Bài giảng Nhập môn tài chính tiền tệ

NỘI DUNG MÔN HỌC

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ

Chương 3: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Chương 4: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Chương 5: BẢO HIỂM

Chương 6: TÍN DỤNG

Chương 7: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Chương 8: CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN

Chương 9: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

Chương 10: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

pdf 243 trang yennguyen 8280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nhập môn tài chính tiền tệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Nhập môn tài chính tiền tệ

Bài giảng Nhập môn tài chính tiền tệ
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
NHẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 
Cấu trúc tín chỉ
3 (36,9)
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
NỘI DUNG MÔN HỌC
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ
Chương 3: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Chương 4: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Chương 5: BẢO HIỂM
Chương 6: TÍN DỤNG
Chương 7: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Chương 8: CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN
Chương 9: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
Chương 10: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) TS. Vũ Xuân Dũng (2012), Giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, Nhà 
xuất bản Thống kê.
(2) PGS.TS. Phạm Ngọc Dũng; PGS.TS. Đinh Xuân Hạng (2011), Giáo trình 
tài chính - tiền tệ, Nhà xuất bản Tài chính.
(3) PGS.TS. Sử Đình Thành; TS.Vũ Thị Minh Hằng (2006), Giáo trình NHập 
môn tài chính tiền tệNXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh
(4) TS. Nguyễn Thị Phương Liên; TS. Nguyễn Văn Thanh; PGS.TS. Đinh Văn 
Sơn (2005), Tiền tệ và ngân hàng, NXB Thống kê
(5) PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2008), Giáo trình Tài chính- tiền tệ- ngân 
hàng, Nhà xuất bản thống kê.
(6) Frederic S. Mishkin (2004), The economic of money, Banking & Financial 
markets,, Addison Wesley.
(7) Martin Shubik (2004), The Theory of Money and Financial Institutions, 
The MIT Press
(8) David S.Kidwell; David W.Blackwell; David A.Whidbee; Richard 
L.Peterson (2006), Financial institutions, markets, and money, Jonh Wiley 
& Sons.
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
NỘI DUNG CHƯƠNG HỌC
1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của tài chính
1.2 Bản chất của tài chính 
1.3 Chức năng của tài chính
1.4 Hệ thống tài chính
1.5 Chính sách tài chính quốc gia
1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của tài chính
1.1.1 Tiền đề khách quan quyết định sự ra đời và 
phát triển của tài chính
a. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nền sản xuất 
hàng hóa tiền tệ
b. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
1.2 Khái niệm tài chính
Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá
phát sinh trong quá trình phân phối của cải xã hội thông
việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh
quốc dân nhằm đáp ứng cho các lợi ích khác nhau của các
thể trong xã hội.
1.2 Bản chất của tài chính
1.2.1 Nội dung và đặc điểm của các quan hệ kinh tế thuộc phạm trù tài chính
Nội dung
- Các quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các tổ chức và cá nhân trong xã hội
- Các quan hệ tài chính giữa các tổ chức và cá nhân với nhau trong xã hội
- Các quan hệ tài chính trong nội bộ một chủ thể
- Các quan hệ TC quốc tế
Đặc điểm của các quan hệ kinh tế thuộc phạm trù tài chính
- Khi các quan hệ tài chính nảy sinh bao giờ cũng kéo theo sự dịch chuyển một lượng giá trị
nhất định.
- Tiền tệ xuất hiện trong các mối quan hệ tài chính với tư cách là phương tiện thực hiện các
mối quan hệ đó.
- Thông qua các mối quan hệ tài chính, các quỹ tiền tệ thường xuyên vận động tức là quá
trình tạo lập (chức năng phương tiện tích lũy giá trị) và sử dụng (chức năng phương tiện
thanh toán) bởi các chủ thể khác nhau trong xã hội.
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
1.2.2 Bản chất của tài chính
* Nhận xét
 Biểu hiện bề ngoài của các quan hệ tài chính là sự vận động độc
lập tương đối của các quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập và sử
dụng chúng. Thực chất đây là quá trình phân phối các nguồn tài
chính, quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt được
mục đích nhất định.
 Đằng sau sự vận động của quỹ tiền tệ thể hiện các mối quan hệ
về lợi ích kinh tế (các quan hệ kinh tế) giữa các chủ thể thể hiện
sự phân chia của cải xã hội giữa các chủ thể liên quan dưới hình
thái giá trị.
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
Kết luận về bản chất của TC
 Tài chính là hệ thống các quan hệ phân phối dưới
hình thái gía trị.
 Các quan hệ TC phát sinh trong quá trình hình thành
và sử dụng các quỹ tiền tệ nhưng tài chính không phải
là tiền hay quỹ tiền tệ.
