Công tác thực tập sư phạm của các trường Sư phạm

1.Khái quát về thực tế, thực tập sư phạm cho sinh viên của ngành Giáo dục

Đặc biệt- Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh.

Ngành giáo dục Đặc biệt là một ngành học còn mới mẽ tại Việt Nam. Sự ra

đời của ngành học giáo dục Đặc biệt tại Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí

Minh bắt đầu vào năm học học 2003-2004. Thực tế, thực tập sư phạm là một khâu

trong quy trình đào tạo giáo viên, là hình thức đưa sinh viên về các trường tập làm

các công việc của giáo viên. Việc xây dựng và hoàn thiện chương trình thực tế,

thực tập sư phạm góp phần hoàn thiện chương trình đào tạo và đảm bảo chất lượng

đào tạo của Bộ môn Giáo dục Đặc biệt.

Những cơ sở để xây dựng nội dung, quy trình tổ chức, đánh giá thực tế,

thực tập sư phạm cho sinh viên chính quy Bộ môn Giáo dục Đặc biệt:

- Căn cứ vào cấu trúc và kế hoạch đào tạo trong chương trình đào tạo

chính quy của Bộ môn xây dựng và được Bộ GD&ĐT cho phép thực

hiện.

- Căn cứ vào quy chế thực tập sư phạm của Trường Đại học Sư phạm TP.

Hồ Chí Minh.

- Căn cứ vào việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm đợt thực tế sư phạm

đã triển khai ở năm học trước.

Từ năm thứ hai, sinh viên đã được tham gia thực tế sư phạm tại các trường

chuyên biệt nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy lý thuyết, kết hợp lý

thuyết với thực hành, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có những kiến thức cơ

sở để học những môn chuyên ngành cũng như những kinh nghiệm ban đầu trong

hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Mục tiêu của đợt thực tế sư phạm giáo dục Đặc biệt bao gồm :

a) Về kiến thức:

- Củng cố và liên hệ với thực tế những kiến thức lý thuyết đã được học và

đang học ở năm 1 và 2: hiểu biết về đặc điểm và sự phát triển tâm lý của trẻ

khuyết tật, tâm lý nhóm, tâm lý sư phạm, chẩn đoán tâm lý.

- Làm quen với công tác chủ nhiệm, chương trình giảng dạy, phương pháp

giảng dạy trẻ khuyết tật ở 3 dạng tật: khiếm thính, khiếm thị và chậm phát

triển trí tuệ.

- Làm quen với công tác nghiên cứu: nghiên cứu tình trạng sức khỏe, đặc

điểm tâm sinh lý của trẻ khuyết tật, quan sát các họat động của trẻ khuyết

tật.

b) Về kỹ năng:

- Hình thành kỹ năng quan sát, chẩn đoán tâm lý trẻ khuyết tật.

- Hình thành kỹ năng giao tiếp, chăm sóc trẻ khuyết tật.

- Hình thành và phát triển kỹ năng làm đồ dùng dạy học phù hợp với từng

dạng tật.

pdf 247 trang yennguyen 7540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Công tác thực tập sư phạm của các trường Sư phạm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Công tác thực tập sư phạm của các trường Sư phạm

