Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán 3 (Excel kế toán) - Nguyễn Thành Cường

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN THƯỜNG DÙNG TRONG EXCEL

1.1. CÀI ĐẶT CÁC THÔNG SỐ THỂ HIỆN SỐ TRONG EXCEL

 Định dạng cho tiền tệ với qui ước sử dụng:

Trong Control Panel chọn tuỳ chọn Regional settings, chọn Currency, định lại các

thông số như sau:

o Negative number format : “-” (dấu “-” biểu hiện dấu âm)

o Currency Symbol : “Đồng” (tiếp vị ngữ “Đồng” ký hiệu tiền tệ)

o Decimal Symbol: “,” (dấu phân cách thập phân là dấu “,”)

o Digit grouping Symbol: “.” (dấu phân cách hàng nghìn là dấu “.”)

o Number of digít in group: 3 (số lượng phân cấch nhóm hàng nghìn là 3 số)

 Định dạng số (Number) với quy ước sử dụng:

Trong Control Panel chọn tuỳ chọn Regional settings. Chọn phiếu Number, định lại các

thông số như sau:

o Negative number format: “-“(dấu “-” biểu diễn dấu âm)

o Decimal Symol: “,”(dấu phân cách hàng thập phân là dấu “,”)

o Digit group Symbol: “.”(dấu phân cách hàng nghìn là dấu “.”)

o No. of digits after group : 2(số chữ thập phân là 2 chữ số)

o No. of digits in group: 3 (số lượng phân cách hàng nghìn là 3 số)

o List separator: “,” (dấu phân cách trong danh sách (hay phân cách các tham số

trong công thức dấu “,”)

1.2. MỘT SỐ THAO TÁC VỀ BẢNG TÍNH:

1.2.1. Chèn thêm Column vào bảng tính

 Đặt con trỏ vào cột muốn chèn

 Ra lệnh Insert  Column

1.2.2. Chèn thêm Row vào bảng tính:

 Đặt con trỏ vào dòng muốn chèn

 Ra lệnh Insert  Row

1.2.3. Chèn thêm sheet (bảng tính) vào workbook:

 Ra lệnh Insert/ Work sheet

1.2.4. Đặt tên cho Worksheet:

 Chọn sheet muốn đặt tên là sheet hiện hành

 Format  Rename (hoặc double click tại phần tên sheet) – gõ tên worksheet.

1.2.5. Dấu (hiện) Row, column, worksheet:

 Chọn Row, column hay sheet muốn dấu đi

 Ra lệnh format  (Row, column hay sheet tương ứng)

 Muốn dấu thì chọn Hide (hiện thì chọn Unhide)

pdf 66 trang yennguyen 8380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán 3 (Excel kế toán) - Nguyễn Thành Cường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán 3 (Excel kế toán) - Nguyễn Thành Cường

Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán 3 (Excel kế toán) - Nguyễn Thành Cường
1 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 
BỘ MÔN KIỂM TOÁN 
BÀI GIẢNG 
HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN 3 
(EXCEL KẾ TOÁN) 
Giảng viên giảng dạy 
ThS. Nguyễn Thành Cường 
Ngô Xuân Ban 
Bùi Mạnh Cường 
Đỗ Thị Ly 
Phạm Đình Tuấn 
Lưu hành nội bộ
2 
MỤC LỤC 
Chương 1: Một số kiến thức cơ bản thường dùng trong Excel.. 1 
 1.1. Cài đặt các thông số thể hiện số trong Excel.1 
 1.2. Một số thao tác về bảng tính.1 
 1.3. Một số hàm thông dụng cơ bản trong Excel.. 3 
 1.4. Một số chương trình thường trú trong Excel..8 
Chương 2: Thực hành lập sổ kế toán và báo cáo tài chính ..11 
 2.1. Sơ đồ luồng dữ liệu của Kế toán theo hình thức Nhật ký chung..... 11 
 2.2.Tổ chức dữ liệu kế toán........11 
3 
CHƯƠNG 1 
 MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN THƯỜNG DÙNG TRONG EXCEL 
1.1. CÀI ĐẶT CÁC THÔNG SỐ THỂ HIỆN SỐ TRONG EXCEL 
 Định dạng cho tiền tệ với qui ước sử dụng: 
Trong Control Panel chọn tuỳ chọn Regional settings, chọn Currency, định lại các 
thông số như sau: 
o Negative number format : “-” (dấu “-” biểu hiện dấu âm) 
o Currency Symbol : “Đồng” (tiếp vị ngữ “Đồng” ký hiệu tiền tệ) 
o Decimal Symbol: “,” (dấu phân cách thập phân là dấu “,”) 
o Digit grouping Symbol: “.” (dấu phân cách hàng nghìn là dấu “.”) 
o Number of digít in group: 3 (số lượng phân cấch nhóm hàng nghìn là 3 số) 
 Định dạng số (Number) với quy ước sử dụng: 
Trong Control Panel chọn tuỳ chọn Regional settings. Chọn phiếu Number, định lại các 
thông số như sau: 
o Negative number format: “-“(dấu “-” biểu diễn dấu âm) 
o Decimal Symol: “,”(dấu phân cách hàng thập phân là dấu “,”) 
o Digit group Symbol: “.”(dấu phân cách hàng nghìn là dấu “.”) 
o No. of digits after group : 2(số chữ thập phân là 2 chữ số) 
o No. of digits in group: 3 (số lượng phân cách hàng nghìn là 3 số) 
o List separator: “,” (dấu phân cách trong danh sách (hay phân cách các tham số 
trong công thức dấu “,”) 
1.2. MỘT SỐ THAO TÁC VỀ BẢNG TÍNH: 
1.2.1. Chèn thêm Column vào bảng tính 
 Đặt con trỏ vào cột muốn chèn 
 Ra lệnh Insert Column 
1.2.2. Chèn thêm Row vào bảng tính: 
 Đặt con trỏ vào dòng muốn chèn 
 Ra lệnh Insert Row 
1.2.3. Chèn thêm sheet (bảng tính) vào workbook: 
 Ra lệnh Insert/ Work sheet 
1.2.4. Đặt tên cho Worksheet: 
 Chọn sheet muốn đặt tên là sheet hiện hành 
 Format Rename (hoặc double click tại phần tên sheet) – gõ tên worksheet. 
1.2.5. Dấu (hiện) Row, column, worksheet: 
 Chọn Row, column hay sheet muốn dấu đi 
 Ra lệnh format (Row, column hay sheet tương ứng) 
 Muốn dấu thì chọn Hide (hiện thì chọn Unhide) 
1.2.6. Phép tham chiếu ô 
 Phép tham chiếu dùng để chỉ các ô cụ thể theo sự phối hợp giữa hàng và cột, ví dụ ô A1 
là giao điểm giữa cột A và hàng 1. 
4 
 Nếu muốn chuyển qua lại giữa tham chiếu tương đối, tham chiếu tuyệt đối và tham chiếu 
hỗn hợp chỉ cần nhấn phìm F4. 
 Phép tham chiếu ô tuyệt đối 
 Ký hiệu đô la ($) được đặt trước một phối hợp hàng hoặc cột xác định rằng phép tham 
chiếu mang tính tuyệt đối và sẽ không thay đổi. 
 Ví dụ: tham chiếu $A$1 được dùng trong một công thức sẽ luôn chỉ ô A1, dù cho công 
thức đặt ở đâu và có sao chép hay không. 
 Phép tham chiếu ô tương đối 
 Tham chiếu tương đối không có ký hiệu $. Nó chỉ các ô thông qua sự định vị tương đối. 
 Ví dụ: Nếu nhập =C8 vào ô D8, công thức này chỉ một ô ở phía trái, trên cùng hàng. Nếu 
công thức này được sao chép từ ô D8 đến ô D9 thì nó sẽ chỉ đến ô C9 –một ô ở phía trái, trên 
cùng hàng. 
 Phép tham chiếu ô hỗn hợp 
 Tham chiếu ô hỗn hợp chứa cả tham chiếu tương đối lẫn tham chiếu tuyệt đối. Nếu phần 
cột của tham chiếu là tuyệt đối thì cột sẽ không thay đổi, nhưng phần hàng là tương đối sẽ thay 
đổi. Ngược lại, có thể tham chiếu hỗn hợp với một cột thay đổi và hàng cố định. 
 Ví dụ: $G4 là tham chiếu hỗn hợp có cột cố định và hàng thay đổi; G$4 là tham chiếu hỗn 
hợp có cột thay đổi và hàng cố định. 
1.2.7. Đặt tên khối (Cell Range): 
 Chọn khối cần đặt tên bằng cách rê chuột từ ô đầu tiên đến ô cuối cùng của khối. (Cell 
range). Ra lệnh Insert Name Define 
 Nhập tên khối vào hộp Name In Work book: (lưu ý: tên khối không có khoảng trắng - chỉ 
có một từ) 
 Chọn ADD để khai báo 
1.2.8. Áp fonts Timesnewroman cho toàn bảng tính: 
 Ra lệnh Tools Options General 
 Chọn font Timesnewroman, size 12 trong khung Standard font: 
 Thoát Excel, sau đó khởi động lại. 
1.2.9. Ý nghĩa của thông báo lỗi 
