Giáo trình Lịch sử các học thuyết pháp lý (Phần 1)

Phần mở đầu

NHẬP MÔN KHOA HỌC

LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ

1. Khái quát chung về lịch sử các học thuyết chính trị

Có thể nói rằng lịch sử xã hội loài của chúng ta có được ngày hôm nay là nhờ sự

đóng góp vô cùng giá trị của các thế hệ đi trước. Trong số những đóng góp của các thế

hệ đi trước tư tưởng của họ có một ý nghĩa rất quan trọng. Nhiều quan điểm, học

thuyết của họ không những đã góp phần giải quyết các vướng mắc của chính xã hội

đương đại của họ, mà còn trở thành kim chỉ lam cho mọi hoạt động của chúng ta sau

này. Những học thuyết, những quan điểm của những người đi trước rất toàn diện bao

quát rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống xã hội loài người từ tự nhiện cho đén các hoạt

đọng của xã hội. Trong số nhưng học thuyết, quan điểm, tư tưởng đa dạng đó, các học

thuyết, quan điểm tư tưởng về nhà nước và pháp luật có một ý nghĩa quan trọng rất

lớn, vì nó trực tiếp quan hệ mang tính quyết định đén sự phát triển của xã hội .

Lịch sử các học thuyết chính trị là lịch sử các hệ luận cơ bản về bản chất và hình

thức thể hiện của các chính thể. Các hệ luận cơ bản này lại chính là những nhận thức

và những cách đánh gía về các thiết chế nhà nước từ khi chúng mới xuất hiện. Vì vậy,

hoàn toàn có thể nhận thấy rằng lịch sử các học thuyết chính trị là bộ phận không thể

tách rời của khoa học lý luận về nhà nước pháp quyền.

Trải qua các thời kỳ kế tiếp nhau của lịch sử, các thiết chế chính trị dần hoàn

thiện hơn và các học thuyết mang nội dung phản ánh các thiết chế đó cũng được nâng

lên về tính khoa học trong lập luận và phạm vi các vấn đề. Lịch sử các học thuyết

chính trị còn được coi là lịch sử đấu tranh các tư tưởng. Điều này được giải thích qua

nội dung những vấn đề mà các học thuyết này đã thể hiện. Bởi vì dù các luận thuyết

chính trị có thể được biểu hiện bằng nhiều hình thức khác nhau (qua hệ lý luận triết

học, xã hội học, kinh tế học .v.v.) thì chúng cũng phản ánh một cách cô đọng nhất

những quan điểm, tư tưởng của các giai cấp xã hội và các đảng phái chính trị cũng như

của các giáo phái khác nhau. Bằng những quan điểm chính trị và thậm chí cả bằng

những giáo lý, các giai cấp xã hội thể hiện khát vọng muốn bảo vệ lợi ích kinh tế của

mình trong quá trình vận động không ngừng của các quan hệ xã hội mà trong đó quan

hệ kinh tế đóng vai trò thiết yếu. Lợi ích kinh tế của các giai cấp xã hội có thể được

duy trì hoặc bị xâm phạm tùy thuộc vào thiết chế nhà nước. Điều này lý giải tại sao lại

có sự khác nhau trong các học thuyết chính trị về bản chất của cùng một chính thể.

Chẳng hạn, đối với nhà nước chiếm hữu nô lệ (Hy Lạp, La Mã .v.v.) thì cùng tồn tại

hai hệ luận đối nghịch, một hệ luận chính trị coi nhà nước chiếm nô là hợp lý, sự phân

biệt giàu nghèo là điều nguy hiểm bởi giàu nghèo là hiện tượng mang tính tự nhiên8

.v.v. còn một hệ luận khác thì coi nhà nước là điều ác, là trái với tự nhiên, hoặc nhà

nước sẽ hợp lý nếu nó là công cụ ngăn chặn bạo lực và kìm chế tham muốn từ phía

những người giàu có. Sự trái ngược có tính nguyên tắc nói trên cũng được thể hiện

trong nội dung các học thuyết chính trị thời kỳ phong kiến và tư sản.

pdf 62 trang yennguyen 5200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lịch sử các học thuyết pháp lý (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Lịch sử các học thuyết pháp lý (Phần 1)