 Tài chính là các quan hệ phân phối chịu sự tác động
trực tiếp của Nhà nước và Pháp luật nhưng tài chính
không phải là hệ thống các luật lệ về tài chính.
1.3 Chức năng của tài chính
1.3.1. Chức năng phân phối
a. Khái niệm
Chức năng phân phối của tài chính là chức
năng mà nhờ vào đó các nguồn lực đại diện cho
những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các
quỹ tiền tệ khác nhau để sử dụng cho các mục
đích khác nhau, đảm bảo những nhu cầu khác
nhau và những lợi ích khác nhau của xã hội.
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
1.3.1. Chức năng phân phối (tiếp)
b. Đối tượng phân phối
- GDP được tạo ra hàng năm. đây là đối tượng phân
phối chính của tài chính, gồm 2 bộ phận:
+ Bộ phận GDP sáng tạo ra trong năm (trong kỳ
phân phối này)
+ Bộ phận GDP tạo ra từ kỳ trước nhưng chưa
phân phối
- Các nguồn lực tài chính được huy động từ bên ngoài
- Bộ phận tài sản, tài nguyên quốc gia có thể cho thuê,
nhượng bán có thời hạn
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
1.3.1. Chức năng phân phối (tiếp)
c. Chủ thể phân phối
Chủ thể có quyền sở hữu các nguồn tài chính
Chủ thể có quyền sử dụng các nguồn tài chính
Chủ thể có quyền lực chính trị
Chủ thể là nhóm thành viên xã hội
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
1.3.1. Chức năng phân phối (tiếp)
d. Kết qủa phân phối của tài chính
Là sự hình thành (tạo lập) hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể trong
xã hội nhằm những mục đích đã định
e. Đặc điểm của phân phối tài chính
 Phân phối tài chính là sự phân phối chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị nhưng
không kèm theo sự thay đổi hình thái giá trị.
 Phân phối tài chính luôn gắn liền với sự hình thành và sử dụng các quĩ tiền
tệ.
 Các quan hệ phân phối TC không phải bao giờ cũng nhất thiết kèm theo sự
dịch chuyển giá trị từ chủ thể này sang chủ thể khác.
 Phân phối TC bao gồm 2 quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại trong
đó phân phối lại là đặc trưng chủ yếu của phân phối TC.
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
1.3.1. Chức năng phân phối (tiếp)
f. Quá trình phân phối của tài chính
 Phân phối lần đầu
- Khái niệm: Là quá trình phân phối được diễn ra trong lĩnh vực sản xuất,
cho những chủ thể tham gia vào quá trình sáng tạo ra của cải vật chất hay
thực hiện các dịch vụ trong các đơn vị sản xuất và dịch vụ.
- Phạm vi
- Kết quả của PP lần đầu: hình thành các quỹ tiền tệ bù đắp các chi phí tiêu
hao, hình thành các quỹ DN (tiền lương, tự bảo hiểm..), trả cho các chủ thể
sở hữu vốn và tài nguyên.
 Phân phối lại
- Khái niệm: là quá trình tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản,
những quỹ tiền tệ đã được hình thành trong phân phối lần đầu ra phạm vi
toàn xã hội hoặc theo những mục đích cụ thể hơn của các quỹ tiền tệ.
- Phạm vi
- Kết quả phân phối lại
- Tác dụng của phân phối lại
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
1.3.2 Chức năng giám đốc
a. Khái niệm
Chức năng giám đốc của tài chính là chức năng mà nhờ đó việc
kiểm tra bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá trình phân phối
của tài chính nhằm đảm bảo cho các quỹ tiền tệ (nguồn tài chính)
luôn được tạo lập và sử dụng đúng mục đích đã định.
b. Đối tượng giám đốc: quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ
c. Chủ thể giám đốc: là các chủ thể tham gia vào quá trình phân
phối.
d. Kết quả: Phát hiện những tồn tại, hạn chế, bất hợp lý trong quá
trình phân phối TC.
d. Phạm vi giám đốc của tài chính: Quá trình giám đốc của tài
chính được diễn ra ở tất cả các khâu của HTTC.
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
1.3.2 Chức năng giám đốc (tiếp)
e. Đặc điểm
- Giám đốc tài chính là giám đốc bằng đồng tiền thông
qua sự vận động của tiền vốn, khi tiền tệ thực hiện
chức năng thước đo phương tiện thanh toán và
phương tiện tích lũy giá trị.
- Giám đốc tài chính là một loại hình giám đốc rất toàn
diện, thường xuyên, liên tục, do vậy nó mang hiệu
quả và có tác dụng kịp thời.
