Cẩm nang về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân

Câu 1. dân nguyện? Công tác dân nguyện là gì?

“Dân nguyện”, theo Từ điển bách khoa Việt Nam, có nghĩa là

nguyện vọng của dân và nếu nhìn dưới góc độ quản lý Nhà nước

thì đó chính là nguyện vọng của nhân dân đối với Nhà nước. Công

dân bày tỏ ý kiến, kiến nghị hoặc khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ

chức hoặc cá nhân có thẩm quyền nhằm thực hiện quyền làm chủ

của mình tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

“Công tác dân nguyện”: pháp luật hiện hành của Nhà nước ta

chưa quy định cũng như chưa có văn bản nào giải thích về khái niệm

“dân nguyện” và thế nào là “công tác dân nguyện”. Tuy nhiên, theo

khái niệm “dân nguyện” được trình bày ở trên thì được hiểu là tâm

tư, nguyện vọng, thỉnh nguyện của nhân dân và công tác dân nguyện

chính là những hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, thỉnh nguyện của nhân dân để

xem xét, giải quyết vì mục tiêu: xây dựng chính quyền, xây dựng đất

nước; bảo vệ lợi ích hợp pháp của người đưa ra thỉnh nguyện hoặc

vì lợi ích chung của toàn xã hội; đồng thời, thể chế hóa nguyện vọng

chính đáng của nhân dân thành đường lối, chính sách của Đảng và

pháp luật của nhà nước.

pdf 460 trang yennguyen 2800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cẩm nang về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cẩm nang về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân

Cẩm nang về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân
Chỉ đạo nội dung
nguyễn đức hiền - Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội,
 Trưởng ban Dân nguyện
Bùi nguyên Súy - Phó Trưởng ban Dân nguyện 
Tham gia Biên Soạn
Vụ Dân nguyện – Văn phòng Quốc hội
ỦY Ban ThƯỜng VỤ QuỐC hội
Ban dÂn nguYỆn
 Hà Nội, tháng 11 năm 2015 
5LỜi nÓi đẦu
Luật khiếu nại, Luật Tố cáo đã được Quốc hội khóa XIII thông 
qua ngày 11/11/2011 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2012; 
Luật Tiếp công dân đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 
25/11/2013 có hiệu lực thi hành từ 01/7/2014. Đây là những văn 
bản pháp lý quan trọng, đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, 
kiến nghị, phản ánh của công dân được Hiến pháp ghi nhận(1). Thể 
chế hóa các quy định của luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính 
phủ, Thanh tra Chính phủ trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của 
mình đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm đưa luật 
vào cuộc sống.
Để phục vụ các vị đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, 
Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Đoàn đại 
biểu Quốc hội – Hội đồng nhân dân trong công tác tiếp công dân, 
xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công 
dân; được sự tài trợ, giúp đỡ của Viện Konrad-Adenauer-Stiftung 
(KAS - Cộng hòa Liên bang Đức), sự cộng tác của một số chuyên 
gia, Ban Dân nguyện đã lựa chọn, tổng hợp, biên soạn một số nội 
dung, câu hỏi - trả lời và tập hợp các văn bản pháp luật có liên quan 
(1) Điều 30 Hiến pháp 2013 đã khẳng định: “Mọi người có quyền khiếu nại, 
tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp 
luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân” ;
6về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo để trình bày trong cuốn tài liệu 
“Cẩm nang về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, 
tố cáo của công dân”. Ban Dân nguyện xin trân trọng gửi tới quý 
vị đại biểu, quý cơ quan, hy vọng tài liệu này đáp ứng một phần nhu 
cầu nghiên cứu, thực hiện các quy định của pháp luật về công tác 
tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân và giám 
sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Cuốn sách bao gồm 05 phần:
Phần I: Giới thiệu về công tác dân nguyện của Quốc hội;
Phần II: Hỏi đáp về tiếp công dân 
Phần III: Hỏi đáp về khiếu nại hành chính
Phần IV: Hỏi đáp về tố cáo hành chính
Phần V: Một số quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải 
quyết khiếu nại, tố cáo
Ban Dân nguyện xin chân thành cảm ơn Viện KAS, các chuyên 
gia đã hỗ trợ cho việc biên soạn và xuất bản cuốn “Cẩm nang về 
công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công 
dân”. Những giải đáp trong tài liệu này chắc không thể đáp ứng hết 
được mong muốn của các vị đại biểu Quốc hội, các quý cơ quan 
quan và khó tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, Ban Dân 
nguyện rất mong nhận được ý kiến đóng góp.
 Ban dÂn nguYỆn
7PHẦN I
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TÁC DÂN 
NGUYỆN CỦA QUỐC HỘI
Câu 1. dân nguyện? Công tác dân nguyện là gì?
“Dân nguyện”, theo Từ điển bách khoa Việt Nam, có nghĩa là 
nguyện vọng của dân và nếu nhìn dưới góc độ quản lý Nhà nước 
thì đó chính là nguyện vọng của nhân dân đối với Nhà nước. Công 
dân bày tỏ ý kiến, kiến nghị hoặc khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ 
chức hoặc cá nhân có thẩm quyền nhằm thực hiện quyền làm chủ 
của mình tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
“Công tác dân nguyện”: pháp luật hiện hành của Nhà nước ta 
chưa quy định cũng như chưa có văn bản nào giải thích về khái niệm 
“dân nguyện” và thế nào là “công tác dân nguyện”. Tuy nhiên, theo 
khái niệm “dân nguyện” được trình bày ở trên thì được hiểu là tâm 
tư, nguyện vọng, thỉnh nguyện của nhân dân và công tác dân nguyện 
chính là những hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 
nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, thỉnh nguyện của nhân dân để 
xem xét, giải quyết vì mục tiêu: xây dựng chính quyền, xây dựng đất 
nước; bảo vệ lợi ích hợp pháp của người đưa ra thỉnh nguyện hoặc 
vì lợi ích chung của toàn xã hội; đồng thời, thể chế hóa nguyện vọng 
chính đáng của nhân dân thành đường lối, chính sách của Đảng và 
pháp luật của nhà nước.
8Câu 2. Công tác dân nguyện của Quốc hội được thực hiện 
như thế nào?
Theo khái niệm về dân nguyện, công tác dân nguyện như đã 
trình bày ở trên, căn cứ vào Luật tổ chức Quốc hội và các văn bản 
quy phạm pháp luật có liên quan có thể khẳng định: công tác dân 
