Xây dựng tiêu chí giá trị văn hóa công nghiệp của sinh viên ngành kinh tế

Abstract: Determining the criteria of industrially cultural values of economic specialized students

is not only theoretical but also deeply practical meaning, which not only helps students to identify

their objective and goal, but also helps universities build curriculum framework consistent with the

integrated trend. The article is based on the study of scientific basis to propose criteria of industrial

culture value for economic specialized students.

pdf 6 trang yennguyen 4320
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng tiêu chí giá trị văn hóa công nghiệp của sinh viên ngành kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng tiêu chí giá trị văn hóa công nghiệp của sinh viên ngành kinh tế

Xây dựng tiêu chí giá trị văn hóa công nghiệp của sinh viên ngành kinh tế
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 445 (Kì 1 - 1/2019), tr 14-19 
14 
XÂY DỰNG TIÊU CHÍ GIÁ TRỊ VĂN HÓA CÔNG NGHIỆP 
CỦA SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ 
Nguyễn Thị Huyền - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
Ngày nhận bài: 25/09/2018; ngày sửa chữa: 18/11/2018; ngày duyệt đăng: 20/11/2018. 
Abstract: Determining the criteria of industrially cultural values of economic specialized students 
is not only theoretical but also deeply practical meaning, which not only helps students to identify 
their objective and goal, but also helps universities build curriculum framework consistent with the 
integrated trend. The article is based on the study of scientific basis to propose criteria of industrial 
culture value for economic specialized students. 
Keywords: Value, criteria of cultural value, industrial culture, Economics. 
1. Mở đầu 
Sự tiến bộ về khoa học công nghệ là công cụ đắc lực 
để đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước [1]. Ngày 
càng nhiều các doanh nghiệp nước ngoài, tập đoàn xuyên 
quốc gia đầu tư vào Việt Nam hay xuất khẩu lao động ra 
nước ngoài là những cơ hội tốt để giải quyết vấn đề việc 
làm. Tuy nhiên, hiện nay lực lượng lao động của Việt 
Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của công nghệ, máy 
móc hiện đại; không thích nghi được với môi trường, 
phương pháp làm việc công nghiệp. Thực trạng giá trị 
văn hóa công nghiệp (VHCN) ở con người Việt Nam nói 
chung, thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng hiện nay còn nhiều 
bất cập như tác phong làm việc tùy tiện, không đạt hiệu 
quả kinh tế, ngại thay đổi,... 
Có nhiều công trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn 
về văn hóa, giá trị, VHCN, mối quan hệ giữa văn hóa và 
nhân cách; giữa văn hóa và nguồn nhân lực,... đã được 
triển khai ở trong và ngoài nước. Các kết quả cho thấy, 
đây không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà cũng là vấn đề 
của hầu hết các nước trên thế giới [2], [3], [4]. Vai trò của 
giáo dục trong việc định hướng giá trị VHCN cho thế hệ 
trẻ đã được khẳng định ở những nước công nghiệp phát 
triển. Ở nước ta, điều này đã được thể hiện trong các văn 
kiện của Đảng, Nhà nước, Bộ GD-ĐT. 
Bài viết dựa trên nghiên cứu các cơ sở khoa học để 
đề xuất tiêu chí giá trị VHCN cho sinh viên (SV) ngành 
Kinh tế. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Cơ sở đề xuất tiêu chí giá trị văn hóa công nghiệp 
của sinh viên ngành Kinh tế 
2.1.1. Cơ sở lí luận 
* Một số khái niệm cơ bản: 
- Giá trị: 
Trong tất cả các loại giá trị, “giá trị tinh thần” là loại 
giá trị quan trọng nhất, chi phối các loại giá trị khác. 
Phẩm chất tinh thần là phẩm chất quan trọng nhất, là hạt 
nhân cốt lõi của khái niệm “giá trị”. 
Tsunesaburo Makiguchi hết sức quan tâm đến giáo 
dục giá trị. Trong cuốn “Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo”, 
ông đã đưa ra định nghĩa: “Giá trị là sự thể hiện có tính 
định hướng mối quan hệ giữa chủ thể đánh giá và đối 
tượng của việc đánh giá” [5]. Ông cũng là người đầu tiên 
đưa ra phương pháp tiếp cận giá trị vào giáo dục, ông 
thấy hết giá trị của giáo dục là nhằm giáo dục các giá trị 
tốt đẹp cho con người, giáo dục sáng tạo ra giá trị. 
