Nghiên cứu đặc tính và đề xuất biện pháp xử lý nước thải rửa xe từ các cơ sở rửa xe trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Tóm tắt - Tại các đô thị ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều các cơ sở

dịch vụ rửa xe, nước thải của các cơ sở này chưa được xử lý hoặc

xử lý không đảm bảo thải vào môi trường gây ô nhiễm. Nước thải

rửa xe chứa nhiều đất cát, các chất lơ lửng, dầu mỡ, các chất ô

nhiễm này nếu không được xử lý phù hợp sẽ ảnh hưởng đến hệ

thống thoát nước, làm cho hệ thống xử lý nước thải đô thị hoạt động

không hiệu quả, gây ảnh hưởng đến môi trường. Bài báo trình bày

các kết quả nghiên cứu đặc tính nước thải rửa xe, xây dựng và vận

hành mô hình thử nghiệm xử lý nước thải rửa xe, từ đó đề xuất biện

pháp xử lý nước thải rửa xe phù hợp cho các cơ sở rửa xe trên địa

bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.

pdf 6 trang yennguyen 3180
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc tính và đề xuất biện pháp xử lý nước thải rửa xe từ các cơ sở rửa xe trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc tính và đề xuất biện pháp xử lý nước thải rửa xe từ các cơ sở rửa xe trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Nghiên cứu đặc tính và đề xuất biện pháp xử lý nước thải rửa xe từ các cơ sở rửa xe trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam
80 Phan Như Thúc 
NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI RỬA 
XE TỪ CÁC CƠ SỞ RỬA XE TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ, 
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG, VIỆT NAM 
ANALYSING CHARACTERISTICS AND PROPOSING MEASURES FOR TREATING 
CARWASH WASTEWATER FROM CARWASH SERVICES IN CAM LE DISTRICT, 
DA NANG CITY, VIET NAM 
Phan Như Thúc 
Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng; pnthuc@dut.udn.vn 
Tóm tắt - Tại các đô thị ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều các cơ sở 
dịch vụ rửa xe, nước thải của các cơ sở này chưa được xử lý hoặc 
xử lý không đảm bảo thải vào môi trường gây ô nhiễm. Nước thải 
rửa xe chứa nhiều đất cát, các chất lơ lửng, dầu mỡ, các chất ô 
nhiễm này nếu không được xử lý phù hợp sẽ ảnh hưởng đến hệ 
thống thoát nước, làm cho hệ thống xử lý nước thải đô thị hoạt động 
không hiệu quả, gây ảnh hưởng đến môi trường. Bài báo trình bày 
các kết quả nghiên cứu đặc tính nước thải rửa xe, xây dựng và vận 
hành mô hình thử nghiệm xử lý nước thải rửa xe, từ đó đề xuất biện 
pháp xử lý nước thải rửa xe phù hợp cho các cơ sở rửa xe trên địa 
bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. 
Abstract - In urban areas of Viet Nam, there are many carwash 
service units; wastewater from these units that has not yet been treated 
or treated improperly, discharges into the environment resulting in 
polluted receiving water. Carwash wastewater contains soils, 
suspended solids, oil and grease, and other pollutants that, if it is not 
properly treated, will affect the drainage system, resulting in 
malfunction of urban sewage treatment system and damage to the 
environment. This paper presents the results of carwash wastewater 
characteristics, building and operating a carwash wastewater 
treatment pilot, and proposes the proper treatment method for carwash 
wastewater service units in Cam Le district, Da Nang city, Vietnam. 
Từ khóa - - Môi trường nước; xử lý nước thải; đặc tính nước thải 
rửa xe;cơ sở rửa xe; quận Cẩm Lệ. 
Key words - Water environment; wastewater treatment; carwash 
wastewater characteristic; carwash service; Cam Le district. 
1. Đặt vấn đề 
Đà Nẵng đang là một trong những thành phố có nhiều bước 
phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế,... Song song 
với sự phát triển đó, các nhà lãnh đạo thành phố còn quan tâm 
đến công tác bảo vệ môi trường với định hướng xây dựng Đà 
Nẵng thành thành phố môi trường vào năm 2020. Hiện nay, trên 
địa bàn thành phố Đà Nẵng tồn tại khá nhiều các cơ sở dịch vụ 
rửa xe, tuy nhiên công tác quản lý nước thải các cơ sở rửa xe 
(CSRX) vẫn chưa được quan tâm đúng mức. 
