Giáo án Chính trị trung cấp

BÀI MỞ ĐẦU

ĐỐI TƯỢNG – NHIỆM VỤ MÔN HỌC CHÍNH TRỊ

1. Đối tượng nghiên cứu, học tập

Chính trị là một môn học bắt buộc trong chương trình dạy nghề dài hạn

(Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề) và là một trong những môn thi tốt nghiệp

của tất cả các ngành nghề đào tạo.

Nghiên cứu học tập môn học này, chúng ta tập trung vào những vấn đề

sau:

- Khái quát về sự hình thành chủ nghĩa Mác – Lênin, sự ra đời và phát

triển của học thuyết lý luận cách mạng về chủ nghĩa xã hội cũng như cách

thức xây dựng một nhà nước xã hội hiện thực.

- Tìm hiểu về bản chất của chủ nghĩa xã hội cũng như các giai đoạn phát

triển của chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt đi sâu nghiên cứu về thời kỳ quá độ

tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh với các nội

dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị, văn hóa – xã hội, tư

tưởng nhân văn đạo đức Hồ Chí Minh. Đặc biệt, qua tấm gương đạo đức

mẫu mực của Hồ Chí Minh cho chúng ta học tập và làm theo được gì để

góp phần xây dựng đất nước trong thời đại mới.

- Những quan điểm về đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta và

những nội dung cơ bản về: hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội

chủ nghĩa; Đẩy mạnh Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá gắn với phát triển

kinh tế tri thức; Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã

hội.

- Tìm hiểu về giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam về sự ra đời và

quá trình phát triển. Quan điểm của Đảng ta về phát triển giai cấp công

nhân trong thời đại mới, đặc biệt đối với học sinh Trường Trung cấp nghề

KTNV Tôn Đức Thắng.

2. Chức năng, nhiệm vụ

- Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối phát triển kinh tế, chính trị của

Đảng cộng sản Việt Nam và truyền thống quý báu của dân tộc, của giai cấp

công nhân và Công đoàn Việt Nam.

- Góp phần đào tạo người lao động bổ sung vào đội ngũ giai cấp công

nhân, tham gia vào tổ chức công đoàn Việt Nam, giúp người học nghề tự ý

thức rèn luyện, học tập đáp ứng yêu cầu về tri thức và phẩm chất chính trị

phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

pdf 47 trang yennguyen 8981
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chính trị trung cấp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Chính trị trung cấp

