Kết quả điều trị u mềm lây ở trẻ em bằng kem Imiquimod 5%

TÓM TẮT

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả điều trị u mềm lây ở trẻ em trên 6 tuổi bằng kem imiquimod

5% tại bệnh viện Da Liễu Trung Ương.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu so sánh hiệu quả trước - sau điều trị bệnh

u mềm lây bằng bôi Imiquimod 5% 3 lần cho trẻ từ 6 tuổi trở lên tại bệnh viện Da Liễu Trung Ương từ

tháng 8/2017 đến tháng 8/2018.

Kết quả: 53 bệnh nhân từ 6 đến 12 tuổi được điều trị bằng bôi Imiquimod 5% bôi 3 lần/ tuần trong

12 tuần điều trị. Trong số 53 bệnh nhân tham gia điều trị, có 28 bệnh nhân nam, 25 bệnh nhân nữ. Trong

đó bệnh nhân ở mức độ trung bình và nặng chiếm 66% và 24,5% tương ứng, chỉ có 5/53 bệnh nhân mức

độ nhẹ. Sau 12 tuần điều trị có 86,8% bệnh nhân sạch hoàn toàn tổn thương và tỷ lệ khỏi tăng dần theo

thời gian điều trị. Tác dụng phụ gặp nhiều nhất nổi ban đỏ tại chỗ chiếm 28,3%, bỏng rát chiếm 11,3%,

ngứa nhẹ chiếm 24,5%, loét 1,9%. Không có bất kỳ tác dụng phụ toàn thân nào liên quan đến thuốc

trong thời gian theo dõi điều trị.

Kết luận: Imiquimod 5% là thuốc có hiệu quả và an toàn trong điều trị u mềm lây ở trẻ em

pdf 9 trang yennguyen 2900
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả điều trị u mềm lây ở trẻ em bằng kem Imiquimod 5%", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả điều trị u mềm lây ở trẻ em bằng kem Imiquimod 5%

