Giáo trình Mâu thuẫn một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Phần 1)

Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan, phổ biến. Lịch

sử xã hội loài người đã sớm phát hiện và tìm cách giải

quyết mâu thuẫn theo những cách tiếp cận khác nhau.

Ở Trung Hoa cổ đại thuyết Âm Dương ra đời rất sớm, về

sau nó đã đạt tới mức hoàn chỉnh trong Kinh Dịch. Tư

tưởng của triết thuyết này được các trường phái triết học

thời Xuân Thu - Chiến Quốc kế thừa và phát triển.

Thuyết Âm Dương đã giải thích khởi nguyên và sự vận

hành của vũ trụ từ sự phân đôi cái thống nhất thành hai mặt

đối lập Dương và Âm và sự phối hợp, tương tác, chuyển hóa

lẫn nhau giữa hai mặt đối lập này.

Dương và Âm lúc đầu dùng để chỉ những thuộc tính đối

lập như khô - ẩm, sáng - tối, cương - nhu, cường - nhược, v.v.,

về sau được dùng một cách phổ biến để chỉ tất cả những

mặt đối lập hợp thành vũ trụ và xã hội con người (như trời -

đất, mặt trời - mặt trăng, ngày - đêm, sống - chết, trên -12

dưới, sấp - ngửa, số chẵn - số lẻ, nam - nữ, vua - tôi, quân tử

- tiểu nhân, v.v.).

Trong hai mặt đối lập tạo thành chỉnh thể, người Trung

Hoa cổ đại luôn luôn nhấn mạnh mặt Dương giữ vai trò chủ

đạo và vượt trội hơn.

Theo Kinh Dịch, vũ trụ từ một thể thống nhất đầu tiên

(Thái cực) được phân ra thành hai mặt đối lập là Dương và

Âm (Lưỡng nghi). Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng (Dương lớn,

Âm nhỏ, Âm lớn, Dương nhỏ). Hai mặt đối lập này tuy có

những thuộc tính trái ngược nhau, nhưng không loại trừ

nhau một cách tuyệt đối. Dương và Âm tồn tại không tách

biệt nhau mà xâm nhập lẫn nhau. Trong mặt này đã chứa

đựng yếu tố của mặt kia. Trong Dương lớn có Âm nhỏ,

trong Âm lớn có Dương nhỏ, chính vì vậy mà Dương biến

đổi thành Âm và ngược lại. Chẳng hạn, trong ngày (Dương

lớn) đã có yếu tố đêm (Âm nhỏ); Dương lớn nhỏ đi và Âm

nhỏ lớn lên và như vậy ngày chuyển thành đêm. Dương và

Âm còn hòa vào nhau. Người là kết quả sự phối hợp, hòa

quyện vào nhau giữa khí dương và khí âm của trời đất mà

tạo thành. Các mặt đối lập này kết hợp với nhau sinh ra Bát

quái (Tám quẻ: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn,

Đoài). Bái quái sinh ra vạn vật.

Lão Tử là nhà triết học nổi tiếng với học thuyết về

“đạo”, được coi là người sáng lập ra trường phái triết học

Đạo gia của Trung Quốc cổ đại. Trong chương 42 “Đạo

Đức kinh” ông viết “Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh13

ba, ba sinh vạn vật”. “Vạn vật đều cõng âm mà ôm dương,

điều hòa bằng khí trùng hư”1.

Theo cách giải thích của Nguyễn Hiến Lê, “một” được

hiểu theo những cách khác nhau là “thái cực”, là “nguyên

khí” (khí thống nhất). Về “hai” là Dương và Âm. Còn “ba”

có thể được hiểu là khí trùng hư do khí dương và khí âm

giao hòa với nhau mà sinh ra, hoặc là cái nguyên lý làm cho

âm dương hòa vào nhau. Theo cách giải thích của François

Cheng, nhà văn Pháp gốc Hoa thì “ba” gồm trời, đất, người

biểu hiện của dương khí, âm khí và trùng khí.

pdf 152 trang yennguyen 8800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mâu thuẫn một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mâu thuẫn một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Phần 1)