Giáo án Chính trị trung cấp
 Mục lục 
 Trang 1 
MỤC LỤC 
MỤC LỤC......................................................................................................... 1 
BÀI MỞ ĐẦU: ĐỐI TƯỢNG – NHIỆM VỤ MÔN HỌC CHÍNH TRỊ ........ 3 
1. Đối tượng nghiên cứu, học tập ............................................................... 3 
2. Chức năng, nhiệm vụ.............................................................................. 3 
3. Phương pháp và ý nghĩa học tập ............................................................ 4 
3.1. Phương pháp .................................................................................... 4 
3.2. Ý nghĩa học tập ................................................................................ 4 
BÀI 1 . KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN 6 
1. C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập học thuyết Mác ................................. 6 
1.1. Các tiền đề hình thành ..................................................................... 6 
1.2. Sự ra đời và phát triển học thuyết Mác (1848 - 1895)..................... 7 
2. V.I. Lênin phát triển học thuyết Mác (1895 - 1924) .............................. 8 
2.1. Sự phát triển về lý luận cách mạng.................................................. 8 
2.2. Chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực .............................. 9 
3. Chủ nghĩa Mác - Lênin từ 1924 đến nay................................................ 9 
3.1. Sự phát triển về lý luận cách mạng ................................................. 9 
3.2. Đổi mới xây dựng xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực .............. 10 
BÀI 2. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở 
VIỆT NAM .........................................................................................................
 12 
1. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI......................................................................... 12 
1.1. Tính tất yếu và đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ............................ 12 
1.2. Các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội ............................... 14 
2. QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ....................... 16 
2.1. Cơ sở khách quan của thời kỳ quá độ ............................................ 16 
2.2. Nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ........................ 17 
BÀI 3 TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH ........... 19 
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh......................................................................... 19 
1.1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh.................................................. 19 
1.2. Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh............................... 19 
1.3. Những nội dung cơ bản của tư tuởng Hồ Chí Minh. ..................... 20 
2. Tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh................................................. 23 
2.1. Hồ Chí Minh, tấm gương tiêu biểu của truyền thống đạo đức của 
dân tộc Việt Nam ..................................................................................... 23 
2.2. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh................. 26 
BÀI 4 ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐẢNG......................... 29 
1. Đổi mới, lấy phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm ......................... 29 
1.1. Tính khách quan và tầm quan trọng của phát triển kinh tế ........... 29 
1.2. Quan điểm cơ bản của Đảng về phát triển kinh tế......................... 29 
2. Nội dung cơ bản của đường lối phát triển kinh tế ................................ 31 
2.1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường(KTTT) định hướng xã hội 
chủ nghĩa (XHCN)................................................................................... 31 
Mục lục 
Trang 2 
2.2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức
.................................................................................................................. 34 
2.3. Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội . 35 
BÀI 5 . GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM.............. 37 
1. Giai cấp công nhân Việt Nam .............................................................. 37 
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của giai cấp công nhân Việt 
