Các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ công bố thông tin kế toán trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, để phát triển bền vững, các doanh nghiệp ngày nay cần chú trọng đến các yếu tố khác đó là xã hội và môi trường. Thông qua các Báo cáo kế toán trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp thể hiện cho công chúng biết rằng họ theo đuổi các giá trị lâu dài chứ không chỉ là lợi nhuận trong ngắn hạn. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng - Ngành được xem là có tác động lớn đến môi trường và xã hội. Nghiên cứu này đánh giá mức độ công bố thông tin về kế toán trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời chỉ ra hai nhân tố tác động đến mức độ này là tỷ suất lợi nhuận và mức độ uy tín của công ty kiểm toán
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ công bố thông tin kế toán trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN52 Số 136 - tháng 2/2019 CAÙC NHAÂN TOÁ AÛNH HÖÔÛNG TÔÙI MÖÙC ÑOÄ COÂNG BOÁ THOÂNG TIN KEÁ TOAÙN TRAÙCH NHIEÄM xAÕ HOÄI CUÛA CAÙC DOANH NGHIEÄP NGAØNH VAÄT LIEÄU xAÂY DÖÏNG NIEÂM YEÁT TREÂN THÒ TRÖÔØNG CHÖÙNG KHOAÙN VIEÄT NAM ThS. NGUYỄN THị PHƯơNG MAI1 LƯơNG LINH GIANG CAO MINH NGọC LƯơNG THANH THủY Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, để phát triển bền vững, các doanh nghiệp ngày nay cần chú trọng đến các yếu tố khác đó là xã hội và môi trường. Thông qua các báo cáo kế toán trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp thể hiện cho công chúng biết rằng họ theo đuổi các giá trị lâu dài chứ không chỉ là lợi nhuận trong ngắn hạn. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng - ngành được xem là có tác động lớn đến môi trường và xã hội. Nghiên cứu này đánh giá mức độ công bố thông tin về kế toán trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời chỉ ra hai nhân tố tác động đến mức độ này là tỷ suất lợi nhuận và mức độ uy tín của công ty kiểm toán. Từ khóa: Công bố thông tin, kế toán trách nhiệm xã hội, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, CSR, SRA Factors affecting the level of information disclosure of Social Responsibility Accounting of listed construction material enterprises on Vietnam stock market In addition to the profit goal, in order to develop sustainably, businesses today need to focus on other factors that are social and environmental. Through social responsibility accounting reports, businesses show the public that they pursue long-term values, not just short-term profits. This has great implications for construction material enterprises - the industry is considered to have a great impact on the environment and society. This study has evaluated the level of information disclosure on social accounting of listed construction material enterprises in Vietnam stock market, and pointed out two factors affecting this level which are the profit ratio and reputation of the auditor. keywords: Information disclosure, Social Responsibility Accounting, Corporate Social Responsibility, CSR, SRA 1. Giới thiệu Các doanh nghiệp hiện nay đã và đang chuyển đổi mục tiêu hoạt động từ tối đa hóa lợi ích của cổ đông (stockholders) sang tối đa hóa lợi ích của các bên liên quan đến công ty (stakeholders), trong đó có cộng đồng và công chúng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm và tăng cường các hoạt động xã hội nhằm đóng góp tích cực cũng như giảm thiểu những tác động tiêu cực tới xã hội và môi trường. Trong quá trình đó, kế toán trách nhiệm xã hội (Social Responsibility Accounting - SRA) trở thành một trong những công cụ hữu hiệu giúp ghi nhận, phản ánh và minh bạch hóa hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp trong việc thực hiện những trách nhiệm xã hội của mình, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững (Trần Minh Phương, 2017). Với những ngành nghề kinh doanh có nhiều tác động tới môi trường và xã hội như ngành xây dựng, dầu mỏ, khí đốt, nguyên vật liệu..., việc công bố