Động lực và tiềm năng đào tạo đại học trực tuyến tại Việt Nam trong thời đại 4.0
B4.0 hiện nay. Sử dụng phương pháp thu thập, thống kê thông tin và phỏng vấn, tác giả đã chỉ ra ài viết nghiên cứu động lực và tiềm năng đào tạo đại học trực tuyến tại Việt Nam trong thời đại
động lực và thách thức đối với các bên liên quan; cũng như tiềm năng và thực trạng đào tạo trực tuyến đại
học tại Việt Nam hiện nay. Đào tạo đại học trực tuyến cho phép sinh viên, giảng viên dễ dàng tiếp cận công
nghệ mới, tiết kiệm thời gian, chi phí, đặc biệt trong bối cảnh khoảng cách địa lý và khủng hoảng an sinh
xã hội, dịch bệnh. Trong thời gian qua, mặc dù có tiềm năng lớn, đào tạo đại học trực tuyến tại Việt Nam
chưa được khai thác rộng rãi và triệt để. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp
và kiến nghị thúc đẩy triển khai đào tạo đại học trực tuyến tại Việt Nam trong thời gian tới.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Động lực và tiềm năng đào tạo đại học trực tuyến tại Việt Nam trong thời đại 4.0
Sè 139/2020 thương mại khoa học 1 2 13 24 39 47 55 62 MỤC LỤC KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ 1. Nguyễn Hoàng Việt, Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt, Nguyễn Mạnh Hùng và Phan Thanh Tú - Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển bền vững của các địa phương ở Việt Nam. Mã số: 139.1TrEM.11 Impacts of FDI on the Sustainability of Provinces in Vietnam 2. Nguyễn Thị Minh Nhàn và Bùi Thị Ánh Tuyết - Đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao ở địa phương. Mã số: 139.1HRMg.12 Suggested Research Model on the Factors Affecting Government Management in Developing High Quality Medical Human Resources at Localities QUẢN TRỊ KINH DOANH 3. Nguyễn Trần Hưng và Đỗ Thị Thu Hiền - Nghiên cứu những yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ 4G của người dùng Việt Nam. Mã số: 139.2NMkt.21 A Study on the Factors Affecting the Decision to Use 4G Services by Vietnamese Users 4. Lê Hà Trang - Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người tham gia bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam. Mã số: 139.2BMkt.21 The Factors Affecting the Satisfaction of Non-Life Insurance Policy Holders in Vietnam 5. Vũ Văn Hùng và Hồ Kim Hương - Vai trò của học vấn đối với hiệu quả sản xuất chè của nông hộ vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Mã số: 139.2OMIs.22 The role of education on tea production efficiency of farmers in the North Central Coast of Vietnam 6. Nguyễn Thu Hà - Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận biết thương hiệu của sinh viên đối với các công ty thương mại điện tử trên phương tiện truyền thông xã hội. Mã số: 139.2BMkt.21 The Factors Affecting Student Brand Identity towards E-commerce Enterprises via Social Media Ý KIẾN TRAO ĐỔI 7. Nguyễn Hoàng và Ngô Thanh Hà - Động lực và tiềm năng đào tạo đại học trực tuyến tại Việt Nam trong thời đại 4.0. Mã số: 139.3OMIs.32 Online Tertiary Training Motivation and Potential in Vietnam in the Industrial Revolution 4.0 ISSN 1859-3666 1 ?1. Mở đầu Công nghệ 4.0 đã và đang trở thành xu hướng phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới. Việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu dần trở nên phổ biến ở các lĩnh vực từ sản xuất, kinh doanh, mua bán, đến đời sống hàng ngày. Thông qua công cụ, internet, điện toán đám mây, điện toán nhận thức, con người dần thu hẹp khoảng cách địa lý. Các hoạt động ở khắp mọi nơi được diễn ra thông suốt liên tục, đạt hiệu quả cao. Không nằm ngoài xu thế đó, áp dụng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực giáo dục là phương pháp tối ưu được nhiều cơ sở giáo dục trên thế giới nghiên cứu, phát triển. Hiện nay, học viên có nhu cầu thay đổi thời gian học tập linh hoạt để có thể vừa học vừa làm, cũng như đẩy nhanh tiến độ học. Bên cạnh đó, nhiều học viên có nhu cầu học tập, nghiên cứu