Hoàn thiện biên bản và việc lập biên bản kiểm toán ngân sách cấp huyện trong cuộc kiểm toán ngân sách địa phương
Trong những năm qua, việc kiểm toán ngân sách địa phương nói chung và ngân sách huyện nói riêng là nội dung kiểm toán chủ yếu hàng năm của Kiểm toán nhà nước nói chung và Kiểm toán nhà nước Khu vực VII nói riêng: Qua công tác kiểm toán cho thấy cơ bản kết quả kiểm toán ngân sách huyện đã đóng góp, tư vấn cho địa phương cả về điều hành ngân sách, phát triển kinh tế - Xã hội, tăng cường kỷ luật tài chính. Tuy nhiên, việc lập Biên bản kiểm toán của tổ kiểm toán tại cấp huyện còn nhiều tồn tại, thiếu sót. Bài viết đưa ra giải pháp, đề xuất nhằm hoàn thiện công tác lập biên bản kiểm toán của tổ kiểm toán khi kiểm toán ngân sách địa phương tại cấp huyện, phục vụ cho quá trình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị và phù hợp với thực tiễn diễn ra tại địa phương
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện biên bản và việc lập biên bản kiểm toán ngân sách cấp huyện trong cuộc kiểm toán ngân sách địa phương
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 13Số 145 - tháng 11/2019 HOAØN THIEÄN bIEÂN bAÛN VAØ VIEÄC lAÄp bIEÂN bAÛN KIEåm TOAÙN NGAÂN sAÙCH CAáp HuYEÄN TRONG CuOÄC KIEåm TOAÙN NGAÂN sAÙCH ÑòA pHÖÔNG ThS. NGUYỄN ĐỨC THANH* KS. Vũ LÊ XUâN ANH* CN. TRầN ĐìNH VĩNH* *Kiểm toán nhà nước Khu vực VII Trong những năm qua, việc kiểm toán ngân sách địa phương nói chung và ngân sách huyện nói riêng là nội dung kiểm toán chủ yếu hàng năm của Kiểm toán nhà nước nói chung và Kiểm toán nhà nước Khu vực VII nói riêng: Qua công tác kiểm toán cho thấy cơ bản kết quả kiểm toán ngân sách huyện đã đóng góp, tư vấn cho địa phương cả về điều hành ngân sách, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường kỷ luật tài chính. Tuy nhiên, việc lập Biên bản kiểm toán của tổ kiểm toán tại cấp huyện còn nhiều tồn tại, thiếu sót. Bài viết đưa ra giải pháp, đề xuất nhằm hoàn thiện công tác lập biên bản kiểm toán của tổ kiểm toán khi kiểm toán ngân sách địa phương tại cấp huyện, phục vụ cho quá trình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị và phù hợp với thực tiễn diễn ra tại địa phương. Từ khóa: Biên bản kiểm toán, lập biên bản kiểm toán, ngân sách cấp huyện. Completing the audit minutes and preparation of audit minutes of district budget audits in the local budget audit Over the past years, the local budget audits in general and the district budgets audit in particular are the main annual audit contents of the State Audit Office of Vietnam in general and the Regional Audit Office No.VII in particular. Through the audits of district budget, the audit results have contributed and consulted to the local authorities on budget management, socio-economic development, and financial discipline enhancement. However, the preparation of the audit minutes of the audit team at the district level still has many shortcomings and limitations. The paper aims to provide solutions and proposals to complete the preparation of audit minutes of the audit team when auditing local budgets at the district level, helping audited entities in fulfilling their missions and in accordance with local practice. Keywords: Audit minutes, preparation of audit minutes, district budgets. Đối với mỗi cuộc kiểm toán, báo cáo kiểm toán có thể xem như là sản phẩm cuối cùng, là kết quả của cả quá trình làm việc của cả tập thể. Báo cáo kiểm toán là văn bản có tính chất pháp lý bắt buộc không chỉ với Kiểm toán nhà nước mà còn với các đơn vị được kiểm toán và các bên liên quan. Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015 quy định: “Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước sau khi phát hành và công khai có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với đơn vị được kiểm toán về sai phạm trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là căn cứ để: + Quốc hội sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định và giám sát việc thực hiện: Mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước; chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN14 Số 145 - tháng 11/2019 thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ Chính phủ; dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước. + Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cơ quan khác của Nhà nước sử dụng trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. + Hội đồng nhân dân sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. + Đơn vị được kiểm toán thực hiện quyền khiếu nại” (Điều 7, Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015). Để báo cáo kiểm toán có thể thực hiện được sứ mệnh của mình đòi hỏi từng thành tố làm nên nó phải đảm bảo chất lượng. Đối với các cuộc kiểm toán nói chung và kiểm toán ngân sách huyện trong cuộc kiểm toán ngân sách địa phương nói riêng, biên bản kiểm toán cần đảm bảo chất lượng, nội dung, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra của đoàn. Như vậy, pháp luật và những quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước cũng yêu cầu phải không ngừng hoàn thiện, cải tiến nâng cao chất lượng biên bản kiểm toán các tổ kiểm toán ngân sách huyện (các nguồn dữ liệu đầu vào). Tổng quan về biên bản kiểm toán và việc lập biên bản kiểm toán ngân sách huyện trong cuộc kiểm toán ngân sách địa phương Trong các quy định của Luật, Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước cũng như quy định hiện có của ngành đều có những quy định rất đầy đủ về biên bản kiểm toán. Theo đó, sau khi tổng hợp kết quả kiểm toán, trao đổi và tiếp thu ý kiến giải trình của đơn vị được kiểm toán; củng cố các bằng chứng, đưa ra nhận xét, đánh giá, xác nhận kiểm toán, đề xuất kết luận, kiến nghị kiểm toán; thống nhất và ký biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán với người có trách nhiệm liên quan đến phần việc kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tổ/ đoàn kiểm toán thực hiện tổng hợp dự thảo biên bản kiểm toán và dự thảo thông báo kết quả kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán. Cùng với đó, trong quá trình hình thành và phát triển, Kiểm toán nhà nước luôn chú trọng công tác xây dựng văn bản quản lý và các văn bản hướng dẫn hoạt động kiểm toán. Trong đó, mẫu biểu hồ sơ kiểm toán nói chung và biên bản kiểm toán ngân sách địa phương khi kiểm toán cấp huyện với vai trò để tài liệu hóa NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 15Số 145 - tháng 11/2019 hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước cũng không ngừng được hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu phát triển của Ngành. Ngay từ những năm trước khi có Luật Kiểm toán nhà nước, để không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán, chính quy hóa hoạt động kiểm toán và tăng cường quản lý, kiểm soát hoạt động kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp kiểm toán viên, xuất phát từ thực tiễn kiểm toán, năm 2003, lần đầu tiên Kiểm toán nhà nước đã chính thức ban hành quy định về hệ thống hồ sơ mẫu biểu kiểm toán. Từ đó đến nay, hệ thống hồ sơ mẫu biểu kiểm toán tiếp tục được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện vào các năm 2004, 2005, 2007. Đến ngày 28/3/2012, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quyết định 01/2012/QĐ-KTNN về hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán thay thế Quyết định 02/2007/QĐ-KTNN ngày 26/6/2007 và Quyết định 01/2011/QĐ-KTNN ngày 21/6/2011 gồm 39 mẫu biểu hồ sơ kiểm toán mới được ban hành. Hiện nay, Kiểm toán nhà nước đang áp dụng Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán ban hành kèm theo Quyết định số 06/2016/QĐ-KTNN ngày 02/11/2016 của Tổng Kiểm toán nhà nước. Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán hiện nay về cơ bản đã tương đối đầy đủ và toàn diện liên quan đến hoạt động kiểm toán từ hồ sơ kiểm toán chung đến hồ sơ kiểm toán cho các lĩnh vực kiểm toán cụ thể. Đối với kiểm toán ngân sách cấp huyện, tổ kiểm toán phải lập biên bản kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước theo mẫu số 01/BBKT-NSĐP. Việc lập biên bản kiểm toán là cần thiết để đảm bảo tính thận trọng, khách quan cho các kết luận kiểm toán, các bên đều được đưa ra ý kiến và được ghi trong biên bản kiểm toán; giai đoạn này chưa có ý kiến kết luận và kiến nghị trong biên bản kiểm toán bởi đây mới là ý kiến của tổ kiểm toán, chưa phải là ý kiến của cơ quan (do chưa đóng dấu cơ quan Kiểm toán nhà nước), nhiều ý kiến còn chưa được thống nhất đơn vị đang giải trình, các ý kiến này chưa được hội đồng thẩm định, Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước xét duyệt. Vì vậy, cùng đơn vị được kiểm toán (Kiểm toán ngân sách địa phương cấp huyện), ngoài biên bản kiểm toán ký với địa phương, Tổ kiểm toán còn phải lập “Thông báo kết quả kiểm toán tại các đơn vị được kiểm toán chi tiết” để phù hợp với Luật Kiểm toán nhà nước. Thông báo kết quả kiểm toán tại các đơn vị được kiểm toán chi tiết sẽ được hoàn thiện và phát hành cùng báo cáo kiểm toán của Đoàn kiểm toán nhằm mục đích điều chỉnh (nếu có) biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán đã phát hành nhưng khi báo cáo kiểm toán của Đoàn kiểm toán được xét duyệt có sự thay đổi phải đính chính, đồng thời bảo đảm logic theo trình tự thực hiện kiểm toán. Đối với mẫu biên bản 01/BBKT-NSĐP đã được hướng dẫn sửa đổi, bổ sung tại Công điện 1254/KTNN-CĐ ngày 05/9/2018 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện và sửa đổi tạm thời một số mẫu biểu hồ sơ kiểm toán có một số thay đổi trong nội dung biên bản kiểm toán và các phụ lục. Ngoài ra, để phù hợp với Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015, ngoài biên bản kiểm toán ký với đơn vị được kiểm toán, Tổ kiểm toán còn phải lập “Thông báo kết quả kiểm toán tại các đơn vị được kiểm toán chi tiết” theo mẫu biểu thông báo (Mẫu số 19/HSKT- KTNN). Tuy nhiên, trên thực tế việc gửi các biên bản kiểm toán cấp huyện cho lãnh đạo Kiểm toán nhà nước chưa phù hợp và không cần thiết do số lượng Thông báo kết quả kiểm toán rất lớn của nhiều đoàn trong năm: Hơn nữa, việc kiểm tra, soát xét các Thông báo kết quả kiểm toán không cần phải cấp lãnh đạo Kiểm toán nhà nước mà chỉ là các báo cáo kiểm toán các đoàn; còn lại do các bộ phận kiểm soát trong nội bộ đoàn kiểm toán; lãnh đạo các đơn vị chủ trì kiểm toán. Qua các cuộc kiểm toán ngân sách cấp huyện do Kiểm toán nhà nước Khu vực VII thực hiện, bên cạnh những mặt làm được, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong khâu lập biên bản kiểm toán như các bất cập về mẫu biểu, quy định; bất cập logic trong hệ thống biểu đối với Biên bản kiểm toán của tổ kiểm toán theo quy định của ngành; bất cập trong việc quy định song trùng mẫu biểu; thời gian lập (biên bản kiểm toán; thông báo kết quả kiểm toán) tại cùng 1 đơn vị được kiểm toán hay vướng mắc về tính pháp lý của các biên bản kiểm toán (thành phần; ký; dấu...). Đồng thời, thông qua công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán của các Tổ kiểm soát của đơn vị cũng như kết quả kiểm soát của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán (đối với NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN16 Số 145 - tháng 11/2019 các cuộc kiểm soát trực tiếp theo kế hoạch Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt); các