Bài giảng Môi trường con người
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG (7;13;1)
BÀI 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG (1;1;1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được một số khái niệm cơ bản về môi trường.
- Phân loại môi trường, phân tích thành phần và chức năng của môi trường.
- Xác định được các hoạt động để bảo vệ môi trường.
2. Kỹ năng
- Vận dụng được các phương pháp nghiên cứu của bộ môn vào quá trình học tập và nghiên cứu;
- Rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu và phân tích các vấn đề kinh tế xã hội
liên quan đến môi trường.
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường, tham gia tích cực bảo vệ môi trường, đồng thời vận động những người khác cùng bảo vệ môi trường sống;
- Phải có ý thức thường xuyên tích luỹ các kiến thức và tư liệu thực tiễn phục vụ cho việc học tập, giảng dạy môn học hay trong công tác chuyên môn.
II. NỘI DUNG
1. Khái niệm, phân loại, thành phần và chức năng của môi trường
1.1. Khái niệm môi trường
Môi trường được hiểu chung là tất cả những gì xung quanh chúng ta.
Tùy theo cách tiếp cận khác nhau, các tác giả có những định nghĩa khác nhau. Masn và Langenhim (1957) cho rằng: Môi trường là tổng hợp các yếu tố tồn tại xung quanh sinh vật và ảnh hưởng đến sinh vật. Joe Whiteney (1993) thì cho rằng: Môi trường là tất cả những gì ngoài cơ thể, có liên quan mật thiết và có ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người như: đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời, rừng, biển, tầng Ozôn, sự đa dạng các loài. Lương Tử Dung, Vũ Trung Ging (Trung Quốc) định nghĩa: Môi trường là hoàn cảnh sống của sinh vật, kể cả con người, mà sinh vật và con người đó không thể tách riêng ra khỏi điều kiện sống của nó.
Chương trình Môi trường Liên hiệp Quốc (UNEP) thì định nghĩa: “Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội, tác động lên từng cá thể hay cả cộng đồng”.
Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam (2005) định nghĩa: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
Như vậy, môi trường sống của con người theo định nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội,. Với nghĩa hẹp, thì môi trường sống của con người chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người như số m2 nhà ở, chất lượng bữa ăn hàng ngày, nước sạch, điều kiện vui chơi giải trí,. Ở nhà trường thì môi trường của học sinh, sinh viên gồm nhà trường với thầy cô giáo, bạn bè, nội quy của nhà trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, các tổ chức xã hội như Đoàn, Hội,. Tóm lại, môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta, tạo điều kiện để chúng ta sống, hoạt động và phát triển.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Môi trường con người
LỜI NÓI ĐẦU Lịch sử phát triển của xã hội loài người luôn gắn liền với mối quan hệ giữa con người và môi trường. Môi trường là cái nôi sinh ra con người, sinh ra các nền văn hóa, văn minh nhân loại. Môi trường có vai trò rất quan trọng đối với mọi mặt đời sống của con người, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của con người. Trong những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ dân số, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và sự phát triển của nền kinh tế, môi trường đang bị xuống cấp, có nơi bị hủy hoại nghiêm trọng gây nên nguy cơ mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường và sự cạn kiệt tài nguyên, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển bền vững của đất nước. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do con người, trong đó có một bộ phận lớn HS-SV chưa có được những hiểu biết cơ bản về bảo vệ môi trường. Thực hiện nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Chỉ thị số 02/2005/CT-BGDĐT ngày 31/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, để tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên tiếp cận với những kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết về bảo vệ môi trường và mối quan hệ giữa môi trường và con người, chúng tôi tiến hành biên soạn bài giảng “Môi trường và Con người”. Bài giảng được trình bày với 3 chương gồm: Chương 1. Những vấn đề cơ bản về môi trường Chương 2. Giáo dục môi trường Chương 3. Phương hướng và chương trình hành động về bảo vệ môi trường Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng và tham khảo nhiều nguồn tài liệu của các tác giả khác nhau, song bài giảng khó tránh khỏi các sai sót và khiếm khuyết. Vì vậy, tác giả mong nhận được các ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học nhà trường, các đồng nghiệp và các bạn đọc để bài giảng được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 1 Mục lục 2 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG 7 Bài 1: Một số khái niệm cơ bản về môi trường 7 I. Mục tiêu 7 II. Nội dung 7 1. Khái niệm, phân loại, thành phần và chức năng của môi trường 8 2. Một số khái niệm cơ bản về các vấn đề môi trường 12 III. Tóm tắt 13 IV. Câu hỏi ôn tập 13 V. Hướng dẫn SV tự học 13 Bài 2. Các nguyên lý sinh thái áp dụng trong khoa học môi trường 14 I. Mục tiêu 14 II. Nội dung 14 1. Sinh vật và môi trường 14 1.1. Nhân tố môi trường và nhân tố sinh thái 14 1.2. Một số quy luật cơ bản của sinh thái học 14 1.3 Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật 16 2. Quần thể 20 2.1. Khái niệm và các đặc trưng của quần thể 20 2.2. Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể 22 3. Quần xã 22 3.1. Khái niệm 22 3.2. Các đặc trưng của quần xã 23 4. Hệ sinh thái 24 4.1. Khái niệm 24 4.2. Cấu trúc của hệ sinh thái 25 5. Con người, hệ sinh thái và môi trường 25 5.1. Con người là vật tiêu thụ đặc biệt trong hệ sinh thái 25 5.2. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến đời sống con người 26 5.3. Con người đang làm biến đổi các hệ sinh thái tự nhiên và môi trường 27 III. Tóm tắt 29 IV. Câu hỏi ôn tập 30 V. Hướng dẫn SV tự học 31 Bài 3. Dân số và tài nguyên môi trường 31 I. Mục tiêu 31 II. Nội dung 31 1. Dân số học 31 1.1. Khái niệm và các thông số cơ bản của dân số học 31 1.2. Cấu trúc dân số 34 1.3. Phân bố và di chuyển dân cư 35 2. Dân số và dự báo về sự phát triển dân số thế giới 36 2.1. Dân số thế giới 36 2.2. Dự báo về sự phát triển dân số thế giới 36 3. Mối quan hệ giữa dân số và tài nguyên -môi trường 37 3.1. Dân số và tài nguyên đất 37 3.2. Dân số và tài nguyên rừng 37 3.3. Dân số và tài nguyên nước 38 3.4. Dân số và tài nguyên khí hậu 38 4. Dân số và phân bố dân cư ở Việt Nam 38 4.1. Dân số 38 4.2. Nguyên nhân của sự gia tăng nhanh dân số ở Việt Nam 38 4.3. Phân bố dân số và chuyển cư ở Việt Nam 39 4.4. Các giải pháp nhằm hạn chế sự gia tăng nhanh dân số ở Việt Nam 39 III. Tóm tắt 41 IV. Câu hỏi ôn tập 41 V. Hướng dẫn SV tự học 41 Bài 4: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường 42 I. Mục tiêu 42 II. Nội dung 43 1. Khái niệm và phân loại tài nguyên thiên nhiên 43 1.1. Khái niệm 43 1.2. Phân loại 43 2. Các loại tài nguyên và môi trường 44 2.1. Tài nguyên nước 44 2.1.1. Vai trò của tài nguyên nước 44 2.1.2. Hiện trạng tài nguyên nước trên thế giới 44 2.1.3. Tài nguyên nước ở Việt Nam 45 2.1.4. Giải pháp bảo vệ tài nguyên nước 46 2.2. Tài nguyên đất 47 2.2.1. Vai trò của tài nguyên đất 47 2.2.2. Hiện trạng tài nguyên đất trên thế giới 47 2.2.3. Tài nguyên đất ở Việt Nam 48 2.2.4. Giải pháp bảo vệ tài nguyên đất 49 2.3. Tài nguyên không khí 50 2.3.1. Vai trò của không khí đối với sự sống 50 2.3.2. Thành phần của không khí 50 2.3.3. Sự ô nhiễm không khí 50 2.4. Tài nguyên rừng 54 2.4.1. Vai trò và phân loại tài nguyên rừng 54 2.4.2. Tài nguyên rừng ở Việt Nam 55 2.4.3. Giải pháp bảo vệ tài nguyên rừng 56 2.5. Tài nguyên khoáng sản 56 2.5.1. Khái quát chung về tài nguyên khoáng sản 56 2.5.2. Tài nguyên khoáng sản Việt Nam 57 2.5.3. Giải pháp chung cho các vấn đề môi trường tài nguyên khoáng sản 58 2.6. Tài nguyên năng lượng 58 2.6.1. Khái quát chung về tài nguyên năng lượng 58 2.6.2. Tài nguyên năng lượng Việt Nam 60 2.7. Tài nguyên đa dạng sinh học 61 2.7.1. Khái niệm về tài nguyên sinh vật 61 2.7.2. Hiện trạng và giá trị của đa dạng sinh học 61 2.7.3. Tài nguyên sinh vật ở Việt Nam 63 2.7.4. Giải pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật 64 3. Ô nhiễm môi trường 64 III. Tóm tắt 67 IV. Câu hỏi ôn tập 67 V. Hướng dẫn SV tự học 68 Chương 2. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG 68 Bài 1: Những vấn đề chung về giáo dục môi trường 68 I. Mục tiêu 68 II. Nội dung 69 1. Thực trạng về môi trường 69 1.1. Thực trạng về môi trường trên hành tinh 69 1.2. Thực trạng về môi trường ở Việt Nam 69 2. Quan điểm chỉ đạo về giáo dục môi trường 69 2.1. Ý nghĩa của việc giáo dục môi trường 69 2.2. Giáo dục môi trường ở Việt Nam 70 III. Tóm tắt 73 IV. Câu hỏi ôn tập 73 V. Hướng dẫn SV tự học 73 Bài 2: Giáo dục môi trường trong trường mầm non 73 I. Mục tiêu 73 II. Nội dung 74 1. Mục đích giáo dục môi trường cho trẻ mầm non 74 2. Nhiệm vụ giáo dục môi trường cho trẻ mầm non 74 3. Các nguyên tắc giáo dục môi trường cho trẻ mầm non 74 4. Nội dung giáo dục môi trường cho trẻ mầm non 75 5. Phương pháp giáo dục môi trường cho trẻ mầm non 81 6. Các hình thức giáo dục môi trường cho trẻ mầm non 81 7. Điều kiện giáo dục môi trường cho trẻ mầm non 81 III. Tóm tắt 81 IV. Câu hỏi ôn tập 82 V. Hướng dẫn SV tự học 82 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 82 I. Mục tiêu 82 II. Nội dung 83 1. Phương hướng và chương trình hành động về bảo vệ môi trường ở quy mô toàn cầu 83 1.1. Các vấn đề môi trường toàn cầu 83 1.2. Quản lý và bảo vệ môi trường 86 2. Phương hướng và chương trình hành động về bảo vệ môi trường ở nước ta 86 2.1. Các vấn đề môi trường cấp bách ở Việt Nam 86 2.2. Bảo vệ môi trường ở Việt Nam 88 III. Tóm tắt 94 IV. Câu hỏi ôn tập 95 V. Hướng dẫn SV tự học 95 Tài liệu tham khảo 96 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG (7;13;1) BÀI 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG (1;1;1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được một số khái niệm cơ bản về môi trường. - Phân loại môi trường, phân tích thành phần và chức năng của môi trường. - Xác định được các hoạt động để bảo vệ môi trường. 2. Kỹ năng - Vận dụng được các phương pháp nghiên cứu của bộ môn vào quá trình học tập và nghiên cứu; - Rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu và phân tích các vấn đề kinh tế xã hội liên quan đến môi trường. 3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm - Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường, tham gia tích cực bảo vệ môi trường, đồng thời vận động những người khác cùng bảo vệ môi trường sống; - Phải có ý thức thường xuyên tích luỹ các kiến thức và tư liệu thực tiễn phục vụ cho việc học tập, giảng dạy môn học hay trong công tác chuyên môn. II. NỘI DUNG 1. Khái niệm, phân loại, thành phần và chức năng của môi trường 1.1. Khái niệm môi trường Môi trường được hiểu chung là tất cả những gì xung quanh chúng ta. Tùy theo cách tiếp cận khác nhau, các tác giả có những định nghĩa khác nhau. Masn và Langenhim (1957) cho rằng: Môi trường là tổng hợp các yếu tố tồn tại xung quanh sinh vật và ảnh hưởng đến sinh vật. Joe Whiteney (1993) thì cho rằng: Môi trường là tất cả những gì ngoài cơ thể, có liên quan mật thiết và có ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người như: đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời, rừng, biển, tầng Ozôn, sự đa dạng các loài. Lương Tử Dung, Vũ Trung Ging (Trung Quốc) định nghĩa: Môi trường là hoàn cảnh sống của sinh vật, kể cả con người, mà sinh vật và con người đó không thể tách riêng ra khỏi điều kiện sống của nó. Chương trình Môi trường Liên hiệp Quốc (UNEP) thì định nghĩa: “Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội, tác động lên từng cá thể hay cả cộng đồng”. Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam (2005) định nghĩa: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Như vậy, môi trường sống của con người theo định nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội,... Với nghĩa hẹp, thì môi trường sống của con người chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người như số m2 nhà ở, chất lượng bữa ăn hàng ngày, nước sạch, điều kiện vui chơi giải trí,... Ở nhà trường thì môi trường của học sinh, sinh viên gồm nhà trường với thầy cô giáo, bạn bè, nội quy của nhà trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, các tổ chức xã hội như Đoàn, Hội,... Tóm lại, môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta, tạo điều kiện để chúng ta sống, hoạt động và phát triển. 1.2. Phân loại môi trường Môi trường sống của con người thường được phân thành: - Môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng Mặt Trời, núi, sông, biển cả, không khí, động thực vật, đất, nước,... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây nhà cửa, trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ trong cuộc sống hàng ngày. - Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là luật lệ, thể chế, cam kết, quy định ở các cấp. Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các loài sinh vật khác. - Môi trường nhân tạo: bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên hoặc biến đổi theo, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu đô thị, công viên,... 1.3. Thành phần của môi trường Môi trường được cấu trúc từ bốn thành phần chủ yếu sau đây: Thạch quyển, Khí quyển, Thủy quyển và Sinh quyển. 1.3.1. Thạch quyển (Lithosphere) Thạch quyển còn được gọi là địa quyển hay môi trường đất. Thạch quyển gồm vỏ Trái Đất với độ sâu 60 -70km phần lục địa và 20-30km dưới đáy đại dương. Thạch quyển là môi trường ít biến động, khi độc tố xâm nhập gây ô nhiễm quá khả năng tự làm sạch thì rất khó phục hồi. Tuy nhiên, người ta thường ít quan tâm đến thành phần này. 1.3.2. Khí quyển (Atmosphere) Khí quyển còn gọi là môi trường không khí, được giới hạn trong lớp không khí bao quanh Địa cầu. Khí quyển được chia ra làm nhiều tầng: - Tầng đối lưu (Troposphere): từ 0 -10 hoặc 12km. Trong tầng này nhiệt độ và áp suất giảm theo độ cao. Càng lên cao nồng độ không khí càng loãng dần. Đỉnh của tầng đối lưu nhiệt độ có thể còn -50 đến -800C. - Tầng bình lưu (Statosphere): có độ cao từ 10 -50km. Trong tầng này nhiệt độ tăng dần và đến 50km nhiệt độ đạt được 00C. Áp suất giảm ở giai đoạn đầu, nhưng càng lên cao thì áp suất lại không giảm nữa và ở mức 0mmHg. Đặc biệt gần đỉnh tầng bình lưu có 1 lớp khí đặc biệt gọi là tầng Ozôn có nhiệm vụ che chắn các tia tử ngoại (UVB), không cho các tia này xuyên xuống mặt đất, giết hại sinh vật. - Tầng trung lưu (Mesosphere): từ 50 -90km. Trong tầng này nhiệt độ giảm dần và đạt đến cực lạnh (-90 đến -1000C). - Tầng ngoài (Thermosphere): từ 90km trở lên, trong tầng này không khí cực loãng và nhiệt độ tăng dần theo độ cao. Trong các tầng trên thì tầng có tính chất quyết định nhất đến môi trường sống của sinh vật là tầng đối lưu. 1.3.3. Thủy quyển (Hydrosphere) Thủy quyển còn gọi là môi trường nước. Thủy quyển bao gồm tất cả những phần nước của Trái Đất như: nước ao hồ, sông ngòi, suối, đại dương, băng tuyết, nước ngầm, Thủy quyển là thành phần không thể thiếu được của môi trường toàn cầu, nó duy trì sự sống cho con người và sinh vật. Khoảng 71% với 361 triệu km2 bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi mặt nước. Nước tồn tại trên Trái Đất ở cả 3 dạng: thể rắn (băng, tuyết), thể lỏng và thể khí (hơi nước), trong trạng thái chuyển động (sông, suối) hoặc tương đối tĩnh (hồ, ao). Phần lớn lớp phủ nước trên Trái Đất là biển và đại dương. 1.3.4. Sinh quyển (Biosphere) Sinh quyển còn gọi là môi trường sinh học. Khái niệm về Sinh quyển lần đầu tiên được nhà bác học người Nga V.I.Vernadski đề xướng năm 1926: Sinh quyển là toàn bộ các dạng vật sống tồn tại ở bên trong, bên trên và phía trên Trái Đất hoặc là lớp vỏ sống của Trái Đất, trong đó có các cơ thể sống và các hệ sinh thái hoạt động. Đây là một hệ thống động và rất phức tạp. Trong “Bách khoa thư địa lý Xô Viết” (1988) định nghĩa: “Sinh quyển là một trong những quyển của lớp vỏ Trái Đất mà thành phần, cấu trúc và năng lượng của nó chủ yếu được xác định bởi hoạt động của các cơ thể