 Khi Excel không thể ước định chính xác công thức, nó trả về một thông báo lỗi. Tất cả lỗi 
trong Exel bắt đầu bằng dấu (#). Một số báo lỗi (tuỳ theo dạng lỗi) hiển thị dưới dạng: 
5 
Tên lỗi Nguyên nhân 
#DIV/0 
Đây là lỗi divide – by – zero (chia cho 0), thông báo mẫu số bằng 0 do đó không 
thể thực hiện được phép tính. Exel mặc định các ô trắng có giá trị bằng 0, cho 
nên lỗi này có thể là thực hiện phép chia cho một ô trống 
#N/A 
Lỗi này có ý nghĩa tuỳ theo công thức. Có lẽ công thức đã tham chiếu đến một giá 
trị không tồn tại, ví dụ, trong hàm Vlookup (tìm kiếm), #N/A cũng có thể được sử 
dụng như một ký tự gữi chỗ (palaceholder) khi dữ liệu chưa có sẵn. Đặc tính lập 
biểu đồ của Exel bỏ qua #N/A, vì vậy ký hiệu #N/A rất hữu dụng khi bạn vẽ biểu 
đồ. Nếu bạn để ô trống thì Exel sẽ cho rằng các ô trắng có giá trị là 0, và phản 
ánh sai lệch vào biểu đồ 
#NAME? 
Lỗi này xảy ra khi Exel không thể nhận diện được tên sử dụng trong công thức. 
Tên này không tồn tại, hoặc đã bị xoá so sơ xuất, hoặc bị đánh vần sai. Cũng có 
thể bạn quên đặt chuỗi văn bản trong dấu ngoặc kép. 
#NUM! 
Nghĩa là có vấn đề với một số - số này không thể phiên dịch được vì quá lớn hay 
quá bé, hoặc nó không tồn tại. Có lẽ bạn đã sử dụng một đối số không phù hợp 
trong hàm. 
#REF! 
Lỗi này cho biết có vấn đề với tham chiếu ô, và thường thì do việc xoá hàng hoặc 
cột – đã được sử dụng trong công thức. Lỗi này cũng có thể do phép tham chiếu 
từ xa đến một chương trình không chạy, chẳng hạn lỗi DDE. 
#VALUE! 
Lỗi giá trị do một số nguyên nhân, nhưng thường thì nó đi đôi với việc tính toán ở 
ký tự (thay vì số), hoặc nhập một đối số không phù hợp cho một hàm. 
#NULL! 
Lỗi Null cho biết không tồn tại phép giao đối với các dãy ô trong công thức (phần 
giao rỗng). 
1.3. MỘT SỐ HÀM THÔNG DỤNG CƠ BẢN TRONG EXCEL 
1.3.1. Hàm Left( ) 
 Cú pháp: =Left(Str,n). Trong đó Str là một chuỗi văn bản hoặc một địa chỉ ô chứa 
giá trị chuỗi, còn n là số nguyên dương. 
 Công dụng: Hàm trả về giá trị là một chuỗi con được cắt từ bên trái Str sang n ký tự. 
 Ví dụ: =Left(“Excel”,2) trả về chuỗi con “Ex“ 
1.3.2. Hàm Right( ) 
 Cú pháp: =Right(Str,n). Trong đó Str là một chuỗi văn bản hoặc một địa chỉ ô chứa giá 
trị chuỗi, còn n là số nguyên dương. 
 Công dụng: Hàm trả về giá trị là một chuỗi con được cắt từ bên phải Str sang n ký tự. 
 Ví dụ: =Right (“Excel”,2) trả về chuỗi con “el” 
1.3.3. Hàm Mid( ) 
 Cú pháp: =Mid(Str, n, m). Trong đố Str là một chuỗi văn bẳn hoặc một địa chỉ ô 
chứa giá trị chuỗi, còn n và m là hai số nguyên dương. 
 Công dụng: Hàm trả về giá trị là một chuỗi con được cắt ở giữa Str bắt đầu từ ký tự 
n sang m ký tự. 
 Ví dụ: =Mid(“Thực hành kế toán trên Excel”, 10, 7) trả về chuỗi “kế toán” 
6 
1.3.4. Hàm If( ) 
 Cú pháp: =IF(TestValue, Value If True, Value If False). Trong đó TestValue là biểu 
thức điều kiện, Value If True và Value If False là các giá trị sẽ trả về của hàm (hoặc 
địa chỉ chỉ ô chứa giá trị). 
 Công dụng: Khi thực hiện hàm sẽ tính toán và xét biểu thức điều kiện TestValue, 
nếu đúng thì hàm trả về giá trị Value If True, nếu sai hàm trả về giá trị Value If False. 
 Ví dụ: =IF(4>6,4,6) Hàm trả về số 6. 
1.3.5. Hàm Or( ) 
 Cú Pháp: =Or(Btđk1, Btđk2, Btđk3,). Trong đó: Btđk1, Btđk2, là các biểu thức 
điều kiện trả về giá trị kiểu Logical. 
 Công dụng: Hàm trả về giá trị kiểu Logical, bằng True khi một trong các biểu thức 
điều kiện trong hàm đúng. Bằng False khi tất cả các biểu thức điều kiện đều sai. 
 Ví dụ: =Or(2>3, 4>3, 5>7) Hàm trả về giá trị True 
=Or(2>3, 47) Hàm trả về giá trị False 
1.3.6. Hàm And( ) 
 Cú pháp: =And(Btđk1, Btđk2, Btđk3,) trong đó: Btđk1, Btđk2, là các biểu thức 
điều kiện trả về giá trị kiểu Logical. 
 Công dụng: Hàm trả về giá trị kiểu Logical, bằng False khi chỉ cần một trong các biểu 
thức điều kiện trong hàm sai. Bằng True khi tất cả các biểu thức điều kiện đều đúng. 
 Ví dụ: =And(2>3, 4>3, 5>7) Hàm trả về giá trị False 
1.3.7. Hàm Count( ) 
 Cú pháp: =Count(Gtrị 1, gtrị 2, gtrị 3,). Trong đó các giá trị có thể là các địa chỉ ô 
chứa giá trị, một biểu thức, địa chỉ nhóm ô chứa giá trị kiểu số 
 Công dụng: Hàm đếm tổng các giá trị kiểu số liệt kê trong hàm, hay đếm tổng các ô 
chứa giá trị kiểu số trong hàm. 
 Ví dụ: =Count(3, 5, 6, 2) Kết quả: 4(có 4 số) 
1.3.8. Hàm Sum( ) 
 Cú pháp: =Sum(gtrị 1, gtrị 2, gtrị 3), trong đó các giá trị có thể là các địa chỉ ô 
chứa giá trị, một biểu thức, địa chỉ nhóm ô chứa giá trị kiểu số 
 Công dụng: Hàm tính tổng các giá trị liệt kê trong hàm hay tính tổng giá trị các ô 
