Chương trình giáo dục Phổ thông môn Địa lý năm 2018

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC Giáo dục địa lí được thực hiện ở tất cả các cấp học phổ thông. Ở tiểu học và trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa lí nằm trong môn Lịch sử và Địa lí; ở trung học phổ thông, Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Môn Địa lí vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí kinh tế - Xã hội) vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lí tự nhiên), giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống; đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo cơ sở vững chắc giúp học sinh tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan

pdf 49 trang yennguyen 14460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình giáo dục Phổ thông môn Địa lý năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình giáo dục Phổ thông môn Địa lý năm 2018

Chương trình giáo dục Phổ thông môn Địa lý năm 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 
MÔN ĐỊA LÍ 
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT 
 ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 
Hà Nội, 2018 
2 
MỤC LỤC 
Trang 
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC ........................................................................................................................................................... 3 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH .................................................................................................................... 3 
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH ............................................................................................................................................. 5 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ........................................................................................................................................................... 5 
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC ......................................................................................................................................................... 7 
LỚP 10: ĐỊA LÍ ĐẠI CƯƠNG .............................................................................................................................................. 9 
LỚP 11: ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI ............................................................................................................... 19 
LỚP 12: ĐỊA LÍ VIỆT NAM ............................................................................................................................................... 28 
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ............................................................................................................................................. 40 
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC .................................................................................................................................. 42 
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH............................................................................... 43 
3 
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC 
Giáo dục địa lí được thực hiện ở tất cả các cấp học phổ thông. Ở tiểu học và trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa lí 
nằm trong môn Lịch sử và Địa lí; ở trung học phổ thông, Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội được lựa chọn 
theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. 
Môn Địa lí vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí kinh tế - xã hội) vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lí tự 
nhiên), giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến địa lí, khả năng 
ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống; đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã được 
hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo cơ sở vững chắc giúp học sinh tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan. 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 
1. Chương trình bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 
Chương trình môn Địa lí xác định rõ các phẩm chất và năng lực có thể hình thành, phát triển qua môn học. Một mặt, 
chương trình căn cứ vào các yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi làm cơ sở và điểm xuất phát để lựa 
chọn các nội dung giáo dục; mặt khác, chương trình hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi cho 
học sinh thông qua việc hướng dẫn học sinh tiếp thu và vận dụng nội dung giáo dục của môn học vào thực tiễn. 
2. Chương trình bảo đảm kết nối giữa các lớp học, cấp học và đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp 
Nội dung chương trình được thiết kế theo ba mạch: địa lí đại cương, địa lí thế giới, địa lí Việt Nam, bao gồm các kiến 
thức cốt lõi và chuyên đề học tập; phát triển, mở rộng và nâng cao nội dung giáo dục địa lí đã học ở cấp trung học cơ sở; bảo 
đảm tinh gọn, cơ bản, cập nhật các tri thức khoa học, hiện đại của địa lí học, các vấn đề về phát triển của thế giới, khu vực, 
Việt Nam và địa phương. Các nội dung giáo dục và yêu cầu cần đạt của chương trình có tính đến sự phù hợp với thực tế dạy 
học ở trường phổ thông trong định hướng phát triển. 
Đối với những học sinh có định hướng nghề nghiệp liên quan đến kiến thức địa lí, ngoài kiến thức cốt lõi, chương trình 
có các chuyên đề học tập ở mỗi lớp, nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp. 
4 
3. Chương trình bảo đảm tính kế thừa, hiện đại 
Chương trình môn Địa lí kế thừa phát huy ưu điểm của những chương trình đã có, tiếp thu kinh nghiệm phát triển 
chương trình môn học của các nước có nền giáo dục tiên tiến, tiếp cận với những thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại; 
phù hợp với thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện và khả năng học tập của học sinh ở các vùng, miền khác nhau. 
4. Chương trình chú trọng tích hợp, thực hành và vận dụng 
Chương trình môn Địa lí chú trọng tích hợp, thực hành, gắn nội dung giáo dục của môn học với thực tiễn nhằm rèn 
luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức địa lí vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của 
thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống. 