nguyện của Quốc hội bao gồm các hoạt động: 
- Tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý, chuyển đơn thư của công dân 
đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo 
quy định của pháp luật và giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu 
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; 
- Thu thập, tổng hợp, chuyển ý kiến kiến nghị cử tri đế các cơ 
quan có thẩm quyền giải quyết và theo dõi, đôn đốc, giám sát các cơ 
quan có thẩm quyền giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri; 
- Lấy ý kiến nhân dân tham gia xây dựng luật, pháp lệnh; 
- Tổ chức thực hiện trưng cầu ý dân theo quy định của pháp luật 
về trưng cầu dân ý.
Câu 3. Chủ thể thực hiện công tác dân nguyện của Quốc hội?
Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội và thực tiễn thực hiện công tác 
dân nguyện, công tác dân nguyện của Quốc hội Việt Nam được thực 
hiện bởi:
- Quốc hội;
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội;
- Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
9Câu 4. Quốc hội thực hiện công tác dân nguyện thông qua 
phương thức nào?
Theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội, Nội quy kỳ họp và 
các Quy chế hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, công tác dân 
nguyện của Quốc hội được thực hiện tại kỳ họp Quốc hội thực hiện 
qua các hoạt động sau:
- Xây dựng pháp luật: thông qua kết quả hoạt động giám sát; ý 
kiến, kiến nghị cử tri; tham gia ý kiến của nhân dân về các dự án luật, 
các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc 
hội thể chế hóa các nội dung, kết quả hoạt động của mình vào nội 
dung xây dựng pháp luật và được thực hiện tại Hội trường.
- Giám sát: xem xét báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo 
của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện 
kiểm sát nhân dân tối cao; xem xét báo cáo kết quả giám sát của các 
cơ quan của Quốc hội về giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị cử 
tri; giám sát những vụ việc khiếu nại, tố cáo cáo cụ thể; xem xét báo 
cáo kết quả giám sát việc thi hành pháp luật có liên quan trực tiếp 
đến công dân
- Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: lấy ý kiến của 
nhân dân về những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội mà 
Chính phủ trình xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp;
- Chất vấn của đại biểu Quốc hội đối với Chính phủ, thành viên 
Chính phủ. 
Câu 5. Ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện công tác dân 
nguyện thông qua phương thức nào?
Với đặc điểm tính chất là cơ quan thường trực của Quốc hội 
nên ngoài hoạt động xây dựng pháp luật, giám sát như của Quốc 
10
hội việc thực hiện công tác dân nguyện Ủy ban thường vụ Quốc 
hội được giao trực tiếp cho cơ quan giúp việc là Ban Dân nguyện. 
Ban Dân nguyện giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội những nhiệm 
vụ cụ thể sau:
- Tiếp công dân, tiếp nhận nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo của 
công dân, nghiên cứu, chuyển đơn, thư đến cơ quan có thẩm quyền 
giải quyết, theo dõi, đôn đốc và giám sát việc giải quyết khiếu nại, 
tố cáo.
- Tiếp nhận, tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri; 
chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri đến cơ quan có thẩm quyền giải 
quyết; theo dõi, đôn đốc và giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị 
cử tri.
Câu 6. hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thực 
hiện công tác dân nguyện thông qua phương thức nào?
Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội, Quy chế hoạt động của Hội đồng 
Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban 
của Quốc hội thực hiện công tác dân nguyện thông qua một số hoạt 
động chủ yếu sau:
- Tiếp công dân theo lĩnh vực phụ trách hoặc theo đề nghị của 
công dân;
- Tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh 
của công dân thuộc phạm vi lĩnh vực phụ trách;
- Giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị 
phản ánh của công dân thuộc phạm vi lĩnh vực phụ trách;
- Giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri thuộc phạm vi 
lĩnh vực phụ trách.
11
Câu 7. Các đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội thực 
hiện công tác dân nguyện thông qua các hoạt động nào?
- Tiếp nhận, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và giám sát 
việc giải quyết kiến nghị cử tri
- Tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư và giám sát việc giải 
quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;