chứa giá trị trong hàm. 
 Ví dụ: =Sum(3, 5, 6, 2) kết quả: 16 
1.3.9. Hàm Round( ) 
 Cú pháp: =Round(n,m), trong đó n là một số lẻ, địa chỉ ô chứa số lẻ: m là số nguyên 
hàng thứ m. 
 Công dụng: Nếu m âm thì làm tròn sang phân nguyên, nếu m dương thì hàm làm 
tròn sang phần thập phân. 
 Ví dụ: n=1234,5678 Round(n,2) = 1234,56; Round(n,-2) = 1200 
1.3.10. Hàm Max() 
 Cú pháp: =Max(n1, n2, n3), trong đó n1, n2, n3 là các số, các địa chỉ ô chưa số, 
địa chỉ nhóm ô chứa số. 
 Công dụng: Hàm Max( ) trả về giá trị kiểu số là số lớn nhất trong dãy số n1, n2, n3 
 Ví dụ: =Max(1, 3, 5, 2, 9) 9 
7 
1.3.11. Hàm Min( ) 
 Cú pháp: =Min(n1, n2, n3), trong đó n1, n2, n3 là các số, các địa chỉ ô chưa số, 
địa chỉ nhóm ô chứa số. 
 Công dụng: Hàm Min( ) trả về giá trị kiểu số là số nhỏ nhất trong dãy số n1, n2, n3 
 Ví dụ: =Min(1, 3, 5, 2, 9) 1 
1.3.12. Hàm Average( ) 
 Cú pháp: =Average(n1, n2, n3) trong đó n1, n2, n3 là các số, các địa chỉ ô chứa 
số, địa chỉ nhóm ô chưa số. 
 Công dụng: Hàm Average( ) trả về giá trị kiểu số là số bình quân cộng của dãy số n1, 
n2, n3, 
 Ví dụ: =Average (1, 3, 5, 2, 7) 3,6; =Average(5, 6) 6 
1.3.13. Hàm Vlookup( ) 
 Cú pháp: Vlookup(LookupValue, Table Array, ColunmIndexNumber, RangeLookup) 
Trong đó: 
 LookupValue là một giá trị (hoặc địa chỉ ô chứa giá trị) mà hàm sẽ mang đi dò tìm 
trong cột đầu tiên của bảng TableArray. 
 TableArray: là bảng chứa giá trị dò tìm và giá trị lấy ra của hàm. Giá trị dò tìm phải ở 
cột đầu tiên của bảng, giá trị lấy ra của hàm phải ở các cột từ thứ hai trở đi. 
 ColunmIdexNumber: là chỉ số cột được chỉ định chứa giá trị trả về trong bảng(chỉ số 
cột phải >=2, vì giá trị trả về ở các cột từ số 2 trở đi trong bảng). 
 RangeLookup: là True(), hoặc False(). Nếu là 0 thì việc dò tìm của hàm phải chính 
xác, nếu là 1 thì việc dò tìm một giá trị trong bảng không cần chính xác chỉ cần gần 
đúng là được. 
 Công dụng: Nếu tìm thấy giá trị LookupValue ở cột đầu tiên của bảng thì hàm trả về 
giá trị của một ô trong bảng TableArray ứng với dòng chứa giá trị dò tìm và cột 
ColunmIndexNumber, ngược lại hàm trả về giá trị #NA# (không tìm thấy). 
 Ta có thể biểu diễn lại cú pháp hàm dưới dạng bảng như sau: 
Với hàm trên, kết quả trả về chuổi “TM” (giá trị của ô giao nhau giữa dòng 2 và cột 2). Vì 
dòng 2 của bảng chứa giá trị mang đi dò tìm là “111”, chỉ số cột xác định trong hàm là 2. Nếu ta 
thay giá trị dò tìm là “112” thì hàm sẽ trả về giá trị của ô giao nhau giữa dòng 3 và cột 2 (TGNH). 
Nếu ta thay giá trị dò tìm là “511” thì hàm sẽ trả về giá trị #N/A (không tìm thấy). Vì TK 511 không 
có trong bảng dò tìm. 
1.3.14. Hàm Match( ) 
 Cú pháp: =Match(LookupValue, LookupArray, MatchType) 
Trong đó: 
 LookupValue: là một giá trị (hoặc địa chỉ ô chứa giá trị) mà hàm sẽ mang đi dò tìm trong 
mảng Array. 
Mã TK Tên TK . 
111 TM 
112 TG NH 
113 TĐC 
152 HTK 
=VLOOKUP( “111”, 
 ,2 ,0) 
8 
 LookupArray: là mảng một chiều chứa các giá trị dò tìm (dãy các giá trị) của hàm. Giá trị 
dò tìm LookupValue phải cùng kiểu dữ liệu với các giá trị trong LookupArray. 
 Match Type: Là True() hoặc False(). Nếu là 0 thì việc dò tìm của hàm phải chính xác, nếu 
là 1 thì việc tìm một giá trị trong bảng không cần phải chính xác chỉ cần gần đúng là được. 
 Công dụng: Hàm trả về giá trị kiểu số là số thứ tự của phân tử trong mảng chứa 
Lookup Value, ngược lại hàm trả về giá trị #N/A (không tìm thấy). 
Ta có thể biểu diễn lại cú pháp hàm dưới dạng bảng ví dụ như sau: 
Kết quả trả về của hàm là số 1. Nếu thay giá trị dò tìm là “B02” thì hàm trả về giá trị là số 
4. Nếu thay giá trị dò tìm là “B06” thì hàm trả về giá trị là #N/A (vì không tìm thấy) 
1.3.15. Hàm Index( ) 
 Cú pháp: Index(Array, RowNumber, ColunmNumber), trong đó: 
 Array: bảng hai chiều chứa các giá trị trả về của hàm. 
 Rownumber, ColunmNumber: là chỉ số dòng và chỉ số cột của ô được chỉ định chứa giá 
trị trả về trong bảng. 
 Công dụng: hàm trả về giá trị của 1 ô trong bảng Array là ô giao nhau giữa 
RowNumber và ColunmNumber. 
Ta có thể biểu diễn lại cú pháp hàm dưới dạng ví dụ như sau: 
Kết quả trả về 57 (giá trị của ô giao nhau giữa dòng 2 và cột 3). Nếu thay chỉ số dòng là 3 
và chỉ số cột là 3 thì kết quả trả về là 13. Nếu thay chỉ số dòng là 3 và chỉ số cột là 4 thì kết quả 
trả về là 14. Nếu thay chỉ số dòng là 5 và chỉ số cột là 4 thì kết quả trả về là “D”. 
Ta thường dùng kết hợp giữa hàm Index với hàm Match để tham chiếu đến một giá trị 
trong bảng, cách dùng như sau: 