thông tin SRA càng trở nên * 1 Khoa Kế toán – Kiểm toán; Đại học Ngoại thương NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 53Số 136 - tháng 2/2019 quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay, mức độ thông tin SRA tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đồng đều. Một số doanh nghiệp khá chú trọng đến vấn đề này nên công bố thông tin SRA một cách minh bạch và chi tiết trong báo cáo phát triển bền vững của mình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thực sự đầu tư vào việc công bố thông tin SRA. Cụ thể, các khoản mục được công bố còn nhiều thiếu sót so với hướng dẫn Báo cáo phát triển bền vững của Tổ chức sáng kiến báo cáo toàn cầu (Global Reporting Initiative - GRI), nội dung thông tin còn sơ sài, chưa mang lại cho người đọc cái nhìn toàn diện về tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hay những tác động đến môi trường, xã hội. Vấn đề đặt ra là sự khác biệt trong mức độ công bố thông tin SRA giữa các doanh nghiệp đến từ đâu và biện pháp nào có thể áp dụng để các doanh nghiệp công bố thông tin SRA đầy đủ, công khai và minh bạch hơn? Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích nhận diện và đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố tới mức độ công bố thông tin SRA của các doanh nghiệp trong ngành nguyên vật liệu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu bàn luận về tình hình thực hiện và công bố thông tin SRA, đánh giá tổng quát về đóng góp cũng như mối quan tâm của các doanh nghiệp đó tới vấn đề trách nhiệm xã hội, đồng thời đề xuất những kiến nghị nhằm thúc đẩy việc thực hiện và công bố thông tin SRA, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia và thế giới. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Khái niệm Theo ủy ban Kinh tế Thế giới về phát triển bền vững thì “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR) là một cam kết kinh doanh nhằm cư xử một cách có đạo đức và đóng góp cho sự phát triển kinh tế cùng với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và gia đình của họ cũng như chất lượng cuộc sống của cộng đồng và xã hội nói chung” (Bùi Loan Thùy, 2012). CSR chính là tiền đề thúc đẩy việc thực hiện kế toán trách nhiệm xã hội (SRA). Đó là việc“quan sát, đo lường, tính toán, ghi chép, phản ánh, tổ chức xử lý và phân tích thông tin về trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp cam kết như: trách nhiệm bảo vệ môi trường, trách nhiệm đóng góp cho cộng đồng xã hội, trách nhiệm với nhà cung cấp, trách nhiệm với người lao động, trách nhiệm bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng...” (Huỳnh Đức Lộng, TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN54 Số 136 - tháng 2/2019 2018). Các thông tin này phải được xem xét trong mối quan hệ với kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị, cho các cơ quan chức năng của Nhà nước, cơ quan quản lý môi trường và cho các thành phần có liên quan như: người lao động, khách hàng, nhà cung cấp, các hiệp hội, cộng đồng lãnh thổ ở địa phương 2.2. Một số lý thuyết nền tảng về việc vận dụng SRA • Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory) Lý thuyết các bên liên quan có nguồn gốc từ nghiên cứu của Edward Freeman trong cuốn “Strategic Management: A Stakeholder Approach”. Khác với quan điểm truyền thống trước đó là cổ đông đóng vai trò quan trọng nhất đối với một công ty, lý thuyết này đánh giá cao vai trò của các đối tượng khác có liên quan đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp, trong đó bao gồm nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng, Chính phủ, các hiệp hội thương mại, công đoàn. Thêm vào đó, tổ chức có nhiệm vụ phải đối xử công bằng với các bên liên quan, hoạt động vì cả lợi ích của họ. • Lý thuyết hợp pháp (Legitimacy theory) Lý thuyết hợp pháp được phát triển bởi Dowling và Pfeffer (1975), nhấn mạnh việc các công ty chỉ có thể tồn tại khi hệ thống giá trị của nó phù hợp với hệ thống giá trị của xã hội xung quanh. Khi