Khảo sát một số hành vi sức khỏe của người cao tuổi tỉnh Khánh Hòa

Dựa trên điều tra một mẫu ngẫu nhiên 2.170 người cao tuổi (NCT) trong toàn tỉnh Khánh Hòa tiến

hành cuối năm 2008 trên cơ sở một bảng câu hỏi phỏng vấn, tỉ lệ hút thuốc lá của NCT tỉnh Khánh

Hòa là trên 50% và uống rượu bia là trên 40%, chủ yếu ở nam giới. Tỉ lệ tập thể dục của NCT là

không cao với hình thức tập chủ yếu là đi bộ. Tỉ lệ NCT thường xuyên tìm hiểu về sức khỏe còn thấp

(30%), trong khi có 10% NCT tự ghi nhận là không bao giờ tìm hiểu về lĩnh vực sức khỏe. Phương

tiện truyền thông chủ yếu để tìm hiểu sức khỏe của NCT là các phương tiện truyền thông đại chúng.

Trạm y tế cơ sở đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn nơi khám chữa bệnh ban đầu của NCT.

 

pdf 5 trang yennguyen 3160
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát một số hành vi sức khỏe của người cao tuổi tỉnh Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát một số hành vi sức khỏe của người cao tuổi tỉnh Khánh Hòa