ý kiến khiếu nại của địa phương liên quan đến kết quả kiểm toán cho thấy các biên bản kiểm toán còn nhiều tồn tại. Một số biên bản kiểm toán chưa có những nhận định, đánh giá mang tính khái quát cao; mang tính thống kê, rời rạc từng lĩnh vực (thu, chi, đầu tư) và đôi khi còn mâu thuẫn giữa các đánh giá, nhận xét. Một số vấn đề kiến nghị trong biên bản kiểm toán còn chưa đảm bảo quy định, không cụ thể mà mang tính chung chung, sức thuyết phục chưa cao về tính khả thi; nhiều kiến nghị còn chưa chặt chẽ, phù hợp các cơ sở dẫn chiếu, bằng chứng đi kèm dẫn đến khi báo cáo kiểm toán phát hành đơn vị có các văn bản đề nghị xem xét, điều chỉnh giảm các kiến nghị kiểm toán. Kết quả kiểm toán giữa phần lời trong biên bản kiểm toán và phần phụ lục kèm theo không khớp; giữa đánh giá kiểm toán và kiến nghị kiểm toán không khớp. Các hệ thống chỉ tiêu, chỉ số, số liệu trong các biên bản kiểm toán chưa thống nhất, chưa được rà soát kỹ lưỡng. Số liệu chưa chặt chẽ, thống nhất, đôi khi còn sai về bản chất. Về hình thức, thể thức của một số biên bản kiểm toán còn sai sót nhiều. Biên bản kiểm toán của một số Tổ kiểm toán được lập chưa tuân thủ theo quy trình, chuẩn mực được quy định, còn có phần thừa, phần thiếu... Các hạn chế này xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Về chủ quan, các tổ trưởng tổ kiểm toán chưa thực hiện hết nhiệm vụ, trách nhiệm được quy định trong Quy trình kiểm toán ngân sách địa phương; tổ trưởng các tổ kiểm toán còn chưa bao quát tổng thể các lĩnh vực; các phát hiện tồn tại qua công tác kiểm toán để có bức tranh tổng thể trong quản lý điều hành ngân sách và sử dụng ngân sách từ đó giao cho các trưởng nhóm lập tóm tắt theo lĩnh vực và lắp ghép cho đầy đủ nội dung trong biên bản kiểm toán; ý thức, trách nhiệm của một số Tổ trưởng chưa cao trong việc tổng hợp đầy đủ, chính xác kết quả kiểm toán của các thành viên trong dự thảo biên bản kiểm toán và dự thảo thông báo kết quả kiểm toán. Về khách quan, vệc tổ chức kiểm toán ngân sách địa phương bố trí thời gian kiểm toán còn ngắn trong khi phải kiểm toán chi tiết tại cấp huyện, cấp đơn vị dự toán, các ban quản lý dự án dẫn đến bố trí thời gian kiểm toán tại huyện cũng bị rút ngắn. Sau khi kết thúc kiểm toán tại huyện thường thông qua luôn dự thảo biên bản kiểm toán và dự thảo thông báo kết quả kiểm toán, hạn chế đi lại để giảm thời gian và đã chuyển sang thực hiện nhiệm vụ khác dẫn đến việc tổng hợp số liệu, xem xét giải quyết các vấn đề liên quan chưa đầy đủ, kịp thời. Kết cấu, nội dung của biên bản kiểm toán của Kiểm toán nhà nước xây dựng theo hướng mở nhằm vận dụng linh hoạt trong các tình huống thực tế kiểm toán. Tuy nhiên, cũng vì lý do này mà dẫn đến việc áp dụng thiếu nhất quán giữa các kiểm toán viên, Tổ kiểm toán, Đoàn kiểm toán (do cách hiểu khác nhau). Giải pháp hoàn thiện biên bản và việc lập biên bản kiểm toán ngân sách cấp chuyện trong cuộc kiểm toán ngân sách địa phương Trong bối cảnh hiện nay, việc hoàn thiện biên bản kiểm toán của Kiểm toán nhà nước cần phù hợp với định hướng chung của toàn Ngành, trong đó cần đảm bảo vừa phù hợp khuôn khổ các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động của Kiểm toán nhà nước, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế về kiểm toán, phù hợp với thực tiễn tác nghiệp hoạt động kiểm toán, đồng thời đẩy mạnh việc đổi mới, cải cách và ứng dụng công nghệ thông tin. Theo đó, mẫu biểu, kết cấu biên bản kiểm toán phải phù hợp với hệ thống các quy định pháp luật; biên bản kiểm toán phải phù hợp với thực tiễn hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; biên bản kiểm toán phải chi tiết khung, kết cấu phải thực hiện; biên bản kiểm toán lồng ghép cả 3 nội dung/ loại hình kiểm toán; biên bản kiểm toán cần đảm