Giáo trình Mâu thuẫn một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Phần 1)
5 
MỤC LỤC 
 Trang 
Mở đầu: MÂU THUẪN - MỘT VẤN ĐỀ LỊCH SỬ 
VÀ NÓNG HỔI  
 11 
Chương 1: KHÁI NIỆM VÀ KẾT CẤU CỦA 
MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG  
 29 
1. Khái niệm mâu thuẫn .. 29 
 1.1. Hai quan niệm về mâu thuẫn ...... 29 
 1.2. Mâu thuẫn biện chứng  32 
2. Khái niệm mặt đối lập .. 34 
 2.1. Đối lập hay mặt đối lập - cách gọi nào 
 đúng hơn? ... 
 34 
 2.2. Các định nghĩa về “đối lập”, “mặt đối lập” ... 35 
 2.3. Cái gì có thể được xem là “mặt đối lập” ?  36 
 2.4. Đối lập là quan hệ “động” .. 38 
 2.5. Đối lập bên trong và đối lập bên ngoài .. 39 
3. Kết cấu của mâu thuẫn biện chứng ... 42 
 3.1. Các quan niệm khác nhau về kết cấu của 
 mâu thuẫn biện chứng  
 43 
6 
3.2. Các mặt đối lập và quan hệ giữa chúng như 
là thành phần chính trong kết cấu của mâu 
thuẫn biện chứng . 
 45 
 3.3. Hai cấp độ của mâu thuẫn biện chứng ... 56 
Chương 2: MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG VÀ MÂU 
THUẪN LÔGÍC HÌNH THỨC. PHÂN LOẠI 
MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG. ĐẶC ĐIỂM 
CỦA MÂU THUẪN XÃ HỘI . 
 71 
 1. Mâu thuẫn biện chứng và mâu thuẫn lôgíc 
hình thức .. 
 71 
 1.1. Mâu thuẫn của sự vật và mâu thuẫn trong 
tư duy .. 
 72 
 1.2. Antinômi và mâu thuẫn lôgíc hình thức . 77 
 1.3. Ý nghĩa của việc nắm vững mâu thuẫn lôgíc 
hình thức và antinômi . 
 87 
2. Phân loại mâu thuẫn biện chứng  93 
 1.1. Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không 
cơ bản . 
 93 
 1.2. Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn không 
chủ yếu  
 94 
 1.3. Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên 
ngoài ... 
 96 
3. Đặc điểm và phân loại mâu thuẫn xã hội .. 97 
 3.1. Đặc điểm của mâu thuẫn xã hội .. 97 
 3.2. Phân loại mâu thuẫn xã hội . 108 
7 
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MÂU THUẪN 
VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CĂN BẢN 
CỦA NÓ  
 118 
1. Phương pháp phân tích mâu thuẫn  118 
 1.1. Mục đích của phân tích mâu thuẫn . 118 
 1.2. Thực chất của phương pháp phân tích 
 mâu thuẫn ... 
 120 
2. Những nguyên tắc căn bản của phương pháp 
phân tích mâu thuẫn ................ 
 121 
 2.1. Đi từ mâu thuẫn hiện tượng đến mâu thuẫn 
bản chất  
 121 
 2.2. Phân đôi cái thống nhất và nhận thức các 
mặt đối lập  
 127 
 2.3. Thống nhất, đồng nhất của các mặt 
 đối lập ............................................................ 
 134 
2.4. Hiểu rõ nguồn gốc, điều kiện tồn tại và quá 
trình phát triển của mâu thuẫn .. 
 143 
 2.5. Nắm được hệ thống mâu thuẫn của sự vật và 
quan hệ của mỗi mâu thuẫn trong hệ thống 
 149 
Chương 4: VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN. 
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP 
LUẬN CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT 
MÂU THUẪN ....... 
157 
1. Những quan niệm không đúng trong vấn đề 
giải quyết mâu thuẫn ... 
159 
8 
1.1. Giải quyết mâu thuẫn bị đồng nhất với việc 
xóa bỏ mâu thuẫn ............ 
 159 
1.2. Thỏa mãn với việc giải quyết mâu thuẫn ở 
cấp độ hiện tượng .. 
 161 
2. Các cách và hình thức giải quyết mâu thuẫn 163 
2.1. Việc giải quyết triệt để, hoàn toàn của 
 mâu thuẫn .. 
 164 
 2.2. Việc giải quyết thường xuyên của 
mâu thuẫn . 
 168 
3. Vai trò của giải quyết mâu thuẫn 174 
 31. Giải quyết mâu thuẫn là một động lực quan 
trọng của sự phát triển ... 
 174 
 3.2. Vai trò của việc giải quyết thường xuyên 
và việc giải quyết triệt để, hoàn toàn của 
mâu thuẫn ... 
 177 
4. Một số nguyên tắc phương pháp luận của 
việc giải quyết mâu thuẫn  
 179 
4.1. Nguyên tắc thống nhất giữa tuân thủ tính 
khách quan và phát huy cao độ vai trò của 
nhân tố chủ quan  
 180 
 4.2. Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn phù hợp 
với bản chất và điều kiện tồn tại của mâu 
thuẫn ... 
 188 
 4.3. Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn 
 phù hợp với từng giai đoạn phát triển 
 của mâu thuẫn  
 192 
9 
 4.4. Nguyên tắc tính hệ thống và tính đồng bộ 
trong việc giải quyết mâu thuẫn . 
 198 
 4.5. Nguyên tắc thống nhất giữa mục đích nhân 
đạo và biện pháp nhân đạo trong việc giải 
quyết mâu thuẫn xã hội . 
 200 
Chương 5: NHẬN THỨC VÀ GIẢI QUYẾT MỘT SỐ 
MÂU THUẪN QUAN TRỌNG TRONG 
LĨNH VỰC KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA 
THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA 
XÃ HỘI  
 207 
1. Nhận thức lại về mâu thuẫn cơ bản của chế 