Khảo sát một số hành vi sức khỏe của người cao tuổi tỉnh Khánh Hòa
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2010, Số 15 (15) 11
Dựa trên điều tra một mẫu ngẫu nhiên 2.170 người cao tuổi (NCT) trong toàn tỉnh Khánh Hòa tiến
hành cuối năm 2008 trên cơ sở một bảng câu hỏi phỏng vấn, tỉ lệ hút thuốc lá của NCT tỉnh Khánh
Hòa là trên 50% và uống rượu bia là trên 40%, chủ yếu ở nam giới. Tỉ lệ tập thể dục của NCT là
không cao với hình thức tập chủ yếu là đi bộ. Tỉ lệ NCT thường xuyên tìm hiểu về sức khỏe còn thấp
(30%), trong khi có 10% NCT tự ghi nhận là không bao giờ tìm hiểu về lĩnh vực sức khỏe. Phương
tiện truyền thông chủ yếu để tìm hiểu sức khỏe của NCT là các phương tiện truyền thông đại chúng.
Trạm y tế cơ sở đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn nơi khám chữa bệnh ban đầu của NCT.
Từ khóa: Người cao tuổi, hành vi sức khỏe, trạm y tế, khám chữa bệnh ban đầu.
A Survey on the Elderly health behaviors 
in Khanh Hoa province
Truong Tan Minh (*)
Based on a randomized sample of 2,170 Elderly people living in Khanh Hoa province, a survey
conducted by the end of 2008 shows that the percentage of current smokers is above 50% and alcohol
use is around 40% with male predominance. The percentage of the elderly involved in doing physical
exercises is not high with jogging as the main activity. Those who have regular interest in getting
information on health account for a low percentage (30%) while 10% of the elderly admit that they
are never interested in health information. The mass media turns out to be the principal means for
getting health information. The commune health centers play an important role in selecting options
for primary health care services among elderly people.
Key works: Elderly people, health behaviors, commune health center, primary health care.
Tác giả
(*) TS. Trương Tấn Minh - Giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa, Chủ tịch Hội Y tế Công cộng Khánh Hòa
Điện thoại: 0913461387. E.mail: bstruong tanminh2003@yahoo.com
Khảo sát một số hành vi sức khỏe 
của người cao tuổi tỉnh Khánh Hòa
Trương Tấn Minh (*)
12 Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2010, Số 15 (15)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
1.Đặt vấn đề
Người cao tuổi (NCT) ngày càng chiếm tỉ lệ cao
trong cộng đồng. Thống kê của tổ chức Liên Hợp
Quốc (UN) cho thấy tỉ lệ NCT từ 8% năm 1950 đã
gia tăng đến 11% năm 2007 và ước tính sẽ gia tăng
đến 22% so với dân số thế giới vào năm 2050[1 ].
Tại Việt Nam, tính đến cuối năm 2007, nước ta có
trên 8 triệu NCT, chiếm khoảng 9,6% dân số, cao
hơn tỉ lệ trung bình của các quốc gia vùng Đông
Nam Á[2]. Thống kê từ năm 1979 đến 2006, tỉ lệ
NCT so với dân số đã tăng từ 6,9% đến 9,2%. Tỷ lệ
giữa NCT so với số trẻ em (từ 14 tuổi trở xuống) là
16,6% vào năm 1979; 18,4% vào năm 1989 và
24,2% vào năm 1999. Dự báo, tỷ lệ này sẽ là 27,3%
vào năm 2009 và 12,2% vào năm 2014[3]. Như vậy,
việc nghiên cứu nhận thức và hành vi sức khỏe của
NCT là những bước đi cần thiết góp phần bảo vệ và
nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ cho NCT.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ NCT (từ 60 tuổi trở lên) đang sinh sống
tại tỉnh Khánh Hòa tại thời điểm nghiên cứu (tháng