Công tác thực tập sư phạm của các trường Sư phạm
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm 
 1
LỜI GIỚI THIỆU 
Để góp phần trao đổi kinh nghiệm đồng thời tìm những giải pháp nâng cao 
chất lượng thực tập sư phạm, Viện Nghiên cứu Giáo dục mà trực tiếp là Trung tâm 
Phát triển Nghiệp vụ Sư phạm, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức 
hội thảo: Công tác thực tập sư phạm của các trường sư phạm. 
Ban tổ chức đã nhận gần 50 bài tham luận được gửi từ nhiều trường đại học, 
cao đẳng, trường phổ thông trong cả nước, trong đó có bài tham luận của một sinh 
viên mới đi thực tập về. 
Các báo cáo đã đề cập đến nhiều nội dung phù hợp với chủ đề của Hội thảo, 
nêu lên những nhận định sâu sắc về thực trạng, đề xuất những giải pháp khả thi, 
những kiến nghị cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng thực tập sư phạm - một giai 
đoạn trong quá trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm, cho sinh viên các trường sư phạm. 
Trong Kỷ yếu này, chúng tôi xin được sắp xếp các bài tham luận theo thứ 
tự ABC của tên tác giả. 
Ban tổ chức xin trân trọng cám ơn các tác giả đã viết bài tham gia Hội thảo, 
xin cảm ơn các vị đại biểu đã tham dự Hội thảo, rất mong nhận được nhiều ý kiến 
đóng góp của quý vị để Hội thảo thành công tốt đẹp. Ban Tổ chức cũng mong 
nhận được những ý kiến đóng góp của các vị đại biểu về nội dung, hình thức của 
Kỷ yếu để chúng tôi rút kinh nghiệm cho những lần tổ chức hội thảo sau. Mọi ý 
kiến đóng góp xin quý vị gửi về: Trung tâm Phát triển Nghiệp vụ Sư phạm, Viện 
Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh; 280 An Dương Vương, 
Quận 5, TP. Hồ Chí Minh. 
BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO 
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm 
 2
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm 
 3
THỰC TẬP SƯ PHẠM CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC ĐẶC 
BIỆT -TẦM QUAN TRỌNG VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC 
TS.Nguyễn Thị Kim Anh 
Bộ môn Giáo dục Đặc biệt-ĐHSP Tp.HCM 
1.Khái quát về thực tế, thực tập sư phạm cho sinh viên của ngành Giáo dục 
Đặc biệt- Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh. 
Ngành giáo dục Đặc biệt là một ngành học còn mới mẽ tại Việt Nam. Sự ra 
đời của ngành học giáo dục Đặc biệt tại Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí 
Minh bắt đầu vào năm học học 2003-2004. Thực tế, thực tập sư phạm là một khâu 
trong quy trình đào tạo giáo viên, là hình thức đưa sinh viên về các trường tập làm 
các công việc của giáo viên. Việc xây dựng và hoàn thiện chương trình thực tế, 
thực tập sư phạm góp phần hoàn thiện chương trình đào tạo và đảm bảo chất lượng 
đào tạo của Bộ môn Giáo dục Đặc biệt. 
Những cơ sở để xây dựng nội dung, quy trình tổ chức, đánh giá thực tế, 
thực tập sư phạm cho sinh viên chính quy Bộ môn Giáo dục Đặc biệt: 
- Căn cứ vào cấu trúc và kế hoạch đào tạo trong chương trình đào tạo 
chính quy của Bộ môn xây dựng và được Bộ GD&ĐT cho phép thực 
hiện. 
- Căn cứ vào quy chế thực tập sư phạm của Trường Đại học Sư phạm TP. 
Hồ Chí Minh. 
- Căn cứ vào việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm đợt thực tế sư phạm 
đã triển khai ở năm học trước. 
Từ năm thứ hai, sinh viên đã được tham gia thực tế sư phạm tại các trường 
chuyên biệt nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy lý thuyết, kết hợp lý 
thuyết với thực hành, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có những kiến thức cơ 
sở để học những môn chuyên ngành cũng như những kinh nghiệm ban đầu trong 
hoạt động giáo dục nghề nghiệp. 
Mục tiêu của đợt thực tế sư phạm giáo dục Đặc biệt bao gồm : 
a) Về kiến thức: 
- Củng cố và liên hệ với thực tế những kiến thức lý thuyết đã được học và 
đang học ở năm 1 và 2: hiểu biết về đặc điểm và sự phát triển tâm lý của trẻ 
khuyết tật, tâm lý nhóm, tâm lý sư phạm, chẩn đoán tâm lý. 
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm 
 4
- Làm quen với công tác chủ nhiệm, chương trình giảng dạy, phương pháp 
giảng dạy trẻ khuyết tật ở 3 dạng tật: khiếm thính, khiếm thị và chậm phát 
triển trí tuệ. 
- Làm quen với công tác nghiên cứu: nghiên cứu tình trạng sức khỏe, đặc 
điểm tâm sinh lý của trẻ khuyết tật, quan sát các họat động của trẻ khuyết 
tật. 
b) Về kỹ năng: 
- Hình thành kỹ năng quan sát, chẩn đoán tâm lý trẻ khuyết tật. 