Tính tích hợp được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau: tích hợp giữa các kiến thức địa lí tự nhiên, địa lí 
dân cư, xã hội và địa lí kinh tế trong môn học; lồng ghép các nội dung liên quan (giáo dục môi trường, biển đảo, phòng 
chống thiên tai, biến đổi khí hậu; giáo dục dân số, giới tính, di sản, an toàn giao thông,...) vào nội dung địa lí; vận dụng kiến 
thức các môn học khác (Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử,...) trong việc làm sáng rõ các kiến thức địa lí; kết hợp kiến thức 
nhiều lĩnh vực khác nhau để xây dựng thành các chủ đề có tính tích hợp cao. 
Chương trình xác định thực hành, luyện tập, vận dụng là nội dung quan trọng, đồng thời là công cụ thiết thực, hiệu quả 
để phát triển năng lực của học sinh. Nội dung này chú trọng việc vận dụng kiến thức địa lí vào thực tiễn nhằm góp phần phát 
triển các năng lực đặc thù của môn học. 
5. Chương trình được xây dựng theo hướng mở 
Trên cơ sở bảo đảm định hướng, yêu cầu cần đạt và những nội dung giáo dục cốt lõi thống nhất trong cả nước, chương 
trình dành thời lượng nhất định để các trường hướng dẫn học sinh thực hành tìm hiểu địa lí địa phương phù hợp với điều 
kiện của mình; đồng thời triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của cơ sở giáo dục, của 
địa phương. 
Chương trình được xây dựng theo hướng khái quát, không quá chi tiết, tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo 
viên các trường chủ động, sáng tạo thực hiện chương trình trong điều kiện khoa học, công nghệ và xã hội liên tục phát triển, 
5 
thường xuyên đặt ra những yêu cầu mới cho giáo dục. 
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 
Trên nền tảng những kiến thức cơ bản và phương pháp giáo dục đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học 
sinh, Chương trình môn Địa lí giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực địa lí – một biểu hiện của năng lực khoa học; 
đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực 
chung đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước; thái độ ứng xử đúng 
đắn với môi trường tự nhiên, xã hội; khả năng định hướng nghề nghiệp; để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng 
góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung 
Môn Địa lí góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù 
hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể. 
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù 
Thành phần năng lực Biểu hiện 
NHẬN THỨC KHOA HỌC ĐỊA LÍ 
Nhận thức thế giới theo quan 
điểm không gian 
– Sử dụng được bản đồ địa hình kết hợp với địa bàn để xác định vị trí của một điểm trên 
thực địa; xác định được vị trí của một sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ. 
– Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội, 
an ninh quốc phòng. 
– Xác định và lí giải được sự phân bố các đối tượng địa lí. 
– Sử dụng được lược đồ trí nhớ để mô tả nhận thức về không gian; sử dụng bản đồ hoặc 
lược đồ để trình bày về mối quan hệ không gian của các đối tượng địa lí; phát hiện, 
6 
Thành phần năng lực Biểu hiện 
chọn lọc, tổng hợp và trình bày được đặc trưng địa lí của một địa phương; từ đó, hình 
thành ý niệm về bản sắc của một địa phương, phân biệt các địa phương với nhau. 
Giải thích các hiện tượng và quá 
trình địa lí 
– Giải thích được cơ chế diễn ra một số hiện tượng, quá trình tự nhiên trên Trái Đất; 
sự hình thành, phát triển và phân bố của một số yếu tố hoặc thành phần tự nhiên; một số 
đặc điểm của sự vật, hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất và ở lãnh thổ Việt Nam; phát 
hiện và giải thích được một số hiện tượng, quá trình địa lí tự nhiên trong thực tế địa 
phương. 
– Giải thích được các sự vật, hiện tượng; sự phân bố, đặc điểm, quá trình phát triển về 
kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia, khu vực và ở Việt Nam. 
– Giải thích được các sự vật, hiện tượng, quá trình kinh tế - xã hội trên cơ sở vận dụng 
mối liên hệ và tác động của tự nhiên. 
– Giải thích được những hệ quả (tích cực, tiêu cực) do con người tác động đến môi 
trường tự nhiên; giải thích được tính cấp thiết của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên 
nhiên và bảo vệ môi trường. 