Giáo trình Lịch sử các học thuyết pháp lý (Phần 1)
 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA 
Chủ biên: PGS.TS Đoàn Minh Duệ 
GIÁO TRÌNH 
LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT PHÁP LÝ 
Vinh - 2011 
 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA 
Chủ biên: PGS.TS Đoàn Minh Duệ 
GIÁO TRÌNH 
LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT PHÁP LÝ 
(Giáo trình đào tạo từ xa) 
 Vinh - 2011 
 3
 Phân công biên soạn: 
Chủ biên: PGS.TS Đoàn Minh Duệ 
 4
MỤC LỤC 
Phần mở đầu: NHẬP MÔN KHOA HỌC LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ 
1. Khái quát chung về lịch sử các học thuyết chính trị 
2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lịch sử các học thuyết chính trị 
Chương 1:TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 
1. Tư tưởng của đạo Brahman (Bàlamon) 
2. Tư tưởng của đạo Phật 
3. Tư tưởng của Kautilya 
4. Tư tưởng của Asoka Đại đế 
Chương 2: CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 
1. Xu hướng “Nhân đạo chính vi đại” ở Trung Quốc thời cổ đại 
2. Tổng quan về sự hình thành các học thuyết chính trị Trung Quốc cổ đại 
3. Một số các học thuyết chính trị tiêu biểu của Trung Quốc cổ đại 
3.1. Chủ thuyết chính trị của Khổng tử. 
3. 2. Chủ thuyết chính trị của Mạnh tử 
3. 3. Chủ thuyết chính trị của Tuân tử 
3. 5. Chủ thuyết chính trị của Lão tử. 
3. 6. Chủ thuyết chính trị của Trang tử 
3. 7. Chủ thuyết chính trị của Hàn Phi tử 
3. 8 Tư tưởng chính trị trong Kinh Dịch 
Chương 3:CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ HY LẠP CỔ ĐẠI 
1. Khái quát chung 
2. Tư tưởng chính trị - pháp lý thời kỳ hình thành chế độ Chiếm hữu Nô lệ 
2. 1. Tư tưởng của Solon (638- 559 tr.CN) 
2.2. Tư tưởng của Pythagore (580- 500 tr.CN) 
2. 3. Học thuyết của Heraclite 
3. Tư tưởng chính trị - pháp lý trong thời kỳ hưng thinh và suy vong của nền dân chủ 
Chiêm hưu Nô lệ 
3. 1. Democrite (460- 370 tr.CN) 
3. 2. Hippodame 
3. 3. Ephiantes và Pericles 
3. 4. Socrate (469-399 tr.CN) 
3. 5. Plato (428- 347 tr.CN) 
3. 6. Aristotle (384- 322tr.CN) 
 5
4. Tư tưởng chính trị - pháp lý thời kỳ văn minh Huy Lạp 
4.1. Epicure (341- 270 tr.CN) 
4.2. Trường phái khắc kỉ 
4.3. Polybe (201- 120 tr.CN) 
Chương 4: TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ LA MÃ CỔ ĐẠI 
1. Khái quát chung 
2. Tư tưởng chính trị của Nô lệ khởi nghĩa 
3. Tư tưởng chính trị của nền dân chủ Chiếm hữu Nô lệ 
4. Tư tưởng chính trị của Marc Tulli Cicero (106 -43tr.CN) 
5. Tư tưởng chính trị của Thiên chúa giáo 
Chương 5: CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ TÂY ÂU TRUNG CỔ 
1. Khái quát chung 
2. Các học thuyết chính trị tiêu biểu 
2.1. Học thuyết thần quyền 
2.2. Các phong trào tà giáo 
2.3. Tư tưởng chính trị của thời đại Phục hưng 
2.4. Tư tưởng chính trị của phong trào cải cách Tôn giáo, và phong trào chống chuyên 
chế 
Chương 6: CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ CỦA ANH THỜI CẬN ĐẠI 
1. Khái quát chung 
2. Các học thuyết chính trị tiêu biểu 
Chương 7: CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ CỦA PHÁP THỜI CẬN ĐẠI 
1. Khái quát chung 
2. Các học thuyết chính trị tiêu biểu 
Chương 8: CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ ĐỨC THỜI CẬN ĐẠI 
1. Khái quát chung 
2. Các học thuyết chính trị tiêu biểu 
2.1. Học thuyết chính trị của Imanuel Kant (1724 -1804) 
2.2. Học thuyết chính trị pháp luật của Hegel G.F (1770 – 1830) 
Chương 9: CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ CỦA MỸ THỜI CẬN ĐẠI 
1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm tư tưởng chính trị thời kỳ đấu tranh độc lập ở Mỹ 
2. Các học thuyết chính trị tiêu biểu 
2.1. Những quan điểm chính trị của T. Jefferson 
2.2. Những quan điểm chính trị của Thomas Paine 
2.3. Những quan điểm chính trị của Hamilton (1757 - 1804). 
 6
Chương 10: TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ MARX-LÊNIN 
1. Tổng quan 
2. Một số quan niệm của Chủ nghĩa Max- Lênin về nhà nước pháp quyền 
2.1. Về nguồn gốc và bản chất của nhà nước 
2.2. Về hiến pháp và mô hình tổ chức quyền lực nhà nước 
2.3. Về nguồn gốc và bản chất của pháp luật 
Chương 11: TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM 
1. Tư tưởng chính trị của người Việt bản địa buổi đầu dựng nước 
2. Tư tưởng chính trị Nho giáo ở Việt Nam 
4. Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh 
 7
Phần mở đầu 
NHẬP MÔN KHOA HỌC 
LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ 