- Giám đốc tài chính được thực hiện chủ yếu thông qua
việc phân tích các chỉ tiêu tài chính trong quá trình
tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
1.3.2 Chức năng giám đốc (tiếp)
f. Tác dụng của chức năng giám đốc:
- Đảm bảo cho quá trình phân phối của tài chính diễn ra
một cách trôi chảy, đúng định hướng và phù hợp với các
quy luật khách quan.
- Giám đốc tài chính góp phần thúc đẩy việc sử dụng các
nguồn lực tài chính một cách tiết kiệm và có hiệu quả,
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nền sản xuất
xã hội.
- Giám đốc tài chính góp phần nâng cao kỷ luật tài chính,
thúc đẩy việc chấp hành các chính sách, chế độ, thể chế
tài chính làm lành mạnh hoá các hoạt động kinh tế xã
hội, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
1.4 Hệ thống tài chính
1.4.1 Khái niệm
Hệ thống tài chính là tổng thể các quan hệ tài
chính trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau của nền
kinh tế - xã hội nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu
cơ với nhau trong quá trình tạo lập, phân phối và sử
dụng các nguồn lực tài chính, các quỹ tiền tệ ở các chủ
thể KT - XH hoạt động trong các lĩnh vực đó.
1.4.2 Cấu trúc hệ thống tài chính Việt Nam
a. Căn cứ vào hình thức sở hữu các nguồn lực tài chính
- Tài chính Nhà nước
- Tài chính phi Nhà nước
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
1.4.2 Cấu trúc hệ thống tài chính Việt Nam (tiếp)
b. Căn cứ vào mục tiêu của việc sử dụng các nguồn lực tài 
chính trong việc cung cấp hàng hóa dịch vụ cho xã hội:
- Tài chính công
- Tài chính tư
c. Căn cứ vào đặc điểm hoạt động của từng lĩnh vực tài 
chính
- Ngân sách nhà nước
- Tài chính doanh nghiệp
- Bảo hiểm
- Tín dụng
- Tài chính các tổ chức xã hội và tài chính hộ gia đình, cá 
nhân (tài chính dân cư)
Quan hệ trực tiếp
Quan hệ gián tiếp
Mối quan hệ giữa các khâu trong HTTC
TCDN Tín dụng
NSNN
Bảo hiểm
TC HGĐ 
và TCXH
Thị trường
tài chính
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
1.5 Chính sách tài chính quốc gia
1.5.1 Khái niệm và mục tiêu của chính sách tài chính quốc 
gia
* Khái niệm
Chính sách tài chính quốc gia là chính sách của Nhà nước về 
việc sử dụng các công cụ tài chính, bao gồm hệ thống các quan 
điểm, mục tiêu, chủ trương và giải pháp về tài chính - tiền tệ 
nhằm bồi dưỡng phát triển các nguồn lực tài chính, khai thác, 
huy động, phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực tài chính đó 
phục vụ có hiệu quả cho việc thực hiện các chiến lược và kế 
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ. 
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
1.5.1 Khái niệm và mục tiêu của chính sách tài chính quốc gia 
(tiếp)
* Mục tiêu
- Mục tiêu tổng quát
- Mục tiêu cụ thể
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
1.5.2 Nội dung cơ bản của chính sách tài chính quốc gia 
- Chính sách khai thác, huy động và phát triển nguồn lực 
tài chính
- Chính sách phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn 
lực tài chính
- Chính sách tiền tệ
- Chính sách tài chính doanh nghiệp
- Chính sách giám sát tài chính - tiền tệ
- Chính sách phát triển thị trường tài chính và hội nhập tài 
chính quốc tế
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
CÂU HỎI ÔN TẬP
Tài chính là gì? Trình bày quá trình ra đời và phát triển của phạm trù
chính?
Phân tích bản chất của Tài chính?
Phân tích 2 chức năng của tài chính? Mối quan hệ giữa 2 chức năng
thế nào?
Phân tích tính chất “bao trùm chủ yếu” của phân phối lại?
Trình bày cấu trúc của hệ thống Tài chính?
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
CHƯƠNG II
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
Nội dung chương học
2.1. Lịch sử ra đời và phát triển của tiền tệ
2.2. Chức năng và vai trò của tiền tệ
2.3. Các chế độ lưu thông tiền tệ
2.4. Cung cầu tiền tệ
2.5 Lạm phát và thiểu phát
2.1. Lịch sử ra đời và phát triển của tiền tệ
2.1.1 Nguồn gốc ra đời của tiền tệ
- Gắn với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa
- Kết quả quá trình phát triển của các hình thái giá trị
trong trao đổi
2.1.2 Khái niệm
- Theo Mark, tiền tệ là một loại hàng hoá đặc biệt, tách
ra khỏi thế giới hàng hóa, được dùng làm vật ngang giá chung
để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các hàng hoá khác
và thực hiện trao đổi giữa chúng.
