Công tác chuẩn hóa hoạt động thông tin thư viện tại Đại học Đà Nẵng: Thực trạng và giải pháp

Tóm tắt: Khái quát hoạt động thông tin-thư viện tại Đại học Đà Nẵng. Trình bày

cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin và việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ cũng như chuẩn

hóa năng lực đội ngũ cán bộ của Thư viện Đại học Đà Nẵng.

pdf 9 trang yennguyen 1860
Bạn đang xem tài liệu "Công tác chuẩn hóa hoạt động thông tin thư viện tại Đại học Đà Nẵng: Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Công tác chuẩn hóa hoạt động thông tin thư viện tại Đại học Đà Nẵng: Thực trạng và giải pháp

Công tác chuẩn hóa hoạt động thông tin thư viện tại Đại học Đà Nẵng: Thực trạng và giải pháp
20 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Tóm tắt: Khái quát hoạt động thông tin-thư viện tại Đại học Đà Nẵng. Trình bày 
cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin và việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ cũng như chuẩn 
hóa năng lực đội ngũ cán bộ của Th ư viện Đại học Đà Nẵng.
Từ khóa: Ứng dụng CNTT; thông tin-thư viện; Th ư viện Đại học Đà Nẵng.
Standardization of information – library activities at the University of Da 
Nang: Current situation and solutions
Abstract: Th e article analyses the current situation of all information – library 
activities at the University of Da Nang. It also introduces the infrastructure, information 
structure, the performance of applying skill standards and human resource standards 
at the University of Da Nang.
Keywords: Information technology application; information-library; library of 
the University of Da Nang
CÔNG TÁC CHUẨN HÓA HOẠT ĐỘNG 
THÔNG TIN-THƯ VIỆN TẠI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG: 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Phan Th ị Hà Th anh
Trung tâm Th ông tin Học liệu, Đại học Đà Nẵng
Đặt vấn đề
 Ngà y nay, sự phá t triể n củ a khoa 
họ c công nghệ và sự bù ng nổ thông tin 
trong nề n kinh tế tri thứ c đã có nhữ ng 
ả nh hưở ng mạ nh mẽ đế n mọ i mặ t 
củ a đờ i số ng xã hộ i. Hoạ t độ ng thông 
tin-thư việ n (TT-TV) cũ ng không trá nh 
khỏ i nhữ ng tá c độ ng khi nhu cầ u thông 
tin củ a cộ ng đồ ng ngườ i sử dụ ng ngà y 
cà ng trở nên phong phú và đa dạ ng. Bên 
cạ nh đó , nhữ ng yêu cầ u về đổ i mớ i căn 
bả n và toà n diệ n giá o dụ c và đà o tạ o cũ ng 
đò i hỏ i hoạ t độ ng TT-TV cầ n có nhữ ng 
thay đổ i cả về chấ t và lượ ng. Năng lực 
hoạt động, chất lượng phục vụ của các cơ 
quan TT-TV trở thà nh một trong những 
điề u kiệ n quan trọng minh chứ ng cho uy 
tí n, thương hiệ u của mỗi cơ sở giá o dụ c 
đạ i họ c. Cá c thư việ n, ngoà i việ c nỗ lự c 
xây dự ng và phá t triể n cá c nguồ n họ c 
liệ u tự có , cũ ng cầ n phả i tăng cườ ng kế t 
nố i và chia sẻ nguồ n lự c vớ i cá c thư việ n 
khá c nhằ m bổ sung và cung cấ p thông 
tin đa dạ ng hơn đế n cộ ng đồ ng ngườ i sử 
dụ ng thông qua cá c mạ ng lướ i thư việ n 
trong cù ng hệ thố ng. Sự kế t nố i nà y sẽ 
gó p phầ n mang lạ i nhữ ng “lợ i í ch to lớ n 
cho cá c thư việ n trướ c bố i cả nh “bù ng nổ 
thông tin” và nhữ ng thá ch thứ c eo hẹ p về 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2016 | 21
ngân sá ch, nguồ n lự c thư việ n” [4]. Đặ c 
biệ t, đố i vớ i hệ thố ng thư việ n Việ t Nam, 
bao gồm phầ n lớ n là cá c thư việ n nhỏ và 
vừ a với ngân sá ch và nhân lự c hoạ t độ ng 
cò n nhiề u hạ n chế , công nghệ quả n trị 
thư việ n chưa đượ c đồ ng bộ thì việ c thự c 
hiệ n chuẩ n hó a hoạ t độ ng với mô hì nh 
quả n lý thư việ n tậ p trung trong cù ng hệ 
thố ng hướ ng đế n giả i phá p phá t triể n bề n 
vữ ng; tăng cườ ng hiệ u quả phụ c vụ đá p 
ứ ng nhu cầ u thông tin ngà y cà ng cao là 
yêu cầu tất yếu. Ở đó, ngườ i dù ng tin chỉ 
cầ n truy cậ p mộ t cổ ng thông tin có thể tra 
cứ u tậ p trung tấ t cả cá c nguồ n tà i liệ u in 
ấ n, điệ n tử , nộ i sinh,... có trong hệ thố ng. 