từ xa do không có điều kiện tới các cơ sở giáo dục. Công nghệ 4.0 có thể giúp học viên đạt được các nhu cầu này. Học viên ở các khu vực xa trung tâm, trường học hoàn toàn có thể hoàn thành chương trình học từ xa theo chương trình của các trường nước ngoài. Đặc biệt hơn, đào tạo trực tuyến sử dụng công nghệ 4.0 còn cho phép chương trình đào tạo của các trường đại học không bị gián đoạn ngay cả trong bối cảnh dịch bệnh truyền nhiễm như dịch SARS năm 2003, dịch Ebola, hay hiện nay mở đầu 2020 là dịch viêm phổi cấp Covid-19. Xuất phát từ tính cấp thiết của công nghệ 4.0 đối với hoạt động giáo dục đại học, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá động lực và tiềm năng đào tạo trực tuyến đại học tại Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về hoạt động triển khai và các mô hình đào tạo trực tuyến tại các trường đại Sè 139/202062 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học ĐỘNG LỰC VÀ TIỀM NĂNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI 4.0 Nguyễn Hoàng Trường Đại học Thương mại Email: nguyenhoang@tmu.edu.vn Ngô Thanh Hà Trường Đại học Thương mại Email: Ngothanhha@tmu.edu.vn Ngày nhận: 31/01/2020 Ngày nhận lại: 26/02/2020 Ngày duyệt đăng: 03/03/2020 B ài viết nghiên cứu động lực và tiềm năng đào tạo đại học trực tuyến tại Việt Nam trong thời đại 4.0 hiện nay. Sử dụng phương pháp thu thập, thống kê thông tin và phỏng vấn, tác giả đã chỉ ra động lực và thách thức đối với các bên liên quan; cũng như tiềm năng và thực trạng đào tạo trực tuyến đại học tại Việt Nam hiện nay. Đào tạo đại học trực tuyến cho phép sinh viên, giảng viên dễ dàng tiếp cận công nghệ mới, tiết kiệm thời gian, chi phí, đặc biệt trong bối cảnh khoảng cách địa lý và khủng hoảng an sinh xã hội, dịch bệnh. Trong thời gian qua, mặc dù có tiềm năng lớn, đào tạo đại học trực tuyến tại Việt Nam chưa được khai thác rộng rãi và triệt để. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị thúc đẩy triển khai đào tạo đại học trực tuyến tại Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: đào tạo, đại học, đào tạo đại học trực tuyến, thời đại 4.0, Việt Nam. học, tác giả tiến hành đề xuất một số giải pháp thúc đẩy triển khai đào tạo đại học trực tuyến tại Việt Nam, qua đó góp phần thúc đẩy chất lượng hoạt động giáo dục tại các trường đại học tại Việt Nam hiện nay. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Tổng quan về đào tạo trực tuyến và ứng dụng trong đào tạo đại học Định nghĩa đào tạo trực tuyến Có nhiều định nghĩa khác nhau về đào tạo trực tuyến (E-learning). Theo nghĩa hẹp, đào tạo trực tuyến là hoạt động học tập thông qua internet (Jones,2003). Theo nghĩa rộng hơn, hoạt động đào tạo trực tuyến có thể được thực hiện thông qua Internet, mạng nội bộ, âm thanh, video, phát sóng vệ tinh, TV tương tác và CD-ROM. Hoạt động này không chỉ phân phối nội dung, mà còn cho phép người giảng dạy và các học viên tương tác với nhau. Ngoài ra, trong thời đại bùng nổ phát triển điện thoại di động thông minh như hiện nay, khái niệm này có thể được mở rộng hơn, có thể được thực hiện thông qua điện thoại di động, máy tính bảng và các ứng dụng học tập không dây. Theo đó, người giảng dạy có thể truyền tải nội dung học, hình ảnh, âm thanh, video thông qua đường truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX). Về cơ bản, các cá nhân hay các tổ chức đều có thể tự lập ra một trường học trực tuyến. Giáo dục trực tuyến là hình thức sử dụng công nghệ điện tử trong hoạt động giáo dục như giảng dạy, hướng dẫn, đào tạo, nghiên cứu, học tập, (Ong và các cộng sự, 2004; Trần Thị Lan Thu, 2019). Lịch sử đào tạo trực tuyến đại học Đào tạo trực tuyến đã xuất hiện trên thế giới từ những năm 90 của thế kỷ 20. Hình thức giáo dục điện tử đầu tiên là đào tạo trên máy tính (CBT). Đây được coi là nền tảng của đào tạo trực tuyến hiện nay (Garrison, 2011). Theo đó, hệ thống CBT yêu cầu kết nối máy tính cá nhân với các