1. Khái quát chung về lịch sử các học thuyết chính trị 
Có thể nói rằng lịch sử xã hội loài của chúng ta có được ngày hôm nay là nhờ sự 
đóng góp vô cùng giá trị của các thế hệ đi trước. Trong số những đóng góp của các thế 
hệ đi trước tư tưởng của họ có một ý nghĩa rất quan trọng. Nhiều quan điểm, học 
thuyết của họ không những đã góp phần giải quyết các vướng mắc của chính xã hội 
đương đại của họ, mà còn trở thành kim chỉ lam cho mọi hoạt động của chúng ta sau 
này. Những học thuyết, những quan điểm của những người đi trước rất toàn diện bao 
quát rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống xã hội loài người từ tự nhiện cho đén các hoạt 
đọng của xã hội. Trong số nhưng học thuyết, quan điểm, tư tưởng đa dạng đó, các học 
thuyết, quan điểm tư tưởng về nhà nước và pháp luật có một ý nghĩa quan trọng rất 
lớn, vì nó trực tiếp quan hệ mang tính quyết định đén sự phát triển của xã hội . 
Lịch sử các học thuyết chính trị là lịch sử các hệ luận cơ bản về bản chất và hình 
thức thể hiện của các chính thể. Các hệ luận cơ bản này lại chính là những nhận thức 
và những cách đánh gía về các thiết chế nhà nước từ khi chúng mới xuất hiện. Vì vậy, 
hoàn toàn có thể nhận thấy rằng lịch sử các học thuyết chính trị là bộ phận không thể 
tách rời của khoa học lý luận về nhà nước pháp quyền. 
Trải qua các thời kỳ kế tiếp nhau của lịch sử, các thiết chế chính trị dần hoàn 
thiện hơn và các học thuyết mang nội dung phản ánh các thiết chế đó cũng được nâng 
lên về tính khoa học trong lập luận và phạm vi các vấn đề. Lịch sử các học thuyết 
chính trị còn được coi là lịch sử đấu tranh các tư tưởng. Điều này được giải thích qua 
nội dung những vấn đề mà các học thuyết này đã thể hiện. Bởi vì dù các luận thuyết 
chính trị có thể được biểu hiện bằng nhiều hình thức khác nhau (qua hệ lý luận triết 
học, xã hội học, kinh tế học .v.v..) thì chúng cũng phản ánh một cách cô đọng nhất 
những quan điểm, tư tưởng của các giai cấp xã hội và các đảng phái chính trị cũng như 
của các giáo phái khác nhau. Bằng những quan điểm chính trị và thậm chí cả bằng 
những giáo lý, các giai cấp xã hội thể hiện khát vọng muốn bảo vệ lợi ích kinh tế của 
mình trong quá trình vận động không ngừng của các quan hệ xã hội mà trong đó quan 
hệ kinh tế đóng vai trò thiết yếu. Lợi ích kinh tế của các giai cấp xã hội có thể được 
duy trì hoặc bị xâm phạm tùy thuộc vào thiết chế nhà nước. Điều này lý giải tại sao lại 
có sự khác nhau trong các học thuyết chính trị về bản chất của cùng một chính thể. 
Chẳng hạn, đối với nhà nước chiếm hữu nô lệ (Hy Lạp, La Mã .v.v..) thì cùng tồn tại 
hai hệ luận đối nghịch, một hệ luận chính trị coi nhà nước chiếm nô là hợp lý, sự phân 
biệt giàu nghèo là điều nguy hiểm bởi giàu nghèo là hiện tượng mang tính tự nhiên 
 8
.v.v.. còn một hệ luận khác thì coi nhà nước là điều ác, là trái với tự nhiên, hoặc nhà 
nước sẽ hợp lý nếu nó là công cụ ngăn chặn bạo lực và kìm chế tham muốn từ phía 
những người giàu có. Sự trái ngược có tính nguyên tắc nói trên cũng được thể hiện 
trong nội dung các học thuyết chính trị thời kỳ phong kiến và tư sản. 
Đối tượng nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết chính trị là hệ tư tưởng 
chính trị được thể hiện qua các học thuyết có nội dung đề cập một cách tổng thể về nhà 
nước và pháp luật qua các thời đại lịch sử. Nội dung lịch sử các học thuyết chính trị 
không thể được hình thành ngoài các mối quan hệ kinh tế xã hội lịch sử cụ thể, tức là 
không nằm ngoài lịch sử. Điều này có nghĩa là: Khi nghiên cứu các học thuyết chính 
trị còn phải đi sâu vào việc khám phá ra những nguyên nhân mang tính lịch sử - xã hội 
đã làm phát sinh ra chúg. Bởi vì sự phát sinh và phát triển các tư tưởng chính trị và 
pháp luật đã được thừa nhận như là một hình thức nhận biết xã hội liên quan tới sự 
phát sinh phát triển của xã hội có giai cấp làm sản sinh ra nó. Một học giả rất có lý 
khi nói rằng: "Muốn biết và hiểu được các chế định chính trị của một xã hội đúng ra là 
trước tiên phải nghiên cứu chính bản thân xã hội ấy đã. Các chế định, trước khi trở 
thành nguyên nhân đã là kết qủa, xã hội đã sản sinh ra chúng, trước khi bị chúng làm 
biến đổi ..." 
Môn Lịch sử các học thuyết chính trị không nghiên cứu các tư tưởng và học 
thuyết nói chung mà chỉ nghiên cứu hệ tư tưởng và học thuyết chính trị có quá trình 
phát sinh và phát triển liên quan chặt chẽ tới sự vận động không ngừng của xã hội có 