Tùy thuộc vào thiết bị rửa xe và kích thước của xe được 
rửa, lượng nước thải phát sinh trung bình 150-600 lít/xe [1, 
2]. Nước thải rửa xe (NTRX) chứa các chất bẩn như đất, 
cát, dầu, mỡ, chất hữu cơ, kim loại nặng có thể đi vào hệ 
thống thoát nước đô thị và chảy ra nguồn tiếp nhận ao, hồ, 
sông và biển [3]. Nghiên cứu của [4] cho thấy, NTRX từ 
các CSRX ở Malaysia có nồng độ COD vượt nhiều lần tiêu 
chuẩn quy định của Chính phủ Malaysia. Hiện nay, trên địa 
bàn thành phố Đà Nẵng, NTRX của các CSRX chưa qua 
xử lý hoặc xử lý không đảm bảo, nồng độ các chất ô nhiễm 
khá cao mà vẫn được đổ trực tiếp vào nguồn tiếp nhận như 
sông, hồ, hoặc dẫn thẳng vào hệ thống cống thoát nước của 
thành phố, gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống cống 
cũng như trạm xử lý nước thải chung của thành phố. 
Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh 
nước thải và xây dựng mô hình xử lý nước thải phù hợp cho 
các CSRX trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là rất cần thiết. 
2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
- Đối tượng nghiên cứu tổng quát: Các cơ sở dịch vụ 
rửa xe trên địa bàn quận Cẩm Lệ, nơi tập trung khá nhiều 
cơ sở dịch vụ rửa xe của thành phố Đà Nẵng. 
- Đối tượng nghiên cứu chi tiết: nước thải rửa xe, mô 
hình xử lý nước thải rửa xe. 
2.2. Nội dung nghiên cứu 
- Khảo sát, thống kê các CSRX trên địa bàn quận Cẩm 
Lệ, thành phố Đà Nẵng. 
- Thu mẫu, phân tích mẫu nước thải các CSRX. 
- Xây dựng và vận hành mô hình dạng pilot được đặt tại 1 
CSRX để xử lý NTRX, từ đó đề xuất biện pháp xử lý NTRX 
cho các CSRX trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. 
2.3. Phương pháp nghiên cứu 
2.3.1. Phương pháp điều tra 
Lập phiếu điều tra gồm các câu hỏi có liên quan đến 
vấn đề cần nghiên cứu để thu thập thông tin từ người chủ 
cơ sở hoặc người trực tiếp hoạt động rửa xe về quy mô, quy 
trình hoạt động, dòng vật chất, năng lượng cũng như các 
hành vi trong hoạt động rửa xe. 
2.3.2. Phương pháp đo đạc và phân tích các thông số môi trường 
Việc đo đạc và phân tích các thông số môi trường trong 
nước thải rửa xe được thực hiện theo quy định của Tiêu 
chuẩn Việt Nam (Bảng 1). 
Bảng 1. Phương pháp phân tích các thông số môi trường 
TT Thông số Phương pháp phân tích 
1 pH Máy đo pH, Hanna HI 98107 
2 SS TCVN 6625:2000 
3 COD 
TCVN 6491:1999, phương 
pháp bicromat 
4 Chất hoạt động bề mặt TCVN 6336-1998 
5 Tổng dầu mỡ khoáng TCVN 5070:1995 
2.3.3. Phương pháp đo đạc lưu lượng 
- Xác định lưu lượng vòi xịt: cho vòi xịt cao áp đổ đầy 
bình có thể tích 5 lít và xác định thời gian làm đầy bình 5l 
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, VOL. 17, NO. 1.1, 2019 81 
(đơn vị giây, s), từ đó tính được lưu lượng vòi xịt (l/s). 
- Lưu lượng nước thải các cơ sở rửa xe được xác định 
bằng phương pháp Đập chắn có khe hình chữ V. 
2.3.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu 
Sử dụng phần mềm MS Excel để tổng hợp, phân tích 
các số liệu đã thu thập được và vẽ đồ thị, biểu đồ. 
2.3.5. Mô hình xử lý nước thải rửa xe 
Mô hình xử lý NTRX được xây dựng trên cơ sở tham 
khảo tài liệu [5] gồm bể keo tụ có kích thước: 500 cm x 
240 cm x 250 cm, bể lắng ngang có kích thước: 1.800 cm 
x 570 cm x 350 cm (Hình 1). 
Nước thải sau khi vào bể keo tụ sẽ được châm chất keo 
tụ và chất ổn định pH. Sau đó, nước thải được dẫn qua bể 
lắng ngang, tiến hành xác định hiệu suất xử lý SS, COD 
của mô hình này bằng cách lấy mẫu và phân tích chất lượng 
nước thải đầu vào và đầu ra mô hình như Hình 1. 
Hình 1. Mô hình hệ thống xử lý nước thải rửa xe 
3. Kết quả nghiên cứu và khảo sát 
3.1. Hiện trạng môi trường tại các cơ sở rửa xe trên địa 
bàn quận Cẩm Lệ 
3.1.1. Kết quả đánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ rửa xe 
Hình 2. Số lượng xe được rửa cao nhất trong một ngày tại 
các CSRX ở quận Cẩm Lệ 
Số lượng xe được rửa trong một ngày tại các CSRX là 
không giống nhau phụ thuộc vào vị trí, quy mô và uy tín đối với 
khách hàng (Hình 2). Các CSRX có doanh thu cao nhất là vào 
các ngày cuối tuần (thứ 6, thứ 7 và chủ nhật), đặc biệt là vào các 
dịp lễ, Tết. Doanh thu thấp nhất rơi vào tháng 10, 11 vì đây là 
mùa mưa nên nhu cầu rửa xe cũng ít hơn các tháng khác. 
