Giao tiếp của bác sĩ trong tư vấn khám bệnh bằng tiếng Anh và tiếng Việt: Một so sánh liên nhân tiếp cận từ góc độ sử dụng chủ ngữ

Tóm tắt: Bài báo này phân tích chi tiết về cách sử dụng chủ ngữ khi bác sĩ nói tiếng Anh và tiếng Việt giao tiếp với người bệnh tại phòng khám tư vấn. Mục tiêu của nghiên cứu là dựa vào việc sử dụng chủ ngữ của các bác sĩ để so sánh và luận bàn về tính liên nhân ẩn trong lời thoại của hai ngôn ngữ khám tư vấn. Khung lý thuyết nghiên cứu này chấp nhận sử dụng là hệ thống thức (system of mood) của ngôn ngữ học chức năng hệ thống (SFL) bao gồm bốn loại hình chủ ngữ chính: (1) chủ ngữ hiện, (2) chủ ngữ ẩn, (3) chủ ngữ tương tác, và (4) chủ ngữ không tương tác (Halliday và Matthiessen, 2004; Hoàng Văn Vân, 2017). Số liệu của bài báo được thu thập từ việc ghi âm và ghi chép lại 120 đoạn thoại, 60 đoạn bằng tiếng Anh (được tải xuống từ Youtube) và 60 đoạn bằng tiếng Việt (được ghi âm trực tiếp tại các phòng khám) giữa bác sĩ và người bệnh. Mục đích của nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc tìm ra sự giống và khác biệt của tính liên nhân ẩn sau nguồn tài nguyên từ vựng ngữ-Pháp trong các kênh chủ ngữ được so sánh mà còn khẳng định sự cần thiết trong việc thay đổi diễn ngôn khi sử dụng chủ ngữ nhằm khuyến khích phương thức khám tư vấn lấy người bệnh làm trung tâm

pdf 19 trang yennguyen 8360
Bạn đang xem tài liệu "Giao tiếp của bác sĩ trong tư vấn khám bệnh bằng tiếng Anh và tiếng Việt: Một so sánh liên nhân tiếp cận từ góc độ sử dụng chủ ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giao tiếp của bác sĩ trong tư vấn khám bệnh bằng tiếng Anh và tiếng Việt: Một so sánh liên nhân tiếp cận từ góc độ sử dụng chủ ngữ

Giao tiếp của bác sĩ trong tư vấn khám bệnh bằng tiếng Anh và tiếng Việt: Một so sánh liên nhân tiếp cận từ góc độ sử dụng chủ ngữ
1. Dẫn nhập1
Theo Ong et al (1995: 903), khái niệm liên 
nhân trong mối quan hệ bác sĩ và bệnh nhân là 
một trong những khái niệm phức tạp nhất vì nó 
được đặt trong một mối quan hệ xã hội không 
cân bằng. Đồng quan điểm với Ong et al (Ibid), 
Irwin (1989) đã khẳng định rằng, giao tiếp liên 
nhân trong khám tư vấn là một vấn đề mang 
đậm ý nghĩa tình cảm (emotional laden issue) 
nên được xây dựng trong mối quan hệ giữa bác 
sĩ và người bệnh. Roter và Hall (1992: 35-37) 
còn coi tính liên nhân trong giao tiếp y tế là 
một thành phần ‘gia vị’ không thể thiếu trong 
chăm sóc y tế, là một công cụ chính để mối 
quan hệ gắn bó giữa bác sĩ và người bệnh được 
* ĐT.: 84-982204246 
Email: nganguyen102005@yahoo.com
tạo dựng và từ đó mọi mục tiêu điều trị cũng 
đạt được kết quả tốt. 
Xuất phát từ tính cấp thiết của việc xây 
dựng tính liên nhân trong giao tiếp của bác sĩ 
với người bệnh, nhiều nghiên cứu trên thế giới 
đã đưa ra những báo cáo, lời khuyên cho bác 
sĩ khám tư vấn được nhìn từ các góc độ ngôn 
ngữ khác nhau như ngôn ngữ học xã hội học 
(sociolinguitics), hội thoại (conversational 
analysis), ngôn ngữ học phê phán (critical 
discourse analysis), dụng học (pragmatics) 
Đặc biệt, song hành với các nhà nghiên cứu 
theo đường hướng lý thuyết ngôn ngữ nêu 
trên, các nhà nghiên cứu quan tâm đến ngôn 
ngữ của bác sĩ theo đường hướng lý thuyết 
của SFL đã có những đóng góp vô cùng quý 
báu trong việc xây dựng hệ thống ngôn ngữ 
giao tiếp mang tính liên nhân trong ngành y 
GIAO TIẾP CỦA BÁC SĨ TRONG TƯ VẤN KHÁM BỆNH 
BẰNG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT: MỘT SO SÁNH 
LIÊN NHÂN TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ SỬ DỤNG CHỦ NGỮ
Nguyễn Thanh Nga*
Học viện Quân y, 160 Phùng Hưng, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận bài ngày 23 tháng 03 năm 2018 
Chỉnh sửa ngày 23 tháng 05 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 05 năm 2018 
Tóm tắt: Bài báo này phân tích chi tiết về cách sử dụng chủ ngữ khi bác sĩ nói tiếng Anh và tiếng Việt 
giao tiếp với người bệnh tại phòng khám tư vấn. Mục tiêu của nghiên cứu là dựa vào việc sử dụng chủ ngữ của 
các bác sĩ để so sánh và luận bàn về tính liên nhân ẩn trong lời thoại của hai ngôn ngữ khám tư vấn. Khung lý 
thuyết nghiên cứu này chấp nhận sử dụng là hệ thống thức (system of mood) của ngôn ngữ học chức năng hệ 
thống (SFL) bao gồm bốn loại hình chủ ngữ chính: (1) chủ ngữ hiện, (2) chủ ngữ ẩn, (3) chủ ngữ tương tác, và 
(4) chủ ngữ không tương tác (Halliday và Matthiessen, 2004; Hoàng Văn Vân, 2017). Số liệu của bài báo được 
thu thập từ việc ghi âm và ghi chép lại 120 đoạn thoại, 60 đoạn bằng tiếng Anh (được tải xuống từ Youtube) và 
60 đoạn bằng tiếng Việt (được ghi âm trực tiếp tại các phòng khám) giữa bác sĩ và người bệnh. Mục đích của 
nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc tìm ra sự giống và khác biệt của tính liên nhân ẩn sau nguồn tài nguyên 
từ vựng ngữ-pháp trong các kênh chủ ngữ được so sánh mà còn khẳng định sự cần thiết trong việc thay đổi 
diễn ngôn khi sử dụng chủ ngữ nhằm khuyến khích phương thức khám tư vấn lấy người bệnh làm trung tâm. 