độ tư bản và phương pháp giải quyết ... 
 207 
 1.1. Bản chất của mâu thuẫn cơ bản của 
chế độ tư bản .. 
 208 
1.2. Phương pháp giải quyết mâu thuẫn cơ bản 
của chế độ tư bản ............ 
 211 
2. Mâu thuẫn giữa bóc lột và bị bóc lột .. 219 
2.1. Thế nào là bóc lột  
 219 
 2.2. Giải quyết mâu thuẫn giữa bị bóc 
 lột và bóc lột .. 
 220 
3. Mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích 
xã hội  
 224 
 3.1. Sự thống nhất và đối lập giữa lợi ích cá nhân 
và lợi ích xã hội . 
 225 
3.2. Giải quyết mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và 
lợi ích xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ 
nghĩa xã hội  
 230 
10 
4. Mâu thuẫn giữa bình đẳng và bất bình đẳng 237 
 4.1. Khái niệm công bằng và bình đẳng 
 xã hội .. 
 237 
 4.2. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội không 
 chỉ là công bằng xã hội, mà còn là bình đẳng 
 xã hội . 
 239 
 4.3. Quan hệ giữa bình đẳng và bất bình đẳng .... 240 
 4.4. Biện pháp giải quyết mâu thuẫn giữa bình 
đẳng và bất bình đẳng . 
 246 
 KẾT LUẬN  251 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 255 
11 
MỞ ĐẦU 
MÂU THUẪN - MỘT VẤN ĐỀ LỊCH SỬ 
VÀ NÓNG HỔI 
Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan, phổ biến. Lịch 
sử xã hội loài người đã sớm phát hiện và tìm cách giải 
quyết mâu thuẫn theo những cách tiếp cận khác nhau. 
Ở Trung Hoa cổ đại thuyết Âm Dương ra đời rất sớm, về 
sau nó đã đạt tới mức hoàn chỉnh trong Kinh Dịch. Tư 
tưởng của triết thuyết này được các trường phái triết học 
thời Xuân Thu - Chiến Quốc kế thừa và phát triển. 
Thuyết Âm Dương đã giải thích khởi nguyên và sự vận 
hành của vũ trụ từ sự phân đôi cái thống nhất thành hai mặt 
đối lập Dương và Âm và sự phối hợp, tương tác, chuyển hóa 
lẫn nhau giữa hai mặt đối lập này. 
Dương và Âm lúc đầu dùng để chỉ những thuộc tính đối 
lập như khô - ẩm, sáng - tối, cương - nhu, cường - nhược, v.v., 
về sau được dùng một cách phổ biến để chỉ tất cả những 
mặt đối lập hợp thành vũ trụ và xã hội con người (như trời - 
đất, mặt trời - mặt trăng, ngày - đêm, sống - chết, trên - 
12 
dưới, sấp - ngửa, số chẵn - số lẻ, nam - nữ, vua - tôi, quân tử 
- tiểu nhân, v.v.). 
Trong hai mặt đối lập tạo thành chỉnh thể, người Trung 
Hoa cổ đại luôn luôn nhấn mạnh mặt Dương giữ vai trò chủ 
đạo và vượt trội hơn. 
Theo Kinh Dịch, vũ trụ từ một thể thống nhất đầu tiên 
(Thái cực) được phân ra thành hai mặt đối lập là Dương và 
Âm (Lưỡng nghi). Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng (Dương lớn, 
Âm nhỏ, Âm lớn, Dương nhỏ). Hai mặt đối lập này tuy có 
những thuộc tính trái ngược nhau, nhưng không loại trừ 
nhau một cách tuyệt đối. Dương và Âm tồn tại không tách 
biệt nhau mà xâm nhập lẫn nhau. Trong mặt này đã chứa 
đựng yếu tố của mặt kia. Trong Dương lớn có Âm nhỏ, 
trong Âm lớn có Dương nhỏ, chính vì vậy mà Dương biến 
đổi thành Âm và ngược lại. Chẳng hạn, trong ngày (Dương 
lớn) đã có yếu tố đêm (Âm nhỏ); Dương lớn nhỏ đi và Âm 
nhỏ lớn lên và như vậy ngày chuyển thành đêm. Dương và 
Âm còn hòa vào nhau. Người là kết quả sự phối hợp, hòa 
quyện vào nhau giữa khí dương và khí âm của trời đất mà 
tạo thành. Các mặt đối lập này kết hợp với nhau sinh ra Bát 
quái (Tám quẻ: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, 
Đoài). Bái quái sinh ra vạn vật. 
Lão Tử là nhà triết học nổi tiếng với học thuyết về 
“đạo”, được coi là người sáng lập ra trường phái triết học 
Đạo gia của Trung Quốc cổ đại. Trong chương 42 “Đạo 
Đức kinh” ông viết “Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh 
13 
ba, ba sinh vạn vật”. “Vạn vật đều cõng âm mà ôm dương, 
điều hòa bằng khí trùng hư”1. 
Theo cách giải thích của Nguyễn Hiến Lê, “một” được 
hiểu theo những cách khác nhau là “thái cực”, là “nguyên 
khí” (khí thống nhất). Về “hai” là Dương và Âm. Còn “ba” 
có thể được hiểu là khí trùng hư do khí dương và khí âm 
giao hòa với nhau mà sinh ra, hoặc là cái nguyên lý làm cho 
âm dương hòa vào nhau. Theo cách giải thích của François 
Cheng, nhà văn Pháp gốc Hoa thì “ba” gồm trời, đất, người 
biểu hiện của dương khí, âm khí và trùng khí. 
Theo Lão Tử, Dương và Âm làm tiền đề tồn tại cho 
nhau, chuyển hóa lẫn nhau. Điều này cũng giống như quan 
niệm của Hêraclit ở Hy Lạp cổ đại. Trong chương 2, Đạo 
Đức kinh, Lão Tử viết: “Có và không sinh ra lẫn nhau; dễ và 
khó tạo nên lẫn nhau; ngắn và dài làm rõ cho nhau; cao và 
thấp dựa vào nhau; trước và sau theo nhau”. “Ai cũng cho 
cái đẹp là đẹp, do đó mà sinh ra quan niệm về cái xấu; ai 
