Lễ hội của người Chăm ở Ninh Thuận - Thực trạng và thách thức

Tóm tắt. Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời,

đã từng kiến tạo nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn

Ðộ. Ngày nay, dân tộc Chăm là một trong 54 dân tộc anh em, góp phần tạo nên một

nền văn hóa Việt Nam đa dạng và thống nhất. Trong đó, lễ hội Chăm là sản phẩm lâu

đời của nền văn minh vùng Panduranga - Chăm. Tuy nhiên, cho đến hôm nay nó

không còn nguyên gốc ban đầu mà đã bị biến đổi và lai căng. Sự biến đổi là quy luật

tất yếu của thời đại nhưng quan trọng là phải biến đổi như thế nào để phát triển đi lên

chứ không thể biến đổi để suy thoái rồi cuối cùng biến mất. Bài viết đi sâu vào một

số đặc điểm lễ hội người Chăm, đánh giá mặt tích cực và tiêu cực của lễ hội, từ đó

bước đầu đưa ra những đề xuất nhằm bảo lưu và gìn giữ lễ hội Chăm hi vọng sẽ góp

phần nào khôi phục lại những giá trị của nền văn hóa Chăm rực rỡ.

pdf 11 trang yennguyen 8540
Bạn đang xem tài liệu "Lễ hội của người Chăm ở Ninh Thuận - Thực trạng và thách thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lễ hội của người Chăm ở Ninh Thuận - Thực trạng và thách thức