- Tổ chức cho đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện nhiệm vụ 
tiếp công dân, tiếp xúc cử tri theo quy định của pháp luật.
Câu 8. Trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu 
nại, tố cáo, kiến nghị của công dân của đại biểu Quốc hội?
Điều 28 Luật tổ chức Quốc hội quy định: đại biểu Quốc hội 
có trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, 
kiến nghị của công dân, cụ thể như sau: Đại biểu Quốc hội có trách 
nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật. Khi nhận được 
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu Quốc hội có 
trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền 
giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; 
đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết. Người có thẩm quyền 
giải quyết phải thông báo cho đại biểu Quốc hội về kết quả giải 
quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân trong thời hạn theo 
quy định của pháp luật.
Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến 
nghị không đúng pháp luật, đại biểu Quốc hội có quyền gặp người 
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu 
xem xét lại; khi cần thiết, đại biểu Quốc hội yêu cầu người đứng đầu 
cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn 
vị đó giải quyết. 
12
Câu 9. Trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu 
nại, tố cáo, kiến nghị của công dân của đoàn đại biểu Quốc hội?
 Khoản 2, Điều 43 Luật tổ chức Quốc hội quy định Đoàn đại 
biểu Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Tổ chức để các đại 
biểu Quốc hội tiếp công dân; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu 
nại, tố cáo, kiến nghị của công dân mà đại biểu Quốc hội, Đoàn đại 
biểu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có 
thẩm quyền giải quyết; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan 
cung cấp thông tin, báo cáo về những vấn đề mà Đoàn đại biểu Quốc 
hội quan tâm.
Câu 10. Trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý 
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân của hội đồng dân tộc, 
các Ủy ban của Quốc hội?
Điều 86 Luật tổ chức Quốc hội quy định, Hội đồng Dân tộc, các 
Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm tiếp công dân; nghiên cứu và 
xử lý các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân được 
gửi đến Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
13
PHẦN II
HỎI ĐÁP VỀ TIẾP CÔNG DÂN
Câu 11. Tiếp công dân là gì?
Tiếp công dân là công tác quan trọng trong các hoạt động của 
Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở 
nước ta. Thông qua việc tiếp công dân, Nhà nước và các cơ quan, 
tổ chức tiếp nhận được các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh 
của nhân dân liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, 
chính sách, pháp luật để có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. 
Làm tốt công tác tiếp công dân là thể hiện bản chất Nhà nước của 
dân, do dân và vì dân, tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với 
Đảng và Nhà nước. Mặt khác, thông qua công tác tiếp công dân giúp 
cho Đảng và Nhà nước tiếp nhận được những thông tin phản hồi từ 
thực tế, những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống, từ đó đề ra những chủ 
trương, quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân.
Căn cứ ý nghĩa của hoạt động tiếp công dân nêu trên, Điều 2, 
Luật tiếp công dân quy định: Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, 
đơn vị, cá nhân theo quy định của pháp luật tiêp công dân có trách 
nhiệm tiếp công dân để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến 
nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về 
việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy 
định của pháp luật.
14
Câu 12. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có trách nhiệm tiếp 
công dân?
Điều 4, Luật tiếp công dân quy định các cơ quan, tổ chức, cá nhân 
trách nhiệm tiếp công dân: Chính phủ; Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng 
cục và tổ chức tương đương; cục; Ủy ban nhân dân các cấp; Cơ quan 
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung 
ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị 
xã, thành phố thuộc tỉnh; Các cơ quan của Quốc hội; Hội đồng nhân 
dân các cấp; Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà 
nước; Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Đối với các cơ quan, tổ chức: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt 
Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự 
nghiệp công lập tổ chức việc tiếp công dân phù hợp với yêu cầu, quy 
