Bài giảng Tâm lý học đại cương - Chương 5: Tình cảm nhân cách
I. Qui luật và đời sống tình cảm
1. Khái niệm tình cảm
Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của
con người đối với những sự vật, hiện tượng có liên
quan tới nhu cầu và động cơ của họ.
•Tình cảm là thuộc tính tâm lí, là những thái độ thể
hiện sự rung cảm của con người đối với những ưự vật
hiện tượng có liên quan đến nhu cầu và động cơ của
họ.
•Tình cảm phản ánh hiện thực khách quan cơ bản nhất
của con người, tình cảm mang tính chủ thể sâu sắc.
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tâm lý học đại cương - Chương 5: Tình cảm nhân cách", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tâm lý học đại cương - Chương 5: Tình cảm nhân cách
CHƯƠNG 5 TÌNH CẢM NHÂN CÁCH I. Qui luật và đời sống tình cảm 1. Khái niệm tình cảm Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ. •Tình cảm là thuộc tính tâm lí, là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những ưự vật hiện tượng có liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ. •Tình cảm phản ánh hiện thực khách quan cơ bản nhất của con người, tình cảm mang tính chủ thể sâu sắc. Tình cảm là hình thức phản ánh tâm lý mới- phản ánh cảm xúc (rung cảm). Phản ánh cảm xúc có những đặc điểm sau: NỘI DUNG PHẢN ÁNH PHẠM VI PHẢN ÁNH PHƯƠNG THỨC PHẢN ÁNH Phản ánh mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhu cầu, động cơ của con người. Mang tính lựa chọn, chỉ có những sự vật có liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu hoặc động cơ của cá nhân mới gây nên tình cảm có tính lựa chọn cao hơn so với nhận thức. Thể hiện thái độ của con người bằng cách rung cảm. VD: Tình yêu thể hiện mối quan hệ giữa nam và nữ, có nhu cầu có thể là lập gia đình, giải toả tâm lý VD: Trong mối quan hệ tình yêu giữa 2 người nếu có người thứ ba xen vào thì người này không thuộc phạm vi phản ánh tính cảm của họ nếu 1 trong 2 người không yêu người kia. VD: Khi người ta yêu nhau, khi người con trai tỏ tình, người con gái thể hiện sự e thẹn tức là có ý đồng ý. Phân biệt xúc cảm và tình cảm XÚC CẢM TÌNH CẢM Có cả ở người và động vật Chỉ có ở con người Có trước Có sau Là quá trình tâm lý Là thuộc tính tâm lý Có tính nhất thời, biến đổi Có tính ổn định lâu dài 2. Những đặc điểm đặc trưng của tình cảm Đặc điểm đặc trưng của tình cảm 1 Tính nhận thức 2 Tính xã hội 3 Tính khái quát 4 Tính chân thực 5 Tính hai mặt Tính nhận thức: Tình cảm nảy sinh trên cơ sở những xúc cảm của con người trong quá trình nhận thức. Yếu tố nhận thức, rung động và phản ứng cảm xúc là 3 yếu tố nảy sinh tình cảm, tạo nên tình cảm. Tính xã hội: Do tình cảm chỉ có ở con người nên nó mang tính XH, thực hiện chức năng XH, hình thành trong môi trường XH chứ không phải là những phản ứng sinh lí đơn thuần. Tính khái quát: Tình cảm có được là do tổng hợp hoá, động hình hoá, khái quát hoá những xúc cảm của đồng loại. Tính chân thực: Thể hiện ở chỗ, tình cảm phản ánh chính xác nội tâm thực, thái độ thực của con người mà rất khó có thể che dấu được bằng những động tác giả hay nguỵ trang (vờ như không buồn nhưng thực ra rất buồn ). Tính đối cực (hai mặt): Gắn liền với sự thoả mãn nhu cầu của con người. Trong một hoàn cảnh nhất định, một số nhu cầu được thoả mãn, còn một số nhu cầu bị kìm hãm hay không được thoả mãn, tương ứng với điều đó tình cảm con người mang tính đối cực: yêu – ghét; buồn – vui II. Mức độ của đời sống tình cảm (xét từ thấp đến cao) 1 Màu sắc xúc cảm của cảm giác 2 Xúc cảm- những rung cảm xảy ra nhanh, mạnh, rõ rệt 3 Xúc động- tâm trạng 4 Tình cảm- thuộc tính tâm lý ổn định, bền vững, nói lên thái độ cá nhân Tình cảm có nhiều mức độ khác nhau, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhất thời đến ổn định, từ cụ thể đến khái quát. Các mức độ đó là: Màu sắc xúc cảm của cảm giác: Đây là mức độ thấp nhất của cảm xúc, nó là một sắc thái cảm xúc đi kèm theo quá trình cảm giác. Xúc cảm: Là mức độ rung cảm cao hơn màu sắc xúc cảm của cảm giác. Xúc cảm có những đặc điểm là xảy ra nhanh, cường độ tương đối mạnh, có tính khái quát và được chủ thể ý thức rõ rệt. Ở mức độ xúc cảm có hai biểu hiện khác nhau là xúc động và tâm trạng. Xúc động là một dạng xúc cảm có cường độ mạnh, xảy ra trong thời gian ngắn và có khi chủ thể không làm chủ được bản thân. Tâm trạng là một trạng thái xúc cảm có cường độ vừa phải hoặc yếu, tồn tại trong một thời gian tương đối dài, ảnh hưởng đến toàn bộ hành động của con người. Say mê là một trạng thái tình cảm mạnh, lâu, sâu sắc và bền vững. Tình cảm là thái độ ổn định của con người