Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được điều trị thuốc ức chế Tyrosine kinase tại Bệnh viện Bạch Mai

TÓM TẮT

Mục tiêu: đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân (BN) ung thư phổi không tế bào

nhỏ (UTPKTBN) được điều trị bằng thuốc ức chế tyrosine kinase tại Trung tâm Y học Hạt nhân

và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng, phương pháp: 26 BN UTPKTBN giai đoạn IIIB,

IV được điều trị bằng iressa hoặc tarceva. Sử dụng thang điểm EORTC QLQ-C30 và EORTC

QLQ-LC13 để so sánh chất lượng sống của BN tại hai thời điểm trước và sau 2 tháng điều trị.

Kết quả: sau 2 tháng điều trị, BN thay đổi có ý nghĩa các chức năng thể chất (điểm số 80,5 - 86,7),

chức năng hoạt động (điểm số 72,7 - 85,3), chức năng cảm xúc (điểm số 65,4 - 87,8) và các

triệu chứng: mệt mỏi (điểm số 24,8 - 13,7), khó thở (điểm số từ 17,9 - 2,6), ho (điểm số 48,7 - 2,6),

ho ra máu (điểm số 9,7 - 0,0), đau (điểm số 26,3 - 10,3), rối loạn giấc ngủ (điểm số 25,6 - 15,4),

táo bón (điểm số 14,1 - 0,0), tiêu chảy (điểm số 5,1 - 20,5), chất lượng cuộc sống tổng thể

(điểm số 51,9 - 59,0) và vấn đề tài chính (điểm số 33,3 - 61,5). Kết luận: nhóm BN UTPKTBN

được điều trị thuốc ức chế tyrosine kinase có cải thiện các chức năng thể chất, chức năng hoạt

động, các triệu chứng đặc trưng của bệnh và chất lượng cuộc sống tổng thể. Tác động xấu gặp

phải là triệu chứng tiêu chảy và vấn đề tài chính.

pdf 7 trang yennguyen 2780
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được điều trị thuốc ức chế Tyrosine kinase tại Bệnh viện Bạch Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được điều trị thuốc ức chế Tyrosine kinase tại Bệnh viện Bạch Mai

Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được điều trị thuốc ức chế Tyrosine kinase tại Bệnh viện Bạch Mai
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016 
 133 
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN 
UNG THƢ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ ĐƢỢC ĐIỀU TRỊ 
THUỐC ỨC CHẾ TYROSINE KINASE TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI 
 Phạm Cẩm Phương*; Mai Trọng Khoa* 
TÓM TẮT 
 Mục tiêu: đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân (BN) ung thư phổi không tế bào 
nhỏ (UTPKTBN) được điều trị bằng thuốc ức chế tyrosine kinase tại Trung tâm Y học Hạt nhân 
và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng, phương pháp: 26 BN UTPKTBN giai đoạn IIIB, 
IV được điều trị bằng iressa hoặc tarceva. Sử dụng thang điểm EORTC QLQ-C30 và EORTC 
QLQ-LC13 để so sánh chất lượng sống của BN tại hai thời điểm trước và sau 2 tháng điều trị. 
Kết quả: sau 2 tháng điều trị, BN thay đổi có ý nghĩa các chức năng thể chất (điểm số 80,5 - 86,7), 
chức năng hoạt động (điểm số 72,7 - 85,3), chức năng cảm xúc (điểm số 65,4 - 87,8) và các 
triệu chứng: mệt mỏi (điểm số 24,8 - 13,7), khó thở (điểm số từ 17,9 - 2,6), ho (điểm số 48,7 - 2,6), 
ho ra máu (điểm số 9,7 - 0,0), đau (điểm số 26,3 - 10,3), rối loạn giấc ngủ (điểm số 25,6 - 15,4), 
táo bón (điểm số 14,1 - 0,0), tiêu chảy (điểm số 5,1 - 20,5), chất lượng cuộc sống tổng thể 
(điểm số 51,9 - 59,0) và vấn đề tài chính (điểm số 33,3 - 61,5). Kết luận: nhóm BN UTPKTBN 
được điều trị thuốc ức chế tyrosine kinase có cải thiện các chức năng thể chất, chức năng hoạt 
động, các triệu chứng đặc trưng của bệnh và chất lượng cuộc sống tổng thể. Tác động xấu gặp 
phải là triệu chứng tiêu chảy và vấn đề tài chính. 
* Từ khóa: Ung thư phổi không tế bào nhỏ; Chất lượng cuộc sống; Thuốc ức chế tyrosine kinase. 
Evaluating the Quality of Life in patients with Non-Small Cell Lung 
Cancer Treated by Tyrosine Kinase Inhibitor at Bachmai Hospital 
Summary 
 Objectives: To evaluate the quality of life in patients with non-small cell lung cancer (NSCLC) 
treated by tyrosine kinase inhibitor at the Nuclear Medicine and Oncology Center, Bachmai Hospital. 
Patients and methods: 26 patients with NSCLC stage IIIb, IV were treated by iressa or tarceva 
entered into this prospective study. The European Organization for Research and Treatment of 
Cancer (EORTC) Quality of Life Questionnaire (QLQ)-C30 and EORTC QLQ-LC13 were used to 
investigate changes in QoL. Assessments were performed before and after 2 months treatment. 
Results: After 2 months treatment, there were significant changes in the QoL, response scores for 
physical function varied from 80.5 - 86.7, role functioning (72.7 - 85.3), emotional functioning 65.4 - 87.8 
and symptoms of fatigue (17.9 - 2.6), dyspnea (17.9 - 2.6), cough (48.7 - 2.6), hemoptysis (9.7 - 0.0), 
pain (26.3 - 10.3), insomnia (25.6 - 15.4), constipation (14.1 - 0.0), diarrhea (5.1 - 20.5), general quality 
of life (51.9 - 59.0) and financial difficulty (33.3 - 61.5). Conclusion: NSCLC patients treated by 