- Theo quan điểm hiện đại, tiền tệ là bất cứ thứ gì được
chấp nhận chung trong thanh toán để đổi lấy hàng hoá, dịch
vụ và thực hiện các nghĩa vụ tài chính.
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
2.1.3 Các hình thái tiền tệ
2.1.3.1 Hóa tệ
- Khái niệm: Hàng hóa đóng vai trò là tiền tệ.
- Bao gồm:
+Hóa tệ phi kim loại
+Hóa tệ kim loại
2.1.3.2 Tín tệ
- Khái niệm: Là loại tiền bản thân nó không mang giá trị nội tai
đầy đủ song được tín nhiệm của dân chúng và được chấp nhận
trong lưu thông.
- Bao gồm:
+ Tín tệ kim loại
+ Tiền giấy: Tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hoán
+ Bút tệ
+ Tiền điện tử
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
2.2. Chức năng và vai trò của tiền tệ
2.2.1. Chức năng của tiền tệ
a. Chức năng thước đo giá trị
- Tiền tệ thực hiện chức năng này khi đo lường và biểu hiện giá 
trị của các hàng hóa khác.
- Điều kiện thực hiện chức năng:
+ Tiền phải có đầy đủ giá trị
+ Tiền phải có tiêu chuẩn giá cả
- Ý nghĩa chức năng:
Chuyển đổi giá trị của các hàng hóa khác về 1 chỉ tiêu duy nhất 
là tiền, giúp các hoạt động và giao lưu kinh tế được thực hiện 
thuận lợi hơn
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
b. Chức năng phương tiện trao đổi và thanh toán
- Tiền tệ thực hiện chức năng này khi đóng vai trò môi giới trong trao đổi hàng 
hóa và tiến hành thanh toán.
- Điều kiện:
+ Phải có sức mua ổn định hoặc không suy giảm quá nhiều trong 1 
khoảng thời gian nhất định
+ Số lượng tiền tệ phải được cung ứng đầy đủ cho nhu cầu lưu thông 
hàng hóa trong nền kinh tế.
- Ý nghĩa:
+ Tách quá trình trao đổi hàng hóa thành 2 quá trình bán - mua tách 
biệt về không gian và thời gian.
+ Quá trình trao đổi hàng hóa diễn ra nhanh chóng thuận lợi
+ Tiết kiệm chi phí lưu thông tiền trong xã hội và tạo điều kiện cho hệ 
thống ngân hàng phát triển
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
c. Chức năng phương tiện cất trữ/tích lũy giá trị
- Tiền tệ thực hiện chức năng này khi nó tạm thời rút ra khỏi lưu 
thông để chuẩn bị cho một nhu cầu tiêu dung trong tương lai.
- Điều kiện:
+ Phải là tiền thực tế
+ Phải đảm bảo giá trị của đồng tiền cất trữ được chuyển 
tải tới giá trị tiêu dùng trong tương lai.
- Ý nghĩa:
+ Cho phép các chủ thể trong xã hội dự trù một sức mua 
cho các giao dịch trong tương lai. 
+ Bảo tồn giá trị tài sản khi có lạm phát xảy ra.
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
2.2.2 Vai trò của tiền tệ
- Tiền tệ là phương tiện để mở rộng và phát triển 
sản xuất và trao đổi hàng hoá.
- Tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng 
các quan hệ hợp tác quốc tế.
- Tiền tệ là phương tiện phục vụ mục đích của 
người sở hữu chúng.
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
2.3. Các chế độ lưu thông tiền tệ
2.3.1. Khái niệm và các yếu tố cơ bản của chế độ lưu thông tiền
tệ
a. Khái niệm:
Chế độ lưu thông tiền tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ
của 1 quốc gia hay nhóm quốc gia được quy định thành luật pháp,
trong đó các yếu tố hợp thành của lưu thông tiền tệ được kết hợp
thành 1 hệ thống thống nhất.
b. Các yếu tố cơ bản của chế độ lưu thông tiền tệ
- Bản vị tiền
- Đơn vị tiền tệ
- Quy định chế độ đúc tiền và lưu thông tiền đúc
- Quy định chế độ lưu thông các dấu hiệu giá trị
Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
2.3.2 Các chế độ lưu thông tiền tệ
 Chế độ lưu thông tiền kim loại:
- Lưu thông tiền kém giá
- Lưu thông tiền  ...  NH bằng PL:
xem xét cấp, thu hồi giấy phép hđ cho các NH và các t/c tín dụng;
kiểm soát TD; quy định các thể chế nghiệp vụ, các hệ số an toàn;
thanh tra và kiểm soát các hđ của toàn bộ hệ thống NH; quyết định
đình chỉ hoặc giải thể đối với t/hợp VPPL nghiêm trọng hoặc mất
khả năng thanh toán.
