Đào tạo nhân lực thư viện thời kỳ Pháp thuộc

Mở đầu

Thư viện xuất hiện ở Việt Nam từ thời Lý

vào thế kỷ XI và đã trải qua những thăng trầm

cùng với những biến động của lịch sử dân

tộc. Sự phát triển của thư viện ở Việt Nam

là một minh chứng cho khát vọng vươn lên

những tầm cao tri thức nhân loại của con

người Việt Nam. Thời kỳ Pháp thuộc là một

giai đoạn lịch sử hết sức phức tạp của Việt

Nam, mang nặng dấu ấn thực dân. Thực dân

Pháp đã dùng chính sách chia để trị, áp đặt

ảnh hưởng văn hóa Pháp lên toàn cõi Đông

Dương trong đó có Việt Nam. Bối cảnh lịch sử

đặc biệt này đã ảnh hưởng lớn đến sự phát

triển của lịch sử thư viện Việt Nam. Thư viện

đã trở thành công cụ để thực hiện chính sách

xâm lược, khai thác thuộc địa của đế quốc

thực dân Pháp

pdf 5 trang yennguyen 3620
Bạn đang xem tài liệu "Đào tạo nhân lực thư viện thời kỳ Pháp thuộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đào tạo nhân lực thư viện thời kỳ Pháp thuộc