- Hình thành kỹ năng giao tiếp, chăm sóc trẻ khuyết tật. 
- Hình thành và phát triển kỹ năng làm đồ dùng dạy học phù hợp với từng 
dạng tật. 
c) Về thái độ: 
- Hình thành thái độ phù hợp với trẻ khuyết tật để có định hướng đúng đắn 
cho nghề nghiệp tương lai. 
Hình thức thực tế: Sinh viên được tổ chức xuống trường thực tế mỗi tuần 1 
buổi sáng . 
Đối với sinh viên năm thứ ba, Bộ môn Giáo dục Đặc biệt tổ chức thực tập 
sư phạm tại một trường hòa nhập theo đúng chuyên ngành mà các em đang học. 
Bộ môn xây dựng các nội dung của thực tập đợt 1 theo yêu cầu chung được 
trình bày trong Quy chế thực tập sư phạm của Trường Đại học Sư phạm 
TP.HCM kèm thêm các nội dung cụ thể dành cho sinh viên Bộ môn Giáo dục 
Đặc biệt: 
- Tìm hiểu tình hình thực tế giáo dục nói chung và giáo dục trẻ khuyết tật 
nói riêng ở địa phương, tìm hiểu cơ cấu tổ chức của trường (trung tâm) 
giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. 
- Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của các cán bộ và giáo viên thuộc nhà 
trường. Tìm hiểu chương trình giảng dạy và việc tổ chức, quản lý công 
tác giáo dục trong các trường/ trung tâm giáo dục hòa nhập trẻ khuyết 
tật, hồ sơ học sinh khuyết tật. 
- Kiến tập, tập phân tích các hoạt động, các tiết học được dự. 
- Thực tập làm công tác chủ nhiệm lớp ở các lớp hòa nhập. 
- Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp xử lý các tình huống sư phạm trong quan 
hệ với trẻ và với các lực lượng giáo dục khác. 
- Thực tập giảng dạy 2 tiết (2 giáo án) trong các lớp hòa nhập mẫu giáo 
hoặc tiểu học. 
Thời gian thực tập sư phạm đợt 1 kéo dài 4 tuần. 
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm 
 5
Thực tập sư phạm đợt 2 dành cho sinh viên năm cuối với thời gian 8 tuần 
tại các trường chuyên biệt đúng chuyên ngành các em đang học. Khi đó sinh viên 
đã được đào tạo hoàn chỉnh về kiến thức chuyên môn trong nhà trường, đã chuẩn 
bị tâm lý cho việc tốt nghiệp, đi làm thực sự nên đợt thực tập này có ý nghĩa rất 
quan trọng đối với cả 3 đối tượng là nhà trường, sinh viên và đơn vị tiếp nhận sinh 
viên thực tập. 
Các nội dung thực tập đợt 2 dành cho sinh viên bộ môn GDĐB: 
- Tiếp tục tìm hiểu về tình hình công tác giáo dục trẻ khuyết tật ở địa 
phương, tập phân tích, đánh giá, tìm ra biện pháp tổ chức giáo dục trẻ 
một cách thích hợp. 
- Vận dụng một cách tích cực và linh hoạt các kiến thức khoa học chuyên 
môn vào thực tiễn, qua đó tiếp tục rèn luyện nâng cao tay nghề, năng 
lực sư phạm. 
- Lập kế hoạch tổ chức công tác giáo dục trẻ khuyết tật, phối hợp hoạt 
động với các lực lượng giáo dục. 
- Lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ và thực hiện 2 giờ hướng dẫn 
phụ huynh trẻ khuyết tật về chăm sóc- giáo dục trẻ kế hoạch ). 
- Soạn giáo án và tổ chức giảng dạy 6 tiết học dạy trẻ khuyết tật gồm: 2 
tiết dạy cá nhân (2 giáo án), 4 tiết dạy nhóm (4 giáo án). 
- Soạn giáo án và tổ chức giảng dạy 2 tiết (1 giáo án) bồi dưỡng giáo viên 
dạy trẻ khuyết tật. 
* Hình thức tổ chức thực tập sư phạn đợt 2 của sinh viên bộ môn Giáo dục 
Đặc biệt là sinh viên được biên chế thành đoàn, gọi là đoàn thực tập sư phạm. Sinh 
viên năm 4 được chia thành 2 đoàn, mỗi đoàn có khoảng 15 sinh viên đến thực tập 
tại trường thực tập, có trưởng đoàn là cán bộ giảng dạy của Bộ môn Giáo dục Đặc 
biệt cùng với giáo viên các trường thực tập trực tiếp hướng dẫn. 
2. Tầm quan trọng của công tác thực tập tốt nghiệp 
Thực tập đợt 2 hay còn gọi là thực tập tốt nghiệp có thời gian khoảng 8 tuần. 
Khi đó sinh viên đã được đào tạo hầu hết về kiến thức chuyên môn trong nhà 
trường, đã chuẩn bị tâm lý cho việc tốt nghiệp, đi làm thực sự nên kỳ thực tập này 
có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả 3 đối tượng là Bộ môn Giáo dục đặc biệt - 
sinh viên - đơn vị tiếp nhận sinh viên thực tập. 
 Tham gia trực tiếp vào quá trình thực tập không chỉ bao gồm hai đối tượng 
là sinh viên và đơn vị tiếp nhận sinh viên thực tập mà còn có vai trò của Bộ môn 
Giáo dục Đặc biệt. Trước tiên, Bộ môn là nơi đã đào tạo, cung cấp cho sinh viên 
các kiến thức, kỹ năng sinh viên sẽ sử dụng trong quá trình thực tập. Nếu những 
kiến thức, kỹ năng đó thiết thực, gắn liền với thực tế thì sẽ giúp sinh viên dễ dàng 
hơn trong quá trình tiếp cận với công việc để có một kỳ thực tập thành công. 
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm 
 6