đa phương tiện khác, ví dụ CD-ROM. Bản thân hệ thống này là một tiến bộ lớn, mặc dù nội dung của hình thức này chưa được kỹ lưỡng và đầy đủ tính năng như đào tạo trực tuyến sau này, tuy nhiên hoạt động giáo dục đã không bị giới hạn bởi thời gian hay địa điểm. Cùng với sự phát triển của CBT là sự phát triển của internet và hệ thống website tại Hoa Kỳ. Hệ thống web đã được cải tiến thành www (web toàn cầu) nổi tiếng và phổ biến hiện nay. Chương trình đào tạo trực tuyến dựa trên web mới (WBT) đã được hình thành. Các chương trình mới được tạo ra cho phép giáo viên và học viên có thể tương tác, giao tiếp với nhau. Hệ thống mới này tương ứng với hệ thống ngày nay (Tsang và các cộng sự, 2007). Hệ thống WBT đã lan truyền nhanh chóng và được cải thiện. Để phát triển hình thức này, dự án ODL NET (Mạng giáo dục mở và từ xa) được triển khai nhằm mở rộng khả năng tiếp xúc với các quốc gia khác. Dự án này được phát triển trong khuôn khổ chương trình châu Âu, tập trung vào việc truyền bá giáo dục trực tuyến dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Mục tiêu quan trọng là để cải thiện chất lượng giảng dạy trực tuyến thông qua sử dụng phương pháp học tập và phương pháp công nghệ mới. Thời điểm ban đầu, có tám quốc gia châu Âu tham gia vào dự án này, gồm: Vương quốc Anh, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Phần Lan, Síp và Cộng hòa Séc. Sau đó, chương trình đã lan rộng ra toàn thế giới. Tại Việt Nam, giáo dục điện tử đã phát triển từ rất sớm, tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, hình thức đào tạo này mới được quan tâm và áp dụng rộng rãi hơn. Hiện nay, trên thế giới, đào tạo trực tuyến tập trung đặc biệt vào các tổ chức giáo dục đại học, áp dụng cho việc sử dụng các hệ thống học tập dựa trên web để hỗ trợ giáo dục đại học trực tuyến (Garrison, 2011). Hoạt động đào tạo đại học trực tuyến không yêu cầu nhiều kỹ năng máy tính, mặc dù thành thạo máy tính và phần mềm (đặc biệt là trình duyệt Web) giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận kiến thức (Tarhini và các cộng sự, 2013). Hoạt động đào tạo đại học trực tuyến có ba loại chính: (i) Tự học theo tiến độ quy định; (ii) chủ động xác định thời khóa biểu và (iii) học theo thời khóa biểu riêng. Đào tạo đại học trực tuyến cho phép sinh viên xem lại các tài liệu khi cần thiết. Đồng thời, các câu hỏi trực tuyến có các câu trả lời được lập trình sẵn. Đặc điểm của đào tạo trực tuyến đại học Hoạt động đào tạo trực tuyến đại học cho phép sinh viên tham dự các lớp học mọi lúc khi cần hoặc cho đến khi tài liệu khóa học được hoàn thành. Điều này sẽ tạo ra một môi trường chủ động, khi đó giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn kiến thức (McCombs, 2011). 63 ? Sè 139/2020 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học ?Trong đào tạo trực tuyến có tương tác không đồng bộ, học viên tham gia đào tạo cùng một người hướng dẫn và các học viên khác, tuy nhiên không cùng một thời điểm. Ngược lại, trong đào tạo trực tuyến có tính tương tác đồng bộ, học viên có thể nhận được phản hồi từ người hướng dẫn hoặc từ các bạn học. Đào tạo trực tuyến đồng bộ cũng cho học viên có thời gian xem xét các câu trả lời, góp phần nâng cao khả năng tư duy của họ (McCombs, 2011; Trần Thanh Điện và Nguyễn Thái Nghe, 2017). Đồng thời, đào tạo trực tuyến đồng bộ khuyến khích nỗ lực của các thành viên trong các hoạt động học tập nhóm. Cách tiếp cận này coi người học là trung tâm của hoạt động đào tạo. Trong đào tạo trực tuyến đồng bộ, học viên tham dự các bài giảng trực tiếp qua máy tính và đặt câu hỏi qua e-mail hoặc trò chuyện trực tuyến theo thời gian thực. Phương pháp này tương tự như thực hiện hoạt động giảng dạy trực tuyến. Ưu và nhược điểm của đào tạo trực tuyến đại học Đào tạo trực tuyến khi được các trường đại học áp dựng đào tạo trực tuyến cũng có ưu và nhược điểm (Callan và cộng sự, 2010; Trần Thanh Điện và Nguyễn Thái