Giáo trình Sức khỏe nghề nghiệp (Phần 2)

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

1. Nêu được đặc điểm dịch tễ học của nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực

vật ở Việt Nam hiện nay.

2. Trình bày được nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của một số nhiễm

độc hóa chất bảo vệ thực vật thường gặp.

3. Mô tả được các dấu hiệu bệnh lý cơ bản của nhiễm độc một số hóa

chất bảo vệ thực vật thường gặp.

4. Liệt kê được các nguyên tắc phòng chống nhiễm độc hóa chất bảo vệ

thực vật.

5. Nhận thức được tính nguy hiểm của việc sản xuất, vận chuyển, bảo

quản và sử dụng HCBVTV không an toàn trong cộng đồng.

Hóa chất bảo vệ thực vật đã được biết đến từ thời thượng cổ song

chúng được phát minh và tổng hợp, đưa vào sử dụng rộng rãi từ năm 1939.

Trong vòng hơn 60 năm qua số lượng và chủng loại các hóa chất này tăng

lên đáng kể. Tốc độ phát triển của ngành công nghiệp sản xuất hóa chất bảo

vệ thực vật tăng lên một cách mạnh mẽ đến mức không thể kiểm soát được

do nhu cầu rất lớn của các lĩnh vực nông nghiệp và y học. Ngày nay trên

thế giới người ta đã đưa vào sản xuất hàng triệu tấn hóa chất trừ sâu một

năm, song tốc độ này đang ngày một tăng hơn nữa do nhu cầu sử dụng ngày

càng lớn và đa dạng. Song song với sản xuất và tiêu thụ hóa chất bảo vệ

thực vật tăng lên là sự gia tăng số người tiếp xúc, tình trạng thâm nhiễm và

nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật ngày càng nhiều. Mỗi năm trên thế giới

có hơn một triệu người tiếp xúc với hóa chất bảo vệ thực vật bị nhiễm độc

pdf 98 trang yennguyen 13920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sức khỏe nghề nghiệp (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Sức khỏe nghề nghiệp (Phần 2)