sống. Nơi sinh sống của sinh vật trong Sinh quyển bao gồm môi trường cạn (Địa quyển), môi trường không khí (Khí quyển) hoặc môi trường nước (Thu ỷ quyển). Đại bộ phận các sinh vật không sống ở những địa hình quá cao, càng lên cao số loài càng giảm, ở độ cao 1km có rất ít các loài sinh vật, ở độ cao 10 -15km chỉ quan sát được một số vi khuẩn, bào tử nấm. Sinh vật không thể phân bố vượt ra khỏi tầng Ozôn. 1.4. Chức năng của môi trường Đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng thì môi trường sống có 4 chức năng chủ yếu được mô tả khái quát qua sơ đồ sau (hình 1): Không gian sống của con người và các loài sinh vật MÔI TRƯỜNG Nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên Nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra Nơi lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tin Hình 1. Các chức năng chủ yếu của môi trường Sơ đồ trên cho thấy, môi trường có vai trò rất quan trọng đối với con người và sinh vật qua các chức năng như: 1.4.1. Môi trường là không gian sống của con người và thế giới sinh vật Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ ngơi, đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, kho tàng, bến cảng,... Trung bình mỗi ngày mỗi người đều cần khoảng 4m3 không khí sạch để hít thở; 2,5 ... ốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2009 -2015 nhấn mạnh: Phát triển những kế hoạch, những chương trình để nâng cao nhận thức cho những nhà quản lý Nhà nước về giáo dục, các tổ chức xã hội và cộng đồng; Phát triển và lồng ghép các chương trình giáo dục và đào tạo về biến đổi khí hậu vào chương trình giáo dục của các trường phổ thông; Thiết lập các kênh truyền thông đại chúng theo những chuyên đề về biến đổi khí hậu để trao đổi thông tin; Tuyên truyền và nâng cao nhận thức về những vấn đề biến đổi khí hậu trong cộng đồng; Tuyên truyền và nâng cao nhận thức về vấn đề giới trong các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; Tiến hành các chương trình nâng cao nhận thức và chống lại biến đổi khí hậu; Kế hoạch thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu là một bộ phận hữu cơ của phát triển bền vững ngành giáo dục. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Ban chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu và đang tiến hành xây dựng “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu” và dự án ưu tiên “Đưa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào các chương trình giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011 -2015”. 2.2.2. Các văn bản pháp quy về giáo dục bảo vệ môi trường 2.2.2.1. Nghị quyết và Chỉ thị của Bộ Chính trị *. Nghị quyết số 41-NQ/TW *. Chỉ thị số 29-CT/TW 2.2.2.2. Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” 2.2.2.3. Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 2.2.2.4. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) 2.2.2.5. Luật bảo vệ môi trường năm 2005 2.2.2.6. Lật Đa dạng sinh học 2.2.2.7. Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT ngày 31 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường 2.2.3. Giáo dục môi trường ở Việt Nam 2.2.3.1. Mục tiêu và đối tượng của giáo dục môi trường Định nghĩa giáo dục môi trường thường được gắn với mục tiêu của giáo dục MT. Định nghĩa được chấp nhận một cách phổ biến nhất do Hội nghị Quốc tế về giáo dục MT của Liên Hợp Quốc tổ chức tại Tbilisi năm 1977 đưa ra, giáo dục MT có mục đích: “Làm cho các cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế và văn hoá; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lý chất lượng môi trường”. Giáo dục môi trường cũng được quan niệm là: “Một quá trình thường xuyên qua đó con người nhận thức được môi trường của họ và thu được kiến thức, giá trị, kỹ năng, kinh nghiệm cùng quyết tâm hành động giúp họ giải quyết các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, để đạp ứng các yêu cầu của các thế hệ hiện nay mà không vi phạm khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai” (Dự án VIE/95/041, 1997). Qua các định nghĩa nêu trên có thể rút ra nhận