Các yếu tố ảnh hưởng khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Tóm tắt. Nghiên cứu được thực hiện với mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm số liệu từ Báo cáo tài chính của 30 NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2008-2014. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, phân tích mô hình hồi quy với dữ liệu dạng bảng (Panel data); với mô hình tác động cố định (FEM). Nghiên cứu đã tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam là: Khoản cho vay, Vốn chủ sở hữu, Tiền mặt và Tiền gửi. Nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị sẽ giúp các nhà quản lý điều hành hoạt động của NHTM đạt hiệu quả cao nhất

pdf 6 trang yennguyen 7620
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố ảnh hưởng khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
 89 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số 05 
Journal of Science of Lac Hong University
Vol. 5 (2016), pp. 89-94
Tạp chí Khoa học Lạc Hồng
Số 5 (2016), trang 89-94
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG 
THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 
Factors affecting the profitability of commercial banks in Vietnam 
Đoàn Việt Hùng
doanviethung2000@yahoo.com
Khoa Tài chính – Kế toán
Trường Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai, Việt Nam
 Đến tòa soạn: 1/5/2016; Chấp nhận đăng: 13/7/2016
Tóm tắt. Nghiên cứu được thực hiện với mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng 
thương mại (NHTM) tại Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm số liệu từ báo cáo tài chính của 30 NHTM tại Việt Nam giai 
đoạn 2008-2014. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, phân tích mô hình hồi quy với dữ liệu dạng 
bảng (Panel data); với mô hình tác động cố định (FEM). Nghiên cứu đã tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của 
các NHTM Việt Nam là: Khoản cho vay, Vốn chủ sở hữu, Tiền mặt và Tiền gửi. Nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị sẽ giúp 
các nhà quản lý điều hành hoạt động của NHTM đạt hiệu quả cao nhất. 
Từ khoá: Ngân hàng; Khả năng sinh lời; Thương mại; Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA); Dữ liệu dạng bảng 
Abstract. The research is aimed to determine the factors affecting the profitability of commercial banks in Vietnam. The data 
has been collected from financial statements of 30 Vietnam’s commercial banks in the years 2008-2014. The research used 
quantitative research methods, analysis regression models with panel data; with fixed effects model (FEM). The research 
reveals the factors affecting the profitability of commercial banks in Vietnam: Loans, Equity, Cash and Deposits. The research 
provides some recommendations that will help the management operations of commercial banks reached the highest 
efficiency. 
Keywords: Banking; Profitability; Commercial; Return on assets (ROA) ;Panel data 
1. GIỚI THIỆU 
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, đất nước ta đang 
chuyển mình trong công cuộc đổi mới, nền kinh tế đang vận 
hành theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết và quản lý vĩ 
mô của Nhà nước. Để tồn tại và phát triển, các NHTM phải 
hoạt động có hiệu quả, do vậy khả năng sinh lời là mối 
quan tâm hàng đầu. Bởi vì khả năng sinh lời là một trong 
những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để đánh giá hiệu quả hoạt 
động kinh doanh của các ngân hàng. Nó không chỉ là nguồn 
tài chính tích luỹ để mở rộng sản xuất mà còn là nguồn tài 
chính quan trọng để thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà 
nuớc, tăng thu nhập quốc dân và khuyến khích người lao 
động gắn bó với công việc của mình (Tô Ngọc Hưng và
Nguyễn Đức Trung, 2011). Vì vậy, việc phân tích và đo 
lường khả năng sinh lời để đánh giá hiệu quả hoạt động 
kinh doanh, từ đó tìm ra các biện pháp để nâng cao khả
năng sinh lời là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết với 
các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trương 
Quan Thông, 2009). Hoạt động của ngân hàng là một hoạt 
động kinh tế quan trọng, trong những năm vừa qua đã đóng 
góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. 
Hầu hết các NHTM kinh doanh có lãi. Làm thế nào để phát 
triển và hoạt động ngày càng có hiệu quả trong giai đoạn 
hội nhập kinh tế khu vực và thế giới là một vấn đề rất quan 
tâm đối với các NHTM. Với chức năng là công cụ quản lý 
kinh tế hữu hiệu, phân tích khả năng sinh lời sẽ giúp các 
nhà quản lý điều hành hoạt động của NHTM đạt hiệu quả
cao nhất. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá và 
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của 
các NHTM tại Việt Nam từ đó đưa ra một số kiến nghị đối 
với các nhà quản lý các NHTM. 