Theo Phạm Minh Hạc, giá trị trước hết được hiểu là: 
1) Giá trị là sản phẩm vật chất và tinh thần của con người, 
nhóm người, cộng đồng dân tộc và nhân loại làm ra; 
2) Giá trị là phẩm giá, phẩm chất của con người, nhóm 
người, cộng đồng, dân tộc và loài người; 3) Giá trị là biểu 
hiện mối quan hệ của con người dưới góc độ lợi ích, đánh 
giá đối với tồn tại chung quanh [6]. 
Kế thừa những quan điểm khác nhau về giá trị, trong 
phạm vi bài viết, giá trị được hiểu là: 1) Sản phẩm tinh 
thần của con người, nhóm người, cộng đồng dân tộc và 
loài người làm ra; 2) Phẩm giá, phẩm chất của con người, 
nhóm người, cộng đồng dân tộc và loài người làm ra; 
3) Biểu hiện mối quan hệ của con người dưới góc độ lợi 
ích, đánh giá với tồn tại xung quanh. Giá trị là sự duy lí 
hóa - đánh giá hành động của mình và của người khác 
theo lập trường lợi ích của chủ thể mang giá trị, tức là 
theo mong muốn, đòi hỏi, hứng thú, nhu cầu, khát vọng, 
quan tâm đối với giá trị này hay giá trị khác. 
- Văn hóa: 
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa (culture). 
Trên cơ sở phân tích những định nghĩa đó, có thể hiểu, 
văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần đã được 
nhân loại sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực 
tiễn lịch sử - xã hội, thể hiện mối quan hệ phổ quát của 
con người đối với thế giới, mối quan hệ mà thông qua 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 445 (Kì 1 - 1/2019), tr 14-19 
15 
đó con người sáng tạo ra thế giới và sáng tạo ra chính 
bản thân mình”. 
- VHCN: 
VHCN (Industrial Culture) là một khái niệm đã ít 
nhiều được đề cập đến trong các bài viết, các công trình 
nghiên cứu lí luận ở Việt Nam. Muốn xác định được khái 
niệm “VHCN”, cần xuất phát từ thuật ngữ “CNH” và “xã 
hội công nghiệp”. 
Theo một số học giả Mĩ, CNH là đại từ mang nghĩa 
hẹp của HĐH (HĐH kinh tế), và có liên quan tới sự 
chuyển biến của 4 phương diện là: Công nghệ (chuyển 
từ công nghệ thủ công sang nền công nghệ lấy tri thức 
khoa học làm nền tảng); Nông nghiệp (chuyển từ nền 
kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp sang nền kinh tế nông 
nghiệp hàng hóa); Công nghiệp (chuyển lao động chân 
tay sang thao tác máy móc); đời sống xã hội (chuyển từ 
đời sống nông thôn sang trung tâm đô thị). “CNH” được 
hiểu là quá trình nâng cao giá trị tuyệt đối sản lượng 
công nghiệp. CNH là nội dung cơ bản và là động lực của 
HĐH, bởi nó làm thay đổi nhanh chóng phương thức sản 
xuất, phương thức đời sống xã hội và mối quan hệ giữa 
người với người. CNH gắn với phát triển văn hóa và xã 
hội để đạt tới xã hội công nghiệp. Xã hội công nghiệp là 
xã hội đặc trưng ở sự phát triển cao của khoa học, công 
nghệ... do đó đòi hỏi ở con người sống trong xã hội đó 
những phẩm chất tương ứng. Ở nước ta, “CNH” là quá 
trình chuyển đổi cơ bản, toàn diện các hoạt động sản xuất 
kinh doanh, quản lí kinh tế, quản lí xã hội từ dựa vào lao 
động thủ công là chính sang dựa vào lao động kết hợp 
cùng với phương tiện, phương pháp, công nghệ kĩ thuật 
tiên tiến hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao. 
Các nghiên cứu trong nước và nước ngoài về lí luận 
và thực tiễn có thể cung cấp nhiều gợi ý quan trọng để từ 
đó đề xuất một định nghĩa về “VHCN”. Theo đó, 
“VHCN” được hiểu là toàn bộ những giá trị vật chất và 
tinh thần được con người sáng tạo ra trong xã hội công 
nghiệp, thể hiện ở cách suy nghĩ, cách ứng xử của con 
người trong các mối quan hệ khác nhau (với bản thân, 
với công việc, với những người khác, với môi trường tự 
nhiên). Một số mặt biểu hiện chủ yếu của “VHCN” là: tư 
duy, lối sống, tác phong, ứng xử. 
