Bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Trần Thị Minh Tuyết
BÀI MỞ ĐẦU
NHẬP MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
GIỚI THIỆU
1 Giới thiệu chung:
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một chuyên ngành của khoa học lịch sử. Đó còn là
chuyên ngành mang nội dung khoa học chính trị và có quan hệ mật thiết với các khoa học về lý
luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Khoa học Lịch sử Đảng nghiên cứu quy
luật phát sinh, phát triển và trưởng thành của bản thân Đảng Cộng sản Việt Nam với tính cách là
một thực thể chính trị-xã hội và những quy luật hoạt động lãnh đạo của Đảng với tư cách là đội
tiên phong lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta.
Khoa học lịch sử Đảng có đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu cụ thể
của mình. Bài giảng này trang bị cho sinh viên cái nhìn tổng quan về môn học để có thể tiếp cận
các kiến thức cụ thể dễ dàng hơn.
2. Mục đích yêu cầu:
Khi nghiên cứu bài này, sinh viên cần nắm được những nội dung chính sau đây:
- Đối tượng nghiên cứu của môn học.
- Phương pháp nghiên cứu môn học
- Mục đích, yêu cầu và chức năng, nhiệm vụ của môn học
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau khi nghiên cứu môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
NỘI DUNG
1. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử Đảng
• Xem giáo trình trang 8-9
• Trong phần này, sinh viên cần nắm được các nội dung chính sau đây:
- Lịch sử là khoa học nghiên cứu về xã hội và con người của xã hội, nghiên cứu về cuộc
sống đã qua của nhân loại một cách toàn diện trong sự vận động, phát triển với những quy luật
phổ biến và đặc thù của nó.
- Lịch sử Việt nam từ 1930 tới nay và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó hữu cơ với
nhau , tuy có đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau:
+ Lịch sử Việt Nam cận- hiện đại có nhiệm vụ nghiên cứu một cách toàn diện các biến cố
lịch sử diễn ra ở cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội Việt Nam trong quá trình
chuyển biến cách mạng từ một xã hội thuộc địa- phong kiến đến hiện nay ( từ 1930 đến nay).
+ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận của lịch sử dân tộc, nên có phạm vi
nghiên cứu hẹp hơn. Đó là nghiên cứu những điều kiện và biến cố lịch sử đã diễn ra trong quá
trình ra đời, lãnh đạo và đấu tranh cách mạng của Đảng CSVN.
- Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là khoa học nghiên cứu về quá trình xuất hiện và trưởng
thành của Đảng Cộng sản Việt Nam – chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam;
về quá trình hoạt động trên các mặt lý luận, chính trị, tư tưởng và tổ chức thực tiễn; là khoa học5
về quy luật vận động phát triển của các biến cố và của quá trình tổ chức lãnh đạo của Đảng trong
các thời kỳ và các giai đoạn cách mạng ở nước ta.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Trần Thị Minh Tuyết
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Dùng cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa) Lưu hành nội bộ HÀ NỘI - 2007 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Biên soạn : TS. TRẦN THỊ MINH TUYẾT ThS. NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN 3 LỜI NÓI ĐẦU Với mục đích góp phần vào công cuộc xã hội hóa giáo dục và nâng cao năng lực, vị thế của Học viện Công nghệ-bưu chính viễn thông, Trung tâm đào tạo BCVT1 đã tổ chức đào tạo hệ đại học theo hình thức giáo dục từ xa kết hợp với mạng tin học - viễn thông. Hình thức đào tạo này có nhiều nét đặc thù so với các hình thức đạo tạo trước đây mà nét tiêu biểu nhất đó là sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu là chủ yếu với sự giúp đỡ của thầy cô và các phương tiện tin học hiện đại. Nhằm mục đích tạo điều kiện cho sinh viên tự nghiên cứu, Trung tâm đào tạo BCVT1 đã đề ra kế hoạch biên soạn tài liệu hướng dẫn học tập cho hệ đào tạo từ xa. Cuốn sách này được ra đời trong hoàn cảnh và mục đích như vậy. Khi nhận biên soạn tài liệu hướng dẫn học tập môn ‘Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt nam’’, nhóm biên soạn chúng tôi luôn lưu ý tuân thủ ba điều sau đây. Thứ nhất: Đây không phải là giáo trình môn ‘’Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam’’ vì chúng ta đã có cuốn giáo trình chuẩn do Bộ giáo dục và đào tạo biên soạn cho các trường đại học, cao đẳng. Đây càng không phải là bài giảng của giáo viên dùng để lên lớp cho môn học này. Đúng như tên gọi của nó- đây là tài liệu hướng dẫn học tập trên cơ sở giáo trình đã có sẵn. Vì vậy, khi sử dụng cuốn tài liệu này, trước hết sinh viên phải nghiên cứu bản thân cuốn giáo trình chuẩn. Thứ hai: chúng tôi rất lưu ý tới đối tượng sử dụng tài liệu này là sinh viên học từ xa với điều kiện chủ yếu là tự học mà không được thầy cô thuyết giảng