Nam.......................................................................................................... 37 
1.2. Những truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam .... 38 
1.3. Quan điểm của Đảng về phát triển giai cấp công nhân ................. 39 
2. Công đoàn Việt Nam ............................................................................ 41 
2.1. Quá trình ra đời và phát triển của Công đoàn Việt Nam............... 41 
2.2. Vị trí, vai trò và tính chất hoạt động của Công đoàn Việt Nam.... 45 
 Giáo trình Chính trị 
BÀI MỞ ĐẦU 
ĐỐI TƯỢNG – NHIỆM VỤ MÔN HỌC CHÍNH TRỊ 
1. Đối tượng nghiên cứu, học tập 
Chính trị là một môn học bắt buộc trong chương trình dạy nghề dài hạn 
(Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề) và là một trong những môn thi tốt nghiệp 
của tất cả các ngành nghề đào tạo. 
Nghiên cứu học tập môn học này, chúng ta tập trung vào những vấn đề 
sau: 
- Khái quát về sự hình thành chủ nghĩa Mác – Lênin, sự ra đời và phát 
triển của học thuyết lý luận cách mạng về chủ nghĩa xã hội cũng như cách 
thức xây dựng một nhà nước xã hội hiện thực. 
- Tìm hiểu về bản chất của chủ nghĩa xã hội cũng như các giai đoạn phát 
triển của chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt đi sâu nghiên cứu về thời kỳ quá độ 
tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 
- Nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh với các nội 
dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị, văn hóa – xã hội, tư 
tưởng nhân văn đạo đức Hồ Chí Minh. Đặc biệt, qua tấm gương đạo đức 
mẫu mực của Hồ Chí Minh cho chúng ta học tập và làm theo được gì để 
góp phần xây dựng đất nước trong thời đại mới. 
- Những quan điểm về đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta và 
những nội dung cơ bản về: hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội 
chủ nghĩa; Đẩy mạnh Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá gắn với phát triển 
kinh tế tri thức; Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã 
hội. 
- Tìm hiểu về giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam về sự ra đời và 
quá trình phát triển. Quan điểm của Đảng ta về phát triển giai cấp công 
nhân trong thời đại mới, đặc biệt đối với học sinh Trường Trung cấp nghề 
KTNV Tôn Đức Thắng. 
2. Chức năng, nhiệm vụ 
- Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối phát triển kinh tế, chính trị của 
Đảng cộng sản Việt Nam và truyền thống quý báu của dân tộc, của giai cấp 
công nhân và Công đoàn Việt Nam. 
- Góp phần đào tạo người lao động bổ sung vào đội ngũ giai cấp công 
nhân, tham gia vào tổ chức công đoàn Việt Nam, giúp người học nghề tự ý 
thức rèn luyện, học tập đáp ứng yêu cầu về tri thức và phẩm chất chính trị 
phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 
 Trang 3 
Giáo trình Chính trị 
3. Phương pháp và ý nghĩa học tập 
3.1. Phương pháp 
Chính trị là môn học tích hợp các nội dung: triết học, chủ nghĩa xã hội 
khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta. 
Song đây là một thể thống nhất bắt nguồn từ cơ sở lý luận của Chủ Nghĩa 
Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh để Đảng ta có những đường lối đúng đắn 
về phát triển kinh tế trong thời đại ngày nay. Chính vì vậy khi học tập môn 
học này người học cần: 
- Nắm kiến thức một cách có hệ thống. 
- Hiểu các mối quan hệ giữa yếu tố khách quan và chủ quan. 
- Phải có sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. 
Để học tốt môn chính trị, ngoài việc tham khảo giáo trình môn chính trị 
của Trường (đọc bài trước khi đến lớp), học sinh cần nghiên cứu thêm sách 
báo nói về chủ nghĩa xã hội về đường lối phát triển kinh tế xã hội của Việt 
Nam hoặc tham khảo các văn kiện đại hội đảng trong thời kỳ đổi mới. Đặc 
biệt là tìm hiểu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua tài liệu, phim ảnh để 
từ đó học tập làm theo gương của Bác Hồ, trước mắt là vận dụng để học tốt 
môn chính trị. 
Tham gia các sinh hoạt ngoại khóa như tham quan các bảo tàng Hồ Chí 
Minh, Bến Nhà rồng, bảo tàng Công nhân Công đoàn thành phố hoặc tham 
gia các cuộc thi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 
3.2. Ý nghĩa học tập 
Nghiên cứu học tập tốt môn chính trị sẽ xây dựng được tình cảm và ý 
thức trong mỗi học sinh về: 
- Yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, có tình cảm với gia cấp công 
nhân.: 
+ Có ý thức giác ngộ cao về lý tưởng chủ nghĩa xã hội, có nhận thức 
đúng đắn về vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp của mình, có trình 
độ hiểu biết nhất định về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. 