- Ngành Kinh tế: 
Từ xa xưa, ngành Kinh tế vẫn được coi yếu tố cốt lõi 
nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhân lực ngành Kinh tế 
là lực lượng đi đầu trong bối cảnh hội nhập. Ngành Kinh 
tế có 03 nhóm chuyên ngành: nhóm chuyên ngành liên 
quan đến quản trị, nhóm chuyên ngành tài chính và nhóm 
chuyên ngành kế toán và kiểm toán. 
SV ngành Kinh tế cũng có những đặc điểm tâm lí 
mang tính đặc trưng như khả năng nhanh nhạy, năng 
động, thích dấn thân lập nghiệp, ưa mạo hiểm và đặc 
biệt là đối tượng được trang bị vốn kiến thức, kĩ năng 
nghề nghiệp. 
* Giá trị VHCN cho SV ngành Kinh tế: 
SV ngành Kinh tế là lực lượng lao động tiên phong 
thời kì hội nhập. Việc xác định các tiêu chí giá trị văn hóa 
nghề nghiệp ngành Kinh tế giúp SV có được mục tiêu 
phấn đấu, tích lũy và rèn luyện các phẩm chất đạo đức 
nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng. Do đó, xác 
định giá trị VHCN cho SV cũng tương tự như việc giáo 
dục nhân cách con người đã được nhiều tác giả đề cập 
đến như một cách tiếp cận phát triển con người bền vững, 
bởi văn hóa là những giá trị bền chặt, một khi đã được 
“bén rễ” thì sẽ khó thay đổi. 
Do đó, trong bài viết này, việc đặt vấn đề giá trị 
VHCN cho SV thực chất là muốn đề cập đến giáo dục 
nhân cách cho các em theo định hướng của xã hội công 
nghiệp hiện đại mà đất nước ta đang hướng tới. Qua 
nghiên cứu các tài liệu liên quan, chúng tôi cho rằng: 
- Giá trị VHCN là toàn bộ những giá trị vật chất và 
tinh thần được con người sáng tạo ra trong xã hội công 
nghiệp, thể hiện cách suy nghĩ, cách ứng xử của con 
người trong quan hệ với bản thân, với công việc, với 
những người khác, với môi trường tự nhiên thông qua hệ 
thống chuẩn mực gồm: tư duy công nghiệp, tác phong 
công nghiệp, ứng xử và đạo đức công nghiệp, trách 
nhiệm xã hội; 
- Giá trị VHCN cho SV ngành Kinh tế là việc xác định 
các chuẩn mực giá trị văn hóa nhân cách thông qua 
khung chương trình đào tạo, các hoạt động từ phía nhà 
trường nhằm hình thành các chuẩn mực VHCN cho SV 
kinh tế đáp ứng yêu cầu của xã hội công nghiệp, được thể 
hiện trong mối quan hệ ứng xử với bản thân, công việc 
học tập và với môi trường xung quanh. 
2.1.2. Cơ sở thực tiễn tìm hiểu thực trạng giá trị văn hóa 
công nghiệp 
* Kết quả hồi cứu thực trạng biểu hiện giá trị VHCN 
ở người lao động và SV ngành Kinh tế qua các công trình 
nghiên cứu thực tiễn: 
Dù ở thời đại nào, nguồn nhân lực cũng được xem là 
yếu tố quan trọng nhất quyết định sức mạnh của một 
quốc gia bởi mọi giá trị vật chất, tinh thần đều được làm 
ra từ bàn tay và trí óc con người. Trong giai đoạn đẩy 
mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, nguồn lực con 
người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, 
quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng đất 
nước. Yêu cầu phát triển kinh tế không chỉ đòi hỏi số 
lượng mà còn đòi hỏi chất lượng cao về nguồn nhân lực. 
Kết quả các nghiên cứu thực tiễn về biểu hiện từng mặt 
của VHCN ở người lao động và SV nước ta khá phong 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 445 (Kì 1 - 1/2019), tr 14-19 
16 
phú và rất quan trọng để tham khảo, cho dù tiếp cận 
nghiên cứu trong từng công trình có thể khác nhau tùy 
theo mục đích của nghiên cứu (Tìm hiểu, giải quyết các 
vấn đề về lao động việc làm, về ổn định trật tự xã hội, về 
xây dựng các chính sách đối với nông nghiệp nông thôn, 
đối với đội ngũ công nhân...) [6], [7], [8]. 