Giáo trình Sức khỏe nghề nghiệp (Phần 2)
 107
NHIỄM ĐỘC HÓA CHẤT 
BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG LAO ĐỘNG 
MỤC TIÊU 
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 
1. Nêu được đặc điểm dịch tễ học của nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực 
vật ở Việt Nam hiện nay. 
2. Trình bày được nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của một số nhiễm 
độc hóa chất bảo vệ thực vật thường gặp. 
3. Mô tả được các dấu hiệu bệnh lý cơ bản của nhiễm độc một số hóa 
chất bảo vệ thực vật thường gặp. 
4. Liệt kê được các nguyên tắc phòng chống nhiễm độc hóa chất bảo vệ 
thực vật. 
5. Nhận thức được tính nguy hiểm của việc sản xuất, vận chuyển, bảo 
quản và sử dụng HCBVTV không an toàn trong cộng đồng. 
Hóa chất bảo vệ thực vật đã được biết đến từ thời thượng cổ song 
chúng được phát minh và tổng hợp, đưa vào sử dụng rộng rãi từ năm 1939. 
Trong vòng hơn 60 năm qua số lượng và chủng loại các hóa chất này tăng 
lên đáng kể. Tốc độ phát triển của ngành công nghiệp sản xuất hóa chất bảo 
vệ thực vật tăng lên một cách mạnh mẽ đến mức không thể kiểm soát được 
do nhu cầu rất lớn của các lĩnh vực nông nghiệp và y học. Ngày nay trên 
thế giới người ta đã đưa vào sản xuất hàng triệu tấn hóa chất trừ sâu một 
năm, song tốc độ này đang ngày một tăng hơn nữa do nhu cầu sử dụng ngày 
càng lớn và đa dạng. Song song với sản xuất và tiêu thụ hóa chất bảo vệ 
thực vật tăng lên là sự gia tăng số người tiếp xúc, tình trạng thâm nhiễm và 
nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật ngày càng nhiều. Mỗi năm trên thế giới 
có hơn một triệu người tiếp xúc với hóa chất bảo vệ thực vật bị nhiễm độc. 
 108
1. Dịch tễ học nhiễm độc HCBVTV ở Việt Nam 
1.1. Thực trạng sử dụng HCBVTV ở Việt Nam hiện nay 
Ở Việt Nam các hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng từ năm 1957 
nhằm phục vụ cho các ngành nông nghiệp và y học. Cùng với sản lượng 
lương thực tăng lên là lượng hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng cũng 
tăng lên hàng năm. Những năm 70 của thế kỷ 20 mỗi năm nước ta nhập 
khoảng 20 nghìn tấn hóa chất bảo vệ thực vật ( một nửa là các chất chỉ hữu 
cơ, còn lại là lân hữu cơ, carbamat...). Đến cuối những năm 80 số lượng này 
tăng lên gấp rưỡi, song thời gian sau các loại hóa chất bảo vệ thực vật dòng 
lân hữu cơ tăng dần chiếm quá nửa thị phần, dòng clo hữu cơ ngày càng 
giảm, các loại khác như carbamat, thuỷ ngân, asen cũng giảm dần. 
Lượng hóa chất bảo vệ thực vật sử dụng trung bình tính chung cho cả 
nước mới chỉ khoảng 0,5 kg cho 1ha cây trồng. Lượng này chỉ thấp bằng 1/4 
so với Thái Lan. Tuy nhiên ở các khu vực trồng rau, trồng chè lại cao hơn 
nhiều, gấp 7 - 8 lần khu vực trồng lúa. Trong 20 năm (1961 - 1980) đồng 
ruộng Việt Nam đã phải tiếp nhận 53.000 tấn HCBVTV khó phân huỷ loại chỉ 
hữu cơ (46.910 tấn) và thuỷ ngân hữu cơ (600 tấn)... chưa tính lượng DDT 
được sử dụng để chống muỗi sốt rét (1200 tấn thời kỳ 1962 - 1964, 20.000 tấn 
thời kỳ 1976 - 1983, khoảng 2000 tấn/năm vào những năm sau). 
Trên thực tế, lượng HCBVTV sử dụng ở nước ta những năm gần đây 
còn cao hơn nhiều do lượng HCBVTV nhập khẩu theo đường tiểu ngạch và 
con đường buôn lậu không thống kê, kiểm soát được. 
Theo số liệu từ cục Bảo vệ thực vật, hiện nay cả nước có 19.378 cửa 
hàng, đại lý kinh doanh HCBVTV. Chỉ riêng một đợt kiểm tra cuối năm 
2002 ở 9201 cửa hàng trên cả nước, đã phát hiện 2460 cửa hàng (26,5%) có 
vi phạm quy định an toàn HCBVTV. Điều tra 6840 hộ nông dân có 60,8% 
số hộ sử dụng HCBVTV không đúng quy trình kỹ thuật, 2,2% số hộ sử 
dụng thuốc cấm, 1,8% số hộ sử dụng thuốc ngoài danh mục. Lượng thuốc 
độc cấm sử dụng nhập lậu bị thu giữ khá lớn: 1600 chai Mêthamidophos bị 
thu giữ ở huyện Đông Anh - Hà Nội, 1,1 tấn thuốc chuột Trung Quốc bị thu 
giữ ở Thừa Thiên - Huế, 2 tấn Mêthamodophos bị thu giữ ở Hưng Yên và 
nhiều trường hợp khác. 
Dưới đây là lượng HCBVTV nhập khẩu hàng năm theo con đường 
chính ngạch của bộ NN - PTNT. 
 109
HCBVTV NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM THỜI KỲ 1991 - 1998 
Năm Số lượng, tấn Trị giá, triệu USD 
1991 21.400 22,5 
1992 22.600 24,1 
1993 25.600 33,4 
1994 27.000 58,9 
1995 32.400 100,4 
1996 35.000 124,3 
1997 37.000 131,4 
1998 40.000 196,0 
1.2. Tình hình nhiễm độc HCBVTV ở Việt Nam trong những năm gần đây 
- Mặc dù HCBVTV được sử dụng ở Việt Nam từ năm 1957 trong 
