Môđun Hiểu về phát triển bền vững

GIỚI THIỆU

Mô - đun này giúp bạn tìm hiểu về "Phát triển bền vững”, một khái niệm đang nổi lên và là trọng

tâm trong chương trình hiện nay của chính phủ, doanh nghiệp, nền giáo dục và các tổ chức phi

chính phủ trên toàn thế giới. Mô đun dựa trên cách tiếp cận lịch sử trong việc tìm về cội nguồn

cách hiểu về PTBV từ những năm 80 tới nay. Dòng lịch sử này bao gồm các sự kiện quốc tế

quan trọng như: Báo cáo Brundtland năm 1987, Hội nghị thượng đỉnh Trái đất năm 1992 tại Rio

de Janiero, Hội nghị Rio + 5 năm 1997, Hội nghị thượng đỉnh thiên niên kỉ năm 2000 tại New

York và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về PTBV tại Johannesburg.

Đã có nhiều nghiên cứu về các thuật ngữ học thuật về định nghĩa của PTBV cũng như sự cần

thiết phải tích hợp các nguyên tắc kinh tế và sinh thái vào quá trình ra quyết định của cá nhân

cũng như cộng đồng. Tuy nhiên, vẫn chưa có 1 định nghĩa thống nhất về khái niệm này và có lẽ

không thật cần thiết phải có. Bởi lẽ PTBV liên quan tới cả một quá trình thay đổi, và phụ thuộc

rất nhiều vào bối cảnh, nhu cầu cũng như lợi ích địa phương. Chính vì thế, “PTBV” là 1 “khái

niệm đang nổi lên” theo 2 nghĩa. Thứ nhất, nó tương đối mới và hình thành khi chúng ta đang

tìm cách nắm bắt các hàm ý rộng lớn của PTBV đối với mọi mặt cuộc sống. Thứ hai, nghĩa của

PTBV đang hình thành và phát triển dựa trên bối cảnh của địa phương.

pdf 28 trang yennguyen 9600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Môđun Hiểu về phát triển bền vững", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Môđun Hiểu về phát triển bền vững

