Các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

TÓM TẮT

Già hóa dân số tạo sức ép nặng nề cho ngân sách Nhà nước về vấn đề chăm sóc sức

khỏe cho người cao tuổi (NCT), với trung bình chi phí điều trị cho một NCT gấp 7-8 lần so

với trẻ em. Bài viết này phân tích các yếu tố liên quan tới sức khỏe như tuổi, giới tính,

hoàn cảnh gia đình, vị thế xã hội, bảo hiểm y tế, sự hỗ trợ của các thành viên khác trong

gia đình. là hết sức cần thiết để cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách

xây dựng chính sách chăm sóc người cao tuổi tốt hơn, có sự chuẩn bị về hệ thống y tế,

phúc lợi xã hội để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho NCT.

pdf 9 trang yennguyen 7960
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 
 37 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE 
CỦA NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM 
Nguyễn Thị Hồng Điệp1, Lương Thị Phương Thanh2 
TÓM TẮT 
Già hóa dân số tạo sức ép nặng nề cho ngân sách Nhà nước về vấn đề chăm sóc sức 
khỏe cho người cao tuổi (NCT), với trung bình chi phí điều trị cho một NCT gấp 7-8 lần so 
với trẻ em. Bài viết này phân tích các yếu tố liên quan tới sức khỏe như tuổi, giới tính, 
hoàn cảnh gia đình, vị thế xã hội, bảo hiểm y tế, sự hỗ trợ của các thành viên khác trong 
gia đình... là hết sức cần thiết để cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách 
xây dựng chính sách chăm sóc người cao tuổi tốt hơn, có sự chuẩn bị về hệ thống y tế, 
phúc lợi xã hội để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho NCT. 
Từ khóa: Người cao tuổi, sức khỏe, Việt Nam 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Số liệu thống kê dân số cho thấy, Việt Nam đang ở cuối của thời kỳ “quá độ dân số” 
với ba đặc trưng rõ rệt, đó là: tỷ suất sinh giảm, tỷ suất chết giảm và tuổi thọ tăng. Kết quả 
là, dân số trẻ em có xu hướng giảm nhanh, dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh và 
dân số cao tuổi cũng bắt đầu tăng nhanh. Điều tra Dân số giữa kỳ năm 2013 của Tổng cục 
Thống kê (TCTK, 2013) cho thấy, tỷ lệ người cao tuổi (NCT - là những người từ 60 tuổi 
trở lên) đã ở mức 10,5% tổng dân số. Theo định nghĩa của UNFPA (2011) thì Việt Nam 
chính thức bước vào thời kỳ dân số “bắt đầu già”(aging). Chỉ số già hóa (được tính bằng tỷ 
số giữa dân số cao tuổi với dân số trẻ em) tăng nhanh từ 35,5 năm 2009 lên 43,5 năm 
2013. Nếu sử dụng định nghĩa người cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở lên thì dự báo 
dân số của TCTK (2011) cho thấy, Việt Nam mất chưa tới 20 năm để chuyển từ giai đoạn 
“bắt đầu già” (aging, dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm 7% tổng dân số) sang giai đoạn dân số 
“già” (aged, dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm 14% tổng dân số) - ít hơn số năm cần thiết mà 
hai nước khu vực luôn được coi là có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất là Nhật Bản và 
Thái Lan đã trải qua (tương ứng 26 năm và 22 năm). 
Việc tiếp cận dịch vụ y tế (DVYT) của NCT còn nhiều khó khăn, rào cản. Tỷ lệ 
NCT không tiếp cận được các DVYT nói chung là 15,8%. Nguyễn Việt Cường (2010), đã 
chỉ ra nguyên nhân không tiếp cận được DVYT của NCT như không đủ điều kiện kinh tế, 
không có người đưa đi khám, do hệ thống y tế còn yếu và thiếu thuốc men, trang thiết bị và 
một phần do khoảng cách đi lại. Chi phí điều trị được coi là một trong những rào cản lớn 
nhất cản trở việc tiếp cận DVYT của NCT. Nghiên cứu của Phạm Đỗ Thắng và cộng sự 
(2009) cho thấy trung bình chi phí điều trị cho một NCT gấp 7- 8 lần so với trẻ em. 