cũng cho điều thiện là thiện, do đó mà sinh ra quan niệm về 
cái ác”. Cái họa và cái phúc cũng không có ranh giới tuyệt 
đối; trong phúc có họa, trong họa có phúc. 
Trong quan niệm về Âm Dương, Lão Tử không xem mặt 
Âm bao giờ cũng yếu thế thua kém mặt Dương, thậm chí 
còn ngược lại. Chương 37, Đạo Đức kinh, ông viết: “Nhu 
nhược thắng cương cường” (mềm yếu thắng cứng mạnh). Ở 
1
. Nguyễn Hiến Lê (giới thiệu và chu dịch), Lão Tử: Đạo Đức kinh, 
Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1994, tr. 63. 
14 
chương 78 ông nhắc lại: “Nhược thắng cường, nhu thắng 
cương”. Ông đưa ra ví dụ, nước là cái cực mềm nhưng chế 
ngự được cái cứng là đá; cứng mạnh là cùng loại với cái 
chết, còn mềm yếu là cùng loại với sự sống (kiên cương dã 
tử chi đồ, nhu nhược giả sinh chi đồ)1. 
Tư tưởng về sự phân đôi cái thống nhất thành các mặt 
đối lập, về sự tồn tại gắn bó không tách rời nhau giữa hai 
mặt đối lập, về sự xâm nhập lẫn nhau và chuyển hóa lẫn 
nhau giữa chúng là những thành tựu và đóng góp của thuyết 
Âm Dương ở Trung Hoa cổ đại vào lý luận về mâu thuẫn. 
Tuy nhiên, quan điểm về mâu thuẫn ở Trung Hoa cổ đại 
có những hạn chế nhất định mà về sau phép biện chứng duy 
vật phải khắc phục: 
- Việc phân chia tất cả sự vật, hiện tượng thành hai 
mặt đối lập theo một số thuộc tính chung Dương và Âm 
như đã nói trên là có tính gò bó, gượng ép, không phản 
ánh được tính đa dạng, muôn màu muôn vẻ của mâu 
thuẫn trong hiện thực. 
- Chỉ mới thấy sự thống nhất (gắn bó, xâm nhập, chuyển 
hóa lẫn nhau) của các mặt đối lập, nhưng chưa thấy sự đấu 
tranh của chúng, có chăng chỉ thấy mặt này thịnh lên, mặt 
kia suy đi, chưa thấy sự bài trừ gạt bỏ, chống đối lẫn nhau 
giữa các mặt đối lập. Có người nhận xét là thuyết Âm 
Dương đúng hơn thuyết mâu thuẫn của triết học Mác vì nó 
1. Nguyễn Hiến Lê (giới thiệu và chu dịch), Lão Tử: Đạo Đức 
kinh, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1994, tr. 85 - 86; 113 - 114. 
15 
chủ trương sự thống nhất hài hòa giữa hai mặt đối lập. Thật 
ra, quan niệm về sự đấu tranh của các mặt đối lập trong triết 
học Mác là một thành tựu vượt trội hơn tất cả các lý thuyết 
về mâu thuẫn trước đó. 
- Chưa thấy sự chuyển hóa về địa vị của các mặt đối lập, 
chẳng hạn, nam giới là Dương, mặt chủ đạo; còn nữ giới là 
Âm, mặt phụ thuộc thì vĩnh viễn cứ như vậy, không thể 
thay đổi được. 
Ở phương Tây cổ đại, việc nghiên cứu về mâu thuẫn bao 
quát được cả hai lĩnh vực: mâu thuẫn trong hiện thực khách 
quan và mâu thuẫn trong tư duy. Các nhà triết học thời kỳ 
tiền Xô-crát ở Hy Lạp cổ đại đã có những phát hiện khá lý 
thú về sự tồn tại của các mặt, các khuynh hướng đối lập 
trong tự nhiên và xã hội. 
Hêraclit (Heraclitus, 546 - 480 TCN), đã có tư tưởng về 
sự thống nhất của các mặt đối lập trong tất cả sự vật hiện 
tượng. Theo Hêraclit, “từ cái đơn nhất sinh ra tất cả và cái 
đơn nhất từ cái tất cả mà ra”. Theo ông, tất cả sự vật hiện 
tượng đều chứa đựng những mặt đối lập, “Thượng đế là 
ngày và đêm, là mùa hạ và mùa đông, là chiến tranh và hòa 
bình”. Các mặt đối lập là đồng nhất với nhau: sống và chết, 
thức và ngủ, trẻ và già, bệnh tật và sức khỏe, đói và no, mệt 
nhọc và nghỉ ngơi, cái sạch và cái bẩn, cái cao đẹp và cái 
thấp hèn, v.v., bản chất của chúng là một1. 
 1. Xem: L.F. Ilichev, P.N. Pheđoxeev, X.M. Covalev và V.G. Panov 
(chủ biên), Từ điển Bách khoa triết học (Философский энциклопедический 
словарь), Nxb Bách khoa Xôviết, Matxcơva, 1983, tr. 109 - 110. 
16 
Trong triết học Hêraclit, các mặt đối lập làm tiền đề cho 
nhau, có mặt này mới có mặt kia. “Bệnh tật làm cho sức 
khỏe quý hơn, cái ác làm cho cái thiện cao cả hơn, cái đói 
làm cho cái no dễ chịu hơn”. Các mặt đối lập có thể chuyển 
hóa lẫn nhau. Ông nói: “Cái nóng lạnh đi, cái lạnh nóng lên. 
Cái ướt khô đi, cái khô ướt lại”. Nhiều người đương thời đã 
không thể hiểu thấu được những tư tưởng biện chứng sâu 
sắc của Hêraclit nên coi ông là nhà triết học tối nghĩa. 
Một truyền thống khác trong sự phát triển phép biện 
chứng ở Hy Lạp cổ đại, đó là việc đi sâu nghiên cứu biện 
chứng của tư duy, hay theo cách nói của Ph. Ăngghen, 
“biện chứng chủ quan” (Platôn, Arixtôt). Theo những người 
sáng lập ra nó thì phép biện chứng có nghĩa là “nghệ thuật 
tranh luận” tìm ra chân lý thông qua việc khẳng định tính 
đúng đắn của quan điểm của mình và bác bỏ lập luận của 
đối phương bằng cách vạch ra “mâu thuẫn” trong quan 
điểm, tư tưởng của đối phương. 
Mâu thuẫn theo truyền thống phương Tây cũng vì thế 