- Hiện nay, nước ta có nguồn nhân lực dồi dào với số 
người trong độ tuổi lao động tăng nhanh và chiếm tỉ lệ 
cao. Cơ cấu dân số vàng ở nước ta bắt đầu xuất hiện từ 
năm 2010 và kết thúc vào khoảng năm 2040. Tuy nhiên, 
các nghiên cứu gần đây cho thấy, mặc dù tỉ lệ dân số 
trong độ tuổi lao động là cao, nhưng ở tất cả các lĩnh vực 
của nền kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp so 
với nhiều nước trong khu vực. Đa số người lao động 
không đáp ứng yêu cầu công việc, làm ảnh hưởng đến 
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tình hình sức khỏe, 
tư duy công nghiệp, tác phong công nghiệp, năng lực 
sáng tạo còn hạn chế, dễ bị kích động do hạn chế trong 
trình độ nhận thức pháp luật và trình độ nhận thức chính 
trị,... Có nhiều nguyên nhân được đưa ra: trình độ học 
vấn thấp; trình độ kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp thấp; 
sự am hiểu kĩ thuật, công nghệ còn thấp; thiếu sự nhạy 
cảm và thích ứng với cái mới; tác phong làm việc thiếu 
chuyên nghiệp,... 
- Để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động ngành 
Kinh tế, các nghiên cứu gợi ý cần giáo dục để loại bỏ dần 
những thói quen, tập quán lạc hậu, đồng thời hình thành, 
phát triển những phẩm chất của nhân cách văn hóa như: 
tính kỉ luật; tính ham học hỏi, cầu thị; tác phong làm việc 
chuẩn mực; cởi mở, lịch thiệp trong quan hệ với những 
người xung quanh,... 
- Một loạt chương trình nghiên cứu quy mô về nhân 
cách đã đưa ra những đánh giá quan trọng, góp phần 
định hướng cho công tác giáo dục nhân cách học sinh, 
SV Việt Nam: 
+ Một số mặt biểu hiện khác nhau của VHCN ở SV 
và người lao động: - Chất lượng nguồn nhân lực được 
đánh giá theo 3 tiêu chí: trình độ đào tạo (trình độ tay 
nghề); phẩm chất trí tuệ; phẩm chất tâm lí (sự cần cù, 
năng động, tác phong làm việc). - Đặc trưng nhân cách 
con người Việt Nam được thể hiện trên 3 mặt cơ bản: 
định hướng giá trị nhân cách; tiềm năng, khả năng của 
nhân cách; phẩm chất, hành vi, nếp sống, thói quen của 
nhân cách. 
+ Ưu điểm nguồn nhân lực của nước ta: khả năng 
thích nghi cao, nhanh nhẹn, tháo vát, có đầu óc thực tiễn, 
dám mạo hiểm, cần cù, tự lập. Bên cạnh đó, điểm yếu 
nhất là tư duy và tác phong nông nghiệp còn nặng nề; 
thiếu hoài bão, ước mơ, chỉ thiên về thỏa mãn những nhu 
cầu trước mắt. Đây là nguyên nhân dẫn đến kỉ luật lao 
động kém. 
+ Xác định có 6 giá trị nhân cách nổi bật của con 
người thời kì đổi mới là: Trình độ học vấn rộng; Sống 
tình nghĩa; Khả năng tổ chức, quản lí; Trách nhiệm, tận 
tâm; Sáng tạo; Biết nhiều nghề, thạo một nghề [9]. 
+ Mô hình nhân cách con người Việt Nam thế kỉ XXI 
do các nhà nghiên cứu đề xuất bao gồm nhiều khía cạnh, 
trong đó có những biểu hiện của VHCN như: Tư duy 
sáng tạo và óc thực nghiệm; Kĩ năng thực hành giỏi, tay 
nghề cao; Tác phong công nghiệp; Tính tổ chức và kỉ 
luật; Tinh thần trách nhiệm cao; Tính hợp tác; Năng 
động, thích ứng; Tinh thần pháp luật; Ý thức bảo vệ môi 
sinh [10]. 
- Việc đề xuất các giá trị chuẩn mực ứng xử cũng 
được các nhà giáo dục quan tâm nhằm giúp giải quyết 
hài hòa, hợp lí các mối quan hệ: giữa bổn phận và quyền 
lợi, giữa cá nhân và xã hội, giữa con người và thiên 
nhiên,... trong xã hội hiện đại: 
+ Một số nhà nghiên cứu gợi ý về những giá trị then 
chốt, có ý nghĩa định hướng hành động, làm cơ sở để cá 
nhân điều chỉnh cách suy nghĩ, lối sống, khắc phục 
những biểu hiện không phù hợp ở bản thân như: tự lực, 
khiêm tốn, giản dị, tiết kiệm, lịch sự, trung thực, hợp tác, 
tôn trọng, trọng tri thức, kỉ luật, trách nhiệm, sáng tạo... 