Môđun Hiểu về phát triển bền vững
Teaching and Learning for a Sustainable Future 
© UNESCO 2010 
MÔ - ĐUN 2: HIỂU VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 
GIỚI THIỆU 
Mô - đun này giúp bạn tìm hiểu về "Phát triển bền vững”, một khái niệm đang nổi lên và là trọng 
tâm trong chương trình hiện nay của chính phủ, doanh nghiệp, nền giáo dục và các tổ chức phi 
chính phủ trên toàn thế giới. Mô đun dựa trên cách tiếp cận lịch sử trong việc tìm về cội nguồn 
cách hiểu về PTBV từ những năm 80 tới nay. Dòng lịch sử này bao gồm các sự kiện quốc tế 
quan trọng như: Báo cáo Brundtland năm 1987, Hội nghị thượng đỉnh Trái đất năm 1992 tại Rio 
de Janiero, Hội nghị Rio + 5 năm 1997, Hội nghị thượng đỉnh thiên niên kỉ năm 2000 tại New 
York và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về PTBV tại Johannesburg. 
Đã có nhiều nghiên cứu về các thuật ngữ học thuật về định nghĩa của PTBV cũng như sự cần 
thiết phải tích hợp các nguyên tắc kinh tế và sinh thái vào quá trình ra quyết định của cá nhân 
cũng như cộng đồng. Tuy nhiên, vẫn chưa có 1 định nghĩa thống nhất về khái niệm này và có lẽ 
không thật cần thiết phải có. Bởi lẽ PTBV liên quan tới cả một quá trình thay đổi, và phụ thuộc 
rất nhiều vào bối cảnh, nhu cầu cũng như lợi ích địa phương. Chính vì thế, “PTBV” là 1 “khái 
niệm đang nổi lên” theo 2 nghĩa. Thứ nhất, nó tương đối mới và hình thành khi chúng ta đang 
tìm cách nắm bắt các hàm ý rộng lớn của PTBV đối với mọi mặt cuộc sống. Thứ hai, nghĩa của 
PTBV đang hình thành và phát triển dựa trên bối cảnh của địa phương. 
MỤC TIÊU 
 Nâng cao sự hiểu biết về khái niệm đang hình thành “PTBV” 
 Phân tích nền tảng các giá trị phía sau những suy diễn khác nhau về PTBV 
 Nhìn nhận sự khác biệt trong cách tiếp cận PTBV của các quốc gia đã phát triển ở 
phương Bắc và đang phát triển ở phương Nam 
 Đưa ra một định nghĩa riêng của bạn về PTBV 
CÁC HOẠT ĐỘNG 
1. PTBV là gì? 
2. Các khía cạnh của PTBV 
3. Các mục tiêu thiên niên kỉ 
4. Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về PTBV 
5. Hiến chương Trái đất 
6. Hoạt động tổng kết 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
(2000) Sustainability: Searching for Solutions, New Internationalist, 329, November Issue. 
AtKisson, A. (1999) Believing Cassandra: An Optimist Looks at a Pessimist’s World, Chelsea 
Green, Vermont. 
Dresner, S. (2002) The Principles of Sustainability, Earthscan, London. 
 2 
IUCN, UNEP and WWF (1991) Caring for the Earth: A Strategy for Sustainable Living, IUCN, 
Gland, Switzerland. 
Orr, D. (1992) Ecological Literacy: Education and the Transition to a Postmodern World, State 
University of New York Press, Albany, Ch. 2. 
Soubbotina, T.P. with Sheram, K.A. (2000) Beyond Economic Growth: Meeting the Challenges 
of Global Development, World Bank Development Education Progamme, Washington. 
Wackernagel, M. and Rees, W. (1996) Our Ecological Footprint: Reducing Human Impact on 
the Earth, New Society Publishers, Gabriola Island BC, Canada. 
World Commission on Environment and Development (1987) Our Common Future, Oxford 
University Press, Oxford. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ CÁC TRANG INTERNET 
Có hàng ngàn trang internet về PTBV. Rất nhiều trang còn cung cấp đường dẫn tới các trang 
hữu ích khác. Các trang mạng dưới đây là ví dụ: 
International Institute for Sustainable Development 
Second Nature 
Sustainability Web Ring 
Sustainable Development Gateway 
United Nations Commission for Sustainable Development 
United Nations Food and Agricultural Organisation 
World Resources Institute 
Worldwatch Institute. 
XÂY DỰNG MÔ - ĐUN 
Phần này do John Fien viết cho UNESCO, sử dụng một số tài liệu và hoạt động do Hilary 
Macleod soạn thảo cho chương trình Giảng dạy vì một thế giới bền vững (UNESCO – UNEP 
Chương trình Quốc tế về Giao dục Môi trường). 
 3 
HOẠT ĐỘNG 1: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀ GÌ? 
Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này. 
Từ các vấn đề thực tế đang diễn ra toàn cầu mà mô - đun 1 tìm hiểu đã đặt ra nhiều đòi hỏi 
phải có 1 cách tiếp cận mới đối với phát triển. Đòi hỏi này xuất phát từ nhiều phía: các tổ chức 
cộng đồng, chính phủ, công dân, lãnh đạo kinh doanh cấp cao, nhà nghiên cứu khoa học, giới 
học thuật cũng như rất nhiều bạn trẻ. 
Hãy đọc tài liệu “Giáo dục vì sự bền vững: Sự cần thiết phải có cách nhìn nhận mới từ con 
người” (PDF) có bản tóm tắt những đòi hỏi này. 