Đào tạo nhân lực thư viện thời kỳ Pháp thuộc
LỊCH SỬ THƯ VIỆN
40 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2017
ĐÀO TẠO NHÂN LỰC THƯ VIỆN THỜI KỲ PHÁP THUỘC
TS Lê Thanh Huyền
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Từ khóa: Lịch sử thư viện Việt Nam; nhân lực; thời kỳ Pháp thuộc; đào tạo.
Mở đầu
Thư viện xuất hiện ở Việt Nam từ thời Lý 
vào thế kỷ XI và đã trải qua những thăng trầm 
cùng với những biến động của lịch sử dân 
tộc. Sự phát triển của thư viện ở Việt Nam 
là một minh chứng cho khát vọng vươn lên 
những tầm cao tri thức nhân loại của con 
người Việt Nam. Thời kỳ Pháp thuộc là một 
giai đoạn lịch sử hết sức phức tạp của Việt 
Nam, mang nặng dấu ấn thực dân. Thực dân 
Pháp đã dùng chính sách chia để trị, áp đặt 
ảnh hưởng văn hóa Pháp lên toàn cõi Đông 
Dương trong đó có Việt Nam. Bối cảnh lịch sử 
đặc biệt này đã ảnh hưởng lớn đến sự phát 
triển của lịch sử thư viện Việt Nam. Thư viện 
đã trở thành công cụ để thực hiện chính sách 
xâm lược, khai thác thuộc địa của đế quốc 
thực dân Pháp.
Ngay từ khi đặt nền móng đầu tiên cho 
công cuộc khai thác thuộc địa, chính quyền 
thuộc địa Pháp đã bắt đầu quan tâm đến việc 
truyền bá văn hóa Pháp, một trong những 
yếu tố quyết định sự ảnh hưởng của Pháp 
lên toàn lãnh thổ Đông Dương. Thành lập các 
thư viện và đào tạo nguồn nhân lực thư viện 
là một trong những yếu tố căn bản để chính 
quyền thuộc địa thực hiện được mục đích 
truyền bá văn hóa và phục vụ công cuộc khai 
thác thuộc địa. 
Giai đoạn đầu, công cuộc khai thác thuộc 
địa chính quyền thuộc địa chưa quan tâm 
nhiều đến việc thành lập và đầu tư cho các 
thư viện. Ngân sách dành cho thư viện còn 
rất hạn hẹp. Công tác đào tạo nhân lực thư 
viện thời kỳ này hầu như không được quan 
tâm. Nhân sự hoàn toàn không có khả năng 
chuyên môn, thiếu và không ổn định. Nhằm 
cung cấp một số thông tin về lịch sử phát triển 
hoạt động của thư viện thời Pháp thuộc, trong 
đó có đào tạo nguồn nhân lực, bài viết này 
giới thiệu với bạn đọc về công tác đào tạo, 
bồi dưỡng nhân lực thư viện từ khi thành lập 
Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương (1917).
1. Tình hình nhân lực thư viện thời kỳ 
Pháp thuộc
Trước năm 1917, mặc dù được Toàn 
quyền Đông Dương quan tâm nhưng trong 
giai đoạn này ở Đông Dương, những khó 
khăn của thư viện vẫn chưa được giải quyết 
một cách thỏa đáng. Đặc biệt, việc sắp xếp, 
bồi dưỡng đội ngũ thư viện viên có nhiều trở 
ngại lớn tác động trực tiếp đến chất lượng 
hoạt động của các thư viện thời kỳ này. Một 
số nhân viên người Pháp có thiện chí sắp xếp 
tài liệu thư viện và lưu trữ theo quan điểm cá 
nhân nhằm phục vụ khối tài liệu đã thu thập 
được ban đầu. Tuy nhiên, những đề nghị này 
chưa được các cơ quan hành chính của chính 
quyền thuộc địa chấp thuận.
Nhân lực thư viện thời kỳ này hoàn toàn 
không có khả năng chuyên môn, thiếu và 
không ổn định về số lượng. Chính vì vậy, việc 
đảm bảo sự hoạt động đều đặn của một thư 
viện vô cùng khó khăn. Từ thực tế này, tài 
liệu trong các thư viện không được sắp xếp 
qui củ, dẫn đến tình trạng thư viện phục vụ 
LỊCH SỬ THƯ VIỆN
41THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2017
không hiệu quả, sách cho mượn tràn lan, tình 
trạng sách bị thất thoát, chất lượng tài liệu 
kém do không được bảo quản. Trong bản báo 
cáo về tình hình lưu trữ và thư viện ở Đông 
Dương, Paul Boudet (Giám đốc Nha Lưu trữ 
và Thư viện Đông Dương) đã đề xuất việc 
tổ chức lại hoạt động thư viện, trong đó ông 