1 ThS. Giảng viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hồng Đức 
2 CN. Giảng viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hồng Đức 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 
 38 
Phân tích các yếu tố liên quan tới sức khỏe, giới tính, hoàn cảnh gia đình, vị thế xã 
hội, bảo hiểm y tế, sự hỗ trợ của các thành viên khác trong gia đình... là hết sức cần thiết 
để cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách xây dựng chính sách chăm sóc 
người cao tuổi tốt hơn, có sự chuẩn bị về hệ thống y tế, phúc lợi xã hội để đáp ứng nhu cầu 
CSSK cho NCT. 
2. SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 
2.1. Số liệu 
Các số liệu sử dụng trong phân tích sẽ gồm có các số liệu thống kê có tính đại diện 
quốc gia từ Điều tra Người cao tuổi Việt Nam (VNAS) năm 2011. 
Số liệu điều tra Quốc gia về người cao tuổi (VNAS) năm 2012. Điều tra Quốc gia về 
người cao tuổi năm 2012 đã khảo sát 4007 người từ 50 tuổi trở lên tại 12 tỉnh, thành đại 
diện cho 6 khu vực sinh thái. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn nghiên cứu viên chỉ thực 
hiện các phân tích trên 2.789 người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) tại 12 tỉnh thành, đại diện 
cho 6 khu vực sinh thái Việt Nam là: Hưng Yên, Nam Định, Hà Nội, Thái Nguyên, Thừa 
Thiên Huế, Quảng Nam, Thanh Hóa, Đắk Lắk, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Sóc Trăng và 
Tiền Giang. Thời gian thực hiện điều tra từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 12 năm 2012. 
Trong số những người lớn tuổi, có 1.683 là nữ và 1.106 là nam giới; 2.050 người sống ở các 
khu vực nông thôn và 739 người sống tại các khu vực đô thị. 
VNAS cung cấp thông tin chi tiết về cá nhân (ví dụ độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn 
nhân, nghề nghiệp, v.v...), cuộc sống gia đình (sống sắp xếp, các mối quan hệ gia đình, chăm 
sóc và được chăm sóc, v.v...), cộng đồng và các mối quan hệ xã hội (sự tham gia vào các hoạt 
động cộng đồng, tiếp cận với các nguồn thông tin chính sách...). Những mẫu thông tin đã được 
chuẩn hóa trong gia đình và sức khỏe các khảo sát lớn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Liên 
quan đến tình trạng làm việc, VNAS có câu hỏi cụ thể về quá khứ những người lớn tuổi và các 
tác phẩm hiện nay. 
2.2. Phương pháp 
Sử dụng mô hình hồi quy propit để đánh giá xác suất các yếu tố ảnh hưởng đến tình 
trạng sức khỏe của người cao tuổi. 
Các yếu tố liên quan đến tình trạng sức khỏe NCT, ở đó bao gồm các yếu tố về nhân 
khẩu học (giới tính, tuổi, học vấn, hôn nhân, nghề nghiệp), các yếu tố về đặc điểm hộ gia 
đình và hoàn cảnh sống (hoàn cảnh sống, chăm sóc cháu chắt, hỗ trợ kinh tế cho các thành 
viên khác, bị đối xử không tốt trong gia đình như bị nói nặng lời, bị từ chối nói chuyện, bị đe 
dọa hoặc đánh đập, được tham gia vào các quyết định trong gia đình, tình trạng kinh tế hộ 
gia đình), các yếu tố về an sinh xã hội, hiểu biết về quyền lợi của NCT (lương hưu, tham gia 
các hoạt động câu lạc bộ xã/thôn, có thẻ bảo hiểm y tế, sử dụng thuốc lá, rượu/bia), hành vi 
ảnh hưởng đến sức khỏe, mức độ hài lòng về các mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng và 
xã hội và một số vấn đề về sức khỏe tâm thần. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 
 39 
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
Với số liệu VNAS (2011), sử dụng phần mềm STATA12 xử lý số liệu có kết quả 
bảng sau: 
3.1. Các yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người 
cao tuổi 
Bảng 3.1 đánh giá tỷ lệ các nhân tố nhân khẩu học bao gồm giới tính, nhóm tuổi, trình 
độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của NCT. 