3.1.2. Kết quả khảo sát chất lượng nguồn nước cấp cho rửa 
xe và nước thải rửa xe tại các cơ sở rửa xe 
a. Chất lượng nguồn nước cấp cho rửa xe 
Nguồn nước được sử dụng để làm dịch vụ rửa xe tại 
CSRX 282 Nguyễn Hữu Thọ là nước ngầm được khai thác 
ở độ sâu 15m, kết quả phân tích chất lượng nước ngầm 
được trình bày ở Bảng 2. 
Bảng 2. Kết quả phân tích thành phần nước ngầm tại 
cơ sở rửa xe 282 Nguyễn Hữu Thọ 
TT Thông số 
Đơn 
vị 
Giá trị 
QCVN 09-
MT:2015/
BTNMT 
1 pH 6,8 5,5-8,5 
2 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) mg/l 125 1500 
3 
Độ cứng tổng số (tính theo 
CaCO3) 
mg/l 53,75 500 
4 Kẽm (Zn) mg/l 0,466 3 
5 Sắt (Fe) mg/l 0,204 5 
6 Mangan (Mn) mg/l 0,0238 0,5 
7 Chì mg/l KPH 0,01 
8 Nitrat (NO3- tính theo N) mg/l 0,388 15 
9 Amôni (NH4+) mg/l 0,325 1 
10 Sunfat (SO42-) mg/l 12,45 400 
11 Clorua (Cl-) mg/l 19,86 250 
Ghi chú: 
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật 
quốc gia về nước dưới đất; 
- KPH: không phát hiện; 
- Vị trí lấy mẫu: vòi nước đầu ra của máy bơm nước ngầm. 
Kết quả phân tích cho thấy, các thông số khảo sát đều 
nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09-
MT:2015/BTNMT. Như vậy, chất lượng nước ngầm ở cơ 
sở 282 Nguyễn Hữu Thọ khá tốt, không bị ô nhiễm, phù 
hợp để làm nước cấp cho quá trình rửa xe. 
b. Hiện trạng nước thải rửa xe 
Nước thải rửa xe chứa nhiều đất, cát, các vật chất lớn 
như lá cây, cành cây,... Nước thải rửa xe đa số là chảy theo 
mương hở trước khi đổ vào hệ thống thoát nước đô thị. 
Lượng cát, rác thải trong nước thải rửa xe nếu không 
được tách khỏi nước thải có thể gây tắc nghẽn hệ thống 
cống thoát nước đô thị. 
c. Lưu lượng nước thải rửa xe 
Lưu lượng NTRX tại các CSRX là không giống nhau, 
dao động từ 1-8 m3/ngày (Bảng 2). Có sự khác biệt này là 
do ở mỗi CSRX có cách sử dụng nước khác nhau và phụ 
thuộc vào quy mô của cơ sở, lượng khách của mỗi cơ sở. 
Bảng 2. Lưu lượng nước thải tại các cơ sở rửa xe 
TT Tên cơ sở 
Lưu 
lượng 
vòi xịt 
(l/s) 
Số 
lượng 
vòi xịt 
(cái) 
Lưu 
lượng 
nước thải 
max (l/s) 
Lưu lượng 
nước thải 
theo ngày 
(m3/ngày) 
1 
Tiệm rửa xe, thay nhớt, 
vệ sinh nội thất - 282 
Nguyễn Hữu Thọ 
0,30 01 0,3 2,8 
2 
Tiệm rửa xe Việt Tiến - 
351 Phan Đăng Lưu 
0,20 02 0,4 8,0 
3 
Cửa hàng rửa xe Việt Tiến 
3 - Đường Lê Đại Hành 
0,17 02 0,35 3,8 
4 
Rửa xe Oto - Xe máy - 2 
Lương Định Của 
0,25 02 0,5 2,6 
5 
Rửa xe Hoàng Lương - 
Đường Xuân Thủy 
0,30 01 0,3 1,5 
82 Phan Như Thúc 
6 
Rửa xe anh Phương - 
Đường Trần Tống 
0,25 01 0,25 1,0 
7 
Rửa xe Đăng Bảo - 85 
Lê Đại Hành 
0,27 02 0,6 3,9 
8 
Rửa xe - Thay nhớt 
Thành Nhân 3 - Đường 
Lê Đại Hành 
0,25 02 0,5 2,0 
9 
Rửa xe- Thay nhớt cây 
xăng - 384 Cách mạng 
tháng 8 
0,28 01 0,28 2,0 
10 
Trung tâm chăm sóc xe 
hơi 3S - 477 Nguyễn 
Hữu Thọ 
0,25 03 0,75 3,0 
d. Tính chất vật lý, hóa học của nước thải rửa xe 
Theo thống kê, trên địa bàn quận Cẩm Lệ có 10 CSRX, 
trong đó CSRX địa chỉ 384 đường Cách mạng tháng 8 có 
xử lý NTRX bằng bể lắng 3 ngăn, các CSRX còn lại có xử 
lý nước thải sơ bộ bằng hố thu gom lắng cặn, tuy nhiên 
nước thải đầu ra vẫn chưa đáp ứng yêu cầu Cột B, QCVN 
40:2011/BTNMT. Kết quả thu mẫu và phân tích mẫu nước 
thải rửa xe của một số CSRX được trình bày ở Bảng 3. 