rất chú trọng đến việc đào tạo một đội ngũ 
cán bộ thư viện có khả năng chuyên môn tốt 
đảm bảo được công việc của thư viện. Paul 
Boudet đã đề xuất giải pháp đào tạo tại chỗ 
các nhân viên thư ký- lưu trữ- thư viện cho 
tất cả các xứ thuộc Đông Dương; hình thành 
ra chế độ ngạch, bậc cho nhân viên thư viện 
người bản xứ làm việc trong Nha Lưu trữ và 
Thư viện Đông Dương, đồng thời tổ chức các 
khóa đào tạo ngạch thủ thư lưu trữ-thư viện. 
Các khóa thực hành đào tạo thư ký-lưu trữ-
thư viện cũng được tổ chức vào thời kỳ này. 
Mỗi khóa học, Paul Boudet phụ trách việc 
hướng dẫn thực hành và phương pháp làm 
việc cho các học viên. 
2. Tổ chức đào tạo nhân lực lưu trữ - thư 
viện
Vào thời kỳ Pháp thuộc, ở Việt Nam có 
hai hình thức đào tạo: đào tạo chính ngạch 
tại trường Trường Lưu trữ cổ tự (Ecole des 
Chartes) tại Paris (Pháp) và đào tạo tại chỗ. 
Chương trình đào tạo chính ngạch cấp bằng 
Lưu trữ cổ tự. Những người dự tuyển phải có 
bằng cử nhân văn chương hay tiến sỹ luật. 
Những người được bằng cử nhân lưu trữ - cổ 
tự có thể được bổ nhiệm ngay vào ngạch lưu 
trữ viên bậc 2. Tuy nhiên, người bản xứ có 
rất ít cơ hội được đào tạo tại Pháp. Những 
người được đào tạo tại Pháp thường là con 
em của những gia đình khá giả. Hình thức thứ 
hai là đào tạo tại chỗ do Nha Lưu trữ và Thư 
viện Đông Dương chịu trách nhiệm từ thiết kế 
chương trình đến đào tạo trực tiếp.
Theo quy định tại Nghị định 25/10/1930, 
đối tượng đào tạo tại chỗ là các thư ký tập 
sự hoặc thư ký chính thức của các cơ quan 
thuộc bộ máy hành chính của chính quyền 
thuộc địa. Trong thời gian đào tạo, học viên 
được hưởng nguyên lương và phụ cấp của 
các cơ quan cử người đi tham gia khóa học. 
Thời gian đào tạo của mỗi khóa được ấn định 
từ ngày 1/4 đến 30/9 hàng năm. Số lượng học 
viên mỗi khóa được ấn định không quá 20 
người. Các kỳ kiểm tra hết khóa đào tạo được 
tổ chức vào tuần thứ nhất của tháng 10. Nội 
dung thi bao gồm:
- Ba môn lý thuyết (cả nói và viết) có nội 
dung về sắp xếp tài liệu, thư viện học, những 
khái niệm về tổ chức hành chính ở Đông 
Dương;
- Các môn thi thực hành có nội dung về 
sắp xếp tài liệu cụ thể và biên mục thống kê, 
quản lý thư viện, biên mục phiếu, phân loại 
tài liệu và biên soạn thư mục.
Hội đồng Giám khảo gồm ba người do 
Giám đốc Sở Lưu trữ - Thư viện Đông Dương 
làm chủ tịch, một người là viên chức của Sở, 
người thứ ba là viên chức của cơ quan ngoài.
Chương trình thi của viên chức lưu trữ-thư 
viện bản xứ bao gồm những nội dung sau: 
* Công tác tư liệu và sắp xếp tài liệu
1- Kiến thức chung
2- Kiến thức hành chính: Khái niệm; Phân 
biệt các tài liệu; Sắp xếp tài liệu; Trang thiết 
bị hiện đại; Ứng dụng các nguyên tắc vào vận 
hành tổ chức một văn phòng trong một cơ 
quan.
* Sắp xếp tài liệu lưu trữ: Tài liệu lưu trữ; 
Vai trò của tài liệu lưu trữ; Phân biệt Phông 
lưu trữ; Những nguyên tắc và phương pháp 
sắp xếp; Chỉnh lý tài liệu lưu trữ; Biên mục 
bên trong tài liệu; Biên soạn danh mục thống 
kê tài liệu; Sắp xếp tài liệu trong kho; Cơ 
sở vật chất (nhà kho); Trang thiết bị; Phòng 
chống côn trùng và độ ẩm; Tài liệu Hành 
chính Đông Dương; Phục vụ tài liệu cho các 
cơ quan hành chính và cho công chúng; Thực 
hành thực tiễn và đánh máy phiếu mục lục; 
Tham quan kho lưu trữ.
LỊCH SỬ THƯ VIỆN
42 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2017
* Sắp xếp trong các thư viện
1- Các sách: Theo khái niệm lịch sử và 
thực tiễn