giữa hai hệ thống giá trị đó xảy ra sự xung đột thì tính hợp pháp của công ty cũng bị ảnh hưởng. Theo đó, các công ty phải tuân thủ và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình để có thể tiếp tục hoạt động (James Guthrie, 2006). • Lý thuyết thể chế (Institutional theory) Lý thuyết về thể chế được sử dụng để giải thích về cấu trúc xã hội. Nội dung của lý thuyết đề cập đến vai trò của các tổ chức gồm cơ quan Chính phủ, nghề nghiệp và xã hội đối với việc thiết lập cơ cấu tổ chức, hành vi của công ty. Lý thuyết này cho rằng, sự thay đổi trong môi trường pháp luật (chính trị) sẽ tạo ra áp lực dẫn đến sự thay đổi trong khuôn mẫu, cũng như trong thực hành quản lý của một số tổ chức trong đó có kế toán. Dimaggio và Powell được cho là những người đầu tiên phát triển lý thuyết này trên khía cạnh mới với sự cấu thành của 3 yếu tố: Quy định (coercive isomorphism), quy phạm (normative pressures) và sự lan tỏa (mimetic processes). (Hoàng Thị Bích Ngọc, 2017) • Lý thuyết tín hiệu (Signaling theory) Lý thuyết này được phát triển bởi Stephen Ross và Solomon Ezra vào năm 1977 để giải thích việc công bố thông tin trong báo cáo của công ty. Nghiên cứu về lý thuyết tín hiệu đã góp phần dự đoán rằng, các công ty chất lượng cao hơn sẽ lựa chọn các chính sách kế toán cho phép thông tin tốt sẽ được tiết lộ, trong khi các công ty có chất lượng thấp sẽ lựa chọn chính sách kế toán mà cố gắng giấu thông tin có chất lượng kém(Richard D. Morris, 2012). Do vậy, mức độ công bố thông tin phụ thuộc nhiều vào mức độ phát triển của doanh nghiệp chẳng hạn như quy mô, kết quả kinh doanh và tốc độ tăng trưởng (Đàm Thị Kim Oanh, 2018). 3. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu Căn cứ vào các lý thuyết nền tảng và những công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài, nhóm tác giả xác định những nhân tố chính tác động đến mức độ công bố thông tin SRA của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như sau: Bảng 1: Các giả thuyết nghiên cứu Nhân tố tác động Lý thuyết giải thích Xu hướng tác động Giả thuyết Quy mô doanh nghiệp Lý thuyết tín hiệu Lý thuyết các bên liên quan Cùng chiều (+) Quy mô doanh nghiệp càng lớn, mức độ công bố thông tin SRA của các doanh nghiệp càng cao. Tỷ suất sinh lời Lý thuyết tín hiệu Lý thuyết các bên liên quan Cùng chiều (+) Tỷ suất sinh lời càng lớn, mức độ công bố thông tin SRA của các doanh nghiệp càng cao. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 55Số 136 - tháng 2/2019 Đòn bẩy tài chính Lý thuyết các bên liên quan Ngược chiều (-) Đòn bẩy tài chính càng lớn, mức độ công bố thông tin SRA của các doanh nghiệp càng thấp. Thời gian niêm yết Lý thuyết hợp pháp Lý thuyết thể chế Cùng chiều (+) Thời gian niêm yết của doanh nghiệp càng lớn, mức độ công bố thông tin SRA của các doanh nghiệp càng cao. Đơn vị kiểm toán Lý thuyết thể chế Lý thuyết tín hiệu Cùng chiều (+) Các công ty được kiểm toán bởi các đơn vị kiểm toán uy tín sẽ có mức độ công bố thông tin SRA cao hơn so với các công ty khác. 4. Phương pháp nghiên cứu Để phục vụ nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, phân tích hồi quy và phương pháp thống kê mô tả, so sánh, tổng hợp. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo thường niên và báo cáo phát triển bền vững năm 2017 của 30 doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dữ liệu để chạy mô hình hồi quy tuyến tính được xử bằng phần mềm Stata13. 