nhà nước và hệ thống quy phạm pháp luật của nhà nước đó được thể hiện trong cuộc 
đấu tranh nhằm giữ gìn và phát triển xã hội loài người. 
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết chính trị được thể 
hiện trong nội dung cuả các học thuyết đó là nội dung đề cập được những vấn đề cơ 
bản có liên quan tới sự lý giải về nhà nước, chế độ chính trị bản chất và hình thứuc thể 
hiện của nhà nước, tính hợp lý hoặc những hạn chế của các loại hình nhà nước và hệ 
thống các quy phạm pháp luật kèm theo của mỗi một chế độ nhà nước, mưc độ tương 
xứng giữa nhà nước và nội dung của pháp luật. Nội dung các học thuyết chính trị 
thường đề cập được những vấn đề cơ bản có liên quan tới sự giải về: nguồn gốc nhà 
nước, chế độ chính trị, bản chất và hình thức thể hiện của nó, tính hợp lý hoặc những 
hạn chế của các loại hình nhà nước và hệ thống các quy phạm pháp luật, sự tương 
xứng giữa nhà nước và nội dung của pháp luật. 
Nói tóm lại, đối tượng nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết chính trị là 
những tư tưởng chính trị, những quan điểm về nhà nước và pháp luật xuất hiện và phát 
triển trong dòng lịch sử của loài người từ khi có tổ chức nhà nước. Những học thuyết 
chính trị này được xác định bởi các mối quan hệ kinh tế và chúng đã phản ánh lợi ích 
 9
của giai cấp xã hội trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng về quyền lợi xã hội và 
tài sản nói chung. 
2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lịch sử các học thuyết chính trị 
Mọi lý thuyết và mọi lý luận làm cơ sở các hoạt động của nhà nước và xã hội loài 
người hiện nay phần nhiều đều bắt nguồn từ những tư tưởng xưa, trong đó có các học 
thuyết chính trị. Sự phát triển ra những quan điểm tư tưởng mới thời hiện đại thường 
chỉ là sự hoàn thiện, sự chỉnh lý những quan điểm tư tưởng học thuyết của những 
người đi trước trong điều kiện và hoàn cảnh mới mà thôi. Nghiên cứu lịch sử các học 
thuyết chính trị rất quan trọng trong thời đại của chúng ta, vì những nghiên cứu này sẽ 
góp phần cho chúng ta những suy nghĩ rõ hơn về những vấn đề đang cần phải giải 
quyết hiện nay. 
Giáo trình này được viết trên tinh thần chỉnh sửa lại căn bản cuốn trình Lịch sử 
các học thuyết chính trị xuất bản lần đầu tiên của Khoa Luật Đại học Tổng hợp Hà Nội 
năm 1997, có thêm lại những tư tưởng mới phù hợp với công cuộc đổi mới hiện nay và 
thêm phần của các tác giả cận hiện đại và hiện đại như K. Mark, J. S. Mill, 
Tocqueville, những người có chủ trương áp dụng các học thuyết về dân chủ vào cuộc 
sống, mà trước đây vì nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau, và nhất là phần 
tư tưởng chính trị của các nhà tư tưởng Việt Nam, mà ở cuốn giáo trình trước không 
có điều kiện thể hiện. 
 10
 Chương 1 
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 
1. Tư tưởng của đạo Brahman (Bàlamon) 
Ấn Độ - một trung tâm văn minh cổ đại - vốn có nền văn minh phát triển sớm, từ 
khoảng hơn 3000 nămtr.CN. Theo các tài liệu khảo cổ học, ở một số vùng thuộc hạ lưu 
sông Indus như Amri, Mohenjo, Dao, Harapa, Chanhudaro người ta đã tìm được 
những di tích của những thành phố rộng lớn được thành lập khoảng hơn 3000 năm 
tr.CN mà đã có nhà 2 tầng, có những đồ đồng thuộc nền văn minh đồ đồng phát triển 
cao. 
Ấn Độ là quê hương của nhiều loại tôn giáo khác nhau: Đạo Vêđa, Đạo Bàlamôn, 
Đạo Phật, Ấn Độ giáo v.v..., Tôn giáo hình thành cùng với sự xuất hiện của những nền 
văn minh đầu tiên nên cũng giống như ở Ai Cập và Babilon, cơ sở của các tư tưởng 
chính trị nói chung, tư tưởng nhà nước và pháp luật nói riêng ở Ấn Độ cổ đại là tôn 
giáo. Sau khi thôn tính được vùng Punjab và các vùng khác của Ấn Độ, để củng cố địa 
vị của mình, người Arya đã lập ra đạo Vêda hoặc Rig -Vêda là đạo đầu tiên của Ấn 
Độ. Vêda có nghĩa là tri thức là trên tất cả, là toàn năng. Vêda là đa thần giáo. Nó cho 
rằng vạn vật đều có thần. Thần chung nhất và cao nhất là Bàlamôn (Brahmanaspati). 
Xuất phát từ chữ Bàlamôn (Brahmanas) tức là quyền lực thiêng liêng. Bàlamôn 
là căn bản của vạn vật, nguồn gốc của vạn vật. Mọi vật đều là hình thức biểu hiện, 
hình thức tồn tại của Bàlamôn và lại trở về với Bàlamôn. Đạo Bà la môn với tư tưởng 
khẳng định những đặc quyền của đẳng cấp Bàlamôn, đồng thời xây dựng và củng cố 
một trật tự xã hội vô cùng hà khắc với những người lao động nên ngay từ khi mới ra 
đời, nó đã gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của những người nghèo khổ. Họ không tin 