TÌM HIỂU ĐỊA LÍ 
Sử dụng các công cụ địa lí học 
– Tìm kiếm, chọn lọc được thông tin từ các văn bản tài liệu phù hợp với nội dung, chủ 
đề nghiên cứu; sử dụng được tranh, ảnh địa lí để miêu tả những hiện tượng, quá trình 
địa lí; lập được bộ sưu tập hình ảnh (bản giấy và bản kĩ thuật số). 
– Đọc được bản đồ để khai thác thông tin, kiến thức cần thiết; khai thác được các kênh 
thông tin bổ sung (biểu đồ, tranh ảnh,...) từ bản đồ, atlat địa lí; đọc được lát cắt địa hình; 
sử dụng được một số bản đồ thông dụng trong thực tế. 
– Thực hiện được một số tính toán đơn giản (tính GDP bình quân đầu người, tốc độ tăng 
7 
Thành phần năng lực Biểu hiện 
trưởng kinh tế,...); nhận xét, phân tích được bảng số liệu thống kê; xây dựng được bảng 
thống kê có cấu trúc phù hợp với ý tưởng phân tích số liệu; vẽ được một số loại biểu đồ 
thể hiện động thái, cơ cấu, quy mô,... của đối tượng địa lí từ số liệu đã cho. 
– Nhận xét được biểu đồ và giải thích; đọc hiểu các sơ đồ, mô hình địa lí. 
Tổ chức học tập ở thực địa 
– Xây dựng được kế hoạch học tập thực địa; sử dụng được những kĩ năng cần thiết để 
thu thập tài liệu sơ cấp ngoài thực địa: quan sát, quan trắc, chụp ảnh thực địa, phỏng 
vấn, vẽ lược đồ, sơ đồ,... trình bày được những thông tin thu thập được từ thực địa. 
Khai thác Internet phục vụ môn 
học 
– Tìm kiếm, thu thập, chọn lọc và hệ thống hoá được các thông tin địa lí cần thiết từ các 
trang web; đánh giá và sử dụng được các thông tin trong học tập và thực tiễn. 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC 
Cập nhật thông tin và liên hệ 
thực tế 
– Tìm kiếm được thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật số liệu, tri thức về thế giới, 
khu vực, đất nước, về xu hướng phát triển trên thế giới và trong nước; liên hệ được thực 
tế địa phương, đất nước,... để làm sáng rõ hơn kiến thức địa lí. 
Thực hiện chủ đề học tập khám 
phá từ thực tiễn 
– Trình bày ý tưởng và xác định được cụ thể chủ đề nghiên cứu ở địa phương; vận dụng 
được kiến thức, kĩ năng địa lí vào việc nghiên cứu chủ đề, viết được báo cáo hoàn chỉnh 
và trình bày kết quả nghiên cứu theo các hình thức khác nhau. 
Vận dụng tri thức địa lí giải 
quyết một số vấn đề thực tiễn 
– Vận dụng được các kiến thức, kĩ năng địa lí để giải quyết một số vấn đề thực tiễn phù 
hợp với trình độ học sinh và ứng xử phù hợp với môi trường sống. 
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 
1. Nội dung khái quát 
8 
Nội dung giáo dục môn Địa lí gồm địa lí đại cương, địa lí kinh tế - xã hội thế giới, địa lí Việt Nam (địa lí tự nhiên và 
địa lí kinh tế - xã hội). Ngoài các kiến thức cốt lõi, nội dung giáo dục môn Địa lí còn có các chuyên đề học tập, được phân 
phối phù hợp với mạch nội dung chính của mỗi lớp. 
a) Kiến thức cốt lõi 
Kiến thức cốt lõi Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 
Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh 
Sử dụng bản đồ 
ĐỊA LÍ ĐẠI CƯƠNG 
Địa lí tự nhiên 
Địa lí kinh tế - xã hội 
ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI 
Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới 
Địa lí khu vực và quốc gia 
ĐỊA LÍ VIỆT NAM 
Địa lí tự nhiên 
Địa lí dân cư 
Địa lí các ngành kinh tế 
Địa lí các vùng kinh tế 
9 
Kiến thức cốt lõi Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 
Thực hành tìm hiểu địa lí địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) 
b) Các chuyên đề học tập 
Tên chuyên đề Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 
Chuyên đề 10.1: Biến đổi khí hậu 
Chuyên đề 10.2: Đô thị hoá 
Chuyên đề 10.3: Phương pháp viết báo cáo địa lí 
Chuyên đề 11.1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á 
(Uỷ hội sông Mê Công; Hợp tác hoà bình trong khai thác Biển Đông) 
Chuyên đề 11.2: Một số vấn đề về du lịch thế giới 
Chuyên đề 11.3: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) 
Chuyên đề 12.1: Thiên tai và biện pháp phòng chống 
Chuyên đề 12.2: Phát triển vùng 
Chuyên đề 12.3: Phát triển làng nghề 
2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp 
LỚP 10: ĐỊA LÍ ĐẠI CƯƠNG 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 
Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh 
– Khái quát về môn Địa lí ở trường – Khái quát được đặc điểm cơ bản của môn Địa lí. 