Lễ hội của người Chăm ở Ninh Thuận - Thực trạng và thách thức
129 
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1069.2018-0036 
Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 129-139 
This paper is available online at  
LỄ HỘI CỦA NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN – THỰC TRẠNG VÀ THÁCH THỨC 
Nguyễn Thùy Linh 
Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
Tóm tắt. Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, 
đã từng kiến tạo nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn 
Ðộ. Ngày nay, dân tộc Chăm là một trong 54 dân tộc anh em, góp phần tạo nên một 
nền văn hóa Việt Nam đa dạng và thống nhất. Trong đó, lễ hội Chăm là sản phẩm lâu 
đời của nền văn minh vùng Panduranga - Chăm. Tuy nhiên, cho đến hôm nay nó 
không còn nguyên gốc ban đầu mà đã bị biến đổi và lai căng. Sự biến đổi là quy luật 
tất yếu của thời đại nhưng quan trọng là phải biến đổi như thế nào để phát triển đi lên 
chứ không thể biến đổi để suy thoái rồi cuối cùng biến mất. Bài viết đi sâu vào một 
số đặc điểm lễ hội người Chăm, đánh giá mặt tích cực và tiêu cực của lễ hội, từ đó 
bước đầu đưa ra những đề xuất nhằm bảo lưu và gìn giữ lễ hội Chăm hi vọng sẽ góp 
phần nào khôi phục lại những giá trị của nền văn hóa Chăm rực rỡ. 
Từ khóa: Người Chăm, lễ hội, văn hóa Chăm, thực trạng, thách thức. 
1. Mở đầu 
Trong những năm gần đây, văn hóa và lịch sử Chăm được nhiều người quan tâm. Đặc biệt 
nhất có thể kể đến cuốn Vương quốc Chăm - Địa dư, dân cư và lịch sử của GS.TS. Pièrre-Bernard 
LAFONT [2]. Đây là một tác phẩm lịch sử đầu tiên về Chăm mang tính khoa học, tổng hợp và 
khách quan kéo dài từ ngày Chăm lập quốc vào thế kỉ thứ 2 cho đến khi bị xóa sổ trên bản đồ thế 
giới vào năm 1832. Theo tác giả “Sau khi bị xóa sổ trên bản đồ thế giới, Chăm để lại cho thế hệ 
hôm nay một chuỗi di tích cổ xưa, một số văn bản ghi khắc trên bia đá hay trên đền tháp, một số 
tư liệu viết trên đá buông cũng như trên giấy và một cộng đồng chủng tộc rất tự hào là những 
người thừa kế một nền văn minh đã từng đánh dấu những nét vàng son trên trang sử của bản đảo 
Đông Dương [2; 22]. Nghiên cứu về lễ hội Chăm, tiêu biểu nhất phải kể đến công trình: Văn hóa 
Chăm - Nghiên cứu và phê bình của tác giả Sakaya [3]. Trong công trình, tác giả đã để cập đến rất 
nhiều những vấn đề trong lễ hội Chăm như Lễ Katé truyền thống của người Chăm [3; 227], Lễ hội 
Bà Thu Bồn - một tín ngưỡng thờ Mẫu (Po Ina Nagar) của người Việt - Chăm ở Quảng Nam 
[3;331] hay Góp phần tìm hiểu lễ Nija Nưgar của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận [3; 356]. Sự đa 
dạng của các công trình nghiên cứu cho thấy sức hấp dẫn của văn hóa Chăm cả trong và ngoài 
nước. Tuy nhiên, nghiên cứu về lễ hội Chăm dưới góc nhìn quản lí văn hóa để bảo tồn và quản lí 
có hiệu quả thì vẫn là một khía cạnh còn bỏ ngỏ. Bài viết của chúng tôi về Lễ hội của người Chăm 
ở Ninh Thuận – thực trạng và thách thức hi vọng phần nào đóng góp công sức gìn giữ và trao 
truyền những tinh hoa về truyền thống lễ hội Chăm một thời vàng son trong đời sống đương đại 
hôm nay. 
Ngày nhận bài: 19/2/2018. Ngày sửa bài: 19/3/2018. Ngày nhận đăng: 29/3/2018. 
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thùy Linh. Địa chỉ e-mail: thuylinh7987@gmail.com 
Nguyễn Thùy Linh 
130 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Đôi nét về người Chăm và vương quốc Chăm ở Việt Nam 
Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã từng kiến tạo 
nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Ðộ. Từ thế kỉ II đến thế kỉ XV 
sau công nguyên là thời kì vàng son của Ấn giáo ở vương quốc Chăm. Cũng như các quốc gia 
khác ở Đông Nam Á ảnh hưởng Ấn Độ giáo như Inđônêsia (Bali), Thái Lan và Campuchia thì 
Chăm cũng thường xây dựng đền tháp để thờ các vị thần Siva, Brahma, Visnu và hàng năm cũng 
thường tổ chức lễ cúng tế ở đền tháp. Thông qua tư liệu bia kí, chúng ta biết rằng, các vua chúa 
Chăm luôn cúng tế đền tháp sau những lần vua đăng quang, thắng trận và được mùa. Hình thức 
cúng tế đền tháp có quy mô được triều đình, hoàng gia tổ chức. Qua cứ liệu này, cho chúng ta biết 
Chăm có truyền thống cúng tế đền tháp từ xa xưa đến nay. Thế kỉ XV (năm 1471), thủ đô Vijaya 
(Bình Định) của Chăm bị sụp đổ. Sự kiện này không chỉ đánh dấu sự suy tàn của vương quốc 
Chăm mà còn cả nền văn minh Ấn giáo để nhường chỗ cho sự phát triển của Hồi giáo ở vùng 