11-12/2008).
2.2. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang.
2.3. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp mẫu chùm
(cluster sampling). Tất cả các huyện, thị xã, thành
phố trong tỉnh đều được chọn. Sau đó, chọn cụm 30
xã theo phương pháp mẫu thuận tiện (convenient
sampling) theo cách sau: Mỗi huyện chọn 1 thị trấn
(đại diện cho khu vực thị tứ, trung tâm của huyện).
Các xã khác được chọn ngẫu nhiên (theo bảng số
ngẫu nhiên sau khi đánh số thứ tự các xã được xếp
theo thứ tự từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông)
theo 3 khu vực: miền núi, nông thôn (đồng bằng)
và ven biển, hải đảo. Riêng 2 huyện miền núi
(Khánh Sơn và Khánh Vĩnh) chọn các xã còn lại
theo bảng số ngẫu nhiên, không chia theo khu vực
sinh thái. Thị xã Cam Ranh và thành phố Nha
Trang chọn 3 xã vùng nội thị, 3 xã theo khu vực.
Huyện Ninh Hòa, ngoài thị trấn chọn 2 xã miền
núi, 2 xã vùng nông thôn và 1 xã ven biển, hải đảo.
Huyện Vạn Ninh, do là huyện ven biển nên không
chọn vùng sinh thái miền núi, chỉ chọn thị trấn,
đồng bằng và ven biển.
2.4. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được xác định dựa trên giả định về tỉ lệ
hiện có về các hành vi hút thuốc lá, uống rượu và
tập thể dục ở NCT. Do không có tỉ lệ nghiên cứu nào
trước đó tại tỉnh Khánh Hòa đối với NCT, và để tối
đa cỡ mẫu, chọn tỉ lệ này bằng 50%. Công thức tính
cỡ mẫu trong nghiên cứu cắt ngang này như sau:
Trong đó:
n = cỡ mẫu nghiên cứu
p : Tỉ lệ mắc bệnh. Chọn p = 0,5.
q = 1 - p = 0.5
z2(1--α/2) = 1,96, tương ứng với độ tin cậy 95%.
d = Độ chính xác. Chọn d = 0,03
n tính toán được = 1.067 người
Vì đây là phương pháp chọn mẫu chùm cho nên
cần điều chỉnh cỡ mẫu bằng hệ số thiết kế (DE:
design effect). Trong trường hợp này chọn DE = 2.
Do đó cỡ mẫu cần thiết là 1.067 * 2 = 2.134 người.
Dự phòng 5% các trường hợp không điều tra được
do các nguyên nhân khác nhau, cỡ mẫu cần thiết
được chọn là: 
n = 2.134 + (0,05*2.134) = 2.240 người.
2.5. Thu thập số liệu
Một bảng câu hỏi được thiết kế nhằm tìm hiểu
một số hành vi sức khỏe của NCT bao gồm hút
thuốc lá, uống rượu bia và tập thể dục. Đồng thời
bảng câu hỏi cũng thăm dò nhận thức của NCT về
sức khỏe và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của họ. Các
biến số nhằm thăm dò ý kiến chủ quan của NCT
được thiết kế chủ yếu dựa vào thang đo Likert. Các
số liệu sau đây được thu thập:
- Các chỉ số về dân số học: Tuổi, giới, dân tộc.
- Nhận thức và một số hành vi sức khỏe của
NCT, trong đó chú trọng 3 hành vi: hút thuốc lá,
uống rượu và tập thể dục.
- Tìm hiểu về nhận thức và nhu cầu chăm sóc
sức khỏe.
2.6. Phương pháp phân tích số liệu
Nhập số liệu bằng phần mềm EpiData 3.1. Phân
tích số liệu bằng phần mềm Stata 10.0.
2
)
2
1(
2 )1(
d
pp
zn
−
= −α
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2010, Số 15 (15) 13
3. Kết quả và nghiên cứu
3.1. Một số đặc điểm chính của đối tượng
nghiên cứu
Có tổng cộng 2.170 người cao tuổi được khảo sát
theo cách chọn mẫu nêu trên. Đầu năm 2008, huyện
Cam Lâm được thành lập trên cơ sở tách thị xã Cam
Ranh và 2 xã thuộc huyện Diện Khánh. Đây chỉ là
sự phân bố lại, không ảnh hưởng đến nội dung và
phương pháp nghiên cứu. Do đó, kết quả sẽ được
trình bày và thống kê theo đơn vị hành chính mới.