Từ khóa: khám tư vấn, giao tiếp bác sĩ-bệnh nhân, tính liên nhân, chủ ngữ, ngôn ngữ học chức năng 
hệ thống (SFL)
107Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 106-124
(Adam, 2014; Adegbite & Odebunmi, 2006; 
Luo, 2015). Mặc dù việc sử dụng khung SFL 
để nghiên cứu về lời thoại của bác sĩ được tiếp 
cận ở những nước khác nhau, có nền văn hóa 
khác nhau, các nghiên cứu này đều có chung 
một công cụ phân tích là dựa vào bằng chứng 
sử dụng đơn vị từ vựng và ngữ pháp của bác sĩ 
và người bệnh để luận bàn về tính liên nhân ẩn 
sâu trong ngữ nghĩa của lời thoại. Điều tất yếu 
là tính liên nhân trong lời thoại của bác sĩ có 
thể được phân tích dựa vào các đơn vị từ vựng 
ngữ pháp khác trong khung lý thuyết SFL. Bài 
báo này chỉ dừng lại ở việc trả lời một câu hỏi 
lớn: các đặc tính liên nhân thể hiện như thế 
nào thông qua các kênh chủ ngữ được sử dụng 
trong ngôn từ của bác sĩ khi khám tư vấn cho 
người bệnh? Từ đó, bài báo sẽ đưa ra một vài 
nhận định cho câu hỏi liệu sự lựa chọn chủ 
ngữ này có nhằm khẳng định cái tôi, quyền 
lực, hay vai trò của người bác sĩ? Bài báo này 
khảo sát 120 đoạn thoại các bác sĩ bản ngữ 
nói tiếng Anh và tiếng Việt khi giao tiếp với 
người bệnh tại phòng khám tư vấn. Trong quá 
trình phân tích chúng tôi xin được gọi tắt bác 
sĩ-bệnh nhân nói tiếng Anh và tiếng Việt lần 
lượt là bác sĩ-bệnh nhân Anh và bác sĩ-bệnh 
nhân Việt. Mục đích của bài báo là dựa vào 
việc sử dụng chủ ngữ trong lời thoại của bác 
sĩ, phân tích các đặc tính ngữ pháp-từ vựng, 
từ đó so sánh tính liên nhân được thể hiện một 
cách khác biệt giữa hai ngôn ngữ khám tư vấn.
Khung lý thuyết mà nghiên cứu này sử 
dụng là Ngôn ngữ học chức năng hệ thống – 
Systemic Functional Linguistics (SFL) - một 
mô hình nổi tiếng trên thế giới dùng để mô tả 
các nghiên cứu về ngôn ngữ (xem Halliday, 
1985/1994; Halliday & Matthiessen, 2004). 
Trong khuôn khổ của bài viết, các đặc tính từ 
vựng ngữ pháp, các loại chủ ngữ nằm trong 
hệ thống thức mà Halliday (Ibid.) đã đưa ra sẽ 
được khai thác trong diễn ngôn của bác sĩ và 
người bệnh, từ đó tìm hiểu các đặc tính ngữ vực 
kiến tạo nên nét chung và riêng biệt của tính 
liên nhân được thể hiện trong hai ngôn ngữ tư 
vấn – Anh và Việt. Đặc biệt, nghiên cứu này sẽ 
dựa vào bốn loại chủ ngữ mà Hoàng Văn Vân 
(2017) sơ lược lại của Halliday khi phân tích 
sách Sinh học 8 bao gồm: (1) chủ ngữ hiện, (2) 
chủ ngữ ẩn, (3) chủ ngữ tương tác, và (4) chủ 
ngữ không tương tác. 