Đông Nam Á. Cũng bắt đầu từ thời điểm này, thông tin về vương quốc Chăm ít được đề cập, tư 
liệu bia kí Chăm bằng chữ Phạn cũng không còn nữa và kể cả tư liệu cổ Trung Quốc, Việt Nam 
trong thời gian này cũng không còn ghi chép nhiều về Chăm. Do đó, thông tin về Chăm sau thế kỉ 
XV chỉ còn được biết đến qua văn bản cổ chép tay còn lưu giữ ở một số chức sắc và gia đình của 
người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận. Những văn bản chép tay này được người Chăm truyền lại 
từ nhiều đời, ghi chép cẩn thận về văn minh Chăm vùng Panduranga trên tất cả bình diện như lịch 
sử, văn chương, lịch pháp, tín ngưỡng, đến tháp, nghi lễ và hội hè. Thông qua văn bản chữ Chăm 
này, các nhà khoa học đã nhận định: sau thế kỉ XV, Hồi giáo bắt đầu phát triển mạnh ở vùng phía 
Nam Chăm - vùng Panduranga và vương quốc Chăm xác lập một nền văn minh mới ở phía Nam - 
nền văn minh Chăm - Panduranga. Nền văn minh này còn lưu giữ lại một ít tàn dư của Ấn giáo, 
Hồi giáo và kết hợp với tín ngưỡng địa phương. 
Ngay từ những thế kỉ thứ XVII, người Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc Chăm. Hiện 
tại cư dân gồm có hai bộ phận chính: Bộ phận cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận chủ yếu theo 
đạo Bàlamôn (một bộ phận nhỏ người Chăm ở đây theo đạo Islam truyền thống gọi là người 
Chăm Bà ni). Bộ phận cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Châu Ðốc, Tây Ninh, An Giang, 
Ðồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh theo đạo Islam (Hồi giáo) mới. 
Chăm ngày nay thường được gọi là người Chăm - một dân tộc nằm chung trong khối cộng 
đồng các dân tộc Việt Nam thống nhất. Trong quá khứ và cho đến ngày hôm nay, dân tộc Chăm 
có nhiều bộ phận dân cư, tín đồ tín ngưỡng và tôn giáo khác nhau như: Chăm Ahier (Chăm ảnh 
hưởng Bàlamôn), Chăm Awal, Chăm Bani/ Bini (Chăm ảnh hưởng Hồi giáo), Chăm Islam (Chăm 
Hồi giáo), Chăm Thiên Chúa giáo, Chăm Tin Lành và một bộ phận cư dân miền núi - cao nguyên. 
Nhưng trong đó chỉ có hai bộ phận Chăm chính là Chăm Ahier và Chăm Awal chiếm số đông 
nhất và hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều truyền thống tập tục, nghi lễ và hội hè, trong đó có lễ Katé. 
Bên cạnh hai bộ phận này, còn có người Raglai - một bộ của cư dân miền núi Chăm đóng vai trò 
cực kì quan trọng trong lễ hội Chăm. 
2.2. Phân loại lễ hội của người Chăm 
Với sự phong phú và đa dạng của lễ hội trên cả ba miền Bắc, Trung và Nam, các nhà nghiên 
cứu văn hóa đã đưa ra các tiêu chí khác nhau nhằm phân loại cũng như nhận diện các lễ hội. Theo 
tác giả Dương Văn Sáu [5; 183-219], chúng ta có thể phân loại lễ hội theo các cách sau đây: 1/ 
Quy mô; 2/ Thời gian, mùa vụ sản xuất; 3/ Tín ngưỡng; 4/ Tính chất của lễ hội; 5/ Không gian tổ 
chức; 6/ Cách thức tổ chức và quản lí. Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn phân loại theo 
tiêu chí không gian tổ chức: 
Lễ hội của người Chăm ở Ninh Thuận – thực trạng và thách thức 
131 
Không 
gian 
Các lễ hội 
tiêu biểu 
Đặc trưng 
1. Đền, 
tháp 
(1) Lễ Katê - Thời gian: ngày 1 tháng 7 (tương ứng vào khoảng cuối tháng 9 
Dương lịch). 
- Không gian: ba đền tháp thuộc vùng Panduranga như tháp Po Ina 
Nagar (Hữu Đức - Ninh Phước), Po Klaong Garai (Đô Vinh - Thám 
Chàm) và tháp Po Romé (Hậu Sanh – Ninh Phước). 
- Chủ lễ: tín đồ, tu sĩ. 
- Đối tượng thờ cúng: ông bà tổ tiên, những người đã khuất các vị 
anh hùng dân tộc được người Chăm suy tôn thành thần, các vị vua 
đã có nhiều công lao đối với người Chăm thuở xa xưa như 
kiến thiết đất nước, hướng dẫn làm thủy lợi và sản xuất nông 
nghiệp. 
- Lễ vật: dê, cơm, hoa quả, bánh gạo, trầu cau, xôi, chè, rượu, 
trứng 
(2) Lễ mở 
cửa tháp (lễ 
Pơ Bang 
Yang, Pơh 
băng yang) 
- Thời gian: vào thượng tuần trăng tháng 11 theo lịch Chăm. 
- Không gian: Lễ diễn ra ở ba đền tháp (BiMôn, Kalan) như đền Po 
Inư Nưgar (Ninh Phước - Ninh Thuận), tháp Po Klaung Garai (Đô 
Vinh) và tháp Po Rame (Hậu Sanh - Ninh Thuận). 
- Lễ vật: dê, gà, mâm cơm, canh với thịt dê, mâm cơm với muối 
vừng, cỗ bánh gạo, hoa quả và ngoài ra còn có cả rượu trứng, trầu 
cau, xôi chè. 
- Chủ lễ: tu sĩ, chức sắc. 
- Đối tượng thờ cúng: các vị anh hùng, các vị văn hóa được người 
Chăm suy tôn thành thần thánh. Ngoài ra họ còn cúng các vị thần đất, 
thần sông, thần mây, thần mưa, thần sấm, thần lửa, 
(3) Lễ hội 
tháp Bà Po 
Nagar (Lễ 
hội Thiên 
Y A Na 
Thánh Mẫu 