Đặc điểm số liệu nền được trình bày tại Bảng 1.
Tại thời điểm điều tra, với phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên hệ thống phân tầng là phương pháp
giúp cho mẫu chọn mang tính đại diện cho quần thể
nghiên cứu, đã cho thấy nữ nhiều hơn nam, phản
ánh phần nào tuổi thọ của nữ cao hơn của nam. Phân
tích theo nhóm tuổi cho thấy trên 80% ở trong độ
tuổi dưới 80. Không có sự khác biệt về nhóm tuổi
giữa nam và nữ (χ2 = 1,98, p = 0,74). Gần một nửa
các trường hợp là đã góa bụa hoặc vợ đã qua đời.
3.2. Về hành vi sức khỏe
Các hành vi sức khỏe được khảo sát trong nghiên
cứu này bao gồm hút thuốc lá, uống rượu bia và tập
thể dục. Kết quả khảo sát cho thấy tại Bảng 2.
Hút thuốc lá và uống rượu bia chỉ phổ biến ở
nam, trong đó có quá nửa nam giới hút thuốc lá, gần
50% có uống rượu bia. Tỉ lệ tập thể dục của cả 2 giới
không cao lắm, trong đó nam chiếm hơn 60%. Tỉ lệ
hút thuốc lá ở NCT nam là một tỉ lệ khá cao. 
3.2.1. Về hút thuốc lá
Về số điếu thuốc hút hàng ngày, khảo sát cho
thấy có 437 nam giới trả lời câu hỏi này (trong khi
câu hỏi có hay không hút thuốc lá chỉ có 435 người
trả lời có). Trong số này không có trường hợp nào
hút từ trên 30 điếu mỗi ngày. Có 63,8% hút dưới 10
điếu/ngày, 34,6% hút từ 10 - 20 điếu/ngày và chỉ có
1,7% (7 trường hợp) hút trên 20 - 30 điếu/ngày.
3.2.2. Về uống rượu bia
Tần suất uống rượu bia trong nam giới được
thống kê trong Bảng 3 (Trong số 361 nam ghi nhận
có uống rượu bia thì chỉ có 360 người có cho biết tần
suất uống rượu bia của bản thân). Tần suất này được
Nội dung Số lượng 
(n=2.170) 
Tỉ lệ % 
Địa phương: 
- Nha Trang 
- Cam Ranh 
- Vạn Ninh 
- Ninh Hòa 
- Khánh Vĩnh 
- Diên Khánh 
- Cam Lâm 
- Khánh Sơn 
533 
201 
303 
468 
39 
355 
249 
22 
24,6 
9,3 
13,9 
21,6 
1,8 
16,4 
11,5 
1,0 
Giới tính: 
- Nam 
- Nữ 
849 
1.321 
39,1 
60,9 
Nhóm tuổi: 
- Từ 60-69 tuổi 
- Từ 70-79 tuổi 
- Từ 80-89 tuổi 
- Từ 90-99 tuổi 
- >=100 tuổi 
885 
866 
367 
50 
2 
40,8 
39,9 
16,9 
2,3 
0,1 
Dân tộc: 
- Kinh 
- Raglai 
- T’rin 
- Khác 
2.095 
64 
1 
10 
96,5 
2,9 
0,1 
0,5 
Vợ/chồng: 
- Còn sống 
- Đã mất 
1.255 
905 
58,1 
41,9 
Bảng 1. Phân bố NCT theo địa phương, giới tính,
nhóm tuổi, dân tộc và hôn nhân
Nữ Nam Hành vi sức khỏe 
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 
Hút thuốc lá 49/1.321 3,7 435/849 51,2 
Uống rượu 18/1.319 1,4 361/849 42,5 
Tập thể dục 627/1.317 47,6 512/849 60,3 
Bảng 2. Hành vi sức khỏe của NCT theo giới
Nhóm tuổi 
Tần suất 
60-69 t 70-79 t 80-89 t # 90 t 
Cộng 
Hàng ngày 
9 
(4,5%) 
10 
(8,1%) 
17 
(18,4%) 
0 26 
(7,2%) 
Thường uống 
18 
(9,1%) 
11 
(8,9%) 
3 
(7,9%) 
0 32 
(8,9%) 
Thỉnh thoảng 
122 
(61,6%) 
66 
(53,7%) 
21 
(55,3%) 
1 
(100%) 
210 
(58,3%) 
Ít khi 
35 
(17,7%) 
27 
(22,0%) 
5 
(13,1%) 
0 67 
(18,6%) 
Rất ít khi 
14 
(7,1%) 
9 
(7,3%) 
2 
5,3%) 
0 25 
(7,0%) 
Tổng cộng 198 123 38 1 360 
Bảng 3. Tần suất uống rượu bia theo nhóm tuổi
14 Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2010, Số 15 (15)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
phân chia theo nhóm tuổi và được thể hiện dưới
dạng một biến thứ tự theo 5 giá trị dưới dạng thang
đo Likert như sau: Hàng ngày, thường uống nhưng
không phải hàng ngày, thỉnh thoảng, ít khi uống, rất