4.1. Mô hình hồi quy Mô hình hồi quy tổng thể được xây dựng dựa trên giả thuyết nghiên cứu như sau: Y = β0 + β1 X1 + β2 X2 + β3 X3 + β4 X4 + β5 X5 + ε Trong đó: • X1, X2, X3, X4, X5: Các biến độc lập của mô hình. Cụ thể: X1: Quy mô doanh nghiệp. X2: Tỷ suất sinh lời X3: Đòn bẩy tài chính. X4: Thời gian niêm yết. X5: Đơn vị kiểm toán độc lập. • β0: Tham số chặn • β1, β2, β3, β4, β5: Các tham số chưa biết của mô hình • ε: Sai số ngẫu nhiên 4.2. Đo lường biến phụ thuộc Mức độ công bố thông tin được tính theo cách tiếp cận không có trọng số. Nhóm tác giả lần lượt chấm điểm mức độ công bố thông tin theo từng khoản mục được đưa ra trong Hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững của Tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu (Global Reporting Initiative - GRI). Theo đó, mỗi báo cáo thường niên của doanh nghiệp đã chọn sẽ được chấm điểm lần lượt theo 33 khoản mục sau: Bảng 2: Các khoản mục bắt buộc về công bố thông tin SRA Chủ đề kinh tế Môi trường Xã hội Chỉ tiêu 1. Hiệu quả hoạt động kinh tế 2. Sự hiện diện trên thị trường 3. Tác động kinh tế gián tiếp 4. Thông lệ mua sắm 5. Chống tham nhũng 6. Hành vi cản trở cạnh tranh 1. Vật liệu 2. Năng lượng 3. Nước 4. Đa dạng sinh học 5. Phát thải 6. Nước thải và chất thải 7. Tuân thủ môi trường 8. Đánh giá nhà cung cấp về môi trường 1. Việc làm 2. Mối quan hệ quản trị/lao động 3. An toàn và sức khỏe nghề nghiệp 4. Giáo dục và đào tạo 5. Đa dạng và cơ hội bình đẳng 6. Không phân biệt đối xử 7. Tự do lập hội và thương lượng tập thể TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN56 Số 136 - tháng 2/2019 8. Lao động trẻ em 9. Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc 10. Thông lệ về an ninh 11. Quyền của người bản địa 12. Đánh giá về quyền con người 13. Cộng đồng địa phương 14. Đánh giá nhà cung cấp về mặt xã hội 15. Chính sách công 16. An toàn và sức khỏe của khách hàng 17. Tiếp thị và nhãn hàng 18. Quyền bảo mật thông tin khách hàng 19. Tuân thủ về kinh tế - xã hội Nguồn: GRI (2016), Hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững Để xác định mức độ công bố thông tin SRA, thông tin liên quan đến mỗi khoản mục được chấm điểm chất lượng theo 5 mức độ như bảng sau: Bảng 3: Phương pháp đánh giá mức độ công bố thông tin SRA Công bố thông tin cả định lượng và định tính 4 Chỉ công bố thông tin định tính, không có định lượng 3 Không có thông tin định tính, có thông tin định lượng cả về dự toán và giá trị thực hiện 2 Không có thông tin định tính, chỉ có thông tin định lượng về giá trị thực hiện 1 Không công bố thông tin 0 Nguồn: Nguồn: GRI (2016), Hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững Sau khi chấm điểm 33 mục theo GRI công thức lượng hóa Y như sau: Trong đó: Si là điểm số của mỗi mục từ mục số 1 đến mục số 33 4.3. Đo lường biến độc lập Các biến độc lập trong mô hình được đo lường theo phương pháp sau: Bảng 4. Phương pháp đo lường các biến độc lập ký hiệu Biến độc lập Cách đo lường X1 Quy mô doanh nghiệp ln(NV) với NV là Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 57Số 136 - tháng 2/2019 X2 Tỷ suất sinh lời ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu X3 Đòn bẩy tài chính Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản X4 Thời gian niêm yết Số năm tính từ khi doanh nghiệp bắt đầu niêm yết đến hết năm 2017 X5 Đơn vị kiểm toán độc lập = 1 nếu doanh nghiệp được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán thuộc Big4 = 0 nếu doanh nghiệp được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán ngoài Big4 5. kết quả nghiên cứu và bàn luận 5.1. Đánh giá chung Kết quả cho thấy mô hình hồi quy tổng thể hoàn toàn phù hợp (Prob > F = 0.0445). Hệ số tương quan hiệu chỉnh (Adj. R2) đạt giá trị 0.2276 cho thấy 5 biến độc lập trong mô hình giải thích được 22,76% sự thay đổi của biến phụ thuộc. 77,24% còn lại phụ thuộc vào các nhân tố khác chưa được phát hiện trong phương trình. Bảng 5. Bảng tóm tắt kết quả kiểm định mức độ phù hợp Number of observations 30 F (5;24) 2.71 Prob > F 0.0445 R2 0.3608 Adj R2 0.2276 Root MSE 0.55412 Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm Stata 13 Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả chạy thêm kiểm định VIF. Kết quả cho thấy tất cả các biến trong mô hình đều có hệ số phóng đại phương sai VIF nhỏ (VIF<2) chứng tỏ mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Bảng 6. kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Variable VIF 1/VIF X1 1.23 0.811492 X3 1.20 0.836808 X2 1.14 0.873937 X5 1.14 0.880083 X4 1.06 0.942963 