2- Các công việc của cán bộ thư viện: Lựa 
chọn sách, tiếp nhận sách, sắp xếp, làm mục 
lục, lưu trữ và bảo quản, nguyên tắc đặc thù 
cho ấn phẩm định kỳ, các bộ sưu tập, sách 
nhập liên tục (ouvrages à suite) và sách 
mỏng; phục vụ sách cho độc giả, cho mượn 
sách.
3- Hình thức và tổ chức hoạt động thư viện: 
lịch sử thư viện, thực hành thư viện, cách làm 
mới thư viện, vận hành hoạt động của một 
thư viện địa phương, thư viện cơ quan hành 
chính và thư viện lưu động.
4- Thư mục Đông Dương
Phần thi tuyển viên chức lưu trữ-thư viện 
viên, kiến thức về sắp xếp thư viện được Nghị 
định ngày 25/10/1930 quy định như sau:
1- Đối với sách
+ Khái niệm lịch sử của chữ viết, bản chép 
tay, sách xuất bản;
+ Về thực hành: in ấn, sửa bản in, khổ, 
đóng bìa, đóng sách.
2- Những công việc của thư viện viên
+ Lựa chọn sách và làm phiếu đặt mua;
+ Tiếp nhận sách: đối chiếu sách nhận với 
danh mục đặt mua, đóng dấu, đăng ký vào 
sổ, định giá, dán nhãn (bài tập thực hành).
- Sắp xếp sách trong kho, bao gồm:
+ Theo chủ đề căn cứ vào cách cũ hoặc 
theo hệ thống phân loại thập phân;
+ Theo khổ và số thứ tự; ưu điểm của cách 
sắp xếp này.
- Biên soạn mục lục
+ Biên soạn phiếu mục lục (tác giả, nhan 
đề, địa chỉ thư mục); vai trò của việc biên 
soạn phiếu mục lục (bài tập thực hành).
+ Nguyên tắc sắp xếp phiếu theo tác giả; 
theo chủ đề (bài tập thực hành).
- Giữ gìn và bảo quản
+ Vệ sinh, đóng sách, phòng chống côn 
trùng và độ ẩm.
- Các qui tắc đặc thù cho ấn phẩm định 
kỳ, các bộ sưu tập, sách và sách mỏng (có 
bìa mỏng).
- Phục vụ sách cho độc giả: thẻ độc giả, 
sổ theo yêu cầu, sử dụng tự do các sách tra 
cứu và các ấn phẩm định kỳ mới trong thư 
viện.
- Cho mượn sách
+ Nguyên tắc cơ bản tự do lấy sách trên 
giá.
+ Nhóm các tiểu thuyết cùng tác giả.
+ Sắp xếp theo chủ đề, theo số thứ tự và 
ưu điểm và nhược điểm của các cách sắp xếp 
này.
3- Hình thức và tổ chức thư viện
- Lịch sử thư viện quá khứ và hiện tại của 
Pháp, Mỹ và Đức;
- Thực hành: trụ sở thư viện (phòng đọc, 
kho tàng, sơ đồ đối với thư viện nhỏ và lớn); 
trang thiết bị, giá sách;
- Bổ sung tài liệu:
+ Đặt mua, nhận biếu tặng và lưu chiểu.
+ Quy trình nhận lưu chiểu ở Pháp và 
Đông Dương. Đăng ký vào sổ và đăng ký 
hàng tháng (có bài tập thực hành).
- Hoạt động của thư viện địa phương;
- Hoạt động của thư vện của cơ quan hành 
chính: những ấn phẩm hành chính, danh mục 
tài liệu;
- Hoạt động của thư viện lưu động: các 
hệ thống thư viện lưu động khác nhau ở Mỹ, 
trang bị bên trong xe cam nhông lưu động. 
Kiểm tra nội dung của các két sách. Kế toán 
và cơ sở vật chất.
LỊCH SỬ THƯ VIỆN
43THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2017
4- Thư mục Đông Dương
Khái niệm thư mục; sự cần thiết của thư 
mục; Những tổng tập thư mục Đông Dương; 
Những nguyên tắc của thư mục Pháp và nước 
ngoài; Nguyên tắc tóm tắt các phiếu thư mục; 
Những cuốn sách quan trọng phục vụ nghiên 
cứu Đông Dương và danh mục sách; Những 
dịch vụ phục vụ tra cứu và sử dụng sách; 
Những ấn phẩm định kỳ cơ bản của Đông 
Dương và Bảng danh mục công bố những ấn 
phẩm định kỳ này.
Tại khóa đào tạo kéo dài trong 6 tháng nói 
trên, bên cạnh việc cung cấp những lý thuyết 
cần thiết, các học viên được truyền đạt những 
phương pháp làm việc được áp dụng trong 
các cơ quan hành chính ở Pháp thời kỳ đó. 
Việc thực hành được chú trọng trong đào tạo.
Với các khóa đào tạo như vậy, hàng năm 
có khoảng hai mươi viên chức lưu trữ - thư 
viện trẻ đã tốt nghiệp những khóa học của 