+ NHTW có trách nhiệm đối với KBNN mở TK, nhận và trả tiền
gửi; t/c thanh toán cho KBNN; bảo quản DTQG về ngoại hối và các
chứng từ có giá; cho NSNN vay (thâm hụt)
+ NHTW thay mặt cho NN trong q.hệ với nước ngoài trong lĩnh vực
tiền tệ, tín dụng và NH: ký kết các hiệp định; đại diện cho NN tại
các t/c tài chính quốc tế mà nước đó là thành viên.
9.2.2 Vai trò của NHTW
a. Góp phần ổn định và thúc đẩy kinh tế XH phát triển thông qua 
việc điều tiết khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế.
Trong nền KTTT, mức cung t.tệ có t.động mạnh mẽ đến nền k.tế 
Điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông cho phù hợp là vai 
trò q.trọng bậc nhất của NHTW.
Công cụ để điều tiết: lãi suất, hạn mức tín dụng, tỷ lệ DTBB, lãi 
suất tái chiết khấu.
Ví dụ trong 2 trường hợp:
+ Khi lượng tiền trong lưu thông < lượng tiền CT trong lưu 
thông
+ Khi lượng tiền trong lưu thông > lượng tiền CT trong lưu 
thông.
9.2.2 Vai trò của NHTW 
b. Ngân hàng trung ương tham gia thiết lập và điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế.
Trong thực tế, NHTW tham gia vào việc XD chiến lược phát triển kinh tế xã hội
thiết lập một cơ cấu kinh tế hợp lý và có HQ. Đồng thời, tài trợ tín dụng cho nền kinh 
tế thông qua NHTM để t.hiện kế hoạch thiết lập đó (giảm lãi suất tái CK, giảm 
DTBB,)
Ngoài ra, NHTW còn có vai trò trong việc dự đoán những biến cố của nền k.tế, 
những tín hiệu thị trường để có quyết định đúng đắn về các c/s tiền tệ góp phần 
điều chỉnh kịp thời cơ cấu k.tế cho phù hợp với thời kỳ đổi mới.
VD: Vấn đề TTCK (có cho vay TD để đầu tư CK?)
9.2.2 Vai trò của NHTW 
c. Ngân hàng trung ương ổn định sức mua của đồng tiền QG.
Ổn định sức mua đối nội: thụng qua việc XD và thực hiện c/s 
tiền tệ cõn đối tổng cung và tổng cầu.
Ổn định sức mua đối ngoại: XD và thực hiện cỏc c/s tỷ giỏ, lói 
suất, quản lý ngoại hối,
Lưu ý: Ổn định khụng cú nghĩa là cố định nú.
Sức mua của đồng tiền cú thể biến động lờn, xuống trong cỏc 
thời kỳ nhưng sự biến động đú phải được kiểm soỏt, duy trỡ, 
điều chỉnh ở mức hợp lý cho phộp.
9.2.2 Vai trò của NHTW 
d. NHTW quản lý hoạt động của hệ thống NHTM và các tổ chức 
tín dụng khác. 
Xuất phát từ c.năng NHTW là NH của các NH
Để thực hiện vai trò này, NHTW phải:
+ XD và ban hành các VBPL quy định về chức năng, nhiệm 
vụ, quyền hạn của các tổ chức tín dụng (Luật các tổ chức tín 
dụng).
+ Có trách nhiệm tổ chức thanh tra, giám sát thường xuyên 
hoạt động của các NHTM và các tổ chức tín dụng phát hiện 
kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật để có biện pháp xử 
lý thích hợp.
9.3. Chính sách tiền tệ của NHTW
9.3.1. Khái niệm, mục tiêu của chính sách tiền tệ 
* Khái niệm:
Chính sách tiền tệ là tổng hoà những phương thức mà NHTW 
thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền 
trong lưu thông, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu 
kinh tế- xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất định.
C/s TTQG là 1 bộ phận q.trọng trong hệ thống chính sách k.tế tài 
chính vĩ mô của CP.
* Mục tiêu của CSTT:
- Phát triển kinh tế, gia tăng sản lượng.
+ Muốn tăng trưởng kinh tế phải thực hiện tái sản 
xuất mở rộng. Muốn vậy, phải khai thác triệt để các 
nguồn vốn tiềm năng trong và ngoài nước.
+ Dưới sự chỉ đạo của NHTW thông qua chính sách 
tiền tệ, các NHTM sẽ huy động triệt để các nguồn 
vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, sau đó phân phối lại 
cho các chủ thể cần vốn để phát triển kinh tế.
* Mục tiêu của CSTT 
- Tạo công ăn việc làm.