 Ví dụ: Cho bảng đơn giá vận chuyển các loại hàng hoá đến các khu vực như sau: 
 A B C D E F G 
1 MH01 MH02 MH03 MH04 MH05 MH06 
2 TP 12 55 97 24 20 41 
3 VT 13 14 19 23 14 12 
4 BD 56 45 55 58 44 21 
5 MT 85 61 67 80 51 23 
 Dùng hàm Index để tham chiếu đơn giá vận tải của mặt hàng có mã số MH04 đi khu 
vực BD. Ta thấy khu vực BD ở dòng 3, và mã hàng MH04 ở cột 4 và sử dụng hàm Index như 
sau: =Index ($B$2:$G$5,3,4) và kết quả trả về 58. 
 Nhưng cách dùng như trên sẽ không linh hoạt khi ta có mã hàng và khu vực thay đổi. 
để sử dụng hàm linh hoạt hơn ta kết hợp với hàm Match. Hàm Match sẽ đóng vai trò xác định 
chỉ số dòng và chỉ số cột cho hàm Index. Ví dụ: 
A01 A01 B01 B02 B03 =Match (“A01”, 0,) 
89 04 42 
42 57 23 
65 13 14 
55 78 83 
B C D 
=INDEX( ,2,3) 
11 
12 
30 
15 
A 
9 
=Index ($B$2:$G$5,Match(“BD”,$A$2:$A$5,0),Match(“MH04”,$B$1:$G$1,0)) 
Kết quả của hàm Match thứ nhất trả về số 3, hàm Match thứ hai trả về số 4. Do vậy hàm 
Index sẽ trả về giá trị của 1 ô trong bảng $B$2:$G$5 là giao nhau giữa dòng 3 và côt 4 (58). 
 Ta cũng thường dùng kết hợp giữa hàm Vlookup với hàm Match để tham chiếu trên 
một giá trị trong bảng, trong trường hợp này hàm Match sẽ giúp xác định được chỉ số cột 
colunmIndexNumber chứa giá trị trả về. 
 Ví dụ: =Vlookup (“BD”,$B$1:$G$5,Match(“BD”,$A$1:$G$1,0),0) 
 Ta cũng thường dùng kết hợp giữa hàm Hlookup với hàm Match để tham chiếu trên 
một giá trị trong bảng, trong trường hợp này hàm Match sẽ giúp xác định được chỉ số dòng 
RowIndexNumber chứa giá trị trả về. 
 Ví dụ: =Hlookup (“MH04”,$B$1:$G$5,Match(“BD”,$A$1:$A$5,0 ... n và các khoản tương đương tiền 110 
 1.Tiền 111 
 2. Các khoản tương đương tiền 112 
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 
 1. Đầu tư ngắn hạn 121 
 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 
 1. Phải thu khách hàng 131 
 2. Trả trước cho người bán 132 
 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 
 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 
 5. Các khoản phải thu khác 135 
 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 
IV. Hàng tồn kho 140 
 1. Hàng tồn kho 141 
 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 
 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 
 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 
 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 
 5. Tài sản ngắn hạn khác 158 
B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260) 200 
I- Các khoản phải thu dài hạn 210 
 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 
 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 
 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 
 4. Phải thu dài hạn khác 218 
 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 
55 
II. Tài sản cố định 220 
 1. Tài sản cố định hữu hình 221 
 - Nguyên giá 222 
 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 
 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 
 - Nguyên giá 225 
 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226 
 3. Tài sản cố định vô hình 227 
 - Nguyên giá 228 
 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 
 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 
III. Bất động sản đầu tư 240 
 - Nguyên giá 241 
 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 242 
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 
 1. Đầu tư vào công ty con 251 
 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 
 3. Đầu tư dài hạn khác 258 
 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 259 
V. Tài sản dài hạn khác 260 
 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 
 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 
 3. Tài sản dài hạn khác 268 
Tổng cộng tài sản (270 = 100 + 200) 270 
NGUỒN VỐN 
A – Nợ phải trả (300 = 310 + 330) 300 
I. Nợ ngắn hạn 310 
 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 
 2. Phải trả người bán 312 
 3. Người mua trả tiền trước 313 
 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 
 5. Phải trả người lao động 315 
 6. Chi phí phải trả 316 
 7. Phải trả nội bộ 317 
 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 
 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 
 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 
II. Nợ dài hạn 330 
56 
 1. Phải trả dài hạn người bán 331 
 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 
 3. Phải trả dài hạn khác 333 
 4. Vay và nợ dài hạn 334 
 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 
 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 