nông nghiệp và y học song thời gian khoảng 20 năm đầu, người ta không 
chú ý nhiều về tác hại của các HCBVTV đối với môi trường và con người. 
Theo Bộ Y tế, trong 5 năm (1980 - 1985) chỉ riêng 16 tỉnh phía Bắc đã 
có 2211 người bị nhiễm độc nặng do HCBVTV, 811 người chết. Năm 1997 
tại 10 tỉnh/61 tỉnh, thành phố cả nước với lượng HCBVTV sử dụng mới chỉ 
là 4200 tấn nhưng đã có 6103 người bị nhiễm độc, 240 người chết do nhiễm 
độc cấp và mạn tính. Năm 2004 cả nước có 4009 vụ nhiễm độc HCBVTV. 
Các mẫu rau ở nhiều địa phương có dư lượng cao HCBVTV ( kiểm tra cuối 
năm 2005). Bình quân cứ 1 tấn HCBVTV sử dụng thì có 14,53 người bị 
nhiễm độc và cứ 1,75 tấn HCBVTV sử dụng thì có 1 người chết. Kiểm tra 
195 kho HCBVTV có 124 kho (64%) không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Cũng 
trong năm 1997 riêng huyện Thái Thuỵ - tỉnh Thái Bình với diện tích 
15.000 ha đã sử dụng 55 tấn HCBVTV, bình quân cho mỗi ha canh tác là 
3,66kg. Bình quân nếu cứ sử dụng 1 tấn HCBVTV thì có hai người bị 
nhiễm độc nặng phải đi cấp cứu và cứ 4 tấn HCBVTV sử dụng thì có một 
người chết do bị nhiễm độc. Nhiễm độc HCBVTV đã trở thành một vấn đề 
sức khỏe lớn đáng quan tâm ở các vùng nông thôn của nước ta hiện nay ở 
khắp các miền từ Nam đến Bắc. Theo kết quả nghiên cứu của Vụ Y Tế dự 
phòng (chương trình VTN/OCH/010 - 96.97) tại 4 tỉnh Thừa Thiên Huế, 
Khánh Hoà, Tiền Giang, Cần Thơ trong 4 năm (1994 - 1997) đã có 4899 
người bị nhiễm độc HCBVTV, 286 người chết (5,8%). 
 110
- Xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình có 9038 dân và 
363 ha đất canh tác. Trong năm 1995 đã sử dụng khoảng 463 kg HCBVTV 
(300 kg Bassa, 105 kg Mônitơ, 45 kg Padan), bình quân 1,3 kg/ha. Tuy 
nhiên riêng trong năm 1995 đã có 7 người bị ngộ độc nặng, trong đó có 1 
người chết. Tính ra cứ dùng 1 tấn HCBVTV thì có 15 người bị nhiễm độc 
và 2,16 người chết. Trong 3 năm liền (1994 - 1996) xã này có 20 người bị 
nhiễm độc HCBVTV, trong đó có 4 người bị tử vong (Nguyễn Thị 
Phương). 
Theo báo cáo của Vụ Y Tế dự phòng - Bộ Y tế, năm 2005 tình hình 
nhiễm độc HCBVTV ở nước ta vẫn còn nghiêm trọng: hơn 5000 vụ nhiễm 
độc, 5394 nạn nhân và 393 người chết. Đây mới chỉ là số liệu tập hợp từ 
một số tỉnh, thành phố. Tính bình quân cứ 1 tấn HCBVTV sử dụng có 1,3 
người bị nhiễm độc nặng và cứ 21,42 tấn HCBVTV sử dụng thì có 1 người 
tử vong. 
1.3. Khái niệm và phân loại HCBVTV 
1.3.1. Khái niệm: hóa chất bảo vệ thực vật là những nhóm lớn các chất hóa 
học tổng hợp được dùng để kiểm soát các loại côn trùng, sâu bệnh và động 
vật có hại, bảo vệ cây trồng trong nông lâm nghiệp và y tế. 
1.3.2. Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật: căn cứ vào thành phần và tác 
dụng chính, hoá chất bảo vệ thực vật được chia làm các nhóm sau: 
- Hóa chất trừ sâu hại (insecticides) 
- Hóa chất diệt nấm bệnh (fungicides). 
- Hóa chất trừ cỏ dại (herbicides hoặc weedicides) 
- Thuốc diệt chuột (Rodenticides) 
- Thuốc diệt ốc hại (Molluscides). 
Trong đó các hóa chất trừ sâu gồm các nhóm: 
+ Nhóm lân hữu cơ (phospho hữu cơ). 
+ Nhóm clo hữu cơ. 
+ Nhóm thuỷ ngân hữu cơ. 
+ Nhóm cacbamat. 
 111
2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của một số nhiễm độc HCBVTV 
thường gặp 
2.1. Các nguyên nhân gây nhiễm độc HCBVTV 
Nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật thường xảy ra trong công nhân 
thường xuyên tiếp xúc với HCBVTV ở các bộ phận sản xuất dưới đây: 
- Nơi sản xuất HCBVTV các loại ở nhà máy. 
- Vận chuyển trên đường đến các nơi sử dụng hoặc trạm trung chuyển. 
- Bảo quản, phân phối HCBVTV tại các kho. 
- Gia công, pha chế HCBVTV. 
- Sử dụng (nông nghiệp và y học). 
Ngoài ra do ăn phải hoa quả, uống nước bị nhiễm HCBVTV cũng dễ 
bị nhiễm độc. Theo các tài liệu nước ngoài thì có những nguyên nhân gây 
nhiễm độc với tỷ lệ như sau: 
Nguyên nhân Tỷ lệ 
- Phòng hộ kém, không đủ hoặc không biết 45,7% 
- Phun thuốc quá lâu (nông dân và kỹ thuật viên) 21,8% 
- Không tuân theo nội quy thao tác 15,7% 
- Dụng cụ hư hỏng 11,2% 
- Cơ thể yếu, tổn thương da 1,9% 
- Uống nhầm, tự tử, ăn thức ăn còn tồn dư HCBVTV 1,9% 
2.2. Cơ chế bệnh sinh nhiễm độc một số nhóm HCBVTV 
2.2.1. Nhóm lân hữu cơ 
- Đường xâm nhập: hóa chất lân hữu cơ có thể xâm nhập vào đường 
hô hấp, đường da niêm mạc và đường tiêu hóa. Xâm nhập vào đường hô 
hấp thường ở dạng bụi, mù, hơi khí. Đường qua da và niêm mạc: thường do 
