng loại hình tổ chức 
khác nhau.
3. Tính toán tỷ lệ thời gian dành cho NC&PT 
trong năm của cán bộ nghiên cứu theo từng nhóm 
đối tượng điều tra dựa trên loại hình tổ chức
Trên cơ sở xem xét kết quả suy luận như vậy, 
chúng tôi đề xuất tính toán tỷ lệ thời gian dành 
cho NC&PT trong năm của cán bộ nghiên cứu 
theo từng nhóm đối tượng điều tra dựa trên 
loại hình tổ chức của đối tượng điều tra:
- Nhóm cán bộ nghiên cứu thuộc khu vực các 
tổ chức NC&PT;
- Nhóm cán bộ nghiên cứu thuộc khu vực các 
trường đại học;
- Nhóm cán bộ nghiên cứu thuộc khu vực cơ 
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp;
- Nhóm cán bộ nghiên cứu thuộc khu vực tổ 
chức NC&PT ngoài nhà nước;
- Nhóm cán bộ nghiên cứu thuộc khu vực 
doanh nghiệp.
 Tổng hợp kết quả phân tích số liệu điều tra 
sử dụng thời gian của cán bộ nghiên cứu theo 
từng loại hình tổ chức nơi cán bộ nghiên cứu 
hoạt động được trình bày trong Bảng 4.
Kết quả phân tích số liệu thống kê trình bày 
Bảng 3. Kết quả tính toán một số tham số từ toàn bộ mẫu điều tra
(Ghi chú: * Số lượng 105.230 cán bộ nghiên cứu là từ kết quả điều tra NC&PT năm 2012 của Bộ 
KH&CN [Bộ KH&CN, 2014])
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2016 | 9
STT Loại hình tổ 
chức
Số 
đơn vị 
tổng 
thể 
chung
(N)
Số 
đơn vị 
tổng 
thể 
mẫu 
(n)
Giá trị 
trung 
bình 
cộng
( x )
Phương 
sai hiệu 
chỉnh
( 2σ )
Độ 
lệch 
chuẩn 
hiệu 
chỉnh
(σ )
Hệ số 
biến 
thiên
(v) 
(%)
Sai số 
chọn 
mẫu
(μ)
Tỷ lệ 
sai số 
chọn 
mẫu 
(H)
1
Tổ chức NC&PT 
(Viện, trung tâm 
nghiên cứu)
15.942 508 73,67 202,7 14,24 19,31 0,6209 0,84%
2 Trường đại học, cao đẳng, học viện 52.997 494 25,27 228,07 15,10 59,59 0,6756 2,67%
3
Cơ quan hành 
chính, đơn vị sự 
nghiệp
21.106 200 15,83 51,95 7,21 45,43 0,5060 3,20%
4 Tổ chức phi lợi nhuận 1.195 50 35,50 451,28 21,24 59,24 2,9112 8,20%
5 Doanh nghiệp 14.990 160 70,09 306,12 17,50 24,88 1,3715 1,96%
- Trung bình một giảng viên trong trường 
đại học dành khoảng 25,27% thời gian làm 
việc của mình trong năm cho hoạt động 
NC&PT. Tuy nhiên, hệ số biến thiên của giá 
trị này là khá cao; độ lệch chuẩn 15,1 là khá 
cao so với giá trị trung bình 25,27 và cho thấy 
sự phân tán khá lớn của số liệu điều tra. Sai 
số chọn mẫu là 0,67 và tỷ lệ sai số chọn mẫu 
là 2,67% cho thấy số liệu là đáng tin cậy, sai 
số không cao. Nếu so sánh tỷ lệ sử dụng thời 
gian làm việc trong năm cho hoạt động nghiên 
cứu và phát triển với quy định của Bộ Giáo 
dục và Đào tạo thì thấy dường như là cán bộ 
giảng dạy vẫn dành ít hơn thời gian làm việc 
của mình cho hoạt động NC&PT so với quy 
định của Bộ (Th ông tư 47/2014/TT-BGDĐT, 
ngày 31/12/2014).
- Trung bình một cán bộ nghiên cứu trong 
khu vực cơ quan hành chính và đơn vị sự 
nghiệp (trừ tổ chức NC&PT và trường đại 
học) chỉ dành khoảng 15,83% thời gian làm 
việc trong năm cho hoạt động NC&PT. Sai số 
chọn mẫu (μ) là khoảng 0,506 và tỷ lệ sai số 
chọn mẫu (H) là 3,20%.
- Trung bình một cán bộ nghiên cứu thuộc 
tổ chức phi lợi nhuận dành khoảng 35,5% thời 
gian làm việc của mình trong năm cho hoạt 
động NC&PT. Tuy nhiên, ở nhóm mẫu này có 
sai số chọn mẫu μ tương đối cao (8,20%). Lý 
do có thể là do số lượng mẫu thu về là khá 
thấp (50 phiếu). Vì thế, độ tin cậy chưa thể đạt 
mức 95% như kỳ vọng ban đầu. Để có số liệu 
Bảng 4. Tổng hợp kết quả phân tích số liệu điều tra sử dụng thời gian của cán bộ nghiên cứu theo 
từng loại hình tổ chức
trong Bảng 4 cho thấy:
- Trung bình một cán bộ nghiên cứu thuộc 
khu vực các tổ chức NC&PT (các viện, trung 
tâm nghiên cứu) dành khoảng 73,67% thời 
gian làm việc của mình trong năm cho hoạt 
động NC&PT. Hệ số biến thiên của tổng thể 
so với giá trị trung bình cộng bằng 19,31% cho 
thấy giá trị trung bình này là tập trung, có độ 
tin cậy cao. Phương sai của tổng thể mẫu là 
khoảng 202,7 và độ lệch chuẩn là khoảng 14,2 
cho thấy độ phân tán của số liệu là không cao. 