bảo yêu cầu về cải cách hành chính. Việc hoàn thiện biên bản và lập biên bản kiểm toán ngân sách cấp huyện cần đảm bảo một số nguyên tắc sau. Một là, tập trung dân chủ: Việc hoàn thiện biên bản và lập biên bản kiểm toán ngân sách cấp huyện cần được thực hiện trên cơ sở kết quả khảo sát, lấy ý kiến một cách công khai, rộng rãi và dân chủ trong toàn ngành. Hai là, toàn diện: Việc hoàn thiện biên bản và lập biên bản kiểm toán ngân sách cấp huyện cần được xây dựng một cách toàn diện, chi tiết, đồng bộ, đảm bảo không NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 17Số 145 - tháng 11/2019 bị trùng chéo, không vướng giữa các quy định của ngành; kịp thời khắc phục những hạn chế, tồn tại về mẫu biểu, kết cấu và nội dung hiện hành. Ba là, nhất quán: Việc hoàn thiện này cần được xây dựng trên nguyên tắc nhất quán với Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước, các định hướng chung cũng như các quy định, quy trình nghiệp vụ cụ thể của ngành. Việc đảm bảo nguyên tắc nhất quán sẽ góp phần tạo sự đồng thuận cao trong toàn ngành, đảm bảo sau khi hoàn thiện được đi vào cuộc sống, phục vụ tốt hoạt động kiểm toán. Bốn là, đầy đủ: Cần được hoàn thiện trên nguyên tắc đáp ứng đầy đủ mục tiêu của cuộc kiểm toán; các quy định trong quy trình kiểm toán và đảm bảo phục vụ công tác kiểm toán yêu cầu cần lồng ghép trong cả 3 nội dung/loại hình kiểm toán. Để nâng cao chất lượng trước hết cần hoàn thiện các căn cứ pháp lý của biên bản kiểm toán. Để tăng cường tính pháp lý của biên bản kiểm toán có thể chia thành hai giai đoạn khi kiểm toán ngân sách địa phương một tỉnh trong đó làm cấp huyện trước, cấp tỉnh sau nhưng chung một quyết định kiểm toán. Đối với cấp huyện: Ban hành quyết định kiểm toán ngân sách địa phương cấp huyện tại tỉnh A, trong đó sẽ có nhiều tổ làm tại các huyện khác nhau; các tổ lập báo cáo kiểm toán tại từng huyện khi kết thúc; tổ chức thông qua và phát hành theo quy định. Đối với cấp tỉnh: Ban hành quyết định kiểm toán ngân sách địa phương cấp tỉnh gồm các đơn vị dự toán tỉnh; các ban quản lý tỉnh; cơ quan tài chính tổng hợp và tổng hợp chung lập báo cáo kiểm toán cấp tỉnh. Tổ chức lập báo cáo kiểm toán ngân sách địa phương chung của một tỉnh gồm báo cáo kiểm toán ngân sách địa phương các huyện và báo cáo kiểm toán ngân sách địa phương cấp tỉnh. Đồng thời, cần xem xét bổ sung, hoàn thiện các quy định của ngành còn thiếu, chưa đảm bảo tính đồng bộ liên quan đến biên bản kiểm toán của các huyện. Đối với biên bản kiểm toán ngân sách cấp huyện, kết cấu cần được sửa theo hướng: Một là, Thiết lập riêng một mục trong biên bản kiểm toán để đánh giá công tác quản lý, điều hành ngân sách của địa phương (không lồng ghép trong mục chi thường xuyên) để đảm bảo bao trùm cho các lĩnh vực cũng như công tác chỉ đạo, điều hành ngân sách trong suốt chu trình ngân sách và chỉ đạo riêng cho từng lĩnh vực và phù hợp với nội dung đã quy định trong Quy trình kiểm toán ngân sách địa phương. Hai là, Thiết kế mục riêng về xác nhận số liệu quyết toán ngân sách vì thực chất kiểm toán ngân sách địa phương là xác nhận số liệu quyết toán tổng NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN18 Số 145 - tháng 11/2019 thể thu, chi trong một niên độ ngân sách. Số liệu xác nhận quyết toán cần phù hợp với tiêu chí trong các mẫu biểu đi kèm và phù hợp với chế độ mẫu biểu báo cáo hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước, trong đó có loại trừ các khoản thu, chi trùng để phản ánh chính xác số liệu quyết toán trong năm. Đối với các mẫu biểu biên bản kiểm toán cần sửa đổi cho phù hợp với hệ thống mẫu biểu của thông báo kết quả kiểm toán và mẫu biểu quyết toán hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước. Cụ thể, nên quy định số lượng, kết cấu, nội