tyrosine kinase inhibitor were improved physical role, emotional functioning, characterized symptoms 
of lung cancer and global health status. Worsening impact is only problem of diarrhea financial difficulty. 
* Key words: Non-small cell lung cancer; Quality of life; Tyrosine kinase inhibitor. 
* Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai 
Người phản hồi (Corresponding): Phạm Cẩm Phương (camphuongmd@yahoo.com) 
Ngày nhận bài: 20/08/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/12/2015 
 Ngày bài báo được đăng: 05/01/2016 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016 
 134
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư phổi (UTP) là bệnh lý ác tính 
phổ biến, là nguyên nhân gây tử vong 
hàng đầu trong các bệnh ung thư trên thế 
giới. UTP đang trở thành mối lo ngại đe 
dọa sức khỏe, sự phát triển của toàn cầu. 
Theo ghi nhận của Globocan (2012), ước 
tính có 1,8 triệu trường hợp mới mắc 
(12,9%) và 1,59 triệu người chết (19,4%) 
trong tổng số ung thư mới mắc ở cả nam 
và nữ. Trong đó, UTPKTBN là dạng 
thường gặp, chiếm 80 - 85% UTP [4]. 
Hiện nay, việc điều trị UTPKTBN đã có 
nhiều tiến bộ với sự đa dạng của kỹ thuật, 
hóa chất điều trị cũng như các thuốc điều 
trị nhắm đích phát triển mang lại hi vọng 
to lớn cho bác sỹ điều trị và BN ung thư. 
Đã có nhiều thử nghiệm và nghiên cứu về 
UTPKTBN, nhưng hầu hết đều tập trung 
tới khía cạnh hiệu quả điều trị, thời gian 
sống còn, tác dụng không mong muốn 
của hóa chất, thuốc và kỹ thuật điều trị. 
Hiện nay, cùng với sự phát triển của 
xã hội và nhu cầu của con người, chất 
lượng cuộc sống của BN ung thư đã 
được quan tâm nhiều hơn và trở thành 
mục tiêu nghiên cứu của nhiều đề tài về 
ung thư nói chung trên thế giới. Ở Việt 
Nam, có rất ít nghiên cứu về chất lượng 
cuộc sống của BN ung thư nói chung và 
UTPKTBN nói riêng. Vì thế, chúng tôi tiến 
hành nghiên cứu này với mục tiêu: Đánh 
giá chất lượng cuộc sống của BN UTPKTBN 
được điều trị bằng thuốc ức chế tyrosine 
kinase tại Trung tâm Y học Hạt nhân và 
Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai. 
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tƣợng nghiên cứu. 
 26 BN được chẩn đoán là UTPKTBN 
giai đoạn IIIb hoặc IV, điều trị thuốc phân 
tử nhỏ tại Trung tâm Y học Hạt nhân và 
Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 
10 - 2014 đến 3 - 2015. 
* Tiêu chuẩn lựa chọn: 
- BN UTPKTBN giai đoạn IIIb, IV. 
- Mô bệnh học: ung thư biểu mô tuyến, 
có đột biến EGFR (+). 
- Điều trị thuốc phân tử nhỏ: iressa 250 
mg/lần/ngày hoặc tarceva 150 mg/lần/ngày. 
* Tiêu chuẩn loại trừ: 
- BN UTPKTBN giai đoạn I, II, IIIa. 
- Mô bệnh học không phải là ung thư 
biểu mô tuyến hoặc ung thư biểu mô 
tuyến nhưng không có đột biến EGFR. 
- Không được điều trị bằng thuốc ức 
chế tyrosine kinase, được xạ trị, hóa trị. 
2. Phƣơng pháp nghiên cứu. 
* Thiết kế nghiên cứu: mô tả kết quả 
can thiệp lâm sàng, có đánh giá trước, 
sau điều trị. 
* Đánh giá chất lượng cuộc sống BN 
nghiên cứu: 