Nghiên cứu này được chia làm năm phần 
chính. Phần 1: Dẫn nhập, Phần 2 giới hạn 
khung lý thuyết của SFL mà nghiên cứu này 
sử dụng, đặc biệt chú trọng đến bốn khái niệm 
phân tích chủ ngữ chủ chốt đã nêu trên ở cấp 
độ từ vựng và ngữ pháp mà nghiên cứu này 
thực hiện. Phần 3 đưa ra phương pháp nghiên 
cứu, tập trung giải thích quá trình lấy số liệu và 
phân tích số liệu. Phần 4 công bố kết quả tìm 
được và thảo luận trên kết quả phân tích. Phần 
5 dựa vào kết quả nghiên cứu trên bốn loại chủ 
ngữ và đặc tính ngữ pháp nổi bật kiến tạo nên 
đặc trưng liên nhân trong lời thoại của bác sĩ 
nói tiếng Anh và tiếng Việt, giải thích và nêu 
một số kết luận rút ra từ các kết quả thu được. 
Phần này cũng nêu lên hạn chế của nghiên cứu 
và đưa ra những gợi ý cho các nghiên cứu sau. 
2. Khung phân tích liên quan đến nghiên cứu
Trong nhiều năm qua, có rất nhiều học 
giả ngôn ngữ coi khung lý thuyết SFL như 
kim chỉ nam hay một công cụ phân tích vô 
cùng hữu ích trong nghiên cứu ngôn bản. Sở 
dĩ mô hình ngôn ngữ này luôn thu hút được 
sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu 
ngôn ngữ là vì nó có thể giúp mô tả nhiều nét 
nghĩa của ngôn ngữ theo các siêu chức năng 
khác nhau. Trên thế giới đã có sẵn nhiều công 
trình nghiên cứu dày công mô tả khung lý 
thuyết này nhằm phục vụ cho các mục đích 
nghiên cứu khác nhau. Trong khuôn khổ của 
nghiên cứu này, tác giả chọn hệ thống Thức 
của khung lý thuyết SFL làm khung phân tích. 
Chính vì vậy, mục 2.1 và 2.2 dưới đây sẽ lần 
lượt trình bày vắn tắt về hệ thống và nêu các 
đặc điểm khung phân tích Thức được chấp 
108 N.T. Nga/ Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 106-124
2.2. Khung phân tích 
Hệ thống ngữ pháp cơ bản của Thức trong 
SFL bao gồm hai thành phần chính là thức 
(mood) và tình thái (modality). Hai thành 
phần này kiến tạo nên siêu chức năng liên 
nhân (Halliday 1985/1994, 2012, Hoàng Văn 
Vân dịch; Matthiessen, 1995; Halliday & 
Matthiessen, 2004)1. Thành phần thức trong hệ 
1 Hệ thống thức bao gồm thức và tình thái. ‘khác với 
ngôn ngữ học truyền thống, ngôn ngữ học chức năng 
hệ thống xem thức và tình thái là hai hệ thống của ngữ 
pháp tương tác (interactive grammar)’ (Hoàng Văn 
Vân, 2017: 33). Tuy nhiên, do sự giới hạn của một 
bài báo nghiên cứu khoa học, nghiên cứu này chỉ tập 
trung vào cách sử dụng chủ ngữ trong các cú của thức. 
Phần tình thái trong lời thoại của bác sĩ khi giao tiếp 
với người bệnh độc giả có thể xem thêm trong Nguyễn 
Thanh Nga (2017, 2018) 
thống Thức đóng chức năng liên nhân đã được 
Hoàng Văn Vân (2017) liệt kê và ứng dụng 
chung trong cả hệ thống tiếng Việt bao gồm:
+ Chủ ngữ ^ + Vị ngữ ^ ±Bổ ngữ ^ ± Phụ ngữ 
 (Hoàng Văn Vân, 2017: 33)
Trong đó, Chủ ngữ (được biểu thị bằng dấu 
+) được Hoàng Văn Vân (Ibid: 34) giải thích 
là thành phần cố hữu và phân biệt chủ ngữ với 
thành phần bắt buộc. Một thành phần được cho 
là bắt buộc khi nó phải có mặt trong cú. Trong 
khi đó, thành phần cố hữu cũng là thành phần 
bắt buộc nhưng không nhất thiết phải có mặt 
trong cú. Tác giả lấy dẫn chứng trong nhiều cú 
cầu khiến không bắt buộc phải xuất hiện chủ 
ngữ, nhưng rõ ràng chủ ngữ trong câu cầu khiến 
không đánh dấu chỉ người là thành phần cố hữu. 
Chủ ngữ được coi như một ‘mấu neo’ (anchor) 
nhận sử dụng phân tích tính liên nhân thông 
qua các kênh sử dụng chủ ngữ của bác sĩ.
2.1. Hệ thống Thức
Siêu chức năng liên nhân chỉ ra vai trò của 
những người tham gia trong quá trình tương 
tác xã hội (Halliday, 2002). Đặc biệt, siêu chức 
năng này xem cú như một sự trao đổi và có 
liên quan nhiều nhất đến các hệ thống Thức. 