Ngược lại, nếu những gì sinh viên nhận được trên giảng đường đại học xa rời với 
thực tế thì họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đi thực tập, thậm chí có thể làm thui 
chột tinh thần lao động và tình yêu nghề nghiệp của sinh viên. Bộ môn còn là cầu 
nối giữa sinh viên và đơn vị tiếp nhận, thể hiện qua việc Bộ môn tìm kiếm những 
nơi thích hợp để giới thiệu sinh viên tới thực tập, liên hệ trước với các cơ sở thực 
tập về kế hoạch thực tập, hướng dẫn trước cho sinh viên một số điều họ cần biết 
khi tham gia vào hoạt động thực tập sư phạm. Mỗi đoàn thực tập có một cán bộ 
giảng dạy của khoa làm trưởng đoàn thực hiện vai trò hỗ trợ chuyên môn, làm cầu 
nối giữa Bộ môn, sinh viên và đơn vị nhận sinh viên thực tập. Có thể nói, sinh 
viên thực tập thành công hay không phụ thuộc một phần lớn vào sự đào tạo và 
chuẩn bị của Bộ môn dành cho sinh viên của mình. 
Mối quan hệ giữa Bộ môn Giáo dục Đặc biệt – sinh viên – đơn vị tiếp nhận thực 
tập sinh không chỉ có sự tác động một chiều. Ngược lại, về phía Bộ môn được 
hưởng lợi từ các kỳ thực tập này. Thông qua việc hướng dẫn, kèm cặp sinh viên 
thực tập, các trường chuyên nghiệp và hòa nhập giúp Bộ môn Giáo dục Đặc biệt 
trang bị kinh nghiệm thực tiễn một cách tốt nhất cho sinh viên, giúp nâng cao chất 
lượng đầu ra. Qua quá trình sinh viên thực tập, các trường hòa nhập và chuyên biệt 
góp ý thiết thực về các nội dung đào tạo mà Bộ môn cần bổ sung nhằm hỗ trợ sinh 
viên trong kỳ thực tập tốt nghiệp. Với sự hợp tác giữa Bộ môn và đơn vị tiếp nhận 
sinh viên thực tập thì việc theo dõi tình hình việc làm của sinh viên sau khi ra 
trường và đánh giá chất lượng đào tạo sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. Các chương 
trình thực tập cũng mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa Bộ môn và các cơ sở giáo dục 
nhằm mở rộng cơ hội tìm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. 
 Đối với sinh viên, đợt thực tập tốt nghiệp có vai trò quan trọng không chỉ 
với quá trình học tập mà còn với cả sự nghiệp của họ sau này. Kết quả thực tập tốt 
nghiệp được tính điểm một học kỳ, tức là bằng 1/8 (đối với hệ ĐH 4 năm) hoặc 
1/10 (đối với hệ ĐH 5 năm) kết quả tấm bằng tốt nghiệp của sinh viên. Điều quan 
trọng nhất của đợt thực tập này giúp sinh viên năm cuối được tiếp cận với nghề 
nghiệp mà họ đã lựa chọn khi bước chân vào trường đại học. Các hoạt động thực 
tiễn thêm một lần nữa giúp sinh viên hiểu được mình sẽ làm công việc như thế nào 
sau khi ra trường và mình có thực sự phù hợp với công việc đó hay không. Quá 
trình áp dụng các kiến thức học được trong nhà trường vào thực tế công việc giúp 
sinh viên nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình, mình cần trang bị thêm 
những kiến thức, kỹ năng gì để đáp ứng nhu cầu công việc. Thực tế, chương trình 
đào tạo trong các trường đại học của Việt Nam còn một độ lệch nhất định đối với 
thực tế phát triển của ngành nghề, thường thì kiến thức trong nhà trường nặng tính 
lý thuyết và không theo kịp với yêu cầu thực tiễn. Vì thế, các kỳ thực tập càng trở 
nên cần thiết đối với sinh viên. Những trải nghiệm ban đầu này khiến họ tự tin hơn 
sau khi ra trường và đi tìm việc, giúp họ không quá mơ mộng ảo tưởng dẫn đến 
thất vọng về thực tế khi thực sự tham gia thị trường lao động. Trong quá trình thực 
tập, sinh viên có thể thiết lập được các mối quan hệ trong nghề nghiệp của mình, 
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm 
 7
điều này rất hữu ích cho sinh viên khi ra trường. Nếu thực tập tốt, họ còn có cơ hội 
kiếm được việc làm ngay trong quá trình thực tập. 
 Về phía các cơ sở giáo dục thì tiếp nhận sinh viên thực tập là đã đóng góp 
một phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ lao động trong ngành nghề, 
lĩnh vực mình đang hoạt động. Điều này có thể chưa giúp ích cho doanh nghiệp 
ngay trước mắt nhưng về lâu dài thì có tác động tích cực đối với đội ngũ nhân lực 
phục vụ cho ngành. Thông qua chương trình thực tập, các cơ sở giáo dục có thể 
nhận thấy đâu là những điểm yếu của chương trình đào tạo trong trường đại học, 
đâu là những yêu cầu của thực tiễn mà sinh viên chưa đáp ứng được để nhận xét, 
góp ý với nhà trường. Trên cơ sở đó, các trường đại học sẽ điều chỉnh chương 
trình đào tạo của mình để nâng cao chất lượng đầu ra. Bên cạnh đó, giáo viên của 