Th ỏ a mã n nhu cầ u thông tin củ a ngườ i 
dù ng, phá t triể n cá c sả n phẩ m, dị ch vụ 
hướ ng tớ i mô hì nh đạ i họ c nghiên cứ u 
đượ c đá nh giá là nhiệ m vụ trọ ng tâm, 
thướ c đo đá nh giá hiệ u quả hoạ t độ ng 
thư việ n. Bài viết này trình bày cơ sở vật 
chất, hạ tầng thông tin và việc áp dụng 
các chuẩn nghiệp vụ cũng như chuẩn hóa 
năng lực đội ngũ cán bộ của Th ư viện Đại 
học Đà Nẵng.
1. Tình hình hoạt động thông tin-thư 
viện tại Đại học Đà Nẵng
Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, 
Đại học Đà Nẵng là Đại học vùng trọng 
điểm Quốc gia, đa ngành, đa cấp; đóng 
vai trò trọng yếu trong đào tạo đội ngũ 
nhân lực và nghiên cứu khoa học phục 
vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã 
hội ở khu vực Miền Trung - Tây Nguyên 
nói riêng và cho cả nước nói chung. Hiện 
nay, Đại học Đà Nẵng có 07 cơ sở giáo 
dục đại học thành viên, 03 Khoa trực 
thuộc, các Viện nghiên cứu và Đào tạo, 
Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao 
Công nghệ; với trên 60.000 sinh viên 
(chính quy và không chính quy, đại học 
và sau đại học), 1.600 cán bộ giảng dạy và 
phục vụ giảng dạy, thực hiện đào tạo 12 
chuyên ngành tiến sỹ, 20 chuyên ngành 
thạc sỹ, 70 chuyên ngành đại học và 20 
chuyên ngành cao đẳng và trung cấp 
chuyên nghiệp (Đại học Đà Nẵng, 2014). 
Th ực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của 
Ban Chấp hành TW ngày 04/11/2013 “về 
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và 
đào tạo”, Đại học Đà Nẵng đã ra thông 
báo số 2850/ĐHĐN-TCCB về việc triển 
khai quy chế đại học vùng; Nghị quyết 
Đại hội IV Đảng bộ Đại học Đà Nẵng 
và Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát 
triển   Đại học Đà Nẵng đến năm 2020 
phát triển Đại Học Đà Nẵng xứng tầm đại 
học trọng điểm quốc gia ở Miền Trung và 
là Đại học nghiên cứu. Th ông báo cũng 
đã đề cập đến việc tập trung nguồn lực 
tăng cường cơ sở vật chất, trang bị phục 
vụ đào tạo nghiên cứu khoa học, đặc biệt 
là cơ sở vật chất phục vụ đào tạo sau đại 
học... Tuy nhiên, theo báo cáo và kết quả 
điều tra sơ bộ tại một số cơ sở giáo dục 
đại học thành viên, thì khả năng đáp ứng 
tiêu chí hoạt động TT-TV hỗ trợ công tác 
đào tạo của nhà trường, phần lớn còn rất 
hạn chế. Các hạn chế chủ yếu tập trung ở 
nguồn học liệu, hệ thống kết nối chia sẻ 
tài nguyên thông tin, cũng như năng lực 
tác nghiệp của đội ngũ cán bộ,... Kết quả 
này phần nào phản ánh thực trạng hoạt 
động TT-TV tại Đại học Đà Nẵng chưa 
được đầu tư, phát triển tương ứng với qui 
mô đào tạo, chiến lược phát triển của các 
đơn vị thành viên nói riêng, Đại học Đà 
Nẵng nói chung.