mô, tính chất hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
Câu 13. mục đích tiếp công dân?
Xác định được mục đích của công tác tiếp công dân có ý nghĩa 
rất quan trọng, bởi qua đây sẽ giúp cán bộ, công chức nhà nước cũng 
như công dân hiểu và nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của việc tiếp 
công dân. Với tinh thần đó, Điều 5 của Luật đã quy định về mục đích 
chung của công tác tiếp công dân là:
- Tiếp nhận và xử lý kịp thời khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản 
ánh; giúp các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền có thông tin 
phản hồi về những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối, chính 
sách, pháp luật và công tác quản lý nhà nước để nghiên cứu, tiếp thu, 
xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến 
nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật; tuyên truyền, giải thích 
15
để công dân thực hiện đúng chủ trương, đường lối, chính sách, 
pháp luật.
- Củng cố và tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa nhân 
dân với Đảng và Nhà nước.
Như đã nêu trên, điều 5 của Luật tiếp công dân quy định chung 
về mục đích tiếp công dân và với mỗi hệ thống cơ quan khác nhau, 
với chức năng, nhiệm vụ riêng có, mục đích tiếp công dân cũng có 
sự khác biệt. Cụ thể
- Đối với cơ quan quyền lực: Quốc hội, Hội đông nhân dân 
các cấp tiếp công dân nhằm mục đích tăng cường vai trò giám sát 
của các cơ quan quyền lực đối với hoạt động của các cơ quan, tổ 
chức, tăng cường mối quan hệ giữa cử tri với cơ quan dân cử. Hoạt 
động tiếp công dân trong cơ quan quyền lực nhằm hiểu được tâm tư 
nguyện vọng của nhân dân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật 
của Đảng và Nhà nước. Thông qua hoạt động tiếp công dân, các cơ 
quan quyền lực thu thập được ý kiến đóng góp của nhân dân để ban 
hành chính sách, pháp luật cho phù hợp yêu cầu thực tiễn.
- Đối với cơ quan tư pháp: Thông qua việc tiếp công dân để nhận 
các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc lĩnh vực tư pháp đối 
với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử nhằm giải quyết và điều chỉnh 
kịp thời các mối quan hệ về pháp luật trong lĩnh vực tư pháp giúp 
cho các cơ quan này hoạt động hiệu quả.
- Đối với cơ quan hành pháp: Chính phủ, các bộ, Uỷ ban nhân 
dân các cấp tiếp công dân nhằm tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo, ... m định.
2. Việc trưng cầu giám định thực hiện bằng văn bản trong đó nêu 
rõ tên cơ quan, tổ chức giám định; thông tin, tài liệu, bằng chứng cần 
giám định; nội dung yêu cầu giám định; thời hạn có kết luận giám 
định. Văn bản trưng cầu giám định thực hiện theo Mẫu số 12-TC ban 
hành kèm theo Thông tư này.
điều 19. gia hạn giải quyết tố cáo
Trong trường hợp cần thiết, người giải quyết tố cáo quyết định 
việc gia hạn giải quyết tố cáo theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 của 
Luật tố cáo. Quyết định gia hạn thực hiện theo Mẫu số 13-TC ban 
hành kèm theo Thông tư này. 
điều 20. Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo
1. Tổ trưởng Tổ xác minh phải báo cáo bằng văn bản về kết quả 
xác minh nội dung tố cáo với người ra quyết định thành lập Tổ xác 
minh. Văn bản báo cáo phải được các thành viên trong Tổ xác minh 
thảo luận, đóng góp ý kiến. 
2. Báo cáo của Tổ xác minh về kết quả xác minh nội dung tố cáo 
phải có các nội dung chính sau:
a) Nội dung tố cáo;
b) Nội dung giải trình của người bị tố cáo;
c) Phân tích, đánh giá thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng 
minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo;
d) Nhận xét, đánh giá về nội dung tố cáo được giao xác minh là 
tố cáo đúng, đúng một phần hoặc sai; việc người tố cáo cố ý tố cáo 
sai sự thật (nếu có).
451
đ) Nhận xét, đánh giá về hành vi vi phạm pháp luật của người bị 
tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (nếu có); nguyên nhân, trách 
nhiệm của người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan 
trong những nội dung tố cáo đúng hoặc đúng một phần;
e) Thiệt hại về vật chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật 
gây ra; đối tượng bị thiệt hại;
g) Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong Tổ xác minh 
(nếu có);
h) Kiến nghị với người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử 
lý hành vi vi phạm pháp luật và buộc khắc phục hậu quả do hành vi 
vi phạm gây ra. 
Báo cáo của Tổ xác minh thực hiện theo Mẫu số 14-TC ban 
hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong quá trình xác minh, nếu phát hiện hành vi có dấu hiệu 
tội phạm thì Tổ trưởng Tổ xác minh báo cáo ngay với người ra quyết 