tiếp xúc trực tiếp: tay, chân, lưng, mặt, cổ. Đường tiêu hóa: Thường do ăn 
uống nhầm, ăn uống ở hiện trường, thức ăn, nước uống ô nhiễm lân hữu cơ. 
Nhưng dù xâm nhập vào trường nào thì nó cũng gây nhiễm độc nhanh 
chóng và nhiễm độc toàn thân. 
 112
- Khi nhiễm độc HCBVTV nhóm lân hữu cơ, các este của acid 
phosphoric (dietylphosphat) gắn vào men cholinesterase tạo thành phức 
hợp cholinesterase phosphoryl hóa, ức chế men ở huyết tương, hồng cầu và 
ở não. Bình thường men cholinesterase phân huỷ acetylcholin thành cholin 
và acid acetic, khi men cholinesterase bị ức chế, acetylcholin bị ứ đọng lại, 
tăng trong các synap (nút dẫn truyền) thần kinh, ở các tuyến, cơ, ở các hạch 
sẽ kích thích thần kinh phó giao cảm và thần kinh trung ương. 
- Tác dụng của lân hữu cơ là tác dụng ức chế men chứ không phá huỷ 
men. Nó chỉ gắn vào men làm men mất hoạt tính. Rồi phức hợp men 
cholinesterase phosphoryl hóa sẽ tan rã dần, giải phóng men dần dần, men 
lại hoạt động bình thường, nhưng sự phục hồi của men chậm, mỗi ngày chỉ 
phục hồi được chừng 1%. 
Ngoài ra theo một số tác giả lân hữu cơ còn ức chế men trypsine, 
lipase và các men khác của gan. 
2.2.2. Nhóm clo hữu cơ 
- Đại diện của nhóm chlore hữu cơ là 666 có công thức hóa học là 
C6H6CL6 còn được gọi bằng nhiều tên: Hexachloran, Benzenhexachlorid 
(BHC)... Thường ở dạng chất kết tinh màu trắng có khi ngả màu xám hay 
vàng nhạt, sờ tay thấy nhờn, có mùi hơi kích thích, không tan trong nước, 
dễ tan trong rượu, trong các loại dầu hữu cơ. 
Thuốc trừ sâu 666 xâm nhập vào cơ thể bằng các đường hô hấp, tiêu 
hóa và đường da. Sau khi vào cơ thể, 666 tích luỹ trong các phủ tạng, phần 
lớn được tiêu huỷ ở các tổ chức mỡ, gan, thận. 666 làm cho khu huyết và 
acetylcholine tăng cao gây ra cường kích thần kinh, gây co giật các cơ, ngũ 
quan và tác hại lên gan, thận. 666 được bài tiết ra ngoài bằng đường nước 
tiểu, phân, nước bọt, sữa, do đó có thể gây nhiễm độc cho trẻ còn bú. 
2.2.3. Nhóm cacbamat 
Cơ chế gây nhiễm độc của HCBVTV nhóm cacbamat về cơ bản giống 
như nhóm lân hữu cơ. Các HCBVTV nhóm cacbamat gây ức chế men 
cholinesterase trong các tổ chức thần kinh. 
2.2.4. Một số nhóm HCBVTV khác 
- Hóa chất thuỷ ngân hữu cơ thường qua đường hô hấp, da niêm mạc 
và đường tiêu hóa vào cơ thể. Loại này thường tích luỹ trong cơ thể nhất là 
 113
ở tổ chức não khó tự thải ra ngoài cho nên trong máu và trong nước tiểu 
nồng độ không cao. Do tác dụng của thuỷ ngân vào vỏ não nên các tế bào 
vỏ não bị ức chế, không điều khiển được các trung tâm thần kinh bên dưới 
dẫn đến một trạng thái bệnh lý của thần kinh sọ não. Ngoài ra còn gây tổn 
thương ở gan, ruột và thận. 
- Các loại thuốc trừ cỏ (TTC) xâm nhập vào cơ thể con người qua tất 
cả các đường da, niêm mạc, hô hấp và tiêu hóa tuỳ theo hoàn cảnh tiếp xúc. 
Cơ chế bệnh sinh trong nhiễm độc TTC còn nhiều điều chưa lý 
giải được song người ta thấy một số khả năng gây kích thích tế bào, 
kích thích thần kinh gây nên các rối loạn thần kinh giống thuốc trừ 
sâu là thường gặp (Alachlor, atrazin, simazine, 2, 4D, 5T...). Một số 
loại tác động trực tiếp lên tế bào gây kích thích và huỷ hoại tế bào tiếp 
xúc ở da, niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa... như 2,4 D, paraquat, 
diquat... Tác dụng gây hại trực tiếp này có thể xảy ra ở các tế bào mà 
thuốc này đi qua như tế bào gan và ống thận. Do tác dụng của các 
TTC gần giống như thuốc trừ sâu dòng chlore hữu cơ nên bệnh cảnh 
lâm sàng cũng thể hiện tình trạng bệnh lý đa dạng ở nhiều cơ quan của 
cơ thể (chủ yếu là da và niêm mạc). Người ta coi (TTC) là loại thuốc 
có khả năng gây độc toàn thân nên sẽ có rất nhiều hội chứng bệnh lý 
có thể xẩy ra như các hội chứng viêm, kích thích da và niêm mạc, hội 
chứng tiêu hóa, hội chứng suy nhược thần kinh, viêm các dây thần 
kinh. Ngoài ra có thể có một số hội chứng bệnh lý do tổn thương gan 
thận hoặc ung thư, sảy thai... 
- Thuốc diệt chuột thường được sử dụng hiện nay đa số có cơ chế tác 
dụng chống đông máu, được hấp thụ tốt qua trường tiêu hóa và một phần 
nhỏ qua da. Các thuốc này thường gồm 2 loại hợp chất liên quan chặt chẽ 
với nhau là coumarin và indedion. Cơ chế tác dụng chủ yếu của các loại 
thuốc diệt chuột này là tác động vào hệ thống tạo huyết. Mọi tác động gây 
chống đông máu thông qua ức chế tổng hợp prothoprombin ở gan (yếu tố II, 
VII, IX và XI và gây bất hoạt vitamin K. 
2.3. Danh mục các HCBVTV cấm sử dụng hiện nay 
 114