trực tiếp và kỹ càng như các loại hình đào tạo khác nên chúng tôi cố gắng biên soạn tài liệu theo hướng chốt lại những nội dung quan trọng nhất mà sinh viên cần nắm được khi nghiên cứu giáo trình để sinh viên tự học dễ dàng hơn. Thứ ba: chúng tôi tuân thủ những yêu cầu của Trung tâm đặt ra đối với nhóm biên soạn như bản hợp đồng đã ký kết. Biên soạn cuốn tài liệu hướng dẫn học tập môn Lịch sử Đảng CSVN đối với nhóm biên soạn chúng tôi là một điều tương đối khó khăn khi trên thực tế chúng tôi chưa được làm quen nhiều với loại hình đào tạo này và cũng chưa được tiếp xúc với một tài liệu nào tương tự do các trường bạn biên soạn để tham khảo và rút kinh nghiệm. Vì vậy, tuy rất cố gắng nhưng có lẽ cuốn sách này vẫn cần phải tiếp tục chỉnh sửa để hoàn thiện hơn nữa. Chính thực tiễn giảng dạy và sự phản hồi của sinh viên sẽ giúp chúng tôi làm tiếp việc này trong tương lai. Với tất cả sự nghiêm túc và trách nhiệm với công việc, chúng tôi tự nhận thấy cuốn tài liệu này đáp ứng được những yêu cầu đề ra đối với sản phẩm là tài liệu hướng dẫn học tập và sẽ giúp đỡ sinh viên một cách tích cực trong quá trình tự học. Chúng tôi chân thành cảm ơn sự góp ý của các đồng nghiệp và bạn đọc để cuốn sách này ngày càng trở nên hoàn thiện hơn. Nhóm biên soạn 4 BÀI MỞ ĐẦU NHẬP MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIỚI THIỆU 1 Giới thiệu chung: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một chuyên ngành của khoa học lịch sử. Đó còn là chuyên ngành mang nội dung khoa học chính trị và có quan hệ mật thiết với các khoa học về lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Khoa học Lịch sử Đảng nghiên cứu quy luật phát sinh, phát triển và trưởng thành của bản thân Đảng Cộng sản Việt Nam với tính cách là một thực thể chính trị-xã hội và những quy luật hoạt động lãnh đạo của Đảng với tư cách là đội tiên phong lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta. Khoa học lịch sử Đảng có đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu cụ thể của mình. Bài giảng này trang bị cho sinh viên cái nhìn tổng quan về môn học để có thể tiếp cận các kiến thức cụ thể dễ dàng hơn. 2. Mục đích yêu cầu: Khi nghiên cứu bài này, sinh viên cần nắm được những nội dung chính sau đây: - Đối tượng nghiên cứu của môn học. - Phương pháp nghiên cứu môn học - Mục đích, yêu cầu và chức năng, nhiệm vụ của môn học - Ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau khi nghiên cứu môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. NỘI DUNG 1. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử Đảng • Xem giáo trình trang 8-9 • Trong phần này, sinh viên cần nắm được các nội dung chính sau đây: - Lịch sử là khoa học nghiên cứu về xã hội và con người của xã hội, nghiên cứu về cuộc sống đã qua của nhân loại một cách toàn diện trong sự vận động, phát triển với những quy luật phổ biến và đặc thù của nó. - Lịch sử Việt nam từ 1930 tới nay và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó hữu cơ với nhau , tuy có đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau: + Lịch sử Việt Nam cận- hiện đại có nhiệm vụ nghiên cứu một cách toàn diện các biến cố lịch sử diễn ra ở cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội Việt Nam trong quá trình chuyển biến cách mạng từ một xã hội thuộc địa- phong kiến đến hiện nay ( từ 1930 đến nay). + Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận của lịch sử dân tộc, nên có phạm vi nghiên cứu hẹp hơn. Đó là nghiên cứu những điều kiện và biến cố lịch sử đã diễn ra trong quá trình ra đời, lãnh đạo và đấu tranh cách mạng của Đảng CSVN. - Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là khoa học nghiên cứu về quá trình xuất hiện và trưởng thành của Đảng Cộng sản Việt Nam – chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam; về quá trình hoạt động trên các mặt lý luận, chính trị, tư tưởng và tổ chức thực tiễn; là khoa học 5 về quy luật vận động phát triển của các biến cố và của quá trình tổ chức lãnh đạo của Đảng trong các thời kỳ và các giai đoạn cách mạng ở nước ta. 2. Phương pháp nghiên cứu: • Xem giáo trình trang 16-19. • Trong phần này, sinh viên cần nắm được các nội dung chính sau đây : 2.1 Phương pháp luận chung của chủ nghĩa Mác - Lê nin: - Nghiên cứu trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để thấy được sự phát triển khách quan trong quá trình nhận thức, cũng như quá trình chỉ đạo thực tiễn cách mạng của Đảng. - Nghiên cứu trên quan điểm lịch sử cụ thể, tránh sự áp đặt chủ quan, tránh thoát ly hoàn cảnh lịch sử cụ thể kẻo dẫn tới sai lầm trong nghiên cứu. - Phải thể hiện tính Đảng trong nghiên cứu lịch sử. 2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể của khoa học lịch sử nói chung, như phương pháp lịch sử và phương pháp lô gíc, đồng đại và lịch