định thành lập Tổ xác minh. Người ra quyết định thành lập Tổ xác 
minh phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền, báo cáo người có thẩm 
quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ xác 
minh nội dung tố cáo phải báo cáo với người giải quyết tố cáo về 
nội dung tố cáo được giao xác minh. Báo cáo phải có các nội dung 
chính sau:
a) Nội dung tố cáo;
b) Nội dung giải trình của người bị tố cáo;
c) Phân tích, đánh giá thông tin, tài liệu, bằng chứng để chứng 
minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo;
452
d) Kết luận về nội dung tố cáo được giao xác minh là tố cáo 
đúng, đúng một phần hoặc sai; việc người tố cáo cố ý tố cáo sai sự 
thật (nếu có).
đ) Kết luận về hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo, cơ 
quan, tổ chức, cá nhân khác (nếu có); nguyên nhân, trách nhiệm của 
người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong những 
nội dung tố cáo đúng hoặc đúng một phần.
e) Kết luận về thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; đối 
tượng bị thiệt hại;
g) Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau (nếu có);
h) Kiến nghị với người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử 
lý hành vi vi phạm pháp luật và buộc khắc phục hậu quả do hành vi 
vi phạm gây ra. 
Báo cáo thực hiện theo Mẫu số 15-TC ban hành kèm theo Thông 
tư này.
5. Trong trường hợp xác minh để giải quyết lại tố cáo thì ngoài 
những nội dung quy định tại Khoản 2, Khoản 4 Điều này, trong báo 
cáo của Tổ xác minh, báo cáo của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao 
nhiệm vụ xác minh còn phải nêu rõ những nội dung vi phạm pháp luật, 
sai lầm hoặc không phù hợp của việc giải quyết tố cáo trước đó (nếu 
có) và kiến nghị việc xử lý đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có 
hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết tố cáo trước đó.
điều 21. Tham khảo ý kiến tư vấn 
Khi xét thấy cần thiết, người ra quyết định thành lập Tổ xác minh 
hoặc người giải quyết tố cáo tham khảo ý kiến tư vấn của cơ quan 
chuyên môn, cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, 
cá nhân khác có liên quan để phục vụ cho việc giải quyết tố cáo. 
453
mục 3
KẾT LUẬN NỘI DUNG TỐ CÁO, XỬ LÝ TỐ CÁO VÀ 
CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
điều 22. Thông báo dự thảo kết luận nội dung tố cáo
1. Trước khi ban hành kết luận nội dung tố cáo, trong trường hợp 
cần thiết, người giải quyết tố cáo tổ chức cuộc họp để thông báo trực 
tiếp hoặc gửi dự thảo kết luận nội dung tố cáo để người bị tố cáo biết 
và tiếp tục giải trình (nếu có). 
Người chủ trì cuộc họp thông báo dự thảo kết luận nội dung tố 
cáo là người giải quyết tố cáo hoặc Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn 
vị được giao xác minh tố cáo hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh. Việc thông 
báo trực tiếp phải lập thành biên bản. Biên bản phải có chữ ký của 
người chủ trì, người bị tố cáo. Trong trường hợp người bị tố cáo không 
ký biên bản thì người chủ trì phải ghi rõ sự việc đó trong biên bản. 
2. Nếu trong dự thảo kết luận nội dung tố cáo có thông tin thuộc 
bí mật nhà nước, thông tin có hại cho người tố cáo thì không thông 
báo thông tin đó. 
điều 23. Kết luận nội dung tố cáo
1. Căn cứ báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo, các thông 
tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan, đối chiếu với các quy định của 
pháp luật, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo. 
2. Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung sau:
a) Nội dung tố cáo;
b) Nội dung giải trình của người bị tố cáo;
c) Phân tích, đánh giá thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng 
minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo;
454
d) Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc sai; 
việc người tố cáo cố ý tố cáo sai sự thật (nếu có).
đ) Kết luận về hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo, cơ 
quan, tổ chức, cá nhân khác (nếu có); nguyên nhân, trách nhiệm của 
người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong những 
nội dung tố cáo đúng hoặc đúng một phần.
e) Kết luận về thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; đối 
tượng bị thiệt hại;
g) Các biện pháp được người giải quyết tố cáo áp dụng để trực 
tiếp xử lý vi phạm, buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp 
luật gây ra;
h) Nội dung chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc 
quyền quản lý của người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp theo 