10 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
phổ thông, vai trò của môn Địa lí đối 
với cuộc sống 
– Xác định được vai trò của môn Địa lí đối với đời sống. 
– Định hướng nghề nghiệp – Xác định được những ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí. 
Sử dụng bản đồ 
– Một số phương pháp biểu hiện các 
đối tượng địa lí trên bản đồ 
– Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí 
hiệu, đường chuyển động, chấm điểm, khoanh vùng, bản đồ - biểu đồ. 
– Phương pháp sử dụng bản đồ trong 
học tập địa lí và trong đời sống 
– Sử dụng được bản đồ trong học tập địa lí và đời sống. 
– Một số ứng dụng của GPS (Global 
Positioning System – Hệ thống định vị 
toàn cầu) và bản đồ số trong đời sống 
– Xác định và sử dụng được một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời 
sống. 
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 
Trái Đất 
– Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất 
và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất 
– Trình bày được nguồn gốc hình thành Trái Đất, đặc điểm của vỏ Trái Đất, các vật 
liệu cấu tạo vỏ Trái Đất. 
– Thuyết kiến tạo mảng – Trình bày được khái quát thuyết kiến tạo mảng; vận dụng để giải thích được 
nguyên nhân hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa. 
– Hệ quả địa lí các chuyển động của 
Trái Đất 
– Phân tích được hệ quả địa lí của các chuyển động chính của Trái Đất: Chuyển 
động tự quay (sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất); chuyển động quanh Mặt 
Trời (các mùa trong năm, ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ). 
– Liên hệ được thực tế địa phương về các mùa trong năm và chênh lệch thời gian 
11 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
ngày đêm. 
– Sử dụng hình vẽ, lược đồ để phân tích được các hệ quả chuyển động của Trái Đất. 
Thạch quyển 
– Khái niệm thạch qu ...  và sáng tạo: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động phát hiện vấn đề, nêu 
giả thuyết hoặc giả định, tìm lôgic trong giải quyết vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề, đánh giá giải pháp giải 
quyết vấn đề, tưởng tượng khoa học, giải quyết vấn đề mới, tự học về lí thuyết và công cụ địa lí. 
3. Định hướng phương pháp hình thành, phát triển năng lực địa lí 
a) Để phát triển thành phần năng lực nhận thức khoa học địa lí, giáo viên tạo cho học sinh cơ hội huy động những hiểu 
biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới. Chú ý tổ chức các hoạt động tiếp cận sự vật và hiện tượng 
địa lí diễn ra trong cuộc sống theo mối quan hệ không gian - thời gian, trả lời các câu hỏi cơ bản: cái gì, ở đâu, như thế 
nào...; rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích các mối liên hệ (tương hỗ, nhân quả) giữa các hiện tượng, quá trình địa lí tự 
42 
nhiên, giữa các hiện tượng, quá trình địa lí kinh tế - xã hội cũng như giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội. 
b) Để phát triển thành phần năng lực tìm hiểu địa lí, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh sử dụng các công cụ của địa lí 
học như: atlat địa lí, bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, lát cắt, mô hình, khối đồ, bảng số liệu, tranh ảnh,... tìm tòi, khám phá 
các tri thức địa lí; tăng cường khai thác Internet trong học tập, tổ chức cho học sinh học tập ngoài thực địa, trong môi trường 
tự nhiên, kinh tế - xã hội địa phương. 
c) Để phát triển thành phần năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về địa lí, học sinh cần được tạo cơ hội để cập 
nhật thông tin và liên hệ thực tế, tiếp cận với các tình huống thực tiễn, thực hiện các chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn; 
vận dụng được các kiến thức, kĩ năng địa lí để giải quyết một số vấn đề thực tiễn phù hợp. Giáo viên cần quan tâm rèn luyện 
cho học sinh các kĩ năng phát hiện vấn đề, lập kế hoạch nghiên cứu, giải quyết vấn đề, đánh giá kết quả giải quyết vấn đề, 
nêu giải pháp khắc phục hoặc cải tiến, tăng cường sử dụng các bài tập đòi hỏi vận dụng kiến thức thực tế và tư duy phản 
biện, sáng tạo. 