+ Việc làm nhiều hay ít, tăng hay giảm chủ yếu phụ thuộc vào tình 
hình tăng trưởng kinh tế. Khi nền kinh tế được mở rộng và phát triển 
thì việc làm được tạo ra nhiều hơn, thất nghiệp giảm và ngược lại. 
+ Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, khi tăng trưởng kinh tế đặt được do cải 
tiến kỹ thuật thì việc làm không tăng thậm chí còn giảm.
 Để thực hiện mục tiêu này ngân hàng phải vận dụng các công cụ 
của mình để đầu tư tăng cường vốn mở rộng sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, phải tích cực tham gia vào việc chống suy thoái kinh tế 
theo chu kỳ, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế ổn định nhằm khống chế 
tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, tạo ra 
một lượng công ăn việc làm cao.
* Mục tiêu của CSTT (tiếp)
- Kiểm soát lạm phát.
+ Trong thời đại lưu thông tiền dấu hiệu giá trị, hiện tượng lạm
phát là một hiện tượng tất yếu xảy ra.
+ Mặt khác, một nền kinh tế chỉ có thể tăng trưởng được trong
một môi trường ổn định về tiền tệ - giá cả.
 NHTW phải luôn coi kiểm soát lạm phát là một trong
những mục tiêu của chính sách tiền tệ.
Sự phối hợp ba mục tiêu này là rất quan trọng. Bởi vì không
phải cùng một lúc cả ba mục tiêu đó đều có thể thực hiện được
mà không có sự mâu thuẫn với nhau Khi đặt các mục tiêu
cho CSTT cần phải có sự dung hoà. Cụ thể là phải tuỳ lúc, tuỳ
thời, tuỳ điều kiện cụ thể mà sắp xếp thứ tự ưu tiên.
Muốn vậy, NHTW phải luôn nắm bắt được thực tế diễn biến
của quá trình thực hiện các mục tiêu, nhằm điều chỉnh chúng
khi có sự thay đổi bằng những giải pháp thích hợp.
9.3.2 Các công cụ thực thi CSTTQG
* Nhóm công cụ trực tiếp
- Lãi suất tiền gửi
- Khung lãi suất tiền gửi và cho vay hoặc lãi suất cơ bản
- Hạn mức tín dụng đối với các tổ chức tín dụng
- Phát hành tiền trực tiếp cho ngân sách và cho đầu tư
* Nhóm các công cụ gián tiếp
- Nghiệp vụ thị trường mở.
- Chính sách chiết khấu.
- Dự trữ bắt buộc.
- Các công cụ khác
Các công cụ thực thi CSTT
Lãi suất tiền gửi
Khi NHTW thay đổi các mức ấn định lãi suất tiền gửi thì các NHTM và các tổ chức 
tín dụng phải tuân thủ các mức lãi suất ấn định này, từ đó làm thay đổi khối lượng 
tiền tệ trong nền kinh tế.
Ưu điểm: tác động trực tiếp và nhanh chóng
Nhược điểm: 
Làm mất tính linh hoạt và quyền tự chủ kinh doanh của các TCTD
Giảm khả năng cạnh tranh
Có thể gây nên tình trạng ứ đọng hoặc hụt hẫng về vốn
Các công cụ thực thi CSTT
Khung lãi suất tiền gửi và cho vay hoặc lãi suất cơ bản
NHTW có thể tác động tới khối lượng tiền cung ứng bằng cách quy định và điều 
chỉnh khung lãi suất hoặc quy định điều chỉnh lãi suất cơ bản và biên độ dao động.
Ưu điểm: 
Giúp mỗi NHTM chủ động, độc lập trong kinh doanh
Nhược điểm: 
Khung lãi suất do NHTW quy định có thể làm gó bó, cứng nhắc không theo kịp 
diễn biến của thị trường
Các công cụ thực thi CSTT
Hạn mức tín dụng đối với các TCTD
NHTW khống chế mức cho vay tối đa đối với NHTM và các 
TCTD.
Ưu điểm: NHTW dễ đạt mục tiêu kiểm soát khối lượng tiền 
cung ứng.
Nhược điểm: 
Không linh hoạt và không phù hợp với sự biến động của nền 
kinh tê.
Các công cụ thực thi CSTT
Phát hành tiền trực tiếp cho Ngân sách và cho đầu tư
NHTW phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt của NSNN.
Ưu điểm: 
Bù đắp nhanh chóng sự thiếu hụt
Đem lại hiệu quả tích cực cho đầu tư nếu việc phát hành tiền được sử 
dụng để khai thác tiềm năng về tài nguyên và con người.
Nhược điểm: 
Gia tăng lạm phát
Các công cụ thực thi CSTT 
Nghiệp vụ thị trường mở: Là công cụ c/s tiền tệ linh hoạt nhất.
Việc mua bán trên thị trường mở sẽ tác động đến lượng tiền tệ cung ứng.