Bảng 3. Kết quả phân tích thành phần nước thải rửa xe tại 
các cơ sở rửa xe trên địa bàn quận Cẩm Lệ 
T
T 
Thông số 
Đơn 
vị 
NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 QCVN 
1 Nhiệt độ oC 26 25 26 25 26 25 40 (*) 
2 pH - 7,2 7,8 7,5 7,5 7 7,1 5,5-9(*) 
3 SS mg/l 262 287 280 150 230 251 100 (*) 
4 COD mg/l 284 325 340 280 263 283 150 (*) 
5 
Chất hoạt 
động bề mặt 
mg/l 0,86 1,24 
10 (**) 
6 
Tổng dầu 
mỡ khoáng 
mg/l 8,6 1,5 
10 (*) 
Ghi chú: 
- NT1: mẫu nước thải lấy tại giai đoạn làm sạch đất sơ 
bộ CSRX 282 Nguyễn Hữu Thọ. 
- NT2: mẫu nước thải lấy tại giai đoạn làm sạch chất 
tẩy rửa CSRX 282 Nguyễn Hữu Thọ. 
- NT3: mẫu nước thải lấy tại giai đoạn làm sạch đất sơ 
bộ CSRX Đăng Bảo, 85 đường Lê Đại Hành. 
- NT4: mẫu nước thải lấy tại giai đoạn làm sạch chất 
tẩy rửa CSRX Đăng Bảo, 85 đường Lê Đại Hành. 
- NT5: mẫu nước thải lấy tại giai đoạn làm sạch đất sơ 
bộ CSRX Việt Tiến 3, đường Lê Đại Hành. 
- NT6: mẫu nước thải lấy tại giai đoạn làm sạch chất 
tẩy rửa CSRX Việt Tiến 3, đường Lê Đại Hành. 
- (*) QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật 
quốc gia về nước thải công nghiệp, Cột B. 
- (**) QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật 
quốc gia về nước thải sinh hoạt, Cột B. 
Kết quả phân tích cho thấy, NTRX có SS, COD vượt quy 
chuẩn môi trường cho phép. Các thông số như nhiệt độ, pH, 
tổng dầu mỡ khoáng, chất hoạt động bề mặt nằm trong giới 
hạn cho phép. Điều này có thể được giải thích là do lượng 
chất hoạt động bề mặt và dầu mỡ ít hơn so với lưu lượng 
nước thải nên nồng độ thấp. Hơn nữa, các CSRX được khảo 
sát chủ yếu là rửa xe ô tô du lịch, lượng dầu mỡ không bị rò 
rỉ nhiều. Nồng độ COD trong NTRX của các CSRX ở quận 
Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng là tương tự nồng độ COD trong 
NTRX của 5 CSRX ở quận Skudai, TP. Johor, Malaysia khi 
có giá trị COD từ 75 - 738 mg/l [4]. 
3.2. Kết quả vận hành mô hình xử lý nước thải 
3.2.1. Kết quả xác định tải trọng tối ưu của bể lắng ngang 
Theo [6] bể lắng ngang lưu lượng nhỏ cần được thiết kế 
với tải trọng 20 - 60 m3/m2.ngày. Do vậy, chúng tôi vận 
hành thử nghiệm mô hình ở 2 tải trọng thấp theo khuyến 
nghị trên là 20m3/m2.ngày, tương ứng với vận tốc dòng 
chảy trong vùng công tác v = 1,6 mm/s và 30m3/m2.ngày, 
tương ứng với vận tốc dòng chảy trong vùng công tác 
v = 2,4 mm/s. Vận tốc dòng chảy trong vùng công tác 1,6 
mm/s và 2,4 mm/s cũng phù hợp với đề xuất của tài liệu [7]. 
Vận hành bể lắng ngang ở tải trọng bề mặt 
20m3/m2.ngày, vận tốc dòng chảy trong vùng công tác 
v = 1,6 mm/s, tiến hành lấy mẫu và phân tích 2 thông số SS 
và COD nhằm xác định hiệu suất của bể lắng ngang. 
Kết quả cho thấy, hiệu suất xử lý SS đạt từ 46 - 52% (Hình 
3). SS trong nước thải sau xử lý vẫn có thời điểm cao hơn 
quy chuẩn cho phép, SS = 120 mg/l > 100 mg/l (Cột B, 
QCVN 40:2011/BTNMT). 