ít khi uống. Câu hỏi được hỏi để đối tượng tự đánh
giá. Bảng 3 cho thấy chiếm hầu hết là các trường
hợp có uống rượu bia nhưng chỉ ở tần suất "thỉnh
thoảng" (58,3%) hoặc "ít khi" (18,6%). Sự khác biệt
giữa các nhóm tuổi là không có ý nghĩa thống kê (χ2
= 11,9786, p = 0,39, Fisher's exact).
3.2.3. Về tập thể dục
Thống kê về tập thể dục cho thấy tỉ lệ này
chung cho cả 2 giới là 52,6%. Trong số những người
tập thể dục được hỏi về tần suất tập, có 1.136 người
trả lời câu hỏi này với kết quả phân theo nhóm tuổi
cho thấy tỉ lệ tập thể dục hàng ngày và thường
xuyên cao hơn hẳn (51,3% và 16,8%) và tương đối
đồng đều giữa các nhóm tuổi. Sự khác biệt này là
có ý nghĩa thống kê với χ2 = 24,935, p = 0,015.
Hình thức tập thể dục phổ biến là đi bộ (69,8%) và
tập thể dục thông thường (20,1%). Thể dục dưỡng
sinh chỉ chiếm 8%.
3.3. Nhận thức, hiểu biết và thực hành sức
khỏe của NCT
3.3.1. Tìm hiểu về chăm sóc sức khỏe
Có 2.154 người trả lời câu hỏi về mức độ thường
xuyên tìm hiểu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Kết
quả cho thấy chỉ có chưa đến 1/3 số người cao tuổi
thường xuyên tìm hiểu về lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe. Gần 10% số người được hỏi đã không bao giờ
tìm hiểu về lĩnh vực này.
Thống kê về các phương tiện cung cấp thông tin
chăm sóc sức khỏe cho thấy các phương tiện thông
tin này đều được sử dụng với tần suất khá cao. Nếu
lấy mẫu số chung là 2.170 người cao tuổi trong mẫu
thì tỉ lệ tìm hiểu qua truyền hình là cao nhất
(75,7%), sau đó là từ cán bộ y tế.
Sự kết hợp nhiều phương tiện khác nhau cũng
được người cao tuổi sử dụng trong việc tìm hiểu sức
khỏe. Qua đó, tỉ lệ kết hợp giữa tivi và cán bộ y tế
chiếm tỉ lệ cao nhất: 27,9%. Tiếp theo là sử dụng
đồng thời tivi và truyền thanh công cộng (hình thức
phổ biến nhất ở Khánh Hòa hiện nay): 18,2%. Tiếp
theo là vừa sử dụng radio, vừa sử dụng tivi: 15,3%.
Số người ghi nhận sử dụng đồng thời tất cả các
phương tiện trên là 26 người, chiếm tỉ lệ 1,2%.
3.3.2. Thái độ và nhu cầu khám chữa bệnh
Khi được hỏi nếu được tự lựa chọn nơi khám
chữa bệnh cho bản thân, kết quả thăm dò cho thấy
chiếm tỉ lệ cao nhất vẫn là lựa chọn trạm y tế xã. Tỉ
lệ bệnh viện huyện và tỉnh không khác nhau lớn
(25,4% và 27%). Kết quả đã cho thấy tầm quan
trọng của y tế cơ sở trong việc chăm sóc sức khỏe
cho NCT. 
Tìm hiểu về lý do chọn lựa nơi khám chữa bệnh
này, thống kê cho thấy lý do phổ biến nhất để lựa
chọn nơi khám bệnh là yếu tố địa lý (55,9%) thuận
tiện cho việc khám bệnh. Vai trò của y tế cơ sở lại
Nhóm tuổi 
Tần suất 
60-69 t 70-79 t 80-89 t # 90 t 
Cộng 
Hàng ngày 
266 
(51,1%) 
235 
(51,2%) 
77 
(53,8%) 
5 
(35,7%) 
583 
(51,3%) 
Thường xuyên 
97 
(18,7%) 
73 
(15,9%) 
20 
(14,0%) 
1 
(7,2%) 
191 
(16,8%) 
Thỉnh thoảng 
142 
(27,3%) 
125 
(27,2%) 
36 
(25,2%) 
5 
(35,7%) 
308 
(27,1%) 
Ít khi 
10 
(1,9%) 
19 
(4,2%) 
9 
(6,3%) 
3 
(21,4%) 
41 
(3,6%) 
Rất ít khi 
5 
(1,0%) 
7 
(1,5%) 
1 
(0,7%) 
0 13 
(1,2%) 
Tổng cộng 520 459 143 14 1.136 
Bảng 4. Tần suất tập thể dục theo nhóm tuổi
Mức độ tìm hiểu Số lượng Tỉ lệ % 
Không bao giờ 215 9,9 
Hiếm khi 342 15,9 
Thỉnh thoảng 921 42,8 
Thường xuyên 598 27,8 
Rất thường xuyên 78 3,6 
Cộng 2.154 
Bảng 5. Tìm hiểu về lĩnh vực sức khỏe của NCT
Phương tiện Tần suất Tỉ lệ % 