mà có nghĩa là “lời nói trái ngược nhau” (contradiction). 
Hai phán đoán, một cái khẳng định, một cái phủ định về 
cùng một thuộc tính của đối tượng trong một quan hệ 
nhất định, ở một phương diện nhất định thì không thể 
cùng đúng được. 
Arixtôt (384-322 TCN), một nhà triết học nổi tiếng có 
ảnh hưởng rất lớn đối với truyền thống triết học, lôgíc học, 
 17 
khoa học, chính trị học phương Tây, đã có công sáng lập ra 
Lôgíc học hình thức (Formal Logic). Vì nó ra đời từ thời cổ 
đại nên còn được gọi là Lôgíc học truyền thống 
(Tradidional Logic). Trong các quy luật của tư duy lôgíc 
hình thức mà Arixtôt đưa ra có “quy luật phi mâu thuẫn” 
(Law of non-contradiction). Theo quy luật này, nếu tư duy 
chứa đựng mâu thuẫn thì tư duy sẽ không đúng. 
Quy luật phi mâu thuẫn từ khi ra đời đã thực sự đóng 
một vai trò rất lớn trong tư duy lôgíc. Nó đảm bảo tính nhất 
quán của tư duy và nhất là nó được vận dụng để bác bỏ 
những quan điểm, tư tưởng không nhất quán, sai lầm. 
Sử dụng lập luận về mâu thuẫn để phủ nhận hay nghi 
ngờ tính chân lý, đó là cách làm phổ biến từ thời cổ đại 
đến nay. 
Nhà triết học duy vật vô thần nổi tiếng Hy Lạp cổ đại 
thuộc trường phái nguyên tử luận Êpicuya (Epicurus, 341-
270 TCN) dùng lập luận sau đây để bác bỏ quan niệm về 
Thượng đế. Theo chủ nghĩa vô thần thì quan niệm tôn giáo 
về một vị Thượng đế toàn năng, toàn thiện, giàu lòng nhân 
ái sẽ mâu thuẫn với một thực tế không thể chối cãi được là 
trong thế giới đang tồn tại đầy rẫy điều ác. Êpicuya lập 
luận: Nếu Thượng đế muốn loại bỏ điều ác nhưng ngài 
không làm được thì ngài không phải là toàn năng. Còn nếu 
ngài có khả năng loại bỏ điều ác nhưng ngài không muốn 
làm thì ngài không phải người giàu lòng nhân ái. Còn nếu 
ngài muốn loại bỏ điều ác và ngài hoàn toàn có khả năng 
làm được thì thử hỏi tại sao điều ác vẫn tồn tại trong thế 
 18 
giới? Trong thế giới tồn tại đầy rẫy điều ác có nghĩa là 
Thượng đế hoặc không phải là toàn năng, hoặc không phải 
là giàu lòng nhân ái. Điều này mâu thuẫn với quan niệm về 
một vị Thượng đế toàn năng, toàn thiện, giàu lòng nhân ái. 
Tuy nhiên, việc vận dụng luật phi mâu thuẫn cũng gây 
ra một sự nhầm lẫn đáng tiếc quy mọi mâu thuẫn về sai lầm 
chủ quan. Tư duy có mâu thuẫn cũng đồng ... p, sđd, t. 20, tr. 390 - 391. 
 146 
Như vậy, sự phân chia xã hội thành giai cấp là có tính 
khách quan, tất yếu do chế độ tư hữu và quy luật phân công 
lao động trong điều kiện lực lượng sản xuất thấp và chế độ 
tư hữu về tư liệu sản xuất. Khi lực lượng sản xuất còn ở 
trình độ quá thấp phù hợp với chế độ công hữu nguyên thủy 
thì sự phân công lao động cũng chưa phát triển. Những 
người quản lý thị tộc, bộ lạc cũng lao động sản xuất như 
những người khác, chưa hình thành một tầng lớp quản lý 
tách rời lao động sản xuất. Đồng thời cũng do trình độ quá 
thấp của lực lượng sản xuất, không có của cải dư thừa nên 
tình trạng ăn bám, bóc lột cũng không thể tồn tại được. 
Ở một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản 
xuất tất yếu hình thành một giai cấp nắm hết tư liệu sản 
xuất, quản lý sản xuất, từ đó nắm quyền quản lý nhà nước, 
lợi dụng địa vị trong sản xuất và quản lý nhà nước để 
“chiếm đoạt lao động” của giai cấp những người lao động. 
Điều này cũng được V.I. Lênin phân tích trong tác phẩm 
“Sáng kiến vĩ đại”. 
Cũng theo các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác-Lênin, 
giai cấp không phải là hiện tượng vĩnh viễn; nó chỉ tồn tại 
trong những điều kiện lịch sử nhất định. Nếu giai cấp ra đời 
và tồn tại dựa trên sự phát triển không đầy đủ của lực lượng 
sản xuất, thì giờ đây nó sẽ bị sự phát triển đầy đủ của lực 
lượng sản xuất xóa bỏ. 
 “Nhưng nếu do đó sự phân chia thành giai cấp có một 
tồn tại lịch sử chính đáng nào đó thì nó cũng chỉ có thể có 
lý do ấy trong một thời kỳ nhất định, trong những điều kiện 
 147 
xã hội nhất định. Nó dựa trên sự sản xuất không đầy đủ; nó 
sẽ bị sự phát triển đầy đủ của lực lượng sản xuất hiện đại 
xóa bỏ.”1 
Từ việc phân tích sự ra đời và tồn tại của giai cấp, Ph. 
Ăngghen chỉ ra khả năng và điều kiện xóa bỏ giai cấp. Đó 
là một trình độ phát triển cao của sản xuất. Bởi vì, với trình 
độ cao của lực lượng sản xuất thì chế độ tư hữu mới trở 
thành vật cản trở sự phát triển xã hội, người lao động mới 
có đủ năng lực và thời giờ tham gia vào các công việc 
chung. Họ sẽ trở thành người chủ thật sự của xã hội xã hội. 
Lúc đó, xã hội sẽ không có cần đến một giai cấp đặc biệt 