Nghe, 2017; Trần Thị Lan Thu, 2019). Cụ thể, các ưu điểm gồm: - Tiết kiệm thời gian và chi phí giảng dạy - Khả năng sử dụng linh hoạt mọi lúc mọi nơi. Nói cách khác, đào tạo đại học trực tuyến cho phép sinh viên truy cập các tài liệu từ bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào. - Truy cập vào các tài nguyên và tài liệu trên toàn cầu, đáp ứng mọi nhu cầu về kiến thức và sở thích cho sinh viên. - Cho phép sinh viên chủ động thời gian biểu học tập, góp phần giảm căng thẳng và tăng sự hài lòng trong quá trình học tập của sinh viên. - Đào tạo đại học trực tuyến cho phép tăng cường tương tác giữa sinh viên và người dạy của họ thông qua sử dụng email, bảng thảo luận. - Sinh viên có khả năng theo dõi tiến trình học tập của mình. - Sinh viên có thể học thông qua nhiều hoạt động áp dụng, nhiều cách học khác nhau - Đào tạo đại học trực tuyến giúp sinh viên phát triển kiến thức sử dụng các công nghệ Internet, cũng như các công nghệ mới nhất trên thế giới. - Đào tạo đại học trực tuyến góp phần cải thiện chất lượng dạy và học thông qua hỗ trợ các phương pháp giảng dạy trực tuyến. Mặc dù đào tạo đại học trực tuyến có nhiều lợi thế, tuy nhiên, hoạt động này vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. So với đào tạo truyền thống, mối liên Sè 139/202064 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học Bảng 1: Đặc điểm đào tạo trực tuyến đại học (Nguồn: Wagner và cộng sự (2008, tr 2)) ĈһFÿLӇm Thuӝc tính éQJKƭD Ví dө thӵc tӃ Khҧ QăQJ ÿӗng bӝ Không ÿӗng bӝ TruyӅn tҧi nӝLGXQJÿjRWҥo tҥi mӝt thӡLÿLӇm khác vӟi thӡLÿLӇm hӑc tұp cӫa sinh viên Mô-ÿXQEài giҧng gӱi qua Email Ĉӗng bӝ TruyӅn tҧi nӝLGXQJÿjRWҥo cùng thӡLÿLӇm vӟi thӡLÿLӇm hӑc tұp cӫa sinh viên Bài giҧng trӵc tuyӃn thông qua video Vӏ trí Cùng vӏ trí Sinh viên sӱ dөng ӭng dөng cùng mӝt vӏ trí vӟi giҧng viên và các sinh viên khác Sӱ dөQJ*66ÿӇ giҧi quyӃt vҩn ÿӅ trong lӟp hӑc Phân tán Sinh viên sӱ dөng ӭng dөng tҥLFiFÿӏDÿLӇm khác nhau, tách biӋt vӟLFiFVLQKYLrQNKiFYjQJѭӡi Kѭӟng dүn Sӱ dөng *66ÿӇ giҧi quyӃt vҩn ÿӅ tӯ các vӏ trí phân tán Tính ÿӝc lұp Cá nhân Sinh viên làm viӋFÿӝc lұp vӟLQKDXÿӇ hoàn thành nhiӋm vө hӑc tұp Sinh viên hoàn thành các mô-ÿXQ hӑc tұSÿLӋn tӱ mӝt cách tӵ ÿӝng Tұp thӇ Sinh viên cùng nhau hoàn thành nhiӋm vө hӑc tұp Sinh viên tham gia các diӉQÿjQ thҧo luұQÿӇ chia sҿ êWѭӣng Tính hiӋQÿҥi ĈiӋn tӱ Tҩt cҧ nӝLGXQJÿѭӧc truyӅntҧi thông qua công nghӋ, không có yӃu tӕ trӵc diӋn ĈLӋn tӱ cho phép kích hoҥt khóa hӑc tӯ xa Hӛn hӧp ĈjRWҥo trӵc tuyӃn ÿѭӧc sӱ dөQJÿӇ bә sung cho viӋc hӑc trên lӟp hӑc truyӅn thӕng Các bài giҧng trên lӟSÿѭӧFWăQJ Fѭӡng thông qua các bài tұp thӵc hành trên máy tính hệ trực tiếp giữa học viên với người giảng viên trong đào tạo trực tuyến đại học ít hơn. Sinh viên không có tương tác nhiều với giảng viên và các bạn sinh viên khác. Bên cạnh đó, hoạt động đào tạo trực tuyến phụ thuộc nhiều vào internet, đường truyền tín hiệu và các công cụ công nghệ. Chính vì vậy, quá trình học có thể xảy ra gián đoạn do các sự cố thiết bị như mất tín hiệu internet, hỏng máy tính,... Đào tạo đại học trực tuyến đòi hỏi sinh viên cần có máy tính và mạng internet. Điều này gây ra hạn chế đối với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn (Wagner và cộng sự, 2008). Ngoài ra, theo Bouhnik và Marcus (2006), đào tạo đại học trực tuyến chưa khuyến khích sinh viên tự giác học tập, nghiên cứu, cũng như không tạo ra không khí học tập trong các hệ thống học tập điện tử. Thêm vào đó, đào tạo đại học trực tuyến giảm thiểu mức độ tiếp xúc, tương tác giữa sinh viên và giảng viên. 2.2. Triển khai và các mô hình đào tạo trực tuyến tại các trường đại học Triển khai đào tạo trực tuyến tại các trường đại học Mặc dù đào tạo đại học trực tuyến đem lại nhiều lợi ích trong tăng cường hiệu quả của hoạt động giáo dục đại học, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh truyền nhiễm như dịch SARS năm 2003, dịch Ebola và Covid-19 như