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC 
1. Định hướng chung 
a) Đánh giá kết quả giáo dục trong môn Địa lí nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp 
ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập. 
b) Căn cứ để đánh giá kết quả giáo dục của học sinh là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định 
trong chương trình tổng thể và chương trình môn Địa lí. 
c) Về nội dung đánh giá, bên cạnh đánh giá kiến thức, cần tăng cường đánh giá các kĩ năng của học sinh như: làm việc 
với bản đồ, atlat, biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, quan sát, thu thập, xử lí và hệ thống hoá thông tin, sử dụng các 
dụng cụ học tập ngoài trời, sử dụng công nghệ và thông tin truyền thông trong học tập,... Chú trọng đánh giá khả năng vận 
dụng tri thức vào những tình huống cụ thể. 
d) Đa dạng hóa các hình thức đánh giá, tăng cường đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức 
43 
khác nhau. Kết hợp việc đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh. 
e) Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định 
kì, trên cơ sở đó tổng hợp kết quả đánh giá chung về phẩm chất, năng lực và sự tiến bộ của học sinh. 
2. Một số hình thức kiểm tra, đánh giá 
Môn Địa lí sử dụng các hình thức đánh giá chủ yếu như sau: 
a) Đánh giá thông qua bài viết: bài tự luận, bài trắc nghiệm khách quan, bài tiểu luận, bài thu hoạch tham quan, báo cáo 
kết quả sưu tầm, báo cáo kết quả nghiên cứu, điều tra,... 
b) Đánh giá thông qua vấn đáp, thuyết trình: trả lời câu hỏi vấn đáp, phỏng vấn, thuyết trình vấn đề nghiên cứu,... 
c) Đánh giá thông qua quan sát: quan sát quá trình học sinh sử dụng các công cụ học tập, thực hiện các bài thực hành, 
thảo luận nhóm, học ngoài thực địa, tham quan, khảo sát địa phương, tham gia dự án nghiên cứu, bằng cách sử dụng bảng 
quan sát, hồ sơ học tập,... 
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 
1. Giải thích thuật ngữ 
a) Một số thuật ngữ chuyên môn 
– Địa lí tự nhiên: Địa lí tự nhiên nghiên cứu một cách tổng hợp các thành phần cấu thành nên vỏ địa lí của Trái Đất 
cũng như các bộ phận lãnh thổ khác nhau của Trái Đất. Địa lí tự nhiên thường được phân chia thành địa lí tự nhiên đại 
cương (nghiên cứu các quy luật chung của vỏ địa lí) và các khoa học địa lí tự nhiên bộ phận nghiên cứu các địa quyển (như 
Địa mạo học nghiên cứu về địa hình; Khí hậu học và khí tượng học nghiên cứu về khí quyển; Thuỷ văn học nghiên cứu về 
sông, hồ, nước ngầm; Thổ nhưỡng học nghiên cứu về lớp đất; Địa lí sinh vật nghiên cứu về các quần xã thực vật và động 
vật, các hệ sinh thái,...). 
– Địa lí kinh tế - xã hội: Địa lí kinh tế - xã hội nghiên cứu tổ chức lãnh thổ về kinh tế - xã hội ở các nước, các vùng, các 
địa phương khác nhau. Địa lí kinh tế - xã hội bao gồm địa lí dân cư, địa lí kinh tế và địa lí xã hội. 
44 
– Địa lí dân cư: Địa lí dân cư nghiên cứu các quy luật và đặc điểm không gian về sự hình thành và phát triển của cơ 
cấu dân cư hiện đại và của các điểm dân cư trong các điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế và xã hội khác nhau. 