Hiện nay, cùng với Trung tâm Th ông 
22 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
tin Học liệu, Đại học Đà Nẵng chỉ có 06 
trong 10 cơ sở đào tạo thành viên có thư 
viện trực thuộc với số lượng cán bộ được 
đào tạo chuyên ngành thư viện chiếm tỷ 
lệ rất nhỏ. Trong quá trình hoạt động, 
mặc dù các thư viện đã tích cực tham gia 
đóng góp cho hoạt động đào tạo của nhà 
trường; song vẫn chưa phát huy được hết 
vai trò cũng như chưa nhận được sự đầu 
tư thỏa đáng. Đặc biệt, các thư viện chỉ 
hoạt động độc lập, chưa có một hệ thống 
thư viện quản lý tập trung trong toàn Đại 
TT Cơ sở giáo dục thành viên
Có thư 
viện 
trực 
thuộc
Phần 
mềm 
quản trị 
hệ thống 
tích hợp
Số 
lượng 
CBVC 
làm 
việc 
tại TV
CSDL 
điện 
tử/Tài 
liệu 
số
Ghi chú
1
Trung tâm Th ông 
tin Học liệu
(Bao gồm Th ư 
viện trường ĐH 
Bách khoa)
có có 30 có
2 Trường Đại học Kinh tế có có 14 có
3 Trường Đại học Sư phạm có có 10 có
4 Trường Đại học Ngoại ngữ có có 5 không
Phần mềm tự 
xây dựng
5 Trường Cao đẳng Công nghệ có có 5 có
Phần mềm tự 
xây dựng
Bảng 1. Tổ chức công tác thư viện tại Đại học Đà Nẵng
học Đà Nẵng. Các hoạt động nghiệp vụ 
còn thực hiện rời rạc, độc lập; hạ tầng 
công nghệ thông tin (CNTT), cơ sở vật 
chất chưa được đầu tư đồng bộ; không có 
sự kết nối và chia sẻ nguồn lực lẫn nhau; 
không có sự hợp tác trong việc tạo ra các 
sản phẩm, dịch vụ thông tin; chưa có sự 
phối hợp chặt chẽ trong quá trình phục 
vụ công tác đào tạo của nhà trường. Kết 
quả điều tra về tình hình hoạt động thư 
viện tại Đại học Đà Nẵng được phản ánh 
trong Bảng 1.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2016 | 23
6 Trường Cao đẳng CNTT có không 1 có
7 Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum có không 2 có
8 Khoa Y Dược không 0 không
9 Khoa Giáo dục Thể chất không 0 không
10 Khoa Đào tạo Quốc tế không 0 không
Bảng trên cho thấy tổ chức công tác 
thư viện tại Đại học Đà Nẵng chưa được 
triển khai đồng đều, các ứng dụng phần 
mềm quản trị hệ thống vào công tác quản 
lý hoạt động của thư viện còn hạn chế. 
Chỉ có 3 trong số 10 đơn vị sử dụng các 
chương trình phát triển bởi các nhà cung 
cấp chuyên nghiệp (Lạc Việt, CMC); 
một số sử dụng phần mềm tự phát triển 
hoặc chỉ phục vụ đơn thuần theo dạng 
thủ công, truyền thống, danh mục Excel. 
Ngoài các CSDL điện tử do Trung tâm 
Th ông tin Học liệu bổ sung và tổ chức 
phục vụ (ProQuest Central, HINARI...), 
nguồn tài nguyên điện tử/tài liệu số của 
các thư viện chỉ tập trung chủ yếu vào 
nguồn tài liệu nội sinh (luận văn, luận án, 
giáo trình, bài giảng điện tử) được đơn vị 
xây dựng và tổ chức phục vụ nội bộ.