đại, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, cụ thể hóa và trừu tượng hóa Trong các phương pháp kể trên, hai phương pháp quan trọng nhất là phương pháp lịch sử và phương pháp lô gích bởi phương pháp lịch sử dựa trên việc bám sát các sự kiện lịch sử sẽ thể hiện được tính cụ thể, sinh động, phong phú của lịch sử. Còn phương pháp lôgíc giúp ta tìm thấy tính tất yếu, tính quy luật, xu hướng phát triển trong sự thăng trầm, bộn bề của lịch sử. Như vậy, hai phương pháp này luôn bổ sung, hỗ trợ cho nhau. 3. Mục đích, yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ • Xem giáo trình trang 9-16. • Trong phần này, sinh viên cần nắm được các nội dung chính sau đây : 3.1. Mục đích, yêu cầu : 3.1.1. Mục đích: - Hiểu rõ quá trình hình thành, phát triển của tổ chức Đảng và những hoạt động toàn diện của Đảng. - Khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam - Làm rõ những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam. - Tổng kết những kinh nghiệm của lịch sử giúp định hướng cho giai đoạn xây dựng CNXH hiện nay của đất nước. - Từ những kiến thức cơ bản trên để hình thành lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và đường lối đổi mới của đất nước. 3.1.2. Yêu cầu khi nghiên cứu: - Nghiên cứu một cách khách quan, toàn diện và có hệ thống, có sự so sánh với những yêu cầu thực tiễn của các sự kiện cơ bản trong từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng. - Khẳng định được những thắng lợi, những thành tựu, những sai lầm khuyết điểm trong quá trình lãnh đạo của Đảng là tất yếu khách quan trong quá trình nhận thức và lãnh đạo của Đảng. 6 - Thông qua những sự kiện, những biến cố lịch sử để tìm ra bản chất, khuynh hướng chung và những quy luật khách quan chi phối sự vận động lịch sử. - Phải biết sử dụng những kiến thức đã biết từ những môn học trước (nhất là các môn lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh) để hiểu sâu hơn những nội dung của môn học. - Phải căn cứ vào những nguồn sử liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được công bố 3.2. Chức năng : Khoa học lịch sử Đảng có hai chức năng cơ bản sau : - Chức năng nhận thức: + LSĐ là một chuyên nghành của khoa học lịch sử nên nó mang lại cho chúng ta những kiến thức khoa học lịch sử. Cụ thể ở đây, Lịch sử Đảng giúp ta nhận thức về quá trình phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam, quá trình thực thi đường lối chính sách của Đảng vào thực tế, quá trình nhận thức lý luận của Đảng.Từ đó, rút ra những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam (cả tính đúng đắn cũng như cả những lúc vấp váp sai lầm.) + Trên cơ sở những kiến thức và kinh nghiệm lịch sử đó, ta có thể dự kiến những xu hướng phát triển chủ yếu của xã hội. - Chức năng giáo dục tư tưởng chính trị: +Giáo dục những truyền thống tốt đẹp của Đảng ta như: truyền thống đoàn kết, truyền thống đấu tranh bất khuất hy sinh của những người cộng sản + Giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục lòng trung thành với sự nghiệp của Đảng, giáo dục lối sống lành mạnh, hữu ích cho thế hệ trẻ. Những kiến thức về khoa học Lịch sử Đảng sẽ giúp cho người học xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học và quan trọng hơn cả là xây dựng được niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. 3.3. Nhiệm vụ của lịch sử Đảng: Môn Lịch sử Đảng CSVN giúp cho sinh viên hiểu được : - Điều kiện lịch sử, quá trình ra đời và trưởng thành của Đảng Cộng Sản Việt Nam- bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam. - Quá trình trưởng thành, phát triển của Đảng gắn liền với với hoạt động xây dựng một chính đảng cách mạng theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - Quá trình hoạt động cách mạng của Đảng qua các thời kỳ, các giai đoạn cách mạng trong những bối cảnh lịch sử cụ thể. - Các phong trào cách mạng của quần chúng do Đảng tổ chức và lãnh đạo - Những bài học kinh nghiệm qua từng thời kỳ cách mạng cũng như toàn bộ 75 năm hoạt động và trưởng thành của Đảng 4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Lịch sử Đảng • Xem giáo trình trang 19. • Trong phần này, sinh viên cần nắm được những nội dung chính sau đây: - Thông qua nội dung môn học để xây dựng và củng cố lập trường chính trị, trung thành với lợi ích của Đảng, của dân tộc ; kiên định trước những diễn biến phức tạp của thế giới cũng như trong nước. 7 - Tự hào với những truyền thống của dân tộc, của Đảng. - Tiếp tục phát huy những giá trị truyền thống trong giai đoạn mới, ở những vị trí mới, nhằm xây dựng thành công CNXH, bảo vệ vững chắc nước Việt Nam XHCN./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam- Đề cương bài giảng dùng trong các trường ĐH và CĐ NXB GD . 2001 2. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Tập bài giảng. NXB Đại học quốc gia 2001 3. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Chính tri quốc gia. 2001 4. Hỏi đáp về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB trẻ 2000 5. 70 năm Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia. 2000 8 CHƯƠNG I SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( 1920-1930) GIỚI THIỆU 1. Giới thiệu chung Đảng cộng sản Việt nam ra đời năm 1930 là sản phẩm của những điều kiện khách quan và chủ quan của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới; là kết quả của quá trình lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã có cương lĩnh cách mạng căn bản đúng đắn, sáng tạo.Cương lĩnh đó dẫn dắt nhân dân ta tiến lên trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do và thống nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội. Bài giảng này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về một sự kiện quan trọng của dân tộc ta- sự ra đời của Đảng CSVN vĩ đại. 2. Mục đích, yêu cầu: 1. Phân tích bối cảnh quốc tế, trong nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX để nêu bật sự đòi hỏi phải tìm lối thoát cho sự khủng hoảng về đường lối cứu nước 2. Phân tích sự lựa chọn con đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và vai trò của Người trong việc thành lập Đảng 3. Phân tích sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là tất yếu lịch sử. Ý nghĩa của việc thành lập Đảng. NỘI DUNG I. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX: 1. Tình hình thế giới : • Xem giáo trình trang 20-23. • Trong phần này, sinh viên phải nắm được các nội dung chính sau đây: - Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thế giới có những biến chuyển quan trọng: + CNTB phương Tây đã chuyển sang giai đoạn độc quyền hay CNĐQ. + Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh dẫn đến những yêu cầu bức bách về thị trường. Đây là những nguyên nhân sâu xa dẫn đến những cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia phong kiến phương Đông, biến các quốc gia này thành thị trường của họ và đồng thời là nơi khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản. - Sự xâm lược và khai thác của CNTB đã làm cho các nước thuộc địa có những biến chuyển sau: + Quan hệ xã hội của các nước thuộc địa đã thay đổi căn bản. 9 + Mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa với các nước Đế quốc ngày càng lên cao. Do đó, chống CNĐQ, giành độc lập cho các dân tộc thuộc địa trở thành nội dung lớn của phong trào cách mạng trên thế giới và là vấn đề có tính chất thời đại. - 7/11/1917 Cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại đã giành được thắng lợi, làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới: + Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã biến chủ nghĩa cộng sản từ lý thuyết trở thành hiện thực. + Cuộc cách mạng này đã chặt đứt khâu yếu nhất trong hệ thống Đế quốc chủ nghĩa, mở ra thời đại mới cho nhân loại, mở ra một mô hình cách mạng mới- cách mạng vô sản. + Cách mạng tháng Mười không chỉ ảnh hưởng và tác động sâu sắc đến phong trào cách mạng vô sản diễn ra ở các nước tư bản, mà còn lan toả sâu rộng đến các nước thuộc địa - Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười, các Đảng cộng sản ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa và thuộc địa đã ra đời, đánh dấu một bước chuyển lớn trong phong trào đấu tranh của gia cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa trên toàn thế giới. - Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản (hay còn gọi là Quốc tế III) được thành lập. Tại đại hội II của Quốc tế Cộng sản (1920), luận cương “Sơ thảo lần thứ nhất về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin được công bố. Luận cương đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 2. Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam: • Xem giáo trình trang 23-31. • Trong phần này, sinh viên cần nắm được các nội dung chính sau đây: 2.1. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Việt Nam từ một quốc gia phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến 2.2. Một số chính sách cai trị của Thực dân Pháp. - Về kinh tế: Chúng thực hiện ... ng ngừng củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân’’. 