+ Các biểu hiện của tác phong công nghiệp được chỉ 
ra khá phong phú, tập trung. Ví dụ: chuyên nghiệp; hiệu 
quả; khách quan; dám nghĩ, dám làm; cập nhật, cầu thị, 
cầu tiến; trách nhiệm; kế hoạch; linh hoạt/thích ứng; kỉ 
luật; phong cách gọn gàng, lịch sự; nhanh nhẹn... 
* Kết quả “nghiên cứu sơ bộ” về thực tiễn biểu hiện 
giá trị VHCN ở người lao động ngành Kinh tế hiện nay 
- Khách thể và phương pháp nghiên cứu: 
+ Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành 
trên 200 người lao động hiện đang sinh sống và làm việc 
thuộc lĩnh vực kinh tế (quản trị nhân sự) trên địa bàn Hà 
Nội (bảng 1): 
Bảng 1. Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu 
Tiêu chí Số lượng % 
Giới tính 
Nam 85 42,5 
Nữ 115 57,5 
Thời gian 
làm việc 
Dưới 1 năm 30 15 
Từ 1-3 năm 90 45 
Trên 3 năm 80 40 
Biết về 
yêu cầu 
của VHCN 
Biết đầy đủ 40 20 
Biết ít 70 35 
Bình thường 20 10 
Không biết 30 15 
Không 
quan tâm 
40 20 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 445 (Kì 1 - 1/2019), tr 14-19 
17 
Mức lương 
hiện tại/tháng 
Dưới 5 triệu 15 7,5 
Từ 5-10 triệu 120 60 
Từ 10-15 triệu 40 20 
Trên 15 triệu 25 12,5 
+ Phương pháp nghiên cứu: Thang đo bao gồm 32 
items với các thang điểm định dạng theo thang Likert ở 
nhiều mức độ khác nhau. Điểm số càng cao cho thấy mức 
độ cần thiết của các phẩm chất người lao động càng cao. 
Câu hỏi được đặt ra cho các đối tượng nghiên cứu là: 
Câu 1: Những điểm yếu nhất gây cản trở CNH, HĐH 
ở Việt Nam là gì? 
Câu 2: Để xây dựng CNH, HĐH đất nước, người lao 
động ngành Kinh tế cần có những phẩm chất gì? 
Câu 3: Làm thế nào để hình thành, phát triển được 
các phẩm chất đó?. 
Mức độ biểu hiện: Rất không đồng ý (1); Không đồng 
ý (2); Bình thường (3); Đồng ý (4); Rất đồng ý (5). Thang 
đo gồm 3 tiểu thang đo cụ thể như sau: Những điểm yếu 
gây cản trở CNH, HĐH ở Việt Nam: 11 items; Tiểu 
thang đo những phẩm chất cần có của người lao động 
trong thời kì CNH, HĐH gồm 17 items và để hình thành 
và phát triển các phẩm chất đó gồm 4 items. Kết quả 
kiểm định độ tin cậy cho thấy thang đo có mức độ tin cậy 
cao trên nhóm khách thể nghiên cứu (ɑ=0,85). 
- Kết quả nghiên cứu: 
+ Thực trạng những điểm yếu cản trở CNH, HĐH: 
Với điểm trung bình (ĐTB) là 3,90, kết quả phân tích 
số liệu cho thấy: nhìn chung, đối tượng tham gia khảo sát 
đồng ý và rất đồng ý với những khó khăn gây cản trở quá 
trình CNH, HĐH. Số liệu cụ thể hiện ở bảng 2. 
Bảng 2 cho thấy, đa số khách thể được hỏi đều cho 
rằng, 10 yếu tố đều ảnh hưởng đến quá trình CNH, HĐH 
đất nước như: Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; Hệ 
thống luật pháp còn lỏng lẻo; Chất lượng GD-ĐT có cải 
tiến nhưng chậm; Trình độ dân trí chưa cao; Thái độ/tác 
phong công nghiệp chưa cao; Khả năng làm việc nhóm 
hạn chế; Ý thức chấp hành kỉ luật, nội quy lao động hạn 
chế; Thiếu tầm nhìn, thực dụng, suy nghĩ hạn hẹp; Tính 
hợp tác yếu; Bảo thủ. Tuy nhiên, mỗi yếu tố cản trở quá 
trình CNH, HĐH có sự khác nhau. Đa số khách thể đều 
cho rằng, A2 - Hệ thống pháp luật còn lỏng lẻo chiếm 
82,5%, tiếp đến là A3 - Chất lượng giáo dục đã được cải 
tiến nhưng còn chậm 82,3%. Vì vậy, để quá trình hội 
nhập hiệu quả, cần phải tiến hành hệ thống luật pháp chặt 
chẽ đáp ứng, thúc đẩy quá trình hội nhập và nội dung 
chương trình đào tạo cho SV ngành Kinh tế cần sát với 
thực tế yêu cầu của doanh nghiệp và yêu cầu của bối cảnh 
chung toàn cầu hóa. 