Chất lượng cuộc sống của BN 
UTPKTBN trong nghiên cứu được đánh 
giá bằng 2 bộ câu hỏi tự điền EORTC 
QLQ-C30 và EORTC QLQ-LC13. Bao 
gồm các câu hỏi đánh giá chức năng và 
triệu chứng liên quan tới UTP và ung thư 
nói chung. Chia câu hỏi thành 4 mức độ, 
từ 1 (không có) đến 4 (rất nhiều) [3]. 
* Cách tính điểm EORTC QLQ-C30, 
QLQ-LC 13: 
 Cách tính thang điểm này theo hướng 
dẫn của nhóm nghiên cứu về chất lượng 
cuộc sống của Tổ chức Nghiên cứu và 
Điều trị Ung thư châu Âu (nhóm tác giả 
của bộ câu hỏi EORTC QLQ-C30). Sau 
đó, tất cả các điểm số của câu hỏi được 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016 
 135 
quy đổi tuyến tính sang một thang điểm 
0 - 100. Điểm số được mã hóa lại có ý 
nghĩa như sau: các vấn đề chức năng và 
sức khỏe tổng quát: điểm số cao hơn đại 
diện cho mức độ tốt hơn của chức năng 
và sức khỏe tổng quát. Các vấn đề triệu 
chứng: điểm số cao hơn tương ứng với 
triệu chứng nặng hơn [6]. 
- Điểm thô: trung bình điểm các câu 
hỏi trong cùng vấn đề: 
Điểm thô: Raw Score (RS) = (I1 + I2 + 
+ In)/n. Trong đó: I1: điểm số câu hỏi 1; 
I2: điểm số câu hỏi 2; In: điểm số câu hỏi 
n. (giả sử ở đây câu hỏi 1, 2 và n cùng 
trong 1 vấn đề). 
- Điểm chuẩn hóa: điểm thô được tính 
trên tỷ lệ 100 (theo công thức): 
+ Điểm lĩnh vực chức năng: 
+ Điểm lĩnh vực triệu chứng, tài chính: 
+ Điểm lĩnh vực sức khỏe toàn diện: 
Đánh giá chất lượng cuộc sống BN tại 
2 thời điểm: trước điều trị và sau 2 tháng 
sử dụng thuốc ức chế tyrosine kinase. 
Hai bộ câu hỏi EORTC QLQ-C30 và 
EORTC QLQ-LC13 sử dụng trong nghiên 
cứu được đánh giá lại độ tin cậy với 26 
BN trong mẫu nghiên cứu theo hệ số 
alpha cronbach. Hệ số alpha cronbach 
cho thấy mức độ giống nhau của các câu 
hỏi trong cùng một vấn đề, hệ số alpha 
cronbach > 0,65 chứng tỏ thang đo đủ tin 
cậy. Như vậy, thang đo này cho hệ số 
alpha cronbach > 0,65 ở hầu hết các 
vấn đề, trừ vấn đề nhận thức (alpha 
cronbach = 0,5). 
* Xử lý số liệu: số liệu được nhập và 
xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Sử 
dụng kiểm định paired-t test khi so sánh 
giá trị trung bình trước và sau điều trị. Sự 
khác biệt giữa hai giá trị trung bình có ý 
nghĩa thống kê khi p < 0,05. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ 
BÀN LUẬN 
1. Đặc điểm BN nghiên cứu. 
* Tuổi và giới: 
Bảng 1: Phân bố BN UTPKTBN theo 
khoảng tuổi. 
Chỉ tiêu n Tỷ lệ (%) 
Giới tính 
Nam 18 69,2 
Nữ 8 30,8 
Tổng 26 100,0 
Tuổi 
≤ 40 4 15,4 
41 - 50 8 30,7 
51 - 60 2 7,7 
61 - 70 6 23,1 
≥ 71 6 23,1 
Tổng 26 100,0 
Trung bình 55,08 ± 15,13 
Tuổi của nhóm BN nghiên cứu phân 
bố từ 30 - 78, chủ yếu trong độ tuổi từ 
51 - 70 (61,6%). Tuổi trung bình nhóm BN 
nghiên cứu 55,08. 
Trong mẫu nghiên cứu, nam chiếm tỷ 
lệ cao (69,2%) hơn nữ (30,8%). Tỷ lệ 
nam/nữ là 2,3. 
* Phân loại BN theo mô bệnh học: ung 
thư biểu mô tuyến chiếm tỷ lệ cao (92,3%); 
ung thư tế bào vảy 7,69%. 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016 
 136
* Phân loại BN theo giai đoạn bệnh: 
BN UTPKTBN ở giai đoạn IV chiếm tỷ lệ 
cao (69,2%); BN mắc bệnh giai đoạn IIIB 