BÁO CÁO BRUNDTLAND 
Thuật ngữ “PTBV” được phổ biến bởi Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) 
trong tài liệu báo cáo năm 1987 của tổ chức này có tên “Tương lai chung của chúng ta” (Our 
Common Future). Cuốn sách còn có tên gọi khác là Báo cáo Brundtland, đặt theo tên Chủ tịch 
của Ủy ban, đồng thời là nguyên Thủ tướng Na Uy, bà Gro Harlem Brundtland. 
Mục đích của Ủy ban thế giới là tìm ra các phương thức thực tế nhằm giải quyết những vấn đề 
về phát triển và môi trường trên thế giới. Cụ thể là 3 mục tiêu chung: 
 Kiểm tra lại các vấn đề quan trọng về môi trường và phát triển, đưa ra đề xuất thực tế 
nhằm giải quyết những vấn đề đó; 
 Đề xuất các phương thức hợp tác quốc tế mới trong các vấn đề này, có thể ảnh hưởng 
tới chính sách cũng như các sự kiện nhằm đi theo hướng thay đổi như mong đợi; và 
 Nâng cao sự hiểu biết cũng như cam kết của các cá nhân, tổ chức tự nguyện, doanh 
nghiệp, các tổ chức và chính phủ. 
“Tương lai chung của chúng ta” được viết sau ba năm lắng nghe ý kiến của công chúng và từ 
hơn năm trăm bản thảo. Các Ủy viên từ 21 quốc gia khác nhau cùng tham gia phân tích tài liệu 
này và bản thảo cuối cùng được trình lên Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1987. 
CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN 
“Tương lai chung của chúng ta” báo cáo nhiều vấn đề toàn cầu đã nghiên cứu trong mô - đun 1 
và đề xuất hành động khẩn cấp với 8 vấn đề chính nhằm đảm bảo phát triển là bền vững, có 
nghĩa là “đáp ứng các nhu cầu hiện tại của con người mà không ảnh hưởng đến khả năng thỏa 
mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Tám vấn đề đó là: 
 Dân số và Nguồn nhân lực 
 Công nghiệp 
 An ninh lương thực 
 Các loài và hệ sinh thái 
 Thách thức đô thị 
 Quản lý tài nguyên chung 
 Năng lượng 
 Xung đột và Suy thoái môi trường. 
 4 
TÁC ĐỘNG TỚI CÁC QUỐC GIA PHƯƠNG BẮC VÀ PHƯƠNG NAM 
Các vấn đề trên có ảnh hưởng khác nhau tới các quốc gia đang phát triển ở phương Nam và 
các quốc gia công nghiệp ở phương Bắc. 
Những vấn đề nào gây ra thách thức lớn nhất tới PTBV tại nơi ở của bạn? (bất kể là Bắc hay 
Nam, lưu ý rằng người phương Nam có thể có lối sống như người ở những nước đã phát triển 
ở phương Bắc, và những người nghèo ở các nước đã phát triển phương Bắc có lối sống gần 
giống như phương Nam). 
Sau khi bạn hoàn thành phân tích này, làm tương tự với những nơi khác trên thê giới. 
Câu hỏi 1: Những vấn đề nào gây ra thách thức lớn nhất tới PTBV tại nơi ở của ban? 
Câu hỏi 2: Hãy miêu tả điểm giống và khác giữa các vấn đề lớn ở nước bạn với một nơi 
khác trên thế giới? 
Câu hỏi 3: Chương trình giảng dạy nào tại trường của bạn mà học sinh học về những 
vấn đề quan trọng toàn cầu này? 
CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 21 
Những vấn đề trên – và nhiều vấn đề tương tự khác - đã được bàn luận tại một hội nghị quốc tế 
tại Rio de Janeiro, Braxin tháng 6 năm 1992. Được biết đến với tên gọi Hội nghị Liên Hiệp Quốc 
về Môi trường và Phát triển – hay đơn giản hơn là Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất, Hội nghị 
này đã tập hợp hơn 150 nguyên thủ quốc gia cùng bàn bạc và thống nhất về một kế hoạch 
hành động toàn cầu về PTBV gọi là “chương trình nghị sự 21”. 
Tham gia Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất còn có hơn 50,000 quan sát viên và công dân từ mọi 
nơi trên thế giới. Họ cùng gặp mặt trong một loạt các hội thảo và gặp mặt chính thức và có tính 
chất cộng đồng trong khuôn khổ một Diễn đàn toàn cầu. 
Cũng như Chương trình nghị sự 21, có 4 công ước quốc tế đã được ký tại hội nghị chính thức 
– các công ước về biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, sa mạc hóa và đánh bắt cá đại dương. 
Ngoài ra, một Ủy ban của Liên Hiệp Quốc về PTBV được thành lập nhằm giám sát việc thực thi 
các hiệp ước, đồng thời phục vụ như một diễn đàn cho quá trình đàm phán đang diễn ra về các 
chính sách quốc tế liên quan tới môi trường và phát triển. 
Chương trình nghị sự 21 đã trở thành nền tảng cho hành động của nhiều chính quyền quốc gia 
cũng như địa phương. Ví dụ như hơn 150 quốc gia đã thành lập các hội đồng tư vấn để thúc 
đẩy đối thoại giữa chính phủ, các nhà hoạt động môi trường, thành phần tư nhân và cộng đồng. 
Nhiều quốc gia cũng lập các chương trình giám sát tiến độ thực hiện các chỉ số PTBV. Ở cấp 
độ chính quyền địa phương, gần 2000 thành phố và thị trấn trên toàn thế giới có kế hoạch riêng 