Tiếp đến là các yếu tố A10 - Bảo thủ (ĐTB = 4,11); 
A9 - Tính hợp tác yếu (ĐTB= 4,10); A5 - Thái độ và tác 
phong công nghiệp chưa cao (ĐTB = 4,07); A7 - Ý thức 
chấp hành kỉ luật nội quy lao động hạn chế; A8 - Thiếu 
tầm nhìn, thực dụng, suy nghĩ hạn hẹp. Chỉ có số ít khách 
thể được hỏi cho rằng A6 - khả năng làm việc nhóm 
(ĐTB =3,99); A1- thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao 
(ĐTB=3,9) và A4 - trình độ dân trí (ĐTB = 3,4) ảnh 
hưởng đến quá trình CNH, HĐH. Điều này một lần nữa 
khẳng định các yếu tố cản trở quá trình CNH, HĐH là rất 
quan trọng. 
+ Thực trạng những phẩm chất cần có để thực hiện 
CNH, HĐH: 
Với ĐTB chung thu được là 4,10, kết quả phân tích 
số liệu cho thấy: nhìn chung khách thể khảo sát rất đồng 
ý và đồng ý với các phẩm chất của người lao động 
ngành kinh tế. Số liệu cụ thể được thể hiện ở biểu đồ 1 
(trang bên): 
Biểu đồ 1 cho thấy, những phẩm chất cần thiết của 
người lao động ngành Kinh tế là sự thông minh sáng tạo, 
linh hoạt (ĐTB = 4,14) là yếu tố vô cùng cần thiết. Tiếp 
đến, các yếu tố như trung thực/ dũng cảm; tiết kiệm; ứng 
xử lịch thiệp; lòng nhân ái; cần cù; yêu nghề; tác phong 
công nghiệp; kỉ luật và ý chí; tôn trọng pháp luật; tiết 
kiệm; cầu tiến, học hỏi; kiên nhẫn; trung thực; trách 
nhiệm; tính tổ chức; trọng tri thức; tự đánh giá và đánh 
giá khách quan; can đảm, dũng cảm. 
+ Con đường hình thành và phát triển những phẩm 
chất của người lao động ngành Kinh tế: 
Để hình thành, phát triển các phẩm chất đó, hầu hết 
các đối tượng đều cho rằng, vai trò quan trọng thuộc về 
giáo dục nhà trường, bởi nhân cách của con người không 
Bảng 2. Các yếu tố cản trở CNH, HĐH 
Các yếu tố cản trở CNH, HĐH 
 A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9 A10 
Trung 
Bình 
3,9000 4,1250 4,1150 3,4400 4,0750 3,9950 4,0700 4,0700 4,1050 4,1100 
Độ lệch 
chuẩn 
.86820 .62557 .63545 1.27850 .64143 .62202 .62212 .63807 .62121 .64027 
Tổng 780,00 825,00 823,00 688,00 815,00 799,00 814,00 814,00 821,00 822,00 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 445 (Kì 1 - 1/2019), tr 14-19 
18 
tự nhiên có mà phải được giáo dục từ rất sớm, trong đó, 
nhấn mạnh vai trò của giáo dục nhà trường. Giáo dục nhà 
trường phải cung cấp kiến thức và tổ chức rèn luyện kĩ 
năng để giáo dục cho SV những giá trị truyền thống và 
hiện đại; ý thức pháp luật, kỉ luật; hành vi ứng xử văn 
hóa; các phẩm chất “Trung thực”, “Hợp tác”, “Trách 
nhiệm”, “Ý chí vượt khó” và rèn luyện các kĩ năng mềm. 
Còn giáo dục gia đình và giáo dục xã hội nhằm kết nối, 
phối hợp để xây dựng môi trường thực hành cho những 
kết quả mà SV thu nhận được từ giáo dục trong nhà 
trường (biểu đồ 2). 
Biểu đồ 2. Con đường hình thành và phát triển 
những phẩm chất của người lao động ngành Kinh tế 
Những kết quả nghiên cứu sơ bộ trên đây là một cơ 
sở thực tiễn quan trọng để xác định hệ tiêu chí giá trị 
VHCN ở SV nói chung và SV ngành Kinh tế nói riêng. 