hay Lễ vía 
Bà) 
- Thời gian: ngày 20 đến 23 tháng 3 Âm lịch hàng năm 
- Không gian: tháp Yang Po Nagar của dân tộc Chăm ở Khánh 
Hòa, Việt Nam 
- Chủ lễ: Ban Trị sự giáo hội Phật giáo 
- Đối tượng thờ cúng: nữ thần Yang Po Inư Nagar - người đã có 
nhiều công lao giúp dân, đem lại những điều tốt lành và hạnh phúc 
cho mọi người 
- Lễ vật: hương đăng, trầu cau, rượu, vàng bạc, một phong bì đựng 
tiền và một khay để hai roi chầu 
 (4) Lễ cầu 
đảo (Palau 
Sah) 
- Thời gian: vào tháng 4 theo lịch Chăm 
- Không gian: ngoài tổ chức ở các đền tháp Chăm còn được tổ chức 
tại các cửa biển 
- Đối tượng thờ cúng: các vị thần Chăm như các vị thần Bàlamôn 
(Yang bimon - yang aklak), các thần Hồi giáo - Bàni (yang birow - 
thánh alla); thần núi, thần sông, thần biển 
- Chủ lễ: các vị chức sắc cúng lễ như tu sĩ và thầy cúng tín ngưỡng 
Nguyễn Thùy Linh 
132 
dân gian. 
- Bao gồm các tiểu lễ 
(1) Lễ múa ban ngày (Lễ Rija harei) 
(2) Lễ cúng ban đêm (Lễ cúng Rija Dayuap) 
(3) Lễ tế thần lửa (cuh yang apui) 
(4) Lễ rước gậy thần của tu sĩ Acar (Gay bhong) 
2. Cửa 
sông, 
cửa biển 
(1) Lễ chặn 
nguồn nước 
(Kap 
kraung 
Halau) 
- Thời gian: sau khi làm lễ cầu đảo, trời bắt đầu ban xuống cơn mưa 
cho dân làng cày cấy. Để tránh mưa nhiều, gây ra bão lụt thì người 
Chăm còn tổ chức làm lễ chặn nguồn nước. 
- Không gian: ở các cửa sông lớn. 
- Chủ lễ: các tu sĩ. 
- Đối tượng thờ cúng: Thánh Alla. 
- Lễ vật: ngoài việc lễ vật là 5 mâm cơm và xôi chè, gậy lễ rao giảng 
kinh của Mohamach. 
3. Núi (1) Lễ tế 
trâu (Ngak 
kabaw yang 
patau) 
- Thời gian: 7 năm 1 lần. 
- Không gian: chân núi Đá Trắng. 
- Chủ lễ: cai lệ và tu sĩ. 
- Đối tượng thờ cúng: thánh Alla, thần đất, thần núi Đá Trắng, thần 
Chằn tinh. 
- Lễ vật: một con trâu trắng tại núi Đá Trắng thuộc thôn Như Ngọc, 
Ninh Phước, Ninh Thuận. Ngoài ra còn có hai con gà luộc, bánh chà 
cung (bánh bột gạo), 2 chén rượu cần, trứng, trầu cau, bánh trái 
4. Nhà Lễ Puis và 
Payak 
- Thời gian: định kì 1 năm, 3 năm hoặc 7 năm một lần khi tộc họ làm 
ăn được mùa, phát đạt con cháu sum họp. 
- Không gian: nhà lễ của tộc trưởng 
- Chủ lễ: tu sĩ và bà bóng. 
- Đối tượng thờ cúng: thần Siva, Thần trong nhà, Thần mẹ xứ sở, 
Quan văn, Vua Chăm, Quan phó vương miền núi, Thần rừng trầm, 
rừng quế (po Tang, Po Galau), Thần sóng biển (Po Riyak), Chàng trai 
trẻ (Po Dam), Tổ tiên (Po Trauk, Po Patra). 
- Lễ vật: 1 bộ y phục đàn ông và 1 bộ trang phục đàn bà, cơm canh, 
rượu trứng, cá khô, bánh chakun (bánh hấp bằng bột gạo), cơm rượu 
(tapai thanh) và 3 chén rượu cần (ia tapay) và hoa quả 
5. Nghĩa 
địa 
Lễ hội 
Ranuwan 
(lễ hội 
tháng 
thiêng 
Ramadan) 
- Thời gian: từ ngày 13 tháng 9 đến ngày 13 tháng 10 dương lịch. 
 - Không gian: nghĩa địa 
- Chủ lễ: chức sắc, tu sĩ và tín đồ 
- Đối tượng thờ cúng: cúng gia tiên để tưởng nhớ người thân đã mất 
- Lễ vật: mâm ngọt và mâm mặn 
6. 
Ruộng 
Lễ cúng lúa - Thời gian: trong suốt quá trình hình thành và phát triển của cây lúa 
- Không gian: tại thửa ruộng của gia đình 
- Chủ lễ 
- Đối tượng thờ cúng: các vị thần như thần trời, thần cha (Po yang 
Lễ hội của người Chăm ở Ninh Thuận – thực trạng và thách thức 
133 
amư), thần mẹ, thần sông (Po patau ia), thần thủy lợi như Pô KLong 
Garai, PôRômêvà các vị khẩn hoang tiền hiền 
- Lễ vật: 1 cặp gà, rượu, trứng, trầu cau, xôi chè 
- Bao gồm các tiểu lễ: 
(1) Lễ dựng chòi canh 
(2) Lễ cúng ruộng lúa đẻ nhánh 
(3) Lễ cúng lúa làm đòng 
(4) Lễ thu hoạch lúa 
(5) Lễ lúa mới lên sân 
 Lễ Bơn 
Katê 
- Thời gian: ngày 1/7 (Chàm lịch), tức khoảng tháng 10 dương lịch 
 - Không gian: 
- Chủ lễ: chức sắc, tu sĩ và tín đồ 
- Đối tượng thờ cúng: Trời (Cha), đã có công sinh ra vạn vật, thuộc 
về khí dương 
- Lễ vật: 
 Lễ Bơn 
Cabur 
- Thời gian: ngày 16/9 (Chàm lịch) tức khoảng tháng 12 hoặc tháng 1 
dương lịch 
 - Không gian: 
- Chủ lễ: chức sắc, tu sĩ và tín đồ 
- Đối tượng thờ cúng: Đất (Mẹ) - người đã nuôi nấng làm cho vạn vật 
sinh tồn và phát triển, thuộc về khí âm 
- Lễ vật: 
2.3. Đặc điểm cơ bản trong lễ hội của người Chăm 
2.3.1. Mang đậm dấu ấn tôn giáo 
Tôn giáo của người Chăm là một bộ phận quan trọng của văn hóa Chăm. Tôn giáo đã in dấu 
sâu sắc trên mọi lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội và hiện nay đã để lại cho người Chăm một di sản 
đồ sộ. Ở tỉnh Ninh Thuận có 3 tháp nổi tiếng: Tháp Hòa Lai, tháp Po Klaong Garai và tháp Po 