các trường chuyên biệt và hòa nhậpcó cơ hội được bổ sung thêm những thông tin 
mới, các phương pháp dạy học hiện đại về giáo dục đặc biệt mà các sinh viên năm 
cuối được lĩnh hội từ các chuyên gia nước ngoài, chuyên gia, giảng viên trong 
nước về giáo dục đặc biệt. 
3. Thực trạng của công tác thực tập tốt nghiệp 
 Chương trình thực tập tốt nghiệp có những vai trò quan trọng như vậy đối 
với cả Bộ môn, sinh viên và các đơn vị tiếp nhận sinh viên thực tập nhưng không 
phải bao giờ các chương trình thực tập này cũng được xem trọng và thực hiện 
nghiêm túc, có hiệu quả. Các cơ sở giáo dục không mấy hào hứng đối với việc tiếp 
nhận sinh viên thực tập bởi một số nguyên nhân. 
Thứ nhất: phải kể đến cơ sở vật chất trường lớp của các trường hòa nhập và 
chuyên biệt phần lớn đã xuống cấp, chật chội nên không muốn nhận thêm giáo 
sinh trong hòan cảnh này. 
Thứ hai: khi tiếp nhận giáo sinh, các trường phải cử giáo viên hướng dẫn thực tập, 
điều này khiến họ cảm thấy như công việc bị cản trở trong một thời gian và hầu 
hết các giáo viên các trường hòa nhập hoặc chuyên biệt có trình độ cao đẳng 
không chuyên ngành giáo dục đặc biệt. 
Thứ ba: các cơ sở giáo dục chưa nhìn nhận thấy lợi ích của chương trình thực tập 
đối với đơn vị mình nói riêng và ngành giáo dục đặc biệt nói chung. 
Thứ tư: tồn tại tâm lý không coi trọng khả năng của sinh viên thực tập và giáo viên 
ở các trường chuyên biệt và hòa nhập chậm đổi mới phương pháp dạy học nên gặp 
độ chênh vào thời gian đầu khi tổ chức bình giảng các môn học và sinh viên gặp 
khó khăn khi tổ chức các hoạt động theo phương pháp dạy học hiện đại. 
Tuy nhiên trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành chủ trương 
giáo dục hòa nhập và hàng loạt các quyết định, văn bản liên quan đến giáo dục đặc 
biệt đã ảnh hưởng tích cực đến việc tiếp nhận sinh viên thực tập ở các cơ sở giáo 
dục. Phòng Đào tạo của Trường ĐHSP Tp.HCM đã chuẩn bị tốt công tác liên lạc 
và làm công văn xin thực tập tại các trường hòa nhập và chuyên biệt theo đề nghị 
của bộ môn nên công tác thực tập ở nhiều nơi đã cởi mở, dễ dàng hơn. Sinh viên 
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm 
 8
được tạo điều kiện để tiếp cận với công việc nhiều hơn. Những cơ hội như vậy tạo 
cho sinh viên Bộ môn Giáo dục Đặc biệt tâm lý yên tâm hơn khi đi thực tập và có 
thể hoàn thành tốt kỳ thực tập của mình. Về phía Bộ  ... 13 10 43,5 10 43,5 
TCN3 23 2 0 0 10 43,5 13 56,5 0 0 
6. Kết quả TTSP Toàn khoá: 
Xếp loại Lớp Số 
SV 
TTGĐ 
Xsắc % Giỏi % Khá % TBk % 
N10 53 2 3 5,7 35 66 14 26,4 01 1,9 
N11 49 1 0 0 17 34,7 32 65,3 0 0 
TC1 39 2 0 0 9 23,8 18 76,92 0 0 
TCN3 23 2 0 0 12 52,2 11 47,8 0 0 
TCN4 23 1 0 0 01 4,3 20 8,7 02 8,7 
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm 
 239
III/ NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT : 
1- Đánh giá về công tác phối hợp giữa trường sư phạm và cơ sở thực tập: 
+Về công tác tổ chức – chỉ đạo tại các đoàn thực tập: 
Qua thời gian thực tập tại cơ sở chúng tôi nhận thấy BCĐTTSP cấp cơ sở 
chưa chỉ đạo sát sao các nội dung công tác TTSP, chưa phổ biến cho giáo viên của 
cơ sở tham gia hướng dẫn sinh viên nên quá trình tổ chức thực hiện giáo viên 
hướng dẫn cơ sở còn nhiều lúng túng, nhiều cơ sở còn đưa ra các yêu cầu đối với 
sinh viên chưa hợp lý (đi sớm, ở lại đến hết giờ), hoặc “tận dụng “ tối đa sinh 
viên vào các hoạt động riêng của cơ sở. 
 Việc tổ chức họp đoàn, rút kinh nghiệm chung cho sinh viên về nội dung 
chuyên môn công tác TTSP của giáo viên hướng dẫn trường sư phạm thực hiện 
còn chưa đều. 
+Công tác phối hợp : 
 Điểm tích cực của công tác TTSP năm học này là đã có sự phối hợp chặt 
chẽ, phân cấp trách nhiệm cụ thể cho từng đối tượng tham gia hướng dẫn sinh viên 
thực tập. Công tác tập huấn cho các cơ sở và cho giáo viên hướng dẫn làm tương 
đối tốt nên đã tạo sự tin tưởng cho giáo viên hướng dẫn đặc biệt là giáo viên cơ sở 
trong việc chủ động hướng dẫn sinh viên thực hiện các nội dung công tác thực tập 
đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên trường sư phạm có thời gian làm tốt công tác 
quản lý đoàn và theo dõi chung. 
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TTGĐ 
 GV trường SP GV chuyên trách 
cơ sở 
GV tổng phụ 
trách đội 
GV chủ 
nhiệm 
GĐ1 
4 tuần 
- Chịu trách nhiệm về 
nhiệm vụ được phân 
công, nghiêm túc thực 
hiện kế hoạch, các nội 
dung, yêu cầu cụ thể của 