Hình 3.Hiệu suất xử lý SS khi vận hành ở tải trọng bề mặt 
q1 = 20 m3/m2.ngày, vận tốc dòng chảy v = 1,6 mm/s 
Kết quả cho thấy, hiệu suất xử lý COD đạt từ 26 - 39% 
(Hình 4). COD trong nước thải sau xử lý nằm trong giới 
hạn quy chuẩn cho phép,COD = 124 - 140 mg/l <150 mg/l 
(Cột B, QCVN 40:2011/BTNMT). 
Hình 4. Hiệu suất xử lý COD khi vận hành ở tải trọng bề mặt 
q1 = 20 m3/m2.ngày, vận tốc dòng chảy v = 1,6 mm/s 
Hình 5. Hiệu suất xử lý SS ở tải trọng bề mặt q2 = 30 m3/m2.ngày, 
vận tốc dòng chảy v = 2,4 mm/s 
Tiếp tục thử nghiệm vận hành bể lắng ngang hoạt động 
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, VOL. 17, NO. 1.1, 2019 83 
ởtải trọng bề mặt 30m3/m2.ngày, vận tốc dòng chảy trong 
vùng công tác v = 2,4 mm/s. Kết quả cho thấy, hiệu suất xử 
lý SS đạt từ 29 - 31% (Hình 5), SS trong nước thải sau xử 
lý cao hơn quy chuẩn cho phép, SS = 124-178 mg/l > 
100 mg/l (Cột B, QCVN 40:2011/BTNMT). 
Kết quả cho thấy, hiệu suất xử lý COD đạt từ 14 - 25% 
(Hình 6). COD trong nước thải sau xử lý cao hơn quy chuẩn 
cho phép,COD = 168 mg/l > 150 mg/l (Cột B, QCVN 
40:2011/BTNMT). 
Việc vận hành mô hình ở các tải trọng khác nhau cho 
thấy, hiệu suất xử lý SS và COD của bể lắng ngang khi hoạt 
động với tải trọng bề mặt q1= 20 m3/m2.ngày, vận tốc dòng 
chảy v = 1,6 mm/slà cao hơn so với khi hoạt động ở tải 
trọng bề mặt q2 = 30 m3/m2.ngày, vận tốc dòng chảy 
v = 2,4 mm/s. Tiếp tục vận hành mô hình ở tải trọng bề mặt 
20m3/m2.ngày, vận tốc dòng chảy v = 1,6 mm/s (tải trọng 
có hiệu suất xử lý cao) để theo dõi hiệu quả xử lý. 
Hình 6. Hiệu suất xử lý COD ở tải trọng bề mặt 
q2 = 30 m3/m2.ngày, vận tốc dòng chảy v = 2,4 mm/s 
* Kết quả vận hành bể lắng ngang ở tải trọng tối ưu 
Bể lắng ngang được vận hành liên tục trong nhiều ngày 
ở tải trọng bề mặt 20m3/m2.ngày, vận tốc dòng chảy trong 
vùng công tác v = 1,6 mm/s và theo dõi hiệu suất xử lý. 
Kết quả vận hành cho thấy, hiệu suất xử lý SS của bể lắng 
ngang dao động từ 47% đến 53%, nồng độ SS đầu vào 140 
mg/l nước thải sau xử lý đạt Cột B, QCVN 40:2011/BTNMT 
(Hình 7). Tuy nhiên, khi nồng độ SS đầu vào tăng cao hơn 255 
mg/l thì nồng độ SS đầu ra không đạt quy chuẩn quy định. 
Như vậy, để đảm bảo nước thải đầu ra đạt QCVN, cần sử dụng 
thêm chất keo tụ để tăng hiệu quả xử lý SS. 
Hình 7. Hiệu suất xử lý SS của bể lắng ở mức tải trọng tối ưu 
Hình 8. Hiệu suất xử lý COD của bể lắng ở mức tải trọng tối ưu 
Hiệu suất xử lý COD của bể lắng ngang đạt từ 37 đến 
77% (Hình 8), nồng độ COD đầu vào và đầu ra thấp hơn 
quy chuẩn quy định (Cột B, QCVN 40:2011/BTNMT). 
3.2.2. Vận hành mô hình bể lắng ngang kết hợp keo tụ 
a. Kết quả xác định chất keo tụ phù hợp 
Thử nghiệm xử lý NTRX với các chất keo tụ khác nhau 
cho thấy, hiệu quả tách chất rắn lơ lửng (SS) và các chất 
hữu cơ (COD) trong nước thải ở TN2 (sử dụng phèn kép 
amoni) là cao nhất (Bảng 4). 
Bảng 4. Kết quả xác định loại chất keo tụ phù hợp 
Thí nghiệm TN0 TN1 TN2 TN3 
pH 7 7 7 7 
SS (mg/l) 420 70 12 52 
COD (mg/l) 27 15 9 12 
Ghi chú: 
- TN0 là mẫu NTRX đầu vào. 