Kết quả điều trị u mềm lây ở trẻ em bằng kem Imiquimod 5%
Số27(Tháng09/2018)DALIỄUHỌC
NGHIÊNCỨUKHOAHỌC
(78 ,(87580(0/  75( (0%1(0
,0,8,02
Nguyễn Thị Thanh Thùy*, Trần Lan Anh*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả điều trị u mềm lây ở trẻ em trên 6 tuổi bằng kem imiquimod 
5% tại bệnh viện Da Liễu Trung Ương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu so sánh hiệu quả trước - sau điều trị bệnh 
u mềm lây bằng bôi Imiquimod 5% 3 lần cho trẻ từ 6 tuổi trở lên tại bệnh viện Da Liễu Trung Ương từ 
tháng 8/2017 đến tháng 8/2018.
Kết quả: 53 bệnh nhân từ 6 đến 12 tuổi được điều trị bằng bôi Imiquimod 5% bôi 3 lần/ tuần trong 
12 tuần điều trị. Trong số 53 bệnh nhân tham gia điều trị, có 28 bệnh nhân nam, 25 bệnh nhân nữ. Trong 
đó bệnh nhân ở mức độ trung bình và nặng chiếm 66% và 24,5% tương ứng, chỉ có 5/53 bệnh nhân mức 
độ nhẹ. Sau 12 tuần điều trị có 86,8% bệnh nhân sạch hoàn toàn tổn thương và tỷ lệ khỏi tăng dần theo 
thời gian điều trị. Tác dụng phụ gặp nhiều nhất nổi ban đỏ tại chỗ chiếm 28,3%, bỏng rát chiếm 11,3%, 
ngứa nhẹ chiếm 24,5%, loét 1,9%. Không có bất kỳ tác dụng phụ toàn thân nào liên quan đến thuốc 
trong thời gian theo dõi điều trị. 
Kết luận: Imiquimod 5% là thuốc có hiệu quả và an toàn trong điều trị u mềm lây ở trẻ em.
Từ khóa: u mềm lây, u mềm lây ở trẻ em, Imiquimod.
 * Bệnh viện Da liễu Trung Ương
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
 U mềm lây là bệnh nhiễm khuẩn da lành tính 
thường gặp ở trẻ em. Bệnh được đặc trưng trên 
lâm sàng là các sẩn nhỏ, hình tròn, bóng, có thể 
lõm giữa. Bệnh do siêu vi trùng có tên khoa học 
là Molluscum contagiosum virus (MCV) thuộc 
nhóm Poxvirus gây nên [1]. Bệnh hay gặp ở trẻ 
em đặc biệt là lứa tuổi bắt đầu đến trường, kể cả ở 
trẻ khỏe mạnh cũng như trẻ suy giảm miễn dịch. 
Bệnh phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, nhưng 
thường hay gặp nhiều hơn ở vùng có khí hậu 
nhiệt đới với tỷ lệ trẻ em nhiễm vi rút có thể lên 
tới 20%. Theo thống kê trên toàn thế giới, năm 
2010 có khoảng 122 triệu người bị ảnh hưởng bởi 
u mềm lây (1,8% dân số thế giới), trung bình tỷ lệ 
mắc u mềm lây trên toàn thế giới là 2-8% dân số 
[2]. Phương thức lây truyền chủ yếu là do tiếp xúc 
trực tiếp hay gián tiếp qua các dụng cụ, tắm cùng 
bể tắm, dùng khăn chung. Đây là bệnh tiến triển 
lành tính. Một số trường hợp bệnh nhân bị nhẹ, 
có thể tự khỏi nhưng khi thương tổn lan tỏa sẽ 
ảnh hưởng đến toàn thân. 
 DALIỄUHỌCSố27(Tháng09/2018)
NGHIÊNCỨUKHOAHỌC
Có nhiều phương pháp điều trị u mềm lây 
như nạo bỏ thương tổn bằng curette, áp lạnh 
bằng ni tơ lỏng, đốt điện, sử dụng các loại laser 
hoặc dùng các hoá chất như Kem imiquimod, 
acid Trichloracetic, cantharidin [3], [4], [5]. Tại 
Bệnh viện Da liễu Trung ương, phần lớn các BN 