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Khả năng sinh lời
Theo Nguyễn Thị Xuân Liễu (2010), phân tích khả năng 
sinh lời là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá 
trình và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng nhằm 
làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm 
năng cần khai thác. Từ đó đề ra các phương án và giải pháp 
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các yếu tố đo 
lường khả năng sinh lời bao gồm:
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản – Return on assets (ROA)
Theo Phan Đức Dũng (2008), tỷ số lợi nhuận trên tài sản 
là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi 
trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này được 
tính ra bằng cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau 
thuế) của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (có thể là 1 tháng, 
1 quý, nửa năm, hay một năm) chia cho tổng giá trị tài sản 
của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận ròng 
hoặc lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh 
doanh, còn giá trị tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán. 
Công thức được xác định như sau :
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản = Lợi nhuận ròng/ Tổng 
tài sản
Theo Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Thị Liên Hoa 
(2007), nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp 
làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn 
Đoàn Việt Hùng
 90 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số 05 
càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp 
làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của 
giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu 
quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh 
nghiệp.
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh 
doanh và ngành nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích 
tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh 
doanh nghiệp với toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác 
cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ.
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – Return On 
Equity (ROE)
Theo Nguyễn Minh Kiều (2009), tỷ số lợi nhuận trên vốn 
chủ sở hữu là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh lợi trên 
mỗi đồng vốn ở một công ty. Lợi nhuận trong tỷ số này là 
lợi nhuận ròng dành cho cổ đông, lấy từ báo cáo kết quả
kinh doanh của công ty, tính trong một thời kỳ nhất định (1 
tháng, 1 quý, nửa năm, hay 1 năm) gọi là kỳ báo cáo. Còn 
vốn trong tỷ số này là vốn phổ thông (common equity). 
Công thức của tỷ số này như sau:
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận ròng/ 
Vốn chủ sở hữu
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết cứ
100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty này tạo ra bao nhiều 
đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công 
ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua 
lỗ (Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Thị Liên Hoa, 
2007).
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu - Return On Sales 
(ROS)
Theo Phan Đức Dũng (2008) và Nguyễn Minh Kiều 
(2009), tỷ số lợi nhuận trên doanh thu là một tỷ số tài chính 
dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của công ty. Nó phản 
ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và 
doanh thu của công ty. Công thức tính tỷ số này như sau:
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận ròng/ 
Doanh thu
Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm 
trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là 
công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng 
lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua 
lỗ. Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh 
của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của 
công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số của 
toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và 
số vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi 
đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường tìm 
hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản (Nguyễn 
Thị Ngọc Trang và Nguyễn Thị Liên Hoa, 2007).
Tỷ số sức sinh lợi căn bản 
Theo Nguyễn Minh Kiều (2009), tỷ số sức sinh lợi căn 
bản là một tỷ số tài chính để đánh giá khả năng sinh lợi của 
doanh nghiệp mà không kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn 
bẩy tài chính. Công thức xác định như sau:
Tỷ số sức sinh lợi căn bản = Lợi nhuận trước thuế và 
lãi / Tổng tài sản
Tỷ số này thường được dùng để so sánh khả năng sinh 
lợi giữa các doanh nghiệp có thuế suất thuế thu nhập doanh 
nghiệp và mức độ sử dụng nợ rất khác nhau. Tỷ số mang 
giá trị dương càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh 
doanh càng có lãi. Tỷ số mang giá trị âm là doanh nghiệp 
kinh doanh thua lỗ (Nguyễn Minh Kiều, 2009).
2.1.2 Mô hình nghiên cứu về khả năng sinh lời - Mô 
hình CAMELS
Nghiên cứu của Gilbert, Meyer và Vaughan (2002) đã 
nghiên cứu mô hình CAMELS nhằm đánh giá độ an toàn, 
khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng. Mô hình 
này chủ yếu dựa trên các yếu tố tài chính, thông qua thang 
điểm để đưa ra kết quả xếp hạng các ngân hàng, từ đó cho 
nhà quản lý biết “tình hình sức khỏe của các ngân hàng”. 
Các tiêu chí đánh giá bao gồm: Mức độ an toàn Vốn 
(Capital Adequacy), Chất lượng tài sản có (Asset Quality), 
Quản lý (Management), Lợi nhuận (Earnings), Thanh 
khoản (Liquidity) và Độ nhạy cảm rủi ro đối với thị trường 
(Sensitivity to Market risk).
Hệ thống phân tích CAMELS đánh giá cụ thể về các vấn 
đề: An toàn - được hiểu là khả năng của ngân hàng bù đắp 
được mọi chi phí và thực hiện được các nghĩa vụ của mình. 