+ Có ý thức trách nhiệm xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày 
càng vững mạnh tham gia vào quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hoá 
đất nước. 
- Yêu lao động, yêu nghề nghiệp: Mỗi học sinh cần tập trung trí tuệ, sức 
lực để học tập và lao động đạt kết quả tốt để sau khi ra trường trở thành 
người công nhân vững vàng về tay nghề, có đạo đức, có nếp sống văn 
minh, góp công sức của mình phục vụ cho đất nước. 
Trang 4 
 Giáo trình Chính trị 
- Xây dựng nếp sống văn minh: Có ý thức học tập, rèn luyện, xây dựng 
cộng đồng, xây dựng xã hội ngày càng văn minh tiến bộ. 
	 CÂU HỎI ÔN TẬP 
Câu 1: Môn học chính trị nghiên cứu những nội dung gì? 
Câu 2: Ý nghĩa của việc học tập môn chính trị là gì? 
 Trang 5 
Giáo trình Chính trị 
BÀI 1 KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH 
CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN 
1. C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập học thuyết Mác 
1.1. Các tiền đề hình thành 
 Những tiền đề dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa Mác: 
- Tiền đề kinh tế: 
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ 
nghĩa đã phát triển mạnh mẽ gắn liền với sự ra đời và lớn mạnh của nền công 
nghiệp. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã dẫn tới nền sản xuất đại công 
nghiệp cơ khí phát triển, đồng thời hình thành và phát triển một cách nhanh 
chóng các đô thị, thành phố công nghiệp. Cơ cấu xã hội của xã hội tư bản chủ 
nghĩa được đặc trưng bởi hai giai cấp cơ bản đối lập nhau về lợi ích là giai 
cấp tư sản và giai cấp vô sản, trong đó, giai cấp vô sản là người đại diện cho 
lực lượng sản xuất mới, tiến bộ, mang tính chất xã hội hóa cao. 
- Tiền đề chính trị - xã hội: 
Xã hội tư bản ngày càng phát triển làm nảy sinh mâu thuẫn giữa lực 
lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất dựa trên 
chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, đó cũng là 
mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn 
giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản 
chống lại sự thống trị, áp bức của giai cấp tư sản diễn ra trên quy mô rộng 
khắp, phát triển từ tự phát đến tự giác, từ đấu tranh kinh tế tới đấu tranh chính 
trị. Những cuộc nổi dậy sôi nổi của công nhân thành phố Lyông (Pháp) vào 
năm 1831, của những người thợ dệt Xilêđi (Đức), đặc biệt là phong trào Hiến 
chương của những người lao động ở Anh kéo dài từ năm 1838 đến năm 1848. 
Phong trào Hiến chương là phong trào mang tính chất dân chủ, với yêu cầu 
đưa ra những kiến nghị sửa đổi pháp luật của giai cấp tư sản cầm quyền một 
cách có lợi cho cuộc sống của người lao động. Sự phát triển của các phong 
trào này đánh dấu sự trưởng thành về ý thức chính trị của giai cấp vô sản. 
Trước thực tiễn ấy đòi hỏi phải có lý luận tiên phong dẫn đường cho giai cấp 
vô sản. 
- Tiền đề khoa học và lý luận: 
Đầu thế kỷ XIX, nhân loại đã đạt nhiều thành tựu to lớn trên lĩnh vực 
khoa học, văn hoá và tư tưởng. Trong khoa học tự nhiên, những phát minh 
vượt thời đại trong vật lý học và sinh học đã tạo ra bước phát triển đột phá có 
tính cách mạng như: thuyết tiến hóa của Đácuyn, học thuyết tế bào, định luật 
bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. 
Trang 6 
 Giáo trình Chính trị 
Trong triết học và khoa học xã hội, phải kể đến sự ra đời của triết học cổ 
điển Đức (với tên tuổi của các nhà triết học vĩ đại như Hêghen, Phoiơbắc); 
của kinh tế chính trị học cổ điển Anh (đại biểu là Adam Smít và Ricácđô); của 
chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán (đại biểu là Xanh Ximông, Phuriê 
và Ôoen). 
C. Mác (1818 - 1883) và Ph. Ănghen (1820 - 1895) đã kế thừa có phê 
phán những thành tựu trong kho tàng tư tưởng nhân loại tư duy nhân loại. 
Bằng trí tuệ uyên bác, các ông đã tiếp thu với một tinh thần phê phán đối với 
các giá trị của nền triết học cổ điển. C. Mác và Ph. Ănghen đã kết hợp chủ 
nghĩa duy vật của Phoiơbắc và phép biện chứng của Hêghen thành phép biện 
chứng duy vật. Từ đó, các ông từng bước phát triển học thuyết của mình, đưa 
các giá trị tư tưởng lý luận phát triển lên một trình độ mới về chất. Vận dụng 
phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu đời sống xã hội, phát hiện ra 
những quy luật vận động của lịch sử, các ông đã sáng lập ra chủ nghĩa duy vật 
lịch sử. Tiến thêm một bước nữa, C. Mác đã vận dụng những quan điểm duy 
vật về lịch sử và những yếu tố hợp lý của nền kinh tế học cổ điển Anh vào 
việc nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa một cách toàn diện và 