- Chủ thể tham gia: không giới hạn, với đk đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn
cụ thể của NHTW đưa ra nhằm đảm bảo độ tin cậy và HQ can thiệp
của NHTW.
- Cơ chế hoạt động:
+ Việc mua bán CK của NHTW ảnh hưởng tới DT của NHTM thông qua
tác động đến tiền gửi của NHTM tại NHTW và tiền gửi của KH tại các
NHTM. VD: Khi NHTW bán CK, nếu người mua là NHTM hay khách
hàng của NHTM giảm lượng tiền c/ư.
+ Việc mua bán CK của NHTW còn tác động gián tiếp đến lãi suất thị
trường. VD: Khi NHTW bán CK, người mua là KH của NHTM giảm
lượng tiền gửi vào NHTM l/s tiền gửi tăng.
Nghiệp vụ thị trường mở (tiếp)
- Những điểm lợi của nghiệp vụ thị trường mở:
+ Tính chính xác
+ Tính linh hoạt
+ Khả năng tiên liệu
- Những hạn chế:
+ Các ảnh hưởng của nghiệp vụ thị trường mở có thể bị triệt tiêu bởi các 
tác động ngược chiều làm cho dự trữ của NH không tăng hoặc không 
giảm khi NHTW tiến hành các hoạt động mua bán CK.
+ Các NHTM không nhất thiết phải tăng hay giảm lượng cung ứng tín 
dụng và đầu tư khi dự trữ tăng lên hay giảm đi do các tác động của nghiệp 
vụ thị trường mở. Vì: có 1 số yếu tố ngăn cản các NHTM sd tối đa dự trữ 
thừa cho việc MR tín dụng: nhu cầu trả nợ NHTW, nhu cầu sd tiền mặt 
tăng,
+ Khi lãi suất thị trường giảm không nhất thiết khối lượng tín dụng tăng 
lên t/ư. Điều này còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ vốn của nền k.tế, 
mức RR, sự ổn định của môi trường đầu tư.
Các công cụ thực thi CSTT (tiếp)
Chính sách chiết khấu
- Tác động đến cung ứng tiền tệ.
- Những điểm lợi của chính sách chiết khấu:
NHTW có thể dùng chính sách này để t.hiện vai trò của người cho 
vay cuối cùng ngăn chặn sự sụp đổ của HT ngân hàng và tài chính.
- Những điểm bất lợi:
+ Việc thay đổi lãi suất CK có thể tạo nên sự lẫn lộn đối với các 
chính sách của quỹ dự trữ.
+ Khi ấn định lãi suất CK tại một mức đặc biệt nào đó có thể xảy ra 
những sự cố biến động lớn trong khoảng cách giữa lãi suất thị 
trường và lãi suất CK.
Các công cụ thực thi CSTT (tiếp)
Dự trữ bắt buộc:
Thay đổi về DTBB tác động đến cung ứng tiền tệ
Những điểm lợi của việc thay đổi DTBB:
+ Có tác động như nhau đến các NHTM
+ Có t/dụng to lớn đến cung ứng tiền tệ.
Những điểm bất lợi:
+ Rất khó khăn để thực hiện những thay đổi nhỏ trong cung ứng tiền tệ.
+ Có thể gây nên vấn đề về khả năng thanh khoản đối với 1 NHTM có dự trữ 
vượt quá ở mức thấp.
CHƯƠNG 10
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
10.1 Những vấn đề chung về tài chính quốc tế
10.1.1 Cơ sở hình thành những quan hệ tài chính quốc tế
10.1.2 Khái niệm, đặc điểm của tài chính quốc tế
10.1.3 Vai trò của tài chính quốc tế
10.2 Các quan hệ tài chính quốc tế chủ yếu
10.2.1 Đầu tư trực tiếp
10.2.2 Đầu tư gián tiếp
10.2.3 Viện trợ quốc tế không hoàn lại
10.2.4 Các quan hệ tài chính quốc tế khác
10.3 Một số tổ chức tài chính quốc tế chủ yếu
10.3.1 Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF
10.3.2 Ngân hàng thế giới – WB
10.3.3 Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB
KẾT CẤU CHƯƠNG
10.1. Những vấn đề chung về tài chính quốc tế
10.1.1 Cơ sở hình thành các quan hệ tài chính quốc tế
- Sự phân công lao động và hợp tác quốc tế
- Sự phát triển của các hoạt động đầu tư quốc tế
10.1.2 Khái niệm, đặc điểm của TCQT
* Khái niệm: Tài chính quốc tế là các quan hệ kinh tế dưới
hình thái giá trị gắn liền với quá trình phân phối, tạo lập và sử
dụng các quỹ tiền tệ nhất định ở những chủ thể kinh tế - xã hội
xác định, phục vụ mục đích tích lũy hay tiêu dùng của các chủ thể
đó xét trên bình diện quốc tế.
b. Đặc điểm
- Rủi ro hối đoái và rủi ro chính trị.