thực hiện chương trình nghị sự 21. 
Nguồn: United Nations Department of Public Information, 1999. 
Đọc thêm về hành động mà nhiều tổ chức khác nhau trong xã hội đang làm nhằm xây dựng 
tương lai bền vững hơn. 
 5 
Các thông tin khác về PTBV hiện đang được nhiều tổ chức quốc tế cung cấp như các “cổng 
thông tin” cho PTBV. Ví dụ bao gồm: 
Ủy ban Liên Hiệp Quốc về PTBV 
Viện nghiên cứu quốc tế về PTBV 
Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế – Canada 
Cổng thông tin PTBV – Canada 
Ủy ban Trái đất – Costa Rica 
Tổ chức Hành động phát triển môi trường tại thế giới thứ ba – Senegal 
Quỹ Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên – Argentina 
Viên nghiên cứu môi trường Stockholm – Thụy Điển 
Trung tâm thông tin môi trường toàn cầu – Nhật Bản. 
HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI BỀN VỮNG 
Kể từ Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất, PTBV đã trở thành một chủ đề chính trong nhiều hội 
nghị của Liên Hiệp Quốc bàn về phương thức phát triển. Những hội nghị này đã chỉ ra rằng mối 
liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa môi trường và phát triển không chỉ đơn thuần về bảo tồn và 
kinh tế học mà còn bao gồm sự quan tâm tới các vấn đề như quyền con người, dân số, nhà ở, 
an ninh lương thực và giới. Đó là những phần quan trọng của phát triển con người bền vững. 
Hội nghị bàn về những vấn đề này gồm: 
 Quyền con người: Hội nghị thế giới về quyền con người – Viên, Áo 1993 
 Dân số: Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển – Cairo, Ai Cập, 1994 
 Các quốc đảo nhỏ đang phát triển - Bridgetown, Barbados, 1994 
 Phát triển xã hội: Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển xã hội – Copenhagen, Đan 
Mạch, 1995 
 Phụ nữ: Hội nghị thế giới lần thứ 4 về Phụ nữ - Bắc Kinh, Cộng hòa Nhân dân Trung 
Hoa, 1995 
 Định cư và Nhà ở: Hội nghị Liên Hiệp Quốc lần thứ 2 về Định cư con người (Habitat II) – 
Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, 1996 
 An ninh lương thực: Hội nghị thượng đỉnh Lương thực thế giới – Roma, Italia, 1996 
Phương án hành động cho những vấn đề cơ bản của chất lượng cuộc sống trên được cân 
nhắc trong một loạt các hội nghị tiếp theo. 
 Môi trường và phát triển – Rio+5, 1997 
 Quyền Con người – Vienna+5, 1998 
 Dân số – Cairo+5, 1999 
 Các quốc đảo nhỏ đang phát triển – Phiên họp đặc biện của Đại hội đồng Liên Hiệp 
Quốc, New York, 1999 
 BPoA+10 – Mauritus, 2005 
 Phát triển xã hội – Copenhagen+5, 2000 
 Phụ nữ– Beijing+5, 2000 
 6 
 Nhà ở và Định cư – Istanbul+5, 2001 
 An ninh lương thực – Rome+5, 2002 
Câu hỏi 4: Trong các hội thảo quốc tế trên về phát triển con người bền vững, bạn muốn 
tham dự hội thảo nào nhất? Tại sao? 
Những hội thảo này tạo cơ hội để cộng đồng quốc tế bắt đầu bàn về một Khung phát triển toàn 
diện, và cuối cùng là đồng thuận về các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỉ. Những mục tiêu sử 
dụng cách tiếp cận tổng quát về phát triển trong đó tồn tại sự cân bằng giữa các khía cảnh của 
phát triển – xã hội, kinh tế, chính trị và sinh thái. 
Hãy xem đất nước của bạn đã tiến bao xa trong việc thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 
thông qua Chỉ số giám sát Mục tiêu phát triển thiên niên kỉ (MDG Monitor). 
 7 
HOẠT ĐỘNG 2: CÁC KHÍA CẠNH CỦA PTBV 
Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này. 
Một trong những kết quả quan trọng nhất của “Tương lai chung của chúng ta” là nhận thức rằng 
môi trường và phát triển có mối liên hệ mật thiết. Do dó việc chỉ quan tâm tới môi trường hay 
phát triển là không thích hợp. Ủy ban Thế giới đã kết luận rằng: 
Môi trường và phát triển không phải là hai thách thức riêng biệt. Phát triển không thể tồn 
tại trên nền tảng môi trường bị hủy diệt; và môi trường không thể được bảo vệ khi tăng 
trưởng không tính toán chi phí phá hủy môi trường. Các vấn đề này không thể giải quyết 
riêng rẽ bởi các thể chế và chính sách không thống nhất. Chúng được kết nối trong một 
hệ thống phức tạp của nhân – quả. 
Nguồn: World Commission on Environment and Development (1987) Our Common Future, 
Oxford University Press, Oxford, p. 37. 
Hội nghị do đó trao đổi về một cách tiếp cận phát triển có tính đến các mối quan hệ giữa các 
vấn đề sinh thái, kinh tế, xã hội và công nghệ. Hội nghị gọi cách tiếp cận này "PTBV", định 
nghĩa nó như sau: 
là phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại của con người mà không ảnh hưởng đến khả năng 
thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai. 
Nguồn: World Commission on Environment and Development (1987) Our Common Future, 
Oxford University Press, Oxford, p. 43.. 
Mục đích cuối cùng của PTBV là cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả thành viên trong 
cộng đồng, cho mọi công dân của một quốc gia và trên thế giới – trong khi vẫn đảm bảo sự 
nguyên vẹn của các hệ thống hỗ trợ cuộc sống mà tất cả cuộc sống của con người và sinh vật 
phụ thuộc vào. 
Đôi khi có sự nhầm lẫn về định nghĩa giữa “PTBV” và “sự/tính bền vững” cũng như mối quan hệ 
giữa 2 thuật ngữ này. Một báo cáo về Giáo dục vì sự PTBV tại New Zealand có cách giải thích 
như sau: 
Sự/Tính bền vững là mục tiêu của PTBV - một nhiệm vụ liên tục nhằm nâng cao chất 
lượng cuộc sống con người và môi trường xung quanh, nhằm phát triển thịnh vượng mà 
không phá hủy các hệ thống hỗ trợ cuộc sống mà các thế hệ hiện tại và tương lai của 
con người phụ thuộc. Cũng giống như các khái niệm quan trọng khác, chẳng hạn như 
công bằng và công lÍ, sự/tính bền vững có thể hiểu như một đích đến hay như một hành 
trình. 
Nguồn: Parliamentary Commissioner for the Environment (2004) See Change: Learning 
and Education for Sustainability, New Zealand Government, Wellington, trang 14. 
BA KHÍA CẠNH CỦA PTBV 
PTBV đòi hỏi phải có những bước tiến đồng thời và cân bằng giữa ba khía cạnh hoàn toàn phụ 
thuộc lẫn nhau: 
 8 
 Xã hội 
 Kinh tế 
 Sinh thái 
Câu hỏi 5: Xác định các ví dụ hoặc các yếu tố của 3 khía cạnh trong bức hình trên. 
Có thể bạn sẽ thấy khó khăn khi xác định những khía cạnh khác nhau trong bức hình. Điều này 
là do có sự liên hệ chặt chẽ giữa các khía cạnh. Tương tự, các quyết định hay hành động trong 
một lĩnh vực luôn ảnh hưởng tới những lĩnh vực khác. 
Ví dụ, nếu phát triển kinh tế là bền vững thì sự phát triển đó: 
 không coi nhẹ những vấn đề môi trường hoặc không dựa trên sự tàn phá các tài nguyên 
thiên nhiên; 
 không thể thành công mà không có sự phát triển song song của các nguồn lực xã hội; 
 sẽ đòi hỏi sự chuyển đổi từ nền tảng sản xuất công nghiệp hiện nay sang việc phát triển 
và ứng dụng nhiều công nghệ thân thiện với Trái đất hơn 
 phải có sự cân nhắc nhu cầu của mọi loài cũng như quyền được hưởng chất lượng 
cuộc sống và chia sẻ tài nguyên đồng đều giữa các loài; 
 phải hỗ trợ sự công bằng giữa tất cả mọi người để ai cũng có thể cùng  ... 
Công bằng Kinh tế và Xã hội 
 22
Xóa bỏ đói nghèo là một hành động đạo đức, xã hội và mang tính môi trường cấp bách. 
Đảm bảo rằng các hoạt động kinh tế và thể chế ở tất cả mọi cấp bậc khuyến khích phát 
triển mọi người một cách bền vững và công bằng. 
Khẳng định bình đẳng giới và công bằng giới như là điều kiện tiên quyết của sự PTBV và 
đảm bảo quyền được đi học, được chăm sóc sức khỏe và cơ hội kinh tế cho tất cả mọi 
người. 
Bảo vệ quyền của tất cả mọi người, không phân biệt đối với môi trường xã hội và tự 
nhiên, ủng hộ nhân phẩm con người, sức khỏe thể chất, đời sống tinh thần tốt, chú ý đặc 
biệt đến quyền của các dân tộc thiểu số và người bản xứ. 
Dân Chủ, Không bạo lực và Hòa bình 
Đẩy mạnh các thể chế dân chủ ở tất cả các cấp, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm 
trong quản trị nhà nước, sự tham gia đầy đủ của mọi người trong việc đưa ra quyết định, 
và tiếp cận sự công bằng. 
Kết hợp kiến thức, hệ giá trị, và kĩ năng cần thiết cho một cuộc sống bền vững vào giáo 
dục chính quy và việc học tập suốt đời. 
Hãy đối xử một cách tôn trọng và chu đáo với tất cả các sinh vật sống. 
Khuyến khích văn hóa khoan dung, không bạo lực và hòa bình. 
CÁC NGUYÊN TẮC HỖ TRỢ 
Các nguyên tắc hỗ trợ làm rõ ý nghĩa của các nguyên tắc chính và tổng hợp lại nhiều vấn đề do 
nhiều nhóm nêu ra trong quá trình tham vấn xây dựng Hiến chương Trái đất. Tập hợp lại các 
nguyên tắc hỗ trợ này đề ra các chiến lược chính và một kế hoạch hành động nhằm đạt tới 
PTBV. 
SỬ DỤNG HIẾN CHƯƠNG TRÁI ĐẤT 
Sáng kiến Hiến chương Trái đất gợi ý cho cá nhân và nhóm về nhiều cách thức sử dụng. 
Những chiến lược được gợi ý dưới đây có thể áp dụng tại lớp học, trường học, hội giáo viên và 
các tổ chức giáo dục chuyên môn khác: 
 Tìm hiều thêm thông tin về Hiến chương Trái đất thông qua các website 
 Nghiên cứu Hiến chương Trái đất và thảo luận với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp 
 Tham gia một nhóm chia sẻ suy nghĩ về Hiến chương Trái đất và làm thế nào để đưa 