– Địa lí kinh tế: Địa lí kinh tế nghiên cứu tổ chức lãnh thổ sản xuất xã hội, các quá trình không gian và các hình thức tổ 
chức đời sống của con người trước hết là từ quan điểm hiệu quả sản xuất. Địa lí kinh tế bao gồm nhiều khoa học bộ phận 
như: địa lí nông nghiệp, địa lí công nghiệp, địa lí dịch vụ,... 
– Địa lí xã hội: Địa lí xã hội nghiên cứu các quá trình không gian và các hình thức tổ chức lãnh thổ đời sống của con 
người, mà trước hết là trên quan điểm về điều kiện lao động, sinh hoạt, nghỉ dưỡng, phát triển nhân cách và tái sản xuất đời 
sống con người. Nhiều vấn đề đặc thù của địa lí xã hội như địa lí về giới, địa lí về chất lượng cuộc sống,... 
– Địa lí khu vực: Địa lí khu vực nghiên cứu về các khu vực trên thế giới có sự phân định rõ không gian, tập trung vào 
các đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, xã hội, kinh tế của một lãnh thổ cụ thể. 
– Địa lí vùng: Địa lí vùng nghiên cứu về các bộ phận lãnh thổ thường là ở trong phạm vi một quốc gia, được phân biệt 
bởi các ranh giới. Về tự nhiên, vùng được hiểu với nhiều cấp độ khác nhau, ví dụ như: miền địa lí tự nhiên, khu địa lí tự 
nhiên,... Về kinh tế, có nhiều loại vùng khác nhau, như: vùng kinh tế ngành, vùng kinh tế tổng hợp, vùng kinh tế trọng 
điểm,...; mỗi vùng có những đặc điểm riêng, khác với vùng khác về tự nhiên, dân cư, xã hội, kinh tế và có mối liên hệ trong 
vùng với nhau, cũng như với các vùng khác. 
– Địa lí địa phương: Địa lí địa phương nghiên cứu về vị trí địa lí, thiên nhiên và hoạt động kinh tế – xã hội ở các lãnh 
thổ như một làng; xã; huyện; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 
– Đối tượng địa lí: Đối tượng địa lí là các sự vật, hiện tượng, quá trình,... tự nhiên hay nhân tạo như là một chỉnh thể ở 
trong lớp vỏ địa lí. Mỗi đối tượng địa lí đều có vị trí địa lí xác định. 
– Vị trí địa lí: Vị trí địa lí là vị trí của đối tượng địa lí đối với bề mặt Trái Đất cũng như đối với các đối tượng khác mà 
chúng có quan hệ tương tác với nhau. Vị trí địa lí là đặc trưng quan trọng của đối tượng, vì ở một mức độ đáng kể, nó cung 
cấp biểu tượng về các điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội cũng như các đặc điểm địa phương của sự định vị đối 
tượng. Vị trí địa lí được xác định nhờ toạ độ địa lí. Có thể đánh giá vị trí địa lí về các phương diện khác nhau: vị trí địa lí tự 
nhiên, vị trí địa lí kinh tế, vị trí địa lí vận tải, vị trí địa lí quân sự, vị trí địa chiến lược (địa chính trị),... 
45 
b) Từ ngữ thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt 
Chương trình môn Địa lí sử dụng một số từ ngữ để thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực của học sinh. 
Trong bảng liệt kê dưới đây, đối tượng, mức độ cần đạt được chỉ dẫn bằng các động từ khác nhau. Trong quá trình dạy học, 
đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận, ra đề kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể dùng những động từ nêu trong bảng này hoặc 
thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho học sinh. 
Mức độ Động từ mô tả mức độ 
Biết – Nêu được (một số vai trò, đặc điểm); kể tên được (các sự vật, hiện tượng); phát biểu được (định nghĩa, thuật 
ngữ, khái niệm); liệt kê được (các dấu hiệu, đặc điểm); ghi lại; kể được; lặp lại được; đưa lại được dẫn chứng. 
– Quan sát được; nhận dạng được (cấu trúc Trái Đất, vỏ Trái Đất, vỏ địa lí, một hoặc một số đối tượng địa lí trên 
thực địa, trên bản đồ, lược đồ, hình vẽ, tranh ảnh); thống kê được (các đối tượng hoặc dấu hiệu của đối tượng địa 
lí); đọc được (các kí hiệu bản đồ, địa danh nước ngoài). 