 7.Dự phòng phải trả dài hạn 337 
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 400 
I. Vốn chủ sở hữu 410 
 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 
 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 
 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 
 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 
 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 
 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 
 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 
 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 
 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 
 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 
 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 
 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 
 2. Nguồn kinh phí 432 
 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 
Tổng cộng nguồn vốn (440 =300+400) 440 
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 
CHỈ TIÊU Thuyết 
minh 
Số cuối 
năm (3) 
Số đầu 
năm (3) 
 1. Tài sản thuê ngoài 
 2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công 
 3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược 
 4. Nợ khó đòi đã xử lý 
 5. Ngoại tệ các loại 
 6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án 
Ta thiết lập công thức như sau: 
 [1] số dư đầu năm: Lấy số dư cuối kỳ của bảng cân đối kế toán năm 
trước - gõ vào từ bàn phím. 
 [2] Số dư cuối kỳ: 
57 
Trong công thức trên ô C10 là ô chứa mã số của chỉ tiêu đầu tiên trong bảng cân đối kế 
toán. Copy công thức [2] xuống hết bảng cân đối kế toán, riêng chỉ tiêu tổng tài sản = mã số 100 
+ mã số 200; chỉ tiêu tổng nguồn vốn = mã số 300 + mã số 400. 
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 
Tạo sheet mới đặt tên là KQKD có cấu trúc như sau: 
Đơn vị báo cáo: ................. Mẫu số B 02 – DN 
Địa chỉ:............... (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC 
 Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) 
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 
 Năm 
 Đơn vị tính:............ 
CHỈ TIÊU 
Mã 
số 
Năm 
nay 
Năm 
trước 
1 2 4 5 
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 [1] 
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 [2] 
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 
(10 = 01 - 02) 
10 [3] 
4. Giá vốn hàng bán 11 [4] 
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 
(20 = 10 - 11) 
20 [5] 
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 [6] 
7. Chi phí tài chính 22 [7] 
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 
8. Chi phí bán hàng 24 [8] 
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 [9] 
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 
{30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)} 
30 [10] 
11. Thu nhập khác 31 [11] 
12. Chi phí khác 32 [12] 
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 [13] 
[2]= SUMIF(MTSNVDC;”*”&C10&”*”;SDCKDC) 
SKTM Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 
58 
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 
(50 = 30 + 40) 
50 [14] 
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 [15] 
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 [16] 
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 
(60 = 50 – 51 - 52) 
60 [17] 
 Lập, ngày ... tháng ... năm ... 
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc 
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 
Ghi chú: (*) Chỉ tiêu này chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần. 
 Cột năm trước ta nhập từ bàn phím số phát sinh năm trước. 
 Cột năm nay: ta thiết lập công thức cho các ô [?] như sau: 
 [1] Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 
Số tiền để ghi vào chỉ tiêu này là lấy từ tổng phát sinh bên có các TK 511 và 512 
trong kỳ. Lập vùng điều kiện và đặt tên là DKDT như sau: 
 [2] Các khoản giảm trừ doanh thu. 
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên có các tài khoản 521, 
531, 532, 3331, 3332, 3333 đối ứng với nợ tài khoản 511, 512. Ta lập vùng điều kiện và đặt 
tên là DKGTDT. 
TKGHICO 
511* 
512* 
TKGHINO TKGHICO 
511* 3332* 
512* 3332* 
511* 3333* 
512* 3333* 
511* 3331* 
512* 3331* 
511* 521* 
[1]= DSUM(SKTM;11;DKDT) 
59 
 [3] Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch: 
 [4] Giá vốn hàng bán: 
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số tiền phát sinh bên có tài khoản 632 đối 
ứng với nợ tài khoản 911. Ta lập vùng điều kiện và đặt tên là DKGV. 