DANH MỤC HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT 
CẤM SỬ DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 
No Tên chung (common names) – tên thương mại (trade names) 
Thuốc trừ sâu – insecTicide 
1 Aldrin (Aldrex, Aldrite) 
2 BHC, Lidane (Gamma – BHC, Gamma – HCH, Gamatox 15EC, 
20EC, Lindafor, Carbadan 4/4 G (Sevidol 4/4 G) 
3 Cadmium compound (Cd) 
4 Chlordane (Chlorotox, Octachlor, Pentichlor...) 
5 DDT (Neocid, Pentachlorin, Chlorophenothane...) 
6 Dieldrin (Dieldrex, Dieldrite, Octalox...) 
7 Eldrin (Hexadrin...) 
8 Heptachlor (Drimex, Heptamul, Heptox...) 
9 Isobenzen 
10 Isodrin 
11 Lead compound (Ld) 
12 Methamidophos (Dynamite 50 SC, Filitox 70 SC, Master 50 EC, 70 
SC, Monitor 50 EC, 60 SC, Isometha 50 DD, 60 DD, Isosuper 70 DD, 
Tamaron 50 EC) 
13 Methyl Parathion (Danacap M25, M40: Folidol M 50 EC); Isomethyl 
50 ND; Methaphos 40 EC, 50 EC; (Methyl Parathion) 20 EC, 40 EC, 
50 EC;Milion 50 EC; Proteon 50 EC; Romethyl 50 ND; Wofatox 50 
EC. 
14 Monocrotophos (Apadrin 50 SL, Magic 50 SL, Nuvacron 40 
SCW/DD, 50 SCW/DD, Thunder 515 DD) 
15 Parathion Ethyl (Alkexon, Orthophos, Thiophos...) 
16 Phosphamodon (Dimecron 50 SCW/DD) 
17 Polychlorocamphene (Toxaphene, Camphechlor...) 
18 Strobane (Polychlorinate of camphene) 
Thuốc trừ bệnh hại cây trồng 
1 Arsenic compound (As) except Neo - Asozin, Dinasin 
2 Captan (Captane 75 WP, Merpan 75 WP...) 
3 Captafol (Difolatal 80 WP, Folcid 80 WP...) 
 115
4 Hexachlorobenzene (Anticaric, HCB...) 
5 Mercury compound (Hg) 
6 Selenium compound (Se) 
Thuốc trừ chuột – Rodenticide 
1 Talium compound (TI) 
Thuốc trừ cỏ - Herbicide 
1 2,4,5 T (Brochtox, Decamine, Veon...) 
3. Biểu hiện bệnh lý của một số nhiễm độc HCBVTV 
3.1. Nhóm lân hữu cơ 
Những trường hợp nhiễm độc LHC điển hình thường có 3 loại hội 
chứng bệnh lý như sau: 
* Dấu hiệu giống ngộ độc nấm: (cường phó giao cảm, giãn cơ vòng, 
co cơ trơn và tăng tiết dịch). Nếu nhẹ thì buồn nôn, nôn, đau bụng, toát mồ 
hôi, chảy nước dãi, co đồng tử. 
Nếu nặng thì ngoài các dấu hiệu trên còn kèm theo ỉa lỏng, ỉa đái dầm 
dề, tím tái (trở ngại hô hấp do tiết dịch và co thắt khí đạo), có thể bị phù 
phổi cấp rồi chết. Trước khi chết tim đập chậm rồi nhỏ dần. 
* Dấu h ... ện pháp phòng chống bụi trong sản xuất. 
- Có nhiều phương pháp để đánh giá vệ sinh bụi trong môi trường lao 
động như phân tích bụi về mặt khối lượng, trọng lượng hoặc phân tích các 
đặc tính lý hóa của bụi nhằm xác định bản chất lý học, hóa học của bụi có 
trong môi trường qua đó đánh giá kỹ tác hại của từng loại bụi trong mỗi 
môi trường lao động cụ thể. Thông thường để đánh giá vệ sinh bụi của một 
cơ sở sản xuất cần phối hợp nhiều phương pháp để có kết quả chính xác và 
toàn diện tuy nhiên đo bụi trọng lượng là phương pháp cơ bản phải có khi 
đánh giá vệ sinh bụi đặc biệt quan trọng đối với bụi vô cơ. 
2. Nguyên tắc của phương pháp phân tích bụi trọng lượng 
Không khí có bụi được hút qua ống thuỷ tinh có chứa bông, bụi sẽ 
được giữ lại ở lớp bông. Ta cân ống trước và sau khi hút không khí rồi chia 
cho lượng không khí mà ta đã hút qua ống bằng máy sẽ tính được nồng độ 
bụi trong một mét khối không khí (mg/m3 không khí). 
3. Chuẩn bị dụng cụ 
- Máy hút bụi không khí chạy điện công suất trung bình 2m3/giờ. 
- Lưu lượng kế có lưu lượng trung bình 20 lít trong 1 phút. Trên cùng 
 193
một giá lắp 2 lưu lượng kế ở hai bên đối xứng nhau 
- Ống cao su đường kính l,5cm gồm 4 đoạn. Hai đoạn dài mỗi đoạn 2 -
3 mét, hai đoạn ngắn mỗi đoạn 1mét. 
- Giá mắc Allonge, hộp đựng Allonge và Allonge có nắp thuỷ tinh. 
* Chuẩn bị Allonge: Allonge sau khi được ngâm rửa bằng nước 
thường được ngâm rửa lại bằng acid sulfocmic trong 24 giờ sau đó lại được 
rửa sạch bằng nước thường rồi tráng lại bằng nước cất. Sau khi sấy khô 
đánh số thứ tự ở thân và hai nút của allonge. Cho bông vào trong allonge 
vừa chạm đến nút giữa thân ống hút bụi đảm bảo bông không có nếp nhăn, 
bông cho vào allonge không được có kẽ hở và phải dày đều nhau. Đo sức 
cản của allonge để đảm bảo mức chênh lệch của 2 cột thuỷ ngân của cản kế 
từ 10-15 mmHg (hoặc 150 mmH2O). Sau khi đo sức cản xếp các allong vào 
tủ sấy, mở nút các allonge, sấy ở nhiệt độ 1050C trong thời gian 3 giờ. 
Trước khi allonge nguội hẳn đóng nút allonge. dùng dây cao su chằng chặt 
để vào bình hút ẩm một giờ sau đem các allonge ra cân thật chính xác và 
ghi trọng lượng của allonge theo thứ tự. Đem sấy allonge lại như trên cho 