được điều trị bằng nạo bỏ thương tổn. Phương 
pháp này có ưu điểm là cho kết quả nhanh nhưng 
thường gây chảy máu nhiều, nhất là những 
thương tổn có kích thước lớn. Đặc biệt ở trẻ em 
thường làm cho các cháu sợ hãi, sang chấn về 
tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Tìm 
ra biện pháp điều trị với hiệu quả cao, dễ thực 
hiện, không ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh 
là mục tiêu của nhiều nghiên cứu. Trên thế giới 
đã có nhiều nghiên cứu cho thấy điều trị u mềm 
lây bằng dung dịch (Dd) KOH và kem imiquimod 
cho kết quả tốt [6], [7], [8]. Tuy nhiên, tại Việt Nam 
chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả điều 
trị u mềm lây bằng bôi kem imiquimod. Do vậy, 
chúng tôi tiến hành đề tài này để đánh giá hiệu 
quả và tính an toàn của imiquimod 5% trong điều 
trị u mềm lây ở trẻ em.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: là trẻ em từ 6 tuổi 
trở lên, được chẩn đoán u mềm lây, đến khám 
và điều trị tại bệnh viện Da Liễu Trung Ương từ 
tháng 8/2017 đến tháng 8/2018
Tiêu chuẩn chẩn đoán: chủ yếu dựa vào 
lâm sàng
- Sẩn hình tròn, bề mặt nhẵn, bóng, trên nền 
da lành, kích thước 1-5mm, một số tổn thương 
hơi lõm giữa
- Màu da bình thường hoặc màu hồng nhạt
- Có thể có hiện tượng Koebner 
- Vị trí thường gặp: mặt, cổ, ngực, thân mình.
 Tiêu chuẩn chọn Bn:
- Tất cả các bệnh nhân trẻ em đủ tiêu chuẩn 
chẩn đoán u mềm lây.
- Tuổi >= 6 tuổi
- Không có các bệnh lý toàn thân, không bị 
các bệnh da liễu khác.
- Không có chống chỉ định của imiquimod 5%
- Bố mẹ hoặc người bảo hộ đồng ý tham gia 
nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân hoặc gia đình không đồng ý 
tham gia nghiên cứu
- Bị dị ứng hoặc kích ứng mạnh với thuốc 
kem imiquimod
- Có các bệnh mạn tính (Đái tháo đường, 
viêm gan, bệnh thận...)
- Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS
- Bệnh nhân mắc các bệnh suy giảm miễn dịch 
khác hoặc đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: 
Nghiên cứu so sánh hiệu quả trước – sau 
điều trị.
2.2.2. Cỡ mẫu: Chọn mẫu thuận tiện 
2.2.3. Vật liệu nghiên cứu: 
- Bộ câu hỏi soạn sẵn, phiếu điều tra.
- Thuốc bôi tại chỗ: 
Kem Imiquad (kem imiquimod): 
- Hàm lượng 0,25g 5%, hãng Glenmark Ấn Độ 
sản xuất, dạng gói.
Số27(Tháng09/2018)DALIỄUHỌC
NGHIÊNCỨUKHOAHỌC
- Mỗi gói đơn liều 0,25g có chứa: Hoạt chất: 
kem imiquimod 12,5mg. Tá dược: Acid isotearic, 
Cetyl alcohol, Stearyl Alcohol, White Petrolatum, 
Polysorbate 60, Sorbitan Monostearate, 
Methylparaben, Propylparaben, Glycerin, 
Xanthan Gum, Benzyl Alcohol, Nước tinh khiết.
- Phương pháp điều trị: Bố, mẹ BN được 
hướng dẫn dùng tăm bông loại nhỏ, bôi thuốc 
đúng vào tổn thương. Bôi Kem imiquimod 5% 
được bôi tuần 3 lần vào buổi tối. Bôi đến khi thấy 