Rome. Bên cạnh những ngôi tháp còn có các đền thờ (danok) như đền Po Nagar (Hữu Ðức), đền 
Po Rome (Hậu Sanh), đền Po Klaong Garai (Phước Ðồng), đền Po Klaong Chan (Bầu Trúc). 
Cùng với đền tháp còn có một tầng lớp tu sĩ (basaih) gồm 38 vị, đứng đầu là ba vị cả sư (Po 
Adhia) quản lí tín đồ và chăm lo cúng tế đền tháp. Song song với đền tháp của người Chăm Ahie, 
ở tỉnh Ninh Thuận còn có 7 thánh đường Hồi giáo Bani ở 7 thôn (Văn Lâm, Tuấn Tú, Thành Tín, 
Phú Nhuận, Lương Tri, An Nhơn, Phước Nhơn) với 128 vị tu sĩ (Po Acar) đứng đầu là 7 vị cả sư 
(Po Gru) quản lí 7 thánh đường và phục vụ nghi lễ cúng tế tôn giáo cho 23.000 tín đồ Chăm Bani. 
Ngoài Chăm Bani, còn có Chăm Islam với khoảng 2.500 tín đồ, 18 vị tu sĩ và 4 thánh đường ở 4 
thôn (Văn Lâm, Nho Lâm, An Nhơn, Phước Nhơn). Cùng với hệ thống đền tháp, thánh đường, 
người Chăm tỉnh Ninh Thuận đến nay vẫn còn bảo lưu khá tốt những nghi lễ, hội hè, đình đám 
liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo. Theo thống kê ban đầu, người Chăm có đến gần 100 lễ tục 
khác nhau và 128 vị thần linh mà họ thường kêu cầu, cúng tế. Trong hệ thống nghi lễ trên, nổi bật 
là các lễ cúng tế đền tháp, thánh đường hàng năm như lễ lễ mở cửa tháp, lễ lễ cầu đảo, lễ hội Katê, 
lễ hội Ranuwan. Nói chung, tôn giáo của người Chăm không chỉ lưu lại hệ thống đền tháp, thánh 
đường - đỉnh cao của văn hóa vật chất, nơi ngưng đọng những giá trị kĩ thuật và mĩ thuật của nền 
văn hóa Chăm mà còn sản sinh ra những nghi lễ, hội hè, trong đó chứa đựng những lời ca, tục 
Nguyễn Thùy Linh 
134 
cúng, nghệ thuật múa hát đặc sắc Tất cả đã trở thành một di sản văn hóa Chăm ngày nay. Ðó 
chính là cái cốt lõi, cái tinh hoa văn hóa dân tộc mà qua hàng nghìn năm người Chăm đã chiết 
xuất, hội tụ thành các biểu tượng, các mô thức vật chất và tinh thần. Vì vậy, tôn giáo đã thực sự 
thấm sâu, chi phối đời sống cộng đồng, tạo nên phong tục, lối sống, phong cách, tư duy, thị hiếu 
Tất cả những cái đó đã tạo nên nét riêng biệt của văn hóa, tôn giáo của cộng đồng người Chăm 
ngày nay. 
Bên cạnh việc tái hiện sự phong phú của đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội Chăm còn phản 
ánh cơ cấu và thiết chế xã hội Chăm trước đây đã từng chi phối bố ... uyễn Thùy Linh 
136 
người hấp dẫn, lí tưởng cho mọi người vươn tới. Nếu đúng như vậy thì khoảng 10 - 20 năm nữa, 
tầng lớp tu sĩ Ahier sẽ rất hẫng hụt. Ðến lúc đó hệ thống lễ nghi của người Chăm Ahier sẽ do ai 
đảm nhiệm hoặc biến đổi theo chiều hướng nào đang là vấn đề suy nghĩ trăn trở của người Chăm 
hiện nay. 
2.4.3. Lễ hội nguyên gốc đang dần biến đổi 
 Một thực trạng đáng báo động không chỉ ở lễ hội của người Chăm mà còn ở tất cả lễ hội 
trên đất nước Việt Nam đó là theo thời gian, lễ hội nguyên gốc đang dần biến đổi, không còn 
mang đậm bản sắc truyền thống của dân tộc mình. 
a. Trình tự nghi lễ 
 Lễ Katê ngày nay không còn là nghi lễ đơn thuần mà đã biến thành hội lễ. Ngày xưa, 
trong lễ hội Katê, lễ phải diễn ra trước hội. Đó là nghi thức thiêng liêng bắt buộc của lễ hội ở các 
đền tháp Chăm. Tuy nhiên, ngày nay do ảnh hưởng của lễ hội hiện đại, lễ hội Katê truyền thống 
của người Chăm bị đảo lộn, phần hội được tổ chức trước phần lễ với những màn múa hát trình 
diễn trước đến tháp để khai mạc lễ hội và đón tiếp quan khách, sau đó mới đến phần lễ. “Katê là lễ 
hội lớn của cộng đồng người Chăm, được diễn ra trên một không gian rộng lớn từ đến tháp – làng 
đến gia đình. Lễ hội được lần lượt tổ chức theo thứ tự trước sau tạo thành một dòng chảy lễ hội 
Chăm phong phú, đa dạng” [3, 135]. Điều này có nghĩa là khi lễ hội Katê ở đền tháp kết thúc thì 
Katê ở làng mới được bắt đầu. Và tương tự như vậy, khi lễ hội Katê ở làng kết thúc thì lễ hội Katê 
ở gia đình mới bắt đầu. Đây không phải là phong tục mà thuộc về luật tục của người Chăm, một 
qui ước của cộng đồng mà mỗi cá nhân, mỗi làng phải tuân theo. Ngày nay, luật tục, nghi thức lễ 
Katê truyền thống này đã bị phá vỡ ở một số làng, chẳng hạn như làng Hữu Đức, gia đình thường 
tổ chức ăn lễ Katê trước ngày lễ Katê ở đền tháp và ở làng. 
b. Không gian tổ chức 
Lễ hội Katé của người Chăm có các bước cơ bản như sau: 1/ Lễ đón rước trang phục; 2/ Lễ 
mở cửa tháp; 3/ Lễ tắm tượng thần; 4/ Lễ mặc trang phục cho thần; 5/ Đại lễ [2; 304]. Đó là nghi 
thức linh thiêng bắt buộc trong nghi lễ ở đền tháp Chăm. Tuy nhiên, ngày nay qui trình nghi lễ 