30,8%. 
2. Chất lƣợng cuộc sống BN trƣớc 
điều trị. 
Bảng 2: Điểm chất lượng cuộc sống 
BN trước điều trị theo bộ câu hỏi EORTC 
QLQ-C30. 
Lĩnh vực µ SD 
Các mặt chức năng 
Thể chất 80,5 15,4 
Hoạt động 71,8 22,6 
Nhận thức 84,6 18,2 
Cảm xúc 65,4 7,3 
Xã hội 73,1 15,7 
Chất lượng cuộc sống 
tổng thể 
52,0 22,9 
Các triệu chứng của bệnh và tài chính 
Mệt mỏi 24,8 20,0 
Buồn nôn và nôn 1,3 4,5 
Đau 26,3 18,4 
Khó thở 17,9 16,9 
Rối loạn giấc ngủ 25,6 27,2 
Mất cảm giác ngon miệng 20,5 21,2 
Táo bón 14,1 21,4 
Tiêu chảy 5,1 12,3 
Tác động tài chính 33,3 18,9 
Trước điều trị, nhóm BN điều trị thuốc 
ức chế tyrosine kinase có điểm số về 
chức năng thể chất, chức năng hoạt 
động, chức năng cảm xúc, chức năng xã 
hội ở mức khá cao (65,4 - 84,6 điểm), cho 
thấy nhóm BN này có các chức năng thể 
chất, chức năng hoạt động, chức năng 
cảm xúc, chức năng xã hội khá tốt. Điểm 
chất lượng cuộc sống tổng thể ở mức 
trung bình (52,0). 
Về triệu chứng, nhóm BN nghiên cứu 
có điểm số khá thấp ở tất cả các mặt mệt 
mỏi, đau, khó thở, rối loạn giấc ngủ, mất 
cảm giác ngon miệng, táo bón và đặc biệt 
thấp ở mặt buồn nôn/nôn (1,3) và tiêu 
chảy (5,1). 
Về tài chính, trước điều trị có điểm số 
33,3, phản ánh khía cạnh tài chính ít ảnh 
hưởng tới BN. 
Bảng 3: Điểm chất lượng cuộc sống 
BN trước điều trị theo bộ câu hỏi EORTC 
QLQ-LC13. 
Lĩnh vực µ SD 
Ho 48,7 27,0 
Ho ra máu 11,5 18,7 
Khó thở 17,1 14,5 
Đau ngực 32,1 24,0 
Đau vai/cánh tay 19,2 23,4 
Đau vị trí khác 5,1 12,3 
Sử dụng thuốc giảm đau 20,5 16,5 
Viêm miệng lưỡi 10,3 15,7 
Khó nuốt 15,4 16,9 
Ngứa tay, bàn chân 5,1 12,3 
Rụng tóc 12,8 21,2 
Trước điều trị, lĩnh vực triệu chứng 
của BN nghiên cứu có điểm số cao nhất 
là ho (48,7), sau đó là đau ngực (32,1); 
đau vai/cánh tay (19,2) và khó thở (17,1). 
Các mục ho ra máu, đau vị trí khác, viêm 
miệng lưỡi, khó nuốt, ngứa bàn chân/bàn 
tay và rụng tóc có điểm số thấp (từ 5,1 - 
15,4), sử dụng thuốc giảm đau có điểm 
số 20,5. 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016 
 137 
3. Thay đổi chất lƣợng cuộc sống 
BN trƣớc và sau điều trị. 
Bảng 4: So sánh chất lượng cuộc sống 
BN trước và sau điều trị theo bộ câu hỏi 
EORTC QLQ-C30. 
Lĩnh vực 
Trƣớc 
điều trị 
Sau 
điều trị 
p 
µ µ 
Các mặt chức năng 
Thể chất 80,5 86,7 0,001 
Hoạt động 72,7 85,3 0,001 
Nhận thức 84,6 88,5 0,056 
Cảm xúc 65,4 87,8 0,000 
Xã hội 73,1 76,9 0,056 
Chất lượng cuộc 
sống tổng thể 
51,9 59,0 0,012 
Các triệu chứng của bệnh và tài chính 
Mệt mỏi 24,8 13,7 0,000 
Buồn nôn và nôn 1,3 1,3 1,000 
Đau 26,3 10,3 0,000 
Khó thở 17,9 2,6 0,000 
Rối loạn giấc ngủ 25,6 15,4 0,003 
Mất cảm giác 
ngon miệng 
20,5 15,4 
0,256 
Táo bón 14,1 0,0 0,003 
Tiêu chảy 5,1 20,5 0,000 
Tác động tài chính 33,3 61,5 0,000 
Sau 2 tháng điều trị, nhóm BN nghiên 
cứu có điểm số cao hơn trước điều trị ở 
tất các các mặt chức năng và chất lượng 
cuộc sống tổng thể, chứng tỏ nhóm BN 
này có cải thiện tất cả các chức năng và 
chất lượng cuộc sống tổng thể sau điều 
trị. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. 