vào thần thánh nên đã phủ nhận, chống đối kịch liệt các giáo sĩ Bàlamôn. Họ chống lại 
sự phân chia con người trong xã hội thành các Varna, cho rằng sự phân chia này không 
công bằng và phản tự nhiên. Tư tưởng bình đẳng về tinh thần của tất cả mọi người 
không phụ thuộc vào đẳng cấp đã nảy sinh trong xã hội. 
Sau khi tràn vào Ấn Độ vài thế kỷ, người Arya đã lập ra những nhà nước đầu 
tiên, bao gồm nhiều nước và luôn luôn đấu tranh với nhau để tranh giành cỏ và nước 
(người Arya vốn là người chăn nuôi du mục). Các nhà nước này xuất hiện trong 
khoảng thế kỷ X- VItr.CN. Để củng cố mạnh mẽ hơn nữa quyền thống trị của người 
Arya, quyền lực nhà nước, các nhà nước này đã sử dụng đạo Veda, tạo điều kiện cho 
nó phát triển lên thành đạo Bàlamôn (Brahman) và thừa nhận nó thành hệ tư tưởng 
chính thống của xã hội. Các tư tưởng của đạo này đã được thừa nhận, củng cố và bảo 
vệ bằng chính các quy định của một trong các đạo luật cổ của loài người - Bộ luật 
Manou. Đây là Bộ Luật bằng thơ gồm 2685 điều chia thành 12 chương, là sự sưu tập 
 11
các tập quán, biên tập thành sách vào khoảng thế kỷ I Công nguyên. Giống như Bộ 
luật Hammourabi, Manou là một bộ luật tổng hợp gồm các quy định về nhiều lĩnh vực: 
dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình, tố tụng, quyền và nghĩa vụ của nhà vua, của các 
giai cấp trên của xã hội và đặc biệt là nghĩa vụ của các tầng lớp dưới với tầng lớp trên, 
với nhà nước, với người Bàlamôn, nghĩa vụ của nô lệ với chủ, với các tầng lớp khác. 
Bộ luật đã điều chỉnh các mối quan hệ chủ yếu trong xã hội như: quan hệ giữa nhà 
nước và cá nhân, giữa các giai cấp với nhau và với nhà nước, giữa cá nhân với cá 
nhân. Thông qua các quy định của đạo luật có thể thấy toát lên một số quan điểm cơ 
bản. 
Thứ nhất, nó thần thánh hóa nguồn gốc của Nhà Vua - người đứng đầu nhà nước 
- và pháp luật. Vua được coi là sự hóa thân của thánh thần trên trần thế. "Vua được tạo 
ra từ những phần của các vị thánh siêu đẳng này... người là vị thánh tối cao mang hình 
người". Do vậy, mọi người phải kính trọng, thần phục Hoàng đế như Thượng đế trên 
trái đất. Bộ luật khẳng định sự toàn quyền của Nhà Vua. Vua nắm trong tay toàn bộ bộ 
máy nhà nước, lãnh đạo việc thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại, việc xét xử... 
Nhà Vua có trách nhiệm thúc giục các đẳng cấp dưới thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của 
mình, nếu không thì thế giới sẽ sinh loạn. Đồng thời đạo luật cũng quy định trách 
nhiệm của các Nhà Vua là phải bảo ...  và chính phủ bị biến chất hay chệch dòng. 
Chính phủ thuần túy là những chính phủ mà một người, thiểu số hay đa số cai trị theo 
lợi ích chung, hoạt động theo luật pháp. Còn chính phủ biến chất là chính phủ khi 
những người cai trị chỉ vì lợi ích của riêng mình, không còn vì lợi ích chung. Kết hợp 
hai tiêu chuẩn này sẽ có hai loại của ba hình thức. 
1. Các hình thức thuần túy hay chân chính gồm: 
- Vương quyền hay quân chủ: là chính phủ của một người duy nhất nhưng vì lợi 
ích của tất cả mọi người và bị đặt dưới pháp luật. 
- Nền quý tộc trị: là chính phủ của số ít, bắt đầu từ trên hai người đến một nửa 
cộng một, nó là chính phủ của những người tốt nhất. 
- Nền cộng hòa: là chính phủ của số lớn trong lợi ích chung. 
2. Các hình thức biến chất hay sai lệch gồm có: 
- Chế độ độc tài: là chính phủ của một người duy nhất nhưng chỉ vì lợi ích của 
hắn. 
- Chế độ tập đoàn thống trị hay đầu sỏ chính trị: là chính phủ của số ít nhưng chỉ 
vì lợi ích của những người cầm quyền. 
- Chế độ dân chủ trị: là chính phủ của số đông, chống những người giàu. 
 57
Trên cơ sở sơ đồ chung này, ông phân chia các hình thức chính phủ một cách chi 
tiết hơn. Cụ thể: 
1- Các nền quân chủ: đó là chính phủ của một người duy nhất, có thể là vương 
quyền hay quân chủ, song cũng có thể là độc tài theo cách nói của Aristotle. Nó lại 
gồm các dạng như: 
+ Nền quân chủ tuyệt đối tức là tất cả quyền lực thuộc về nhà vua, vua là chủ của 
nhân dân hay của dân tộc. 
+ Nền quân chủ anh hùng: là nền quân chủ của các thời đại và các dân tộc chinh 
chiến. Vua vừa là một võ tướng thế truyền, vừa là giáo chủ, vừa có những chức phận 
về tư pháp và về năng lực chính trị đối nội và đối ngoại. Các chức năng này được trao 
cho nhà vua bằng sự thừa nhận của nhân dân do uy tín tập hợp và lãnh đạo chiến đấu, 
chinh phục được lãnh thổ thành lập thành bang và làm rạng rỡ nó bằng nghệ thuật cai 