dung các biểu đồng nhất giữa biên bản kiểm toán của tổ kiểm toán với biểu mẫu của Thông báo kết quả kiểm toán của tổ kiểm toán tại đơn vị kiểm toán chi tiết. Cần hướng dẫn nhập các tiêu chí, chỉ tiêu trong biểu của biên bản kiểm toán cho phù hợp với mẫu biểu quyết toán hiện hành vì mẫu hiện hành chia các cột là các cấp ngân sách trong khi mẫu biểu của Kiểm toán nhà nước chỉ là cột số báo cáo, số kiểm toán. Tiêu chí trên các biểu mẫu biên bản kiểm toán cần sửa đồng nhất với các tiêu chí đánh giá về số liệu quyết toán trong phần lời của biên bản kiểm toán và điều chỉnh đánh dấu số thứ tự cho phù hợp vì hiện tại các chỉ tiêu nào không phát sinh tại cấp huyện đã sửa đổi, lược bỏ nhưng không đánh lại số thứ tự tuần tự. Ngoài ra, mẫu kết luận và kiến nghị kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán chi tiết cũng cần được xem xét lại và mẫu biểu, kết cấu, biểu mẫu kèm theo trên cơ sở phân tích, lựa chọn các ưu điểm của các cơ quan thanh tra, kiểm tra khác; tiệm cận phù hợp thông lệ, quy định biên bản của kiểm toán độc lập và chuẩn mực kiểm toán. Một giải pháp quan trọng cần được thực hiện kịp thời chính là hoàn thiện kỹ năng lập Biên bản kiểm toán bao gồm: Kỹ năng tổng hợp; kỹ năng phân tích; kỹ năng soạn thảo, lập biên bản kiểm toán; kỹ năng vận dụng các quy định, chuẩn mực kiểm toán. Để hoàn thiện các kỹ năng này đòi hỏi kiểm toán viên phải học tập nâng cao trình độ, khả năng chuyên môn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc, cùng với đó chính là nâng cao trách nhiệm đối với công việc. Ngoài ra, cần xem xét bố trí thời gian kiểm toán ngân sách địa phương cấp huyện trong cuộc kiểm toán ngân sách địa phương phù hợp, đủ dài để các kiểm toán viên có thời gian trong việc thu thập, đánh giá, lập các biên bản kiểm toán và trao đổi với đơn vị được kiểm toán trước khi lập dự thảo biên bản kiểm toán và dự thảo thông báo kết quả kiểm toán chi tiết tại đơn vị trước khi thông qua. Bên cạnh đó, kiểm toán quyết toán ngân sách địa phương là xác nhận số liệu quyết toán tổng thể thu, chi; quyết toán thu theo nội dung và các khoản chi theo sự nghiệp, tuy nhiên trong các biên bản kiểm toán chưa đánh giá được kỹ nội dung này làm cơ sở xác nhận số liệu quyết toán một phần vì các đề cương hướng dẫn kiểm toán ngân sách hiện có thiên về kiểm toán tuân thủ, chấp hành trong quản lý, sử dụng ngân sách và các quy định hiện hành của Nhà nước; chưa có hướng dẫn cụ thể kiểm toán chi tiết chi các sự nghiệp (giáo dục, kinh tế; đảm bảo xã hội...); kiểm toán tổng hợp việc tổng hợp quyết toán ngân sách mới chỉ đối chiếu số quyết toán tổng thể của cơ quan tài chính với Kho bạc Nhà nước. Vì thế, cần phải hoàn thiện thêm về các Đề cương kiểm toán ngân sách địa phương đã ban hành. Trên cơ sở nghiên cứu có hệ thống từ văn bản pháp lý; các quy định của ngành đến đánh giá thực tiễn, chỉ ra các tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện, Tác giả đã cố gắng đề xuất một số giải pháp để góp phần hoàn thiện hơn biên bản và việc lập biên bản kiểm toán ngân sách cấp huyện trong cuộc kiểm toán ngân sách địa phương, đảm bảo tính pháp lý, tính chính xác trong các kết luận, kiến nghị kiểm toán cũng như cơ sở để các đơn vị được kiểm toán thực hiện kiến nghị kiểm toán, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả trong quản lý, sử dụng và điều hành ngân sách của địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Ngân sách nhà nước 2015; 2. Luật Kiểm toán nhà nước 2015; 3. Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước; 4. Hệ thống mẫu biểu kiểm toán đã được ban hành; 5. Các biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán đã được phát hành của Kiểm toán nhà nước.
File đính kèm:
- hoan_thien_bien_ban_va_viec_lap_bien_ban_kiem_toan_ngan_sach.pdf