Trong mối quan hệ này, Thức xem vai trò của 
người nói trong vai người tìm kiếm thông tin 
và vai trò của người nghe trong vai người 
cung cấp thông tin được yêu cầu (Halliday 
& Matthiessen, 2004: 106). Halliday (1964, 
1978, 1994) gọi loại ‘tương tác’ này là ‘vai 
tham thể như là một sự trao đổi’ và đặt tên nó 
là cho và yêu cầu. Hệ thống Thức, điển hình 
được hiện thực hoá bằng hệ thống từ, được 
điều chỉnh trong nghiên cứu này để mô tả các 
quá trình trao đổi cụ thể giữa các bác sĩ và 
người bệnh trong quá trình khám bệnh. Việc 
phân tích và mô tả của chúng tôi được tiếp 
cận bằng ngữ pháp chức năng hệ thống Thức 
nhằm giải thích các mẫu thức ngữ nghĩa liên 
nhân xuất hiện trong tương tác giữa bác sĩ-
người bệnh. Việc triển khai các lựa chọn thức 
dựa trên mạng hệ thống Thức có thể được 
minh họa trong Hình 1 sau đây.
Hình 1. Hệ thống Thức (Halliday & Matthiessen, 2004: 23)
109Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 106-124
cho cả mệnh đề phán đoán (proposition) hay 
khiến nghị (proposals) (Chinwe, 2013:53). Chủ 
ngữ là thành phần chịu trách nhiệm cho mệnh 
đề có thể là chấp nhận hay từ chối, khẳng định 
hay phủ định, mong muốn hay không mong 
mốn. Sự thành công hay thất bại của một mệnh 
đề được đặt vào (vested on) chủ ngữ (Chinwe, 
Ibid.). Nghiên cứu này sẽ chỉ ra các hiện tượng 
chủ ngữ được hiện thực hóa điển hình bằng 
danh từ, cụm danh từ và hô ngữ xuất hiện trong 
lời thoại của bác sĩ khi giao tiếp với người 
bệnh. Nghiên cứu sẽ áp dụng bốn loại chủ ngữ 
mà Hoàng Văn Vân (2017: 45) đã thống kê lại 
các kênh chủ ngữ mà Halliday đã đề cập đến 
trong thức: (1) chủ ngữ hiện, (2) chủ ngữ ẩn, 
(3) chủ ngữ tương tác, và (4) chủ ngữ không 
tương tác. Trong đó, chủ ngữ hiện là các chủ 
ngữ xuất hiện trong ngôn bản; Chủ ngữ ẩn là 
chủ ngữ cố hữu nhưng không xuất hiện trong 
ngôn bản (trường hợp thường gặp là trong các 
câu cầu khiến không có đánh dấu chỉ người); 
Chủ ngữ tương tác là tham thể tham gia vào 
đoạn thoại khám tư vấn (cụ thể chủ ngữ tương 
tác ở đây là bác sĩ và người bệnh); Chủ ngữ 
không tương tác là tham thể được tái hiện lại 
nhằm giải thích thành phần chủ ngữ đã được 
nhắc tới trước đó.
Các tiểu thành phần còn lại cũng liên quan 
đến nghiên cứu này là thành phần cố hữu thứ 
hai trong cú là Vị ngữ (cũng được biểu thị bằng 
dấu +). Thành phần vị ngữ được hiện thực hóa 
bằng các cụm động từ và các tử tình thái (modal 
operators) hay tác tử chỉ thời gian (temporal 
operators). Thành phần này cũng đóng chức 
năng hữu định (finite) trong thành phần Thức 
và là thành phần có thể ‘khẳng định hay phủ 
định’ về Chủ ngữ (Wilkes, 2002: 1207). Vị 
ngữ có thể là không hữu định hay còn được 
gọi là vô định (non-finite). Cụ thể, có những cú 
vô định chứa một vị ngữ nhưng lại không có 
thành phần hữu định (xem thêm Halliday 1994; 
Halliday, 2012, Hoàng Văn Vân dịch; Halliday 
& Matthiessen, 2004). Thành phần thứ ba của 
thức là Bổ ngữ, nằm trong phần Dư (Residue), 
có tiềm năng là Chủ ngữ nhưng không phải là 
Chủ ngữ (được biểu thị bằng dấu ±). Bổ ngữ 
được hiện thực hóa bằng các cụm danh từ. 
Thành phần cuối cùng của thức là thành phần 
Phụ ngữ, không có tiềm năng trở thành Chủ ngữ 
(được biểu thị bằng dấu ±). Phụ ngữ được hiện 
thực hóa bởi các cụm trạng từ hay giới từ. Có 
rất nhiều các kiểu phụ ngữ khác nhau như Phụ 
ngữ chu cảnh (circumstantial Adjunct) nằm 
trong phần dư của siêu chức năng kinh nghiệm 
(experiential metafunction), Phụ ngữ tình thái 
(modal Adjunct) nằm trong Thức của siêu chức 
năng liên nhân (interpersonal metafunction) và 
Phụ ngữ liên hợp (conjunctive Adjunct) không 
có trong cấu trúc Thức của siêu chức năng ngôn 
bản (textual metafunction). 
Các tiểu thành phần của thức cho chúng ta 
hiểu rõ chức năng lời nói trong giao tiếp, trong 
khi chủ ngữ cung cấp cho chúng ta một sự phán 
đoán, đó là một cái gì đó mà qua quy chiếu của 
nó, nhận định có thể được khẳng định hay phủ 
nhận; ví dụ, chủ ngữ của thức hình thành nên 
các cặp phân vai (người nói/người nghe hay 
người viết/người đọc) trong một ngôn cảnh 
nào đó. Chính sự phân vai diễn này cho ta hiểu 
được nguyên tắc trách nhiệm của tham thể 
trong khiến nghị. Chủ ngữ đóng vai trò hiện 
thực hóa ý nghĩa một đề nghị (offer) hay yêu 
cầu (command). Vậy, nghiên cứu về chủ ngữ 
trong đoạn thoại giữa bác sĩ và người bệnh 
cho ta hiểu rõ ý nghĩa của chủ thể chịu trách 
nhiệm với sự kiện giao tiếp khám tư vấn. Cùng 
với ý nghĩa của sự phân tích chủ ngữ, các tiểu 
thành phần trong thức cũng góp vai trò quan 
trọng vì nó có chức năng giới hạn một nhận 
định khi đưa nhận định trở lại thực tế bằng cách 
quy chiếu nó theo thời gian và không gian. 