này đã bị biến đổi ở một số đền tháp như sau lễ đón trang phục là lễ mở tháp. Các tu sĩ sẽ hát lễ, 
đốt hương trầm tẩy uế đền tháp và xin thần mở cửa đá của tháp. Xưa kia, các cửa tháp chính đều 
là cửa đá. Vì cửa đá rất nặng, gây khó khăn cho các chức sắc, tu sĩ lớn tuổi trong việc mở cửa để 
cúng lễ cho nên năm 1967, trong quá trình tu sửa tháp, người Chăm thay tất cả cửa đá của tháp 
Chăm bằng cửa gỗ như hiện nay. Chính vì vậy, tính linh thiêng của nghi lễ mở cửa tháp cũng 
không còn được như trước nữa. 
Ngày xưa, đền tháp là nơi linh thiêng, nơi ngự trị của thánh thần và nơi cúng tế của tầng lớp 
tu sĩ, cho nên người Chăm phải kiêng cữ, người dân thường không ai được lên viếng thăm trừ khi 
có dịp tham gia cúng tế và ngay cả ông Camamei - ông trông coi đền tháp cũng không được mở 
cửa tháp tùy tiện nếu không phải là ngày lễ cúng của tháp. Ngày nay, đền tháp Chăm bị sự quản lí 
của Bảo tàng tỉnh thuộc Sở VHTT-DL tỉnh Ninh Thuận nên tháp Chăm phải mở cửa thường 
xuyên để kinh doanh, phục vụ du lịch. 
Ngày xưa, lễ Katê đơn điệu nhưng ngày nay ồn áo, náo nhiệt, sôi động. Ngày xưa, đất tháp là 
đất thiêng, đất thành, xung quanh tĩnh lặng, ngày thường không ai dám lai vãng đến vì sự thần bắt, 
chỉ đến ngày cúng lễ, chỉ có các tu sĩ Chăm và những tín đồ có nhu cầu cúng tế mới được lên tế lễ 
và dự lễ. Điều cấm kỵ này xuất phát từ việc người Chăm muốn giữ đền tháp như chốn tôn nghiêm 
để thờ tự tổ tiên và vị thần của họ. Bên cạnh đó, họ còn muốn ngăn chặn con người đến sống xung 
quanh đất tháp để rồi mang theo những thức ăn cấm kị như thị bò, lợn, chó, mèo, cá trê và ăn uống 
bừa bãi làm ô uế đền tháp. Và cuối cùng, việc này cũng để ngăn chặn sự tò mò và lòng tham của 
một số người khi đứng trước tháp, để chống mất cắp những vật quý, linh thiêng của đền tháp như 
tượng thờ, đồ trang sức Ngày nay, không gian đền tháp không còn tĩnh lặng, không còn được 
Lễ hội của người Chăm ở Ninh Thuận – thực trạng và thách thức 
137 
kiêng cữ như xưa mà đã bị bao quanh bởi những ngôi nhà mới xây, dịch vụ, quầy hàng, quán ăn 
có cả những món ăn cấm kị trong tôn giáo Chăm để phục vụ khách du lịch tứ phương đến viếng 
thăm đền tháp Chăm ngày nay. Vì vậy, cảnh quan di tích tháp Chăm ngày càng xuống cấp, những 
bức tượng cổ, những tượng thờ vua - thần Chăm ở các đền tháp mấy năm gần đây lần lượt ra đi là 
điều tất yếu. 
c. Đối tượng tổ chức 
Nghi lễ tắm tượng thần của lễ Katê là do ông Camanei - ông trông coi đền tháp cử hành. 
Ngày xưa, ông Camanei như một tu sĩ Chăm theo chế độ cha truyền con nối được cộng đồng 
Chăm cho hưởng hoa lợi ruộng đất đền tháp, suốt ngày phải kiêng cữ nhiều việc để chú tâm vào 
việc trông coi đền tháp. Ngày nay ông Camanei Chăm được thay thế bởi nhân viên Bảo tàng, do 
đó ông Camanei phải tái nhập vào cuộc sống để kiếm kế sinh nhai, không còn giữ được những 
điều kiêng cữ. Việc không kiêng cữ của ông Camanei được xem là ô uế đối với thần linh. Điều 
này do nguyên nhân khách quan đưa đến làm cho ông Camanei ngày nay khác hẳn ông Camanei 
theo phong tục của người Chăm xưa. 
Lễ hội Katê là sản phẩm của nền văn minh Chăm vùng Panduranga chỉ được thực hiện ở ba 
đền tháp thuộc vùng Panduranga là tháp Po Ina Nagar (Hứu Đức - Ninh Phước), tháp Po Klaong 
Garai (Đô Vinh – Tháp Chàm) và Po Róme (Hậu Sanh – Ninh Phước), thuộc tỉnh Ninh Thuận. 
Nhưng ngày nay, do nhu cầu du lịch, lễ hội Katê cũng được người Chăm giả (người Kinh hóa 
trang thành người Chăm qua sắc phục truyền thống của người Chăm) tổ chức ở nhóm đền tháp 
Mỹ Sơn (Quảng Nam) thuộc vùng Amavati ở phía Bắc Chăm cổ, nơi mà ngày ngay không còn 
người Chăm sinh sống. Ngày xưa, Mỹ Sơn còn được mệnh danh như một thánh địa của vương 
quốc Chăm một thời và từ thế kỉ V – VII là trung tâm phát triển Bàlamôn giáo của người Chăm. 
Cho đến ngày nay, chưa có nhà khoa học nào có thể tìm thấy thông tin tư liệu nào cho biết từ thời 
xa xưa ở thánh địa Mỹ Sơn có lễ hội Katê hay không? Thậm chí ngày nay, ngôi tháp Bimong 
Yang Pakran ở Ba Tháp - Ninh Hải - Ninh Thuận và tháp Podam ở Lạc Trị - Bình Thuận - nơi còn 
có nhiều người Chăm sinh sống nhưng những ngôi tháp này cũng không được người Chăm cúng 
lễ chứ không nói đến đền tháp Mỹ Sơn. Đây là một câu hỏi lớn đặt ra cho những nhà nghiên cứu. 
d. Đồ lễ và trang phục 
Các vị thần linh cầu cúng trong các lễ hội đền tháp là những bức tượng đá cổ, linh thiêng như 
tượng Po Klaong Garai ở tháp Po Klaong Garai (Đô Vinh - Tháp Chăm), Po Ina Nagar ở tháp Po 