các nguyên tắc của Hiến chương vào hoạt động và áp dụng tại các trường học, cộng 
đồng và nơi làm việc 
 Dùng Hiến chương Trái đất làm tài liệu giáo dục nhằm thúc đẩy lối sống bền vững bằng 
cách tích hợp vào chương trình giảng dạy như một cách thức học về PTBV 
 Dùng Hiến chương Trái đất làm đề tài cho các hội thảo, hội nghị, diễn đàn và hội họp 
 Bắt đầu một chiến dịch tại trường học, trường đại học, hoặc chính quyền địa phương 
nhằm thúc đẩy Hiến chương Trái đất. 
Câu hỏi 8: Hãy trình bày xem các nguyên tắc của Hiến chương Trái đất có thể được áp 
dụng trong trường học, cộng đồng địa phương và quốc gia của bạn như thế nào. 
 23
HOẠT ĐỘNG 6: TỔNG KẾT 
Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này. 
Hoạt động tổng kết mô - đun: Hãy nhìn lại các hoạt động và bài tập của mô - đun để kiểm tra 
xem bạn đã làm xong chưa. Bổ sung và hoàn tất các phần để kết thúc mô - đun. 
Câu hỏi 9: Hãy liệt kê năm chủ đề hoặc vấn đề mà bạn thấy định nghĩa về PTBV cần có. 
Câu hỏi 10: Bây giờ sử dụng năm ý bạn liệt kê trong câu hỏi 1 để viết định nghĩa của 
riêng bạn. 
Câu hỏi 11: Đọc tài liệu thảo luận về khái niệm PTBV. Từ tài liệu này, bạn có thêm ý 
tưởng nào để sửa lại định nghĩa không? 
Câu hỏi 12: Hãy trình bày những cách bạn có thể sử dụng một số tài liệu của chương 
trình CyberSchoolBus của Liên Hiệp Quốc sau đây để giảng dạy về phát triển con người 
bền vững: 
 Trường tiểu học: Pook in the World - một trò chơi phiêu lưu trực tuyến với chủ đề 
giải quyết các vấn đề trên thế giới. 
 Trung học: Các chương trình giảng dạy đói nghèo - một kế hoạch gồm bảy bài 
giảng có thể in ra, với tài liệu phát tay cho học sinh và ghi chú cho giáo viên. 
 24
PTBV – Những vấn đề cơ bản cần giải quyết 
Dân số và Nguồn nhân lực 
 Dân số thế giới đạt 6 tỉ năm 1999 và có thể vượt qua 8 tỉ vào năm 2025. 
 Khu vực dân số tăng nhanh nhất là ở các quốc gia phương Nam, ví dụ: Châu Phi, Châu 
Á và Mỹ La tinh. 
 Mức tiêu thụ tài nguyên trên đầu người khác nhau rõ rệt giữa các quốc gia phương Nam 
và phương Bắc. 
 Hiện trạng sức khỏe, trình độ giáo dục và điều kiện xã hội cũng khác nhau rất nhiều 
giữa các quốc gia phương Nam và phương Bắc. 
An ninh Lương thực 
 Nạn đói hiện nay dường như đang lan rộng bất chấp sản lượng lương thực, thịt và sữa 
tăng nhanh chóng và gấp ba lần kể từ năm 1950. 
 Sự gia tăng sản xuất lương thực là do các phương pháp canh tác mới, bao gồm sử 
dụng nhiều loại hạt giống mới, phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, thuỷ lợi phát triển 
nhưng chi phí đầu vào quá cao so với hầu hết những người nông dân sản xuất nhỏ. 
 Các phương pháp canh tác nông nghiệp mới có tác động bất lợi tới môi trường. 
o Các loại hạt giống mới không có khả năng đề kháng sâu bệnh và đòi hỏi một 
lượng lớn nước và hóa chất. 
o Việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón hóa học dẫn đến ô nhiễm 
nguồn nước lan rộng và hậu quả sinh học của các hóa chất này lên chuỗi thức 
ăn. 
o Thủy lợi cũng đã gây ra kiềm hóa và muối hóa đất. 
 Trợ cấp nông nghiệp ở các nước phương Bắc dẫn tới sản xuất dư thừa. Việc này không 
chỉ sử dụng đất quá mức mà còn ảnh hưởng tới cơ hội cho các quốc gia khác sản xuất 
và bán lương thực. 
 Các khoản nợ quốc tế của nhiều quốc gia ở phương Nam khiến những quốc gia này 
phải sử dụng đất để sản xuất nông sản hàng hoá cho xuất khẩu, từ đó đẩy những người 
nông dân tự cung tự cấp tới các khu vực đất bìa cằn cỗi, góp phần gia tăng suy thoái 
đất. 
Thách thức Đô thị 
 Hơn 50% dân số thế giới sống tại đô thị. 
 Hầu hết các thành phố các quốc gia ở phương Nam có dân số tăng gấp bốn lần trong 
30 năm qua. 
 Áp lực dân số đã dẫn đến cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị không đủ đáp ứng. 
 Vấn đề nghiêm trọng nhất là thất nghiệp, điều kiện nhà ở nghèo nàn và các lo ngại về 
sức khỏe do vấn đề môi trường và xã hội. 
Năng lượng 
 Tới năm 2025, lượng tiêu thụ năng lượng toàn cầu sẽ tăng 40% so với năm 1980. 
 Các nguồn năng lượng được sử dụng nhiều nhất cho sản xuất thương mại và tiêu dùng 
là: 
 25
o Nhiên liệu hóa thạch như dầu và khí đốt; 
o Thủy điện; 
o Năng lượng hạt nhân; và 
o Nhiên liệu sinh khối (gỗ, xác cây trồng và phân). Đa số người dân ở phương 
Nam sống dựa vào nguồn năng lượng này. 
 Năng lượng tái tạo chỉ chiếm 21% trong tổng năng lượng tiêu thụ trên toàn thế giới. 
Năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt và các nguồn năng lượng thay thế, như ethanol, chỉ 
được sử dụng với quy mô nhỏ. 
 Sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch hữu hạn, đã dẫn đến bốn vấn đề lớn: 
o Biến đổi khí hậu diễn ra trên quy mô lớn do khí thải CO2 (Hiệu ứng nhà kính); 
o Ô nhiễm không khí đô thị và quá trình axit hóa là kết quả của việc thải ra sulfur 
dioxide và nitơ khi đốt cháy nhiên liệu; 
o Cạn kiệt các nguồn tài nguyên; và 
o Xung đột quốc tế. 
 Năng lượng hạt nhân cũng gây ra những vấn đề: 
o Rủi ro đối với sức khỏe của người lao động tham gia vào sản xuất và xử lí chất 
thải; 
o Rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng; 
o Nguy cơ xảy ra tai nạn thảm khốc, và 
o Đòi hỏi đảm bảo an ninh rất nghiêm ngặt. 
Công nghiệp 
 Công nghiệp hóa đem lại tăng trưởng kinh tế song cũng dẫn đến sự chuyển dịch của 
dân số từ nông thôn tới thành thị, làm gia tăng ô nhiễm không khí, đất và sông ngòi. 
 Mô hình công nghiệp hóa ở phương Nam hiện nay rập khuôn mô hình ở các nước công 
nghiệp phát triển và bộc lộ những vấn đề xã hội và môi trường tương tự. 
 Các nước đang phát triển không đủ khả năng như các nước công nghiệp phát triển 
trong việc đối phó với các vấn đề như xử lí chất thải độc hại và ô nhiễm công nghiệp, 
bởi vì vấn đề kinh phí, khác biệt về thương mại và công nghệ. 
Các loài và hệ sinh thái 
 Ước tính tổng số các loài sống trên Trái đât là từ năm tới ba mươi triệu loài. 
 Hệ sinh thái đa dạng nhất là rừng nhiệt đới. Ví dụ các khu rừng ở châu Mỹ La tinh có tới 
hơn 1 triệu loài thực vật, động vật, chim và côn trùng. 
 Sự suy thoái nguồn gen đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng tới nền kinh tế toàn cầu 
bởi vì một phần lớn việc sản xuất các loại thuốc và dược phẩm phụ thuộc vào các loài 
tìm thấy trong các khu rừng nhiệt đới. 
Quản lý Tài nguyên chung 
 Các đại dương trên thế giới, Châu Nam Cực và không gian vũ trụ là một phần của “tài 
nguyên toàn cầu" mà tất cả các quốc gia đều phải có trách nhiệm chung. 
 Những vấn đề về môi trường biển như đánh cá quá mức và ô nhiễm biển đang gia tăng 
nhanh chóng. 
 Sản lượng đánh bắt hải sản bền vững từ các ngành cá toàn cầu đã bị quá mức trên 30 
triệu tấn mỗi năm (số liệu FAO). 
 26
 Nguyên nhân ô nhiễm biển bao gồm nước thải đô thị, chất thải và nước thải từ công 
nghiệp và nông nghiệp, sự cố tràn dầu và việc thải chất độc và các rác thải nguy hiểm 
khác. 
 Hệ thống Hiệp ước Nam Cực là khuôn khổ hướng dẫn việc quản lí Nam Cực. Những 
vấn đề lớn mà các quốc gia kí kết Hệ thống Hiệp ước phải đối mặt là lượng rác thải 
ngày càng gia tăng, quy mô khai thác khoáng sản tại Châu Nam Cực, và sự vắng mặt 
của hầu hết các quốc gia trong nhiều quyết định về Nam Cực. 
 Vấn đề ô nhiễm với lượng gia tăng rác thải trong không gian còn chưa được nhìn nhận 
đúng đắn. Cần thiết phải có một hiệp ước quốc tế về vấn đề này. Việc quản lí không 
gian thông qua Hiệp ước không gian năm 1967 chưa được tất cả các quốc gia phê 
chuẩn. 
Xung đột và Suy thoái môi trường 
Suy thoái môi trường gây ra bởi các yếu tố như khai thác đất quá mức, hạn hán và biến đổi khí 
hậu toàn cầu. Suy thoái môi trường dẫn đến tình trạng đói nghèo trầm trọng hơn, từ đó dẫn tới 
bất ổn và xung đột xã hội. 
 Mối đe dọa của chiến tranh hạt nhân cho chúng ta thấy nguy cơ hủy hoại hệ sinh thái 
toàn cầu chưa từng có. 
 Việc chi tiêu quá mức cho quân sự khiến kinh phí không được sử dụng cho những vấn 
đề môi trường cấp bách tại các quốc gia đang phát triển. 
Nguồn: Hiệu chỉnh từ Macleod, H. (1992) Dạy học cho sự phát triển bền vững về sinh thái 
(Teaching for Ecologically Sustainable Development), Queensland Department of Education, 
Brisbane. 
 27
Hướng tới một chiêm nghiệm sâu sắc hơn về PTBV 
Trong vô số các định nghĩa và mô tả về PTBV, cách tốt nhất để hiểu thì đó là một tầm nhìn 
hướng tới hơn là một khái niệm được định nghĩa đầy đủ. Vì thế chúng ta có thể giới hạn khái 
niệm về PTBV như sau: 
 PTBV có lẽ là một nhận thức đạo đức hơn là một khái niệm khoa học, có liên hệ với các 
quan điểm về công bằng cũng như các lí thuyết về cảnh báo toàn cầu. 
 PTBV liên quan đến khoa học tự nhiên và kinh tế học, nhưng trước hết PTBV là vấn đề 
về văn hóa. PTBV kết nối với những giá trị con người trân trọng và với cách thức con 
người nhìn nhận mối quan hệ với người khác. 
 PTBV là một câu trả lời cho đòi hỏi không thể tránh là phải có một cách tiếp cận mới về 
mối quan hệ giữa các dân tộc và một sự hiểu biết mới về môi trường sống - nền tảng và 
nguồn nuôi dưỡng sự tồn tại của con người. 