Sách báo 371 17,1 
Tivi 1.642 75,7 
Radio 366 16,9 
Truyền thanh công cộng 445 20,5 
Cán bộ y tế 817 37,6 
Tờ rơi y tế 130 6,0 
Khác 13 0,6 
Bảng 6. Các phương tiện để tìm hiểu về lĩnh vực sức
khỏe của NCT
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2010, Số 15 (15) 15
một lần nữa được khẳng định. Yếu tố tiếp theo là
trang thiết bị và thuốc men tại cơ sở khám chữa
bệnh (42,8%).
3.3.3. Lựa chọn phương pháp điều trị
Khảo sát về lựa chọn phương pháp điều trị bằng
Tây y hay Đông y, kết quả cho thấy chỉ có 5,1%
NCT lựa chọn phương pháp Đông y như là phương
pháp KCB duy nhất cho mình. Tuy nhiên, có 32,5%
NCT lựa chọn phương pháp Đông Tây Y kết hợp.
Vai trò của Tây Y là khá lớn trong việc KCB cho
NCT (61,7%). 
4. Bàn luận
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ NCT
hút thuốc lá khá cao (51,2%). Tại Hồng Kông, tỉ lệ
nam hút thuốc lá chỉ vào khoảng hơn 20%[4]. Tỉ lệ
hút thuốc lá của NCT Khánh Hòa là khá cao. Mối
nguy hại của hút thuốc lá lại một lần nữa được đưa
ra trong nghiên cứu tại Hồng Kông cho thấy tỉ lệ
mắc lao hàng năm đối với những người đang hút
thuốc, đã từng hút thuốc (ex-smokers) và không bao
giờ hút thuốc lần lượt là 735, 427 và 174 trên
100.000 người[4].
Tỉ lệ uống rượu, bia qua điều tra này là 42,5%
ở nam và rất ít ở nữ. So sánh với một nghiên cứu tại
một hạt ở New York (Mỹ) cho thấy tỉ lệ uống rượu
ở NCT từ 60 - 94 tuổi là 62%, trong đó ở mức độ
nặng (heavy drinking) là 13% ở nam và 2% ở nữ[5].
Theo báo cáo về tình hình bệnh tật và tử vong
hàng tuần của Hoa Kỳ (MMWR), tỉ lệ tập thể dục
thường xuyên của NCT trên 65 tuổi của Mỹ là 44,5%
trong năm 2005, cao hơn ở người da trắng (52,3%)
và thấp nhất ở các chủng tộc khác (trong đó có người
châu Á): 45,7%[6]. Như vậy, tỉ lệ tập thể dục thường
xuyên của NCT tại nghiên cứu này là khá thấp. 
Chúng tôi đề nghị: Tăng cường các hoạt động
phòng chống tác hại thuốc lá (mà Hội Y tế công
cộng tỉnh Khánh Hòa đang triển khai) trong cộng
đồng NCT, trước mắt ở thành phố Nha Trang, huyện
Ninh Hòa và thị xã Cam Ranh.
Tổ chức các chương trình giáo dục sức khỏe cho
NCT thông qua sinh hoạt của Hội NCT, trước mắt
thí điểm tại thành phố Nha Trang, đồng thời đánh
giá hiệu quả của chương trình để nhân rộng mô
hình. Chú trọng các hoạt động phòng chống tác hại
thuốc lá, lợi ích của việc rèn luyện thân thể, chế độ
dinh dưỡng cho NCT.
Nên có những nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng
của hút thuốc lá (bao gồm cả những người đã bỏ
thuốc lá), uống rượu, và tập thể dục đối với sức
khỏe NCT, đặc biệt là liên quan đến bệnh lý tim
mạch, hô hấp, ung thư, rối loạn chuyển hóa, rối loạn
hành vi 
Tài liệu tham khảo
1. UN. World Population Ageing 1950 - 2050. (2001).
2. UN. World Population Ageing 1950 - 2050. (2001).
3. UN. World Population Ageing 1950 - 2050. (2001).
4. UN. World Population Ageing 1950 - 2050. (2001).
5. UN. World Population Ageing 1950 - 2050. (2001).
6. UN. World Population Ageing 1950 - 2050. (2001).
Nơi khám chữa bệnh Tần suất Tỉ lệ % 
Trạm Y tế xã 650 30,0 
PKKV 85 3,9 
BV huyện 551 25,4 
BV tỉnh 585 27,0 
Khác 294 13,6 
Cộng 2.165 
Bảng 7. Lựa chọn nơi KCB của NCT

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_mot_so_hanh_vi_suc_khoe_cua_nguoi_cao_tuoi_tinh_kha.pdf