tới khi trọng lượng của allonge không đổi. Sự chênh lệch trọng lượng của 
allonge giữa hai lần cân không quá 0,1mg. 
3. Tiến hành lấy mẫu bụi 
3.1. Xác định vi trí và thể tích bụi cần lấy 
- Lấy mẫu bụi ngang tầm hô hấp của công nhân ở tư thế làm việc 
thường xuyên nhất. Hướng của Allonge vuông góc với hướng phát sinh bụi. 
- Lấy mẫu theo từng giai đoạn của sản xuất và theo điều kiện của sản 
xuất, vào lúc nồng độ lên cao nhất cũng như lúc nồng độ xuống thấp nhất. 
- Không để các phương tiện bảo hộ lao động như hệ thống thông gió, 
hút bụi, quạt mát làm ảnh hưởng đến kết quả lấy mẫu. 
- Xác định thể tích không khí cần hút hay thời gian lấy mẫu. Thể tích 
không khí cần lấy có thể là từ 200 - 1000 lít không khí tuỳ theo nồng độ bụi 
trong không khí. Nếu nồng độ bụi trong không khí khu vực định lấy mẫu 
thấp thì tăng thể tích không khí cần lấy lên (hay thời gian lấy mẫu bụi dài 
hơn). Nếu nồng độ bụi trong không khí khu vực định lấy mẫu bụi cao thì 
giảm thể tích không khí cần lấy xuống (hay thời gian lấy mẫu bụi ngắn 
hơn). 
 194
3.2. Cách lấy mẫu bụi 
- Mắc hai allonge lên giá song song theo chiều nằm ngang cách nhau 
20 cm. 
- Nối hai allonge với hai lưu lượng kế bằng ống cao su dài. 
- Nối hai lưu lượng kế với máy hút không khí bằng hai ống cao su 
ngắn. 
- Tháo nút thuỷ tinh ở đầu ống allonge. 
- Bấm nút điện, mở máy hút và ghi thời điểm lấy mẫu. 
- Mở cặp vặn từ từ và quan sát mức nước ở lưu lượng kế sao cho cả 
hai bên đều có lưu lượng 20 lít/ phút. 
- Thời gian hút trung bình từ 15-20 phút. 
Chú ý: trong quá trình lấy mẫu có thể quan sát được khối lượng bụi bị 
giữ lại trong allonge, qua đó có thể biết được bụi trong không khí khu vực 
lấy mẫu nhiều hay ít từ đó mà quyết định thời gian lấy mẫu cho phù hợp. 
Suốt quá trình lấy mẫu cần theo dõi toàn bộ hệ thống lấy mẫu bụi nhất là 
lưu lượng kế để đảm bảo đúng 20 lít/ phút. 
- Khi việc lấy mẫu bụi đã đạt yêu cầu: 
+ Tắt máy hút, ghi thời gian lấy mẫu, giờ tắt. 
+ Vặn cặp chặt ở hai ống cao su. 
+ Tháo các ống cao su. 
+ Đóng nút các allonge theo đúng số thứ tự của từng cái và chằng dây 
cao su cho chặt. 
+ Tháo allonge ra khỏi giá đỡ, lau bụi bên ngoài của allonge. 
+ Đóng gói allonge và cất vào hộp bảo quản. 
3.3. Ghi biên bản lấy mẫu bụi 
Nội dung biên bản bao gồm các mục sau. 
1. Ngày lấy mẫu. 
2. Người lấy mẫu. 
3. Khu vực bộ phận lấy mẫu. 
 195
4. Số thứ tự của allonge. 
5. Thời gian lấy mẫu: (giờ mở máy, giờ tắt máy) 
6. Lưu lượng không khí hút lấy mẫu. 
7. Tình trạng, mức độ sản xuất ở khu vực lấy mẫu. 
8. Yếu tố thời tiết, vi khí hậu trong sản xuất khi lấy mẫu. 
4. Cân phân tích bụi và tính kết quả 
Sau khi lấy mẫu đem allonge sấy ở nhiệt độ 1050C trong vòng 3 giờ. 
Sau đó cân lại trọng lượng của trường một cách chính xác. 
Nồng độ bụi trong không khí của từng allonge (C) được tính theo 
công thức sau: 
Trong đó: 
P là trọng lượng của allonge trước khi lấy mẫu bụi (mg) 
P’ là trọng lượng của trường sau khi lấy mẫu bụi (mg). 
V là thể tích không khí đã hút (lít) = lưu lượng lấy mẫu(l/phút) X thời 
gian lấy mẫu (phút) 
1000 là quy đổi từ lít ra m3 
Đánh giá theo tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ Y tế ban hành tháng 10 
năm 2002. (Bài lý thuyết "Bụi và bệnh bụi phổi") 
Quy trình lấy mẫu bụi và phân tích bằng phương pháp phân tích trọng lượng 
TT Các bước thực hiện Ý nghĩa Yêu cầu phải đạt 
1 - Mắc allonge lên giá Mẫu bụi lấy đúng 
tầm hô hấp của 
công nhân. 
Hai allonge nằm song song 
theo chiều ngang cách nhau 
20 em, ở độ cao ngang tầm 
thở của công nhân trong tư 
thế lao động chủ yếu. 
2 
- Nối hai allonge với 
hai lưu lượng kế bằng 
Giám sát được lưu 
lượng không khí 
Các mối nối của allonge với 
ống cao su và ống cao su với 
 196
ống cao su dài. qua allonge. lưu lượng kế phải khít. 
3 - Nối hai lưu lượng kế 
với máy hút không khí 
bằng hai ống cao su 
ngắn. 
Không khí có thể 
qua allonge vào 
máy hút 
Các mối nối của lưu lượng 
kế với ống cao su và ống 
cao su với máy hút không 
khí phải khít. 
4 - Tháo nút thuỷ tinh ở 
đầu ống allonge. 
Không khí và bụi 
vào qua được 
allonge. 
Nút thuỷ tinh được tháo 
hoàn toàn khỏi allonge. 
5 - Bấm nút điện, mở 
máy hút và ghi thời 
điểm lấy mẫu. 
Bắt đầu quá trình 
lấy mẫu 
Ghi chính xác thời điểm 
bắt đầu lấy mẫu 
6 - Mở cặp vặn và theo 
dõi lưu lượng kế 
Duy trì 2 lưu lượng 
kế ở mức hằng 
định 
Mở cặp vặn từ từ và quan 
sát mức nước ở lưu lượng 