Bảng 3.1. Yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người cao tuổi 
Biến số 
Tự đánh giá 
tình trạng 
sức khỏe yếu 
Ít nhất 
1 chức năng 
bị hạn chế 
Mắc ít nhất 
1 bệnh 
mạn tính 
Tổng 
Giới tính 
Nam 
Nữ 
59,2* 
67,9 
83,9*** 
90,6 
64,6*** 
73,0 
n = 2.789 
Nhóm tuổi 
60-69 
70-79 
80 
56,7** 
67,2 
74,8 
81,1*** 
90,0 
97,7 
63,8** 
76,5 
75,7 
n = 2.789 
Trình độ học vấn 
Không đi học 
Tiểu học và dưới tiểu học 
Trung học cơ sở 
Trung học phổ thông 
Trung cấp/cao đẳng/đại học trở lên 
79,8*** 
68,1 
49,8 
46,8 
47,6 
89,2*** 
92,7 
80,4 
74,9 
81,0 
66,0 
71,9 
73,6 
60,5 
76,0 
n = 2.772 
Tình trạng hôn nhân 
Đang sống cùng vợ/chồng 
Khác 
59,9*** 
73,5 
85,7** 
92,1 
70,2 
71,3 
n = 2.789 
Nghề nghiệp chính hiện tại 
Có việc làm 
Không làm gì 
57,8** 
68,5 
80,5*** 
92,5 
60,1*** 
77,4 
n = 2.769 
(Ghi chú: *p<0,05, **p<0,01, ***p<0,001) 
Có sự khác biệt rất rõ về tình trạng sức khỏe của NCT theo giới tính. Tỷ lệ phụ nữ 
cao tuổi tự đánh giá tình trạng sức khỏe của mình yếu cao hơn so với nam giới cao tuổi 
67,9% so với 59,2%, p<0,05. Bên cạnh đó, phụ nữ cao tuổi cũng cho biết họ bị hạn chế 
chức năng và mắc bệnh mạn tính cao hơn so với nam giới cao tuổi (tỷ lệ tương ứng là 
90,6% so với 83,9% bị hạn chế chức năng và 73,0% so với 64,6% bị mắc ít nhất 1 bệnh 
mạn tính, p<0,001). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 
 40 
Khi phân tích tình trạng sức khỏe của NCT theo 3 nhóm tuổi (1) 60 - 69 tuổi, 
(2) 70 - 79 tuổi, (3) ≥80 tuổi, ta thấy, NCT càng cao tuổi thì tự đánh giá tình trạng 
sức khỏe của mình yếu, bị hạn chế chức năng và mắc bệnh mạn tính càng nhiều . 
Trình độ học vấn cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc tự đánh giá tình trạng sức 
khỏe yếu và bị hạn chế chức năng, ở đó những người có học vấn càng thấp thì tỷ lệ tự đánh 
giá tình trạng sức khỏe yếu càng cao (79,8% ở những NCT không đi học so với chỉ 46,8% 
NCT học THPT, p<0,001). Đối với tình trạng hạn chế chức năng, những NCT có học vấn 
tiểu học, dưới tiểu học và không đi học có tỷ lệ bị hạn chế chức năng cao nhất và tỷ lệ thấp 
nhất là những NCT có học vấn THPT. 
So với những NCT đang sống cùng vợ/chồng thì tỷ lệ NCT không sống cùng vợ 
chồng tự đánh giá tình trạng sức khỏe của mình yếu và bị hạn chế chức năng cao hơn (tỷ lệ 
tương ứng là 57,8% so với 68,5%, p<0,001 và 92,1% so với 85,7%, p<0,01). 