Về triệu chứng, điểm số sau 2 tháng 
điều trị của các mục mệt mỏi, đau, khó 
thở, rối loạn giấc ngủ, mất cảm giác ngon 
miệng, táo bón thấp hơn trước điều trị, 
cho thấy cải thiện các triệu chứng này sau 
khi điều trị ở nhóm sử dụng thuốc nhắm 
đích. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. 
Triệu chứng buồn nôn và nôn ở nhóm 
BN dùng thuốc ức chế tyrosine kinase 
không thay đổi trước và sau điều trị. Điểm 
số cho triệu chứng tiêu chảy và tác động 
tài chính sau điều trị cao hơn trước điều 
trị cho thấy vấn đề tiêu chảy bị nặng hơn 
sau điều trị và tài chính ảnh hưởng nhiều 
tới nhóm BN này. Điều này phù hợp với 
các nghiên cứu quốc tế và phù hợp với 
tác dụng không mong muốn của tarceva 
là gây tiêu chảy [9]. Thuốc điều trị đích 
thường có giá thành cao, việc sử dụng 
thuốc theo đúng chỉ định (tarveva 150 mg 
hoặc iressa 250 mg/lần/ngày), uống kéo 
dài, do đó chi phí cho điều trị lớn, ảnh 
hưởng tới vấn đề tài chính của BN. Điều 
này hoàn toàn hợp lý và phù hợp với 
nghiên cứu của Gelibter AA. Ceribelli, CF. 
Pollera tại Italy về tác động vấn đề tài 
chính của gefitinib trên BN UTPKTBN [7, 8]. 
Bảng 5: So sánh chất lượng cuộc sống 
BN trước và sau điều trị theo bộ câu hỏi 
EORTC QLQ-LC13. 
Lĩnh vực 
Trƣớc 
điều trị 
Sau 
điều trị 
p 
µ µ 
Ho 48,7 2,6 0,000 
Ho ra máu 9,7 0,0 0,016 
Khó thở 17,1 6,8 0,000 
Đau ngực 32,1 7,7 0,000 
Đau cánh tay/vai 19,2 0,0 0,000 
Đau vị trí khác 5,1 2,6 0,161 
Sử dụng thuốc 
giảm đau 
20,5 26,9 0,203 
Viêm miệng lưỡi 10,3 3,8 0,096 
Khó nuốt 15,4 5,1 0,003 
Ngứa tay, bàn 
chân 
5,1 12,8 0,110 
Rụng tóc 12,8 2,6 0,018 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016 
 138
Sau 2 tháng điều trị, nhóm BN nghiên 
cứu có điểm số ở các mục ho, ho ra máu, 
đau ngực, đau cánh tay/vai, đau ở vị trí 
khác, viêm miệng lưỡi, khó nuốt và rụng 
tóc thấp hơn so với trước điều trị. Sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05); 
ngoại trừ đau ở vị trí khác và viêm miệng 
lưỡi. 
Các mục có điểm số cao hơn sau 2 
tháng điều trị là sử dụng thuốc giảm đau 
và ngứa bàn chân/bàn tay. Sự khác biệt 
này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 
Thử nghiệm TORCH [5] (thử nghiệm 
lâm sàng ngẫu nhiên pha III so sánh chất 
lượng cuộc sống giữa 2 nhóm hóa trị và 
erlotinib trong điều trị UTPKTBN) cho thấy 
tarceva làm cải thiện chất lượng cuộc 
sống tổng thể, chức năng hoạt động, 
chức năng thể chất và các triệu chứng 
ho, khó thở và đau. Như vậy, có sự 
tương đồng giữa nghiên cứu của chúng 
tôi và thử nghiệm TORCH [5] và với một 
số nghiên cứu khác như thử nghiệm lâm 
sàng ngẫu nhiên pha III (V-15-32) tại Nhật 
Bản: Chất lượng cuộc sống của BN 
UTPKTBN dùng gefitinib so với docetaxel 
cho thấy gefitinib cải thiện chức năng thể 
chất và chức năng hoạt động, tương tự 
nghiên cứu của Alain Gelibter và CS [11] 
và Gelibter AA. Ceribelli, CF. Pollera [7]. 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu đánh giá chất lượng 
cuộc sống của 26 BN UTPKTBN giai 
đoạn IIIb, IV điều trị bằng thuốc ức chế 
tyrosine kinase tại Trung tâm Y học Hạt 
nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai 
cho thấy: 
Sau 2 tháng điều trị, nhóm BN thay đổi 
có ý nghĩa chất lượng cuộc sống: chức 
năng thể chất (điểm số 80,5 - 86,7), chức 
năng hoạt động (điểm số 72,7 - 85,3), 
chức năng cảm xúc (điểm số 65,4 - 87,8) 
và các triệu chứng: mệt mỏi (điểm số 24,8 
- 13,7), khó thở (điểm số 17,9 - 2,6), ho 
(điểm số 48,7 - 2,6), ho ra máu (điểm số 
9,7 - 0,0), đau (điểm số 26,3 - 10,3), rối 
loạn giấc ngủ (điểm số 25,6 - 15,4), táo 
bón (điểm số 14,1 - 0,0), tiêu chảy (điểm 
số 5,1 - 20,5), chất lượng cuộc sống tổng 
thể (điểm số 51,9 - 59,0) và vấn đề tài 
chính (điểm số 33,3 - 61,5). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Bá Đức. Ung thư phổi. Nhà xuất 
bản Y học. 2004, tr.64-70. 
2. Mai Trọng Khoa. Hướng dẫn chẩn đoán 
và điều trị một số bệnh ung bướu. Dự án 
bệnh viện vệ tinh. Nhà xuất bản Y học. 2013. 
3. Bergman B, Aaronson NK, Ahmedzai S 
et al. The EORTC QLQ-LC13: a modular 
supplement to the EORTC Core Quality of 
Life Questionnaire (QLQ-C30) for use in lung 
cancer clinical trials. EORTC Study Group on 
Quality of Life. Eur J Cancer. 1994, 30A (5), 
pp.635-642. 
4. International Agency for Research on 
Cancer. Globocan 2012: Estimated cancer 
incidence, mortality and prevalence worldwide 
in 2012. World Health Organization. 2012. 
5. Di Maio M, NB. Leighl, C. Gallo et al. 
Quality of life analysis of TORCH, a 
randomized trial testing first-line erlotinib 
followed by second-line cisplatin/gemcitabine 
chemotherapy in advanced non-small-cell 
lung cancer. J Thorac Oncol. 2012, 7 (12), 
pp.1830-1844. 
6. Fayers PM, Aaronson NK, Bjordal K, 
Groenvold M, Curran D, Bottomley A. The 
EORTC QLQ-C30 Scoring Manual. European 
Organisation for Research and Treatment of 
Cancer. Brussels. 2001. 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016 
 139 
7. Gelibter A, A. Ceribelli, CF. Pollera et al. 
Impact of gefitinib ('Iressa') treatment on the 
quality of life of patients with advanced non-
small-cell lung cancer. J Cancer Res Clin 
Oncol. 2005, 131 (12), pp.783-788. 
8. Juhasz E, Kim JH, Klingelschmitt G et 
al. Effects of erlotinib first-line maintenance 
therapy versus placebo on the health-related 
quality of life of patients with metastatic non-
small-cell lung cancer. Eur J Cancer. 2013, 49 
(6), pp.1205-1215. 
9. Katz A, Zalewski P. Quality of life 
benefits and evidence of antitumour activity 
for patients with brain metastases treated with 
gefitinib. Br J Cancer. 2003, 89, Suppl 2, 
S15-18. 
10. Roland T, Skeel and Neil A. Lachant. 
Carcinoma lung. Handbook of cancer 
chemotherapy. 2007, pp.238-256. 
11. Sekine I, Ichinose Y, Nishiwaki Y et al. 
Quality of life and disease-related symptoms 
in previously treated Japanese patients with 
non-small-cell lung cancer: results of a 
randomized phase III study (V-15-32) of 
gefitinib versus docetaxel. Ann Oncol. 2009, 
20 (9), pp.1483-1488. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_chat_luong_cuoc_song_cua_benh_nhan_ung_thu_phoi_kho.pdf