đợt thực tập. 
- Phối hợp cùng GV 
trưởng đoàn, với tổ bộ 
môn ở cơ sở thực tập 
thống nhất yêu cầu nội 
dung thực tập, hướng 
dẫn SV lập kế hoạch 
công tác, dự các buổi 
sinh hoạt đoàn. 
- Hướng dẫn SV soạn 
giáo án 03 tiết dự giờ 
dạy mẫu. 
- Thực hiện 03 
tiết dạy mẫu cho 
SV dự giờ. 
- Hướng dẫn SV 
soạn giáo án, làm 
đồ dùng dạy học 
tiết 1,2 và 3. 
- Tham gia chấm 
thí điểm ( 1 tiết) 
- Đánh giá điểm 
TTGD ( 3 
tiết/SV). 
- Hướng dẫn SV 
lập kế họach và 
thực hiện nội 
dung NKCM 
- Phối hợp cùng 
- Tổ chức buổi 
sinh hoạt mẫu 
công tác Đội, 
Sao nhi đồng 
cho SV tham 
dự. 
- Hướng dẫn 
SV lập kế 
họach và thực 
hiện công tác 
Đội, Sao nhi 
đồng . 
- Đánh giá 
điểm ngoại 
khóa công tác 
Đội, Sao nhi 
đồng 
- Hướng 
dẫn SV làm 
quen với 
các công 
việc trong 
công tác 
chủ nhiệm. 
- Duyệt kế 
hoạch chủ 
nhiệm của 
SV. 
- Phân công 
nhiệm vụ 
cụ thể cho 
SV. 
- Tổ chức 
các tiết sinh 
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm 
 240
- Đánh giá điểm KTGD: 
Điểm giáo án và điểm 
sổ dự giờ. 
- Tham dự chấm thí 
điểm 1 tiết 
- Hướng dẫn và đánh 
giá điểm Bài tập thu 
hoạch. 
BCĐ cơ sở thực 
tập lập kế họach 
giảng dạy cho 
SV . 
- Đóng góp ý 
kiến với BCĐ 
thực tập cơ sở 
trong việc xếp 
loại rèn luyện của 
SV . 
- Đóng góp ý 
kiến về xếp 
loại rèn luyện 
của SV. 
hoạt lớp 
mẫu cho 
SV dự. 
- Đánh giá 
điểm công 
tác chủ 
nhiệm: 
điểm kế 
hoạch và 
điểm tiết 
sinh hoạt 
lớp. 
- Đóng góp 
ý kiến về 
xếp loại rèn 
luyện của 
SV. 
GĐ2 
5 tuần 
- Chịu trách nhiệm về 
nhiệm vụ được phân 
công, nghiêm túc thực 
hiện kế hoạch, các nội 
dung, yêu cầu cụ thể của 
đợt thực tập. 
- Phối hợp cùng GV 
trưởng đoàn, với tổ bộ 
môn ở cơ sở thực tập 
thống nhất yêu cầu nội 
dung thực tập, hướng 
dẫn SV lập kế hoạch 
công tác, soạn bài, 
chuẩn bị đồ dùng dạy 
học, dự giờ giảng tập, 
dự các buổi đánh giá rút 
kinh nghiệm, các buổi 
sinh hoạt đoàn. 
- Hướng dẫn sinh viên 
soạn giáo án tiết dự giờ 
và tiết 5 
- Tham dự chấm thí 
điểm (1 tiết) 
- Đánh giá điểm tiết thứ 
- Thực hiện 01 
tiết dạy mẫu cho 
SV dự giờ. 
- Hướng dẫn SV 
soạn giáo án, làm 
đồ dùng dạy học 
tiết 1,2,3,4. 
- Dự giờ rút kinh 
nghiệm các tiết 
dạy cho SV và 
tòan nhóm dự. 
- Phối hợp GV 
trường sư phạm 
đánh giá điểm 
TTGD ( 5tiết/ 
SV) 
- Phối hợp cùng 
BCĐ cơ sở thực 
tập lập kế họach 
giảng dạy cho 
SV . 
- Phối hợp GV 
trường Sư phạm 
hướng dẫn SV 
lập kế hoạch và 
- Tổ chức buổi 
sinh hoạt mẫu 
công tác Đội, 
Sao nhi đồng 
cho SV tham 
dự. 
- Hướng dẫn 
SV lập kế 
họach và thực 
hiện công tác 
Đội, Sao nhi 
đồng . 
- Đánh giá 
điểm ngoại 
khóa công tác 
Đội, Sao nhi 
đồng 
- Đóng góp ý 
kiến về xếp 
loại rèn luyện 
của SV. 
- Hướng 
dẫn SV làm 
quen với 
các công 
việc trong 
công tác 
chủ nhiệm. 
- Duyệt kế 
hoạch chủ 
nhiệm của 
SV. 
- Phân công 
nhiệm vụ 
cụ thể cho 
SV. 
- Tổ chức 
các tiết sinh 
hoạt lớp 
mẫu cho 
SV dự. 
- Đánh giá 
điểm công 
tác chủ 
nhiệm. 
( Điểm kế 
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm 
 241
2 và tiết thứ 5 
- Hướng dẫn SV lập kế 
họach và thực hiện công 
tác ngọai khóa chuyên 
môn. 
- Đánh giá điểm ngoại 
khóa chuyên môn. 
thực hiện công 
tác NKCM 
- Đóng góp ý 
kiến với BCĐ 
thực tập cơ sở 
trong việc xếp 
loại rèn luyện của 
SV . 
hoạch và 
điểm tiết 
sinh hoạt 
lớp) 
- Đóng góp 
ý kiến về 
xếp loại rèn 
luyện của 
SV. 
 Việc phân cấp trách nhiệm như trên cũng là điều kiện để các đoàn làm tốt 
công tác kiểm tra việc thực hiện của các thành viên tham gia, hạn chế sự chồng 
chéo và phát huy được khả năng hướng dẫn của giáo viên cơ sở thực tập. 
GV cần sắp xếp thời gian sao cho khoa học để có thể bám cơ sở, bám đoàn, 
thể hiện rõ vai trò là người hướng dẫn sinh viên, tạo niềm tin cũng như là chỗ dựa 
tinh thần cho các em trong suốt quá trình thực tập ở cơ sở. 
+Việc tổ chức đánh giá và cho điểm : 
Việc đánh giá, cho điểm vừa qua ở các đoàn còn chưa phản ánh sát năng 
lực của sinh viên, cách ghi phiếu đánh giá chưa phù hợp (nhất là của giáo viên cơ 
sở: ghi hạn chế nhiều, sai phạm nhiều nhưng điểm vẫn cao.) vì vậy: 
 Cần sự nỗ lực hơn nữa của các đồng chí giáo viên hướng dẫn trường sư 
phạm trong việc thống nhất nội dung chuyên môn, thống nhất quan điểm đánh giá 
và có sự kiểm tra, phối hợp thường xuyên cùng BCĐ thực tập cơ sở về qui trình 
đánh giá, cách ghi phiếu đánh giá mà không nên hiểu theo nghĩa “khoán“ cho giáo 