Tiêu chí an toàn được đánh giá thông qua đánh giá mức độ
đủ vốn, chất lượng tín dụng (tài sản có) và chất lượng quản 
lý. Khả năng sinh lời - là việc ngân hàng có thể đạt được 
một tỷ lệ thu nhập từ số tiền đầu tư của chủ sở hữu hay 
không. Thanh khoản - là khả năng đáp ứng được mọi nhu 
cầu về vốn theo kế hoạch hoặc bất thường. 
Kết quả phân tích, đánh giá trên sẽ giúp các nhà phân 
tích chia hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) thành 5 nhóm: 
thừa vốn, đủ vốn, thiếu vốn, thiếu vốn đáng kể và thiếu vốn 
trầm trọng. Từ đó, các nhà hoạch định và cơ quan quản lý 
sẽ dự báo, cảnh báo nhóm các TCTD thiếu vốn, và có biện 
pháp phòng ngừa phá sản cho nhóm “sức khỏe yếu” này.
Tuy nhiên, việc đưa ra dự báo kịp thời căn cứ theo báo 
cáo tài chính của các TCTD tại Việt Nam là việc không đơn 
giản. Các báo cáo tài chính không thể cung cấp mọi thông 
tin một cách chính xác, đầy đủ để người phân tích có đủ căn 
cứ đánh giá mức độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh 
khoản của một TCTD. Do vậy, việc áp dụng mô hình 
CAMELS thường cho kết quả chưa đầy đủ và không kịp 
thời để đánh giá “sức khỏe” của một TCTD khi có những 
yêu cầu cao về độ chuẩn xác, tính kịp thời tại một thời điểm 
để đưa ra các quyết định, đặc biệt trong giai đoạn ngành tài 
chính - ngân hàng nước ta đang đối mặt với nhiều rủi ro, 
thách thức như hiện nay.
Một minh chứng rõ nét cho việc áp dụng các đánh giá 
thông thường dựa trên phân tích báo cáo tài chính không 
giúp nhiều cho việc phát hiện sớm “thể trạng” yếu kém của 
các TCTD, điển hình như hàng loạt vụ sụp đổ của các ngân 
hàng lớn trong những năm gần đây như Lehman 
Brothers,Washington Mutual vào năm 2008. Tại nước ta, 
trong năm 2010 và 2011 nhiều tổ chức rơi vào tình trạng 
mất thanh khoản nghiêm trọng, kết quả cuối năm 2011, một 
số ngân hàng phải sáp nhập, hợp nhất (Ba ngân hàng Đệ
Nhất, Sài Gòn và Tín nghĩa Ngân hàng đã hợp nhất và 
chính thức hoạt động dưới tên NHTM Sài Gòn kể từ
01/01/2012) và chịu sức ép tái cấu trúc lại để phù hợp với 
xu hướng hiện tại. Tất cả những vấn đề trên đã không được 
phản ánh và cảnh báo sớm thông qua các kênh dự báo, phân 
tích thông thường.
Trước thực tế trên, việc cần làm là phải kết hợp phân tích 
theo mô hình CAMELS với những đánh giá định tính của
ngân hàng để có thể có các kết quả phân tích một cách kỹ
lưỡng, chính xác và kịp thời hơn.
2.1.3 Nghiên cứu thực nghiệm về khả năng sinh lời
Nghiên cứu của Mamatzakis và Remoundos (2003) về
các yếu tố quyết định lợi nhuận của các ngân hàng thương 
mại ở Hy Lạp, nghiên cứu thể hiện rõ hầu hết các yếu tố tỷ
Các yếu tố ảnh hưởng khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
 91 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số 05 
lệ các khoản vay trên tổng tài sản, vốn chủ sở hữu trên tổng 
tài sản, tài sản, quyền sở hữu, chỉ số chứng khoán Athen và 
cấu trúc thị trường có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận 
ngân hàng. Riêng yếu tố chi phí nhân sự trên tổng tài sản có 
ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của các ngân hàng 
thương mại ở Hy Lạp.
Nghiên cứu của Anna và Hoi (2008) về các yếu tố quyết 
định đến lợi nhuận của ngân hàng ở Macao cho thấy rằng 
tiềm lực vốn của một ngân hàng là hết sức quan trọng, ảnh 
hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Vốn của một ngân 
hàng được xem là rủi ro thấp và lợi thế như vậy sẽ tạo ra 
được lợi nhuận cao hơn. Mặt khác chất lượng tài sản ảnh 
hưởng đến không tốt đến lợi nhuận của các ngân hàng. 
Ngoài ra, các ngân hàng với một mạng lưới tiền gửi rộng 
lớn không đạt được một mức lợi nhuận cao hơn so với 
những ngân hàng có một mạng lưới nhỏ hơn. Cuối cùng, 
đối với các biến số kinh tế vĩ mô, chỉ có tỷ lệ lạm phát có 
mối quan hệ quan trọng với lợi nhuận của các ngân hàng. 