5. Trình bày bài học’’ kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế’’ 6. Chứng minh rằng: ‘’Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam’’. Gợi ý trả lời: Câu 1: Trình bày những thắng lợi cơ bản của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng trong bảy thập kỷ qua Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong hơn bảy thập kỷ qua, cách mạng Việt Nam đã đạt được những thắng lợi vĩ đại sau đây. - Thứ nhất: thắng lợi của cách mạng Tháng Tám và việc thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. - Thứ hai, thắng lợi của các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. - Thứ ba, thắng lợi ban đầu của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên CNXH. Sinh viên dựa vào phần nội dung đã trình bày ở phần trên để phân tích ý nghĩa của từng thắng lợi đối với tiến trình lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Câu 2. Trình bày bài học kết hợp ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là bài học lớn xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là định hướng tiến lên phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và thế giới. Để làm sáng tỏ được điều đó, sinh viên phải trình bày các nội dung cụ thể sau đây: * Cơ sở của ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội: * Sự thực hiện trên thực tế đường lối kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng ta trong các giai đoạn lịch sử từ 1930 đến nay: - Thời kỳ 1930-1945: - Thời kỳ 1954-1975: - Thời kỳ 1975- đến nay: Tổng kết từ thực tiễn cách mạng mấy thập kỷ qua, Đảng ta đã rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử lớn hàng đầu là:’’ Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH và CNXH là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ hữu cơ với nhau’’. Đây là ngọn cờ bách chiến, bách thắng của cách mạng Việt Nam. C âu 3. Trình bày bài học’’cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân’’. 141 * Cơ sở lý luận của vấn đề: quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, quần chúng là người làm nên lịch sử. * Sự thực hiện trên thực tiễn của Đảng ta: - Hồ Chủ Tịch luôn khẳng định rằng:Làm cách mạng là công việc chung của cả dân chúng chứ không phải của một, hai người. Khi cách mạng thành công thì quyền thuộc về dân chúng số nhiều; nhân dân làm chủ đất nước. Nhân dân theo quan điểm của Đảng ta là bao gồm tất cả người Việt nam có lòng yêu nước, yêu độc lập tự do. - Đảng ta luôn ý thức rằng: cách mạng là sự nghiệp của nhân dân , do nhân dân và vì nhân dân bởi nhân dân là người tham gia cách mạng; là nguồn sức mạnh của cách mạng và cách mạng phải mang lại quyền lợi cho đông đảo nhân dân. -Muốn phát huy được sức mạnh của nhân dân thì phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân; xây dựng Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân; hoạt động của Đảng và nhà nước là phải vì lợi ích nhân dân. Đại hội Đảng VII của đảng ta đã rút ra bài học:’’ Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân’’. C âu 4. Trình bày bài học’’ không ngừng củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân’’. *Đại đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ khi ra đời đến nay, thấu hiểu sức mạnh và giá trị của truyền thống dó, Đảng ta đã nâng đại đoàn kết lên một tầm cao mới trên nền tảng liên minh công-nông-trí. * Thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh: một trong những nhân tố cơ bản làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam- đó chính là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. * Điều kiện tiên quyết để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân: - Phải luôn đứng vững trên lập trường của giai cấp vô sản, giai cấp tiêu biểu cho lợi ích cuả người lao động- của số đông trong xã hội và tiêu biểu cho lợi ích của toàn dân tộc. - Không bao giờ được tách rời lợi ích chung của cả dân tộc với lợi ích riêng của giai cấp mình. * Phương pháp xây dựng khối đại đoàn kết: - Đảng ta phải xác định đúng đắn mục tiêu chiến lược, mục tiêu trước mắt và chương trình hành động phù hợp với quan hệ giai cấp biến đổi ở mỗi thời kỳ. -Đảng ta kết hợp việc củng cố khối liên minh công-nông-trí-nền tảng của khối đại đoàn kết với việc tranh thủ với các giai cấp khác, các cá nhân yêu nước có uy tín trong quần chúng. - Đảng ta xây dựng nên các mặt trận dân tộc nhân dân rộng rãi với các hình thức, tên gọi thích hợp với mục tiêu đấu tranh của từng thời kỳ. Trải qua các thời kỳ lịch sử, từ khi thành lập Đảng đến nay, Đảng ta đã quyết định thành lập các Mặt trận dân tộc với tên gọi như sau: + Hội phản đế đồng minh( ra đời ngày 18/11/1930). +Mặt trận dân chủ Đông Dương( ra đời tháng 6/1937) + Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương ( ra đời 11/1939) + Mặt trận Việt Minh ( ra đời tháng 5/1941). + Hội Liên Việt( ra đời tháng 5/1946) 142 + Mặt trận Liên Việt (ra đời 3/1951). + Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở miền Bắc( ra đời 9/1955) + Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ( ra đời 12/1960) + Mặt trận Tổ quốc Việt nam( thống nhất năm 1977). Đại đoàn kết dân tộc, xây dựng Mặt trận là vấn đề chiến lược cách mạng có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời kỳ lịch sử và góp phần vào thắng lợi của cách mạng. C âu 5. Trình bày bài học’’ kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế’’ * Cơ sở lý luận của vấn đề: Từ khi ra đời, Đảng ta đã xác định cách mạng Việt nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. * Cơ sở thực tiễn của vấn đề: Thực tế cách mạng Việt nam chứng minh: đoàn kết quốc tế là một trong những nhân tố cơ bản dẫn đến các thắng lợi của cách mạng Việt Nam. * Điều kiện kết hợp: - Đoàn kết quốc tế còn có mục tiêu ủng hộ, đoàn kết với các cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân các nước, phù hợp với điều kiện , khả năng thực tiễn của nước ta. - Phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa quyền lợi dân tộc và nghĩa vụ quốc tế, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản. * Nguyên tắc kết hợp; - Kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa sôvanh nước lớn, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, vị kỷ; chống áp đặt và can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. - Đề cao nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. Trong giai đoạn hiện nay, khi cả thế giới bước vào quá trình toàn cầu hoá, càng cần phải kết hợp yếu tố dân tộc với yếu tố quốc tế, yếu tố truyền thống và yếu tố thời đại để đưa đất nước tiến lên. Câu 6. Chứng minh rằng: ‘’Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam’’. * Đây là sự lựa chọn của chính lịch sử. * Đảng là đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích của cả dân tộc với khát vọng ‘’độc lập, tự do, hạnh phúc’’. * Đảng ta luôn quán triệt quan điểm:’’Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng’’ nên trong hơn bảy thập kỷ qua luôn vận động, lãnh đạo và tổ chức quần chúng thực hiện những nhiệm vụ cách mạng. * Đường lối đúng đắn của Đảng là một nhân tố quan trọng nhất quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Thực tế lịch sử Việt Nam chứng minh điều đó. Không chỉ đề ra đường lối, Đảng còn là lực lượng tổ chức và lãnh đạo trực tiếp để thực hiện đường lối đó. 143 Tóm lại: từ khi ra đời đến nay, Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất ở Việt Nam và Đảng đã đưa dân tộc ta tới nhiều thắng lợi vĩ đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ‘’Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội’’. Xem’’Tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam qua các đại hội và Hội nghị Trung ương 1930-2002.’’. Nguyễn Trọng Phúc chủ biên. NXB Lao động 2003. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. NXB CTQG 2001. 3. Lê Thế Lạng:’’ Vận dụng nghị quyết đại hội Đảng IX vào giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam’’. H. 2002. 144 145 DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT - CNXH: Chủ nghĩa xã hội. - XHCN: Xã hội chủ nghĩa. - DCCH: Dân chủ cộng hòa. - TBCN: Tư bản chủ nghĩa. - CNTB: Chủ nghĩa tư bản. - QTCS: Quốc tế Cộng sản, - BCH TW: Ban chấp hành Trung ương. - TW: Trung ương. - DTDC: Dân tộc dân chủ. 146 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................... 3 BÀI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 4 NHẬP MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ................................................ 4 GIỚI THIỆU ............................................................................................................................. 4 NỘI DUNG............................................................................................................................... 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 7 CHƯƠNG I ........................................................................................................................... 8 SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.......................................................... 8 ( 1920-1930) ........................................................................................................................... 8 GIỚI THIỆU ............................................................................................................................. 8 NỘI DUNG............................................................................................................................... 8 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG : ............................................................... 19 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI ............................................................................. 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 23 CHƯƠNG II........................................................................................................................ 25 QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN.................................................. 25 ( 1930-1945) ......................................................................................................................... 