triệt để. C. Mác và Ph. Ănghen đã sáng lập ra học thuyết về giá trị thặng dư. 
Hai ông đã chứng minh tính tất yếu sụp đổ của chủ nghĩa tư bản; làm sáng tỏ 
vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản - giai cấp trực tiếp xóa bỏ chế độ 
tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội mới - xã hội 
xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản. 
Như vậy, chủ nghĩa Mác ra đời là một tất yếu lịch sử, đáp ứng yêu cầu 
đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là thực tiễn đấu tranh cách mạng của 
giai cấp công nhân. 
1.2. Sự ra đời và phát triển học thuyết Mác (1848 - 1895) 
Tháng 2 năm 1848, tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” do C. 
Mác và Ph. Ănghen viết chung ra đời. Đây là văn kiện có tính chất cương lĩnh 
đầu tiên của chủ nghĩa Mác, là cương lĩnh chính trị đầu tiên của phong trào 
cộng sản và công nhân quốc tế. 
Tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của giai cấp công nhân Mác đã rút ra kết 
luận hết sức quan trọng là, để giành lại quyền thống trị về chính trị, giai cấp 
công nhân cần đập tan bộ máy nhà nước quan liêu trong nhà nước tư sản, xây 
dựng một nhà nước mới, nhà nước chuyên chính vô sản; về liên minh giai cấp 
của giai cấp công nhân; về sự chuyển biến không ngừng từ cách mạng dân 
chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa; nhận thức rõ giữa xã hội tư bản 
và xã hội cộng sản là “Thời kỳ cải biến cách mạng” từ xã hội nọ sang xã hội 
kia (tức xã hội tư bản chủ nghĩa sang xã hội xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa 
cộng sản), đó là một thời kỳ “Qúa độ chính trị”, trong đó nhà nước không 
phải cái gì khác ngoài “chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản” 
 Trang 7 
Giáo trình Chính trị 
C. Mác và Ph. Ăngghen tiếp tục bổ sung và phát triển học thuyết của 
mình, thế hiện qua các tác phẩm như: bộ Tư bản, Phê phán Cương lĩnh Gô - 
ta, Chống Đuyrinh Trong bộ Tư bản, các ông đã làm sáng tỏ quy luật hình 
thành, tồn tại, phát triển, diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản, đồng thời chỉ 
ra rằng sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội là một tất yếu 
khách quan; sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là lực lượng xã hội quyết 
định sự lật đ ... ới 
nông dân, trí thức và lực lượng yêu nước khác. 
 Từ năm 1920 trở đi do ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Tháng Mười 
Nga, cách mạng Trung Quốc và phong trào công nhân Pháp, đặc biệt là các 
hoạt động của nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc thì các cuộc đấu tranh của công 
nhân liên tiếp nổ ra, dẫn đến việc hình thành các tổ chức, mà trước hết là Hội 
của công nhân như: Hội Ái Hữu, Hội Tương Tế... Trong đó đáng kể nhất là sự 
ra đời của Công hội bí mật do Tôn Đức Thắng thành lập và làm hội trưởng tại 
Sài Gòn vào cuối năm 1920. 
 Vào những năm 1927 - 1929, tư tưởng và nội dung hoạt động của tổ 
chức Công đoàn được Nguyễn Ái Quốc truyền bá, đặt nền móng cho việc ra 
đời của tổ chức Công đoàn ở nước ta. Bằng con đường “vô sản hoá”, nhiều 
cán bộ do Nguyễn Ái Quốc đào tạo đã vào làm việc trong các nhà máy, thâm 
nhập trong các khu lao động, xóm thợ để tuyên truyền, vận động công nhân. 
 Từ lý luận về Công hội cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, cùng 
các phong trào yêu nước và sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin đã thúc đẩy 
sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân. Những cơ sở Công hội Đỏ 
đã được tổ chức ở hầu hết các thành phố và khu công nghiệp, nhiều cuộc đấu 
tranh do Công hội tổ chức nhằm chống đánh đập, sa thải công nhân đã liên 
tiếp nổ ra. 
 Đứng trước thực tế ở nước ta lúc này có nhiều tổ chức Công hội ra đời 
và hoạt động. Để đoàn kết thống nhất nhằm đẩy mạnh công tác công nhân và 
tăng cường sức mạnh cho Công hội, Đông Dương Cộng sản đảng quyết định 
tổ chức Hội nghị hợp nhất các tổ chức Công hội Đỏ ở miền Bắc vào ngày 28 
tháng 7 năm 1929. Hội nghị đã thông qua chương trình hành động, điều lệ bầu 
Ban Chấp hành lâm thời Tổng Công hội Đỏ do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh 
đứng đầu. Hội nghị cũng quyết định ra Báo Lao động và Tạp chí Cộng hội Đỏ 
để tuyên truyền trong công nhân lao động. Từ đây, một tổ chức Công đoàn 
cách mạng, tiêu biểu của giai cấp công nhân Việt Nam ra đời. Trong tác phẩm 
“Đường kách mệnh” (xuất bản năm 2007) Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: “Tổ 
chức công hội trước là cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình; hai là 