– Sưu tầm được; thu thập được (các tư liệu địa lí cần thiết); trích dẫn được tài liệu; tìm được (vị trí địa lí của đối tượng 
trên thực địa, trên bản đồ); tìm được các thông tin (bài viết, hình ảnh bằng các công cụ tìm kiếm, sử dụng từ khoá). 
Hiểu – Mô tả được (một sự vật, hiện tượng); diễn giải được (vai trò, đặc điểm, tình hình phát triển); trình bày được 
(thuận lợi, khó khăn, vai trò, tình hình phát triển, đặc điểm, ý nghĩa, biểu hiện, tác động của đối tượng địa lí); tóm 
tắt được (đặc trưng của một quốc gia, một vùng); truyền đạt được (thông tin địa lí); xác định được (vị trí địa lí, 
phạm vi lãnh thổ của một lãnh thổ trên bản đồ); nêu được các ví dụ hoặc biểu hiện về vai trò, đặc điểm, tình hình 
phát triển, mối liên hệ nhân quả, quy luật của sự vật, hiện tượng địa lí; vẽ biểu đồ đơn giản (không cần xử lí số 
liệu); giới thiệu được (một hoặc một số đối tượng địa lí). 
– Đưa ra được các lí do, cơ sở, nhân tố tác động đến kết quả, phụ thuộc vào tình huống cụ thể; lựa chọn được hoặc 
bổ sung được, sắp xếp được những thông tin cần thiết để giải quyết một vấn đề; phân tích được các đặc điểm nổi 
bật của đối tượng địa lí và các nhân tố tác động; chứng minh được (các đặc điểm, tình hình phát triển, vai trò, tác 
động của đối tượng địa lí); giải thích được (một số vấn đề thực tế, các nhận xét rút ra từ bản đồ, biểu đồ, bảng số 
46 
Mức độ Động từ mô tả mức độ 
liệu, các kết quả quan sát hoặc quan trắc từ môi trường). 
– Khái quát hoá được (vai trò, đặc điểm, tình hình phát triển, phân bố); xác định được (vai trò, nguyên nhân, hệ 
quả); lựa chọn được (các đặc điểm, giải pháp) theo tiêu chí đã có; so sánh được; phân biệt được (các đối tượng địa 
lí); nhận xét được (đặc điểm, sự phân bố); phân loại được (các đối tượng địa lí) theo những cơ sở nhất định; khẳng 
định được (thế mạnh, hạn chế, tác động của các nhân tố tới phát triển kinh tế – xã hội); liên hệ được (thực tế địa 
phương); phản biện được; bình luận được; dự báo được (về các vấn đề địa lí); xác định được (định hướng phát 
triển kinh tế của một lãnh thổ). 
Vận 
dụng 
– Nhận xét được (đối tượng địa lí trên bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, sơ đồ); trình bày được (dựa vào atlat, bản đồ, lát 
cắt địa lí, số liệu thống kê, tư liệu); xác định được (đặc điểm chủ yếu, quan trọng nhất của đối tượng trên cơ sở so 
sánh vai trò, ý nghĩa, giải pháp, yếu tố, nhân tố); phát hiện được (những kết luận thiếu chính xác, thông tin thiếu 
cập nhật, liên hệ thực tế thiếu phù hợp trong quá trình thảo luận, seminar); chỉnh sửa được; cập nhật được (các 
kiến thức thực tế); đọc được bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu, chỉ ra được (sự phân bố, mối liên hệ giữa các 
thành phần, yếu tố, thông số); khám phá được (cấu trúc, đặc trưng của đối tượng địa lí, các mối liên hệ phổ biến, 
những biểu hiện cụ thể của quy luật địa lí); sưu tầm được; khai thác được; chọn lọc được (các tư liệu địa lí từ 
Internet và các nguồn khác nhau). 
– Giải quyết được (những tình huống mới bằng cách vận dụng các khái niệm, mối liên hệ phổ biến, quy luật đã 
biết); sử dụng được nhận thức địa lí (vào giải quyết một số vấn đề trong môi trường sống, vào việc định hướng 
nghề nghiệp); lựa chọn được các biểu đồ thích hợp và biểu đồ thích hợp nhất (cần vẽ từ bảng số liệu đã cho); xử lí 
được (số liệu thống kê); phân tích được (tranh ảnh, số liệu thống kê, hiện tượng thực tế); sử dụng được hình vẽ, 
lược đồ (để phân tích được các hiện tượng địa lí); sử dụng được các công cụ địa lí (để khảo sát, thu thập thông tin 
từ thực địa); sử dụng được bản đồ (trong học tập địa lí và trong đời sống). 