Từ thực trạng nêu trên, Hội nghị giao 
ban công tác thư viện cũng đã phân tích, 
đánh giá và đi đến thống nhất, cần có 
sự đổi mới trong tổ chức quản lý, điều 
hành hoạt động TT-TV tại Đại học Đà 
Nẵng; đảm bảo sự kết nối, chia sẻ nguồn 
lực, hợp tác hiệu quả giữ a cá c thư việ n 
thà nh viên nhằ m tố i ưu hiệ u quả phụ c 
vụ củ a thư việ n và o cá c hoạ t độ ng đà o 
tạ o. Mô hì nh chuyể n đổ i hoạ t độ ng theo 
hướ ng hệ thố ng thư việ n trung tâm và 
thư viện nhánh đá p ứ ng yêu cầ u quả n lý 
tậ p trung, phố i hợ p tá c nghiệ p, chia sẻ 
nguồ n lự c giữ a cá c thà nh viên trong hệ 
thố ng đượ c đề xuất. Mô hình hoạt động 
này cần phải vừa đảm bảo được vai trò 
điều hành của thư viện trung tâm đối 
với toàn hệ thống, vừa đảm bảo tính độc 
lập tác nghiệp của các thành viên, các bộ 
phận chuyên môn, qua đó đảm bảo được 
sự chỉ đạo trực tiếp của Đại học Đà Nẵng 
đối với toàn hệ thống, đối với người đứng 
đầu hệ thống, đối với người đứng đầu các 
thư viện thành viên, các bộ phận chuyên 
môn; phát huy hiệu quả, gọn nhẹ, trực 
tuyến trong điều hành. 
Để đạt được điều này, bên cạnh các 
24 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
vấn đề về đổi mới cơ chế tổ chức, quản 
lý, các yếu tố trọ ng tâm đóng vai trò quan 
trọng trong việ c đổ i mớ i và chuẩ n hó a 
hoạ t độ ng hệ thố ng TT-TV gồ m: hạ tầ ng 
CNTT, ứ ng dụ ng thố ng nhấ t cá c chuẩ n 
nghiệ p vụ TT-TV, và năng lự c củ a độ i 
ngũ cá n bộ là m công tá c TT-TV. Đây là 
ba yếu tố cơ bản và cần thiết trong việc 
chuẩn hóa hoạt động TT-TV. Tuy nhiên, 
trong hoạt động TT-TV tại Đại học Đà 
Nẵng, ba yếu tố này còn bộc lộ khá nhiều 
bất cập, cần được quan tâm, giải quyết.
2. Một số vấn đề tồn tại và hướng 
giải quyết
2.1. Về cơ sở vật chất, hạ tầng công 
nghệ thông tin
Vớ i xu hướ ng phá t triể n hiệ n nay, cá c 
thư việ n đang chuyể n đổ i mạ nh mẽ từ 
mô hì nh thư việ n truyề n thố ng sang thư 
việ n hiệ n đạ i vớ i nhiề u tiệ n í ch đượ c cung 
cấ p đế n ngườ i sử dụ ng thông qua các ứ ng 
dụ ng CNTT và truyền thông. Bên cạ nh 
nguồ n tà i liệ u truyề n thố ng, cá c dạ ng 
tà i liệ u số và CSDL cũ ng đượ c chú trọ ng 
phá t triể n, sả n phẩ m và dị ch vụ cung cấ p 
thông tin đế n ngườ i sử dụ ng đượ c cả i 
thiệ n đá ng kể . Tạ i Đạ i họ c Đà Nẵ ng, cù ng 
vớ i sự phá t triể n củ a cơ sở đà o tạ o, cá c 
thư việ n thà nh viên cũ ng đã phá t huy vai 
trò phụ c vụ và có nhữ ng đó ng gó p nhấ t 
đị nh và o hoạ t độ ng đà o tạ o chung củ a 
nhà trườ ng. Tuy nhiên, ngoại trừ Trung 
tâm Th ông tin Họ c liệ u vớ i hệ thố ng 
CNTT đượ c trang bị từ cá c nguồ n dự á n 
đầ u tư, nhì n chung hạ tầ ng cơ sở vậ t chấ t, 
thiế t bị CNTT củ a cá c thư việ n thà nh 
viên chưa đượ c đầ u tư tương ứ ng vớ i quy 
mô phá t triể n củ a nhà trườ ng. Do đó , cá c 
sả n phẩ m, dị ch vụ thông tin và hoạ t độ ng 
tá c nghiệ p trên nề n tả ng ứ ng dụ ng CNTT 
cò n hạ n chế , thiế u đồ ng bộ .