trị. Sự thừa nhận này được hiểu như là sự chịu ơn đối với người chủ chiến thắng hay 
người sáng lập thành bang. Và về sau những đặc quyền quân sự, tôn giáo, tư pháp và 
chính trị được truyền kế thế tập cho người kế nghiệp vua. 
+ Người tướng (thủ lĩnh) quân sự trọn đời. Đây là nền quân chủ chỉ được thực 
hiện trong một đời. Vua được trao quyền lực tối cao bằng cách tuyển cử. Người này 
chỉ có quyền lực tối cao trong hai lĩnh vực quân sự và tôn giáo. 
+ Vương quyền hầu như độc tài: là chế độ quá độ nối liền với chế độ độc tài. Sự 
chuyên quyền ở đây đã rất lớn, song vẫn dựa trên cơ sở luật pháp và có sự thế tập. Sự 
tuân theo nó là hợp pháp chứ không phải do bạo lực. 
+ Vương quyền mà nhà vua được lập nên bằng sự lựa chọn tự do chứ không phải 
bằng thế tập. Nhà vua nắm quyền chuyên chế khi thì trọn đời, khi thì chỉ tạm thời, 
trong một thời gian hay trong một hoạt động nhất định. Chẳng hạn nhà vua được ủy 
thác quyền hành trong thời kỳ chiến tranh hay đàn áp những cuộc nổi loạn. 
+ Chế độ độc tài: nó không có sự khác biệt với chế độ quân chủ về số lượng 
người cầm quyền. Về mặt chất lượng nó có đặc trưng là tên độc tài đứng xa mọi trách 
nhiệm và chỉ vì lợi ích của hắn. Hắn không tham khảo ý kiến về các lợi ích của những 
người có tài năng ngang và hơn hắn. Ông phê phán gay gắt chế độ này, song ông cho 
rằng chế độ độc tài có thể đi gần tới chế độ vương quyền khi nó tuân thủ pháp luật hay 
ý chí của các công dân đã xây dựng nên nó. Ngược lại, chế độ vương quyền gần với 
chế độ độc tài khi việc thi hành chức vụ của vua là độc tài và hoàn toàn độc đoán. 
2- Các chế độ tập đoàn thống trị 
Chế độ tập đoàn thống trị là chính phủ của số ít, số các nhà cai trị ở đây biến đổi 
lớn từ một vài người cho đến một số lớn song vẫn là thiểu số trong dân cư của Thành 
 58
bang. Việc phân loại các chế độ tập đoàn thống trị có thể thực hiện một cách tuyệt đối 
theo số lượng. Theo tiêu chuẩn này thì có thể có bốn hình thức: 
+ Chế độ đa độc tài (hay vương triều): là chế độ có sự tích tụ của cải và quyền 
lực vào một vài người. Những tên đầu sỏ cai trị theo thế tập như một tên độc tài tập 
đoàn, nên gọi là đa độc tài. Chế độ này vừa dựa trên nguyên tắc thế tập, vừa là chế độ 
độc đoán của các pháp quan thay thế cho các quy tắc của luật pháp. 
+ Hình thức thứ hai về cơ bản giống hình thức trên, song khác ở chỗ số người 
nắm quyền đông hơn và mặt khác luật pháp can thiệp để điều tiết các chức vụ. Số thuế 
phải đóng cho việc nắm chức vụ trong chính phủ khá cao. 
+ Hình thức thứ ba: số người nắm quyền lực nhiều hơn hình thức trên. Những 
người đầu sỏ này không đủ mạnh để không cần thống trị theo luật, song họ đủ sức để 
giành cho họ những đặc quyền lớn. Chức vụ của họ có được nhờ sự tuyển lựa. 
+ Hình thức thứ tư: số người tham gia vào chính phủ đông hơn vì số thuế phải 
đóng được giảm đi nhiều. Thuế không phải là phương tiện để tham gia vào chính phủ 
mà chỉ để được thừa nhận là công dân đối với những ai có ích cho công việc công 
cộng. Đến lúc đó có thể bỏ chế độ tập đoàn thống trị vì số người tham gia vào việc 
lãnh đạo Thành bang thuộc về đa số những người tự do và lớn tuổi. 
- Các chế độ đầu sỏ trên vừa được xếp loại chủ yếu về phương diện số lượng, 
cũng có thể được xếp loại theo tiêu chuẩn chất lượng. Từ đó chế độ tập đoàn thống trị 
trở thành quý tộc chính trị. Aristotle vạch rõ: "Cái tên đẹp quý tộc trị chỉ được áp dụng 
thực sự với tất cả sự đúng đắn vào nhà nước gồm có những công dân có đức hạnh, 
trong tất cả chiều rộng của khái niệm và không phải chỉ có một vài những đức hạnh 
riêng biệt". 
Chế độ quý tộc trị có thể có 4 hình thức: 
+ Hình thức thứ nhất: về bản chất, quyền lực chỉ thuộc về những người giàu có 
cho nên tiêu chuẩn để lựa chọn các pháp quan là của cải. 
+ Hình thức thứ hai: là chế độ mà trong đó các pháp quan được chọn tùy theo tài 
năng của họ, hoặc ít ra cũng tùy theo của cải. Do vậy, tiêu chuẩn về tài năng và của cải 
ngang bằng nhau. 
+ Hình thức thứ ba: số người có quyền chính trị là số đông và là những người có 
phẩm hạnh, có của cải. 
+ Hình thức thứ tư là nền cộng hòa, tức là hình thức mà Aristotle ưa thích nhất. 
Trong chế độ này, chỉ các công dân sung túc là những người duy nhất quản lý tốt 
Thành bang, vì đồng thời họ là kẻ bảo vệ Thành bang. Sự liên hợp chính trị sẽ là tốt 
nhất khi nó được bao gồm những công dân tốt nhất, đó là những người sống trong sự 
sung túc, không bị cuốn hút bởi của cải và suy nghĩ cũng không bị đè nén bởi sự nghèo 