Sai số chọn mẫu chỉ là 0,62 và tỷ lệ sai số chọn 
mẫu chỉ là khoảng 0,84% cho thấy số liệu này là 
có độ tin cậy cao, sai số chọn mẫu thấp.
10 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
với độ tin cậy cao, sai số chọn mẫu thấp, cần 
thiết phải tăng số lượng mẫu điều tra. 
- Trung bình một cán bộ nghiên cứu thuộc 
doanh nghiệp dành khoảng 70,09% thời gian 
làm việc của mình trong năm cho hoạt động 
NC&PT. Độ lệch chuẩn không lớn cho thấy độ 
phân tán của số liệu không cao. Sai số chọn mẫu 
(μ) là 1,375 ứng với tỷ lệ sai số chọn mẫu H là 
1,9%. Điều này cho thấy kết quả tính toán là 
đáng tin cậy, sai số không cao.
Tổng hợp kết quả tính toán tỷ lệ thời gian làm 
việc trong năm dành cho NC&PT của cán bộ 
nghiên cứu trong từng loại hình tổ chức có hoạt 
động NC&PT được trình bày trong Bảng 5. 
Loại hình tổ chức Tỷ lệ thời gian làm việc dành cho hoạt động NC&PT trong năm (%)
1 Tổ chức NC&PT (Viện, trung tâm nghiên cứu) 73,67
2 Trường đại học, cao đẳng, học viện 25,27
3 Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp 15,83
4 Tổ chức phi lợi nhuận 35,50
5 Doanh nghiệp 70,09
Kết luận
Kết quả phân tích số liệu điều tra cho thấy 
việc tính toán mức độ cán bộ nghiên cứu sử 
dụng thời gian làm việc trong năm cho hoạt 
động NC&PT theo toàn bộ mẫu điều tra là 
chưa thực sự phù hợp và cho kết quả chưa tin 
cậy do độ phân tán của số liệu quá lớn tuỳ theo 
khu vực hoạt động của cán bộ nghiên cứu. Vì 
thế cần thiết thực hiện điều tra chọn mẫu theo 
từng nhóm đối tượng tùy thuộc vào khu vực 
hoạt động của cán bộ nghiên cứu.
Phân tích số liệu cho thấy tỷ lệ sử dụng thời 
gian cho NC&PT của cán bộ nghiên cứu thuộc 
các khu vực hoạt động khác nhau là khác nhau 
đáng kể. Trong khu vực tổ chức NC&PT công lập 
(các viện, trung tâm nghiên cứu), cán bộ nghiên 
cứu sử dụng 74% cho NC&PT; trong khu vực 
trường đại học, học viện, trường cao đẳng tỷ lệ 
này là 25%. Trong khu vực cơ quan hành chính, 
đơn vị sự nghiệp khác, cán bộ nghiên cứu chỉ 
dành khoảng 16% thời gian làm việc cho NC&PT. 
Khu vực tổ chức NC&PT phi lợi nhuận có tỷ lệ sử 
dụng thời gian là 36%. 
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy cần thiết phải 
tiến hành điều tra sử dụng thời gian với quy mô 
rộng hơn để có được hình ảnh chính xác hơn về 
mức độ của cán bộ nghiên cứu sử dụng thời gian 
làm việc trong năm cho hoạt động NC&PT, làm 
cơ sở tính toán chính xác số nhân lực NC&PT 
quy đổi sang FTE. Việc điều tra sử dụng thời gian 
cho NC&PT cần tiến hành với chu kỳ 5 năm/lần 
để cập nhật hệ số phù hợp với sự phát triển. 
----------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2014), Khoa học 
và Công nghệ Việt Nam 2013, Hà Nội: NXB Khoa 
học kỹ thuật, tr. 85.
2. OECD (2002), Proposed Standard Practice 
for Surveys on Research and Experimental De-
velopment : Frascati Manual 2002. Paris: OECD.
3. Tăng Văn Khiên (2003), Điều tra chọn mẫu 
và ứng dụng trong công tác thống kê. Hà Nội: 
NXB Th ống kê.
4. Tào Hương Lan, Cao Minh Kiểm và Lê Xuân 
Định (2015), Nghiên cứu đề xuất phương án điều 
tra sử dụng thời gian phục vụ tính toán nhân lực 
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo 
FTE, Tạp chí Th ông tin và Tư liệu, số 5, tr. 3-13.
5. UNESCO (1984), Manual for statistics on sci-
entifi c and technological activities. Paris : UNES-
CO, Tài liệu ST-84/WS/12.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 14-11-2015; 
Ngày phản biện đánh giá: 20-12-2015; Ngày chấp 
nhận đăng: 06-01-2016).
Bảng 5. Tổng hợp kết quả tính toán tỷ lệ thời gian làm việc trong năm dành cho NC&PT của cán bộ 
nghiên cứu trong từng loại hình tổ chức

File đính kèm:

  • pdfxac_dinh_he_so_quy_doi_chi_tieu_nhan_luc_nghien_cuu_khoa_hoc.pdf