Ina Nagar (Hữu Đức - Ninh Phước), Po Róme, Bia Sucan, Bia Sucih, tượng bò Nandin ở tháo Po 
Róme (Hậu Sanh - Ninh Phước). Ngày nay, một số bức tượng cổ Po Ina Nagar, Bia Sucan, Bia 
Sucih hay tượng bò Nandin này đã bị mất cắp và bị thay thế bằng những tượng giả vô hồn. Nhiều 
tư liệu và hiện vật còn lưu giữ ở các bảo tàng cho biết, Chăm nổi tiếng với đồ trang sức, kim hoàn 
bằng vàng bạc và đá quý. Trước năm 1975, một số hiện vật này vẫn còn lưu giữ và được dùng 
mặc cho các tượng thần trong ngày lễ Katê ở một số đền tháp Chăm. Chẳng hạn như tượng thần 
Po Róme, ngoài mặc y phục còn được mặc nhiều vật trang sức khác như đồ đội đầu, khuyên tai, 
vòng tay bằng vàng trong ngày lễ. Tuy nhiên, ngày nay những hiện vật này cũng không còn nữa 
mà đã bị mất cắp. Vì vậy, trong ngày lễ hội, chúng ta thấy tượng vua Po Róme và một số tượng 
Chăm khác chỉ mặc trang phục mà không đeo đồ trang sức lộng lẫy như xưa. 
Các đồ cúng lễ trong lễ hội cũng đã thay đổi. Ngày xưa, đền tháp Chăm có ruộng đất riêng để 
hưởng hoa lợi. Đây là nguồn kinh phí to lớn để các tu sĩ Chăm mua sắm lễ vật, vật dùng để cúng 
tế đền tháp. Vì kinh phí dồi dào nên họ mua sắm nhiều đồ quý giá để dùng trong cúng lễ như mâm 
bằng đồ gỗ quý (gỗ mun), mâm đồng, chén bạc, áo quần ngũ sắc Ngày nay, do không còn ruộng 
đất, tu sĩ Chăm không còn kinh phí để cúng lễ và mua sắm những vật dùng trong lễ. Vì thế, đồ 
dùng để cúng lễ hiện nay không không thực sự đẹp mắt như xưa. 
Nguyễn Thùy Linh 
138 
Nhạc cụ trong nghi lễ Katê truyền thống chỉ còn đàn Rabap (hay còn gọi là Kanyi) được ông 
thầy Kadhar dùng để đệm hát bài thánh ca ca ngợi các vị thần. Nhưng ngày nay, ngoài đàn Rabap 
còn có trống Ginang, Baranang, kèn Saranai - những nhạc cụ chỉ được phép biểu diễn trong nghi 
lễ Rija cũng được đem ra biểu diễn theo kiểu văn nghệ múa hát của những chàng trai, cô gái 
Chăm thời hiện đại. 
Xưa kia, từ dân thường đến quan chức người Chăm, kể cả người Kinh đều mặc trang phục 
truyền thống Chăm khi lên tháp dự lễ. Đây là điều bắt buộc theo phong tục của người Chăm. 
Nhưng ngày nay, tục này không còn nữa mà cho đến 80% những người dự lễ, không riêng gì 
người Kinh mà còn cả một số cô gái Chăm đã lột bỏ áo dài truyền thống để mặc Âu phục (quần 
tây, áo sơ mi) lên tháp dự lễ. Vì thế, ngày nay nhìn toàn cảnh, các lễ hội ở đền tháp không còn 
mang đậm màu sắc dân tộc Chăm như trước kia nữa. 
2.5. Một số đề xuất nhằm gìn giữ và phát huy giá trị lễ hội Chăm 
Ngày nay, lễ hội và di tích đền Chăm được nhìn nhận từ hai phía khác nhau. Về phía nhân 
dân, họ xem lễ hội và di tích đền tháp là cơ sở thờ tự của tín ngưỡng, tôn giáo nên cần trả lại sự 
yên lặng và tôn nghiêm. Về phía chính quyền nhà nước, họ xem lễ hội và các di tích đền tháp là di 
sản văn hóa của quốc gia và du lịch, mặc nhiên được khai thác.Thiết nghĩ, muốn giải quyết được 
những vấn đề nêu trên cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: 
1. Củng cố nội bộ chức sắc và hội đồng tôn giáo truyền thống của người Chăm để tạo ra sự 
đoàn kết nhất trí. Tôn giáo có vai trị quan trọng, chi phối sâu sắc đời sống xã hội của người Chăm. 
Tôn giáo gắn chặt với quá trình phát triển lịch sử của dân tộc Chăm. Vì vậy, vấn đề tôn giáo của 
người Chăm gắn liền với vấn đề dân tộc và có mối quan hệ với sự phát triển của các tôn giáo thế 
giới (Ấn Ðộ giáo, Hồi giáo) ở các quốc gia Nam Á, Tây Á và Ðông Nam Á. Do đó, tôn giáo của 
người Chăm ngày nay cũng có ảnh hưởng và chịu sự tác động từ bên ngoài. Bức tranh tôn giáo đa 
dạng và phức tạp đang tồn tại trong xã hội Chăm là một thực tế. Thực tế ấy đang trong quá trình 
vận động và phát triển. Một mặt, nếu tôn giáo của người Chăm thống nhất sẽ quy tụ và cấu kết 
được cộng đồng còn mặt khác, nếu không thống nhất sẽ dẫn đến phát triển biệt lập, cục bộ địa 
phương giữa các những nhóm tín đồ, giữa các khu vực, giữa các chùa tháp. Hai chiều hướng vận 
động trên phụ thuộc vào điều kiện chủ quan của bản thân người Chăm và điều kiện khách quan là 
chính sách của Ðảng, Nhà nước đối với tôn giáo của người Chăm. Do vậy, ngày nay vấn đề này 
đang trở thành mối quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp. Vấn đề này cần có sự giúp sức của 
chính quyền địa phương. Từ đó, tạo điều kiện cho các chức sắc, tu sĩ Chăm hướng dẫn tín đồ hành 
đạo trong phạm vi lễ nghi tôn giáo, phong tục tập quán và gắn bó hài hòa trong khối đại đồn kết 