Nghiên cứu của Antonina (2010) về các yếu tố ảnh 
hưởng lợi nhuận của ngân hàng ở Ucraina, kết quả nghiên 
cứu đã chỉ ra rằng hệ số vốn, GDP, lạm phát và tỷ giá hối 
đoái có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận. Trong khi đó chi 
phí quản lý trên tổng tài sản, thanh khoản và tiền gửi có tác 
động tiêu cực đến lợi nhuận. Đồng thời sở hữu nước ngoài 
có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể về lợi nhuận của ngân hàng 
Ucraina khi xem xét trên cơ sở độc lập. Phát hiện này là 
đáng ngạc nhiên xem xét sự nhận thức cao hơn hiệu quả và 
chuyên môn của ngân hàng nước ngoài. Kết quả có thể đề
nghị các ngân hàng trong nước nâng cao lợi nhuận của họ
thông qua các yếu tố khác hơn so với hiệu quả kỹ thuật 
thuần túy.
Nghiêu cứu của Sehrish, Faiza và Khalid (2011) về các 
yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng ở Pakistan, 
nghiên cứu chỉ ra rằng kích thước, các khoản vay (Loan), 
ký quỹ (Deposits), tăng trưởng kinh tế (GDP) và chỉ số giá 
tiêu dùng (INF) có tác động tích cực đến lợi nhuận. Ngược 
lại vốn (Capital) và vốn thị trường (MC) lại có ảnh hưởng
tiêu cực đến lợi nhuận của các ngân hàng ở Pakistan.
Nghiên cứu của Nesrine và Younes (2012) về các yếu tố
quyết định đến lợi nhuận của ngân hàng ở Tunisia, nghiên 
cứu chỉ ra rằng các biến số rủi ro thanh khoản, tài sản ngân 
hàng, vốn hóa thị trường chứng khoán, lạm phát và GDP có 
ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận và có ý nghĩa thống kê. 
Đối với các biến số vốn, rủi ro tín dụng và tỷ lệ tập trung 
ngân hàng có mối quan hệ tích cực đến lợi nhuận.
2.2 Phương pháp, mô hình và dữ liệu nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định 
lượng, dữ liệu được trình bày dạng bảng, bao gồm các quan 
sát chéo và quan sát theo thời gian. Theo Wooldridge 
(1997) và Khánh (2011), phương pháp hồi quy thông dụng 
với dữ liệu dạng bảng là mô hình hồi quy Pool, mô hình hồi 
quy tác động cố định (FEM- Fixed effect model) và mô 
hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM- Random effect 
model). Việc sử dụng mô hình hồi quy Pool theo phương 
pháp OLS thông thường là không phù hợp vì kết quả ước 
lượng bị phản ánh sai lệch, thường xuất hiện hiện tượng tự
tương quan trong dữ liệu hay ràng buộc phần dư làm cho 
giá trị Durbin – Wason thấp (Baltagi, 2005 và Park, 2009). 
Để có cơ sở lựa chọn FEM hay REM, Wooldridge (1997) 
đã dùng kiểm định Hausman. Đây là kiểm định được phát 
triể ... 12,27 17,54 14,7737 1,0382
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tài 
chính, báo cáo thường niên và bản cáo bạch của 30 ngân 
hàng tại các trang Web của các NHTM tại Việt Nam từ
2008-2014, bao gồm 210 quan sát.
Bảng 2 cho thấy thống kê mô tả giá trị nhỏ nhất, lớn nhất 
cũng như trung bình và độ lệch chuẩn của các biến số này.
2.3 Kết quả nghiên cứu
Đoàn Việt Hùng
 92 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số 05 
2.3.1 Phân tích tương quan
Nghiên cứu tiến hành phân tích tương quan bằng cách lập 
ma trạn hệ số tương quan của các biến, được trình bày trong 
Bảng 3.
Bảng3. Ma trận tương quan của các biến
LnTM LnTG LnKCV LnVCSH
LnTM 1
LnTG 0,632 1
LnKCV 0,517 0,608 1
LnVCSH 0,427 0,557 0,414 1
Qua Bảng 3, với ý nghĩa thống kê ở mức 5%, hệ số
tương quan giữa các cặp biến đều nhỏ hơn 0,7. Điều này chỉ
ra rằng khả năng có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô 
hình nghiên cứu thấp.
2.3.2 Phân tích kết quả hồi quy
Nghiên cứu sẽ dùng kiểm định Hausman để lựa chọn mô 
hình hồi quy và hệ số Durbin-Watson để kiểm tra sự tự
tương quan trong mô hình
Theo Bảng 4 thì hệ số Prob nhỏ hơn 0.05 (bác bỏ giả
thuyết Ho) nên nghiên cứu sẽ sử dụng Fixed Effect.