viên hướng dẫn của cơ sở. 
 Việc đánh giá hiệu quả công tác chủ nhiệm, ngọai khóa công tác Đoàn-Đội 
còn gặp nhiều khó khăn, nhiều giáo viên cơ sở cho điểm theo “cảm tình “ , theo 
“công việc” và mức độ “ vất vả” chứ chưa thật nghiêm túc đứng trên yêu cầu của 
chất lượng nên việc đánh giá chưa thật chính xác. 
- Giáo viên hướng dẫn cần tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc khi đánh giá 
kết quả thực tập của sinh viên (Ghi phiếu đầy đủ, chính xác, cho điểm tương quan), 
nhận xét đánh giá của giáo viên đối với sinh viên cần quan tâm tới việc thể hiện rõ 
các kỹ năng mà sinh viên đã và chưa đạt được. 
2- Về phía tổ chức, quản lý đào tạo tại trường : 
Ngoài việc trang bị cho SV kiến thức về chuyên môn sâu, các bộ môn trong 
trường sư phạm cần quan tâm phối hợp cho sinh viên một số kỹ năng như: Kỹ 
năng tổ chức trò chơi, kỹ năng sinh hoạt đội, viết bảng vv. 
 Để quá trình rèn luyện các kỹ năng thực hành sư phạm tại trường được tốt 
đề nghị nhà trường xem xét trang bị một phòng thực hành giảng tập để sinh viên 
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm 
 242
có điều kiện thường xuyên được rèn luyện về môn nghiệp vụ cho sát với yêu cầu 
thực tiễn và nâng cao năng lực sư phạm. 
 Đưa thêm các nội dung hiểu biết, các tình huống sư phạm ở cả 2 bậc học 
vào trong các hội thi NVSP cấp lớp, cấp khoa nhằm rèn luyện, nâng cao khả năng 
ứng xử, khả năng diễn đạt cho sinh viên, góp phần rèn luyện cho sinh viên những 
phẩm chất, tác phong , năng lực cần thiết của một người giáo viên sư phạm . 
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm 
 243
MỤC LỤC 
. 
1. Lời giới thiệu...Trang 1 
2. Thực tập sư phạm chuyên ngành giáo dục đặc biệt - tầm quan trọng và thực 
trạng tổ chức – TS. Nguyễn Thị Kim Anh ...Trang 3 
3. Bàn về chuẩn đánh giá hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên – ThS. 
Nguyễn Thị Hoàng Anh..Trang 9 
4. Trường thực hành trong trường đại học sư phạm - Thực trạng và giải pháp – 
TS Nguyễn Thị Ảnh ...Trang 16 
5. Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm: Vài suy nghĩ về 
thực trạng và giải pháp – TS. Võ Văn Chương .Trang 20 
6. Tổ chức hướng dẫn thực tập sư phạm ở trường đại học An Giang – ThS. 
Nguyễn Thị Cúc Trang 27 
7. Bàn thêm về công tác thực tập sư phạm của các trường sư phạm – TS. Tôn 
Thất Dụng..Trang 30 
8. Mấy ý kiến trao đổi về công tác thực tập sư phạm ở trường cao đẳng sư 
phạm – ThS. Nguyễn Văn Đằng ...Trang 36 
9. Vấn đề người đánh giá trong đánh giá sinh viên thực tập sư phạm – ThS. Lê 
Tấn Huỳnh Cẩm Giang Trang 40 
10. Một số vấn đề đổi mới quản lý thực tập sư phạm – Hoàng Ngân Hà 
..Trang 43 
11. Thực tập sư phạm trong quy trình đào tạo giáo viên theo chế độ tín chỉ - TS. 
Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 46 
12. Đánh giá hoạt động thực tập sư phạm theo quyết định số 36/2003/QĐ-
BGD& ĐT – ThS. Hồ Cảnh Hạnh ..Trang 51 
13. Những vấn đề đặt ra cho công tác thực tập sư phạm – Trương Hồng Hòa 
.Trang 56 
14. Một vài suy nghĩ về công tác thực tập sư phạm tập trung từ thực trạng ở 
trường CĐSP Vĩnh Long – Đinh Hoàng Hòa Trang 60 
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm 
 244
15. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thực tập sư phạm tại trường 
Đại học Hà Tĩnh – PGS.TS Đào Xuân Hợi, ThS. Nguyễn Thị Hương Giang, 
TS. Cao Thành Lê Trang 64 
16. Thực tập sư phạm trong một xã hội công nghệ thông tin – không theo đoàn 
và không định thời gian - tại sao không? – PGS-TS Nguyễn Kim Hồng 
..Trang 68 
17. Vai trò của công tác thực tập sư phạm trong quá trình đào tạo sinh viên sư 
phạm – TS. Nguyễn Khắc Huấn ...Trang 70 
18. Hoạt động thực tập sư phạm ở trường CĐSP Nghệ An – Lê Nguyên Hùng 
...Trang 75 
19. Thực tập sư phạm trong những lời giải cho bài toán của chất lượng đào tạo 
giáo viên hiện nay – TS. Kiều Thế Hưng ..Trang 80 
20. Những khó khăn trong công tác thực tập giáo dục ở trường trung học phổ 
thông của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh – TS. 
Trần Thị Hương. ..Trang 84 
21. Cải tiến đánh giá thực tập sư phạm một việc cần quan tâm trong đảm bảo 
chất lượng đào tạo giáo viên – ThS. La Hồng Huy 
...Trang 89 
22. Một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn tổ chức thực tập sư phạm cho sinh 
viên khoa giáo dục mầm non trường CĐSP Trung ương Nha Trang – ThS. 
Nguyễn Tuyết Lan ....Trang 92 