hiện nay. Tuy nhiên, hoạt động này sẽ không thể phổ biến nếu người dùng có xu hướng không chấp nhận và không biết cách sử dụng, vận hành hệ thống. Do đó, việc triển khai đào tạo đại học trực tuyến phụ thuộcvào khả năng sẵn sàng sử dụng công nghệ của sinh viên cũng như giảng viên. Chính vì vậy, sinh viên, giảng viên, và các nhà hoạch định chính sách cần phải quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo đại học trực tuyến, góp phần nâng cao trải nghiệm học tập của sinh ... châu Á có thị trường đào tạo đại học trực tuyến phát triển nhanh. Thị trường đào tạo trực tuyến tại Việt Nam có tiềm năng lớn với tốc độ tăng trưởng doanh thu hơn 40% mỗi năm, ước tính quy mô thị trường khoảng 2 tỷ USD, tỷ lệ tăng trưởng 44,3%. Đồng thời, Việt Nam cũng nằm trong top 10 thị trường có tốc độ tăng trưởng đào tạo trực tuyến lớn nhất thế giới trong năm 2018. Giá trị của các công ty công nghệ chuyên về giáo dục được ước tính hơn 190 tỷ USD vào năm 2018 và dự kiến vượt 300 tỷ USD vào năm 2025. Thêm vào đó, hiện nay, tại Việt Nam, hơn 50% dân số nối internet cá nhân, người dùng chủ yếu là giới trẻ với nhu cầu học tập cao. Hầu hết tất cả mọi người đều có smartphone, cũng như các thiết bị công nghệ như máy tính bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, Vì vậy, đào tạo trực tuyến tại Việt Nam thực sự là một thị trường giàu tiềm năng. Trong tương lai, Việt Nam sẽ tiếp tục tạo ra sức hút đầu tư lớn vào lĩnh vực này, không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà còn cả các nhà đầu tư nước ngoài. Nền kinh tế tri thức tại Việt Nam tạo ra nhu cầu lớn về đào tạo và nâng cấp liên tục kỹ năng. Số lượng sinh viên ngày càng gia tăng. Theo số liệu của Bộ GD&ĐT, năm học 2018-2019, cả nước có hơn 23,5 triệu học sinh, sinh viên, tăng hơn một triệu về số lượng so với năm học trước. Bên cạnh đó, sinh viên ngày càng có nhu cầu linh hoạt về thời gian học tập. Chính vì vậy, đây là tiềm năng vô cùng lớn để phát triển đào tạo trực tuyến đại học tại Việt Nam. Đặc biệt, với diễn biến thời tiết, dịch bệnh CoVid-19 ngày càng phức tạp như hiện nay, đào tạo đại học trực tuyến đã thể hiện rõ vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động học tập của sinh viên. Thực trạng đào tạo trực tuyến đại học hiện nay tại Việt Nam Đầu những năm 2010, Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện một số doanh nghiệp tiên phong với mô hình đào tạo trực tuyến như Violet.vn, Topica, Đến nay, các doanh nghiệp này khá thành công và dần tạo được vị thế trên thị trường. Chứng minh rằng, sinh viên Việt Nam có khả năng thích ứng nhanh và sẵn sàng tham gia đào tạo trực tuyến, ứng dụng công nghệ giáo dục ở các cấp học cao hơn. Rất nhiều trường đại học đã mở các khóa học đào tạo trực tuyến, chủ yếu là các khóa đào tạo liên kết với các trường nước ngoài, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia và lấy bằng của cơ sở giáo dục ngoài nước khi không có điều kiện ra theo học. Rất nhiều trường đầu tư, quan tâm tới phương pháp giáo dục này, chủ động cử giáo viên, nhân viên học tập, tập huấn để triển khai công nghệ trong hoạt động đào tạo của trường. Theo số liệu thống kê của Công ty More (www.idgvv.com.vn) cho thấy, hoạt động giáo dục trực tuyến tại Việt Nam cung cấp chủ yếu một số nhóm dịch vụ: Cung cấp khóa học ngoại ngữ, các 69 ? Sè 139/2020 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học ?chương trình ôn thi/bài giảng kiến thức phổ thông (cấp 2, cấp 3) và khóa học kỹ năng. Theo số liệu nghiên cứu thống kê của phòng nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các trường đại học thời gian qua đã vận dụng yếu tố công nghệ vào giảng dạy làm cho hoạt động trở nên hiệu quả, sinh động, tăng sự tương tác giữa giáo viên và người học. Tuy nhiên, mặc dù có tiềm năng khá lớn, nhưng đào tạo trực tuyến hiện nay tại Việt Nam chưa được khai thác rộng rãi và triệt để. Chưa có trường đại học nào áp dụng hoàn toàn chương trình giáo dục điện tử. Việc áp dụng mới chỉ dừng lại ở một số bộ môn, một số môn. Hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng cho hoạt động đào tạo trực tuyến còn sơ sài. Các trường đại học hầu như chưa có phòng học trực tuyến mà tận dụng các phòng học, phòng họp để thực hiện hoạt động giáo dục trực tuyến. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên của nhiều trường đại học chưa thành thạo công nghệ để có thể giảng dạy và trực tiếp hỗ trợ sinh viên kịp thời. Đội ngũ nhân viên hỗ trợ còn khá ít, chủ yếu là các thầy cô của bộ môn công nghệ thông tin, tin học phụ trách, Mặt khác, nhiều sinh viên chưa có điều kiện mua các thiết bị phục vụ cho hoạt động đào tạo trực tuyến như máy tính, mạng internet, Điều này cũng gây ra nhiều khó khăn để triển khai đào tạo trực tuyến diện rộng tại Việt Nam hiện nay. 5. Một số giải pháp và kiến nghị thúc đẩy triển khai đào tạo đại học trực tuyến tại Việt Nam Nhằm vượt qua những thách thức cũng như tạo động lực triển khai đào tạo đại học trực tuyến tại Việt Nam, tác giả tiến hành đề xuất một số giải pháp như sau: Một là, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các đại học, trường đại học không nên coi ĐTTT chỉ là một phương pháp đào tạo đại học có tính tình thế trong bối cảnh phương pháp đào tạo truyền thống là không khả thi như tác động của dịch bệnh COVID-19 hiện tại, mà nó - dưới tác động của các thành tựu của công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở nên là một công nghệ đào tạo đại học hiện thực và ngày càng hoàn thiện hữu hiệu, là phương pháp tổ chức đào tạo có tính chiến lược toàn cục và dài hạn khi được tích hợp hiệu quả với phương pháp đào tạo đại học truyền thống. Điều đó có nghĩa, Chính phủ thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có nghiên cứu toàn diện và đưa vào trong Chiến lược đổi mới căn bản và toàn diện đào tạo đại học Việt Nam như là một hợp phần về Chiến lược phát triển đào tạo trực tuyến, trong đó chỉ rõ vai trò của 4 tác nhân chính: Nhà mạng, Nhà cung cấp các dịch vụ mạng hỗ trợ ĐTTT, Trường Đại học - nhà cung cấp dịch vụ ĐTTT, Học viên - khách hàng dịch vụ). Trên cơ sở đó các đại học, trường đại học đặc biệt là các trường ĐH khối xã hội - nhân văn nói chung và kinh tế - quản trị kinh doanh nói riêng cần có một thiết kế chi tiết một công nghệ đào tạo cho phù hợp với điều kiện và tiềm lực môi trường để tích hợp có hiệu năng giữa đào tạo truyền thống và đào tạo trực tuyến. Hai là, Nhà nước cần xây dựng các chính sách về vốn, nhân lực nhằm khuyến khích các trường đại học áp dụng và nhân rộng đào tạo trực tuyến 4.0. Các chính sách cần xây dựng phù hợp với đặc điểm của các trường đại học tại Việt Nam hiện nay và thực trạng, nhu cầu về đào tạo trực tuyến ngoài thị trường. Ba là, các trường đại học cần chủ động triển khai công tác phổ biến về phương pháp, kỹ năng sử dụng công nghệ, tin học của đội ngũ giảng viên cũng như sinh viên của trường. Các trường có thể mở các lớp tin học trước khi bắt đầu chương trình đào tạo, hoặc thuê các đơn vị đào tạo công nghệ từ bên ngoài để hướng dẫn chi tiết cho sinh viên, giảng viên. Đồng thời, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các kỹ thuật viên đào tạo trực tuyến, tiến hành đánh giá được vai trò và trách nhiệm của quản trị viên và các kỹ thuật viên cũng như những người hướng dẫn kỹ thuật. Bốn là, các trường đại học cần nâng cấp hạ tầng công nghệ phục vụ hoạt động đào tạo trực tuyến. Hạ tầng công nghệ đóng vai trò quan trọng, quyết định thành công việc triển khai đào tạo trực tuyến. Xây dựng hạ tầng công nghệ phải trong dài hạn, tính toán những bất cập, khó khăn hay xu hướng sử dụng có thể xảy đến trong tương lai. Chính vì vậy, các trường đại học cần có mức đầu tư hợp lý nhằm thực hiện được đầy đủ các hạng mục và không ảnh hưởng tới quá trình học tập của sinh viên. Năm là, các trường đại học cần hỗ trợ thiết bị học tập cho sinh