để nghiên cứu với nhau; ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho 
khá hơn bây giờ, bốn là giữ gìn quyền lợi cho công nhân; năm là để giúp cho 
quốc dân”(1). 
Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với 
phong trào công nhân Việt Nam. Nó đáp ứng yêu cầu bức thiết về cả lý luận 
và thực tiễn phong trào công nhân đang phát triển, đánh dấu sự trưởng thành 
Trang 42 
 Giáo trình Chính trị 
của giai cấp công nhân Việt Nam. Lần đầu tiên họ có một đoàn thể cách mạng 
rộng lớn của mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Công 
hội đỏ gắn với việc vận động quần chúng đấu tranh đòi quyền lợi hàng ngày 
với việc tổ chức công nhân, đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động đấu 
tranh chống thực dân, phong kiến giải phóng dân tộc. Công hội đỏ trở thành 
cầu nối quan trọng giữa phong trào công nhân Việt Nam với phong trào công 
nhân quốc tế, đặc biệt là phong trào công đoàn và công nhân Pháp. 
 Ngày 1 tháng 5 năm 1930 lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam kỷ 
niệm ngày Quốc tế lao động, đấu tranh đòi quyền lợi, bày tỏ tình đoàn kết với 
công nhân thế giới. Đây là cuộc đấu tranh mở đầu cho cao trào cách mạng 
1930 - 1931. Công hội đỏ nhanh chóng mở rộng về tổ chức. Tháng 3 năm 
1930, ở Nam Định có 1.000 hội viên; tháng 4 năm 1930 ở Vinh - Bến Thủy 
có 15 tổ Công hội đỏ với 125 hội viên; ở Sài Gòn - Chợ Lớn có 12 Công hội 
đỏ cơ sở, với 700 hội viên 
 Trong cao trào cách mạng 1936 - 1939, để phù hợp với tình hình cách 
mạng lúc bấy giờ, tổ chức Công hội Đỏ đổi tên thành “Nghiệp đoàn Ái hữu” 
và hoạt động bán công khai với mục tiêu: đòi tự do thành lập nghiệp đoàn, tự 
do hội họp, chống đánh đập công nhân và sa thải vô cớ, đòi tăng lương, giảm 
giờ làm... Cùng với phong trào Nghiệp đoàn ái hữu, chủ nghĩa Mác - Lênin 
được công khai truyền bá trong công nhân, nhân dân lao động tạo nên bước 
nhảy vọt về nhận thức chính trị trong phong trào công nhân. Ngày 28 tháng 9 
năm 1939, thực dân Pháp ra sắc lệnh giải tán các Hội ái hữu và bắt trên 2.000 
hội viên... 
 Tháng 11 năm 1939, Hội nghị Trung ương lần thứ 6 quyết định thành 
lập Mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương. Tổ chức “Công hội công nhân 
phản đế” được thành lập. 
Tháng 5 năm 1941, Hội nghị Trung ương tám của Đảng quyết định thành 
lập Mặt trận Việt Minh; “Hội công nhân cứu quốc hội” ra đời (thay thế “Hội 
công nhân phản đế”) là thành viên nòng cốt của Mặt trận Việt Minh. Từ năm 
1943, khi cách mạng Việt Nam có bước chuyển biến mới thì Hội công nhân 
cứu quốc vừa tập trung công nhân đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị, vừa 
thành lập các tổ, nhóm chuẩn bị cho đấu tranh vũ trang. 
 Đến 1945, tổ chức Công đoàn ở cả 3 miền đã có gần 250.000 công 
đoàn viên và đã tham gia tích cực cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945, thành 
lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. 
Ngày 20 tháng 7 năm 1946 Hội nghị đại biểu Công đoàn ba miền đã nhất 
trí thành lập Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đây là sự kiện đánh dấu 
bước trưởng thành hơn 15 năm hoạt động của phong trào công nhân nước ta 
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tháng 1 năm 1949, Liên hiệp công đoàn thế giới 
 Trang 43 
Giáo trình Chính trị 
công nhận Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là thành viên chính thức. 
Tháng 1 năm 1950 Đại hội lần thứ nhất Công đoàn Việt Nam xác định nhiệm 
vụ cho công đoàn cơ sở, tăng cường vận động công nhân đẩy mạnh sản xuất, 
tích cực tham gia phong trào thi đua “Kháng chiến, kiến quốc". 
Ngày 14 tháng 9 năm 1957, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 
thông qua Luật Công đoàn, công nhận địa vị chính trị của Tổng Liên đoàn 
Lao động Việt Nam và các công đoàn cấp cơ sở ; xác định Công đoàn là trụ 
cột của Nhà nước dân chủ nhân dân. 
Đại hội lần thứ hai Công đoàn Việt Nam tháng 3 năm 1961 tổ chức tại 
Hà Nội, xác định nhiệm vụ của phong trào công đoàn ở nước ta trong giai 
đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thực hiện hòa bình 
thống nhất đất nước. Phát động các phong trào thi đua trong công nhân như: 
“Hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật", phong trào “Mỗi người làm việc 
bằng hai, vì miền Nam ruột thịt"... đã thúc đẩy công nhân hăng hái thi đua sản 
xuất, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 
1965)... 
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ ba (2-1974) đã biểu dương, đánh 
giá cao những thành tích to lớn của phong trào công nhân và công đoàn trong 
sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. 