TKGHINO TKGHICO 
911* 632* 
 [5] Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ. 
 [6] Doanh thu hoạt động tài chính. 
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lấy từ số phát sinh bên nợ tài khoản 515 đối ứng 
với có tài khoản 911 trong kỳ. Ta lập vùng điều kiên và đặt tên là DKDTTC: 
TKGHINO TKGHICO 
515* 911* 
 [7] Chi phí tài chính 
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lấy từ số phát sinh bên nợ tài khoản 911 đối ứng 
với có tài khoản 635 trong kỳ. Ta lập vùng điều kiện và đặt tên là DKCPTC: 
512* 521* 
511* 531* 
512* 531* 
511* 532* 
512* 532* 
[2]= DSUM(SKTM;11;DKGTDT) 
[3]= [1] – [2] 
[4]= DSUM(SKTM;11;DKGV) 
[5]= [3] – [4] 
[6]= DSUM(SKTM;11;DKDTTC) 
60 
TKGHINO TKGHICO 
911* 635* 
 [8] Chi phí bán hàng 
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này ta lấy từ số phát sinh bên nợ tài khoản 911 đối 
ứng với có tài khoản 641 và có tài khoản 14221 (chi tiết chi phí bán hàng) đối ứng với có tài 
khoản 911. Ta lập vùng điều kiện và đặt tên là DKCPBH: 
TKGHINO TKGHICO 
911* 641* 
911* 14221 
 [9] Chi phí quản lý doanh nghiệp. 
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này ta lấy từ số phát sinh bên nợ tài khoản 911 đối 
ứng với có tài khoản 642 và có tài khoản 14222 (chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp) đối 
ứng với có tài khoản 911. Ta lập vùng điều kiện và đặt tên là DKCPQL: 
TKGHINO TKGHICO 
911* 642* 
911* 14222 
 [10] Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 
 [11] Thu nhập khác 
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lấy từ số phát sinh bên nợ tài khoản 711 đối ứng 
với có tài khoản 911. Ta lập vùng điều kiện và đặt tên là DKTNK: 
TKGHINO TKGHICO 
711* 911* 
[7]= DSUM(SKTM;11;DKCPTC) 
[8]= DSUM(SKTM;11;DKCPBH) 
[9]= DSUM(SKTM;11;DKCPQL) 
[10]= [5]+[6]-[7]-[8]-[9] 
61 
 [12] chi phí khác 
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lấy từ số phát sinh bên có tài khoản 811 đối ứng 
với nợ tài khoản 911. Ta lập vùng điều kiện và đặt tên là DKCPTC: 
TKGHINO TKGHICO 
911* 811* 
 [13] Lợi nhuận khác 
 [14] Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 
 [15] Chi phí thuế TNDN hiện hành 
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên có tài 
khoản 8211 đối ứng với bên nợ tài khoản 911 trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 8211, hoặc 
căn cứ vào số phát sinh bên nợ tài khoản 8211 đối ứng với có tài khoản 911 trong kỳ báo 
cáo. Ta lập vùng điều kiện và đặt tên là DKCPTNHH: 
TKGHINO TKGHICO 
8211* 911* 
911* 8211* 
 [16] Chi phí thuế TNDN hoãn lại. 
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên có tài 
khoản 8212 đối ứng với bên nợ tài khoản 911 trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 8212, hoặc 
[11]= DSUM(SKTM;11;DKTNTC) 
[12]= DSUM(SKTM;11;DKCPTC) 
[13]= [11] – [12] 
[14]= [10] + [13] 
[15]= DSUM(SKTM;11;DKCPTNHH) 
62 
căn cứ vào số phát sinh bên nợ tài khoản 8212 đối ứng với có tài khoản 911 trong kỳ báo 
cáo. Ta lập vùng điều kiện và đặt tên là DKCPTNHL: 
TKGHINO TKGHICO 
8212* 911* 
911* 8212* 
 [17] Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. 
[16]= DSUM(SKTM;11;DKCPTNHL) 
[17]= [14] – ([15] + [16]) 
63 
BÀI TẬP THỰC HÀNH 
Tình hình tài chính Công Ty ABC tháng 03/2010 như sau : 
I- Tình hình sản xuất và nguồn vốn của doanh nghiệp vào đầu tháng 03 năm 2010 
được thể hiện qua số dư của các tài khoản tổng hợp và chi tiết sau: (ĐVT: VNĐ) 
1- Danh mục Tài Khoản kế toán: 
MATK TÊN TÀI KHOẢN DƯ NỢ ĐẦU KỲ DƯ CÓ ĐẦU KỲ 
1111 Tiền Mặt 30.000.000 
1112 Tiền Gửi Ngân Hàng 170.000.000 
131 Phải thu Khách hàng 50.000.000 
141 Tạm ứng 10.000.000 
1521 
1522 
1523 
Vật liệu chính M1 
Vật liệu phụ N 
Nhiên liệu D 
48.000.000 
5.000.000 
7.000.000 
153 Dụng cụ C1 8.000.000 
154 Giá trị sản phẩm dở dang SPA 2.000.000 
211 Tài sản cố định 670.000.000 
2141 Hao mòn tài sản cố định hữu hình 48.000.000 
311 Vay Ngắn hạn Ngân Hàng 172.000.000 
331 Phải Trả người cung cấp 70.000.000 
411 Nguồn vốn Kinh Doanh 700.000.000 
421 Lợi nhuận chưa phân phối 10.000.000 
Tổng Cộng: 1.000.000.000 1.000.000.000 
2- Sổ công nợ: 
MATK MAKH TÊN KHÁCH HÀNG DƯ NỢ ĐẦU KỲ DƯ CÓ ĐẦU KỲ 
131 CTYH1 Công ty H1 50.000.000 
141 NV001 Nguyễn Văn Tư 10.000.000 
331 CTYS1 Công ty S1 70.000.000 
3- Vật tư hàng hoá : 
MAVT Tên vật tư ĐVT Số lượng Giá trị (VNĐ) 
1521M1 
1522N1 
1523D1 
153C1 
Vật liệu chính M1 
Vật liệu phụ N1 
Nhiên liệu D 
Dụng cụ C1 
Kg 
Kg 
Lít 
Cái 
2.000 
5.000 
1.400 
100 
48.000.000 
5.000.000 
7.000.000 
8.000.000 