có dấu hiệu viêm đỏ hay trợt nhẹ trên bề mặt tổn 
thương. Lưu ý không được để thuốc lan ra vùng 
da lành. Trường hợp lan ra vùng da lành phải lau 
sạch ngay bằng nước thường. Các gói mở ra phải 
dùng ngay. Nếu không dùng hết thì phải bỏ đi, 
không dùng lại 
- Thời gian điều trị : 12 tuần. Khám đánh giá 
điều trị tại tuần 2, 4, 8, 12 tuần.
 Đánh giá mức độ bệnh trên lâm sàng 
- Nhẹ: BN có <10 thương tổn
- Trung bình: BN có từ 10 đến 30 thương tổn
- Nặng: BN có trên 30 thương tổn
 Đánh giá kết quả điều trị và tác dụng không 
mong muốn của thuốc
ØĐánh giá tác dụng của thuốc thông qua 
các triệu chứng của phản ứng viêm: nề, đỏ nhẹ, 
trợt da. Thời điểm đánh giá là sau 2 tuần, 4 tuần, 
8 tuần, 12 tuần tính từ lúc bắt đầu điều trị.
Ø Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị 
Khỏi bệnh và không khỏi bệnh
Khỏi bệnh Không khỏi
Không còn thương 
tổn trên da
Vẫn còn thương tổn trên da
Xuất hiện các thương tổn mới
ØChụp ảnh trước và sau mỗi lần khám lại.
Ø Đếm số lượng tổn thương tại mỗi lần 
thăm khám
Ø Ghi nhận các kết quả xét nghiệm công 
thức máu, chức năng gan, thận trước điều trị và 
sau 12 tuần điều trị
Ø Đánh giá tác dụng không mong muốn 
của thuốc tại chỗ: Đau, Ngứa, Loét, Rối loạn sắc 
tố da, Sẹo.
Ø Tác dụng phụ toàn thân: Sốt cao, Khó 
thở, Nổi hạch, thay đổi xét nghiệm
* Trong thời gian điều trị, nếu bệnh nhân 
ngừng tham gia quá trình điều trị, sẽ tư vấn cho 
bệnh nhân các phương pháp khác điều trị. Nếu 
phản ứng phụ nặng nề, ngừng sử dụng thuốc điều 
trị. Tôn trọng quyết định cuối cùng của bệnh nhân.
2.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Da Liễu 
Trung Ương
- Thời gian nghiên cứu: từ 08/2017 đến 8/2018.
3. KẾT QUẢ
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 
(n = 53)
Bảng 3.1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân điều 
trị Imiquimod
Đặc điểm lâm sàng Số bệnh nhân %
Giới
- Nam
- Nữ
28
25
52,8
47,2
Mức độ bệnh
- Nhẹ
- Trung bình
- Nặng
5
35
13
9,5
66
24,5
Tổng 53 100
 DALIỄUHỌCSố27(Tháng09/2018)
NGHIÊNCỨUKHOAHỌC
3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị
Bảng 3.2. Tỷ lệ khỏi sau dùng Imiquimod 12 tuần
Tỷ lệ khỏi Số bệnh nhân %
Khỏi 46 86,8
Không khỏi 7 13,2
Tổng 53 100
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ khỏi bệnh theo thời gian
Bảng 3.4. Thay đổi mức độ bệnh theo thời gian
Mức độ bệnh
Thời gian
Nhẹ Trung bình Nặng
N % N % N %
Trước ĐT 5 9,5 35 66 13 24,5
Sau 2 tuần 14 26,4 34 64 3 5,6
Sau 4 tuần 25 47,2 18 34 0 0
Sau 8 tuần 22 41,6 4 7,5 0 0
Sau 12 tuần 6 11,3 1 1,9 0 0
100
3.8
18.8
50.9
86.890
80
70
60
50
40
30
20
Sau 2 tuần Sau 4 tuần Sau 8 tuần Sau 12 tuần
Tỷ lệ khỏi theo thời gian
10
0
Số27(Tháng09/2018)DALIỄUHỌC
NGHIÊNCỨUKHOAHỌC
3.3. Đánh giá tác dụng phụ của thuốc
Biểu đồ 3.5. Các tác dụng phụ của thuốc