Trong khi quy chiếu về thời gian là quy chiếu 
thời điểm nói (quy xét theo thì của động từ) 
thì quy chiếu về không gian là quy chiếu theo 
đánh giá của người nói (quy xét theo động từ 
tình thái). Ý nghĩa của thức không chỉ dừng lại 
ở sự đánh giá về chủ ngữ trong bài báo này, 
110 N.T. Nga/ Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 106-124
hơn thế nữa, cấu trúc của thức còn cho ta hiểu 
rõ chức năng lời nói của một cú là thức tuyên 
bố (declarative mood) (đưa ra nhận định của 
người nói/viết bằng cách khẳng định với người 
nghe/đọc về một vấn đề nào đó), thức nghi 
vấn (interrogative mood) (đưa ra câu hỏi của 
người nói/viết bằng cách yêu cầu người nghe/
đọc cung cấp thông tin về một vấn đề nào đó) 
hay thức cầu khiến (imperative mood) (đưa ra 
cầu khiến của người nói/viết bằng cách yêu cầu 
người  ... ứng tỏ khi ngôn thoại của bác sĩ Anh chú 
trọng đến việc giải thích và thuyết phục người 
bệnh ngay tại buổi khám tư vấn, ngôn thoại của 
bác sĩ Việt khá ‘thẳng’ và ‘trực tiếp’ (direct and 
straightforward), luôn nhấn mạnh vào việc yêu 
cầu người bệnh phải nhớ lời dặn dò của bác sĩ. 
Tuy nhiên, CN không tương tác trong 
ngôn thoại của bác sĩ Anh ít đa dạng hơn trong 
tiếng Việt. Các trường hợp sử dụng loại chủ 
4 Vì dung lượng của bài báo khoa học có giới hạn, 
nghiên cứu này chỉ có thể giải thích tóm tắt lý do hình 
thức CN không tương tác được sử dụng phần lớn trong 
cú đẳng lập chứ không phải là phụ thuộc. Lý thuyết về 
các chiến lược liên cú trong tiếng Anh và tiếng Việt 
xin xem thêm trong Halliday, 1994; Matthiessen,1995; 
Halliday, 2012, Hoàng Văn Vân dịch.
ngữ này được bác sĩ Anh sử dụng với các đại 
từ thay thế như it (nó), they (chúng nó, họ), he 
(anh ấy), she (cô ấy) và các đại từ liên hệ như 
which (cái đó), who (người mà), whom (người 
mà), when (khi mà), where (nơi mà), that (cái 
mà), v.v. Ngược lại, trong tiếng Việt, các đại 
từ được đa dạng hóa tùy thuộc sự phân ngôi 
của chủ ngữ được nhắc tới trước đó;
(15) Các bác sĩ trực phòng bên sẽ kiểm 
tra lại cho em nhé. [Các em] trực đây đến 
chiều rồi mới đổi ca cơ. (Tim mạch, BS.08)
(16) Bác sĩ Hùng khám cho anh hôm qua 
đúng không? [Bạn] trẻ trẻ í? (Ung thư, BS.04)
(17) |||Có thể anh tham khảo với những 
bệnh nhân ghép trước, ||[người ta] là phải 
uống thêm những thuốc chống thải ghép  
(Nội tiết, BS.08)
và nhóm danh từ + các đại từ quan hệ đó, 
ấy, í, mà, đấy. 
(18)||ví dụ như là BR- rôn hoặc là 
Taclirimut ||hoặc là các kiểu. Đấy, [những cái 
đấy] thì [nó] sẽ làm  không đào thải ||nhưng 
[nó] sẽ có một số cái tác dụng phụ như là nó 
làm cho mình suy giảm miễn dịch, ||ví dụ [nó] 
làm giảm cái sức miễn dịch của mình xuống 
để không đào thải quả thận đấy ra. (Nội tiết, 
BS.08)
5. Kết luận
Nghiên cứu này khảo sát sự xuất hiện và 
các đặc tính từ vựng ngữ pháp của chủ ngữ ở 
các cú của thức trong khung lý thuyết của SFL 
để chứng minh tính liên nhân được hiện thực 
hóa trong lời thoại của bác sĩ nói tiếng Anh và 
tiếng Việt. Tất nhiên, có rất nhiều kênh thông 
tin về từ vựng và ngữ pháp có thể dùng làm 
bằng chứng cho các đặc tính liên nhân xuất 
hiện trong ngôn ngữ khám tư vấn. Tuy nhiên, 
(14) |||you’re taking insulin ||[that] can bring 
your blood sugar down quickly alright |||and 
[it] can bring its lower level ||than [it]’s 
supposed to be thought. 