25 GIỚI THIỆU ........................................................................................................................... 25 NỘI DUNG............................................................................................................................. 25 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG : ............................................................... 49 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI ............................................................................. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 56 CHƯƠNG III ...................................................................................................................... 57 ĐẢNG LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ CAN THIỆP MỸ(1945-1954)................................................................................................................ 57 GIỚI THIỆU ........................................................................................................................... 57 NỘI DUNG............................................................................................................................. 57 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG : ............................................................... 67 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI ............................................................................. 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 73 CHƯƠNG IV ...................................................................................................................... 74 ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC(1954-1975) ........................................................ 74 GIỚI THIỆU ........................................................................................................................... 74 NỘI DUNG............................................................................................................................. 74 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG : ............................................................... 89 147 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI ............................................................................. 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 96 CHƯƠNG V........................................................................................................................ 97 ĐẢNG LÃNH ĐẠO CẢ NƯỚC QUÁ ĐỘ LÊN .............................................................. 97 CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975- ĐẾN NAY) ............................ 97 GIỚI THIỆU........................................................................................................................... 97 NỘI DUNG............................................................................................................................. 97 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG :............................................................. 122 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI ........................................................................... 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 129 CHƯƠNG VI .................................................................................................................... 130 NHỮNG THẮNG LỢI LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC .......................................................... 130 KINH NGHIỆM LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG ........................................ 130 GIỚI THIỆU......................................................................................................................... 130 NỘI DUNG........................................................................................................................... 130 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG :............................................................. 138 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI ........................................................................... 139 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 143 DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT ................................................................................. 145 LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 412LSU120 Chịu trách nhiệm bản thảo TRUNG TÂM ÐÀO TẠO BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 1 (Tài liệu này được ban hành theo Quyết định số: /QĐ-TTĐT1 ngày của Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông)
File đính kèm:
- bai_giang_lich_su_dang_cong_san_viet_nam_tran_thi_minh_tuyet.pdf