xét tổng quát rằng, giáo dục môi trường nói chung có mục tiêu đem lại cho đối tượng các vấn đề sau: - Hiểu biết bản chất các vấn đề môi trường: tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt nhiều chiều, tính hạn chế của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu. Mục tiêu này thực chất là trang bị cho các đối tượng được giáo dục các kiến thức về môi trường. - Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển, đối với bản thân họ cũng như đối với cộng đồng, quốc gia của họ và quốc tế, từ đó có thái độ, cách ứng sử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng cho mình quan niệm đúng đắn về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kỹ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ. Như vậy, mục tiêu này có định hướng xây dựng thái độ (Attitude), cách đối xử thân thiện với môi trường. - Tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực trong việc lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng một cách hợp lý và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên để họ có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi họ ở và làm việc. Đây là mục tiêu về khả năng hành động (practice) cụ thể. Như vậy, giáo dục môi trường không phải là việc học một lần trong đời, mà là học suốt đời. Và phải được tiến hành giáo dục sâu rộng ngay từ tuổi ấu thơ tới tuổi trưởng thành. Đối với lứa tuổi nhỏ giáo dục môi trường có mục đích tạo nên “con người giác ngộ về môi trường” (The environmenltal person). Với lứa tuổi trưởng thành, mục đích này là “Người công dân có trách nhiệm về môi trường”. Với người đang hoạt động sản xuất, giảng dạy, dịch vụ, quản lý, mục đích này lại là hình thành “nhà chuyên môn thấu hiểu về môi trường” Mục đích cuối cùng của giáo dục môi trường là tiến tới xã hội hoá các vấn đề môi trường, nghĩa là tạo ra những công dân có nhận thức, có trách nhiệm về môi trường và biết sống vì môi trường theo những nấc thang được minh họa ở hình 26. Một khi các vấn đề môi trường đã được xã hội hoá thì những lợi ích kinh tế cho cộng đồng ngày một gia tăng và đặc biệt hiệu lực quản lý nhà nước tăng nhưng gánh nặng chi phí giảm hẳn. Do đó, những kết quả nghiên cứu về môi trường và các phương pháp khắc phục ở nhiều quốc gia trên Thế giới đã đi đến kết luận chung là: Không có giải pháp nào kinh tế và hiệu quả bằng việc đầu tư vào con người thông qua công tác giáo dục môi trường. Người công dân có trách nhiệm với môi trường Nhà chuyên môn thấu hiểu về môi trường Con người giác ngộ về môi trường Hình 17. Các mục tiêu của giáo dục môi trường 2.2.3.2. Nội dung của giáo dục môi trường Xuất phát từ mục tiêu nêu trên, về nội dung giáo dục môi trường đã được UNEP (1995) nhấn mạnh 5 đặc điểm: - Có tính liên ngành rộng, do giáo dục môi trường phải xem xét môi trường như một tổng thể hợp thành bởi nhiều thành phần: Thiên nhiên và các hệ sinh thái của nó: Kinh tế, dân số, xã hội, công nghệ, văn hoá (đáp ứng cho mục tiêu 1). - Nhấn mạnh nhận thức về giá trị nhân cách, đạo đức, trong thái độ, ứng xử và hành động trước các vấn đề môi trường (đáp ứng cho mục tiêu 2). - Cung cấp cho người học không chỉ những kiến thức cụ thể, kỹ năng thực hành, phương pháp phân tích, và đánh giá chi phí -lợi ích để họ có thể hành động độc lập, ra những quyết định phù hợp, hoặc cùng cộng đồng phòng ngừa xử lý các vấn đề môi trường một cách có hiệu quả (đáp ứng cho mục tiêu 3). - Phải đề cập đến vấn đề môi trường và phát triển bền vững của địa phương, vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế (do quan hệ không gian và tính liên quốc gia của các vấn đề môi trường). - Phải xem xét các vấn đề môi trường hiện nay và quan hệ với các vấn đề môi trường tương lai (do quan hệ thời gian và tính liên thế hệ của các vấn đề môi trường). Các nội dung nêu trên được truyền đạt cho người học 7 loại hoạt động giáo dục sau đây trong quá trình giáo dục môi trường: - Huy động kinh nghiệm của đối tượng giáo dục, tức là khai thác những kinh nghiệm thực tế sống phong phú và làm việc của bản thân. - Không ngừng