* Kết quả hồi cứu tư liệu nước ngoài: 
Khi nghiên cứu về những thay đổi của con người 
trong tiến trình HĐH, nhà chính trị học người Mĩ 
Huntington nhận định, HĐH là một tiến trình đa diện bao 
gồm những thay đổi của con người trong các lĩnh vực tư 
tưởng và hành động. Khi xem xét cấu trúc của HĐH, 
Alex Inkers đã phát hiện rằng, HĐH có cấu trúc 3 tầng 
là: vật chất, chế độ và quan niệm hành vi. Trong đó, tầng 
quan niệm hành vi là tầng sâu của HĐH. HĐH con 
người, HĐH hành vi con người chỉ có thể có được thông 
qua hai con đường là: tiến vào hoạt động công nghiệp và 
tiếp thu giáo dục. Nghiên cứu của nhóm Alex Inkers cho 
thấy, con người hiện đại có các đặc điểm sau: Sẵn sàng, 
vui vẻ tiếp thu quan niệm, phương thức hành vi mới; Sẵn 
sàng tiếp thu biến đổi xã hội; Tư tưởng thông thoáng, tôn 
trọng suy nghĩ, ý kiến khác nhau; Quan tâm hiện tại và 
tương lai, đúng giờ và quý thời gian; Tự tin, chú trọng 
hiệu suất, cảm quan mạnh về hiệu quả cá nhân; Công 
việc và cuộc sống có kế hoạch; Tôn trọng tri thức, dốc 
hết khả năng thu nhận tri thức; Trách nhiệm đối với công 
việc; Chú trọng kĩ thuật chuyên ngành; Dám thách thức 
với nội dung giáo dục và trí tuệ truyền thống; Hiểu biết, 
4.13
4.13
4.10
1.38
C28 - Nhà trường (nội
dung, chương trình)
C29 - Gia đình, bạn bè
C30 - Các giá trị hiện
đại
C31 - Các giá trị truyền
thống
4.10 4.10
4.12
4.08 4.08
4.11
4.10
4.11
4.12 4.12
4.14
4.05
4.06
4.07
4.08
4.09
4.10
4.11
4.12
4.13
4.14
4.15
B13- yêu 
nghề
B14 -
Tác
phong
CN
B15 -
Ứng xử 
lịch thiệp
B16 - Kỷ 
luật, ý 
chí
B17 -
Tôn 
trọng PL
B18 -
Kiếm 
tiền
B19 -
Càu tiến
B24 - Tự 
đánh giá
B25 -
dũng 
cảm
B26 -
Trung 
thực
B27 -
Sáng tạo
B13 - 
Yêu 
nghề 
B14 -
Tác 
phong 
công 
nghiệp 
B15 -
Ứng xử 
lịch 
thiệp 
B25 - 
Dũng 
cảm 
B19 - 
Cầu 
tiến 
B26 - 
Trung 
thực 
B16 - 
Kỉ luật, 
ý chí 
B17 - 
Tôn 
trọng 
pháp 
luật 
B18 - 
Kiếm 
tiền 
B24 - 
Tự 
đánh giá 
B27 - 
Sáng 
tạo 
Biểu đồ 1. Những phẩm chất của người lao động ngành Kinh tế 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 445 (Kì 1 - 1/2019), tr 14-19 
19 
tôn trọng, tự trọng; Hiểu về sản xuất và quá trình sản 
xuất. Theo các tác giả, các đặc điểm này có thể quy vào 
4 nhóm: “Mưu cầu biến đổi”; “Trọng tri thức”; “Tự tin”; 
“Cởi mở”. 
2.2. Đề xuất hệ tiêu chí giá trị văn hóa công nghiệp của 
sinh viên ngành Kinh tế 
Trên cơ sở dựa vào kết quả hồi cứu thực trạng biểu 
hiện giá trị VHCN ở người lao động và SV ngành kinh tế 
qua các công trình nghiên cứu thực tiễn (1); kết quả nghiên 
cứu sơ bộ trên 200 người lao động (2) và kết quả nghiên 
cứu tư liệu nước ngoài (3), chúng tôi đề xuất những tiêu 
chí giá trị VHCN của SV ngành Kinh tế như sau: 
3. Kết luận 
Xác định tiêu chí giá trị VHCN cho SV ngành Kinh 
tế ngay khi ngồi trên ghế nhà trường vừa là nội dung, vừa 
là mục tiêu hướng đến, vừa là điều kiện để nâng cao chất 
lượng nguồn nhân lực của nước ta, đáp ứng yêu cầu ngày 
càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập 
quốc tế bởi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, đồng 
thời vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát 
triển KT-XH. Có nhiều cơ sở để xác định tiêu chí giá trị 
VHCN như văn kiện của Đảng và Nhà nước, các đặc 
điểm tâm lí tuổi SV, khảo sát sơ bộ ý kiến người lao động 
và tham khảo kinh nghiệm một số nước để đề xuất 06 
tiêu chí giá trị VHCN cơ bản của SV ngành Kinh tế cần 
phải có trong thời kì hội nhập như: sáng tạo, trách nhiệm, 
chuyên cần - tiết kiệm, hợp tác, kỉ luật, trung thực. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội 
Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI. 