Nha lưu trữ-thư viện. Kết quả là số viên chức 
lưu trữ-thư viện Đông Dương được đào tạo 
nghiệp vụ lưu trữ-thư viện đạt tới khoảng một 
trăm người. Hoạt động nghiệp vụ thư viện 
được thực hiện có phương pháp, góp phần 
thúc đẩy một cách hiệu quả hoạt động trong 
tất cả các cơ quan thư viện.
Những năm 1937-1938, Chính quyền 
thuộc địa đã bổ nhiệm ông Ngô Đình 
Nhu là người Việt Nam làm phó Quản thủ 
(conservateur-adjoint) Nha Lưu trữ -thư viện. 
Ông là người Việt Nam đầu tiên được đào tạo 
3 năm tại Trường Đại học Lưu trữ cổ tự quốc 
gia Pháp (Ecole Nationale des Chartes) và 
nhận bằng Lưu trữ cổ tự.
Các lớp đào tạo lưu trữ-thư viện luôn có 
số lượng đăng ký rất đông nên Nha Lưu trữ 
và thư viện Đông dương không thể đón nhận 
được tất cả các học viên đăng ký. Năm 1937, 
số học viên được tham dự đào tạo đã lên 
đến 25 người, đông hơn quy định của Chính 
quyền thuộc địa. Trong số đó, 22 người được 
nhận bằng tốt nghiệp.
Đến 31 tháng 2 năm 1938, số lượng học 
viên được đào tạo đã đạt đến 113 người. Các 
khóa đào được tổ chức đều đặn và ngày càng 
được mở rộng ở các cơ quan ở Đông dương. 
Hoạt động này được đánh giá là một mảng 
hoạt động tích cực so với các mảng hoạt 
động khác của Nha Lưu trữ và Thư viện.
Khóa học năm 1939-1940 thu hút được 
nhiều học viên, có 22 học viên, nhiều hơn so 
với con số mà nghị định 25/10/1930 quy định, 
trong đó 17 người được nhận bằng. Kết quả 
là nâng số học viên được nhận bằng thư ký 
lưu trữ-thư viện lên 149 người.
Từ tháng 8 năm 1942 đến tháng 2/1943 
khóa đào tạo thư ký - lưu trữ - thư viện có 23 
học viên đăng ký và 20 bằng đã được cấp 
cho họ vào cuối kỳ thực tập, đưa số lượng 
nhân viên thư ký - lưu trữ - thư viện đến thời 
điểm này là 190 người.
3. Nhận xét, đánh giá về chương trình 
đào tạo nhân lực thư viện thời Pháp thuộc
Vấn đề tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân 
lực bản xứ trong các lĩnh vực ngành nghề 
là một vấn đề mới cần giải quyết của chính 
quyền thuộc địa thời Pháp thuộc. Trong bối 
cảnh nguồn nhân lực của Việt Nam thời kỳ 
này chủ yếu là làm nông nghiệp, chưa tiếp 
xúc với sản xuất công nghiệp nên hầu hết 
các ngành nghề đều trong tình trạng thiếu 
nhân lực. Ngành lưu trữ và thư viện cũng nằm 
trong tình trạng chung của Đông Dương và 
Việt Nam về nguồn nhân lực được đào tạo. 
Trong quá trình thiết lập bộ máy hành chính 
thuộc địa, thực dân Pháp đã áp dụng những 
chế độ chính sách liên quan đến tuyển dụng, 
sắp xếp nhân sự, đào tạo cho nhân sự nói 
chung và nhân sự bản xứ nói riêng trên cơ sở 
nền hành chính cổ điển của Pháp. Trong một 
giới hạn cho phép, chúng tôi có một số đánh 
giá về đào tạo nguồn nhân lực lưu trữ và thư 
viện người bản xứ trong thời kỳ này.
3.1. Hạn chế
Công tác đào tạo đội ngũ viên chức lưu trữ 
LỊCH SỬ THƯ VIỆN
44 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2017
- thư viện chưa được coi trọng đúng mức. Gần 
15 năm sau khi thành lập Nha Lưu trữ và Thư 
viện Đông Dương, từ năm 1931, vấn đề đào 
tạo tại chỗ viên chức lưu trữ - thư viện mới 
được đặt ra và mở được lớp đào tạo đầu tiên.
Việc đào tạo viên chức lưu trữ và thư viện 
với khóa học kéo dài 6 tháng chỉ dừng lại ở 
mức đào tạo nghề. Vấn đề đào tạo bậc cao 
hơn (bậc đại học) tại Đông Dương và Việt 
Nam không được đặt ra dẫn đến cơ hội để đáp 
ứng yêu cầu viên chức lưu trữ - thư viện là rất 
khó khăn. Tình trạng đào tạo này đã hạn chế 
số lượng viên chức lưu trữ và thư viện bản xứ 
được bổ nhiệm vào vị trí lưu trữ - thư viện viên 
