Đề thi cuối học kỳ II môn Thiết kế và công nghệ sản xuất sản phẩm dệt kim - Năm học 2012-2013 - Lê Song Thanh Quỳnh

Câu 1 : Nêu nguyên tắc chọn kim may và chỉ may trong quá trình sản xuất hàng dệt kim? (1.5đ)

Trả lời :

- Đối với hàng dệt kim, khi sử dụng kim may nên sử dụng kim đầu tròn mũi bi tròn để tránh

hiện tượng đầu kim có thể làm đứt các vòng sợi trong vải. Đối với các loại vải dệt kim mỏng và

vừa thì nên sử dụng kim đầu tròn mũi bi tròn nhỏ, còn đối với vải dệt kim nặng thì nên sử dụng

kim đầu tròn mũi bi tròn trung bình. Ngoài ra cũng phải chọn cỡ kim may phù hợp với chất liệu

vải và chỉ may. (0.75đ)

- Việc chọn chỉ may cho hàng dệt kim dựa vào những yếu tố như: cấu trúc và thành phần

của vải, trọng lượng vải, cường lực đường may, cỡ kim may Việc chọn thành phần nguyên liệu

của chỉ may phụ thuộc vào thành phần nguyên liệu của sợi tạo thành vải và yêu cầu sử dụng sản

phẩm. Nên chọn chỉ có thành phần nguyên liệu phù hợp với thành phần xơ sợi có trong vải. Ví dụ

như vải 100% poyester thì ta cũng nên chọn chỉ 100% polyester . (0.75đ)

pdf 3 trang yennguyen 9920
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi cuối học kỳ II môn Thiết kế và công nghệ sản xuất sản phẩm dệt kim - Năm học 2012-2013 - Lê Song Thanh Quỳnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi cuối học kỳ II môn Thiết kế và công nghệ sản xuất sản phẩm dệt kim - Năm học 2012-2013 - Lê Song Thanh Quỳnh

Đề thi cuối học kỳ II môn Thiết kế và công nghệ sản xuất sản phẩm dệt kim - Năm học 2012-2013 - Lê Song Thanh Quỳnh
Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM 
 Khoa Cơ Khí 
 Bộ Môn Kỹ Thuật Dệt May 
ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ II NĂM 2012-2013 
MÔN HỌC : THIẾT KẾ VÀ CNSX HÀNG DỆT KIM 
Thời gian : 70 phút 
(Sinh viên không sử dụng tài liệu) 
CÂU HỎI : 
Câu 1 : Nêu nguyên tắc chọn kim may và chỉ may trong quá trình sản xuất hàng dệt kim? (1.5đ) 
 Trả lời : 
- Đối với hàng dệt kim, khi sử dụng kim may nên sử dụng kim đầu tròn mũi bi tròn để tránh 
hiện tượng đầu kim có thể làm đứt các vòng sợi trong vải. Đối với các loại vải dệt kim mỏng và 
vừa thì nên sử dụng kim đầu tròn mũi bi tròn nhỏ, còn đối với vải dệt kim nặng thì nên sử dụng 
kim đầu tròn mũi bi tròn trung bình. Ngoài ra cũng phải chọn cỡ kim may phù hợp với chất liệu 
vải và chỉ may. (0.75đ) 
- Việc chọn chỉ may cho hàng dệt kim dựa vào những yếu tố như: cấu trúc và thành phần 
của vải, trọng lượng vải, cường lực đường may, cỡ kim mayViệc chọn thành phần nguyên liệu 
của chỉ may phụ thuộc vào thành phần nguyên liệu của sợi tạo thành vải và yêu cầu sử dụng sản 
phẩm. Nên chọn chỉ có thành phần nguyên liệu phù hợp với thành phần xơ sợi có trong vải. Ví dụ 
như vải 100% poyester thì ta cũng nên chọn chỉ 100% polyester . (0.75đ) 
Câu 2: Nêu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm dệt kim theo mức ảnh 
hưởng từ thấp đến cao? (2đ) 
 Trả lời : 
Sinh viên nêu đáp án theo đúng thứ tự sau : (1đ) 
 - Chất lượng của trang thiết bị trong dây chuyền sản xuất . 
 - Chất lượng phương pháp công nghệ . 
 - Chất lượng công tác của những người thực hiện công việc . 
 - Chất lượng nguyên vật liệu . 
 Sinh viên phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng sản phẩm may. (1đ) 
Câu 3 : Sử dụng biểu đồ xương cá để nêu các yếu tố ảnh hưởng đến định mức thời gian trong 
quá trình may hàng dệt kim? Phân tích các yếu tố thuộc về thuộc tính “vật liệu” của sản phẩm? 
(3đ) 
 Trả lời : Sinh viên vẽ được biểu đồ xương cá (2đ) 
Phân tích đúng các yếu tố về vật liệu (1đ) 
Câu 4 : Trình bày các phương pháp ủi hàng dệt kim? (1.5đ) 
 Trả lời : Sinh viên nêu và phân tích đúng các PP ủi hàng dệt kim bao gồm : 
- Ủi lật, ủi rẽ đường may. 
- Ủi định hình . 
- Ủi tạo hình . 
- Ủi hoàn tất sản phẩm . (1.5đ) 
Câu 5 : Trình bày 3 giai đoạn phát triển của công nghệ sản xuất “Seamless” (2đ) 
 Trả lời : 
 - Với sự phát triển của công nghệ, máy móc thiết bị ngày càng được cải tiến, 
công nghệ sản xuất “Seamless” bắt đầu thay đổi để mang lại năng suất cao hơn, hiệu quả tăng 
lên, chi phí lao động và nguyên liệu thấp đi, có sự nhất quán cao và đạt chất lượng tốt hơn. 
Công nghệ sản xuất “Seamless” đã phát triển qua 3 giai đoạn: 
 + Giai đoạn 1: Dệt từng chi tiết riêng rẽ.( Shaping) 
 + Giai đoạn 2: Dệt từng chi tiết riêng rẽ có sự kết hợp các chi tiết phụ.( 
Integral Knitting). 
 + Giai đoạn 3: Dệt toàn bộ sản phẩm.( Whole garment Knitting). 
 Sinh viên nêu đúng 3 giai đoạn được 1đ 
 Sinh viên phân tích đúng các đặc điểm của 3 giai đoạn được 1đ 
 Tp HCM, ngày 11 tháng 06 năm 2013 
 Cán Bộ Giảng Dạy 
 Lê Song Thanh Quỳnh 

File đính kèm:

  • pdfde_thi_cuoi_hoc_ky_ii_mon_thiet_ke_va_cong_nghe_san_xuat_san.pdf