 59
nàn và lo âu. Các công dân nắm một sở hữu trung bình sẽ ở vào vị trí thích hợp nhất để 
thực hành đức hạnh mà đức hạnh chủ yếu là sự điều độ. Người cần trước hết cho thành 
bang là những người bình đẳng và giống nhau về những phẩm chất trong hoàn cảnh 
trung bình. Những người làm công, các thợ cày, các thợ thủ công và thương nhân đều 
không được tham gia vào việc quản lý, lãnh đạo Thành bang, giống như nô lệ, bởi vì 
họ cũng làm những công việc hèn hạ. 
Tóm lại, như nước cộng hòa của Plato, nước Cộng hòa của Aristotle cũng là một 
nền cộng hòa của các nhà triết học. Song khác với nền thông thái trị của Plato, nền 
cộng hòa của Aristotle là chính phủ của một đội ngũ ưu tú uyên bác và mở rộng của 
các công dân triết gia có được những của cải cần thiết cho đời sống, cho các vấn đề về 
tinh thần cũng như cho những vấn đề về cai trị. Qua đây có thể thấy rõ lập trường giai 
cấp của Aristotle. 
 Như vậy, theo Aristotle, chức năng của Hội nghị nhân dân (mà thực chất là Hội 
nghị công dân) là lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng nhất của quốc gia, 
tương tự như chức năng của các cơ quan lập pháp ngày nay. Ông cho rằng cách thức tổ 
chức và hoạt động của cơ quan này rất khác nhau ở các nhà nước có hình thức khác 
nhau. Trong chế độ dân chủ thì tất cả các quyền trên được trao cho tất cả mọi người vì 
nhân dân nhằm đạt tới sự bình đẳng và được trao bằng nhiều phương pháp. 
Như vậy, theo Aristotle, bộ phận hành pháp của nhà nước bao gồm nhiều chức 
vụ có vị trí, chức năng, thẩm quyền và con đường hình thành khác nhau và những 
người giữ các chức vụ ấy đều có quyền lực riêng, tức là có quyền quản lý một lĩnh vực 
hoạt động nào đó và họ cũng có quyền theo dõi, kiểm tra, giám sát lẫn nhau. 
4. Tư tưởng chính trị - pháp lý thời kỳ văn minh Huy Lạp 
Sự gia tăng của các mâu thuẫn giai cấp trong xã hội chiếm hữu nô lệ đã làm cho 
các thành bang nhỏ suy yếu, lỗi thời, không còn thực hiện được chức năng là bộ máy 
thống trị của giai cấp chủ nô và trở thành miếng mồi cho những thiết chế hùng mạnh 
hơn. Vào những năm 330tr.CN, Hi Lạp rơi vào sự thống trị của Macedoine. Cuộc 
chiến tranh của hoàng đế Alecxandre Macedoine ở Ba Tư (356 - 323tr.CN) đã mở ra 
thời đại văn minh cổ Hi Lạp. 
4.1. Epicure (341- 270 tr.CN) 
Ông là người theo chủ nghĩa Democrite, một trong những nhà triết học duy vật 
lớn nhất và nhà vô thần thời đại Hi Lạp hóa. Ông xem xét xã hội qua lăng kính đạo 
đức. Epicure tìm thấy mục đích cuộc sống là xa lánh những đau khổ và đạt đến một 
trạng thái tinh thần thanh thản, hoàn toàn xa rời hoạt động chính trị, xa rời đám đông 
và chìm vào yên tĩnh, kín đáo, giữa đám bạn bè "giống như mình". Trung thành với tư 
 60
tưởng của Democrite đã nêu lên là: vạn vật, kể cả linh hồn đều do nguyên tử cấu tạo 
nên, Epicure phản đối thuyết thần quyền và cho rằng con người sung sướng tột độ khi 
giải thoát được cái lo, cái sợ hay là phiền não về cõi đời mà ta không đến được. Được 
như vậy, con người khỏi phải sợ sệt và cúng bái. Tư tưởng chủ yếu của ông là đời sống 
con người chớ có lo âu, bận rộn, tìm kiếm cái gì cho nhọc trí, mệt xác, cứ sống đơn 
giản, có thái độ điều hòa theo thiên nhiên là sung sướng. 
Theo ông, nhà nước và pháp luật có nguồn gốc từ thỏa thuận xã hội được thống 
nhất với mục đích ngăn chặn tác hại có thể nảy sinh trong mối quan hệ giữa mọi 
người. Ông cho rằng: "Những người lần đầu tiên đưa ra luật pháp, thiết lập phương 
thức cầm quyền và chế độ hành chính tại các đô thị, qua đó trợ giúp việc đảm bảo an 
ninh nhất cho đời sống. Bởi lẽ nếu như ai đấy xóa bỏ mọi thứ đó thì chúng ta sẽ lại 
phải sống như dã thú..."1. Các đạo luật sẽ không còn tính công lí nếu như nó sinh ra 
không vì lợi ích giao tiếp chung giữa mọi người. Sự vi phạm pháp luật sẽ phải trả giá 
do "những người trừng phạt" thực hiện. Epicure kêu gọi sự tuân thủ luật pháp và theo 
ông, "pháp luật được xác lập dành cho những người thông thái không phải để cho họ 
không làm điều ác, mà để tránh cho họ không được làm điều ác"2. 
Epicure là người đã bác bỏ khuynh hướng thống trị của bất kì một ai đối với quần 
chúng và mơ ước giải phóng Hi Lạp khỏi ách thống trị của Macedoine. Ông cũng lên 
án sự đối xử dã man đối với nô lệ và thừa nhận sự bình đẳng đối với phụ nữ như một 
nhà tư tưởng của nền dân chủ chiếm hữu nô lệ ôn hòa. 
4.2. Trường phái khắc kỉ 
Trường phái khắc kỉ do Zenon (336 – 264 tr.CN) sáng lập ở Athens vào khoảng 