thẩm quyền để xử lý vi phạm, buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi 
phạm pháp luật gây ra;
i) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng biện pháp 
theo thẩm quyền để xử lý vi phạm, buộc khắc phục hậu quả do hành 
vi vi phạm pháp luật gây ra.
Văn bản kết luận nội dung tố cáo thực hiện theo Mẫu số 16-TC 
ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong trường hợp giải quyết lại tố cáo thì ngoài các nội dung 
quy định tại Khoản 2 Điều này, người giải quyết tố cáo phải kết luận 
về những nội dung vi phạm pháp luật, sai lầm hoặc không phù hợp 
của việc giải quyết tố cáo trước đó (nếu có); xử lý theo thẩm quyền 
hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối 
với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật 
trong quá trình giải quyết tố cáo trước đó.
455
điều 24. Việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo 
1. Sau khi có kết luận về nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo 
phải căn cứ kết luận nội dung tố cáo để xử lý như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định về 
nhiệm vụ, công vụ thuộc thẩm quyền xử lý của mình thì người giải 
quyết tố cáo ban hành quyết định thu hồi tiền, tài sản; thực hiện các 
thủ tục để xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp 
khác theo quy định của pháp luật để xử lý hành vi vi phạm, buộc 
khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
b) Đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định về 
nhiệm vụ, công vụ thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan, tổ chức, đơn 
vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của mình thì người giải quyết tố cáo 
chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó xử lý vi phạm và buộc 
khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
c) Đối với hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm thì có 
văn bản chuyển hồ sơ về hành vi vi phạm đó cho Cơ quan điều tra 
theo Mẫu số 17-TC ban hành kèm theo Thông tư này. Hồ sơ bàn giao 
cho Cơ quan điều tra là hồ sơ được lập trong quá trình giải quyết tố 
cáo và phải được sao lại để lưu trữ. Việc bàn giao hồ sơ được lập 
thành biên bản theo Mẫu số 18-TC ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Đối với hành vi vi phạm pháp luật không thuộc trường hợp 
quy định tại các Điểm a, b, c Khoản này thì có văn bản kiến nghị cơ 
quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý vi phạm, đồng 
thời gửi kèm hồ sơ về hành vi vi phạm đó.
đ) Trong trường hợp người tố cáo cố ý tố cáo sai sự thật thì 
người giải quyết tố cáo phải áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để 
xử lý người tố cáo hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân 
456
có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Thông tin về người 
cố ý tố cáo sai sự thật, tài liệu, bút tích liên quan đến nội dung cố ý 
tố cáo sai sự thật được sử dụng để phục vụ cho việc xử lý người cố 
ý tố cáo sai sự thật.
2. Các văn bản xử lý tố cáo nêu tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này 
phải ghi rõ thời gian hoàn thành các nội dung xử lý, trách nhiệm của 
cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong việc tổ chức 
thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện.
điều 25. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử 
lý hành vi vi phạm bị tố cáo và thông báo kết quả giải quyết tố 
cáo cho người tố cáo
1. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm công khai kết luận 
nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo theo quy 
định tại Điều 11 Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của 
Chính phủ.
2. Trong trường hợp người tố cáo có yêu cầu thì người giải quyết 
tố cáo thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo, trừ 
những thông tin thuộc bí mật Nhà nước. Việc thông báo kết quả giải 
quyết tố cáo được thực hiện bằng một trong hai hình thức sau:
a) Gửi kết luận nội dung tố cáo, quyết định, văn bản xử lý tố cáo.
b) Gửi văn bản thông báo kết quả giải quyết tố cáo theo Mẫu 
số 19-TC ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó phải nêu được 
kết quả xác minh, kết luận nội dung tố cáo, nội dung quyết định, văn 
bản xử lý tố cáo. 
điều 26. Lập, quản lý hồ sơ giải quyết tố cáo
1. Tổ trưởng Tổ xác minh có trách nhiệm giúp người giải quyết 
tố cáo lập hồ sơ giải quyết tố cáo; tập hợp những thông tin, tài liệu, 
457
bằng chứng, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo, kết quả xác 
minh, kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý tố cáo được hình thành từ 
khi mở hồ sơ giải quyết tố cáo đến khi đóng hồ sơ theo trình tự sau:
a) Mở hồ sơ giải quyết tố cáo. Thời điểm mở hồ sơ là ngày Tổ 
xác minh được thành lập;
b) Thu thập, phân loại văn bản, tài liệu, lập mục lục để quản lý;
c) Đóng hồ sơ giải quyết tố cáo. Thời điểm đóng hồ sơ là ngày 
người có thẩm quyền thực hiện xong việc công khai kết luận nội 
dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo và thông báo 
kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo quy định tại Điều 25 của 
Thông tư này.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ thời điểm đóng hồ sơ, Tổ 
trưởng Tổ xác minh hoàn tất việc sắp xếp, lập mục lục và bàn giao 
hồ sơ cho bộ phận lưu trữ của cơ quan của Tổ trưởng Tổ xác minh 
hoặc bàn giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác được người 
giải quyết tố cáo giao quản lý hồ sơ giải quyết tố cáo đó. 
3. Hồ sơ giải quyết tố cáo được sắp xếp bảo đảm khai thác, sử 
dụng thuận tiện, nhanh chóng theo hai nhóm tài liệu như sau: 
Nhóm 1 gồm các văn bản, tài liệu sau: Đơn tố cáo hoặc Biên bản 
ghi nội dung tố cáo trực tiếp; Quyết định thụ lý, Quyết định thành 
lập Tổ xác minh; Kế hoạch xác minh tố cáo; Báo cáo kết quả thẩm 
tra, xác minh nội dung tố cáo; Kết luận nội dung tố cáo; các văn bản 
thông báo, xử lý, kiến nghị xử lý tố cáo.
Nhóm 2 gồm các văn bản, tài liệu sau: Các biên bản làm việc; 
văn bản, tài liệu, chứng cứ thu thập được; văn bản giải trình của 
người bị tố cáo; các tài liệu khác có liên quan đến nội dung tố cáo. 
458
Chương iii
điỀu KhoẢn Thi hÀnh
điều 27. hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/11/2013. 
Thông tư số 01/2009/TT-TTCP ngày 15/12/2009 của Thanh tra 
Chính phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo hết hiệu lực kể từ 
ngày Thông tư này có hiệu lực.
điều 28. Tổ chức thực hiện
Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân 
dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc 
có các vấn đề mới phát sinh, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân 
phản ánh về Thanh tra Chính phủ để kịp thời nghiên cứu, sửa đổi, 
bổ sung./.
TỔng Thanh TRa
 (đã ký)
huỳnh Phong Tranh
mỤC LỤC
Lời nói đầu .......................................................................................... 5
Phần i: giới thiệu về công tác dân nguyện của Quốc hội .............. 7
Phần ii: hỏi đáp về tiếp công dân .................................................. 13
Phần iii: hỏi đáp về khiếu nại hành chính ................................... 52
Phần iV: hỏi đáp về tố cáo hành chính ........................................ 132
Phần V: một số quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết 
khiếu nại, tố cáo ............................................................................. 197
1. Luật tiếp công dân 2013 ......................................................... 197
2. Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy 
định chi tiết một số điều của luật tiếp công dân .......................... 229
3. Nghị quyết số 759/UBTVQH13 ngày 15/5/2014 của Ủy ban 
Thường vụ Quốc hội quy định chi tiết về hoạt động tiếp công dân 
của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân 
dân và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp .................................. 256
4. Thông tư số 07/2011/TT-TTCP ngày 28/7/2011 của Thanh tra 
Chính phủ hướng dẫn quy trình tiếp công dân ........................... 270
5. Luật khiếu nại 2011 ................................................................. 290
6. Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ 
quy định chi tiết một số điều của luật khiếu nại .......................... 334
7. Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra 
Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính ..... 362
8. Luật tố cáo 2011 ...................................................................... 382
9. nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ 
quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tố cáo .................. 415
10. Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra 
Chính phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo ......................... 438
In 1.200 cuốn khổ 14,5x20,5, tại Công ty CP in và truyền thông Hợp Phát 
In theo QĐXB số: 60/GP-CXBIPH ngày 23 tháng 11 năm 2015
Do Cục Xuất bản - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp
In xong và nộp lưu chiểu Quý IV năm 2015
Mã ISBN: 978-604-9862-65-2
Chịu trách nhiệm xuất bản: 
Văn PhÒng QuỐC hội
Biên tập và sửa bản in: 
Ban dÂn nguYỆn
Thiết kế bìa: Hoàng Tú

File đính kèm:

  • pdfcam_nang_ve_cong_tac_tiep_cong_dan_xu_ly_don_thu_khieu_nai_t.pdf