Bảng 4. Kiểm định Hausman và kiểm định tự tương quan 
Hệ số Chi-Sq. Statistic Prob.
Lựa 
chọn
Durbin-Watson
Giá trị 33,34 0,0012
Fix 
Effect
1,855
Đồng thời ta thấy hệ số Durbin-Watson có giá trị là 
1,855. Theo Nhậm (2008), kiểm định Durbin-Watson được 
sử dụng để xác định có hay không sự tự tương quan trong 
mô hình. Nếu 1<d<3 thì mô hình không có sự tự tương 
quan. Từ đó, ta có thể kết luận được rằng mô hình hồi quy 
với biến phụ thuộc là ROA không có sự tự tương quan.
Bảng 5. Kết quả hồi quy mô hình tác động cố định (Fixed Effect)
Biến
Hệ số chưa chuẩn hóa
Hệ số chuẩn 
hóa SigHệ số
Độ lệch 
chuẩn
(Constant) -0,044*** 0,012 0,000
LnTM -0,001** 0,001 -0,266 0,032
LnTG -0,004*** 0,003 -0,542 0,000
LnKCV -0,005*** 0,004 -0,712 0,000
LnVCSH 0,014*** 0,005 1,383 0,000
Số quan sát 210
R hiệu chỉnh 0,8143
Ghi chú: *,**,***: hệ số có ý nghĩa thống kê lần lượt tại
mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%
Kết quả tại bảng 5 cho thấy: (i) Dấu của phần lớn các hệ
số hồi quy các biến có dấu cùng với dấu của giả thuyết; (ii) 
Bốn biến độc lập được đưa vào mô hình, có ba biến có ý 
nghĩa thống kê là biến LnTG, LnKCV và LnVCSH với mức 
ý nghĩa 1%, chỉ có biến LnTM với mức ý nghĩa 5%; hệ số
điều chỉnh R2 có giá trị khá cao. Hệ số này cho thấy các 
biến tiền mặt, tiền gửi, khoản cho vay và vốn chủ sở hữu 
giải thích được 81,43% sự thay đổi của khả năng sinh lời. 
Điều này cho thấy mô hình khá phù hợp và được viết lại 
như sau:
ROA = - 0,044 + 0,014*LnVCSH - 0,005*LnKCV –
0,004*LnTG – 0,001*LnTM
2.3.3Kết quả và thảo luận
Từ kết quả hồi quy, biến được xem xét đầu tiên là 
LnVCSH được tìm thấy có tác động cùng chiều và khá 
mạnh mẽ lên ROA với mức ý nghĩa 1%. Điều này phù hợp 
với các kết quả nghiên cứu trước, cụ thể Anna và Hoi 
(2008) đã cho rằng hiệu quả nguồn quỹ có ảnh hưởng tích 
cực lên khả năng sinh lời của ngân hàng. Hay nghiên cứu 
của Antonina (2010), Nesrine và Younes (2012), 
Mamatzakis và Remoundos (2003), Fadzlan và Muzafar 
(2009) đều cho ra kết quả tương tự kết quả nghiên cứu.
Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm vốn đóng góp của các 
nhà đầu tư để thành lập mới hoặc mở rộng doanh nghiệp. 
Chủ sở hữu vốn của DN có thể là Nhà nước, cá nhân hoặc 
các tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ
cổ phiếu. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu còn bao gồm các thành 
phần quan trọng khác như các khoản thặng dư vốn do phát 
hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá; các khoản nhận biếu, 
tặng, tài trợ; vốn được bổ sung từ kết quả sản xuất, kinh 
doanh của DN theo quy định của chính sách tài chính hoặc 
quyết định của các chủ sở hữu vốn, của HĐQT. Các khoản 
chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối 
đoái phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản và 
các quỹ hình thành từ lợi nhuận sau thuế. Qua đó, có thể
thấy mối tương quan thuận giữa vốn chủ sở hữu và lợi 
nhuận của ngân hàng.
Từ kết quả cho thấy biến LnKCV có ảnh hưởng tiêu cực 
đến khả năng sinh lời với mức ý nghĩa 1%. Biến này đo 
lường các khoản mà ngân hàng cho khách hàng và các 
TCTD khác vay, nó bao gồm cả chất lượng các khoản vay. 