Ngày 6 tháng 6 năm 1976, Hội nghị thống nhất Công đoàn toàn quốc 
được triệu tập tại thành phố Hồ Chí Minh. Hội nghị đã thông qua các nghị 
quyết: hợp nhất công đoàn cả nước, lấy tên là Tổng Công đoàn Việt Nam; hợp 
nhất cơ cấu tổ chức công đoàn, lấy Báo Lao động làm cơ quan ngôn luận... 
Đại hội lần thứ năm Công đoàn Việt Nam tháng 11 năm 1983 tại Hà Nội 
đã xác định nhiệm vụ cụ thể của Công đoàn trong giai đoạn các mạng xã hội 
chủ nghĩa; phương hướng kiện toàn tổ chức Công đoàn và lấy ngày 28 - 7 - 
1929 làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. 
Đại hội lần thứ sáu Công đoàn Việt Nam tháng 10 năm 1988 đánh dấu 
bước đổi mới trong tổ chức và hoạt động của công đoàn nhằm thực hiện công 
cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo. Đại hội quyết định đổi tên Tổng Công đoàn 
Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. 
Hơn hai mươi năm thực hiện đổi mới đất nước theo định hướng xã hội 
chủ nghĩa, Công đoàn Việt Nam đã tăng cường các hoạt động tuyên truyền, 
giáo dục giai cấp công nhân quán triệt sâu sắc đường lối đổi mới của Đảng, 
chăm lo và bảo vệ lợi ích của người lao động. Với mục tiêu đổi mới tổ chức 
và hoạt động của mình, Công đoàn góp phần vào việc thực hiện công cuộc đổi 
mới đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu vì một xã 
hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 
Trang 44 
 Giáo trình Chính trị 
2.2. Vị trí, vai trò và tính chất hoạt động của Công đoàn Việt Nam 
2.2.1. Vị trí của Công đoàn 
Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân 
và người lao động Việt Nam tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng 
Cộng sản Việt Nam; là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động. 
Công đoàn là một thành viên quan trọng trong hệ thống chính trị của 
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là trung tâm tập hợp, đoàn kết, 
giáo dục, rèn luyện đội ngũ công nhân, viên chức và người lao động. 
Công đoàn là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là sợi dây nối liền Đảng với 
quần chúng công nhân lao động. Đảng là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị 
ở Việt Nam. Đảng lãnh đạo Công đoàn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, 
thông qua việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, bằng công tác tổ chức, 
công tác tư tưởng, bằng tinh thần trách nhiệm và sự gương mẫu của cán bộ, 
đảng viên tham gia công đoàn. Đảng tôn trọng tính độc lập về mặt tổ chức của 
Công đoàn. Công đoàn phải tổ chức thường xuyên cho quần chúng đóng góp 
ý kiến xây dựng Đảng; đồng thời, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện 
chủ trương, đường lối của Đảng đến với đoàn viên Công đoàn... 
Công đoàn là người cộng tác đắc lực của Nhà nước. Công đoàn cung cấp 
cán bộ cho Đảng và Nhà nước. Nhà nước luôn tạo cho Công đoàn điều kiện 
vật chất, ban hành các văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho Công đoàn 
hoạt động. Giữa Công đoàn và Nhà nước bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, phối 
hợp chặt chẽ trong các mặt hoạt động vì mục tiêu chung là xây dựng đất nước 
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 
2.2.2. Vai trò của Công đoàn 
Khi chưa giành được chính quyền, Công đoàn là trường học đấu tranh 
giai cấp. Công đoàn tổ chức, tập hợp công nhân đấu tranh lật đổ ách áp bức, 
bóc lột của giai cấp thống trị, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân. 
Trong qua trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Công đoàn là trường học 
kinh tế, trường học quản lý, trường học giáo dục chủ nghĩa xã hội. Là trường 
học kinh tế: Công đoàn vận động công nhân, viên chức, lao động tích cực 
tham gia sản xuất; lao động có kỷ luật, kỹ thuật, có năng suất cao, chất lượng 
và hiệu quả. Là trường học quản lý, Công đoàn vừa là người tổ chức, vừa là 
người đại diện thực cho công nhân, viên chức và lao động trực tiếp tham gia 
quản lý sản xuất, quản lý xã hội. Là trường học giáo dục xã hội chủ nghĩa, 
Công đoàn giáo dục phẩm chất cách mạng, thế giới quan khoa học, lập trường 
tư tưởng, chính trị vững vàng; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; 
có lối sống văn hóa, có sức khỏe... 
 Trang 45 
Giáo trình Chính trị 
Ngày nay, trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất 
nước vai trò của tổ chức Công đoàn ngày càng được mở rộng và phát triển 
không ngừng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cụ thể: 
- Trong lĩnh vực Chính trị: Công đoàn góp phần thực hiện nhiệm vụ 