Nghề nghiệp cũng là một yếu tố liên quan đến tình trạng sức khỏe của NCT, ở đó những 
người không có việc làm tự đánh giá tình trạng sức khỏe yếu, bị hạn chế chức năng và mắc 
bệnh mạn tính cao hơn so với tỷ lệ này ở những NCT có việc làm (p<0,001). 
3.2. Các yếu tố về gia đình và hoàn cảnh sống ảnh hưởng đến tình trạng sức 
khỏe của người cao tuổi 
Các yếu tố về gia đình và hoàn cảnh sống ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của 
NCT như: sống cùng người khác hay sống một mình, có phải chăm sóc cháu chắt không, 
có phải hỗ trợ kinh tế cho các thành viên khác không, có được tôn trọng và thể hiện vị thế 
của mình trong gia đình không, kinh tế hộ gia đình. Kết quả bảng 3.2. 
Bảng 3.2. Yếu tố về gia đình và hoàn cảnh sống ảnh hưởng 
đến tình trạng sức khỏe của người cao tuổi 
Biến số 
Tự đánh giá 
tình trạng 
sức khỏe yếu 
Ít nhất 1 
chức năng 
bị hạn chế 
Mắc ít nhất 
1 bệnh 
mạn tính 
Tổng 
- Sống cùng với: 
Một mình 
Người khác 
80,7*** 
63,2 
89,7 
87,6 
75,8 
70,2 
n = 2.789 
- Người cao tuổi phải chăm sóc cháu chắt: 
Có 
Không 
57,4** 
68,7 
84,6* 
89,7 
75,6* 
69,2 
n = 2.655 
- Hỗ trợ kinh tế cho thành viên khác: 
Có 
Không 
66,4** 
55,1 
81,1** 
89,4 
71,6 
70,3 
n = 2.789 
- Bị nói nặng lời: 
Không 
Có 
78,1** 
60,9 
86,3 
91,3 
70,9 
71,6 
n = 2.789 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 
 41 
- Bị từ chối nói chuyện: 
Không 
Có 
62,0* 
83,1 
86,8 
88,2 
70,4 
86,6 
n = 2.789 
- Bị đe dọa hoặc đánh đập: 
Không 
Có 
62,2*** 
99,9 
86,7** 
98,9 
70,8 
83,3 
n = 2.789 
- Được hỏi ý kiến trong các quyết định 
của gia đình: 
Không được hỏi 
Được hỏi và nghe theo 
Được hỏi nhưng không nghe theo 
76,0*** 
74,2 
59,0 
93,5* 
87,9 
85,2 
71,3 
72,6 
70,7 
n = 2.789 
- Kinh tế hộ gia đình: 
Giàu 
Nghèo 
Trung bình 
55,4*** 
76,0 
64,8 
85,5 
89,7 
88,7 
76,2* 
65,4 
68,0 
n = 2.789 
(Ghi chú: *p<0,05, **p<0,01, ***p<0,001) 
Sống một mình cũng ảnh hưởng đến việc tự đánh giá tình trạng sức khỏe yếu, tỷ lệ 
những người sống một mình tự đánh giá tình trạng sức khỏe yếu cao hơn so với những 
NCT sống chung với người khác (80,7% so với 63,2%, p<0,001). 
Bên cạnh đó, các yếu tố khác về gia đình cũng có liên quan đến tình trạng sức khỏe 
của NCT, với tỷ lệ tự đánh giá tình trạng sức khỏe yếu, bị hạn chế chức năng cao hơn ở 
những người không phải chăm sóc cháu chắt. Nhưng những người phải chăm sóc cháu 
chắt lại mắc bệnh mạn tính cao hơn (p<0,05). Những NCT phải hỗ trợ kinh tế cho các 
thành viên khác trong gia đình tự đánh giá tình trạng sức khỏe yếu cao hơn so với những 
người không phải hỗ trợ kinh tế (66,4% so với 55,1%, p<0,01), tuy nhiên tỷ lệ bị hạn chế 
chức năng lại thấp hơn (81,1% so với 89,4%, p<0,01). 