Bảng 3.6. Thay đổi chỉ số xét nghiệm trước điều trị và sau điều trị 12 tuần
Các chỉ số xét nghiệm (n= 53) X ± SD pTrước ĐT Sau 12 tuần
Sốlượng BC 8,35 ± 2,56 7,69 ± 1,61 p = 0,15 > 0,05
Sốlượng BCTT 3,98 ± 1,72 3,53± 0,80 p = 0,26 > 0,05
HC 4,67 ±0,47 4,52 ± 0,40 p = 0,201 > 0,05
AST 28,65 ± 7,17 28,55 ± 5,17 p = 0,571 > 0,05
ALT 15,67 ± 5,09 14,99 ± 3,98 p = 0,324 > 0,05
ure 4,57 ± 1,19 4,79 ± 1,02 p = 0,56 > 0,05
Creatinin 50,98± 8,8 52,50 ± 9,89 p = 0,168 > 0,05
35
34
24.5
28.3
11.3
1.9
0 0
30
25
20
15
10
5
0
Không có Ngứa nhẹ Ban đỏ Bỏng rát Loét Tăng sắc tố Giảm sắc tố
4. BÀN LUẬN
U mềm lây là bệnh khá thường gặp ở trẻ em, 
đặc biệt là trẻ em từ 2 đến 12 tuổi. Tình trạng mắc 
bệnh thay đổi khác nhau tùy theo khu vực và 
chủng tộc. Trong số các bệnh nhân đến khám có 
53 trẻ trên 6 tuổi đủ tiêu chuẩn và đồng ý tham 
gia nghiên cứu, điều trị tổn thương u mềm lây 
bằng Imiquimod 5% bôi tại chỗ 3 lần/ tuần trong 
12 tuần. Các bệnh nhân trong nhóm nghiên từ 6 
đến 12 tuổi. Trong số đó, có 28/53 (chiếm 52,8%) 
trẻ nam và 25/53 (chiếm 47,2%) trẻ nữ. Có 5/53 
(9,5%) trẻ có tổn thương ở mức độ nhẹ, 35/53 
(66%) trẻ có tổn thương mức độ trung bình và 
13/53 (24,5%) có tổn thương mức độ nặng. Vị trí 
tổn thương thường gặp của các bệnh nhân vẫn là 
 DALIỄUHỌCSố27(Tháng09/2018)
NGHIÊNCỨUKHOAHỌC
vùng mặt, cổ và thân mình chiếm ưu thế, các vị trí 
khác ít gặp tổn thương u mềm lây hơn.
Sau 12 tuần điều trị chúng tối thấy có 46/53 
bệnh nhân khỏi hoàn toàn chiếm 86,8%, còn 
7/53% bệnh nhân còn tổn thương sau 12 tuần 
chiếm 13,2%. Kết quả của chúng tôi cũng tương 
tự một số nghiên cứu trước đó. Nghiên cứu của 
Beyerl và cộng sự (2003) cho thấy, trong số 15 trẻ 
điều trị bằng bôi Imiquimoid 5% 3 lần/ tuần, có 
69% đáp ứng tốt với số lượng tổn thương giảm 
từ 65% đến 100%, và không có bệnh nhân nào tái 
phát trong 6 tháng theo dõi sau đó [9],[10], [11]. 
Nghiên cứu của Badavanis và cộng sự (2017) trong 
số 23 bệnh nhân u mềm lây dùng Imiquimod 5% 
có 73,91% bệnh nhân thấy có giảm tổn thương 
trong 3 đến 8 tuần sau điều trị, và có 6 bệnh nhân 
không đáp ứng với các biện pháp khác trước đó 
thì cũng thấy cải thiện từ 55-85% với Imiquimod 
5% sau 10 đến 12 tuần điều trị [9]. 
Khi theo dõi tình trạng đáp ứng theo thời 
gian thì thấy, trong 2 tuần đầu, chỉ có 2/53 (3,8%) 
số bệnh nhân đáp ứng và các bệnh nhân này đều 
là những bệnh nhân có ít tổn thương. Sau 4 tuần, 
tỷ lệ khỏi tăng cao hơn là 18,8% và sau 8 tuần có 
50,9% số bệnh nhân khỏi hoàn toàn. Đồng thời, 
mức độ bệnh cũng giảm dần theo thời gian. Ban 
đầu số bệnh nhân mức độ trung bình và nặng 
chiếm tỷ lệ cao hơn, nhưng sau điều trị số bệnh 
nhân mức độ nặng giảm dần và không còn sau 
4 tuần điều trị, đồng thời sau 12 tuần điều trị số 
bệnh nhân mức độ trung bình còn 1,9% và mức độ 
nhẹ là 11,3%. Tỷ lệ khỏi bệnh tăng dần theo thời 
gian, vì thế mà khi sử dụng imiquimod 5% tại chỗ 
cần khuyến cáo bệnh nhân cần phải kiên nhẫn và 
chờ đợi, vì đây là thuốc kích thích miễn dịch tại 
chỗ nên tác dụng chậm hơn so với các thuốc khác 
[12]. Lý giải những điều này có thể liên quan đến 
cơ chế kích thích hệ miễn dịch của Imiquimod. Sự 
hoạt hóa các Toll like receptor làm tăng hệ miễn 
dịch tự nhiên, và tăng sản sinh cytokine nội sinh 
như TNF –α, IFN -α, interleukin 1, 2, 6, 8, 10, 12 
Những yếu tố này giúp kích thích sự hoạt động 
các tế bào Nk, đại thực bào... tiêu diệt các tế bào 
diệt virus. Ngoài ra, nó có kích thích sản sinh T – 