Mean VIF 1.15 Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm Stata 13 Thống kê mô tả cho thấy các công ty ngành vật liệu được phân tích có quy mô vốn lớn (số vốn trung bình là 2.465 tỷ, ln=28.53), tỷ suất sinh lời ở mức trung bình (14%), không sử dụng quá nhiều đòn bẩy tài chính (trung bình 46,5%), thời gian niêm yết khá dài (trung bình 8,6 năm) và không nhiều công ty được kiểm toán bởi Big4. Bảng 7: Bảng thống kê mô tả các biến Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max Y 30 1.455556 0.628.53)305142 0.6363636 2.787879 X1 30 28.53326 1.535965 24.69473 31.60173 X2 30 0.141189 0.1175496 -0.1034488 0.4682092 X3 30 0.4653154 0.2095239 0.14733 0.9596623 X4 30 8.6 3.244093 2 12 X5 30 0.3 0.4660916 0 1 Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm Stata 13 TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN58 Số 136 - tháng 2/2019 Kết quả phân tích cho thấy, mức độ công bố thông tin SRA của các công ty này chưa cao, trung bình đạt 1.456 trên 4 điểm, tương đương với 36.4%. Trong đó, công ty có mức độ công bố thông tin SRA cao nhất đạt 2.788/4 điểm (69.7%) và công ty có mức độ công bố thông tin SRA thấp nhất ở mức 0.636/4 (15.9%). Trong số 30 công ty được chọn làm mẫu nghiên cứu chỉ có 2 công ty phát hành báo cáo phát triển bền vững tách biệt với báo cáo thường niên. Như vậy, có thể thấy rằng các doanh nghiệp ngành nguyên vật liệu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam tuy đã quan tâm đến việc công bố thông tin SRA nhưng thông tin công bố chưa thật cụ thể, minh bạch và chi tiết. 5.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng Bảng 8. kết quả chạy mô hình hồi quy tuyến tính bội Y Coef. Std. Err t P-value [95% Conf. Intercal] X1 -0.0181244 0.0743674 -0.24 0.810 -0.1716112 0.1353624 X2 1.948704 0.9363646 2.08 0.048 0.0161426 3.881266 X3 0.0442108 0.5368583 0.08 0.935 -1.06381 1.152232 X4 0.0409026 0.0326637 1.25 0.223 -0.026512 0.1083171 X5 0.5130472 0.2353277 2.18 0.039 0.0273547 0.9987397 _cons 1.171321 2.044684 0.57 0.572 -3.048699 5.39134 Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm Stata 13 Với khoảng tin cậy là 95%, các biến độc lập có P – value < 0.05 sẽ được chấp nhận. Như vậy có 2 trong 5 biến độc lập của nghiên cứu có giá trị ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, đó là: Tỷ suất sinh lời (X2) và Đơn vị kiểm toán độc lập (X5). Nhân tố tỷ suất sinh lời có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ công bố thông tin SRA, tức là công ty có tỷ suất sinh lời càng cao thì mức độ công bố thông tin SRA càng cao. Kết luận này giống với kết quả nghiên cứu của Ayman (2017); La Soa, Manh Dung và Quoc Hoi (2017); Thúy Nga (2017). Đối với nhóm ngành nguyên vật liệu niêm yết trên thị trường chứng khoán, tỷ suất lợi nhuận tăng 1% sẽ làm cho mức độ công bố thông tin SRA của doanh nghiệp tăng 1,95%. Với nhân tố là đơn vị kiểm toán độc lập (X5), P – value = 0.039, thấp nhất trong 5 biến chứng tỏ sự ảnh hưởng của nhân tố này đến biến phụ thuốc là đáng tin cậy nhất. Hệ số tương quan là 0.513 cho thấy công ty được kiểm toán bởi Big4 sẽ công bố thông tin SRA cụ thể, minh bạch hơn các công ty còn lại. Điều này là do công ty mong muốn gây dựng hình ảnh tốt, đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt mà những công ty kiểm toán uy tín thường đặt ra. Các nhân tố còn lại là quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính và thời gian niêm yết có p-value cao nên chưa đủ độ tin cậy để kết luận về ảnh hưởng của chúng lên biến phụ thuộc. 