Nhiều phần mềm sử dụng trong các 
thư viện thành viên do cán bộ nhà trường 
tự phát triển nên còn đơn giản, chưa đáp 
ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật về chuẩn 
giao thức trao đổi dữ liệu, biểu ghi đọc 
máy,... Hệ thống tra cứu thư mục trực 
tuyến - OPAC chưa phổ biến; các sản 
phẩm, dịch vụ thông tin, tiện ích hỗ trợ 
người sử dụng còn nghèo nàn về cả hình 
thức và nội dung. Đặc biệt, hoạt động 
CNTT của mỗi thư viện thành viên tồn 
tại độc lập, rời rạc, hoàn toàn không có sự 
kết nối, chia sẻ nguồn lực chung giữa các 
thư viện thành viên. Nguyên nhân của 
hạn chế này là việc thiếu kinh phí đầu tư 
phát triển một hệ thống quản lý thư viện 
tập trung mang tính tổng thể.
Vì vậy, để thực hiện chuẩn hóa việc 
ứng dụng CNTT trong hoạt động TT-TV 
của Đại học Đà Nẵng, cần ưu tiên xem xét 
triển khai các hoạt động sau:
- Xây dựng một mô hình quản lý hệ 
thống thư viện tập trung của Đại học Đà 
Nẵng, trong đó xác định rõ vị trí, vai trò 
của thư viện trung tâm và sự tham gia của 
các thư viện thành viên trong hệ thống.
- Đầu tư một phần mềm quản trị hệ 
thống tích hợp được triển khai đồng bộ 
tại thư viện trung tâm và các thư viện 
thành viên sao cho vừa đảm bảo sự điều 
hành thống nhất của thư viện trung tâm, 
vừa đáp ứng yêu cầu thiết lập các chính 
sách phục vụ phù hợp với điều kiện, môi 
trường, đối tượng phục vụ của mỗi thành 
viên trong hệ thống.
- Xây dựng đề án và tìm nguồn tài trợ 
cung cấp thiết bị hỗ trợ, phần mềm xử lý, 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2016 | 25
Ứng dụng/Công cụ 
hướng dẫn
TT
TT
H
L/
Đ
H
BK
Đ
H
K
T
Đ
H
SP
Đ
H
N
N
CĐ
CN
CĐ
CN
TT
PH
K
T
K
.Y
D
K
.G
D
TC
K
.Đ
TQ
T
Quy tắc biên mục ISBD x x x
Quy tắc biên mục Anh 
Mỹ - AACR2 x x x x
Khổ mẫu biên mục đọc 
máy MARC21 x x x
Khung phân loại DDC x x x x
Bộ tiêu đề chủ đề của 
TVQH Mỹ x x
Bộ Tiêu đề chủ đề Th ư 
viện Tp.HCM x
Bộ từ khóa KH&CN x x x
Bảng 2. Tình hình áp dụng các chuẩn nghiệp vụ tại các thư viện thành viên 
các chuẩn công nghệ ứng dụng thống thất 
để phối hợp phát triển nguồn tài liệu số 
hóa, giáo trình, bài giảng điện tử, v.v. ;
- Xây dựng CSDL và công cụ tìm kiếm 
tập trung trong toàn hệ thống giúp bạn 
đọc dễ dàng tìm liên thông các loại hình 
tài liệu, nguồn học liệu khác nhau và sử 
dụng dịch vụ của các thư viện khác nhau 
trong hệ thống.