viên. Để khắc phục thực trạng sinh viên không đủ điều kiện trang bị học tập, mỗi trường đại Sè 139/202070 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học học có thể xây dựng các phòng máy tính cho sinh viên sử dụng, hỗ trợ học bổng hoặc xây dựng chính sách giảm học phí. Điều này giúp sinh viên có đủ điều kiện để tham gia các khóa học trực tuyến. Sáu là, các trường đại học cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu mở thêm các khóa đào tạo trực tuyến, nhằm hướng tới sự thay đổi toàn diện cả về chất và lượng cho đào tạo trực tuyến 4.0 ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay. Đào tạo trực tuyến có nhiều ưu điểm, tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Vì vậy, để triển khai thành công các khóa học trực tuyến, các trường đại học cần nghiên cứu thật kỹ, áp dụng có lộ trình cụ thể. Ban đầu, có thể kết hợp các phương pháp giáo dục truyền thống, sau đó mở rộng và thay thế dần. Không nên thay đổi đột ngột, gây khó khăn trong khả năng hòa nhập của sinh viên và giảng viên. Bảy là, các trường đại học cần thực hiện tuyên truyền, nhân rộng, các chiến dịch quảng bá chương trình đào tạo trực tuyến. Điều này góp phần đưa hình thức đào tạo trực tuyến đến với mọi người, khuyến khích tinh thần học tập của sinh viên cũng như rút ngắn những rào cản mà đào tạo truyền thống mang lại.. Tám là, các trường đại học cần thường xuyên tổ chức hoạt động tự đánh giá các chương trình đào tạo trực tuyến của mình để có thể tìm ra nhược điểm, cũng như rút kinh nghiệm các khó khăn, sai lầm mắc phải. Bên cạnh đó, các trường đại học cần thực hiện điều tra ý kiến sinh viên, giảng viên về đánh giá mức độ tiện ích, hợp lý của chương trình học. Ý kiến của giảng viên và sinh viên sẽ đảm bảo tính khách quan, thực tế vì đây là đối tượng trực tiếp tham gia đào tạo trực tuyến 4.0. 6. Kết luận Nghiên cứu phân tích và đánh giá thực trạng động lực và tiềm năng đào tạo đại học trực tuyến tại Việt Nam trong thời đại 4.0 hiện nay. Kết quả cho thấy đa số giảng viên và các chuyên gia đều cho rằng sử dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động giảng dạy và đào tạo đại học là phương pháp học tiến tiến, tạo ra một số thuận lợi nhất định mà hình thức giáo dục truyền thống không đem lại. Về tiềm năng và thực trạng triển khai đào tạo đại học trực tuyến, đào tạo trực tuyến đại học đang là phân ngành phát triển nhanh nhất của thị trường giáo dục toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Theo đánh giá, Việt Nam nằm trong top các quốc gia châu Á có thị trường phát triển nhanh về giáo dục trực tuyến. Đặc biệt, với diễn biến thời tiết, dịch bệnh ngày càng phức tạp, điển hình như dịch Covid-19 hiện nay, đào tạo đại học trực tuyến đã thể hiện rõ vai trò trong việc duy trì hoạt động học tập của sinh viên. Tuy nhiên, mặc dù có tiềm năng khá lớn, đào tạo đại học trực tuyến hiện nay tại Việt Nam chưa được khai thác rộng rãi, triệt để và còn tồn tại nhiều thách thức với các bên liên quan. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị thúc đẩy triển khai đào tạo đại học trực tuyến tại Việt Nam. Cụ thể, các trường đại học cần chủ động triển khai công tác phổ biến về phương pháp, kỹ năng sử dụng công nghệ, tin học hay nâng cấp hạ tầng công nghệ phục vụ hoạt động đào tạo trực tuyến, Bên cạnh đó, các trường đại học cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để có thể triển khai thành công mô hình đào tạo đại học trực tuyến trong thời đại 4.0 tại Việt Nam.u Tài liệu tham khảo: 1. Bouhnik, D.Marcus, T. (2006), Interaction in Distance-Learning Courses, Journal of the American Society for Information Science and Technology, 57, 299-305. 2. Callan, V.J.Bowman, K., & Framework, A. F. L. (2010), Sustaining E-Learning Innovations: A Review of the Evidence and Future Directions: Final Report, November 2010. 3. Garrison, D.R. (2011), E-Learning in the 21st Century: A Framework for Research and Practice, Taylor & Francis. 