lympho và sinh kháng thể qua hệ tế bào T help1-
2, đào thải virus ra bên ngoài [10]. 
Khi đề cập so sánh nhiều với các nghiên cứu 
can thiệp điều trị bằng hình thức phá hủy tổ chức 
sùi như điều trị bằng Laser CO2, Ni tơ lạnh, hay 
phẫu thuật thì các phương pháp can thiệp phá 
hủy có thể làm nhanh hơn, loại bỏ toàn bộ tổn 
thương trong lần điều trị đầu tiên. Tuy nhiên các 
phương pháp này cũng có tỷ lệ tái phát cao hơn 
so với các thuốc bôi miễn dịch như imiquimod, 
podophylotoxin[13]. Khi so sánh hiệu quả của 
Imiquimod so với các phương pháp bôi tại chỗ 
khác chúng tôi thấy Imiquimod có hiệu quả 
tương đối cao trong điều trị u mềm lây ở trẻ 
em, tuy nhiên thời gian điều trị thường dài hơn. 
Nghiên cứu của Hanna và cộng sự năm 2006 so 
sánh 4 phương pháp trong điều trị u mềm lây cho 
124 trẻ. Trong đó số bệnh nhân được chia thành 
4 nhóm, nhóm 1 được điều trị bằng nạo bỏ tổn 
thương bằng curret, nhóm 2 dùng cantharidin, 
nhóm thứ 3 dùng dung dịch Duolm (hỗn hợp của 
Salycilic và axit lactic), nhóm 4 dùng imiquimod. 
Thời gian điều trị là trong 12 tuần, và được khám 
định kỳ sau 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần. Kết quả sau 1 
tuần thấy, tỷ lệ khỏi của nhóm 1,2,3,4 tương ứng 
là 80,6%, 36,7%, 53,6% và 55,2%, đồng thời tác 
dụng phụ của các nhóm là 7,4%, 18,5%, 50% và 
38,6% tương ứng [14]. Các thuốc như canthardin, 
Số27(Tháng09/2018)DALIỄUHỌC
NGHIÊNCỨUKHOAHỌC
podophyllotoxin thì hiếm được sử dụng ở trẻ em 
do độc tính của thuốc, còn nạo curret thì nhiều 
trẻ bị sợ hãi và có thể gây sang chấn tâm lý cho 
trẻ [14], [15], [16]. Trong nghiên cứu của Mutairi 
và cộng sự khi so sánh hiệu quả của Imiquimod 
5% bôi tại chỗ 5 lần/ ngày và áp lạnh trong điều 
trị u mềm lây cho thấy tỷ lệ khỏi của nhóm dùng 
Imiquimod 5% là 91,8%, của nhóm dùng áp lạnh 
là 70,27%, trong khi đó các tác dụng phụ như 
đau, hình thành bọng nước, thay đổi sắc tố và sẹo 
gặp nhiều hơn ở nhóm điều trị bằng áp lạnh so 
với nhóm điều trị bằng Imiquimod [17]. Nghiên 
cứu của Metkar và cộng sự khi so sánh hiệu quả 
của dung dịch KOH 10% và Imiquimod 5% trong 
điều trị u mềm lây cho thấy, tỷ lệ khỏi của nhóm 
dùng KOH là 42,1%, nhóm dùng Imiquimod là 
57%. Điều trị bằng Imiquimod cần thời gian dài 
hơn nhưng ít tác dụng phụ hơn và đáp ứng tốt 
với nhóm có tổn thương kích thước nhỏ và số 
lượng ít.
Qua nghiên cứu nhận thấy, đa số bệnh nhân 
không gặp các tác dụng phụ gì chiếm 34%, một 
số bệnh nhân có biểu hiện tại chỗ như 28,3% 
số bệnh nhân có biểu hiện nổi ban đỏ tại chỗ, 
24,5% bệnh nhân thấy ngứa nhẹ, 11,3% bệnh 
nhân có cảm giác bỏng rát tại chỗ, chỉ có 1,9% 
bệnh nhân bị loét nhưng không để lại dát tăng 
hay giảm sắc tố và các triệu chứng này thường 
mất sau thời gian điều trị. Tác dụng phụ thường 
gặp trên da là kích ứng tại chỗ từ nhẹ đến trung 
bình thấy ở tất cả các bệnh nhân điều trị nhưng 
cũng không có bất kỳ tác dụng phụ toàn thân 
nào. Tỷ lệ của chúng tôi có thể thấp hơn so với 
các nghiên cứu trước đó vì có thể hầu hết các 
bệnh nhân của chúng tối đều được cảnh báo về 
tác dụng phụ của bôi imiquimod 5% tại chỗ trước 
đó nên hầu hết các bệnh nhân không thấy có vấn 
đề gì sau khi bôi thuốc [10], [11] [18]. Khi so sánh 
tác dụng phụ của imiquimod với các loại thuốc 
bôi miễn dịch tại chỗ khác như sinecatechins, 
hay podophylotoxin chúng tôi nhận thấy một 
điều gần như tất cả các thuốc bôi miễn dịch 
đều gây các tác dụng phụ tại chỗ. Nó phụ thuộc 
nhiều vào vị trí và diện tích bôi tại chỗ, mà điều 