đối với hiện thực, là một thuộc tính tâm lý bền vững của nhân cách. II. Mức độ của đời sống tình cảm (xét từ thấp đến cao) Tình cảm đạo đức Tình cảm trí tuệ Tình cảm thẩm mĩ Tình cảm hoạt động Tình cảm cấp thấp Tình cảm cấp cao Các loại tình cảm Tình cảm cấp thấp: Liên quan đến nhu cầu thỏa mãn đời sống Tình cảm cấp cao: Mang tính xã hội nói lên thái độ của con người đối với những mặt và hiện tượng khác nhau của đời sống xã hội. •Tình cảm đạo đức: là những tình cảm có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu đạo đức của con người •Tình cảm trí tuệ: là những tình cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động trí óc, nó liên quan những quá trình nhận thức và sáng tạo liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu nhận thức •Tình cảm thẩm mỹ: là những tình cảm có liên quan đến nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu về cái đẹp •Tình cảm hoạt động: là sự thể hiện thái độ của con người, đối với 1 hoạt động nhất định, liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu thực hiện hoạt động đó. Tình cảm mang tính chất thế giới quan • Là mức độ cao nhất của tình cảm. • Là một loại thái độ đã có lý lẽ và tương đối ổn định và sâu sắc. Đặc điểm: - Rất ổn định và bền vững - Do 1 loại hay 1 phạm trù các sự vật và hiện tượng gây nên - Có tính chất khái quát cao độ - Có tính tự giác, ý thức cao trở thành nguyên tắc trong thái độ hành vi. Vai trò của tình cảm Trong tâm lý học Là mặt tập trung nhất, đậm nét nhất nhân cách của con người Với nhận thức Tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm ra chân lý. Ngược lại nhận thức là cơ sở, là cái “lý” của tình cảm, “lý” chỉ đạo tình cảm, lý và tình là 2 mặt của một vấn đề, nhân sinh quan thống nhất của con người. Với hành động Nảy sinh và biểu hiện trong hoạt động, đồng thời là một trong những động lực thúc đẩy con người hoạt động Tình cảm có quan hệ và chi phối toàn bộ các thuộc tính tâm lý của nhân cách Qui luật của tình cảm. Qui luật thích ứng: •Tình cảm cũng có hiện tượng thích ứng giống như cảm giác. Một tình cảm nào đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn điệu thì đến một lúc nào đó nó trở nên chai dạn (thích ứng). Qui luật cảm ứng hay tương phản •Sự xuất hiện hay suy yếu đi của một tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm một tình cảm khác xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp nó. Đó là hiện tượng cảm ứng (hay tương phản) trong tình cảm . Qui luật pha trộn •Trong cuộc sống tâm lí của mỗi cá nhân, nhiều khi hai tình cảm đối cực có thể nhau xảy ra đồng thời cùng lúc nhưng không loại trừ nhau mà pha trộn vào nhau. VD: giận mà thương, ghen tuông, dỗi hờn trong tình yêu Qui luật di chuyển •Tình cảm con người có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác khi không làm chủ được tình cảm của mình. “giận cá chém thớt”, “vơ đũa cả nắm” Đó là những biểu hiện của quy luật di chuyển Qui luật lây lan •TC con người có thể lây truyền từ người này sang người khác. Hiện tượng vui lây, buồn lây, đồng cảm, thông cảm giữa người này với người khác là con đường chủ yếu hình thành TC. Qui luật về sự hình thành tình cảm. -Xúc cảm là cơ sở của tình cảm. -Tình cảm được hình thành do qúa trình tổng hợp hoá, động hình hoá, khái quát hoá những xúc cảm đồng loại (cùng một phạm trù, một phạm vi đối tượng) VD: Tình cảm của con cái đối với cha mẹ là xúc cảm thường xuyên xuất hiện do liên tục được cha mẹ thoả mãn nhu cầu, dần dần được tổng hợp hoá, hình động hoá, khái quát hoá mà thành. - Tình cảm được xây dựng từ những xúc cảm nhưng khi đã được hình thành thì tình cảm lại thể hiện qua các xúc cảm đa dạng và chi phối các xúc cảm. III. Ý chí và phẩm chất ý chí 1.Khái niệm chung về ý chí 1.1.Định nghĩa về ý chí Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn. *Giá trị chân chính của ý chí không phải ở cường độ mạnh yếu, mà điều chủ yếu là ở nội dung đạo đức của ý chí. 1.2 CÁC PHẨM CHẤT CỦA Ý CHÍ Tính độc lập Tính quyết đoán Tính mục đích Tính kiên cường Tính tự kiềm chế-tự chủ Tính đồng cảm Các phẩm chất 1.2.Các phẩm chất của ý chí - Tính mục đích: giúp con người điều chỉnh hành vi hướng vào mục đích tự giác. - Tính độc lập: tự lực hoạt động, tự tin vào bản thân - Tính quyết đoán: khả năng đưa ra quyết định kịp thời, dứt khoát - Tính bền bỉ: khả năng khắc phục khó khăn, trở ngại để đạt mục đích đề ra - Tính tự chủ: khả năng và thói quen kiểm tra hành vi làm chủ bản thân, kìm hãm những hoạt động không cần thiết.
File đính kèm:
- bai_giang_tam_ly_hoc_dai_cuong_chuong_5_tinh_cam_nhan_cach.pdf