- TN1 là mẫu NTRX với chất keo tụ là phèn sắt. 
- TN2 là mẫu NTRX với chất keo tụ là phèn kép amoni 
NH4Al(SO4)2. 
- TN3 là mẫu NTRX với chất keo tụ là PAC (Poly 
Aluminium Chloride). 
b. Kết quả xác định pH tối ưu cho quá trình keo tụ 
Thử nghiệm xử lý NTRX ở các giá trị pH khác nhau 
cho thấy, hiệu suất xử lý SS và COD khi keo tụ bằng phèn 
kép amoni cao nhất ở pH = 6,5 (Bảng 5). Các thí nghiệm 
về xác định lượng chất keo tụ tối ưu sẽ được tiến hành ở 
pH = 6,5, việc điều chỉnh pH được thực hiện bằng dung 
dịch H2SO45% và dung dịch NaOH 0,5M. 
Bảng 5. Kết quả xác định pH tối ưu khi keo tụ bằng 
 phèn kép amoni 
Thí 
nghiệm 
pH SS (mg/l) 
COD 
(mg/l) 
Hiệu suất xử 
lý SS (%) 
Hiệu suất xử 
lý COD (%) 
NT0 7,0 420 78 
NT1 5,5 150 17 64,3 78,0 
NT2 6,0 148 18 64,7 79,0 
NT3 6,5 148 12 64,7 84,6 
NT4 7,0 157 15 62,6 80,7 
NT5 7,5 153 20 63,5 74,0 
NT6 8,0 155 18 63,0 77,0 
c. Kết quả xác định lượng chất keo tụ tối ưu 
Thử nghiệm xử lý NTRX ở pH = 6,5 với các liều lượng 
phèn kép amoni khác nhau để đánh giá hiệu suất xử lý 
SS.Hàm lượng chất keo tụ tối ưu là hàm lượng ứng với mẫu 
có SS, COD thấp nhất [5]. 
Bảng 6. Kết quả xác định liều lượng phèn kép amoni tối ưu 
Thí 
nghiệm 
pH 
Phèn kép 
amoni 
(mg/l) 
Dung dịch 
NaOH 
0,5N (ml) 
SS 
(mg/l) 
Hiệu suất 
xử lý SS 
(%) 
NTRX 7 0 0 420 
P1 6,5 25 0,6 150 64,3 
P2 6,5 100 2.2 132 68,6 
P3 6,5 200 2,6 121 71,2 
P4 6,5 300 3,1 105 75,0 
84 Phan Như Thúc 
P5 6,5 350 3,5 94 77,6 
P6 6,5 400 4,3 76 81,9 
P7 6,5 450 4,7 62 85,2 
P8 6,5 500 5,0 22 94,7 
P9 6,5 550 6,1 18 95,7 
P10 6,5 600 7,5 20 95,2 
Kết quả cho thấy, khi tăng liều lượng phèn, hiệu suất 
xử lý SS cũng tăng theo. Tuy nhiên, việc tăng liều lượng 
phèn sẽ làm tăng chi phí và giá thành xử lý nước thải, do 
đó tác giả tiến hành thử nghiệm xử lý NTRX ở tải trọng tối 
ưu với tải trọng bề mặt q1= 20 m3/m2.ngày,vận tốc dòng 
chảy trong vùng công tác v = 1,6 mm/s, ở 2 mức liều lượng 
phèn kép amoni: 350 mg/l là mức hàm lượng SS sau xử lý 
vừa đạt QCVN và 500 mg/l là mức hàm lượng SS sau xử 
lý có sự suy giảm đáng kể, đồng thời việc tăng thêm liều 
lượng phèn trên mức 500 mg/l cũng không làm tăng hiệu 
suất xử lý SS đáng kể (Bảng 6). 
3.2.3. Kết quả vận hành mô hình xử lý bể lắng ngang kết 
hợp với keo tụ 
a. Kết quả vận hành mô hình bể lắng ngang kết hợp 
keo tụ với 2 liều lượng phèn kép amoni là 350 mg/l và 
500 mg/l, ở tải trọng bề mặt q = 20 m3/m2.ngày, vận tốc 
dòng chảy trong vùng công tác v = 1,6 mm/s 
* Với liều lượng phèn kép amoni là 350 mg/l, pH = 6,5 
Kết quả vận hành cho thấy khi nồng độ SS đầu vào 
khoảng 310 mg/l thì nồng độ SS đầu ra đạt QCVN. Tuy 
nhiên khi nồng độ SS đầu vào tăng đến 380 mg/l thì nồng 
độ SS đầu ra vượt QCVN (Hình 9). Như vậy, xử lý NTRX 
với liều lượng phèn kép amoni 350 mg/l, pH=6,5 thì không 
thể xử lý đạt QCVN khi nồng độ SS đầu vào là 380 mg/l. 