này cần sự tư vấn và hướng dẫn bôi thuốc cẩn 
thận từ các y bác sỹ. Khi hướng dẫn các bệnh 
nhân thực hiện quá trình bôi thuốc, chúng tôi 
khuyến cáo các bệnh nhân chỉ bôi một lượng 
vừa đủ, và bôi gọn vào tổn thương, không để 
thuốc lan ra vùng ra xung quanh, nếu lan ra 
vùng da lành khác, thuốc cần được rửa sạch 
ngay. Tuy nhiên khi thực hiện, một số bệnh 
nhân dùng thuốc trên diện rộng hơn thương 
tổn, với lượng thuốc nhiều hơn vì mong muốn 
nhanh khỏi bệnh nên có thể gặp một số phản 
ứng như mô tả.
Khi nghiên cứu về tác dụng phụ toàn thân 
chúng tôi đánh giá thông qua các chỉ số xét 
nghiệm về các dòng tế bào máu và chức năng 
gan, thận trước và sau 12 tuần điều trị. Các chỉ số 
xét nghiệm sau 12 tuần điều trị có thay đổi nhẹ 
nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê 
với p >0,05. Số lượng bạch cầu trước điều trị là 
8,35 ± 2,56 G/L, sau điều trị là 7,69 ± 1,61 G/L, số 
lượng bạch cầu trung tính trước điều trị là 3,98 
± 1,72 G/L, sau điều trị là 3,53 ± 0,8 G/L, và các 
giá trị của hồng cầu, ure, creatinin, men gan AST, 
ALT đều trong giới hạn bình thường và không 
có sự khác biệt trước và sau điều trị. Nghiên cứu 
của Beyer và cộng sự cũng cho thấy hầu hết các 
tác dụng phụ thường gặp nhất là ban đỏ chiếm 
85%, ngứa và châm chích chiếm 75%, bỏng rát 
 DALIỄUHỌCSố27(Tháng09/2018)
NGHIÊNCỨUKHOAHỌC
chiếm 23% và đau 11%. Không có bệnh nhân nào 
có tác dụng phụ toàn thân liên quan đến thuốc.
Nghiên cứu của Katz còn đưa ra khẳng định là ” 
imiquimod không những có hiệu quả mà còn 
an toàn trong điều trị u mềm lây ở trẻ em ” [10]. 
Nghiên cứu của Badavanis và cộng sự cũng khẳng 
định Imiquimod bôi tại chỗ là thuốc hiệu quả và 
an toàn trong điều trị u mềm lây ở trẻ em [9], [4]. 
Do vậy, sử dụng kem Imiquimod 5% trong điều 
trị u mềm lây ở trẻ em là lựa chọn phù hợp, với 
hiệu quả điều trị cao, tương đối an toàn và ít tác 
dụng phụ. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để có thể 
sử dụng Imiquimod trong điều trị u mềm lây ở trẻ 
em một cách rộng rãi và dễ dàng hơn.
5. KẾT LUẬN
Điều trị bằng Imiquimod 5% cho u mềm lây 
có kết quả tốt, an toàn và ít gây ảnh hưởng đến 
tâm lý trẻ hơn so với các biện pháp thủ thuật 
khác. Tuy nhiên, thời gian điều trị thường dài hơn 
và cần được theo dõi sát trong thời gian điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dohil, M.A., et al., The epidemiology of 
molluscum contagiosum in children. J Am Acad 
Dermatol, 2006. 54(1): p. 47-54.
2. Olsen, J.R., et al., Epidemiology of 
molluscum contagiosum in children: a systematic 
review. Fam Pract, 2014. 31(2): p. 130-6.
3. Basdag, H., B.M. Rainer, and B.A. Cohen, 
Molluscum contagiosum: to treat or not to treat? 
Experience with 170 children in an outpatient clinic 
setting in the northeastern United States. Pediatr 
Dermatol, 2015. 32(3): p. 353-7.
4. Gerlero, P. and A. Hernandez-Martin, 
Update on the Treatment of molluscum 
Contagiosum in children. Actas Dermosiliogr, 
2018. 109(5): p. 408-415.
5. Margo, C. and N.N. Katz, Management of 
periocular molluscum contagiosum in children. J 
Pediatr Ophthalmol Strabismus, 1983. 20(1): p. 
19-21.
6. Kose, O., I. Ozmen, and E. Arca, An open, 
comparative study of 10% potassium hydroxide 
solution versus salicylic and lactic acid combination 
in the treatment of molluscum contagiosum in 
children. J Dermatolog Treat, 2013. 24(4): p. 300-4.
7. Leslie, K.S., G. Dootson, and J.C. Sterling, 
Topical salicylic acid gel as a treatment for 