Antonina (2010), Sehrish, Faiza và Khalid (2011) trong các 
nghiên cứu của mình, đã tìm được mối liên hệ tích cực giữa 
quy mô và chất lượng các khoản vay đến khả năng sinh lời 
của ngân hàng. Tuy nhiên, từ kết quả hồi quy của mô hình 
cho thấy dấu hệ số hồi quy trái với dấu của giả thuyết ban 
đầu, tức là các khoản cho vay và khả năng sinh lời của ngân 
hàng có quan hệ ngược chiều. Điều này có vẻ ngược với 
các nghiên cứu nước ngoài song khá đúng với thực trạng ở
Việt Nam, thể hiện ở việc chất lượng các khoản vay suy 
giảm mạnh. Theo Tô Ngọc Hưng và Nguyễn Đức Trung 
(2011), hậu quả của việc theo đuổi tăng trưởng tín dụng cao 
trong thời kỳ trước, trong khi năng lực quản lý rủi ro của hệ
thống ngân hàng còn thấp, cộng với những biến động bất 
lợi của nền kinh tế đã khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu 
tăng lên đáng kể trong năm 2011. Nhóm NHTMNN có tỷ lệ
nợ xấu cao hơn hẳn so với nhóm NHTM (chênh lệch tỷ lệ
nợ xấu của 2 nhóm ngân hàng là 1,18%). Nguyên nhân của 
tình trạng trên chính là việc nhóm NHTMNN phải gánh 
chịu khoản nợ xấu của các doanh nghiệp Nhà nước, trong 
đó phải kể đến các tập đoàn kinh tế và tổng công ty hoạt 
động không hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy biến LnTG có tác 
động ngược chiều lên ROA với mức ý nghĩa 1%. Kết quả
này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Antonina 
(2010) và các nghiên cứu khác. Thể hiện tác động của 
thông tư 19/2010/TT-NHNN thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 
(CAR): quy định tăng từ 8% lên 9% nhằm nâng cao năng 
lực tài chính và đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng: 
điều này đã hạn chế khả năng sinh lời của các ngân hàng, 
khi mà đồng tiền không được đi vào chu kỳ hoạt động kinh 
doanh mà phải nhằm đảm bảo an toàn tính thanh khoản.
Cũng theo kết quả biến được xem xét cuối là LnTM, đo 
lường lượng tiền mặt tại các NHTM tại Việt Nam. Có rất 
nhiều nghiên cứu trên thế giới đã tiến hành kiểm chứng về
lý thuyết lượng tiền mặt như Anna và Hoi (2008), Antonina 
(2010) hay Nesrine và Younes (2012). Trong những địa 
Các yếu tố ảnh hưởng khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
 93 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số 05 
điểm, thời gian khảo sát khác nhau, tuy nhiên kết quả tìm 
được đều đồng nhất với nhau, tức là tìm được sự chi phối 
của lượng tiền mặt đến khả năng sinh lời của ngân hàng. 
Kết quả cho thấy biến LnTM có tác động ngược chiều lên 
ROA với mức ý nghĩa 5%. Điều này nói lên rằng, nghiên 
cứu tìm thấy mối liên hệ giữa lượng tiền mặt và khả năng 
sinh lời của ngân hàng và mối liên hệ này là nghịch biến 
theo đúng với giả thuyết ban đầu và giả thuyết H1 được 
chấp nhận trên thực tế. Hay nói cách khác, đối với những 
ngân hàng khi dự trữ lượng tiền mặt quá lớn nhằm đáp ứng 
yêu cầu về tính thanh khoản của NHNN sẽ làm giảm lợi 
nhuận lại. Lượng tiền mặt lớn đồng nghĩa với “tiền nhàn 
rỗi” và điều này ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của 
ngân hàng. Với chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính Phủ
đã làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của ngân hàng. Điều 
này cũng phù hợp với nguyên tắc đánh đổi giữa thanh 
khoản và lợi nhuận (The Liquidity Versus Profitability 
Principle). Nguyên tắc này được hiểu là có một sự đánh đổi 
giữa thanh khoản và lợi nhuận, thanh khoản càng cao, đồng 
nghĩa với lợi nhuận sẽ giảm đi.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy tác động cố định 
(Fixed Effect) để xem xét mối quan hệ, ảnh hưởng của các 
yếu tố tiền mặt, tiền gửi tại các tổ chức, khoản ngân hàng 
cho vay và vốn chủ sở lên tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản 
(ROA) – đại điện cho khả năng sinh lời của các NHTM.