chiếm hữu tư liệu sản xuất và nắm độc quyền trong quản lý 
sản xuất, quản lý nhà nước và xã hội. 
“Và thật vậy sự xóa bỏ giai cấp xã hội giả định phải có 
một trình độ phát triển lịch sử trong đó sự tồn tại không chỉ 
của một giai cấp thống trị nhất định này hay một giai cấp 
thông trị nhất định khác, mà là của một giai cấp thống trị 
nói chung, do đó ngay cả sự phân chia giai cấp, cũng đều 
trở thành một điều không hợp thời đại, trở thành lỗi thời. Do 
đó sự xóa bỏ giai cấp giả định phải có một trình độ phát 
triển cao của sản xuất, trong đó việc một giai cấp đặc biệt 
chiếm hữu tư liệu sản xuất và sản phẩm, và do đó, chiếm cả 
quyền thống trị chính trị, độc quyền giáo dục và chỉ đạo 
tinh thần, không những trở nên thừa mà còn cản trở sự phát 
triển kinh tế, chính trị và tinh thần nữa.”2 
1. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, sđd, t. 20, tr. 391. 
2. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, sđd, t. 20, tr. 391. 
 148 
Sự bất bình đẳng nam nữ cũng được Ph. Ăngghen phân 
tích một cách khoa học trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia 
đình, của sở hữu tư nhân và nhà nước”. Dựa trên những tài 
liệu khoa học do các nhà xã hội sưu tập, Ph. Ăngghen chỉ ra 
rằng, chế độ mẫu quyền tồn tại phổ biến trong các thị tộc 
nguyên thủy. Khi trồng trọt và chăn nuôi ra đời và cùng với 
sự phát triển của chế độ tư hữu thì sự bất bình đẳng nam nữ 
lại chuyển sang một cực khác: đưa địa vị người đàn ông lên 
hàng chủ yếu và địa vị người phụ nữ xuống hàng thứ yếu. 
“Chế độ mẫu quyền bị lật đổ là sự thất bại lịch sử có 
tính chất toàn thế giới của giới phụ nữ.”1 
Do trình độ phát triển thấp của lực lượng sản xuất và sự 
phân công lao động xã hội mà người phụ nữ chịu sự thua kém 
về nhiều mặt so với nam giới. Từ sự phân tích đó, Ph. Ăngghen 
chỉ ra điều kiện để xóa bỏ sự bất bình đẳng nam nữ: 
“Sự thống trị của người đàn ông trong hôn nhân chỉ đơn 
thuần là kết quả của sự thống trị của họ về kinh tế, và sẽ 
tiêu vong cùng với sự thống trị về kinh tế.”2 
 “Chỉ có thể giải phóng được người phụ nữ khi người 
phụ nữ có thể tham gia sản xuất trên quy mô xã hội rộng 
lớn và chỉ phải làm công việc trong nhà rất ít. Nhưng chỉ 
với nền đại công nghiệp hiện đại, là nền công nghiệp 
không những thu nhận lao động của phụ nữ trên quy mô 
lớn, mà còn trực tiếp đòi hỏi phải có lao động phụ nữ và 
1. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, sđd, t. 21, tr. 93. 
2. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, sđd, t. 21, tr. 127. 
 149 
ngày càng có xu hướng hòa tan lao động tư nhân của gia 
đình trong nền sản xuất công cộng, thì mới có thể thực hiện 
được điều nói trên.”1 
2.5. Nắm được hệ thống mâu thuẫn của sự vật và quan 
 hệ của mỗi mâu thuẫn trong hệ thống. 
Mâu thuẫn trong tự nhiên và trong xã hội đều tồn tại với 
những hệ thống nhất định. Mỗi mâu thuẫn là một tiểu hệ 
thống nằm trong một hệ thống lớn bao gồm nhiều mâu 
thuẫn. Do đó, việc xem xét mâu thuẫn trong hệ thống của nó 
cũng là một trong những nguyên tắc của phương pháp phân 
tích mâu thuẫn. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: 
“Phải phân tích rõ ràng và có hệ thống, phải biết rõ cái 
nào là mâu thuẫn chính, cái nào là mâu thuẫn phụ.”2 
Cách tiếp cận cấu trúc-hệ thống đối với mâu thuẫn áp 
dụng không chỉ đối với cấu trúc nội tại của từng mâu 
thuẫn, mà còn cho cả hệ thống mâu thuẫn của sự vật. Cụ 
thể là: 
- Vạch ra tất cả các mâu thuẫn vốn có của sự vật. 
- Chỉ ra đặc điểm (đối kháng hay không đối kháng ...), vị 
trí (mâu thuẫn bên trong hay mâu thuẫn bên ngoài) của từng 
mâu thuẫn. 
1. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, sđd, t. 21, tr. 241. 
2. Hồ Chí Minh, Toàn tập, sđd, t. 5, tr. 302. 
 150 
- Vạch ra mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu trong 
hệ thống. 
- Chỉ ra sợi dây liên hệ giữa các mâu thuẫn trong toàn bộ 
hệ thống. 
- Ngoài ra, cần nghiên cứu đầy đủ mối liên hệ của mâu 
thuẫn của sự vật với môi trường bên ngoài, với điều kiện 
không gian, thời gian của sự tồn tại của sự vật. 
Khi phân tích hệ thống mâu thuẫn của sự vật, như mâu 
thuẫn của một chế độ xã hội, của một thời kỳ lịch sử, trước 
hết chúng ta phải chỉ ra tất cả những mâu thuẫn của nó trên 
tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng, v.v.. 
Đồng thời phải xác định tính chất của từng mâu thuẫn, như 
đối kháng - không đối kháng, cơ bản - không cơ bản, chủ 
yếu - thứ yếu ... 
Việc xác định mâu thuẫn đối kháng hay không không 