kế sao cho cả hai bên đều 
có lưu lượng 20 lít/ phút. 
7 - Theo dõi hệ thống hút 
bụi 
Thể tích không khí 
hút phù hợp nồng 
độ bụi trong không 
khí. 
Thời gian hút trung bình từ 
15-20 phút tuỳ thuộc nồng 
độ bụi không khí khi đo. 
- Kết thúc quá trình lấy 
mẫu bao gồm các bước 
sau: 
Tắt máy hút, ghi thời 
gian lấy mẫu, giờ tắt. 
Ghi thời điểm tắt 
máy để tính được 
thời gian lấy mẫu. 
Ghi chính xác 
Vặn cặp chặt ở hai ống 
cao su Tháo các ống 
cao su. 
 Các ống cao su được tháo 
rời 
8 
Đóng nút các allonge 
theo đúng số thứ tự của 
từng cái và chằng dây 
cao su 
Giữ nguyên lượng 
bụi trong allonge 
đã hút được. 
Nút trương đóng đúng và 
được chằng chặt vào từng 
allonge. 
 197
Tháo đường ra khỏi giá 
đỡ, lau bụi bên ngoài 
của allonge. 
Có kết quả nồng độ 
bụi chính xác hơn. 
Allonge được tháo ra và lau 
sạch bụi bám bên ngoài 
Đóng gói allonge và cất 
vào hộp bảo quản. 
Bảo quản đường 
trước khi phân tích 
Allonge được bảo quản tốt 
9 Cân phân tích bụi và 
tính kết quả 
Có được kết quả 
cuối cùng 
Cân đúng quy trình và tính 
kết quả chính xác. 
10 Nhận định kết quả Kết luận về điểu 
kiện vệ sinh bụi 
trong môi trường 
lao động. 
Dựa theo đúng tiêu chuẩn 
của Việt Nam 2002. 
TỰ LƯỢNG GIÁ 
1. Công cụ tự lượng giá 
Bảng kiểm lượng giá 
Lấy mẫu bụi để xét nghiệm bằng phương pháp phân tích trọng lượng 
Số TT Nội dung kiểm Có Không
1 Mắc allonge lên giá 
2 Hoàn thiện bộ dụng cụ lấy mẫu bụi 
3 Bắt đầu quá trình lấy mẫu 
4 Duy trì 2 lưu lượng kế ở mức hằng định 
5 Theo dõi hệ thống hút bụi 
6 Kết thúc quá trình lấy mẫu 
Bài tập: Hãy phân tích và đánh giá kết quả cho các mẫu xét nghiệm 
bụi trọng lượng sau: 
Số TT Nội dung kiểm Có Không
1 Allonge 1: trước lấy mẫu 10g. sau lấy mẫu 10, 100g, 
lưu lượng không khí khi lấy mẫu 20 l/phút, thời gian 
lấy mẫu 15 phút 
Allonge 2: trước lấy mẫu 10,05g, sau lấy mẫu 
 198
10,150g, lưu lượng không khí khi lấy mẫu 20 phút, 
thời gian lấy mẫu 15 phút Kết quả phân tích nồng độ 
silic là 30% 
2 Bụi apatit 
Allonge 1: trước lấy mẫu 9,8g, sau lấy mẫu 10,160g, 
lưu lượng không khí khi lấy mẫu 20 phút, thời gian 
lấy mẫu 15 phút 
Allonge 2: trước lấy mẫu 9,5g, sau lấy mẫu 10,150g, 
lưu lượng không khí khi lấy mẫu 20 phút, thời gian 
lấy mẫu 15 phút 
2. Hướng dẫn tự lượng giá 
Lần lượt tự thực hiện các thao tác kỹ thuật theo bảng kiểm học tập sau 
đó tự đánh giá bằng bảng kiểm lượng giá. 
Với các dữ kiện bài tập đã cho áp dụng công thức tính được hàm 
lượng bụi trong môi trường không khí, sau đó so sánh kết quả tính được với 
tiêu chuẩn cho phép để có câu trả lời cho các bài tập. 
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU 
Đọc kỹ bài lý thuyết "Bụi và các bệnh phổi do bụi" trước khi học bài 
thực hành này để nắm vững được các khái niệm cơ bản về bụi, các yếu tố 
quyết định tác hại của bụi. Trong khi giáo viên hướng dẫn các thao tác sinh 
viên chú ý lắng nghe và bắt chước theo. Cuối cùng sinh viên chủ động tự 
thao tác theo từng nhóm và góp ý kiến hoàn chỉnh lần lượt từng kỹ thuật 
theo nhóm. Sau khi thực hành sinh viên nên tham khảo thêm các kỹ thuật 
đo bụi khác và xét nghiệm thành phần của bụi như hàm lượng SiO2 trong 
cuốn "Thường quy kỹ thuật Y học lao động, vệ sinh môi trường, sức khỏe 
trường học" để có sự so sánh. 
 199
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU 
VÀ VẬN DỤNG THỰC TẾ MÔN HỌC 
1. Trong quá trình học môn học 
- Sinh viên đọc lướt qua nội dung chương trình chi tiết để có khái 
niệm cơ bản về môn học trước khi nghiên cứu từng bài cụ thể. 
- Trong mỗi bài học sinh viên tìm hiểu mục tiêu của bài trước bằng 
cách đọc lướt để tìm nội dung chính để trả lời cho các mục tiêu của bài, sau 
đó đọc nghiên cứu kỹ từng nội dung cụ thể. 
- Trong quá trình nghe giảng ở trên lớp sinh viên bổ sung các kiến 
thức còn thiếu và nêu các thắc mắc để các bạn và giảng viên cùng bàn luận 
giải đáp. 
Tại cộng đồng sinh viên cần tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bài 
học, tình huống cụ thể của cộng đồng trong phạm vi môn học và các môn 
học liên quan, học tập cách giải quyết vấn đề của người lao động và các nhà 
lãnh đạo cộng đồng. 
- Ứng dụng những kiến thức đã học được để giúp cộng đồng nâng cao 
sức khỏe người lao động và phòng chống các tác hại do công việc, do lao 
động tạo nên. 
2. Sau khi kết thúc môn học 
Nguy cơ xuất hiện các tác hại nghề nghiệp luôn luôn gắn liền với lao 
động, có lao động là tác hại nghề nghiệp có nguy cơ xuất hiện, sau khi học 