Hình 9. Nồng độ và hiệu suất xử lý SS của bể lắng ngang kết 
hợp keo tụ với liều lượng phèn kép amoni là 350 mg/l 
Kết quả cũng cho thấy, hiệu suất xử lí COD khi liều 
lượng phèn kép amoni là 350 mg/l đạt 67% và 83%. Nồng 
độ COD đầu vào và đầu ra đều đạt quy chuẩn (Hình 10). 
Hình 10. Nồng độ và hiệu suất xử lý COD của bể lắng ngang 
kết hợp keo tụ với liều lượng phèn kép amoni là 350 mg/l 
* Với liều lượng phèn kép amoni là 500 mg/l, pH = 6,5 
Hình 11. Nồng độ và hiệu suất xử lý SS của bể lắng ngang 
kết hợp keo tụ với liều lượng phèn kép amoni là 500 mg/l 
Hình 12. Nồng độ và hiệu suất xử lý COD của bể lắng ngang 
kết hợp keo tụ với liều lượng phèn kép amoni là 500 mg/l 
Với liều lượng phèn kép amoni là 500 mg/l, hiệu suất 
xử lý SS của bể lắng ngang đạt từ 83% đến 85% (Hình 11), 
nước thải đầu ra đáp ứng quy định Cột B, QCVN 
40:2011/BTNMT. Như vậy, khi xử lý NTRX với liều 
lượng phèn kép amoni 500 mg/l, pH=6,5 thì bể lắng ngang 
có thể xử lý nước thải đầu vào với SS = 350 mg/l, nước thải 
đầu ra đáp ứng Cột B, QCVN 40:2011/BTNMT. 
Hiệu suất xử lý COD khi liều lượng phèn kép amoni là 
500 mg/l đạt 72% và 79% (Hình 12). Nồng độ COD đầu 
vào và đầu ra đều đạt Cột B, QCVN 40:2011/BTNMT. 
Kết quả nghiên cứu vận hành mô hình bể lắng ngang 
kết hợp keo tụ bằng phèn kép amoni cho thấy, với liều 
lượng phèn là 500 mg/l NTRX sau xử lý đạt Cột B, QCVN 
40:2011/BTNMT và có thể đạt Cột A nếu nồng độ SS đầu 
vào không quá cao. 
b. Kết quả vận hành mô hình bể lắng ngang kết hợp 
keo tụ bằng phèn kép amoni với liều lượng 500 mg/l, ở 
tải trọng bề mặt q = 20 m3/m2.ngày, vận tốc dòng chảy 
v = 1,6 mm/s 
Hiệu suất xử lý SS của bể lắng ngang kết hợp keo tụ là 
khá cao, đạt từ 79% đến 82% (Hình 13). Nước thải đầu ra 
có nồng độ SS đạt Cột B, QCVN 40:2011/BTNMT. 
Hình 13. Nồng độ và hiệu suất xử lý SS của bể lắng ngang kết hợp 
keo tụ ở điều kiện tối ưu tại các thời điểm khác nhau trong ngày 
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, VOL. 17, NO. 1.1, 2019 85 
Hình 14. Nồng độ và hiệu suất xử lý COD của bể lắng ngang 
kết hợp keo tụ ở điều kiện tối ưu tại các thời điểm khác nhau 
trong ngày 
Kết quả cũng cho thấy, hiệu suất xử lý COD của mô 
hình bể lắng ngang kết hợp keo tụ đạt từ 49% đến 69% 
(Hình 14). Nước thải đầu ra có nồng độ COD đạt Cột B, 
QCVN 40:2011/BTNMT. 
Như vậy, bể lắng ngang kết hợp keo tụ bằng phèn kép 
amoni với liều lượng 500 mg/l, vận hành ở tải trọng bề mặt 
q = 20 m3/m2.ngày, vận tốc dòng chảy v = 1,6 mm/s có thể 
xử lý NTRX đảm bảo đạt quy chuẩn môi trường quy định. 
3.3. Đề xuất giải pháp xử lý nước thải rửa xe 
Hệ thống xử lý NTRX đề xuất xây dựng tại CSRX là 
công trình ngầm dưới mặt sàn công tác với các phương 
pháp được áp dụng là cơ học và hóa lý. Việc bố trí hệ thống 
xử lý nước thải ngầm giúp các CSRX có thể tận dụng mặt 
bằng để kinh doanh dịch vụ rửa xe, vì đa số các CSRX có 
diện tích không lớn từ 60-100 m2, nếu bố trí hệ thống xử lý 
nước thải nổi trên mặt đất sẽ thu hẹp diện tích cho các hoạt 
động rửa xe, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. 
Hệ thống xử lý NTRX gồm các công trình chính như 
song chắn rác, bể xử lý sơ bộ, bể keo tụ, bể lắng ngang. Các 
công nghệ được sử dụng phải đơn giản, dễ vận hành và chi 
phí thấp vì các CSRX thườngthiếu người có kiến thức vận 
hành hệ thống xử lý nước thải và hạn chế kinh phí cho việc 
xử lý nước thải. 