đối kháng giúp ta có thái độ đúng đắn đối với từng mâu 
thuẫn cụ thể, phân biệt đâu là bạn, đâu là thù. Trong cách 
mạng dân tộc dân chủ, mâu thuẫn giữa lực lượng cách mạng 
với các thế lực thực dân, đế quốc và tay sai (trong đó có giai 
cấp tư sản mại bản) là mâu thuẫn đối kháng. Trong giai 
đoạn cách mạng hiện nay, mâu thuẫn giữa lực lượng cách 
mạng với các thế lực thù địch là mâu thuẫn đối kháng; nếu 
quên điều này sẽ rơi vào ảo tưởng. 
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, mâu thuẫn giữa 
công nhân với những người quản lý doanh nghiệp tư nhân 
không còn là mâu thuẫn đối kháng như trong xã hội tư bản 
nữa. Các doanh nhân không phải là đối tượng của cách 
 151 
mạng, mà họ là một trong những lực lượng quan trọng của 
cách mạng. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội 
chủ nghĩa, cạnh tranh kinh tế là mâu thuẫn không đối 
kháng, những đối thủ cạnh tranh không phải là những “kẻ 
thù” của nhau; bởi vì những đối thủ đang cạnh tranh đều có 
chung lợi ích căn bản và đều cần phải tuân thủ những 
nguyên tắc chung về kinh doanh, về luật pháp, về đạo đức. 
Do đó, việc sử dụng bạo lực hoặc thủ đoạn hèn hạ để cạnh 
tranh trong bất cứ tình huống nào cũng đều trái với nguyên 
tắc kinh doanh xã hội chủ nghĩa. 
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, mâu thuẫn về 
tư tưởng và tín ngưỡng tuy vẫn còn nhưng không phải là 
mâu thuẫn đối kháng, cho nên các mặt đối lập chỉ có thể 
đấu tranh với nhau bằng tranh luận, chứ không thể bằng 
biện pháp áp đặt, lại càng không thể bằng bạo lực được. Ở 
một số nước tiên tiến hiện nay, người ta tổ chức những cuộc 
tranh luận trên internet và trong các trường đại học giữa 
những đại biểu thần học và vô thần về rất nhiều vấn đề liên 
quan đến tôn giáo và chủ nghĩa vô thần. Hai bên đưa ra 
những lập luận lôgíc để chứng minh quan điểm của mình, 
bác bỏ quan điểm đối phương trước sự tham dự và bỏ phiếu 
tán thành hay không tán thành của hàng nghìn thính giả. 
Những cuộc tranh luận như vậy giúp cho mỗi bên có điều 
kiện hiểu biết lẫn nhau, phát triển lý luận của mình và nhất 
là qua đó đề cao tư duy lôgíc, khắc phục niềm tin mù quáng 
trong quần chúng. 
Việc phân loại mâu thuẫn bản chất và mâu thuẫn không 
bản chất, mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản, 
 152 
mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn không chủ yếu giúp ta 
nắm được những mâu thuẫn giữ vai trò quyết định sự tồn tại 
và phát triển của sự vật, hiện tượng. 
Chẳng hạn, mâu thuẫn bản chất núp đằng sau những 
hiện tượng khủng bố, ném bom liều chết, v.v., đang diễn ra 
hằng ngày trên thế giới là gì? 
Từ một bài báo công bố năm 1993 trên Tạp chí Ngoại 
giao (Mỹ), đến năm 1996, S.P. Huntington cho ra đời một 
cuốn sách có nhan đề “Sự đụng độ giữa các nền văn minh 
và sự thiết lập lại trật tự thế giới”, trong đó luận điểm cơ 
bản là cuộc đụng độ giữa các nền văn minh là mâu thuẫn 
chính của thế giới hiện nay. Ông chia thế giới thành nhiều 
nền văn minh: văn minh phương Tây, văn minh Khổng giáo, 
văn minh Nhật Bản, văn minh Hồi giáo, văn minh Hinđu, 
văn minh Chính thống giáo Xlavơ, văn minh Mỹ Latin và có 
thể là văn minh châu Phi, trong đó có hai nền văn minh quan 
trọng nhất đối lập với phương Tây là nền văn minh Hồi giáo 
và nền văn minh châu Á. S.P. Huntington viết: 
“Giả thuyết của tôi là nguồn gốc cơ bản của sự xung đột 
trong thế giới mới trước hết sẽ không phải là vấn đề ý thức 
hệ hay kinh tế. Những sự chia rẽ to lớn trong nhân loại và 
nguồn gốc chủ yếu của xung đột sẽ là văn hóa... những 
xung đột chính của nền chính trị toàn cầu sẽ diễn ra giữa 
các quốc gia và những nhóm có nền văn hóa khác nhau.”1 
1. S.P. Huntington, Sự đụng độ giữa các nền văn minh (The Clash of 
Civilizations), Tạp chí Ngoại giao (Foreign Affairs), 1993, Mùa Hè, 
t. 72, số. 3, tr. 7 - 9. 
 153 
Quan điểm của S.P. Huntington được nhiều học giả hoan 
nghênh nồng nhiệt, được coi là “một trong những sự giải 
thích khoa học tốt nhất”. Nhất là sau vụ “11 tháng Chín” và 
cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ nhằm vào Afganistan, 
Iraq, càng có nhiều người thán phục “sự tiên tri”, “dự báo 
thiên tài” của Samuel P. Huntington. Thật ra, sự đụng độ 
giữa các nền văn minh, hay nói đúng hơn là giữa các nền 
văn hóa chỉ là mâu thuẫn hiện tượng, còn bản chất của nó 
vẫn là mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế 
quốc và các dân tộc bị áp bức, mâu thuẫn giữa các thế lực 
đơn phương, đơn cực, bá quyền với các lực lượng chống lại. 