(Endocrinology, Dr.03). 
|||anh đang tiêm insulin ||[loại thuốc] có thể 
làm giảm đường huyết của anh khá nhanh 
|||và [nó] có thể làm giảm ở ngưỡng thấp 
hơn là ||[nó] được hy vọng. 
(Nội tiết, BS.03).
122 N.T. Nga/ Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 106-124
vì sự giới hạn không gian của một bài báo khoa 
học, nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc đưa ra 
những minh chứng về tần số sử dụng và một số 
đặc điểm ngữ pháp - từ vựng của chủ ngữ gắn 
trong các cú của thức kiến tạo nên nét chung 
và riêng được thể hiện trong tính liên nhân của 
ngôn thoại khám tư vấn. Từ kết quả của nghiên 
cứu, bài báo đưa ra một số kết luận như sau: 
Thứ nhất, tính liên nhân ẩn sau lời nói của 
bác sĩ tại phòng khám là sự thể hiện ‘quyền 
lực’, khẳng định vai trò và trách nhiệm của 
bác sĩ khi giao tiếp với người bệnh. Tuy vậy, 
cách thức thể hiện quyền lực trong hai ngôn 
ngữ khám tư vấn có những nét tương đồng và 
dị biệt. Nét tương đồng thể hiện ở tỉ lệ sử dụng 
CN tương tác lớn nhất so với ba loại hình chủ 
ngữ còn lại. Điều này phản ánh rất sát với thực 
tế khi công tác khám tư vấn xảy ra trực tiếp 
(face-to-face) giữa bác sĩ và người bệnh. Chính 
vì vậy, hai tham thể này đương nhiên phải được 
đề cập đến nhiều nhất. Tuy nhiên, những phân 
tích chi tiết về ý nghĩa sử dụng từ vựng thông 
qua bốn kênh chủ ngữ so sánh đã cho thấy nét 
dị biệt khá lớn trong hai ngôn ngữ. Đối với 
ngôn thoại tư vấn của bác sĩ Anh, chúng tôi đã 
tìm thấy nhiều bằng chứng chứng minh cho 
sự dịch chuyển diễn ngôn theo đường hướng 
lấy người bệnh làm trung tâm trong tư vấn 
khám chữa bệnh. Kết quả này tiếp tục khẳng 
định những phát hiện trước đây của chúng tôi 
(Nguyễn Thanh Nga, 2017, 2018). Cụ thể, việc 
phân tích tỉ lệ các đặc tính từ vựng-ngữ pháp 
của bốn loại chủ ngữ cho thấy bác sĩ Anh đã 
khai thác rất hiệu quả nguồn tài nguyên ngữ 
pháp trong ngôn thoại của mình để không 
những nâng cao được tính độc lập, tự chủ cho 
người bệnh mà còn thể hiện tính quyền lực lịch 
sự khi luôn hướng tới người bệnh, lấy người 
bệnh làm trung tâm. Nói một cách khác, để làm 
tròn trách nhiệm của mình, ẩn sau ngôn từ của 
bác sĩ Anh là một phương châm giao tiếp lịch 
sự, gần gũi và thân thiện. Đối với ngôn thoại tư 
vấn của bác sĩ Việt, chúng tôi cũng tìm thấy các 
bằng chứng chứng minh bác sĩ hướng tới người 
bệnh, nhưng lấy kết quả điều trị của người bệnh 
làm trung tâm. Dựa vào nguồn tài nguyên ngữ 
pháp về chủ ngữ trong ngôn từ cho thấy bác sĩ 
Việt có xu hướng thể hiện quyền lực khá trực 
tiếp trước người bệnh. Khoảng cách trong mối 
quan hệ của bác sĩ Việt với người bệnh vẫn còn 
tương đối lớn. 
Thứ hai, cũng giống như các nghiên cứu 
trước, chúng tôi một lần nữa khẳng định rằng các 
nguồn tài nguyên về ngữ pháp có đóng góp rất 
lớn trong việc nâng cao chất lượng lời nói của bác 
sĩ khi giao tiếp với người bệnh đặc biệt là việc sử 
dụng hiệu quả các kênh chủ ngữ trong ngôn từ. 
Thứ ba, vì ngôn ngữ của bác sĩ nằm 
trong một hệ thống ngôn ngữ của xã hội mà 
nó thuộc về. Cụ thể, ngôn ngữ của các bác sĩ 
trong nghiên cứu đương nhiên chịu ảnh hưởng 
trực tiếp của hệ thống ngôn ngữ tiếng Anh và 
tiếng Việt. Trong nghiên cứu này, chúng tôi 
xin phép nhắc lại là không đưa ra những kết 
luận ‘đóng khung’ như Nguyễn Quang (2018: 
16). Tuy nhiên, những kết luận có bằng chứng 
khách quan tính trong nghiên cứu này cho 
thấy bác sĩ Việt nên hướng tới sự chuyển dịch 
diễn ngôn lấy người bệnh làm trung tâm hơn 
nữa nhằm tạo khoảng cách gần gũi và thân 
thiện với người bệnh trong công tác khám 
chữa bệnh tư vấn trực tiếp.