và lưu trữ thư viện viên chính cũng như được 
tham gia trực tiếp vào các khâu chuyên môn 
nghiệp vụ quan trọng.
3.2. Ưu điểm
Xuất phát từ mục đích đô hộ và khai thác 
thuộc địa, trong chính sách đối với nguồn 
nhân lực bản xứ có những hạn chế. Tuy 
nhiên, với thế mạnh của một đất nước công 
nghiệp hiện đại có nền hành chính phát triển, 
có tính chuyên nghiệp cao, thực dân Pháp đã 
mang đến một màu sắc mới trong chính sách 
đào tạo nguồn nhân lực ở các nước thuộc địa, 
trong đó có Việt Nam.
Việc đào tạo tại chỗ viên chức thư viện dù 
không ở bậc cao nhưng trong chương trình 
đào tạo cũng như việc quy định nội dung thi 
tuyển rõ ràng đã tạo ra một số lượng viên 
chức của ngành thành thạo những khâu 
chuyên môn nghiệp vụ cơ bản hoàn toàn mới 
mẻ đối với ngành thư viện Việt Nam ở thời kỳ 
này. Những nội dung của chương trình đào 
tạo là những kiến thức chuyên môn được áp 
dụng ở Pháp và các nước châu Âu phát triển 
thời kỳ đó. Những nội dung đào tạo bao gồm 
toàn bộ những kiến thức và kỹ năng nghề thư 
viện: lý thuyết và thực hành. Trong đó nội 
dung thực hành chiếm thời lượng nhiều hơn 
để đảm bảo cho nhân lực có thể áp dụng vào 
thực tiễn hoạt động thư viện. Chương trình 
đào tạo ngắn hạn này góp phần tạo ra những 
viên chức thư viện đầu tiên tiếp cận với các 
tiêu chuẩn nghiệp vụ, cách thức tổ chức và 
hoạt động thư viện hiện đại, làm nòng cốt 
cho việc phát triển của thư viện Việt Nam sau 
này. Bên cạnh những nội dung có tính ứng 
dụng, chương trình đào tạo ngắn hạn cũng 
đã đưa vào một số nội dung có tính lý luận về 
thư viện học, lịch sử thư viện, lịch sử sách và 
chữ viết. Những nội dung đào tạo này là tiền 
đề cho sự phát triển của thư viện học ở Việt 
Nam sau này.
 _____________________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Marcel BOUTERON (1950). Vai trò của người 
làm công tác thư viện/ thủ thư (bibliothécaire), Thư 
viện, Số đặc biệt về giáo dục quốc gia, 12/1950, tr. 
52. (Membre de l’Instittut, Le rôle du Bibliothècaire, 
pp.52)
2. Ulysse ROBERT (1883). Tập hợp các văn bản 
luật (sắc lệnh, dụ, nghị định, thông tư, vv.) về các thư 
viện công cộng (huyện, đại học, trường học và đại 
chúng), Xuất bản dưới sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, 
H. Champion, Nhà sách, Paris, 1883. [Recueil de 
lois (décrets, ordonnances, arrêtés, circulaires etc.) 
concernant les bibliothèques publiques (communes, 
universitaires, scolaires et populaires) publié sous 
les auspices du Ministère de l’Instruction publique, 
H. Champion, Libraire, Paris, 1883.]
3. Nguyễn Văn Thâm, Vương Đình Quyền, Đào 
Thị Diến, Nghiêm Kỳ Hồng (2010). Lịch sử Lưu trữ 
Việt Nam. NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 
349tr.
4. J 1091 - Journal officel de l'Indochine 29 dec. 
1917. (Công báo Đông Dương ngày 29 tháng 12 
năm 1917, tr.194
5. J1143 - Journal officel de l'Indochine, 2e 
semestre 1930 (Công báo Đông Dương, quí 2 năm 
1930)
6. V0- 38. Création de la Directin des Archives et 
des Bibliothèques de l'Indochine, 1917,32fs- Phông 
Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương (Báo cáo của 
Paul Boudet về việc thành lập thư viện, 1917.)
7. A1, C.0 - 1014-04. Recueil des arrêtés du 
Gougal de l'Indochine portant les règlementations 
sur l'avancement, la solde, les indemnités, les 
congés, ... desfonctionnaires et agents en service 
en Indochine, 1921-1929, 121 fs.

File đính kèm:

  • pdfdao_tao_nhan_luc_thu_vien_thoi_ky_phap_thuoc.pdf