2.2. Về việc ứng dụng các chuẩn nghiệ p 
vụ thông tin-thư việ n
Bên cạnh việc phát triển và chuẩn hóa 
hạ tầng CNTT, việc chuẩn hóa nghiệp 
vụ TT-TV cũng cần được đảm bảo trong 
hoạt động TT-TV của hệ thống. Tình 
hình áp dụng các chuẩn nghiệp vụ vào 
quá trình xử lý tài liệu tại các thư viện 
thành viên của Đại học Đà Nẵng được 
trình bày trong Bảng 2:
Kết quả khảo sát sơ bộ ở trên cho thấy 
việc ứng dụng các chuẩn nghiệp vụ vào 
trong công tác xử lý, tổ chức thông tin tại 
các thư viện chưa được triển khai đồng 
đều. Ngày 07/5/2007, Công văn số 1598/
BVHTT-TV của Bộ Văn hóa - Th ông tin 
(nay là Bộ Văn hóa Th ể thao và Du lịch) đã 
ban hành về việc áp dụng chuẩn nghiệp vụ 
trong các thư viện Việt Nam trong đó có 
quy định: “các thư viện đã có đủ kinh phí, 
trang thiết bị và đội ngũ cán bộ sẽ chuyển 
sang áp dụng DDC, MARC21, AACR2”, 
26 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
nhưng ngoài 03 Khoa trực thuộc chưa có 
tổ chức thư viện, một số thư viện trong 
mạng lưới Đại học Đà Nẵng vẫn còn áp 
dụng các quy định biên mục riêng hoặc 
phân loại cũ. Nguyên nhân của tình trạng 
này có thể là do sự ngại thay đổi, khó khăn 
khi hồi cố các kho tài liệu đã xử lý trước 
đây, năng lực hạn chế của cán bộ chuyên 
môn. Tình trạng này, cộng với sự hạn chế 
đầu tư về CNTT đã ảnh hưởng rất nhiều 
đến tính thống nhất về quản lý tài liệu 
trong toàn hệ thống và sự chia sẻ, trao đổi 
tài nguyên giữa các thư viện thành viên 
trong hệ thống.
Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh 
việc tích cực tổ chức các khóa tập huấn, 
đào tạo và cập nhật kiến thức, kỹ năng áp 
dụng các chuẩn cho đội ngũ cán bộ thư 
viện, Trung tâm Th ông tin Học liệu cần 
chủ động hơn trong việc tham mưu cho 
lãnh đạo Đại học Đà Nẵng ban hành các 
văn bản quy định, yêu cầu các thư viện 
thành viên thực hiện nghiêm túc việc ứng 
dụng các chuẩn nghiệp vụ TT-TV vào 
công tác quản lý tài liệu, làm cơ sở cho 
quá trình xây dựng và phát triển mạng 
lưới thư viện thống nhất trong toàn Đại 
học. Bên cạnh đó, việc lựa chọn và sử 
dụng các công cụ hỗ trợ trong quá trình 
xử lý nghiệp vụ tại thư viện cũng cần được 
thống nhất để vừa đảm bảo đúng nguyên 
tắc yêu cầu của chuẩn, vừa phù hợp với 
đặc điểm, quy mô, chính sách phục vụ 
riêng của các thư viện thành viên. Đây là 
điều kiện quan trọng để đảm bảo nguyên 
tắc điều hành tập trung, chuẩn hóa nghiệp 
vụ TT-TV trong tổ chức thông tin, làm 
nền tảng cho tính thống nhất, khả năng 
chia sẻ tài nguyên thông tin trong toàn hệ 
thống.
2.3. Bồi dưỡng kiến thức và nâng cao 
năng lự c củ a độ i ngũ cá n bộ 
Đối với hoạt động TT-TV, những đổi 
mới trong giáo dục và đào tạo, cách thức 
tổ chức, quản lý và cung cấp thông tin 
cho cộng đồng người sử dụng đã tác động 
mạnh mẽ đến yêu cầu về chuẩn năng lực 
và kiến thức chuyên môn của đội ngũ làm 
công tác thư viện. Yêu cầu về học tập bồi 
dưỡng nâng cao năng lực làm việc, cập 
nhật kiến thức chuyên môn, phát triển 
các kỹ năng thông tin là thường xuyên, 
liên tục. Mặc dù đã nhận thức được tầm 
quan trọng và thấy rõ nhu cầu của việc 
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ TT-TV 
nhưng trong chừng mực nào đó, các hoạt 
động đào tạo này còn mang tính đơn lẻ, 
thiếu tính định hướng và hệ thống. Việc 
tổ chức các hoạt động đào tạo bồi dưỡng 
nghiệp vụ chủ yếu dựa vào nguồn tài trợ, 
dự án ngắn hạn nên ít duy trì ổn định [3].