Ngoài ra, nghiên cứu còn có nhiều ý nghĩa quan trọng 
trong lĩnh vực ngân hàng. Thứ nhất, các yếu tố ảnh hưởng 
đến khả năng sinh lời của các NHTM tại Việt Nam bao 
gồm các yếu tố tiền mặt, tiền gửi tại các tổ chức, khoản 
ngân hàng cho vay và vốn chủ sở hữu. Thứ hai, dựa trên 
kết quả mô hình hồi quy thì phần lớn các biến có hệ số hồi 
quy cùng dấu với giả thuyết ban đầu của nghiên cứu, giá trị
thống kê có ý nghĩa với độ tin cậy lên đến 95%. Kết luận 
này đã trả lời được câu hỏi về mức độ và chiều hướng tác 
động của các yếu tố đến khả năng sinh lời của các NHTM 
tại Việt Nam.
3.2 Kiến nghị
Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số kiến 
nghị như sau: 
Thứ nhất: các NHTM cần chú trọng đến nguồn vốn chủ
sở hữu, cụ thể cần tăng lượng vốn chủ sở hữu bằng việc huy 
động vốn góp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc 
biệt từ nguồn phát hành riêng lẻ cho cổ đông nước ngoài 
(Nghị định 60/2015 của Chính Phủ có quy định về nới 
room cho NĐT nước ngoài). Bên cạnh đó, nên xây dựng 
chính sách cân đối trong quá trình phân phối kết quả tài 
chính cho việc chi trả cổ tức cổ đông và giữ lại phần lợi 
nhuận phù hợp bổ sung vào vốn chủ sở hữu để tăng qui mô 
vốn nhằm mục đích để tái đầu tư vì đây là nguồn có chi phí 
sử dụng thấp song lại ảnh hưởng đến lợi ích và quyền lợi 
của các cổ đông.
Mặt khác cần phải tăng cường hoạt động mua bán và sáp 
nhập (M&A) các ngân hàng; đồng thời tái cơ cấu chức năng 
của NHTM theo hướng: tách bạch chức năng ngân hàng 
đầu tư và NHTM của các ngân hàng để phòng ngừa tích tụ
rủi ro quá cao, dẫn đến khủng hoảng đổ vỡ ngân hàng như 
nhiều quốc gia trên thế giới (Đào Hùng, 2011).
Thứ hai: NHTM nên đi sâu vào chất lượng các khoản 
cho vay hơn là tăng các khoản cho vay; hạn chế việc tăng 
trưởng tín dụng quá nóng và cần phải giải quyết vấn đề nợ
xấu một cách triệt để. Cụ thể các NHTM cần phải xây dựng 
chính sách cho vay và chính sách khách hàng hợp lý; đa 
dạng hoá các hình thức cho vay đối với khách hàng và nâng 
cao chất lượng phục vụ; hoàn thiện quy trình cho vay và 
công tác tổ chức thẩm định; đồng thời thực hiện tốt công 
tác phân loại rủi ro và đẩy mạnh giải quyết các khoản nợ
tồn đọng, đặc biệt các khoản nợ xấu. Tuy nhiên việc nâng 
cao chất lượng các khoản cho vay đồng nghĩa với việc phải 
tăng cường công tác quản trị, giám sát và kiểm tra sao cho 
phù hợp.
Thứ ba: NHTM nên giảm lượng tiền mặt sao cho vẫn 
phải đảm bảo yêu cầu dự trữ bắt buộc và lượng tiền mặt 
trong lưu thông. Việc tính toán và phân bổ “lượng tiền nhàn 
rỗi” phải hợp lý để tránh làm giảm lợi nhuận của ngân 
hàng, cụ thể nên xây dựng và phát triển các mô hình dự báo 
tiền mặt có độ chính xác cao. Do tiền mặt lưu chuyển 
thường bấp bênh không ổn định nên các NHTM sử dụng 
các mô hình dự báo để bù trừ những bấp bênh đó và cân đối 
những khoản thu trong tương lai với các khoản đã chi. Để
tránh tình trạng “vốn nhàn rỗi” trong các tài khoản mà 
không đem lại đồng lãi nào, các NHTM có thể sử dụng vào 
các khoản đầu tư qua đêm cuối mỗi ngày làm việc.
Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra hệ thống quản lý 
tiền mặt: việc kiểm tra thường xuyên hệ thống quản lý tiền 
mặt cho phép NHTM tìm ra những phương thức, biện pháp 
cải thiện hệ thống, đồng thời đưa ra được sự đảm bảo về
tính tin cậy của dữ liệu tài chính của NHTM mà không cần 
thực hiện việc kiểm toán hàng ngày.Việc kiểm tra thường 
xuyên này còn giúp NHTM có được sự đánh giá hoạt động 
của mình. Đồng thời qua đó NHTM có thể nhận ra được 
các nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền tệ thông 
qua hệ thống thanh toán, bao gồm: gian lận thương mại, rủi 
ro phát mãi tài sản và tình trạng xói mòn của lưu chuyển 
tiền mặt hàng ngày. Cần chú trọng việc quản lý tiền mặt 
trên phạm vi toàn cầu: xây dựng cơ sở hạ tầng chuyên về
quản lý tiền mặt phục vụ nhu cầu quản lý tiền mặt trên 
phạm vi toàn cầu. Việc quản lý tiền mặt là công việc rất 
khó khăn, đặc biệt đối với những NHTM hoạt động ở nhiều 
quốc gia. Quản lý tiền mặt mang tính chất toàn cầu thường 
xảy ra ở hai cấp độ: cấp độ một là hệ thống quản lý tiền mặt 
ở từng quốc gia thực hiện chức năng thu nợ trong biên giới 
quốc gia của mỗi nước, cấp độ hai là một mạng lưới kết nối 
với hệ thống trong nội bộ từng nước và quản lý nhiều đồng 
tiền khác nhau.
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Anna P.I Vong & Hoi Si Chao, “Determinants of bank 
profitability in Macao”, Faculty of Business Administration, 
University of Macau, 2008.
[2] Antonina Davydenko, “Determinants of bank profitability in 
Ukraine”, Undergraduate Economic Review, Vol. 7: Iss. 1, 
Article 2, 2010.
[3] Ben Naceur, S, “The determinants of the Tunisian banking 
industry profitability: panel evidence”, Paper presented at 
the Proceedings of the Economic Research Forum (ERF) 
10th Annual Conference, Marrakesh–Morocco, December, 
2003.
[4] Đào Hùng, “Tái cơ cấu chức năng của Ngân hàng thương 
mại các NHTM VN hiện nay”, 2011.
[5] Fadzlan và Muzafar, “Determinants of bank profitability in 
a developing economy: Empirical Evidence from 
Bangladesh”, Journal of business economics and 
management , vol. 10, no. 3, pp. 207-217, 2009 .
[6] Gilbert, Meyer & Vaughan, “Could a CAMELS downgrade 
model improve off-site surveillance?, Federal Reserve bank 
of St. Louis, 2002.
Đoàn Việt Hùng
 94 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số 05 
[7] Hausman, J.A., “Specification tests in econometrics”, 
Econometrica, 46, pp. 1251-71, 1978.
[8] Lê Thị Lợi, “Vốn chủ sở hữu trong các ngân hàng tại Việt 
Nam, các vấn đề về quản trị vốn, tạp chí ngân hàng”, số
2+3, 2013.
[9] Mamatzakis, E.C, Remoundos, P.C., “Determinants of 
Greek commercial banks profitability”, 1989–2000, 
Spoudai, 53(1), pp. 84–94, 2003.
[10] Nesrine Ayadi and Younès Boujelbene, “The determinants 
of the profitability of the tunisian deposit banks”, Université 
de Sfax, Tunisie, Article ID 165418, IBIMA Business 
Review, Volume 2012, 2012.
[11] Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà 
xuất bản thống kê, 2009.
[12] Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Thị Liên Hoa, Phân tích 
báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, 2007.
[13] Nguyễn Thị Xuân Liễu, Quản trị ngân hàng thương mại,
Nhà xuất bản thống kê, 2010.
[14] Phan Đức Dũng, Kế toán quản trị, Nhà xuất bản thống kê, 
2008.
[15] Sehrish, Faiza và Khalid, “Factors Affecting Bank 
Profitability in Pakistan”, The Romanian Economic Journal, 
No. 39, Year XIV, 2011.
[16] Thông tư 19/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm 
an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, NHNN ban 
hành ngày 20 tháng 05 năm 2010.
[17] Tô Ngọc Hưng và Nguyễn Đức Trung, Hoạt động ngân hàng 
Việt Nam- Nhìn lại năm 2011 và một số giải pháp cho năm 
2012, Học viện Ngân hàng, 2011.
[18] Tô Ngọc Hưng, Nguyễn Đức Trung, Hoạt động ngân hàng 
Việt Nam- Nhìn lại năm 2011 và một số giải pháp cho năm 
2012, Học viện Ngân hàng, 2011.
[19] Trương Quan Thông, “Cạnh tranh ngân hàng nhìn từ góc độ
khả năng sinh lời", Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Đại học Kinh 
tế Thành Phố Hồ Chí Minh, 2009.
TIỂU SỬ TÁC GIẢ
Đoàn Việt Hùng
Năm sinh 1985, Đồng Nai. Tốt nghiệp Đại học Lạc Hồng năm 2004 và Thạc sĩ tại trường Đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013. Hiện đang là giảng viên khoa Tài chính-Kế toán trường Đại học 
Lạc Hồng. 

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_kha_nang_sinh_loi_cua_cac_ngan_hang_thu.pdf