Cách đối xử của các thành viên trong gia đình với NCT cũng có liên quan đến tình 
trạng sức khỏe của NCT. NCT từng bị từ chối nói chuyện hay từng bị đánh đập, đe dọa 
trong 12 tháng qua thì tự đánh giá tình trạng sức khỏe yếu cao hơn so với những người 
không bị những hành động đó, việc NCT từng bị đánh đập, đe dọa cũng có liên quan đến 
bị hạn chế chức năng, với 98,9% những người đã từng bị đánh đập, đe dọa bị hạn chế chức 
năng so với tỷ lệ này ở NCT không bị là 86,7% (p<0,01). 
Những NCT không được tham gia vào các quyết định của gia đình tự đánh giá tình 
trạng sức khỏe yếu, bị hạn chế chức năng và bị mắc bệnh mạn tính cao hơn so với những 
NCT được tham gia vào các quyết định trong gia đình. 
Kinh tế hộ gia đình có ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của NCT. NCT có kinh tế 
hộ gia đình thuộc loại nghèo tự đánh giá tình trạng sức khỏe yếu cao nhất (p<0,001), 
nhưng tỷ lệ bị mắc bệnh mạn tính thấp nhất (p<0,05). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 
 42 
3.3. Các yếu tố an sinh xã hội và tham gia hoạt động cộng đồng ảnh hưởng đến 
tình trạng sức khỏe của người cao tuổi 
Bảng 3.3. Yếu tố an sinh xã hội ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người cao tuổi 
Biến số 
Tự đánh giá 
tình trạng 
sức khỏe yếu 
Ít nhất 
1 chức năng bị 
hạn chế 
Mắc ít nhất 
1 bệnh 
mạn tính 
Tổng 
- Lương hưu 
Không 
Có 
48,1** 
66,5 
87,7 
87,9 
68,8** 
82,3 
n =2.781 
- Bảo hiểm y tế 
Không 
Có 
55,4** 
67,3 
84,7 
88,8 
56,2*** 
75,7 
n =2.781 
- Tham gia hoạt động CLB xã/thôn 
Có 
Không 
58,6* 
67,3 
87,8 
87,6 
74,5 
68,3 
n =2.789 
(Ghi chú: *p<0,05, **p<0,01, ***p<0,001) 
NCT có lương hưu, có BHYT và không tham gia các hoạt động của xã/thôn tự đánh 
giá tình trạng sức khỏe yếu cao hơn (66,5%; 67,3%; 67,3%) so với NCT không có lương 
hưu (48,1%; 55,4%; 58,6%), không có BHYT và tham gia các hoạt động của thôn/xã 
(p<0,05). Bên cạnh đó, tỷ lệ NCT có lương hưu và có BHYT mắc ít nhất 1 bệnh mạn tính 
cũng cao hơn so với tỷ lệ này ở NCT không có lương hưu và không có BHYT (p<0,01). 
3.4. Các yếu tố thuộc về hiểu biết của NCT về các quyền lợi ảnh hưởng đến tình 
trạng sức khỏe của người cao tuổi. 
Sự hiểu biết về quyền ưu tiên sử dụng dịch vụ y tế, biết về phòng khám cho NCT có 
ảnh hưởng đến sức khỏe, thể hiện qua tỷ lệ tự đánh giá tình trạng sức khỏe yếu, chức năng 
bị hạn chế và mắc bệnh mạn tính. 