[2] Phạm Minh Hạc (2010). Một số vấn đề giáo dục Việt 
Nam đầu thế kỉ XXI. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[3] Nguyễn Văn Huyên (2008). Bước đầu tìm hiểu 
những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam. NXB 
Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[4] Lê Quang Hưng (2010). Xây dựng văn hóa học 
đường ở bậc trung học phổ thông trong bối cảnh đất 
nước hội nhập, đổi mới. Đề tài Khoa học Công nghệ 
cấp Bộ, mã số B2008-17-113TĐ, Trường Đại học 
Sư phạm Hà Nội. 
[5] Tsunesaburo Makiguchi (1994). Giáo dục vì cuộc 
sống sáng tạo. NXB Trẻ. 
[6] Phạm Minh Hạc (2011). Định hướng giá trị con 
người Việt Nam thời kì đổi mới và hội nhập. NXB 
Chính trị Quốc gia - Sự thật 
[7] Phạm Tất Thắng (2009). Định hướng giá trị của sinh 
viên. Luận án tiến sĩ ngành Xã hội học, Viện Xã hội 
học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. 
[8] Trần Trọng Thủy (2000). Mô hình nhân cách con 
người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa. Đề tài nhánh thuộc đề tài Khoa học công 
nghệ cấp Nhà nước, mã số KHXH-04-04. 
[9] Đỗ Ngọc Hà (2002). Định hướng giá trị của thanh 
niên sinh viên hiện nay. Luận án tiến sĩ Tâm lí học, 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
[10] Hoàng Văn Châu (2009). Phát triển nguồn nhân lực 
chất lượng cao cho hội nhập kinh tế - vấn đề cấp 
bách sau khủng hoảng. Tạp chí Kinh tế đối ngoại, 
số 38/2009, tr 3-9.
Giá trị Nội dung Tiêu chí cơ bản 
Sáng tạo 
- Linh hoạt, thích ứng; Mưu cầu 
biến đổi 
- Tư duy cởi mở/thông thoáng, sẵn sàng chấp nhận ý kiến 
đa chiều; Óc thực tiễn; Sẵn sàng tiếp thu cái mới, cải tiến 
cái đang có; Dám nghĩ, dám làm, dám mạo hiểm 
Trách nhiệm 
- Tự lực; Tận tâm 
- Đảm bảo chất lượng công việc 
- Tự giác, chủ động; Chất lượng nhiệm vụ của cá nhân; Bảo 
vệ ý kiến, hành vi của bản thân và người khác; Thực hiện 
đúng kế hoạch/đúng yêu cầu 
Chuyên cần, 
tiết kiệm 
- Đạt mục tiêu và hiệu suất công 
việc; Tính tổ chức, kế hoạch; 
- Khiêm tốn, giản dị 
- Cần cù, vượt khó hoàn thành nhiệm vụ; Chú trọng sự 
thuận tiện, quý trọng thời gian; Tổ chức công việc, tổ chức 
cuộc sống khoa học; Phong cách gọn gàng, nhanh nhẹn 
Hợp tác 
- Quan hệ ứng xử 
- Thúc đẩy công việc 
- Hiểu vị trí của bản thân, của người khác trong công việc; 
Tôn trọng suy nghĩ, ý kiến của người khác; Quan tâm, giúp 
đỡ, chia sẻ; Cởi mở, thân thiện, lịch thiệp, thân thiện 
Kỉ luật 
- Kỉ cương 
- Kỉ luật 
- Tuân thủ, tôn trọng quy tắc, chuẩn mực xã hội 
- Thực hiện nội quy, quy chế 
Trung thực - Thẳng thắn; Khách quan, công bằng 
- Xác định đúng chức trách của bản thân; Đánh giá khách 
quan; Tự đánh giá công khai 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_tieu_chi_gia_tri_van_hoa_cong_nghiep_cua_sinh_vien.pdf