chính trị do Đảng đề ra, nâng cao hiệu quả của hệ thống chính trị - xã hội, 
tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với công nhân lao động; Đồng 
thời, bảo đảm và phát huy quyền dân chủ của công nhân, viên chức và lao 
động, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự là của dân, 
do dân và vì dân. 
- Trong lĩnh vực xã hội: Cơ cấu nền kinh tế nhiều thành phần làm xuất 
hiện các giai cấp, các tầng lớp khác nhau. Vì vậy, Công đoàn có vai trò to 
lớn trong việc xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, thống nhất để giai 
cấp công nhân thực sự là giai cấp lãnh đạo cách mạng, quyết định quá trình 
tiến bộ xã hội. 
- Trong lĩnh vực tư tưởng - văn hoá: Nền kinh tế nhiều thành phần có 
nhiều mặt tích cực, nhưng cũng xuất hiện nhiều mặt tiêu cực. Do đó, Công 
đoàn phải phát huy vai trò của mình trong công tác giáo dục, rèn luyện 
công nhân lao động, nâng cao lập trường giai cấp, phát huy những giá trị 
cao đẹp, truyền thống văn hoá dân tộc và tiếp thu những thành tựu tiên tiến 
của văn minh nhân loại. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam 
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 
2.2.3. Tính chất của Công đoàn Việt Nam 
- Tính chất giai cấp của Công đoàn. 
Giai cấp công nhân Việt Nam là cơ sở xã hội để hình thành, tồn tại và 
phát triển tổ chức của Công đoàn.Công đoàn đặt đưới sự lãnh đạo của Đảng 
Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân. Tổ chức, hoạt 
động của Công đoàn theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tổ chức 
của giai cấp công nhân. 
- Tính chất quần chúng của Công đoàn. 
Công đoàn kết nạp tất cả công nhân, viên chức và lao động vào tổ chức 
của mình, không phân biệt nghề nghiệp, tín ngưỡng, thành phần kinh tế. Cơ 
quan lãnh đạo của Công đoàn do đoàn viên tín nhiệm bầu ra. Nội dung hoạt 
động của Công đoàn đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng và vì lợi ích của công 
nhân, viên chức, lao động. 
Công đoàn Việt Nam có hệ thống tổ chức theo các cấp: Tổng liên đoàn 
lao động Việt Nam là cơ quan lãnh đạo của các cấp công đoàn; Liên đoàn lao 
động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Liên đoàn lao động huyện, quận, 
Trang 46 
 Giáo trình Chính trị 
thị xã, thành phố (thuộc tỉnh); Công đoàn ngành Trung ương; Công đoàn cấp 
trên cơ sơ; Công đoàn cơ sở. 
Tính giai cấp và tính quần chúng của Công đoàn có quan hệ mật thiết với 
nhau, phản ánh bản chất, quyết định sự tồn tại và phát triển của Công đoàn. 
Trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay, giai cấp công nhân và Công 
đoàn Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Để nắm 
lấy thời cơ, vượt qua thách thức đòi hỏi giai cấp công nhân và Công đoàn phải 
làm tốt sứ mệnh là người đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính 
đáng của công nhân, viên chức, người lao động; tích cực và chủ động tham 
gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội; nhất là làm tốt tác giáo dục, 
động viên công nhân, viên chức, người lao động và đoàn viên ra sức phấn đấu 
hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình trên mọi cương vị công tác. Các cấp công 
đoàn cần có giải pháp thiết thực đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua yêu 
nước, phát huy tối đa các nguồn lực trong công nhân để xây dựng và bảo vệ 
Tổ quốc. Để làm tốt nhiệm vụ của mình, Công đoàn phải không ngừng đổi 
mới tổ chức, nội dung, phương pháp hoạt động để thu hút ngày càng đông đảo 
công nhân, viên chức, người lao động vào tổ chức mình. Công đoàn khuyến 
khích mọi người, mọi tập thể tinh thần chủ động, sáng tạo, ý thức cộng đồng 
trách nhiệm, nổ lực vươn lên trong sản xuất, kinh doanh, trong công tác học 
tập, quyết tâm phấn đấu hoàn thành sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 
hiện nay. Duy trì và thường xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng 
Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. 
Công đoàn góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước, vì mục tiêu dân giàu, 
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 
	 CÂU HỎI ÔN TẬP 
Câu 1: Khái niệm giai cấp công nhân? Quá trình hình thành và phát triển 
của giai cấp công nhân Việt Nam? 
Câu 2: Phân tích đặc điểm cơ bản của giai cấp công nhân Việt Nam? 
Giai cấp công nhân Việt Nam phải làm gì để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của 
mình trong giai đoạn hiện nay? 
Câu 3: Trình bày vị trí, vai trò và tính chất của công đoàn Việt Nam? 
 Trang 47 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_chinh_tri_trung_cap.pdf