23. Thiết kế lại quy trình công tác thực tập sư phạm theo hướng “học nghề, tác 
nghiệp linh hoạt” đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, mầm non 
trong cảnh hội nhập – ThS. Phạm Văn Luân ..Trang 96 
24. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thực tập sư phạm ở 
trường Cao đẳng sư phạm Vĩnh Phúc – ThS. Nguyễn Thị Lý 
.Trang 102 
25. Rèn luyện kỹ năng sư phạm để nâng cao chất lượng thực tập sư phạm – ThS. 
Hà Thị Mai .Trang 109 
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm 
 245
26. Cần bổ sung kỹ năng tương tác với trẻ mầm non trong hoạt động thực hành 
của sinh viên – ThS. Hoàng Mai Trang 116 
27. Khó khăn tâm lý của sinh viên trong giao tiếp với học sinh khi thực tập sư 
phạm ở trường phổ thông – TS. Trần Thị Thu Mai 
.Trang 119 
28. Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực tập sư phạm cho sinh viên sư 
phạm ngành kỹ thuật nông lâm - Đại học sư phạm Huế - TS. Văn Thị Thanh 
Nhung .Trang 121 
29. Tổ chức tốt công tác tập giảng cho sinh viên - một biện pháp hữu hiệu góp 
phần nâng cao chất lượng thực tập sư phạm – ThS. Đào Thị Mộng Ngọc 
.Trang 128 
30. Sự kết hợp giữa giảng viên trường sư phạm, giáo sinh và giáo viên hướng 
dẫn trong quá trình thực tập sư phạm – TS. Trương Thị Tuyết Nương 
.Trang 131 
31. Từ hiện trạng công tác đào tạo nghiệp vụ giáo viên đến hiện trạng thực tập 
sư phạm của giáo sinh – TS. Nguyễn Kim Oanh Trang 136 
32. Kết quả thực tập sư phạm - Một tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy và 
học tập - Nguyễn Thuận Quý ..Trang 144 
33. Thực tập sư phạm nhìn từ góc độ người đi thực tập – Nguyễn Phước Tài 
.Trang 147 
34. Tổ chức thực tập sư phạm cho sinh viên sư phạm theo hướng thực hành 
thường xuyên – PGS.TS Trần Quốc Thành ...Trang 151 
35. Thực tập sư phạm – bài toán còn nhiều ẩn số - ThS. Trần Đình Thích 
Trang 156 
36. Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng thực tập sư phạm – TS. 
Đoàn Trọng Thiều .Trang 162 
37. Để giúp sinh viên ngành sư phạm mầm non thực hiện kỳ thực tập sư phạm 
có chất lượng - Nguyễn Thị Thu .Trang 166 
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm 
 246
38. Khuôn mẫu và sáng tạo trong thực tập giảng dạy môn Văn học ở trường 
trung học phổ thông - TS Lê Ngọc Thúy ...Trang 173 
39. Một số định hướng trong cách soạn giáo án môn Tiếng Việt – TS Phan Thị 
Minh Thúy .Trang 177 
40. Một số giải pháp đổi mới hoạt động thực tập sư phạm tại trường ĐHSP 
Thành phố Hồ Chí Minh – PGS.TS. Lê Văn Tiến .Trang 182 
41. Nhận định công tác thực tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên 
ngành sư phạm kỹ thuật nông nghiệp trường Đại học Nông Lâm thành phố 
Hồ Chí Minh – ThS. Phạm Quỳnh Trang ..Trang 189 
42. Quy trình tổ chức và quản lý công tác thực tập sư phạm trong các trường sư 
phạm – ThS. Lê Xuân Trường Trang 195 
43. Nghiệp vụ sư phạm của sinh viên khoa giáo dục tiểu học: thực trạng, triển 
vọng và giải pháp – TS. Bùi Thanh Truyền Trang 199 
44. Quy trình thực tập sư phạm:Những vấn đề và giải pháp (hay “bệnh sử” và 
mấy liều thuốc đắng cho TTSP hiện nay) – TS. Trần Anh TuấnTrang 206 
45. Vấn đề thực tập sư phạm ở trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An – ThS. 
Phan Xuân Tuấn..Trang 213 
46. Làm thế nào để tăng hiệu quả cho dạy và học môn nghiệp vụ sư phạm? ThS. 
Đoàn Thị Thanh Tuyền ...Trang 219 
47. Thực trạng đánh giá kết quả thực tập của sinh viên sư phạm – NCS. Huỳnh 
Mộng Tuyền Trang 223 
48. Một số ý kiến về tổ chức thực tập sư phạm ở trường đại học Hùng Vương 
tỉnh Phú Thọ - Vũ Kim Tường Trang 227 
49. Một số vấn đề về công tác thực tập sư phạm âm nhạc tại khoa âm nhạc 
trường CĐSP TW Nha Trang năm học 2006-2007 – Lê Thị Minh Xuân 
.Trang 234 
50. Mục lục...Trang 243 
TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm 
 247
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHUNG 
PGS.TS. PHẠM XUÂN HẬU 
Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục 
BIÊN TẬP NỘI DUNG VÀ BẢN THẢO 
TS. ĐOÀN TRỌNG THIỀU 
TS. TRẦN THỊ THU MAI 
TS. NGUYỄN THỊ NGỌC 
HOÀNG LONG 
VÕ THỊ TÍCH 
PHẠM THỊ THU THỦY 
Địa chỉ: Trung tâm Phát triển Nghiệp vụ Sư phạm – 
Viện Nghiên cứu Giáo dục, trường ĐHSP TP. HCM 
280 An Dương Vương, Quận 5, TP.HCM. Tel: 08.8398257 
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4/2008 

File đính kèm:

  • pdfcong_tac_thuc_tap_su_pham_cua_cac_truong_su_pham.pdf