Bảng 3.4. Yếu tố hiểu biết các quyền lợi ảnh hưởng 
đến tình trạng sức khỏe của người cao tuổi 
Biến số 
Tự đánh giá 
tình trạng 
sức khỏe yếu 
Ít nhất 
1 chức năng 
bị hạn chế 
Mắc ít nhất 
1 bệnh 
mạn tính 
Tổng 
- Biết về quyền ưu tiên sử dụng 
dịch vụ y tế 
- Không biết 
58,6 
65,4 
84,3* 
88,6 
73,6 
69,0 
n =2.788 
- Biết về phòng khám cho NCT 
- Không biết 
63,4 
62,3 
84,6 
87,6 
76,6** 
69,0 
n =2.781 
(Ghi chú: *p<0,05, **p<0,01, ***p<0,001) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 
 43 
So với NCT không biết về quyền lợi được ưu tiên sử dụng dịch vụ y tế thì NCT biết 
về quyền này bị hạn chế chức năng thấp hơn. Bên cạnh đó, NCT biết về phòng khám dành 
cho NCT bị mắc ít nhất 1 bệnh mạn tính cao hơn so với NCT không biết. 
3.5. Các yếu tố thuộc về hành vi ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người 
cao tuổi. 
Hút thuốc lá/thuốc lào, sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia là những yếu tố 
được xem là có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Bảng 3.5 thể hiện sự ảnh hưởng của các 
yếu tố đến tình trạng sức khỏe của người cao tuổi. 
Bảng 3.5. Yếu tố hành vi ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người cao tuổi 
Biến số 
Tự đánh giá 
tình trạng 
sức khỏe yếu 
Ít nhất 1 
chức năng 
bị hạn chế 
Mắc ít nhất 
1 bệnh 
mạn tính 
Tổng 
Hút thuốc lá/thuốc lào 
Có 
Không 
57,2* 
66,0 
77,8*** 
90,4 
54,6*** 
74,7 
n =2.789 
Sử dụng đồ uống có cồn 
(rượu/bia..) 
Có 
Không 
47,2*** 
70,8 
80,9*** 
90,4 
59,4*** 
74,8 
n =2.789 
(Ghi chú: *p<0,05, **p<0,01, ***p<0,001) 
So với NCT không hút thuốc lá/thuốc lào hay sử dụng đồ uống có cồn thì NCT có 
sử dụng tự đánh giá tình trạng sức khỏe yếu, bị hạn chế ít nhất 1 chức năng và mắc ít 
nhất 1 bệnh mạn tính đều thấp hơn (p<0,001). 
3.6. Các yếu tố hài lòng về mối quan hệ gia đình, cộng đồng và xã hội ảnh 
hưởng đến tình trạng sức khỏe của người cao tuổi. 
Bảng 3.6 phân tích các nhân tố thể hiện sự hài lòng hay không về mối quan hệ trong 
gia đình, cộng đồng và xã hội đến tình trạng sức khỏe của NCT. 
Bảng 3.6. Yếu tố hành vi ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người cao tuổi 
Biến số 
Tự đánh giá 
tình trạng 
sức khỏe yếu 
Ít nhất 1 
chức năng 
bị hạn chế 
Mắc ít nhất 
1 bệnh 
mạn tính 
Tổng 
- Hài lòng với mối quan hệ với gia đình 
Không 
Có 
71,8** 
60,2 
90,3 
85, 
70,8 
71,0 
n=2.566 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 
 44 
- Hài lòng về sự tôn trọng của những 
người trẻ trong gia đình với NCT 
Không 
Có 
71,4 
60,9 
88,5 
86,4 
72,0 
70,7 
n=2.546 
- Hài lòng về sự tôn trọng của những 
người trẻ tuổi trong cộng đồng với NCT 
Không 
Có 
65,1 
65,9 
87,2 
86,3 
67,4 
71,6 
n=2.492 
- Hài lòng về cuộc sống hiện tại 
Không 
Có 
75,0*** 
57,5 
89,9 
85,5 
71,3 
70,7 
n=2564 
(Ghi chú: *p<0,05, **p<0,01, ***p<0,001) 
NCT không hài lòng với mối quan hệ trong gia đình tự đánh giá tình trạng sức khỏe 
yếu cao hơn so với NCT hài lòng (tỷ lệ tương ứng là 71,8% so với 60,2%, p<0,01). Bên 
cạnh đó, so với NCT hài lòng về cuộc sống hiện tại thì NCT không hài lòng tự đánh giá 
tình trạng sức khỏe yếu cao hơn (tỷ lệ tương ứng là 57,5% so với 75,0%, p<0,001). 