Hình 1 cho thấy, ngoài ba đơn vị trực 
thuộc (Khoa Y Dược, Khoa Giáo dục thể 
chất, Khoa Đào tạo quốc tế) chưa có tổ 
chức thư viện, số cán bộ được đào tạo 
ngành thư viện trong tổng số nhân lực 
tham gia trực tiếp hiện vẫn còn rất ít 
(23/67 người, chiếm tỷ lệ dưới 50% trên 
tổng số cán bộ thư viện), thậm chí có thư 
viện không có cán bộ chuyên ngành thư 
viện. Đây thực sự là hạn chế đáng kể, ảnh 
hưởng nhiều hoạt động tác nghiệp tại các 
thư viện. Nhận thức được vấn đề này, 
Trung tâm Th ông tin Học liệu đã tích cực 
tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, phối 
hợp với các trường thường xuyên cử cán 
bộ tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn. 
Tuy nhiên, với nhiều lý do khách quan 
và chủ quan, hoạt động tác nghiệp còn 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2016 | 27
Hình 1. Hiện trạng nhân lực trong các thư viện thành viên
thụ động, ít sáng tạo. Công tác xử lý tài 
liệu còn chưa được chú trọng; sản phẩm 
và dịch vụ thông tin còn nghèo nàn, đơn 
điệu; thời gian đầu tư cho học tập, nâng 
cao năng lực, kỹ năng thực hành nghề 
nghiệp thư viện còn hạn chế. Do không 
có quy định bắt buộc về yêu cầu nghề từ 
phía đơn vị sử dụng lao động, nên phần 
lớn cán bộ đều bằng lòng với vị trí công 
việc hiện tại, không có nhu cầu học tập 
thêm về nghiệp vụ thư viện. Kết quả kiểm 
định đánh giá ngoài của các cơ sở giáo 
dục thành viên cho thấy năng lực làm 
việc của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, thụ 
động, đồng thời cũng cho thấy cần có sự 
đánh giá nghiêm túc về chuẩn năng lực 
chuyên môn của cán bộ thư viện làm cơ 
sở đưa ra các kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo 
nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phục vụ của 
nhà trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của 
công tác bồi dưỡng cán bộ đối với chất 
lượng, hiệu quả của hoạt động TT-TV, 
trong Dự thảo mô hình chuyển đổi của hệ 
thống thư viện Đại học Đà Nẵng, Trung 
tâm Th ông tin Học liệu đã xác định các 
chuẩn mực về năng lực gồm: kiến thức 
nghiệp vụ TT-TV, sử dụng thành thạo 
máy tính, kỹ năng ngoại ngữ, giao tiếp,... 
để có thể đáp ứng được yêu cầu vể năng 
lực chuyên môn TT-TV trong môi trường 
đại học ngày nay một cách hiệu quả. Tuy 
nhiên, để thực hiện được yêu cầu này, 
đội ngũ quản lý thư viện của Đại học Đà 
Nẵng cần có cái nhìn cụ thể hơn về chuẩn 
năng lực đối với cán bộ thư viện. Cán bộ 
quản lý thư viện của Trường cần nghiên 
cứu, phân tích những yếu tố chính tác 
động đến vấn đề học tập tiếp tục của 
người làm thư viện bao gồm: xã hội, nghề 
nghiệp, cá nhân, cơ quan, tính tương tác 
giữa cơ quan và cá nhân [5], làm cơ sở để 
xây dựng chuẩn vị trí việc làm của công 
tác TT-TV với các yêu cầu cụ thể về năng 
28 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
lực, kiến thức, kỹ năng yêu cầu được áp 
dụng thống nhất trong toàn hệ thống thư 
viện đại học. Ngoài ra, Trường cũng cần 
tổ chức sát hạch, rà soát lại khả năng đáp 
ứng công việc hiện nay; làm cơ sở để xây 
dựng quy trình đánh giá thường xuyên 
năng lực làm việc, xây dựng kế hoạch 
đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ 
cán bộ thư viện phù hợp với tình hình 
thực tiễn, cũng như đáp ứng các yêu cầu 
về đổi mới, phát triển. Đồng thời chúng 
ta cần phát huy vai trò của cán bộ liên 
lạc viên nhằm duy trì sự kết nối thường 
xuyên giữa các thư viện thành viên trong 
hệ thống.