xong môn học này sinh viên nên lưu ý đến các bệnh nghề nghiệp, nghĩ đến 
bệnh nghề nghiệp và chẩn đoán phân biệt giữa bệnh nghề nghiệp với các 
bệnh khác không do nghề nghiệp. 
 200
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC 
1. Công cụ 
Bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan 
2. Phương pháp/hình thức 
- Phần thực hành: thi thực hành tại phòng thí nghiệm của bộ môn. 
Hình thức thi vấn đáp, thao tác thực hành cụ thể trên máy, dụng cụ thí 
nghiệm. Khi sinh viên có điểm thi thực hành từ 5 điểm trở lên là đạt yêu 
cầu. 
- Thi lý thuyết: làm bài thi lý thuyết từ tổ hợp đề của bộ câu hỏi trắc 
nghiệm khách quan, có thể thi trực tiếp trên máy tính hoặc làm bài thi trên 
giấy. 
3. Thời gian 
- Thời điểm thi thực hành do bộ môn quản lý bố trí, mỗi sinh viên 
được chuẩn bị và trả lời bài thi trong thời gian từ 20 đến 30 phút. 
- Thi lý thuyết vào cuối học kỳ V (tương đương học kỳ 1 năm thứ 3). 
Thời gian làm bài thi là 60phút. 
4. Điểm tổng kết 
- Tính điểm: tính điểm thi hết môn là điểm thi lý thuyết, điểm thi thực 
hành chỉ là điều kiện để dự thi lý thuyết 
- Giá trị của điểm thi hết môn tương đương 2 đơn vị học trình. 
 201
ĐÁP ÁN CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI 
Bài: Đại Cương vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp 
1A; 2B; 3A; 4A; 5B; 6B; 7B; SA; 9B; 10A; 
11A; 12A; 13A; 14A; 15D; 16E; 17C; 
 18C; 
19. A. Các yếu tố vật lý như vi khí hậu, bức xạ, rung chuyển... 
B. Các yếu lý hóa trong môi trường như bụi, hơi khí độc... 
C. Các yếu tố sinh học gây hại như các vi trùng, ký sinh trùng... 
20. A. Tác hại của bụi trong môi trường lao động. 
B. Tác hại nghề nghiệp mang tính chất vật lý 
Bài:Vi khí hậu trong lao động sản xuất 
1E; 2D; 3D; 4C; 5D; 6A; 7C; 8D; 9E; 10C; 11B; 12A; 13E; 
14A;15A;16B; 17A, 18A. 
19. A. Tích nhiệt trong cơ thể 
B. Thân nhiệt tăng cao 
20. A. Tia bức xạ qua hộp sọ nhiều 
B. Xung huyết phù nề não màng não. 
Bài: Tiếng ồn và điếc nghề nghiệp 
1B; 2A; 3A; 4A; 5B; 6A; 7B; 8B; GA; 10B; 
11E; 12B; 13C; 14C; 15A. 
Bài: Độc chất trong sản xuất 
1Đ; 2S; 3Đ; 4Đ; 5Đ; 6Đ; 7S; 8Đ; 9S; 10Đ; 11Đ; 12D; 13B; 14E; 15E; 
16A 
Bài: Nhiễm độc chì vô cơ nghề nghiệp 
1Đ; 2Đ; 3Đ; 4S; 5Đ; 6S; 7Đ; 8Đ; 9Đ; 10Đ; 11D; 12D; 13A; 14B; 
15B. 
 202
Bài: Bụi và các bệnh phổi do bụi 
1Đ; 2Đ; 3S; 4S; 5S; 6S; 7Đ; 8Đ; 9Đ; 10Đ; 11Đ; 12S, 13Đ; 14Đ; 15Đ; 
16E, 17Al 18B: 19B; 2OA. 
Bài: Nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật trong lao động 
1Đ; 2S; 3S; 4Đ; 5Đ; 6S; 7Đ; 8Đ; 9Đ; 10Đ; 11Đ; 12Đ; 13Đ; 14Đ; 
16Đ; 17Đ; 18B, 19D; 20A. 
Bài: Tai nạn và an toàn lao động 
lS; 2Đ; 3Đ; 4S; 5Đ; 6Đ; 7Đ; 8S; 9S; 10Đ; 12B; 12S; 13S; 14S; 15A; 
16E; 17D; 18C; 19C; 20A. 
Bài: Sinh lý lao động và mệt mỏi trong lao động 
1Đ; 2Đ; 3Đ; 4S; 5Đ; 6Đ; 7S; 8S; 9Đ; 10Đ; 11D; 12B; 13B; 14E; 15A; 
16E; 17D; 18A; 19C. 
Bài: Vấn đề tư thế và điều kiện lao động hợp lý 
1Đ; 2Đ; 3Đ; 4S; 5Đ; 6S; 7S; 8S; 9Đ; 10Đ; 11D; 12S; 13A; 14D; 15D. 
 203
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ môn vệ sinh môi trường dịch tễ - Đại học Y khoa Thái Nguyên. 
(2002). Bài giảng Sức khỏe nghề nghiệp. 
2. Bộ môn vệ sinh dịch tễ - Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. 
(1994). Bài giảng Thực hành vệ sinh. 
3. Bộ môn vệ sinh môi trường dịch tễ - Đại học Y Hà Nội (1998). Bài 
giảng Vệ sinh môi trường - Dịch tễ. NXB Y học - Hà Nội. 
4. Bộ môn sinh lý học - Đại học Y Hà Nội (1997). Bài giảng Sinh lý 
học. NXB Y học. 
5. Bộ môn môi trường và độc chất - Trường Đại học Y khoa Thái 
Nguyên (2004). Vệ sinh môi trường không khí. Bài giảng: Sức khỏe môi 
trường. 
6. Nguyễn Thị Bạch Ngọc - Sinh lý lao động và Ergonomie (1999) - 
NXB Y học - Hà Nội. 
7. Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường (2002). Thường quy kỹ 
thuật y học lao động, vệ sinh môi trường, sức khỏe trường học. NXB Y học 
- Hà Nội. 
 204
NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC 
SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP 
Chịu trách nhiệm xuất bản 
HOÀNG TRỌNG QUANG 
Biên tập: VŨ THỊ BÌNH 
Sửa bản in: VŨ THỊ BÌNH 
Trình bày bìa: CHU HÙNG 
KT vi tính: TRẦN THANH TÚ 
In 500 cuốn, khổ 19 x 27cm tại Xưởng in Nhà xuất bản Y học. 
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 22-2007/CXB/699 - 151/YH 
In xong và nộp lưu chiểu quý I năm 2007. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_suc_khoe_nghe_nghiep_phan_2.pdf