 PTBV diễn ra khi chúng ta nhìn nhận mối quan hệ giữa nhu cầu của con người và môi 
trường tự nhiên. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa con người và môi trường đòi hỏi chúng ta 
phải từ chối việc theo đuổi bất cứ mục tiêu đơn lẻ nào về phát triển hay môi trường gây 
tổn hại tới khía cạnh còn lại. Môi trường không thể được bảo vệ theo cách khiến một 
nửa của nhân loại sống trong nghèo đói. 
 Liên kết các mối quan tâm về kinh tế, xã hội và môi trường là nội dung chủ chốt của 
PTBV. Để tạo ra những liên kết như vậy đòi hỏi phải có cách tư duy về giáo dục sâu sắc 
hơn và tham vọng hơn. Tư duy này đòi hỏi giữ vững cam kết để phân tích thấu đáo hơn 
trong khi phát huy sức sáng tạo và đột phá. Tóm lại, cần có một hệ thống giá trị và đạo 
đức nhạy cảm với giá trị của bản sắc văn hóa và đối thoại đa văn hóa. 
 Để tránh tình huống khó xử không đáng có, chúng ta phải hiểu PTBV là một mối quan 
hệ mới và lâu bền giữa con người và môi trường sống, nơi mà con người luôn ở vị trí 
hàng đầu. 
Chúng ta cũng có thể hiểu PTBV là gì nếu tư duy ngược lại: 
 PTBV không phải là một lí thuyết mới, hoàn chỉnh về sự tồn tại của con người. Thay vào 
đó, PTBV kêu gọi tư duy tổng hợp, đó là cách suy nghĩ đáp ứng với tính phức tạp của 
các hệ thống thực tế trong cuộc sống hàng ngày. 
 PTBV không phải là một chìa khoá diệu kì, mà là một tầm nhìn mới về tương lai. Một 
mặt, PTBV đòi hỏi các quốc gia ở phương Bắc phải tiến hành những bước đi dứt khoát 
để giải quyết các vấn đề liên quan đến tiêu dùng, sản xuất và tác động của chúng. Mặt 
khác, đòi hỏi các nước đang phát triển phải đẩy mạnh công bằng, giảm nghèo, củng cố 
công lí và dân chủ, áp dung chiến lược phát triển có lợi cho mọi tầng lớp của xã hội, và 
giải quyết các vấn đề môi trường nghiêm trọng hiện nay. 
 PTBV không phải là một phương pháp phân tích mới. Đây là một cách nhìn mới vào 
thực tế. Nó đòi hỏi chúng ta phải loại bỏ bốn đặc trưng phổ biến và quá quắt của đời 
sống đương đại đang đẩy tương lai của thế giới lâm vào nguy hiểm: 
a. Bất bình đẳng, gây ra bởi sự tự tin thái quá trong việc phân phối tiết kiệm và thu 
nhập trong thời gian khủng hoảng; 
b. Bất ổn định, gây ra bởi sự can thiệp quá mức của nhà nước, lạm phát và chính 
sách tiền tệ lỏng lẻo; 
 28
c. Kém hiệu quả, gây ra do các quốc gia chỉ quan tâm đến chính mình, kèm theo 
các biến động thị trường làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới khu vực nông thôn; và 
cuối cùng, 
d. Sự loại trừ và bất bình đẳng đang thể hiện rõ ràng và bị nhìn nhận một cách sai 
lầm là không thể tránh khỏi. 
 PTBV không phải là kết quả cuối cùng mà là một cách để kiểm soát các kịch bản có thể 
xảy ra trong tương lai và để đẩy mạnh phương pháp tiếp cận mới với đối thoại xã hội. 
PTBV là tìm kiếm những cách thức để thúc đẩy sự cân bằng mới, những ưu tiên mới, 
lựa chọn mới và các khả năng, trong khi vẫn duy trì sự hòa hợp của mọi yếu tố. 
 Ý tưởng PTBV không mang lại điều gì mới. Đây là một lời mời thiện chí trong việc thúc 
đẩy sự hài hòa, phòng ngừa và kiểm soát rủi ro. PTBV góp phần tạo ra một sức mạnh 
tổng hợp mới giữa các nhân tố xã hội và tạo ra những chiến lược thúc đẩy quản trị hiệu 
quả và minh bạch hơn. 
 PTBV không phải là một phương pháp mới trong phân chia xã hội thành các khu vực. 
PTBV phản ánh và thúc đẩy một cuộc tìm kiếm sự thống nhất, sự tôn trọng đa văn hóa, 
tiếp nhận sự đa dạng và các đáp ứng kết hợp cho những vấn đề phức tạp chúng ta phải 
đối mặt. 
 PTBV không có ý xác nhận về một mô hình kinh tế tân tự do mà đề xuất về: (a) một thế 
giới đoàn kết mà kèm theo là những thay đổi sâu sắc trong các hệ thống kinh tế hiện tại, 
và (b) bảo đảm thực thi các nguyên tắc dân chủ. 
 PTBV không phải là tầm nhìn không tưởng mới. Mà lời kêu gọi PTBV là một tiếng 
chuông cảnh báo cho sự thiếu tôn trọng các giá trị nhân văn trong cuộc sống hàng ngày. 
 PTBV không phải là sự trừu tượng. PTBV bắt nguồn từ ý thức chung và đem lại giá trị 
cho những gì là cần thiết, và từ đó PTBV trở thành một cách sống mới. 
 Cam kết PTBV không phải là một cuộc tìm kiếm những mô hình chính phủ mới mà ở đó 
thiểu số nắm quyền lực và thực thi theo những cách thức không tôn trọng vấn đề an 
ninh con người, tự do và tự chủ. 
Nguồn: López Ospina, G. (2000) Education for Sustainable Development: A Local and 
International Challenge, Prospects, vol. XXX, no. 1. 
Toàn bộ bài viết có sẵn trên trang web của UNESCO. 

File đính kèm:

  • pdfmodun_hieu_ve_phat_trien_ben_vung.pdf