4. Huỳnh Đệ Thủ (2019), Hệ thống đào tạo trực tuyến E-Learning tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh: Nghiên cứu đánh giá và kiến nghị, Phát triển & Hội nhập, Số 46 (56) - Tháng 05 - 06/2019. 5. Jones A.J. (2003), ICT and Future Teachers: Are we preparing for e-Learning?, the IFIP Working Groups 3.1 and 3.3 Conference: ICT and the Teacher of the Future, January 27-31, 2003, Melbourne, Australia. 71 ? Sè 139/2020 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học 6. Liaw, S. S & Huang, H. M. (2011), A Study of Investigating Learners Attitudes toward E- Learning, International Conference on Distance Learning and Education Vol. 12, pp. 28-32. 7. McCombs, B. (2011), Learner-Centered Practices: Providing the Context for Positive Learner Development, Motivation, and Achievement (Chapter 7), Handbook of Research on Schools, Schooling, and Human Development. Mahwah, NJ: Erlbaum. 8. Moravec, T., Stepanek, P., & Valenta, P. (2015), The Influence of Using E-Learning Tools on the Results of Students at the Tests, Procedia Social and Behavioural Sciences, 176, 81-86. 9. Nguyễn Minh Tân (2015), Nghiên cứu mô hình và đề xuất giải pháp đào tạo trực tuyến hỗ trợ một số môn học, ngành học tại Trường Đại học Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, 133(03)/1: 167 - 172. 10. Ong, C-S.Lai, J.-Y & Wang, Y-S. (2004), Factors affecting engineers’ acceptance of asyn- chronous e-learningsystems in high-tech compa- nies, Information & Management 41 (6), 795-804. 11. Tarhini, A.Hassouna, M. Abbasi, M.S & Orozco (2015), Towards the Acceptance of RSS to Support Learning: An empirical study to validate the Technology Acceptance Model in Lebanon, Electronic Journal of e-Learning 13(1), 30-41. 12. Tarhini, A.Hone, K & Liu, X. (2013), Extending the TAM to Empirically Investigate the Students’ Behavioural Intention toUse E- Learning in Developing Countries, Science and Information Conference (IEEE), United Kingdom, 07-09 Oct 2013. 13. Tarhini, A.Hone, K & Liu, X. (2014), The effects of individual differences on e-learning users’ behaviour in developing countries: A structural equation model, Computers in Human Behavior, 41, 153-163. 14. Tsang, P., Kwan, R., & Fox, R. (2007), Enhancing Learning through Technology, World Scientific. 15. Trần Thanh Điện, Nguyễn Thái Nghe (2017), Các mô hình E-learning hỗ trợ dạy và học, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số chuyên đề: Công nghệ thông tin (2017): 103-111. 16. Trần Thị Lan Thu (2019), Quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ quản lý giáo dục, Viện Hàn lâm Khoa học & Xã hội Việt Nam - Học viện Khoa học & Xã hội. 17. Wagner, N.Hassanein, K & Head, M. (2008), Who is responsible for E-Learning Success in Higher Education? A Stakeholders' Analysis, Educational Technology & Society, 11 (3), 26-36. Summary The study looks at the motivation and potential of online tertiary training in Vietnam during the ongoing Industrial Revolution 4.0. In employing methods of data collection and statistics and inter- views, the researchers identify the motivations and challenges to the stakeholders as well as the poten- tial and situation of online tertiary training in Vietnam at present. Online training allows students and lecturers to easily access new technologies and save time and resources especially in the context of geographical distance, social security crisis, and dis- eases and epidemic. In the recent time, despite great potentials, online tertiary training in Vietnam hasn’t been exploited intensively and extensively. On the basis of their study, the researchers suggest several solutions to enhancing online tertiary training in Vietnam in the coming time. Sè 139/202072 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học
File đính kèm:
- dong_luc_va_tiem_nang_dao_tao_dai_hoc_truc_tuyen_tai_viet_na.pdf