nâng cao nhận thức về môi trường của đối tượng giáo dục, làm cho người học hiểu rõ bản chất, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường và trách nhiệm của họ đối với các vấn đề này. - Xem xét thái độ và quan niệm về giá trị, tức là xem xét tính đúng đắn và sự phù hợp của thái độ và quan niệm của người học về các vấn đề môi trường. - Xây dựng ý thức trách nhiệm, nghĩa là thái độ và quan niệm về giá trị phải được thể hiện thành ý thức trách nhiệm, cam kết của người học đối với các vấn đề môi trường cụ thể mà họ gặp. - Tăng cường hiểu biết về các vấn đề môi trường cần xử lý cũng như cần phòng Người công dân có trách nhiệm với môi trường, Nhà chuyên môn thấu hiểu về môi trường, Con người giác ngộ về môi trường ngừa và khả năng khoa học, công nghệ, quản lý để thực hiện các việc này. - Cung cấp kỹ năng: đó là những kỹ năng cụ thể để quan sát, phân tích, quyết định, hành động, và tổ chức hành động. - Khuyến khích hành động: các nội dung nêu trên cần được thể hiện trong thực tế thành hành động cụ thể của người học. 2.2.3.3. Phương pháp tiếp cận trong giáo dục môi trường Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy rằng, giáo dục môi trường thường được thực hiện theo 3 cách tiếp cận và 9 nguyên tắc về phương pháp: *. Ba cách tiếp cận giáo dục môi trường - Giáo dục về môi trường: Xem môi trường là một đối tượng khoa học, người dạy truyền đạt cho người học các kiến thức của bộ môn khoa học về môi trường, cũng như phương pháp nghiên cứu về đối tượng đó. Cụ thể: + Cung cấp những hiểu biết về hệ thống tự nhiên và hoạt động của nó; + Cung cấp những hiểu biết tác động của con người tới môi trường. - Giáo dục trong môi trường: Xem môi trường thiên nhiên hoặc nhân tạo như một địa bàn một phương tiện để giảng dạy, học tập, nghiên cứu. Với cách tiếp cận này, môi trường sẽ trở thành “Phòng thí nghiệm thực tế” đa dạng, sinh động cho người dạy và người học. Xét về hiệu quả học tập kiến thức, kỹ năng, nghiên cứu có thể hiệu quả rất cao. - Giáo dục vì môi trường: Truyền đạt kiến thức về bản chất, đặc trưng của môi trường hình thành thái độ, ứng xử, ý thức trách nhiệm, quan niệm giá trị nhân cách, đạo đức đúng đắn về môi trường, cung cấp tri thức kỹ năng, phương pháp cần thiết cho những quyết định, hành động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. *. Chín nguyên tắc về phương pháp giáo dục môi trường Xuất phát từ mục tiêu, nội dung và phương pháp tiếp cận và theo định nghĩa của Mursell (1954) thì: “Dạy học là tổ chức học tập, còn học tập là sự tìm kiếm để khám phá các ý tưởng và các mối quan hệ”. Do đó, phương pháp giáo dục môi trường cần chú ý trước hết vào quá trình học tập của đối tượng được giáo dục, xem quá trình dạy là để phục vụ cho quá trình học. Nói cách khác là trân trọng và khuyến khích sử dụng các phương pháp học tích cực, huy động sự chủ động tham gia của người học, tránh kiểu nghe và tiếp cận nội dung giảng của người dạy một cách thụ động, một chiều. Các nguyên tắc về phương pháp giáo dục môi trường thông thường có thể quy về 9 điểm sau: - Giảm bớt thuyết giảng tăng cường thảo luận, tranh cãi; - Giảm giờ giảng trong lớp, tăng giờ học ngoài hiện trường và trong PTN - Giảm bớt nhớ thuộc lòng, tăng cường khảo sát, nghiên cứu; - Giảm trả lời theo sách, tăng độc lập tư duy, giải quyết vấn đề; - Vận dụng nguyên lý, tránh tiếp nhận xuôi chiều lý thuyết sẵn có; - Tập tung xem xét hệ thông tin có hệ thống tránh sa vào hiện tượng vụn vặt; - Chú ý kinh nghiệm thực tế và khả năng vận dụng; - Tăng cường làm việc tập thể; - Chú ý khoá luận, dự án và đề tài khảo sát nghiên cứu. *. Theo các nguyên tắc trên, giáo dục môi trường thường chú ý sử dụng 7 phương pháp cụ thể sau: - Giáo dục qua kinh nghiệm thực tế của người học: người học được tiếp xúc trực tiếp với đối tượng học tập nghiên cứu. Thông thường người học được giao một việc làm cụ thể và được chỉ dẫn phương pháp, quy trình để quan sát, phân tích các hiện tượng, các dữ liệu và tự mình rút ra kết luận về các vấn đề môi trường đang tồn tại, các hậu quả và yêu