dân tộc. Hiện nay, hội đồng tôn giáo Chăm Bani đã thành lập gọi là Hội đồng Sư cả Bani. Hi vọng 
hội đồng này sẽ khắc phục nhược điểm và phát huy tính tích cực của tôn giáo trong cuộc sống. 
2. Thống nhất lịch Chăm, xóa bỏ sự chênh lệch ngày tháng, tránh việc mỗi cả sư, mỗi thánh 
đường đều có lịch riêng, gây nhiều xáo trộn trong cuộc sống đồng bào Chăm. Việc này các tôn 
giáo của người Chăm cần kết hợp và tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và cơ quan 
nghiên cứu soạn theo lịch. Việc này nếu Hội đồng tôn giáo, Hội đồng chức sắc Chăm đi vào hoạt 
động vững mạnh thì sẽ thống nhất được lịch Chăm. 
3. Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, xóa bỏ hủ tục, tiếp thu tinh hoa văn hóa bên ngoài để làm 
giàu thêm bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Muốn giải quyết tốt vấn đề này, trước hết bản thân tu 
sĩ phải tự trang bị cho mình kiến thức, củng cố kinh luật, giáo lí, nếp sống sinh hoạt; cải tạo những 
hủ tục cúng tế để phù hợp với cuộc sống mới. 
5. Giải quyết vấn đề tôn giáo ở vùng Chăm, ngoài bản thân người Chăm cần có sự kết hợp 
của nhiều ngành, nhiều cấp chính quyền địa phương, nhất là Ban tôn giáo, mặt trận Tổ quốc, 
Ban dân vận Các ban ngành trên cần có chuyên viên nắm vững vấn đề dân tộc, tôn giáo. Trước 
hết là, cần đào tạo những cán bộ là người dân tộc Chăm để họ có thể đi sâu, đi sát và hiểu được 
Lễ hội của người Chăm ở Ninh Thuận – thực trạng và thách thức 
139 
tâm tư nguyện vọng của đồng bào họ, hướng dẫn đồng bào họ sống và làm việc theo phương 
châm “tốt đạo, đẹp đời”. 
3. Kết luận 
Lễ hội Chăm là sản phẩm lâu đời của nền văn minh vùng Panduranga - Chăm cho đến hôm 
nay nó không còn nguyên gốc ban đầu mà đã bị biến đổi và lai căng. Sự biến đổi là quy luật tất 
yếu của mọi sự vật và như vậy, lễ hội phải biến đổi là quy luật tất yếu của thời đại nhưng quan 
trọng là phải biến đổi như thế nào để phát triển đi lên chứ không thể biến đổi để suy thoái rồi cuối 
cùng biến mất. Đó là hậu quả của sự ảnh hưởng, tác động của văn hóa hiện đại và làn sóng du lịch 
hiện nay. Ngày nay, sự tác động của du lịch đến di sản văn hóa con người đang trở thành một làn 
sóng đáng cảnh báo trên toàn cầu. Một vấn đề không ai có thể chối cãi là du lịch có tác động tốt 
đến nhu cầu giải trí con người, góp phần quảng bá di sản văn hóa, giải quyết công ăn việc làm cho 
người địa phương và tăng ngân sách cho nhà nước. Ngược lại, du lịch sẽ tiêu cực nếu con người 
khai thác không đúng hướng, nó tác động đến di sản văn hóa, làm cho di sản xuống cấp, văn hóa 
bản địa bị lai căng do ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa khác nhau và ô nhiễm môi trường. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Bình Quân, 2005. Văn hóa Chăm trong tiến trình văn hóa Việt Nam. Tạp chí Tia sáng, số 
15, tr. 28-30. 
[2] Pièrre-Bernard LAFONT, 2011. Vương quốc Chăm - Địa dư, dân cư và lịch sử. Intenational 
Office of Champa. 
[3] Sakaya, Văn hóa Chăm - Nghiên cứu và phê bình. Nxb Phụ nữ. 
[4] Sakaya, 2007. Tín ngưỡng dân gian trong lễ hội Chăm. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5, tr.28-
34. 
[5] Dương Văn Sáu, 2004. Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch. Nxb Văn hóa Hà Nội. 
ABSTRACT 
Festival of Cham people in Ninh Thuan - reality and challenges 
Nguyen Thuy Linh 
Faculty of Vietnamese study, Hanoi National University of Education 
Cham people who have lived in the central coast of Vietnam for a long time, have created a 
brilliant culture with profound influence on Indian culture. Today, Cham people is one of 54 
ethnic groups, contributing to a diverse and unified Vietnamese culture. Cham festival is the 
product of the ancient civilization Panduranga - Champa. However, to this day it has no original 
origin that has been altered and hybridized. Transformation is the inevitable rule of the time but it 
is important to transform how to grow up, not change to degrade and eventually disappear. The 
paper goes into some characteristics of the Cham festival, evaluating the positive and negative 
aspects of the festival, from which initial proposals to reserve and preserve Cham festival hope 
will contribute. restore the values of the brilliant Champa culture. 
Keywords: Cham people, festivals, Cham culture, reality, challenges. 

File đính kèm:

  • pdfle_hoi_cua_nguoi_cham_o_ninh_thuan_thuc_trang_va_thach_thuc.pdf