Nghiên cứu này chỉ khảo sát trên phạm vi 
hẹp về cách sử dụng chủ ngữ ở các cú của thức 
trong khung lý thuyết của SFL nhưng đây cũng 
là một sự khẳng định về tính hiệu quả và giá trị 
nhân văn trong việc trau dồi kỹ năng giao tiếp 
lấy người bệnh làm trung tâm. Nghiên cứu cũng 
đồng tình với những gì mà Aarrons (2005: 18) 
đã kêu gọi, đó là việc xác định hai yếu tổ ‘điều 
trị’ và ‘quan tâm’ (‘cure’ and ‘care’) là không thể 
tách rời trong công tác khám tư vấn. Trong đó, 
yếu tố ‘quan tâm’ được tác giả này đánh giá là 
các kỹ năng liên nhân (interpersonal skills) mà 
bác sĩ sử dụng trong khi giao tiếp cùng người 
bệnh. Thay đổi trong diễn ngôn của bác sĩ nên 
hướng tới tính lịch sự, ân cần, hay nói như Hall 
et al (1994: 31), ‘patients need for both cure 
123Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 106-124
and care when visiting their doctors (the need 
to know and understand [cure], and the need to 
feel known and understood [care]) (Tạm dịch là: 
người bệnh cần nhận được cả sự điều trị và quan 
tâm khi được bác sĩ khám bệnh. Nhu cầu biết 
và hiểu [điều trị], và nhu cầu được biết và được 
hiểu [quan tâm]). Cũng giống như những nghiên 
cứu trước, bài báo này hy vọng đóng góp thêm 
một phần nhỏ vào lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ 
ngành y và là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích 
cho các sinh viên y khoa đang còn ngồi trên ghế 
nhà trường và đội ngũ nhân viên y tế đang trực 
tiếp phục vụ người bệnh đạt hiệu quả cao.
Hạn chế của nghiên cứu này là không 
khai thác được nguồn ‘dữ liệu thô’ (primary 
data) trong tiếng Anh vì vậy việc so sánh với 
nguồn dữ liệu tự nhiên trong tiếng Việt sẽ làm 
độ tin cậy của nghiên cứu bị ảnh hưởng. Tuy 
nhiên, nghiên cứu đã khắc phục bằng cách lựa 
chọn những nguồn ngữ liệu tiếng Anh được 
tái hiện lại ít tính sân khấu hóa nhất để hai 
nguồn ngữ liệu Anh - Việt mang tính tương 
đồng cao trong so sánh. Hơn nữa, nghiên cứu 
chỉ tập trung vào phát hiện và so sánh các đặc 
tính từ vựng và ngữ pháp trong ngôn từ của 
bác sĩ mà không đi xa nghiên cứu các yếu tố 
văn hóa hay thành tố giao tiếp nào đã tác động 
đến việc lựa chọn từ vựng - ngữ pháp đó. Nếu 
có thể tìm được hai nguồn ngữ liệu thô tương 
đồng, nghiên cứu sẽ đi xa hơn để tìm hiểu về 
các tàng ẩn văn hóa ảnh hưởng đến việc lựa 
chọn từ vựng ngữ pháp, kiến tạo nên ngôn từ 
của bác sĩ tại phòng khám tư vấn. 
Để có sự so sánh toàn diện và đánh giá chi 
tiết về tính quyền lực được ẩn sâu trong giao tiếp 
liên nhân của bác sĩ Anh và Việt, cần phải có thêm 
các bằng chứng được hiện thực hóa trong ý nghĩa 
của ngôn từ của bác sĩ. Cụ thể, trong hệ thống 
Thức nói riêng, tìm hiểu thêm về ngữ pháp và từ 
vựng của thức và tình thái (mood and modality) 
cũng có tiềm năng đưa ra nhiều bằng chứng về 
tính liên nhân trong giao tiếp bác sĩ - người bệnh. 
Ngoài ra, các yếu tố giao tiếp khác như lượt lời 
(turns), cặp thoại (pairs), chỉnh sửa lời (repairs) 
ứng dụng trong phân tích hội thoại, hệ tư tưởng 
(ideology) trong ngôn ngữ học phê phán, hành 
vi ngôn ngữ (speech act) trong dụng học đều là 
những nguồn tài nguyên lý thuyết hữu ích giúp 
khám phá thêm tính liên nhân tàng ẩn trong ngôn 
từ tư vấn của bác sĩ với người bệnh tại phòng 
khám tư vấn. Nghiên cứu này cũng mới chỉ dừng 
lại ở việc đặt ngôn ngữ của người bác sĩ vào bối 
cảnh giao tiếp với người bệnh để tìm hiểu tính 
liên nhân trong ngôn từ của bác sĩ. Nếu có thể đi 
xa hơn, các nghiên cứu tiếp theo nên tìm hiểu tính 
liên nhân được kiến tạo trong ngôn từ của cả bác 
sĩ và người bệnh. Điều này sẽ mô tả được bức 
tranh giao tiếp bác sĩ - người bệnh tại phòng khám 
tư vấn một cách toàn diện và sâu sắc hơn.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
Halliday, M. A. K, (2012). Dẫn luận ngữ pháp chức 
năng (2nd ed). Hoàng Văn Vân dịch. Hà Nội: Nxb 
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Thanh Nga (2018). Giao tiếp của bác sĩ và 
bệnh nhân tại phòng khám tư vấn – một nghiên cứu 
trường hợp tại Australia. Nghiên cứu Nước ngoài, 
34(1), 154-177. 
Nguyễn Quang (2018). Chủ quan tính và khách quan 
tính trong hệ thống xưng hô Việt và Anh. Nghiên 
cứu Nước ngoài, 34(1), 17-34.