Những mâu thuẫn này một phần bị biến dạng thành các 
cuộc khủng bố chống Mỹ và những thế lực thân Mỹ. 
Giữa các nền văn hóa cũng có mâu thuẫn nhất định. 
Các dân tộc có nền văn hóa khác nhau thường có khuynh 
hướng học tập lẫn nhau để bổ sung, phát triển nền văn 
hóa của dân tộc mình; đồng thời cũng sẵn sàng khước từ 
và chống đối lại sự du nhập những yếu tố văn hóa nước 
khác không phù hợp hoặc có hại cho văn hóa của dân tộc 
mình. Tuy nhiên, mâu thuẫn văn hóa không phải là mâu 
thuẫn đối kháng nên không thể dẫn đến những cuộc xung 
đột đẫm máu. 
Việc nắm vững mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng trong 
tính hệ thống, xác định đâu là mâu thuẫn cơ bản, mâu 
thuẫn chủ yếu; đâu là là mâu thuẫn phái sinh giúp ta thấy 
được mối liên hệ quy định lẫn nhau giữa các mâu thuẫn. 
Chẳng hạn mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo bị quy 
 154 
định bởi mâu thuẫn giai cấp. Khi đối kháng giai cấp trong 
nội bộ một dân tộc mất đi thì sự thù địch giữa các dân tộc, 
các tôn giáo cũng sẽ mất theo. 
Trong “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”, C. Mác và Ph. 
Ăngghen viết: 
“Hãy xóa bỏ nạn người bóc lột người thì nạn dân tộc 
này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ. Khi mà sự đối 
kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa 
thì sự sự thù địch giữa các dân tộc cũng mất theo.”1 
Mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp, các lực lượng 
xã hội đến lượt nó lại bị quy định bởi mâu thuẫn giữa lực 
lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất lỗi thời, mâu 
thuẫn giữa sở hữu và lao động (giữa chế độ tư hữu và lao 
động làm thuê). 
Như vậy, việc giải quyết một mâu thuẫn nhất định phải 
lấy việc giải quyết những mâu thuẫn khác làm tiền đề. 
Chẳng hạn, việc khắc phục tình trạng khủng bố hiện nay 
trên thế giới sẽ không thể thực hiện được nếu không giải 
quyết mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với các thế lực 
đế quốc, mâu thuẫn cá nhân và xã hội, mâu thuẫn giữa các 
giai cấp, sắc tộc, tôn giáo v.v., trong nội bộ một dân tộc 
cũng như giữa các dân tộc trên thế giới. 
Ngoài việc phân loại, đánh giá vị trí, vai trò của các 
mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng, việc phân tích hệ thống 
1. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, sđd, t. 4, tr. 624. 
 155 
mâu thuẫn còn đòi hỏi phải tính đến các yếu tố điều 
chỉnh của mâu thuẫn. Nghiên cứu giới sinh vật và xã hội, 
người ta thấy có sự tồn tại của những yếu tố tự điều chỉnh 
và điều chỉnh. Những yếu tố này ra đời và tồn tại một 
cách khách quan nhằm đảm bảo mối liên hệ hài hòa giữa 
các mặt đối lập. Chẳng hạn, não bộ và hệ thần kinh là 
yếu tố điều chỉnh mâu thuẫn giữa các yếu tố trong cơ thể 
sinh vật và mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường; thị 
trường là yếu tố điều chỉnh mâu thuẫn giữa sản xuất và 
tiêu dùng; đạo đức là yếu tố điều chỉnh mối quan hệ giữa 
cá nhân và xã hội; nhà nước, luật pháp là những yếu tố 
điều chỉnh chung cho tất cả các mặt của đời sống xã hội 
trong xã hội có giai cấp. 
Khi một cơ thể sinh vật không còn khả năng tự điều 
chỉnh được mối liên hệ giữa hai mặt đồng hóa và dị hóa thì 
cũng có nghĩa là nó không còn khả năng hoạt động bình 
thường nữa. Khi một nhà nước không còn khả năng điều 
những mâu thuẫn trong xã hội thì xã hội sẽ rơi vào khủng 
hoảng. Các yếu tố điều chỉnh và tự điều chỉnh có vai trò rất 
quan trọng trong việc giải quyết thường xuyên đối với mâu 
thuẫn, đảm bảo sự kết hợp hài hòa các mặt đối lập. 
Tóm lại, phương pháp phân tích mâu thuẫn đòi hỏi 
chúng ta trước hết phải xác định đúng bản chất của từng 
mâu thuẫn thông qua vô số những mâu thuẫn hiện tượng; 
tiếp đến là phải phân tích cụ thể để nắm được cấu trúc của 
từng mâu thuẫn (phân đôi cái thống nhất và nhận thức các 
mặt đối lập); phải nắm các mặt đối lập trong mối quan hệ 
 156 
giữa chúng (trong sự thống nhất, đồng nhất của chúng); 
phải hiểu rõ nguyên nhân, điều kiện tồn tại của mâu thuẫn 
và quá trình phát triển của mâu thuẫn; cuối cùng phải nắm 
được hệ thống mâu thuẫn của sự vật và mối liên hệ của mỗi 
mâu thuẫn trong hệ thống đó. 
Phân tích mâu thuẫn là điều kiện quyết định trong 
việc nhận thức mâu thuẫn cũng như nhận thức sự vật, 
hiện tượng nói chung. Có phân tích mâu thuẫn một cách 
đúng đắn thì mới tìm ra phương pháp đúng đắn để giải 
quyết mâu thuẫn. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mau_thuan_mot_so_van_de_ly_luan_va_thuc_tien_phan.pdf