Kết luận
Tóm lại, để nâng cao hiệu quả, chất 
lượng phục vụ của công tác TT-TV; bên 
cạnh những giải pháp cụ thể nêu trên, 
Đại học Đà Nẵng cần có sự nhìn nhận, 
đánh giá toàn diện, sâu sát hơn về vai trò 
quan trọng của công tác TT-TV đối với 
hoạt động đào tạo của nhà trường. Từ 
đó, có sự đầu tư thỏa đáng, kịp thời hơn 
nữa đến điều kiện hoạt động của các thư 
viện thành viên; đồng thời cần thúc đẩy 
nhanh dự án xây dựng và phát triển mạng 
lưới thư viện đại học theo hệ thống thư 
viện trung tâm và các thành viên; đảm 
bảo nguyên tắc quản lý tập trung, hạ tầng 
CNTT đồng bộ, chuẩn nghiệp vụ thống 
nhất với đội ngũ cán bộ thư viện có đầy 
đủ kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu 
đổi mới, phát triển, phục vụ hiệu quả cho 
hoạt động đào tạo của nhà trường. Hoạt 
động hiệu quả của hệ thống thư viện sẽ 
góp phần tích cực vào quá trình thực hiện 
Nghị quyết đổi mới giáo dục và đào tạo; 
đạt được mục tiêu chiến lược phát triển 
của Đại học Đà Nẵng; xứng tầm là một 
trung tâm nghiên cứu, đào tạo, chuyển 
giao công nghệ của khu vực.
---------------------------------- 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Đà Nẵng (2014). Công văn 
số 2850/ĐHĐN-TCCB về việc triển khai 
qui chế đại học vùng.
2. Đại học Đà Nẵng (2014). Kế hoạch 
thực hiện Chiến lược phát triển Đại học 
Đà Nẵng đến năm 2020. 
3. Ngô Th anh Th ảo (2004). Hoạt động 
đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ TT – TV ở 
Việt Nam: Hiện trạng và khả năng phát 
triển. Tạp chí Khoa học xã hội và nhân 
văn. – Th áng 10. – Tr. 32-41.
4. Nguyễn Hoàng Vĩnh Vương (2016). 
Liên hiệp thư viện – mô hình phát triển 
bền vững cho thư viện Việt Nam. Tạp chí 
Th ư viện Việt Nam. Số 3(59), Tr. 3-7.
5. Nguyễn Hồng Sinh (2016). Nghiên 
cứu các yếu tố tác động đến việc học tập 
tiếp tục của người làm thư viện đại học. 
Tạp chí Th ư viện Việt Nam. Số 3(59). – Tr. 
24-28,36.
6. Trung tâm Th ông tin Học liệu, Đại 
học Đà Nẵng (2014). Đề  án xây dựng mô 
hình chuyển đổi hoạt động của hệ thống 
thư viện ĐHĐN và Trung tâm Th ông tin 
Học liệu.
7. Trung tâm Th ông tin Học liệu, Đại 
học Đà Nẵng (2013). Tài liệu hội thảo 
“Ứng dụng CNTT trong việc quản lý hệ 
thống thư viện tập trung”.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 10-
8-2016; Ngày phản biện đánh giá: 15-8-
2016; Ngày chấp nhận đăng: 04-9-2016).

File đính kèm:

  • pdfcong_tac_chuan_hoa_hoat_dong_thong_tin_thu_vien_tai_dai_hoc.pdf