Trên cơ sở kết quả vận hành mô hình xử lý nước thải 
dạng pilot được đặt tại cơ sở rửa xe số 282 Nguyễn Hữu 
Thọ, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, tác giả đề xuất giải 
pháp xử lý NTRX tại cơ sở này cho những ngày có số lượng 
xe rửa là lớn nhất, đặc biệt là vào các dịp lễ tết theo sơ đồ 
công nghệ như Hình 15. 
Hình 15, nước thải phát sinh từ hoạt động rửa xe sẽ 
được thu gom vào mương thu gom, nước thải chảy đến 
song chắn rác. Song chắn rác sẽ tách những thành phần 
lớn như lá cây, nhành cây,... Lượng rác tách ra được lấy 
đi thường xuyên trong quá trình vận hành để tránh cản trở 
dòng chảy. Nước thải sau khi đi qua song chắc rác sẽ đến 
bể điều hòa kết hợp lắng sơ bộ. Tại bể xử lý sơ bộ một 
lượng cát lớn trong nước thải rửa xe sẽ được lắng. Lượng 
cát sau khi tách ra khỏi nước thải sẽ lắng xuống đáy bể và 
được thu gom định kỳ. Cũng tại đây, lượng dầu mỡ không 
tan trong nước thải sẽ được nổi lên phía trên và tách ra 
khỏi dòng nước. Nước thải sau khi qua bể xử lý sơ bộ sẽ 
được bơm đưa lên bể lắng ngang thông qua ống dẫn nước, 
dài khoảng 20 cm và có đường kính 34 mm. Tại đây, nước 
thải sẽ được châm chất keo tụ là dung dịch phèn kép 
amoni 10% và điều chỉnh pH bằng dung dịch NaOH 
0,5M. Ở bể lắng ngang, nhờ chất keo tụ là phèn kép 
amoni, các hạt rắn lơ lửng sẽ bị keo tụ, hình thành các 
bông cặn có kích thước và khối lượng lớn hơn, theo trọng 
lực sẽ lắng xuống đáy bể lắng, nước thải đầu ra được loại 
bỏ chất rắn lơ lửng. Lượng cặn tại bể lắng ngang được lấy 
đi thường xuyên bằng cách bơm, hút cặn ra ngoài và phơi 
khô, đóng gói vận chuyển cùng với lượng cát tách ra từ 
bể xử lý sơ bộ. Nước thải sau khi qua bể lắng ngang sẽ 
được dẫn vào hệ thống thoát nước thành phố. 
Hình 15. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải rửa xe đề xuất cho 
cơ sở rửa xe địa bàn quận Cẩm Lệ 
4. Kết luận 
Kết quả vận hành mô hình xử lý nước thải rửa xe dạng 
pilot được đặt tại cơ sở rửa xe cho thấy, bể lắng ngang kết 
hợp keo tụ bằng phèn kép amoni với liều lượng 500 mg/l, 
vận hành ở tải trọng bề mặt 20m3/m2.ngày, vận tốc dòng 
chảy v = 1,6 mm/s có thể xử lý NTRX, hàm lượng SS, COD 
trong nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu Cột B, QCVN 
40:2011/BTNMT. 
Hệ thống xử lý NTRX đề xuất xây dựng tại CSRX là 
công trình ngầm dưới mặt sàn công tác với các công trình 
trong hệ thống xử lý nước thải rửa xe gồm song chắn rác 
để tách rác, bể xử lý sơ bộ để tách cát, bể lắng ngang kết 
hợp keo tụ để tách chất rắn lơ lửng cùng một phần chất hữu 
cơ khó phân hủy sinh học có trong nước. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Karakulski K. and Morawski A. W., “Treatment of wastewater from 
wastewater from car washes by ultrafiltration”, Fresenius Environ. 
Bull., 12, 2003, p. 343-348. 
[2] Panizza Marco and Cerisola Giacomo, “Applicability of 
electrochemical methods to carwash wastewaters for reuse. Part 1: 
Anodic oxidation with diamond and lead dioxide anodes”, Journal 
of Electroanalytical Chemistry, 638(1), 2010, p. 28-32. 
[3] US Environmental Protection Agency (EPA), EPA’s Polluted 
brochure EPA-841-F-94-005, US Gov., 1994. 
[4] Lau W. J., Ismail A. F. and Firdaus S., “Car wash industry in 
Malaysia: Treatment of car wash effluent using ultrafiltration and 
nanofiltration membranes”, Separation and purification 
Technology, 104, 2013, p. 26-31. 
[5] Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Phước Dân, Xử lý 
nước thải đô thị và công nghiệp: Tính toán thiết kế công trình, NXB 
Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2006. 
[6] Davis Mackenzie L., Water and Wastewater Engineering, McGraw-
Hill Education, 2017, p. 10-33. 
[7] Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga, Giáo trình công nghệ xử lý nước 
thải, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2006, trg. 98.
(BBT nhận bài: 18/12/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 25/01/2019) 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_tinh_va_de_xuat_bien_phap_xu_ly_nuoc_thai_rua.pdf