- Sự thiếu hoàn hảo của thị trường.
- Môi trường quốc tế mở ra nhiều cơ hội.
10.1.3. Vai trò của tài chính quốc tế
- Tài chính quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia hoà 
nhập nền kinh tế thế giới.
- Tài chính quốc tế mở ra cơ hội cho các quốc gia phát triển kinh 
tế xã hội.
- Tài chính quốc tế giúp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài 
chính.
10.2. Các quan hệ tài chính quốc tế chủ yếu
10.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI
a. Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ 
đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất 
hoặc dịch vụ cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà 
họ bỏ vốn.
3 động cơ cụ thể tạo nên 3 định hướng khác nhau trong đầu tư 
trực tiếp nước ngoài.
- Đầu tư định hướng thị trường
- Đầu tư định hướng chi phí
- Đầu tư định hướng nguồn nguyên liệu
b. Các hình thức đầu tư vốn nước ngoài
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp do chủ nước ngoài đầu tư
100% vốn tại nước sở tại, có quyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp theo qui định
của pháp luật tại nước sở tại
Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập do các chủ đầu tư nước
ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp ở nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên
doanh. Các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận và chịu rủi ro
theo tỷ lệ vốn góp.
- Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là một văn bản được kí kết giữa một
chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước để tiến hành một hay nhiều
hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở qui định về trách nhiệm
để thực hiện hợp đồng và xác định quyền lợi của mỗi bên, nhưng không hình thành
một pháp nhân mới.
- Các hình thức khác: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp
đồng xây dựng- chuyển giao- kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao
(BT).
c. Lợi ích của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại lợi ích cho cả chủ đầu tư và các
nước đón nhận đầu tư.
- Đối với chủ đầu tư
+ Mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường ảnh
hưởng sức mạnh kinh tế trên thế giới, đồng thời đây còn là biện pháp
thâm nhập thị trường, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các
nước sở tại.
+ Giúp các công ty nước ngoài giảm chi phí sản xuất, rút ngắn
thời gian thu hồi vốn đầu tư và thu lợi nhuận cao do lợi dụng những
lợi thế so sánh cuả nước sở tại, giảm chi phí vận chuyển, quảng cáo,
tiếp thị,
+ Giúp chủ đầu tư tìm được các nguồn cung cấp nguyên vật
liệu ổn định.
+ Giúp các chủ đầu tư đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công
nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.
c. Lợi ích của đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Đối với những nước công nghiệp phát triển
+ Tạo nên luồng đầu tư hai chiều giữa các quốc gia, tăng cường cơ sở
vật chất kĩ thuật của nền kinh tế, mở rộng nguồn thu của Chính phủ, giải quyết
nạn thất nghiệp và kiềm chế lạm phát,
- Đối với các nước đang phát triển
+ FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng để thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; FDI góp phần phát
triển nguồn nhân lực và tạo thêm nhiều việc làm mới; tác động tới XNK; Góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
thông qua chính sách thu hút vốn theo các ngành định hướng hợp lí; Các dự án
FDI góp phần bổ sung nguồn thu quan trọng cho NS của các quốc gia.
10.2.2. Đầu tư gián tiếp (FII) 
a. Khái niệm
Đầu tư gián tiếp được định nghĩa là các khoản
vốn đầu tư nước ngoài thực hiện qua một định chế tài
chính trung gian như các quỹ đầu tư, hoặc đầu tư trực
tiếp vào cổ phần của các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán.
b. Các hình thức đầu tư gián tiếp:
- Tín dụng quốc tế
- Vay thương mại
- Viện trợ phát triển chính thức
10.2.3.Viện trợ quốc tế không hoàn lại
a. Khái niệm:
Viện trợ quốc tế không hoàn lại là những khoản 
tài trợ của Chính phủ hoặc tổ chức phi chính phủ trong 
các quốc gia phát triển đối với một số nước nghèo hoặc 
đang phát triển vì lí do nhân đạo, ngoại giao, chính trị, 
chiến lược phát triển và một số lí do khác của bên cấp 
viện trợ.
b. Các hình thức viện trợ
- Viện trợ của các chính phủ
- Viện trợ của các tổ chức quốc tế
- Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ 
(NGO)
10.3. Một số tổ chức tài chính quốc tế
10.3.1. Quỹ tiền tệ quốc tế – IMF
10.3.2. Ngân hàng thế giới – WB
10.3.3. Ngân hàng phát triển châu á- ADB

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_nhap_mon_tai_chinh_tien_te.pdf