II/ Trong tháng 03/2010 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đây: 
1- Ngày 03/03/2010, phiếu xuất kho 100: Xuất 1.000kg vật liệu chính M1 để chế tạo sản 
phẩm A theo giá thực tế: 24.000.000 đồng. 
2- Ngày 03/03/2010, phiếu xuất kho 101: Xuất vật liệu phụ N1 theo giá thực tế : 
Trong đó : 
- Để chế tạo sản phẩm A : 2.000kg, giá trị : 2.000.000 đồng. 
64 
- Để phục vụ sản xuất chung: 500kg, giá trị : 500.000 đồng. 
- Để phục vụ bán hàng: 500kg, giá trị : 500.000 đồng. 
3- Ngày 03/03/2010, phiếu xuất kho 102: Xuất 100 lít nhiên liệu D1, giá trị: 500.000 đồng sử 
dụng tại phân xưởng sản xuất. 
4- Ngày 03/03/2010, phiếu xuất kho số 103: Xuất kho dụng cụ C1 dùng cho phân xưởng 
sản xuất số lượng là 60 cái, giá trị 4.800.000 đồng và phân bổ dần trong 12 tháng. 
5- Ngày 15/03/2010, chứng từ ghi sổ 2KH: Trích khấu hao tài sản cố định : 2.400.000 đồng. 
Trong đó : 
 - Khấu hao máy móc thiết bị, : 200.000 đồng. 
 - Khấu hao nhà, phân xưởng : 200.000 đồng. 
 - Khấu hao TSCĐ bộ phận bán hàng : 800.000 đồng. 
 - Khấu hao TSCĐ chung toàn doanh nghiệp:1.200.000 đồng. 
6- Ngày 20/03/2010, chứng từ ghi sổ số 2TL: Căn cứ bảng chấm công ở các bộ phận, xác 
định tiền lương phải trả công nhân viên: 20.000.000 
Trong đó : - Công nhân trực tiếp sản xuất : 10.000.000 đồng. 
- Nhân viên phân xưởng : 4.000.000 đồng. 
- Nhân viên bán hàng : 2.000.000 đồng. 
- Nhân quản lý doanh nghiệp : 4.000.000 đồng. 
7- Ngày 23/03/2010, chứng từ ghi sổ số 2BYC: Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh 
phí công đoàn theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân viên. 
8- Ngày 24/03/2010, chứng từ số 2D: Chi phí tiền điện mua ngoài chưa trả tiền người cung 
cấp (Công ty điện lực ): 550.000, trong đó thuế GTGT là 10%. 
Trong đó : - Phân xưởng sản xuất : 400.000 đồng. 
 - Bộ phận bán hàng : 50.000 đồng. 
 - Bộ máy quản lý : 50.000 đồng. 
9- Ngày 24/03/2010, chứng từ số 2N: Chi phí Tiền nước mua ngoài chưa trả tiền người 
cung cấp (Công ty cấp thoát nước ): 315.000, trong đó thuế GTGT là 5%. 
Trong đó : - Phân xưởng sản xuất : 200.000 đồng. 
 - Bộ phận bán hàng : 50.000 đồng. 
 - Bộ máy quản lý : 50.000 đồng. 
10- Ngày 24/03/2010, phiếu chi TM số 201: thanh toán tiền điện thoại : 3.080.000 đồng, trong 
đó thuế GTGT là 280.000 đồng, phân bổ cho các đối tượng sử dụng : 
- Phân xưởng sản xuất : 500.000 đồng. 
- Bộ phận bán hàng : 400.000 đồng. 
- Bộ máy quản lý : 1.900.000 đồng. 
11- Ngày 24/03/2010,Phiếu chi TM số 202: chi tiền mua trái phiếu kho bạc có mệnh giá 
10.000.000 đồng, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 6%/Năm, Lãnh định kỳ hàng năm. 
12- Ngày 25/03/2010,chứng từ ghi sổ số 2TLQ: Tạm trích quỹ theo bảng kê sau : 
- Qũy đầu tư phát triển : 5.000.000 đồng. 
- Quỹ khen thưởng: 2.000.000 đồng. 
- Quỹ phúc lợi: 3.000.000 đồng. 
65 
13- Ngày 24/03/2010, phiếu chi TM số 203: chi tiền mặt 1.000.000 đồng để ủng hộ UBND 
phường làm công tác xã hội, vệ sinh môi trường,... 
14- Ngày 25/03/2010, phiếu chi TM số 204: chi tiền tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi 
tham quan di tích lịch sử tại Huế là: 1.800.000 đồng. 
15- Ngày 27/03/2010, kế toán xác định giá thành sản phẩm A hoàn thành và tiến hành nhập 
kho – phiếu nhập kho số 200. Biết rằng số lượng sản phẩm hoàn thành là 100 thành 
phẩm A. 
16- Ngày 28/03/2010, phiếu xuất kho số 104: Xuất bán cho Công ty H1 50 thành phẩm A, 
Công ty H1 chấp nhận với giá bán chưa thuế bằng 2 lần giá vốn, Thuế suất thuế GTGT 
là 10% và đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng (giấy báo có số 200). 
17- Cuối tháng, Kế toán xác định kết quả kinh doanh, thuế GTGT và thuế TNDN phải nộp. 
Biết thuế suất thuế TNDN là 25%. 
YÊU CẦU: Sử dụng phần mềm EXCEL để lập các loại sổ sách, báo cáo kế toán phản ánh các 
nghiệp vụ trên. 
 Biết rằng: Theo số liệu kiểm kê cuối tháng, xác định có giá trị sản phẩm dở dang sản phẩm A 
giá trị là: 800.000 đồng. Doanh nghiệp hạch toán vật tư tồn kho theo phương pháp kê khai 
thường xuyên, hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. 
66 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Vũ Duy Sanh, ThS. Nguyễn Ngọc Dung, TS. Võ Văn Nhị (2003), “Ứng dụng 
EXCEL tự động hoá Công tác Kế toán”, Nhà Xuất bản Tài chính. 
[2] T.S. Bùi Văn Dương, PGS Võ Văn Nhị, Ths Đặng Văn Sáng, KS Nguyễn 
Ngọc Hiến (2006), “Hướng dẫn thực hành sổ kế toán lập BCTC & báo cáo 
thuế trên Excel”, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_he_thong_thong_tin_ke_toan_3_excel_ke_toan_nguyen.pdf