molluscum contagiosum in children. J Dermatolog 
Treat, 2005. 16(5-6): p. 336-40.
8. Moye, V.A., S. Cathcart, and D.S. Morrell, 
Safety of cantharidin: a retrospective review 
of cantharidin treatment in 405 children with 
molluscum contagiosum. Pediatr Dermatol, 2014. 
31(4): p. 450-4.
9. Badavanis, G., et al., Topical Imiquimod 
is an Eective and Safe Drug for Molluscum 
Contagiosum in Children. Acta Dermatovenerol 
Croat, 2017. 25(2): p. 164-166.
10. Katz, K.A., Dermatologists, imiquimod, and 
treatment of molluscum contagiosum in children: 
righting wrongs. JAMA Dermatol, 2015. 151(2): p. 
125-6.
11. Bayerl, C., G. Feller, and S. Goerdt, 
Experience in treating molluscum contagiosum in 
children with imiquimod 5% cream. Br J Dermatol, 
2003. 149 Suppl 66: p. 25-9.
12. Arican, O., Topical treatment of molluscum 
contagiosum with imiquimod 5% cream in Turkish 
children. Pediatr Int, 2006. 48(4): p. 403-5.
Số27(Tháng09/2018)DALIỄUHỌC
NGHIÊNCỨUKHOAHỌC
13. Beutner KR, W.D., Recurrent external 
genital warts: a literature review. Papillomavirus 
Rep, 1997. 8(6): p. 69.
14. Hanna, D., et al., A prospective randomized 
trial comparing the ecacy and adverse eects 
of four recognized treatments of molluscum 
contagiosum in children. Pediatr Dermatol, 2006. 
23(6): p. 574-9.
15. Ross, G.L. and D.C. Orchard, Combination 
topical treatment of molluscum contagiosum with 
cantharidin and imiquimod 5% in children: a case 
series of 16 patients. Australas J Dermatol, 2004. 
45(2): p. 100-2.
16. Rosdahl, I., et al., Curettage of molluscum 
contagiosum in children: analgesia by topical 
application of a lidocaine/prilocaine cream (EMLA). 
Acta Derm Venereol, 1988. 68(2): p. 149-53.
17. Al-Mutairi, et al., Comparative study on 
the ecacy, safety, and acceptability of imiquimod 
5% cream versus cryotherapy for molluscum 
contagiosum in children. Pediatr Dermatol., 
2010(388-393).
18. Barba, A.R., S. Kapoor, and B. Berman, An 
open label safety study of topical imiquimod 5% 
cream in the treatment of Molluscum contagiosum 
in children. Dermatol Online J, 2001. 7(1): p. 20.
ABSTRACT
THE EFFECTIVENESS OF IMIQUIMOD 5% IN TREATMENT CONTAGIOUS MOLLUSCUM 
IN CHILDREN OVER 6 YEARS OF AGE 
Objective: To evaluate the eectiveness and safety of Imiquimod in treatment contagious 
molluscum in children over 6 years of age at the National hospital of Dermatology and Venereology.
Methods: A study to compare the ecacy before and after treatment with topical Imiquimod 5% 3 
time per week in 53 children over 6 years of age with contagious molluscum at the National hospital of 
Dermatology and Venereology from 8/2017 to 8/2018.
Results: 53 patients from 6 to 12 years of age were treated with 5% Imiquimod applied three times 
a week for 12 weeks. There were 28 males and 25 females, the patients with moderate and severe 
accounted for 66% and 24.5%, respectively. After 12 weeks of treatment, 86.8% of the patients were 
completely clear of the lesions and the percentage of lesions progressively increased with time. The 
most common side eects were erythema (28.3%), burns (11.3%), mild itching (24.5%) and ulceration 
(1.9%). There are no systemic side eects during treatment monitoring.
Conclusion: Imiquimod 5% was eective and safe for treating contagious molluscum in children.
Key words: Contagious molluscum, Contagious molluscum in children, Imiquimod 5%. 

File đính kèm:

  • pdfket_qua_dieu_tri_u_mem_lay_o_tre_em_bang_kem_imiquimod_5.pdf