năm 300tr.CN. Sau đó Khorixip (280 - 207tr.CN) được coi là người thứ hai sáng lập 
trường phái này. 
Cơ sở triết học của học thuyết về đạo đức xã hội của những người khắc kỉ là học 
thuyết về sự thống nhất thế giới do trí tuệ toàn cầu điều khiển. Cá nhân chỉ là hạt bụi 
của cái chính thể thần linh. Những khác biệt về đẳng cấp và dân tộc giữa người và 
người là huyền bí đối với vũ trụ. Bất cứ ai cũng đều có thể hạnh phúc (nô lệ hay người 
tự do, kẻ man rợ hay người văn minh cũng vậy), nếu như người đó tuân theo định 
mệnh bằng lòng với vị trí của mình trong cuộc sống, thờ ơ với những gì diễn ra xung 
quanh. Hạnh phúc đến với các nhà thông thái sẽ có thể đảm bảo cho sự tồn tại của nhà 
nước - một thể chế không phải là nhân tạo, không phải là kết quả thỏa thuận của toàn 
bộ ý chí con người mà là sản phẩm của tự nhiên. 
1 Xem: “Lch s các hc thuyt chính tr trên th gii” – Sd, trang 82. 
2 Xem: “Lch s các hc thuyt chính tr trên th gii” – Sd, trang 83. 
 61
Đạo đức học của các nhà theo chủ nghĩa khắc kỉ rất phức tạp và đầy mâu thuẫn. 
Kết luận về sự bình đẳng tinh thần và tình hữu ái của tất cả mọi người như con đẻ của 
một vị thần chung đã mang trong lòng mình ngòi nổ to lớn và khuyến khích trào lưu 
cách mạng của nền dân chủ Hi Lạp, của những người được trả tự do, của những người 
nô lệ. Những lời kêu gọi đề cao kiểu sống lãnh đạm và tuân thủ kiểu sống đó, những 
khẩu hiệu kêu gọi các vị quân chủ phục vụ cho các thần dân được phát ra. Tư tưởng 
phái khắc kỉ đã có lợi cho các ông hoàng Macedoine và tạo cơ sở lí luận cho chính 
sách xâm lược của La Mã. Phù hợp với điều đó, những tư tưởng cách tân của chủ 
nghĩa khắc kỉ đã đặt nền móng cho tín ngưỡng Thiên chúa giáo. 
4.3. Polybe (201- 120 tr.CN) 
Các quan điểm của các nhà khắc kỉ đã để lại dấu ấn khá rõ trong tư tưởng của 
Polybe - đại diện xuất sắc của tư tưởng chính trị Hi Lạp nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn 
đến tư tưởng về nhà nước và pháp luật của La Mã, đến mức đã có người gọi ông là 
"người Hi Lạp latinh hóa". Trong công trình nổi tiếng "Lịch sử trong bốn mươi quyển" 
của mình, ông đã luận giải những nguyên nhân, hoàn cảnh lịch sử đưa tới việc La Mã 
chinh phục các dân tộc khác đồng thời dành một phần (Quyển VI) để phân tích các vấn 
đề về nhà nước và pháp luật. 
Ông có vai trò chính trị lớn trong cuộc đối địch giữa La Mã và Macedoine (171 - 
168tr.CN) và chỉ huy đội kị binh của liên minh Archenne. Là đảng viên đảng quý tộc, 
ông bị những người dân chủ tận tâm với sự liên minh hoàn toàn với La Mã đưa đi làm 
con tin đầu tiên. 
Polybe cho rằng sự hình thành, phát triển của nhà nước là quá trình tự nhiên 
giống như tiến trình của các thực thể sống. Các quy luật điều khiển quá trình này do 
chính tự nhiên sinh ra, chúng do số mệnh định sẵn và không phụ thuộc vào ý chí của 
con người. Nhưng Polybe không hiểu sự phát triển như là sự vận động về phía trước 
và lên cao theo hình xoáy ốc mà chỉ coi nó là tổng thể các chu kì đơn điệu, lặp đi lặp 
lại, tức là sự chuyển động vô tận theo đường tròn bao gồm các giai đoạn nảy sinh, 
trưởng thành, suy sụp và tiêu vong. Từ đó ông kết luận rằng sự phát triển của nhà nước 
là "trật tự tự nhiên mà trong đó các hình thức cầm quyền được thay đổi tương ứng với 
nó, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác và lại trở về khởi thủy". 
Polybe lặp lại việc xếp loại truyền thống của Aristotle về các chính phủ. Ông 
chia chúng thành quân chủ chính trị, quý tộc chính trị và dân chủ chính trị, cộng hòa là 
hình thức lí tưởng của Aristotle còn với Polybe thì nó mang diện mạo hình ảnh lịch sử. 
Một giá trị khác của chế độ hỗn hợp là kháng cự được sự diễn biến nguy hại đi 
đến suy đồi của các chế độ khác nhau. Đối với Polybe cũng như đối với tất cả những 
người cổ đại, "trạng thái trì trệ" là không thể chấp nhận được. Theo khái niệm cơ bản 
 62
của triết học Hi Lạp mà Heraclite đã nêu ra là "mọi cái trôi qua và không gì dừng lại" 
thì mọi hiến pháp, dù nó tốt sẽ có xu hướng suy đồi, biến chất, đi đến diệt vong vì rằng 
nó có một cách tự nhiên trong nó nguyên tắc của sự diệt vong. Theo Polybe, chu kì 
phát triển của nhà nước bao gồm sự luân phiên của các hình thức nhà nước (tương tự 
Plato và Aristotle). 
CÂU HỞI ÔN TẬP CHƯƠNG 3: 
1. Nội dung tưởng chính trị của Heraclit? 
2. Đánh giá một số giá trị tiêu biểu của Tư tưởng chính trị Hy Lap cổ đại? 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_lich_su_cac_hoc_thuyet_phap_ly_phan_1.pdf