6. Một số kiến nghị, đề xuất Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả, tỷ suất sinh lời và đơn vị kiểm toán độc lập là hai nhân tố có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ công bố thông tin SRA của các doanh nghiệp thuộc ngành nguyên vật liệu. Với đặc thù là ngành thường để lại nhiều tác động tới môi trường và xã hội, các doanh nghiệp này nên lựa chọn công ty kiểm toán uy tín để nâng cao tính minh bạch của thông tin, tiếp nhận các kiến nghị từ kiểm toán viên để cải thiện chất lượng báo cáo phát triển bền vững, tạo hình ảnh tốt cho doanh nghiệp trong mắt các đối tác. Mức độ công bố thông tin SRA cao cũng sẽ là tín NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 59Số 136 - tháng 2/2019 hiệu thể hiện cho các nhà đầu tư thấy được công ty đang có kết quả hoạt động kinh doanh tốt (tỷ suất lợi nhuận cao), thu hút đầu tư, tăng giá trị cổ phiếu. Chính vì vậy, lãnh đạo doanh nghiệp cần hiểu rõ tầm quan trọng và lợi ích của CSR để từ đó tích hợp CSR trong sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược, văn hóa doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cần cụ thể hóa hành động thông qua việc dự kiến ngân sách dành cho các hoạt động trách nhiệm xã hội, xây dựng những chương trình đào tạo cho nhân viên để nâng cao đạo đức nghề nghiệp và nhận thức về các vấn đề xã hội, môi trường. Các hoạt động này cần được công bố trong các báo cáo thường niên, báo cáo tích hợp của doanh nghiệp để các bên có liên quan có cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp một cách toàn diện nhất. kết luận Nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần đánh giá kết quả hoạt động của mình trong mối tương quan với các tác động môi trường và xã hội. Trong quá trình này, SRA là công cụ đắc lực giúp thu thập, xử lý và cung cấp thông tin liên quan đến hiệu quả hoạt động CSR cũng như hiệu quả của toàn bộ hoạt động trong doanh nghiệp. Các thông tin SRA cũng cần được công bố một cách minh bạch và kịp thời cho các đối tượng có liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp biết và sử dụng. Với nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ ra được cách thức đánh giá mức độ công bố thông tin SRA cũng như chỉ ra được các yếu tố có ảnh hưởng là tỷ suất lợi nhuận và công ty kiểm toán, từ đó đưa ra một vài khuyến nghị cho doanh nghiệp. Tuy còn một số nhân tố chưa kết luận được về mức độ ảnh hưởng, song nghiên cứu cũng có ý nghĩa tham khảo để các nhà khoa học phát triển về sau bằng cách mở rộng quy mô mẫu, mở rộng ngành nghề nghiên cứu hoặc bổ sung các yếu tố ảnh hưởng như quy mô hội đồng quản trị, mức độ độc lập của hội đồng quản trị, khả năng thanh toán... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Huỳnh Đức Lộng. Kế toán trách nhiệm xã hội. [online]. [truy cập ngày 8/10/2018]; 2. Đàm Thị Kim Oanh. (2018). Cơ sở lý thuyết về công bố thông tin bộ phận của doanh nghiệp. [online]. [truy cập ngày 10/10/2018]; 3. Trần Minh Phương. (2017). Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp tại Việt Nam, ĐH Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh; 4. Bùi Loan Thùy, (2012). Từ thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tiến tới tạo lập giá trị chung trong hội nhập kinh tế toàn cầu. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 2, tr.55-60; 5. La Soa Nguyen, Manh Dung Tran, Thi Xuan Hong Nguyen, Quoc Hoi Le. (2017). Factors Affecting Disclosure Levels of Environmental Accounting Information: The Case of Vietnam. Ha Noi University of Industry & National Economics University, Viet Nam; 6. Ayman I. F. Issa. (2017). The Factors Influencing Corporate Social Responsibility Disclosure in the Kingdom of Saudi Arabia, Australian Journal of Basic and Applied Sciences; 7. James Guthrie. (2006). Legitimacy Theory: A story of reporting social and environmental matters within the Australian food and beverage industry. The University of Sydney; 8. Paul J. DiMaggio và Walter W. Powell. (1983). The Iron Cage Revisited: Isomorphism in Organizational Fields. Advances in Strategic Management; 9. R. Edward Freeman. (1984). Strategic Management: A Stakeholder Approach; 10. Stephen A. Ross. (2009). The determination of financial structure: the incentive-signalling approach, The Bell Journal of Economics, Vol. 8, tr.23-40; 11. The Global Reporting Initiative. (2016). GRI Standards 2016.
File đính kèm:
- cac_nhan_to_anh_huong_toi_muc_do_cong_bo_thong_tin_ke_toan_t.pdf