cầu giải quyết. - Tham quan, khảo sát thực địa: người học quan sát một địa bàn thực tế không thể đem vào lớp học, được hướng dẫn phương pháp, quy trình để phân tích, đối chiếu, rút ra những kết luận. - Phương pháp giải quyết vấn đề: người học sử dụng các kiến thức và phương pháp đã được học để xác định vấn đề cần giải quyết, xây dựng giả định, phân tích dữ liệu liên quan và đề xuất giải pháp thích hợp. - Nghiên cứu những vấn đề môi trường thực tế, những trường hợp cụ thể của địa phương hoặc cơ sở nơi người học ở hoặc làm việc: lựa chọn vấn đề, làm rõ bản chất vấn đề, phân tích vấn đề theo những quan điểm khác nhau, tìm kiếm những giải pháp khả thi cho vấn đề. - Học tập theo thực tiễn dự án: nhằm giải quyết có hiệu quả một vấn đề môi trường cụ thể thông qua nghiên cứu, thử nghiệm cá nhân hoặc tập thể. - Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. - Phát triển các thái độ, cách ứng xử, đạo đức cần có về môi trường cụ thể thông qua lồng ghép các vấn đề giá trị trong bài giảng, giảng giải ý nghĩa của giá trị trong và ngoài bài giảng. Các kỹ thuật thường được dùng trong phương pháp này là tập hợp ý kiến của tập thể về giá trị, xếp loại, thăm dò quan niệm xây dựng và thực hiện kịch bản. III. TÓM TẮT Nhân loại đang đứng trước những vấn đề môi trường có tính toàn cầu, đó là quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu, sự vận động tầm xa của các chất gây ô nhiễm, sự suy giảm tầng Ôzôn, sự vận chuyển xuyên biên giới các sản phẩm và chất thải nguy hại, sự ô nhiễm môi trường, sự suy giảm đa dạng sinh học, sự gia tăng dân số, sự suy giảm các nguồn tài nguyên và vấn đề ô nhiễm biển và đại dương. Thế giới đang nổ lực để bảo vệ môi trường toàn cầu, tuy nhiên quan điểm giải quyết vấn đề của các quốc gia chưa thống nhất, điều này gây khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường. Việt Nam đang đối mặt với các vấn đề môi trường có tính chất cấp bách, đó là sự biến đổi khí hậu, sự suy thoái các nguồn tài nguyên, tình trạng xói mòn và hoang mạc hóa và sự ô nhiễm môi trường. Việt Nam là quốc gia đang phát triển phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam bằng nội lực và sự hỗ trợ của các quốc gia và tổ chức đã có nhiều nổ lực để bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động của việc biến đổi khí hậu, tạo môi trường phát triển bền vững. IV. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày việc quản lý bảo vệ môi trường trên thế giới. 2. Phân tích các vấn đề môi trường toàn cầu. 3. Trình bày Chiến lược quốc gia về môi trường và phát triển bền vững. 4. Trình bày các văn bản về bảo vệ môi trường Việt Nam. 5. Phân tích các vấn đề môi trường Việt Nam. 6. Trình bày mục tiêu và đối tượng, nội dung và phương pháp tiếp cận trong giáo dục môi trường. V. HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ HỌC 1. Sinh viên có thể tìm hiểu thêm về các nội dung của chương trong các trang web sau: - tainguyenso.vnu.edu.vn...; - www.monre.gov.vn.... 2. Sinh viên nghiên cứu bài giảng kết hợp việc học trên lớp, thảo luận và tự nghiên cứu giải quyết các câu hỏi phần ôn tập. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lưu Đức Hải (2001), Cơ sở khoa học môi trường. NXB ĐHQG Hà Nội, có tại thư viện trường CĐCĐ Kon Tum. 2. Trần Kiên (Chủ biên), Mai Sỹ Tuấn (2007), Giáo trình Sinh thái học và môi trường, NXB ĐHSP Hà Nội, có tại thư viện trường CĐCĐ Kon Tum. 3. Hoàng Thị Phương (2013), Giáo trình Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non, NXB ĐHSP, có tại GV. 4. Lê Thị Vân (2013), Con người và môi trường, NXB ĐHSP, có tại GV. 5. Lê Văn Trưởng, Nguyễn Kim Tiến (Đồng chủ biên) và các tác giả khác (2006), Giáo dục môi trường, NXB Giáo dục Hà Nội, có tại thư viện trường CĐCĐ Kon Tum. 6. dictinary.bachkhoatoanthu.gov.vn; 7. tailieu.vn; 8. tainguyenso.vnu.edu.vn; 9. tusach.thuvienkhoahoc.com; 10. vea.gov.vn; 11. www.khoahoc.com.vn; 12. www.kiemlam.org.vn; 13. www.moitruong.com.vn; 14. www.monre.gov.vn; 15. www.vietnamtourism.gov.vn.
File đính kèm:
- bai_giang_moi_truong_con_nguoi.docx