4. KẾT LUẬN 
Già hóa dân số và giải quyết các vấn đề do già hóa dân số đang là vấn đề cấp thiết 
hiện nay đối với các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Dân số già tạo áp 
lực tài chính đối với ngân sách nhà nước để thực hiện chăm sóc sức khỏe cho người già. 
Yếu tố liên quan tới sức khỏe như tuổi, giới tính, hoàn cảnh gia đình, vị thế xã hội, bảo 
hiểm y tế, sự hỗ trợ của các thành viên khác trong gia đình... là hết sức cần thiết để cung 
cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách xây dựng chính sách chăm sóc người cao 
tuổi tốt hơn, có sự chuẩn bị về hệ thống y tế, phúc lợi xã hội để đáp ứng nhu cầu chăm sóc 
sức khỏe cho NCT. Từ đó cần có những giải pháp phù hợp tác động vào từng đối tượng 
theo từng tiêu chí để có sự đầu tư thích hợp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bui, T. C., S. A. Truong, D. Goodkind, J. Knodel, and J. Friedman, (1999), 
“Vietnamese Older people amidst Transformations of Social Welfare Policy”, 
Population Studies Center (PSC) Research Report No. 99-436. Ann Arbor, MI: 
University of Michigan. 
[2] Bhorat Haroon, (2003), “Estimates of Poverty Alleviation in South Africa, with an 
Application to a Universal Income Grant”, Working Paper 03/75, Development 
Policy Research Unit, School of Economics, University of Cape Town. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 
 45 
[3] Cem Mete and T.Paul Schultz, (June 2002), “Health and labor force participation of 
the elderly in Taiwan”, Center discussion paper No.846. 
[4] Evans, M., I. Gough, S. Harkness, A. McKay, T. H. Dao, and L. T. N. Do, (2007), 
“The Relationship between Old Age and Poverty in Viet Nam”, United Nations 
Development Program (UNDP) Vietnam Policy Dialogue Paper 2007-08. Hanoi, 
Vietnam: UNDP Vietnam. 
[5] Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (VWU), Viện Nghiên cứu Y xã hội học (ISMS) và 
Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương (IRC): “Kết quả điều tra Quốc gia về 
Người cao tuổi Việt Nam”, tổ chức ngày 04/5/2012. 
[6] UNFPA, (2011), “Già hóa dân số ở Việt Nam: Thực trạng, dự báo và các vấn đề 
chính sách”, Hà Nội: UNFPA. 
[7] Phạm Đỗ Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009), Xem xét các chính sách chăm sóc sức 
khỏe người cao tuổi nhằm giải quyết những thay đổi về cơ cấu tuổi ở Việt Nam. 
[8] Gia đình và Trẻ em Ủy ban Dân số (2006), Nghiên cứu một số đặc trưng của người 
cao tuổi Việt Nam và đánh giá mô hình chăm sóc người cao tuổi đang áp dụng, tại 
trang web 
cua-nguoi-cao-tuoi-viet-nam-va-danh-gia-mo-hinh-cham-soc-nguoi-cao-tuoi-dang-ap- 
dung-20111201023051956.htm, truy cập ngày 01/02/2014. 
FACTORS AFFECTING HEALTH OF THE 
VIETNAMESE ELDERLY 
Nguyen Thi Hong Diep, Luong Thi Phuong Thanh 
ABSTRACT 
Aging makes heavy pressure for the state budget on health care issues for the 
elderly, with the average cost of treatment for each elderly as 7-8 times as compared with 
children. This article analyses factors related to health, such as age, gender, family 
situation, social status, health coverage, the support of the other members in family ... 
which are essential to provide information for policy-makers to develop policies for caring 
the elderly , preparation healthl system and social welfare to meet the needs of health 
care for the elderly. 
Keywords: Elderly, health, Vietnam 

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_suc_khoe_cua_nguoi_cao_tuoi_viet_n.pdf