– Vẽ được (biểu đồ, lược đồ); sơ đồ hoá được (một hiện tượng, quá trình địa lí); mở rộng được; biến đổi được (các 
mô hình, sơ đồ đã có để phù hợp với nội dung thông tin mới); hệ thống hoá được (các tài liệu, tư liệu thu thập 
47 
Mức độ Động từ mô tả mức độ 
được); viết được (báo cáo địa lí); thuyết trình được về một vấn đề trên PowerPoint (là kết quả làm việc cá nhân 
hay làm việc nhóm); khái quát hoá được (những vấn đề riêng lẻ, cụ thể thành vấn đề tổng quát mới); đề xuất được 
(các giải pháp, biện pháp, định hướng); dự báo được (những thay đổi); lên kế hoạch (một chuyến tham quan học 
tập trong ngày dưới sự chỉ dẫn của giáo viên); thiết kế được (một áp phích về bảo vệ môi trường). 
2. Thời lượng thực hiện chương trình 
Thời lượng thực hiện chương trình trong mỗi năm học cho mỗi lớp là 105 tiết (gồm 70 tiết dành cho các kiến thức cốt 
lõi và 35 tiết dành cho các chuyên đề học tập), dạy trong 35 tuần. 
a) Thời lượng (70 tiết) dành cho mạch nội dung các kiến thức cốt lõi dự kiến được phân phối theo tỉ lệ % như sau: 
Mạch nội dung Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 6% 
ĐỊA LÍ ĐẠI CƯƠNG 
Địa lí tự nhiên 42% 
Địa lí kinh tế – xã hội 42% 
Đánh giá định kì 10% 
ĐỊA LÍ KINH TẾ – XÃ HỘI THẾ GIỚI 
Một số vấn đề về kinh tế – xã hội thế giới 10% 
Địa lí khu vực và quốc gia 80% 
Đánh giá định kì 10% 
ĐỊA LÍ VIỆT NAM 
Địa lí tự nhiên 20% 
48 
Mạch nội dung Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 
Địa lí dân cư 5% 
Địa lí các ngành kinh tế 30% 
Địa lí các vùng kinh tế 30% 
Thực hành tìm hiểu địa lí địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) 5% 
Đánh giá định kì 10% 
b) Phân bổ số tiết cho các chuyên đề học tập ở mỗi lớp (bao gồm cả kiểm tra, đánh giá) như sau: 
Mạch nội dung Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 
Chuyên đề 10.1: Biến đổi khí hậu 10 
Chuyên đề 10.2: Đô thị hoá 15 
Chuyên đề 10.3: Phương pháp viết báo cáo Địa lí 10 
Chuyên đề 11.1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á 15 
Chuyên đề 11.2: Một số vấn đề về du lịch thế giới 10 
Chuyên đề 11.3: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) 10 
Chuyên đề 12.1: Thiên tai và biện pháp phòng chống 10 
Chuyên đề 12.2: Phát triển vùng 15 
Chuyên đề 12.3: Phát triển làng nghề 10 
3. Thiết bị dạy học 
49 
Trong dạy học địa lí theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực, các thiết bị dạy học có vai trò rất quan trọng. Các 
thiết bị dạy học của môn Địa lí bao gồm: 
– Bản đồ, atlat địa lí, tập bản đồ địa lí. 
– Các biểu đồ, sơ đồ, lược đồ, lát cắt. 
– Tài liệu, tư liệu (niên giám thống kê, số liệu kinh tế - xã hội,...). 
– Tranh ảnh về các sự vật, hiện tượng địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội. 
– Mô hình, mẫu vật. 
– Các dụng cụ, thiết bị (địa bàn, nhiệt kế, ẩm kế, khí áp kế, máy ảnh,...). 
– Các phần mềm dạy học, video clip; các thư viện số (digital) chứa các kho tư liệu dạy học địa lí. 

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_giao_duc_pho_thong_mon_dia_ly_nam_2018.pdf