Hoàng Văn Vân (2005). Ngữ pháp kinh nghiệm của 
cú tiếng Việt: Mô tả theo quan điểm chức năng hệ 
thống. In lần thứ hai. Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội.
Hoàng Văn Vân (2017). Ngôn ngữ của sách giáo khoa 
phổ thông: Khảo sát đặc điểm ngữ pháp-từ vựng của 
7 bài học (ngôn bản) trong Sinh học 8 từ bình diện 
liên nhân. Ngôn ngữ, 9(340), 28-54.
Tiếng Anh
Aarrons, D. (2005). Doctor-patient communication 
in government hospital in Jamaica: Empiric and 
ethical dimensions of a socio-cultural phenomenon. 
PhD thesis, University of McGill, Pécs, Montreal.
Adam, Q. A. (2014). Study of power relations in doctor-
patient interactions in selected hospital in Lagos 
State, Nigeria, Advances in Language and Literary 
Studies, 5(2), pp. 177-184.
Adegbite, W. & Odebunmi, A. (2006). “Discourse tact 
in doctor-patient interactions in English: An analysis 
of diagnosis in medical communication in Nigeria.” 
Nordic Journal of African Studies, 15(4), pp. 499-519. 
Chinwe, R. E. (2013). Critical discourse analysis of 
interpersonal meaning and power relations in 
124 N.T. Nga/ Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 106-124
selected inaugural political speeches in Nigeria. 
Unizik Journal of Arts and Humanities, pp. 46-65.
Eggins, S & Slade, D. (1997). Analyzing Casual 
Conversation. London: Continuum.
Hall, J. A., Irish. J. T., Roter, D.L., Ehrlich, C.M., 
Miller, L.M. (1994). Satisfaction, gender, and 
communication in medical visits. Med Care, 32 
(12), pp. 12-31.
Halliday, M. A. K. (1978). Language as Social Semiotic: 
The Interpretation of Language and Meaning. 
London: Edward Arnold.
Halliday, M. A. K. (1985). Spoken and Written 
Language. Geelong, Vic: Deakin University Press.
Halliday, M. A. K . (1994). An Introduction to Functional 
Grammar (2nd ed). London: Edward Arnold.
Halliday, M. A. K. (2002). On Language and Linguistics. 
London: Continuum.
Halliday, M. A. K., McIntosh, A & Strevens, P. (1964). 
The Linguistic Sciences and Language Teaching. 
London: Longman.
Halliday, M. A. K & Matthiessen, C. M. I. M. (2004). 
An Introduction to Functional Grammar (3rd ed). 
London: Edward Arnold.
Irwin W. G., McClelland, R. and Love, A. H. G. 
(1989). Communication skills training for medical 
students: an integrated approach. Med. Educ, 23, 
pp. 387-391.
Luo, X. (2015). Patients’ Interrogative Choices in 
Chinese Doctor-Patient Conversations. Studies in 
Sociology of Science, 6 (4), pp. 65-69.
Matthiessen, C. (1995). Lexicogrammatical 
Cartography: English Systems. Tokyo: Tokyo 
International language Science Publishers.
Nguyễn Thanh Nga (2017). Doctor-patient power 
relation: a systemic functional analysis of a doctor-
patient consultation. VNU Journal of Foreign 
Studies, 33(3), pp. 24-43. 
Ong L. M., de Haes, J. C. J. M., Hoos, A. M. & Lammes, 
F. B. (1995). Doctor-patient communication: 
A review of the literature. Social Science and 
Medicine, 40, pp. 903-918.
Roter, D. L & Hall, J. A. (1992). Doctor talking with 
patients/Patients talking with doctors. London: 
Auburn House.
Wilkes, G. A. (2002). The Collins English Dictionary: 
Australian Edition. Sydney/Aucland/Glasgow, Collin.
DOCTOR TALK AT CONSULTANCY IN ENGLISH 
AND VIETNAMESE: AN INTERPERSONAL 
COMPARISON APPROACHED FROM THE 
PERSPECTIVE OF SUBJECT USES
Nguyen Thanh Nga
Vietnam Military Medical University, 160 Phung Hung, Phuc La, Ha Dong, Hanoi, Vietnam
Abstract: This paper includes a detailed analysis of subject deployments realized in English 
and Vietnamese doctor talks at consulations with patients. The focus is to base on doctor’s uses 
of subject to compare interpersonal meanings hidden behind doctors’ consultation of the two 
selected languages. The theoretical framework used in the current study is the mood system 
of SFL (systemic functional linguistics) which includes four main types of subject: (1) subject 
explicits, (2) subject implicits, (3) subject interactants, and (4) subject non-interactants (Halliday 
& Matthiessen, 2004; Hoang Van Van, 2017). The data was collected by note taking and recording 
of 120 conversations (60 English conversations downloaded from Youtube; and 60 Vietnamese 
conversation recorded from real sites of consultation). This study not only finds out the similarities 
and differences of interpersonal meanings hidden behind doctors’ uses of subject but also confirms 
the necessity of change of subject deployments in medical discourse that lead to the movement of 
patient-centeredness mood. 
Keywords: consultation, doctor-patient consultation, interpersonal meanings, Systemic 
Functional Linguistics (SFL)

File đính kèm:

  • pdfgiao_tiep_cua_bac_si_trong_tu_van_kham_benh_bang_tieng_anh_v.pdf